dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

TOP 10 những lỗi chính tả thường gặp

TOP 10 những lỗi chính tả thường gặp

Khi viết bài, lỗi chính tả ngoài những lỗi về từ ngữ còn có cả những lỗi về cách trình bày, dấu câu. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu TOP 10 những lỗi chính tả thường gặp. Để nắm được đầy đủ nhất, bạn có thể tham khảo Một số quy tắc chính tả thường gặp.

Xem thêm 10 cách viết content thu hút giúp bạn kiếm tiền từ blog dễ nhất.

TOP 10 những lỗi chính tả thường gặp 1

1. Những lỗi chính tả thường gặp về dấu câu và cách trình bày

Các dấu dùng để kết thúc câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu ba chấm) phải viết DÍNH LIỀN với chữ cuối cùng của câu.

Ví dụ cách viết đúng:

Hôm nay là thứ mấy? (dấu chấm hỏi viết sát chữ y)

Ví dụ cách viết sai:

Hôm nay là thứ mấy ? (dấu chấm hỏi viết cách chữ y một khoảng trắng)

Các dấu dùng để ngăn cách giữa câu như dấu phẩy, dấu chấm phẩy và dấu hai chấm phải DÍNH LIỀN với vế trước của câu và CÁCH vế sau của câu một khoảng trắng.

Ví dụ cách viết đúng:

Đây là vế trước, còn đây là vế sau.

Ví dụ cách viết sai:

Đây là vế trước , còn đây là vế sau.

Dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép phải DÍNH LIỀN với phần văn bản mà nó bao bọc.

Ví dụ cách viết đúng:

Hắn nhìn tôi và nói “Chuyện này không liên quan đến anh!”

Ví dụ cách viết sai:

Hắn nhìn tôi và nói “ Chuyện này không liên quan đến anh! ”

2. Những lỗi chính tả thường gặp

TOP 10 những lỗi chính tả thường gặp 2

Đa số, mình thấy các bạn thường gặp những lỗi chính tả sau đây:

1. Lên – nên

  • Lên được dùng khi chỉ một hành động, một sự thay đổi, phát triển. Ví dụ: Lớn lên, cao lên, đi lên phía trước,…
  • Nên được dùng khi chỉ kết quả, suy luận. Ví dụ: Cho nên, vậy nên,… Trời mưa nên đường trơn.

2. Giành – dành

  • Giành được dùng để chỉ sự tranh giành, giành giật.
  • Dành được dùng để chỉ sự gom góp, tiết kiệm như: để dành, dành dụm.

3. Rời – dời

  • Rời được dùng khi chỉ một sự di chuyển mà chính chủ thể thực hiện. Ví dụ: Anh ấy đã rời khỏi ngôi nhà đó.
  • Dời được dùng để chỉ sự di chuyển mà người khác/ vật khác áp đặt lên chủ thể bị di chuyển. Ví dụ: Chiếc giường đã được anh ấy dời khỏi căn phòng đó.

4. Truyện – chuyện

Chuyện là thứ được kể bằng miệng. Truyện là chuyện được viết ra và được đọc. Ví dụ: chuyện cổ tích được kể dựa theo trí nhớ nhưng khi chuyện cổ tích được in vào sách thì nội dung được in đó gọi là truyện cổ tích. Và nếu có người đọc cuốn sách đó thì người đó đang đọc truyện cổ tích.

  • Truyện được dùng trong một hành động hướng tới một vật thể xác định, hoặc một danh từ là vật thể xác định. Ví dụ: Truyện tranh; Đọc truyện. (ở đây là đọc một cuốn truyện – một vật thể xác định).
  • Chuyện được dùng trong các trường hợp còn lại. Ví dụ: Nói chuyện, trò chuyện, câu chuyện,…

5. Dữ – giữ

  • Dữ là tính từ chỉ tính cách. Ví dụ: dữ dằn, giận dữ, dữ tợn, hung dữ, dữ dội…
  • Giữ là động từ chỉ việc sở hữu, bảo vệ. Ví dụ: giữ của, giữ gìn, giữ xe, giữ đồ…

6. Khoảng – khoản

  • Khoảng để chỉ một vùng không gian, thời gian, độ dài bị giới hạn. Vi dụ: khoảng cách, khoảng không, khoảng thời gian. Khoảng cũng có khi được dùng để chỉ sự ước lượng. Ví dụ: Nhóm người đó có khoảng chục người.
  • Khoản là một mục, một bộ phận. Ví dụ: tài khoản, điều khoản, khoản tiền.

