dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Cách làm bài đọc hiểu Ngữ Văn 12

Bài đọc hiểu Ngữ Văn 12 là gì?

Phần Đọc- hiểu thường hướng đến kiểm tra, đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản. Năng lực đó được cụ thể hóa ở các mức độ: Nhận biết đúng, chính xác về văn bản; thông hiểu văn bản; vận dụng.

Ngữ liệu đọc hiểu là một đoạn trích hoặc một văn bản không có trong Sgk Ngữ văn.

  • Độ dài: vừa phải (khoảng 150 – 300 chữ).
  • Đề tài: rất đa dạng, phong phú.
  • Kiểu loại văn bản: văn bản văn học, văn bản nhật dụng/văn bản thông tin.
  • Độ phức tạp (độ khó) tương đương với các văn bản HS đã được học trong chương trình lớp 12.

Số điểm dành cho phần Đọc – hiểu là 3,0 điểm, với 4 câu hỏi. Cấu trúc đề thường có 02 câu nhận biết (1,0 -1,5 điểm), 01câu thông hiểu (1,0 điểm), 01câu vận dụng (0,5 – 1,0 điểm).

Một số dạng câu hỏi đọc hiểu Ngữ văn thi TN

  Nhận biếtThông hiểuVận dụng
Nhận diện thể loại/ phương thức biểu đạt/ phong cách ngôn ngữ của văn bản/đoạn trích; – Chỉ ra chi tiết/ hình ảnh/ biện pháp tu từ/ thông tin,… nổi bật trong văn bản/ đoạn trích; (Với thơ: Xác định nhân vật trữ tình, cấu trúc…; Với truyện: nhân vật, cốt truyện, tình huống truyện…, Với kịch: Xác định kiểu loại nhân vật/tuyến nhân vật…) – Chỉ ra cách thức liên kết của văn bản/ đoạn trích.  – Khái quát chủ đề/ nội dung chính/ vấn đề chính mà văn bản/ đoạn trích đề cập; – Nêu cách hiểu về một hoặc một số câu văn trong văn bản/ đoạn trích; – Hiểu được quan điểm/ tư tưởng/tình cảm của tác giả; – Hiểu được ý nghĩa/ tác dụng/ hiệu quả của việc sử dụng thể loại/ phương thức biểu đạt/ từ ngữ/ chi tiết/ hình ảnh/ biện pháp tu từ,… trong văn bản/ đoạn trích; – Hiểu được một số nét đặc sắc về nghệ thuật theo đặc trưng thể loại (thơ/ truyện/ kịch/ kí…) hoặc một số nét đặc sắc về nội dung của văn bản/ đoạn trích. (Ví dụ: Với truyện: đặc điểm của nhân vật, cốt truyện, tình huống; với kịch: đặc điểm ngôn ngữ kịch, hành động kịch, xung đột kịch…)    – Nhận xét/ đánh giá về tư tưởng/ quan điểm/ tình cảm/ thái độ của tác giả thể hiện trong văn bản/ đoạn trích… – Nhận xét về một giá trị nội dung/ nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; – Thể hiện quan điểm (đồng tình/phản đối) với một ý kiến được đề ra trong VB. – Rút ra bài học về tư tưởng/ nhận thức; – Rút ra thông điệp cho bản thân.  

Những lỗi cần tránh khi làm bài đọc hiểu

Không nắm chắc kiến thức:

  • Không phân biệt được các khái niệm phương thức biểu đạt, thao tác lập luận với phong cách ngôn ngữ….
  • Không nhận diện được biện pháp tu từ, không biết cách nêu hiệu quả của phép tu từ.
  • Không xác định được đề tài, chủ đề, phương thức trần thuật, nhân vật trữ tình… trong văn bản…

Thiếu kĩ năng làm bài

  • Trả lời dài dòng, không đúng trọng tâm khiến câu trả lời vừa thiếu, vừa thừa, mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến thời gian làm các phần còn lại của bài thi.
    Ví dụ: Anh/Chị có suy nghĩ gì về việc người học tự“đặt ra các câu hỏi”để khám phá tri thức mới? (Đề Khảo sát chất lượng kì I, năm học 2021-2022, Sở GD và ĐT Nam Định)
    HS trả lời: Theo em việc người học tự “đặt ra các câu hỏi” để khám phá tri thức mới là hoàn toàn đúng. Khi gặp những sự việc lần đầu tiên với họ chưa có kinh nghiệm thì việc đầu tiên họ nghĩ tới là đặt câu hỏi. Từ đó, dẫn đến trả lời câu hỏi, tháo gỡ thắc mắc, vấn đề càng ngày càng được giải quyết. Bản thân họ cùng có thêm tri thức mới, kinh nghiệm khi họ mới trải qua sự việc này. Và họ sẵn sàng hơn cho những lần sau. Nếu họ vẫn chưa biết cách giải quyết, hay tò mò về điều gì. Cách tốt nhất là “đặt ra các câu hỏi”.
  • Trả lời không đủ ý.
    Ví dụ: Những câu văn sau giúp anh/chị hiểu gì về dòng chảy của nước và cuộc sống của con người?Một ông lão băng qua cây cầu, một cô gái trẻ trên chiếc xe đạp điện, một đôi tình nhân ngồi ngắm sông trôi. Cứ mãi chầm chậm và cứ mãi xanh, dòng sông tận mắt chứng kiến lũ trẻ chơi đùa trong khu vui chơi giải trí công viên hai bên bờ và người cha cùng cậu con nhỏ đang chơi bắt bóng. (Đề Tốt nghiệp THPT 2021)
    HS trả lời:
    • HS1: Dòng nước cũng như con người sống cùng những kỉ niệm cho tới khi đổ ra biển hay chết đi.
    • HS2: Dòng chảy của nước nó là một hình thể giống như con người biết quan sát những sự vật hiện tượng của con người.
  • Trả lời không bám sát vào văn bản.
    Ví dụ 1: vẫn câu hỏi trên (Đề thi Tốt nghiệp THPT 2021)
    HS trả lời: Dòng chảy của nước và cuộc sống của con người đều trôi đi và không thể quay lại. Dù cuộc sống của con người có thay đổi như thế nào thì dòng chảy vẫn vậy.
  • Bỏ sót câu, ý.

CÁCH LÀM TỐT PHẦN ĐỌC HIỂU

Nắm chắc kiến thức cơ bản:

  • Nắm chắc những kiến thức cơ bản về Tiếng Việt, Làm văn, Văn học;
  • Kiến thức đời sống.

Rèn kĩ năng trả lời Đọc hiểu

  • Phân bố thời gian làm bài hợp lí (khoảng 15-20 phút);
  • Đọc kĩ đề: Đọc văn bản và câu hỏi; gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng;
  • Trả lời từng câu một cách ngắn gọn, rõ ràng, đúng trọng tâm (chia thành các ý); có kĩ năng trả lời từng dạng câu hỏi;
  • Kiểm tra lại bài làm.

Mời thầy cô và các em xem thêm Kĩ năng làm bài đọc hiểu Ngữ Văn để đạt điểm tối đa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay