dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Cách viết kết bài trong văn nghị luận

Sau khi thành thạo các kĩ năng viết mở bài, thân bài nghị luận thì mời các em tham khảo Cách viết kết bài trong văn nghị luận.

Yêu cầu của kết bài văn nghị luận

Phần kết bài có tính chất tổng kết, khái quát những vấn đề đã trình bày ở phần thân bài.

Giáo sư Trần Đình Sử cũng đã nêu vấn đề này như sau : Một kết bài phải thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài, chỉ nêu những ý khái quát có tính tổng kết, đánh giá. Không lan man hay lặp lại cụ thể những gì đã trình bày ở thân bài hay lặp nguyên văn lời lẽ mở bài.

Cách viết kết bài trong văn nghị luận

Có 4 cách kết bài như sau:

  • Cách một : Tóm lược (tóm tắt quan điểm, nội dung đã nêu ở thân bài);
  • Cách hai: Phát triển , mở rộng thêm vấn đề đặt ra;
  • Cách ba: vận dụng, nêu phương hướng, bài học phát huy hay khắc phục vấn đề nêu ở thên bài;
  • Cách bốn: Liên tưởng, mượn ý tương tự – những ý kiến có uy tín- để thay cho lời tóm tắt của người làm.

Một kết bài hay trước hết là một kết bài đúng. Đúng nguyên tắc, đúng cách, cho nên một kết bài hay phải đi lên từ một kết bài đúng.

Một số kết bài nghị luận

Mẫu: Phân tích bài thơ “ Tây Tiến” của Quang Dũng. Mời các em tham khảo Bộ đề thi thử Văn tác phẩm TÂY TIẾN.

Kết bài 1:
Người lính Tây Tiến ra đi nhưng hình ảnh của anh không bao giờ mờ phai trong tâm trí con người. Hình ảnh người lính và những kỉ niệm đậm mãi trong lòng Quang Dũng và chúng ta
“Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”
Bài thơ khép lại nhưng âm điệu vẫn vang vọng mãi trong tâm hồn mỗi chúng ta. Nhịp điệu trùng điệp, nét lãng mạn hào hùng của bài thơ để lại dấu ấn trong ta. Có những tác phẩm đã gặp nhiều nhưng ta lại quên đi nhưng có những tác phẩm ta bắt gặp một lần nhưng sống mãi. Ấy là Tây Tiến.

Kết bài 2:
Mở đầu bài thơ là dòng sông Mã và kết thúc bài thơ vẫn là tiếng gầm réo của dòng sông. Dòng sông tiễn đưa a và lại đón anh về. Quang Dũng một lần nữa khẳng định ý niệm “nhất khứ bất phục hoàn”(một đi không trở lại). Đó cũng chính là ý chí quyết tâm của cả thế hệ-của cả một thời đại. Những gian khổ hi sinh của cuộc kháng chiến là những kỉ niệm không thể nào quên. Sẽ không bao giờ có lại thời kì gian khổ đến như thế và hào hùng đến như thế. Và cũng khó có một bài “Tây Tiến” lần thứ hai.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay