Câu hỏi trắc nghiệm bài 3 đơn chất nitrogen CTST
CHƯƠNG 2: NITROGEN VÀ SULFUR
BÀI 3: ĐƠN CHẤT NITROGEN
- Nitrogen tồn tại ở dạng đơn chất và hợp chất
- : Nitrogen chiếm 78% thể tích không khí. Nguyên tố Nitrogen có 2 đồng vị và
- Nitrogen có trong diêm tiêu natri (NaNO3), thành phần protein, nucleic acid…và nhiều hợp chất hữu cơ
+ Ở điều kiện thường: là chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí ( )
+ hoá lỏng =-1960C, hoá rắn =-2100C
+ Tan rất ít trong nước, không duy trì sự cháy và sự hô hấp.
- : phân tử N2 có liên kết 3 giữa 2 nguyên tử ( ) rất bền, khá trơ về mặt hoá học
- tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử.
- tác dụng với hydrogen
- tác dụng với oxygen
Nguyên tố Nitrogen rất cần thiết cho sự sống trên Trái Đất. Trong tự nhiên luôn diễn ra các quá trình chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác theo một chu trình khép kín.
- : phần lớn dùng để tổng hợp ammonia(NH3), từ đó sản xuất HNO3, sảnxuất phân đạm…làm môi trường trơ trong luyện kim, điện tử, hạn chế cháy nổ…
- : Nitrogen lỏng làm môi trường đông lạnh để bảo quản máu, tế bào, trứng, tinh trùng, các mẫu vật sinh học khác, đông lạnh thực phẩm…
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
MỨC ĐỘ 1 : BIẾT
Câu 1. Phân tử Nitrogen có cấu tạo
A. N≡N. B. N=N. C. N-N. D. N→N.
Câu 2. Trong hợp chất Nitrogen có các mức oxi hóa nào sau đây?
A. -3, +3, +5. B. -3, 0, +3, +5.
C. -3, +1, +2, +3, +4, +5. D. -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.
Câu 3. Trong phân tử Nitrogen các nguyên tử liên kết với nhau bằng
A. liên kết cộng hoá trị phân cực. B. liên kết ba kém bền vững.
C. liên kết cho- nhận. D. liên kết cộng hoá trị không phân cực.
Câu 4. Nitrogen thể hiện tính khử trong phản ứng với
A. H2. B. O2. C. Li. D. Mg.
Câu 5. Nitrogen thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào sau đây?
A. Mg, H2. B. Mg, O2. C. H2, O2. D. Ca, O2.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây chưa chính xác?
A. Nitrogen là chất khí không màu.
B. Nitrogen khá trơ ở điều kiện thường.
C. Nitrogen tan tốt trong nước.
D. Nitrogen chiếm thể tích nhiều nhất trong không khí.
Câu 7: Khi có sấm chớp, khí quyển sinh ra khí
A. CO B. NO. C. SO2. D. CO2.
Câu 8: Cho các phản ứng sau:
Trong hai phản ứng trên thì Nitrogen
A. chỉ thể hiện tính oxi hóa. B. chỉ thể hiện tính khử.
C. thể hiện tính khử và tính oxi hóa. D. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa.
Câu 9: Trong công nghiệp, phần lớn lượng Nitrogen sản xuất ra được dùng để
A. làm môi trường trơ trong luyện kim, điện tử,…
B. tổng hợp phân đạm.
C. sản xuất nitric acid.
D. tổng hợp ammonia.
Câu 10: Nitrogen phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất khí?
A. Li, Mg, Al. B. H2, O2. C. Li, H2, Al. D. O2, Ca, Mg.
Câu 11: Trong công nghiệp, người ta thường điều chế Nitrogen từ
A. ammonia. B. nitric acid. C. không khí. D. ammonium nitrate.
Câu 12: Trong tự nhiên, nitrogen
A. chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.
B. chỉ tồn tại dưới ở hợp chất.
C. tồn tại ở dạng đơn chất và hợp chất.
D. tồn tại dưới dạng hợp chất, chiếm 78% thể tích không khí.
Câu 13: Cho các phản ứng sau:
A. phản ứng (1) toả nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt.
B. phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) toả nhiệt.
C. phản ứng (1) và phản ứng (2) thu nhiệt.
D. phản ứng (1) và phản ứng (2) toả nhiệt.
Câu 14: Ứng dụng nào sau đây không phải của nitrogen?
A. Làm môi trường trơ trong một số ngành công nghiệp.
B. Bảo quản máu và các mẫu vật sinh học.
C. Sản xuất axit nitric.
D. Sản xuất phân lân.
Câu 15: Nitrogen là chất khí phổ biến trong khí quyển trái đất và được sử dụng chủ yếu để sản xuất ammonia. Cộng hóa trị và số oxi hóa của nguyên tố N trong phân tử N2 là
A. 3 và 0. B. 1 và 0. C. 0 và 0. D. 3 và 3.
MỨC ĐỘ 2 : HIỂU
Câu 1. Ở nhiệt độ thường, Nitrogen khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do
A. Nitrogen có bán kính nguyên tử nhỏ. B. Nitrogen có độ âm điện lớn nhất trong nhóm.
C. phân tử Nitrogen có liên kết ba khá bền. D. phân tử Nitrogen không phân cực.
Câu 2. Trong phòng thí nghiệm, người ta thu khí Nitrogen bằng phương pháp đẩy nước vì
A. N2 nhẹ hơn không khí. B. N2 tan rất ít trong nước.
C. N2 không duy trì sự sống, sự cháy. D. N2 hoá lỏng, hóa rắn ở nhiệt độ rất thấp.
Câu 3. Tìm các tính chất không thuộc về khí Nitrogen?
(a) Hóa lỏng ở nhiệt độ rất thấp (-196oC);
(b) Cấu tạo phân tử Nitrogen là
(c) Tan nhiều trong nước;
(d) Nặng hơn oxygen;
(e) Kém bền, dễ bị phân hủy thành Nitrogen nguyên tử.
A. (a), (c), (d). B. (a), (b). C. (c), (d), (e). D. (b), (c), (e).
Câu 4. Cho cân bằng hoá học sau:
Thực hiện các cách sau:
Các cách thực hiện làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là
A. a, c, d. B. a, b, d. C. b,c, d. D. a, d.
Câu 5. Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào đúng?
A. Nitrogen không duy trì sự cháy, sự hô hấp và là một khí độc.
B. Vì có liên kết 3 nên phân tử nitrogen rất bền và ở nhiệt độ thường nitrogen khá trơ về mặt hóa học.
C. Khi tác dụng với kim loại hoạt động, nitrogen thể hiện tính khử.
D. Số oxi hóa của nitrogen trong các hợp chất và ion AlN, N2O4, NH4+, NO3–, NO2–, lần lượt là -3, +4,
-3,+5,+4.
Câu 6. Nitrogen thể hiện tính khử trong phản ứng nào sau đây?
A. N2 + 3H2 2NH3 B. N2 + 6Li → 2Li3N
C. N2 + O2 2NO D. N2 + 3Mg Mg3N2
Câu 7. Người ta sản xuất khí nitrogen trong công nghiệp bằng cách nào sau đây?
A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
B. Nhiệt phân dung dịch NH4NO2 bão hoà.
C. Dùng phosphorus để đốt cháy hết oxi không khí.
D. Cho không khí đi qua bột đồng nung nóng
Câu 8. Hiệu suất của phản ứng giữa N2 và H2 tạo thành NH3 tăng nếu
A. giảm áp suất, tăng nhiệt độ. B. giảm áp suất, giảm nhiệt độ.
C. tăng áp suất, tăng nhiệt độ. D. tăng áp suất, giảm nhiệt độ.
Câu 9. Để loại bỏ các khí HCl, Cl2, CO2 và SO2 có lẫn trong khí N2 người ta sử dụng lượng dư dung dịch
A. AgNO3. B. Ca(OH)2. C. H2SO4. D. CuCl2.
Câu 10. Cho các phát biểu sau:
(1) Ở điều kiện thường, nitrogen là chất khí không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí 1,1 lần.
(2) Nitrogen lỏng dùng được để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học khác.
(3) Trong sản xuất rượu bia, khí nitrogen được bơm vào bể chứa để loại bỏ khí oxygen.
(4) Nitrogen lỏng được phun vào vỏ bao bì, sau đó gắn kín, nitrogen biến thành thể khí làm căng vỏ bao bì, vừa bảo vệ thực phẩm khi va chạm, vừa bảo quản thực phẩm.
(5) Trong chữa cháy, nitrogen dùng để dập tắt các đám cháy do hoá chất, chập điện…
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 5.
Câu 11. Nitrogen có những đặc điểm về tính chất như sau:
(a) Nguyên tử nitrogen có 5 electron ở lớp ngoài cùng nên có khả năng tạo 3 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử khác.
(b) Ở nhiệt độ thường phân tử nitrogen rất bền, khá trơ về mặt hoá học.
(c) Nitrogen là phi kim tương đối hoạt động ở nhiệt độ cao.
(d) Nitrogen thể hiện tính khử khi tác dụng với hydrogen.
(e) Nitrogen thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với nguyên tố có độ âm điện lớn hơn.
Nhóm nào sau đây chỉ gồm các câu đúng?
A. a, b, d, e. B. a, c, d. C. a, b, c. D. b, c, d, e.
MỨC ĐỘ 3, 4 : VẬN DỤNG – VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Từ V1 lít N2 và V2 lít H2 người ta điều chế được 5 lít NH3 trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Biết hiệu suất phản ứng đạt 25%. Giá trị V1 và V2 lần lượt là
A.2,5 lít và 7,5 lít. B. 20 lít và 30 lít.
C. 0,625 lít và 1,875. D. 10 lít và 30 lít.
Hướng dẫn giải
PTHH : N2 (g) + 3H2 (g) 2NH3(g)
2,5 lít 7,5 lít 5 lít
Hiệu suất 25% nên thể tích N2: ; thể tích H2:
Câu 2: Cho 30 lít N2 tác dụng với 30 lít H2. Biết hiệu suất phản ứng là 30%, thể tích NH3 sinh ra ở cùng điều kiện là
A. 6 lít. B. 20 lít. C. 10 lít. D. 16 lít.
Hướng dẫn giải
PTHH : N2 (g) + 3H2 (g) 2NH3(g)
30 lít 20 lít
Ta có: N2 dư, tính NH3 theo H2
Hiệu suất 30% nên thể tích NH3 thu được:
Câu 3. Cho vào bình kín 0,2 mol N2 và 0,8 mol H2 với xúc tác thích hợp. Sau một thời gian thấy tạo ra 0,3 mol NH3. Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 là
A. 75% B. 56,25% C. 75,8% D. 50%
Hướng dẫn giải
PTHH : N2 (g) + 3H2 (g) 2NH3(g)
Bđ: 0,2 mol 0,8mol
Pư: 0,15 mol←0,45 mol ← 0,3 mol
Ta có: H2 dư, tính hiệu suấttheo N2
Hiệu suất phản ứng:
Câu 4: Hỗn hợp A gồm N2 và H2 theo tỷ lệ thể tích 1:3, tạo phản ứng giữa N2 và H2 sinh ra NH3. Sau phản ứng được hỗn hợp khí B có tỉ khối so với khí A là 10/6. Hiệu suất phản ứng là
A. 80% B. 50% C. 70% D. 85%
Hướng dẫn giải
PTHH : N2 (g) + 3H2 (g) 2NH3(g)
Bđ: 1 mol 3 mol
Pư: x mol →3x mol ← 2x mol
Spư: 1-x mol 3-3x mol 2x mol
Chọn
→x=0,8
Hiệu suất phản ứng:
Câu 5: Dân gian ta có câu: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
a. Bằng kiến thức hóa học, em hãy giải thích câu nói trên (để thuyết phục mỗi lập luận cần có phương trình hóa học đi kèm).
b. Thực tế cho thấy nếu mưa rào có sấm chớp xảy ra liên tiếp nhiều ngày thì cây cối chậm phát triển,
lá cây bị đốm hoặc cháy. Vậy hiện tượng này có mâu thuẫn với câu ca dao ở câu a hay không? Em hãy bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề này?
Hướng dẫn giải
a. Khi có sấm chớp: N2 + O2 → 2NO
NO dễ dàng tác dụng với oxygen trong không khí tạo thành NO2
2NO + O2 → 2NO2
NO2 kết hợp với oxi không khí và nước mưa tạo thành nitric acid
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
Nitric acid rơi xuống đất kết hợp với một số khoáng chất trong đất tạo thành muối nitrate (đạm nitrate) cung cấp cho cây trồng
HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2
b. Khi mưa rào có sấm sét vài ngày:
– Trong cơn mưa có sinh ra acid (do pt đã viết câu a hoặc SO2 trong không khí) nên pH thay đổi, cây trồng mất cân bằng pH nên kém phát triển.
– Giọt mưa acid rơi trên lá nên làm hỏng một số tế bào lá cây dẫn đến bị đốm, cháy lá, cây quang hợp kém.
– Hiện tượng này không hề mâu thuẫn với câu a, sau khi ngớt mưa, các cân bằng sinh hóa trong tự nhiên,
trong cây được thiết lập trở lại, cây sẽ dùng nguồn đạm nitrate được bổ sung ở câu a để sinh trưởng và phát triển.
O2 Education gửi các thầy cô link download
Mời các thầy cô và các em xem thêm
Câu hỏi trắc nghiệm và phân dạng bài tập theo từng bài hóa 11 cả năm