7. Sửa và sữa

  • Sửa xe, sửa máy móc, sửa chữa là dấu hỏi.
  • Sữa bò, sữa mẹ, sữa tươi, sữa chua là dấu ngã.

8. Dục và giục

  • Dục nói về chức năng sinh lý của cơ thể hoặc ham muốn. Ví dụ: thể dục, giáo dục, tình dục, dục vọng.
  • Giục nói về sự hối thúc. Ví dụ: giục giã, xúi giục, thúc giục.

9. Giả, giã và dã

  • Giả: không phải thật nhưng trông giống thật. Ví dụ: hàng giả, giả dối, giả vờ. Giả còn là một từ gốc Hán mang nghĩa người. Ví dụ: tác giả (người tạo ra), cường giả (kẻ mạnh), khán giả (người xem), diễn giả (người nói trước công chúng về một chủ đề nào đó).
  • Giã: thường ghép với các từ khác. Ví dụ: giục giã, giã từ.
  • Dã: mang tính chất rừng rú, hoang sơ, chưa thuần hóa. Ví dụ: dã thú, hoang dã,  dã tính, dã man.

10. Xán lạn

  • Xán lạn là cách viết đúng. Cả xán và lạn đều là những từ gốc Hán. Xán là rực rỡ, lạn là sáng sủa.
  • Tất cả các cách viết khác như sáng lạn, sáng lạng, sán lạn… đều là những cách viết sai. Đây là một từ khó, khó đến nỗi rất nhiều bài báo cũng dùng sai.

11. Xuất và suất

  • Xuất là động từ có nghĩa là ra. Ví dụ: sản xuất, xuất hiện, xuất bản, xuất khẩu, xuất hành, xuất phát, xuất xứ, xuất nhập… Xuất còn có nghĩa là vượt trội, siêu việt. Ví dụ: xuất sắc, xuất chúng…
  • Suất là danh từ có nghĩa là phần được chia. Ví dụ: suất ăn, tỉ suất, hiệu suất…

12. Yếu điểm và điểm yếu

  • Yếu điểm: có nghĩa là điểm quan trọng. Yếu điểm đồng nghĩa với trọng điểm.
  • Điểm yếu: đồng nghĩa với nhược điểm.

3. Tổng hợp một số lỗi chính tả khác thường gặp

Từ sai chính tảTừ đúng chính tả
bộ sươngbộ xương
bác sỹbác sĩ
chia sẽchia sẻ
chín mùichín muồi
chỉnh chuchỉn chu
chỉnh sữachỉnh sửa
chuẩn đoánchẩn đoán
chẵng lẻchẳng lẽ
có lẻcó lẽ
cổ máycỗ máy
cọ sátcọ xát
cặp bếncập bến
câu truyệncâu chuyện
đường xáđường sá
dư giảdư dả
giúp đởgiúp đỡ
giành dụmdành dụm
giữ dộidữ dội
giọt xươnggiọt sương
giục giãgiục dã
gian sảogian xảo
kiễm trakiểm tra
kỹ niệmkỷ niệm
khán giãkhán giả
kết cuộckết cục
mạnh dạngmạnh dạn
nền tảnnền tảng
nghànhngành
nổ lựcnỗ lực
năng nỗnăng nổ
rãnh rỗirảnh rỗi
rốt cụcrốt cuộc
sắc xảosắc sảo
sẳn sàngsẵn sàng
san sẽsan sẻ
sáng lạngxán lạn
sỡ dĩsở dĩ
sơ xuấtsơ suất
suông sẻsuôn sẻ
sử lýxử lý
suất sắcxuất sắc
sữa chữasửa chữa
thẳng thắngthẳng thắn
tháo dởtháo dỡ
trãi nghiệmtrải nghiệm
trao chuốttrau chuốt
trao dồitrau dồi
trao giồitrau dồi
tựu chungtựu trung
thăm quantham quan
vô hình chungvô hình trung
vô vàngvô vàn
xáng lạngxán lạn
xem sétxem xét
xuất xắcxuất sắc
xúi dụcxúi giục
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay