dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Xây dựng học liệu số theo mô hình lớp học đảo ngược hướng tới chương trình mới 2018 nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh

SKKN Xây dựng học liệu số theo mô hình lớp học đảo ngược hướng tới chương trình mới 2018 nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trong giảng dạy hoá học lớp 10

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIÊN
Cuộc sống hiện đại ngày nay đòi hỏi con người phải năng động, phải tăng cường sự
tự học tự tìm tòi khám phá, có như vậy chúng ta mới bắt kịp tri thức hiện đại, đáp
ứng được kĩ năng làm việc. Nhưng đa phần học sinh ngày càng thụ động, ít có tính
tự học, ít chịu tìm tòi nghiên cứu. Chỉ một lượng rất ít học sinh đào sâu suy nghĩ mở
rộng vấn đề.
Các môn học nói chung và môn hoá nói riêng lượng kiến thức cần truyền đạt cho
học sinh là khá lớn trong khi đó thời lượng giảng dạy trên lớp là hạn hẹp.
Đặc biệt là đôi lúc tình hình dịch bệnh như Covid 19 có thể học sinh phải nghỉ học
một thời gian để đảm bảo phòng chống dịch có hiệu quả thì việc tự học lại càng trở
nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Học sinh nơi trường tôi giảng dạy đa phần có thoại hoặc máy tính hoặc ti vi có kết
nối internet nên có thể tiếp cận khá tốt các học liệu số.
Chính vì vậy tôi mạnh dạn tìm hiểu áp dụng hệ thống tài liệu số hóa vào mô hình
lớp học đảo ngược để tăng cường khả năng tự học cho các em.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP

  1. Mô tả giải pháp trước khi có sáng kiến
  • Việc học sinh chuẩn bị bài học trước khi lên lớp là rất hạn chế, thực tế nếu có thì
    làm cho chiếu lệ và nếu có làm thì cũng không biết phải chuẩn bị như thế nào, tìm
    hiểu kiến thức ra sao.
  • Trong thời lượng môn hoá học 2 tiết 1 tuần để học sinh nắm kiến thức cả giáo viên
    và học sinh đều mệt mỏi, gồng mình và gần như giáo viên đa phần là truyền thụ kiến
    thức.
  • Hầu như các tiết nghiên cứu trên lớp chủ yếu là cung cấp ở mức độ biết thông hiểu
    và một phần là vận dụng còn tìm tòi mở rộng thì về nhà các em nghiên cứu sau.
    Chính vì thế mà đào sâu gốc rễ kiến thức, để đạt đến mức độ cao hơn của nhận thức
    học sinh phải nỗ lực học tập và nghiên cứu ở nhà, đó chính là một trở ngại lớn cho
    đa số các em.
  1. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
    Để thúc đầy sự chủ động, tích cực tự học từ đó tiến nhanh hơn đến các cấp độ cao
    trong tư duy đồng thời hướng tới áp dụng hiệu quả chương trình 2018 tôi quyết định
    chọn đề tài:
    “ Xây dựng học liệu số theo mô hình lớp học đảo ngược hướng tới chương trình
    mới 2018 nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trong giảng dạy hoá học
    lớp 10”
    2.1. Mô tả ngắn gọn về lớp học đảo ngược
    4
    Lớp học đảo ngược (Flipped classroom) là một phương pháp đào tạo mới trong đó
    cung cấp nội dung học tập cho người học học tập trước khi vào lớp. Ý tưởng và mô
    hình lớp học đảo ngược hình thành tại Mỹ từ những năm 1990.
    1) Mô hình lớp học đảo ngược
    Trước giờ lên lớp
  • Giáo viên: định hướng kiến thức cho học sinh: cung cấp video, tài liệu, bài giảng
    được đưa trước (Những video giáo dục trực tuyến được thiết kế để truyền tải nội dung
    tập trung vào lý thuyết)
  • Học sinh : tìm hiểu kĩ lí thuyết tự học kiến thức mới này và làm bài tập mức thấp ở
    nhà.
    Trong giờ lên lớp
    Tại lớp giáo viên tổ chức các hoạt động để học sinh tương tác và chia sẻ lẫn nhau, thảo
    luận, thuyết trình, phản biện các vấn đề đã tìm hiểu sau đó mở rộng kiến thức . Học
    sinh cùng giáo viên và bạn bè để đạt tiếp ba mức độ cao hơn là phân tích, đánh giá,
    sáng tạo.
    Sau giờ lên lớp
  • Giáo viên: giao nhiệm vụ cho học sinh để củng cố và áp dụng sâu hơn về vấn đề đã
    học
  • Học sinh: Thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên giao và tự hoàn thiện hơn về kiến
    thức
    2) So sánh mô hình lớp học đảo ngược với mô hình truyền thống
    a, Ưu điểm
    Với học sinh
  • Sử dụng hiệu quả thời gian học tập tại nhà và trên lớp học.Giờ học trên lớp học
    sinh sẽ tham gia các hoạt động học tập không những giúp các em củng cố kiến
    thức ở mức độ biết thông hiểu một cách sâu sắc mà quan trọng hơn cả là giành
    thời gian nhiều hơn để khám phá các vấn đề khó, các chủ đề sâu hơn.
  • Học sinh sẽ chủ động trong việc tìm hiểu, nghiên cứu lý thuyết hơn, các em có
    thể tiếp cận video bất kỳ lúc nào, có thể dừng bài giảng lại, ghi chú và xem lại
    nếu cần (điều này là không thể nếu nghe giáo viên giảng dạy trên lớp). Điều này
    giúp việc học tập hiệu quả hơn, giúp người học tự tin hơn.
  • Giúp các em nâng cao khả năng làm chủ các kỹ năng thông qua bài tập thực
    hành và thảo luận cộng tác. Từ đó giúp các em phát huy tính tính chủ động trong
    việc tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề…
    5
  • Giúp nâng cao năng lực phát hiện – giải quyết vấn đề và rèn luyện các kỹ năng
    cho người học (kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, thuyết trình, đọc, nghiên
    cứu tài liệu,…)
    Với giáo viên
  • Khai thác thế mạnh mô hình, tăng cường khả năng sử dụng công nghệ
  • Tăng cường thời gian giao tiếp với người học
    b, Nhược điểm
  • Học sinh cần phải có tính tự giác cao nếu không chuẩn bị trước ở nhà nghiên
    cứu bài học sẽ hơi vất vả theo các bạn vào buổi sau.
  • Tốn nhiều thời gian chuẩn bị của giáo viên.
    c, Bảng so sánh lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược trên thang đo cấp độ
    tư duy của Bloom.
    2.2. Mô tả ngắn gọn về học liệu số xây dựng
    Học liệu số là : Sách giáo khoa điện tử, tài liệu tham khảo điện tử, bài kiểm tra đánh
    giá điện tử, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các tệp/file âm thanh, hình ảnh, video, bài
    giảng điện tử, thí nghiệm ảo…
    1) Video bài giảng: thiết kế bài giảng dưới dạng video có cả lời giảng hướng dẫn
    2) Bảng kiểm (checklist): là một danh sách ghi lại các tiêu chí về các hành vi đặc
    điểm mong đợi) có được biểu hiện hoặc thực hiện hay không
    Trong dạy học hoá học sử dụng bảng kiểm để đánh giá các hành vi hoặc các sản
    phẩm mà học sinh thực hiện nhử: các thao tác thí nghiệm, kĩ năng tự học, kĩ năng
    giao tiếp và hợp tác, các sản phẩm học tập(sơ đồ, bảng biểu, bài trình chiếu, bài
    thuyết trình, đóng vai, bài luận, các mô hình, vật thể…)
    Sử dụng để giáo viên đánh giá, học sinh tự đánh giá / đánh giá đồng đẳng
    6
    3) Bài tập: trắc nghiệm hoặc tự luận, đóng/ mở, thực tiễn, thực nghiệm, biết hiểu,
    vận dụng…
    4) Bảng hỏi ngắn: Bảng hỏi là một tập hợp gồm nhiều câu hỏi được sắp xếp theo một
    trật tự dựa trên những nguyên tắc logic, tâm lý và nội dung đề ra. Với sự giúp đỡ của
    bảng hỏi ta có thể thu nhập được thông tin đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
    Thường dùng với thời gian ngắn, khi bắt đầu, kết thúc một hoạt động học tập hoặc
    một bài học. Dùng để kiểm tra nhanh kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, những kiến
    thức quan trọng ấn tượng hoặc băng khoăn thắc mắc của học sinh
    5) Bài kiểm tra: là một công cụ đánh giá học sinh thường sử dụng các loại câu hỏi tự
    luận hoặc trăc nghiệm khách quan. Học sinh thường làm trên giấy hoặc có thể trên
    máy tinh hoặc làm trực tiêp hoặc trả lời vấn đáp
    6) Infographic là từ ghép của “Information” và “graphic”. Theo Wikipedia,
    “Infographic là đồ họa thông tin. Nó được biểu diễn trực quan bằng hình ảnh của thông
    tin, dữ liệu hoặc kiến thức nhằm trình bày thông tin phức tạp một cách nhanh chóng
    và rõ ràng”. Thuật ngữ “infographic” tức là “đồ họa thông tin”, được hiểu là phương
    thức sử dụng hình ảnh đồ họa để mô tả thông tin, kiến thức, dữ liệu,… Mục tiêu của
    infographic là giúp khối dữ liệu khổng lồ, rối rắm trở nên rõ ràng, sống động và hấp
    dẫn hơn bằng cách chọn lọc và diễn giải chúng thành các biểu đồ, hình ảnh… theo
    chủ đề riêng biệt. Như vậy, infographic có thể hiểu đơn giản là thiết kế đồ họa thông
    tin, cụ thể chính là dạng thức thể hiện các thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức phức tạp
    bằng những hình ảnh trực quan, sinh động
    2.3. Xây dựng học liệu số áp dụng cho mô hình lớp học đảo ngược cho một số bài
    học
    2.3.1. Định hướng và mục đích sử dụng 7 học liệu số trong các bài học cụ thể
  1. Video bài giảng và phiếu hướng dẫn tự học: được sử dụng để học sinh tự học,
    hình thành kiến thức mới ở nhà. Video bài giảng thiết kế dưới dạng bài thuyết
    trình tương tự hình thức dạy học trên truyền hình. Còn phiếu hướng dẫn thiết kế để
    học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức. Tùy theo đối tượng HS và điều kiện cơ sở
    vật chất mà GV có thể sử dụng 1 trong 2 hình thức này để yêu cầu học sinh tự học
    ở nhà. Video bài giảng và phiếu hướng dẫn cũng cấp/yêu cầu học sinh tìm tòi kiến
    thức ở mức độ biết và hiểu.
  2. Bảng kiểm: là công cụ giúp học sinh tự đánh giá mức độ đạt được kiến thức của
    bài học. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sử dụng bảng kiểm tự đánh giá, và
    xem lại những nội dung chưa đạt được.
  3. Bài kiểm tra và bảng hỏi ngắn: sử dụng để giáo viên đánh giá kết quả tự học ở
    nhà của học sinh khi tổ chức học trên lớp. Từ đó giáo viên bổ sung, chuẩn hóa
    7
    kiến thức cho học sinh. Cũng có thể sử dụng các công cụ này đề đánh giá cuối bài
    học.
  4. Hệ thống bài tập: với các mức độ khác nhau, đa dạng về hình thức, loại bài tập.
    giáo viên có thể sử dụng để tổ chức các hoạt động luyện tập, vận dụng ở trên lớp.
  5. Infographic dùng để tổng hợp kiến thức toàn bài, giáo viên có thể sử dụng
    infographic để tổng kết kiến thức cho học sinh ở trên lớp hoặc dùng làm một tài
    liệu để học sinh tự học, luyện tập.
    2.3.2. Xây dựng học liệu số cho một số bài học
    Tôi xây dựng học liệu số theo các bài học tiếp cận chương trình mới và áp dụng
    giảng dạy trong năm học. Sau đó tham khảo sách cánh diều của nhà xuất bản đại
    học sư phạm tôi đã hoàn thành đầy đủ nội dung sáng kiến này hơn.
    Dưới đây là học liệu số của một số bài học lớp 10 mà tôi biên soạn trong chương
    trình hóa học 2018.
    Bài . THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
    1, Mục tiêu
    a. Kiến thức
  • Học sinh biết:
  • Cấu tạo của nguyên tử. Các hạt cấu tạo nên lớp vỏ và hạt nhân.
  • Khối lượng, điện tích của các hạt cơ bản e, p, n
  • Kích thước nguyên tử rất nhỏ bé, kích thước của hạt nhân rất nhỏ so với kích
    thước nguyên tử
  • Các thí nghiệm tìm ra các loại hạt cấu tạo nguyên tử
  • Học sinh hiểu
  • Nguyên tử vì sao trung hòa về điện
  • Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân
  • ý nghĩa việc tìm ra cấu tạo thành phần nguyên tử
  • Học sinh vận dụng: Làm các bài tập về nguyên tử
    b. Kĩ năng
  • Từ các thí nghiệm được viết trong sách giáo khoa, video tự học theo sự hướng dẫn
    của giáo viên học sinh biết nhận xét để rút ra được kết luận về thành phần cấu tạo
    nguyên tử, hạt nhân nguyên tử
  • Kĩ năng giải các bài tập qui định có liên quan tới kiến thức nguyên tử , biết sử
    dụng các đơn vị đo lường như u(amu)
    c. Thái độ
    Say mê tìm hiểu khoa học, nghiêm túc trong công việc, ý thức tự học, tự tìm hiểu
    d. Phát triển năng lực
    8
  • Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: học sinh có khả năng sử dụng các thuật
    ngữ hóa học như electron, neutron, proton, nguyên tử, đơn vị khối lượng nguyên
    tử amu, đơn vị điện tích C…
  • Năng lực nghiên cứu bài học, tự theo hướng dẫn của thầy cô tìm hiểu kiến thức
    về nguyên tử
  • Năng lực tính toán: tính toán khối lượn nguyên tử, tìm số hạt…
  • Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
  • Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống: hiểu được ý nghĩa của việc
    tìm thành phần cấu tạo nguyên tử tới cuộc sống hiện đại như công nghiệp năng
    lượng điện, năng lượng hạt nhân, ứng dụng trong thiết bị điện tử…
    2, Các học liệu số
    VIDEO
    PHIẾU HƯỚNG DẪN TỰ HỌC BÀI NGUYÊN TỬ
    1) Dựa vào kiến thức đã học ở lớp dưới và đọc sách giáo khoa hãy cho biết nguyên
    tử có cấu tạo như thế nào? Bao gồm loại hạt nào nêu đặc điểm của từng loại hạt về kí
    hiệu, điện tích, khối lượng? Ghi lại các thông tin vào bảng sau:

Cấu tạo
nguyên
tử
………
………
………
… ….
Hạt tạo nên
:…..
Hạt tạo
nên….
m=…………..
q= …………..
Hạt
….
m=…………
q= …………
Hạt
….
m=………
q=
……………
Kích thước:……………………………
Đặc điểm nguyên tử
Điện tích ………………………………..
Khối lượng:…………………………

9
2) Xem video thí nghiệm tìm ra electron và hạt nhân nguyên tử rồi trả lời các
câu hỏi sau
a. Thí nghiệm tìm ra electron https://youtu.be/vXOeehVTcRA
Thí nghiệm Thomson

  • Khi không có tác dụng của điện trường tia âm cực truyền như thế nào?
    ………………………………………………………………………………………
    …………………….
  • Khi đặt một chong chóng nhẹ trên đường đi của tia âm cực thì hiện tượng gì xảy
    ra? Điều đó chứng tỏ gì?
    ………………………………………………………………………………………
    …………………….
  • Khi cho tia âm cực đi vào giữa hai bản điện tích trái dấu tia âm cực lệch về phía
    nào? Hiện tượng này chứng tỏ tia âm cực mang điện tích gì?
    ………………………………………………………………………………………
    …………………….
    b. Thí nghiệm tìm ra hạt nhân nguyên tử https://youtu.be/sw86BLA20M4
    Mô hình thí nghiệm khám phá ra hạt nhân nguyên tử :Rơ-dơ-pho
    (E.Rutheford)
  • Khi cho các hạt α( các hạt He) bắn phá một lá vàng mỏng và dùng màn huỳnh
    quang đặt sau lá vàng thì đường đi của hạt α thế nào ?
    ………………………………………………………………………………………
    …………………
  • Đa số các hạt α truyền thẳng chứng tỏ nguyên tử có đặc điểm gì?
    ………………………………………………………………………………………
    …………………
  • Một số hạt α bị lệch hoặc bật trở lại điều đó chứng tỏ gì?
    ………………………………………………………………………………………
    ……………………
    3) Nguyên tử trung hoà về điện từ đó so sánh số lượng hạt p và e ?
    Đơn vị khối lượng nguyên tử: …………………………………………
    Đơn vị điện tích các hạt cơ bản:………………………………………..
    10
    ………………………………………………………………………………………
    ………………………………………………………………………………………
    ……
    4) Tính tỉ lệ khối lượng hạt e và hạt p, n. So sánh khối lượng của hạt e so với hạt p,
    n. Từ đó cho biết khối lượng nguyên tử tập trung ở đâu?
    ………………………………………………………………………………………
    ………………………………………………………………………………………
    ……
    BẢNG KIỂM
    Sau khi tự học bài nguyên tử qua video bài giảng, sách giáo khoa và phiếu hướng
    dẫn tự học em hãy rà soát từng câu hỏi dưới đây và đánh dấu X vào ô “Có” nếu như
    em thấy chắc chắn trả lời được và ô “ Không” nếu như em không trả lời được hoặc
    em chưa chắc chắn.
    STT Yêu cầu cần thực hiện được Có Không
    1 Có nêu được cấu tạo nguyên tử gồm mấy thành phần ?
    2 Có nêu được các loại hạt cấu tạo nên từng thành phần
    nguyên tử?
    3 Có nêu được khối lượng theo đơn vị u (amu), điện tích
    từng loại hạt cấu tạo nên nguyên tử?
    4 Có giải thích được vì sao nguyên tử trung hoà về điện?
  1. Có nêu được đặc điểm nguyên tử về kích thước và mô
    hình đặc hay rỗng?
  2. Có trả lời được câu hỏi khối lượng nguyên tử tập trung
    ở đâu và giải thích?
    7 Nếu cho số hạt p của nguyên tử có suy ra được số hạt e
    nguyên tử và ngược lại không?
  3. Nếu cho số hạt mỗi loại của 1 nguyên tử có tính được
    khối lượng nguyên tử không?
    9 Nêu được mối liên hệ số lượng hạt p và n trong một
    nguyên tử bền?
  4. Có so sánh được kích thước của hạt nhân so với
    11
    nguyên tử?
    BẢNG HỎI NGẮN
    STT Câu hỏi Câu trả lời
    1 Nguyên tử gồm mấy thành phần và các loại
    hạt cấu tạo nên từng thành phần ?
    2 Nêu điện tích, khối lượng(theo đơn vị u) của
    từng loại hạt cấu tạo nên nguyên tử?
    3 Nguyên tử có đặc điểm như thế nào về kích
    thước, điện tích? Khối lượng nguyên tử tập
    trung ở đâu?
    4 Nêu mối liên hệ số hạt p và hạt e trong
    nguyên tử? Liên hệ số hạt n và p trong
    nguyên tử bền?
    5 So sánh kích thước của hạt nhân với kích
    thước nguyên tử?
    6 Cho nguyên tử X có 8 proton hỏi X có bao
    nhiêu hạt electron?
    7 Tổng số hạt cơ bản p, n, e trong nguyên tử
    nguyên tố X là 34. Số hạt p ít hơn số hạt n là
  5. Xác định số hạt e có trong nguyên tử.
    8 Một nguyên tử Y có số hạt notron là 4 hỏi
    nó có số hạt proton, electron là bao nhiêu?
    9 Nguyên tử Aluminium (Al) có 13 proton, 14
    nơtron và 13 electron. Tính khối lượng
    nguyên tử theo u?
    10 Nguyên tử nào chỉ được tạo nên bởi
    p(proton) và e(electron), không có
    n(neutron)?
    HỆ THỐNG BÀI TẬP
    I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
    Câu 1: Trong nguyên tử, hạt mang điện là
    12
    A. electron. B. electron và nơtron. C. proton và nơton. D. proton và
    electron.
    Câu 2: Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn
    lại ?
    A. proton. B. nơtron. C. electron. D. nơtron và electron
    Câu 3: Khi các nguyên tử tiến lại gần nhau để hình thành lên liên kết hóa học sự tiếp
    xúc đầu tiên giữa hai nguyên tử xảy ra giữa
    A.Lớp vỏ với lớp vỏ B.Lớp vỏ với hạt nhân
    C.Hạt nhân với hạt nhân D. Electron với neutron
    Câu 4: Cho một nguyên tử X có 11p và 12n. Khối lượng nguyên tử tính theo amu là
    A. 23.00605amu B.23amu C.24amuD. 2,00715amu
    Câu 5: Tổng số electron (e), proton(p) và neutron(n) trong một phân tử Na2O là bao
    nhiêu? Biết trong phân tử này nguyên tử Na chỉ tạo ra từ 11 proton(p) và 12 eletron,
    nguyên tử O có 8 netron(n) và 8 proton(p)
    A. 92 B. 39 C.58 D.32
    Câu 6 Cho nguyên tử X có tổng số hạt là 34, trong đó tổng số hạt mang điện gấp
    1,8333 lần số hạt không mang điện. X có số electron là
    A. 12 B. 3 C. 13 D. 11
    Câu 7. Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của nguyên tố X là 40. X có số hạt mang
    điện dương là
    A. 11 B. 13 C. 15 D. 14
    Câu 8: Tổng số hạt proton, notron và electron trong 2 nguyên tử A và B là 142, trong
    đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang
    điện của nguyên tử B nhiều hơn của A là 12. A, B lần lượt có số proton là
    A. 19, 55. B. 24, 30. C. 11, 17. D. 20, 26.
    Câu 9. Oxit Y có công thức là X2O. Tổng số hạt cơ bản trong Y là 92, trong đó tổng
    số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. Biết O có 8p, 8n. Số proton
    của X là
    A. 47 B. 19 C. 3 D. 11
    Câu 10. Cho các phát biểu sau
    1) Nguyên tử trung hòa về điện, khối lượng nguyên tử tập trung hầu như ở hạt
    nhân
    2) Tất cả các nguyên tử đều được tạo nên bởi ba loại hạt cơ bản là e, p, n
    3) Trong một nguyên tử tổng số hạt neutron(n) luôn bằng số proton(p)
    4) Kích thước của nguyên tử gấp khoảng 104 – 105 kích thước của nguyên tử
    13
    5) Nguyên tử gồm có hạt nhân mang điện dương và lớp vỏ e mang điện âm
    Số phát biểu đúng là
    A. 1 B. 3 C.2 D.4
    Bài tập tự luận
    Câu 1. Vẽ mô hình nguyên tử He có 2n (neutron) và 2e (electron).
    Câu 2. Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử bền của một nguyên tố X là 58, số hạt
    không mang điện ít hơn số hạt mang điện là 18 hạt. Xác định từng loại hạt trong X?
    Câu 3. Nguyên tử X có tổng số hạt là 58. Trong đó, số hạt không mang điện bằng
    20/19 lần số hạt mang điện dương. Xác định số hạt p, n,e và tính khối lượng nguyên
    tử theo u, g?
    Câu 4. Tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử của nguyên tố X là 13. Xác định từng loại
    hạt trong nguyên tử? Tính khối lượng nguyên tử theo đơn vị u(amu)
    Câu 5. Tổng số hạt cơ bản trong phân tử M2X là 140, trong đó tổng số hạt mang điện
    nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số hạt mang điện trong nguyên tử M nhiều
    hơn trong nguyên tử X là 22. Xác định công thức phân tử của M2X ?
    ĐS. K2O
    Câu 6. Hợp chất vô cơ X có công thức phân tử là AB2. Tổng số hạt trong phân tử X
    là 66, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số hạt
    trong hạt nhân của B nhiều hơn của A là 4. Số hạt trong B nhiều hơn số hạt trong A là
    6 hạt. Xác định công thức phân tử của X.
    ĐS: CO2
    Câu 7. Các đám mây gây hiện tượng sấm sét tạo nên bởi những hạt nước nhỏ li ti
    mang điện tích. Một phép đo thực nghiệm cho thấy, một giọt nước có đường kính
    50 μm, mang một lượng điện tích âm là – 3.33.10-17 C. Hãy cho biết điện tích âm của
    giọt nước trên tương đương với điện tích của bao nhiêu electron.
    Câu 8. Trong 1g Al có bao nhiêu hạt nguyên tử Al? Có bao nhiêu proton? Bao nhiêu
    neutron? Bao nhiêu electron?
    Giả sử 1g Al chỉ chứa nguyên tử Al mà mỗi nguyên tử có tổng số hạt cơ bản là 40,
    tổng số hạt mang điện dương ít hơn số hạt không mang điện là 1.
    Câu 9. Nếu tưởng tượng kích thước nguyên tử to như một căn phòng kích thước ( 10
    x 10 x 10 )m thì hạt nhân có thể so sánh với vật nào sau đây: hạt cát nhỏ (0.05 – 0.25
    mm), hạt bụi (0.005- 0.01mm), hạt đá cuội (64-256mm).
    Câu 10. Khối lượng riêng của canxi kim loại là 1,55 g/cm3
    . Giả thiết rằng, trong tinh
    thể canxi các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại
    là khe rỗng. Bán kính nguyên tử canxi tính theo lí thuyết là bao nhiêu nm?
    ĐS: 0,196nm
    14
    Câu 11. Việc tìm ra thành phần cấu tạo nguyên tử có ảnh hưởng như thế nào tới
    cuộc sống của con người?
    Sao neutron là một dạng trong một số khả năng kết thúc của quá trình tiến hóa sao.
    Sao neutron được hình thành khi một ngôi sao lớn hết nhiên liệu và sụp đổ. Các ngôi
    sao neutron trong vũ trụ được cấu tạo chủ yếu từ các hạt neutron. Giả sử bán kính
    của neutron là khoảng 1,0.10-13 cm.
    a) Tính khối lượng riêng của neutron, coi neutron có dạng hình cầu.
    b) Giả sử một ngôi sao neutron có cùng khối lượng riêng với neutron, hãy tính khối
    lượng (theo kg) của một mảnh ngôi sao neutron có kích thước bằng một hạt cát hình
    cầu với bán kính 0,1 mm.
    Câu 12. Vào những ngày hanh khô, cơ thể chúng ta có thể tích tự điện khi đi bộ trên
    một số loại thảm hoặc khi chải tóc. Giả sử cơ thể chúng ta tích một lượng điện tích là
    -10 μC (micrôculông).
    a) Hãy cho biết trong trường hợp này, cơ thể chúng ta đã nhận thêm hay mất đi
    electron.
    b) Tổng khối lượng của các electron mà cơ thể đã nhận thêm hoặc mất đi là bao
    nhiêu kilôgam? Cho khối lượng của 1 electron là 9,1.10-31 kg. biết rằng 1 μC = 10-6
    C.
    BÀI KIỂM TRA NHANH
    Câu 1. Các hạt cấu tạo nên hạt nhân hầu hết các nguyên tử là
    A. electron và proton B. proton và neutron
    C. neutron và electron D. electron, protron và neutron
    Câu 2. Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là
    A. electron và proton B. proton và neutron
    C. neutron và electron D. electron, protron và neutron
    Câu 3. Nguyên tử có đường kính lớn gấp khoảng 10000 lần đường kính hạt nhân. Nếu
    ta phóng đại hạt nhân lên thành một quả bóng có đường kính lên 6cm thì đường kính
    nguyên tử là
    A.200m B. 300m C. 600m D.1200m
    Câu 4: Trong nguyên tử, hạt không mang điện là
    A. proton B. nơtron C. Electron D. nơtron và
    electron
    Câu 5: Tổng số nguyên tử trong 0,01 mol phân tử NH4NO3 là
    15
    A. 5,418.1021 B. 5,418.1022 C. 6,023.1022 D. 4,125.1021
    Câu 6 Trong nguyên tử X có 36 hạt trong đó hạt mang điện gấp đôi hạt không mang
    điện .Số proton của nguyên tử X lần lượt là :
    A. 10 B. 12 C. 15 D. 24
    Câu 7. Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 37. Số proton của X

    A.4 B. 11 C. 12 D. 13
    Câu 8: Tổng số hạt cơ bản của phân tử MCl2 là 164, trong đó tổng số hạt mang điện
    hơn số hạt không mang điện là 52. Cl có số p là 17, số n là 18. M có số proton là
    A. 20 B. 12 C. 29 D. 65
    Câu 9. Phát biểu nào sau đây sai
    A. Nguyên tử trung hòa về điện
    B. Nguyên tử bao gồm hạt nhân và lớp vỏ e
    C. Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân
    D. Hạt nhân nguyên tử không mang điện
    Câu 10. Hiệu hai loại hạt trong hạt nhân nguyên tử X là 1. Tổng số hạt cơ bản trong X
    là 40. Khối lượng của nguyên tử tính theo đơn vị kg là
    A. 4,5203.10-26 B. 3,9.10-26 C. 5,4203.10-26 D. 5,403.10-23
    INFOGRAPHIC
    16
    Bài 5. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
    1, Mục tiêu
    a, Kiến thức
    Học sinh:
    +Biết được khái niệm về nguyên tố hóa học, số hiệu nguyên tử, số khối và kí hiệu
    nguyên tử
    +Hiểu được khái niệm đồng vị và nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình, mối liên
    hệ điện tích hạt nhân với số hạt p và hạt e
  • Vận dụng tính toán các bài tập tìm nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình
    b, Kĩ năng
    Rèn kĩ năng tính số hạt, viết kí hiệu nguyên tử, tính nguyên tử khối trung bình dựa vào
    phần trăm số hạt đồng vị
    c, Thái độ
    Nghiêm túc trong học tập, tinh thần tự học tự nghiên cứu, tìm tòi khám phá
    d, Phát triển năng lực
  • Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: học sinh có khả năng sử dụng các thuật
    ngữ hóa học như nguyên tố hóa học, đồng vị, nguyên tử khối trung bình, nguyên
    tử khối, số hiệu nguyên tử, số khối.
  • Năng lực nghiên cứu bài học, tự theo hướng dẫn của thầy cô tìm hiểu kiến thức
    về nguyên tố hóa học, nguyên tử khối…
  • Năng lực tính toán: tính toán số hạt, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung
    bình….
  • Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
    2, Học liệu số
    VIDEO
    PHIẾU HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC BÀI HỌC NGUYÊN TỐ HÓA
    HỌC
    Nghiên cứu sách giáo khoa, video hướng dẫn và các tài liệu tham khảo khác hãy
    trả lời các câu hỏi sa

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: 

Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay