Tiết : KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực :
Năng lực chung
– Năng lực tổng hợp kiến thức: trả lời được các câu hỏi có kiến thức tổng hợp
– Năng lực làm việc tự học: tự tổng hợp, hệ thống, sơ đồ hóa kiến thức đã học để chuẩn bị cho bài kiểm tra.
Năng lực hóa học:
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học;
– Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
– Năng lực giải quyết vấn đề:
+ Xác định được số electron ở các phân lớp, các lớp, số electron độc thân.
+ Rèn luyện kĩ năng quan sát, dự đoán tính chất dựa vào cấu tạo nguyên tử.
+ Viết cấu hình electron nguyên tử ở dạng khai triển, dạng thu gọn, theo lớp.
+ Giải các bài tập về xác định số proton, số nơtron, số electron và số khối của nguyên tử, toán về đồng vị và một số bài tập liên quan.
2. Phẩm chất: Chăm chỉ ôn tập; trung thực, cần thận trong kiểm tra.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
Ma trận, đề, đáp án.
2. Học sinh (HS)
Ôn tập các chương:
– Chương 1: Cấu tạo nguyên tử.
– Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
– Chương 3: Liên kết hóa học.
III . MA TRẬN VÀ ĐỀ ĐỀ XUẤT
– Hình thức: 80% TNKQ (25 câu) + 20% TL (2 câu)
– Thời gian làm bài kiểm tra: 45 phút
Nội dụng kiến thức | Mức độ nhận thức | Cộng | ||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||
Chương 1: Cấu tạo nguyên tử | Biết được: -Thành phần cấu tạo nguyên tử. – Kí hiệu của nguyên tử. – Từ kí hiệu ntử suy ra số hạt. – Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối trung bình. – Sự chuyển động e trong nguyên tử. – Hình dạng các orbital s, p. – Thứ tự mức năng lượng. | Hiểu được: – Các quy tắc viết cấu hình electron nguyên tử. – Khối nguyên tố (s, p, d, f), tính chất nguyên tố (kim loại, phi kim, khí hiếm) dựa vào cấu hình electron. – Xác định số e hóa trị, số e độc thân | Tính được nguyên tử khối trung bình. – Xác định được phần trăm về số nguyên tử đồng vị, xác định số khối của mỗi đồng vị, số nguyên tử các đồng vị. – Tính được số loại công thức phân tử hợp chất từ các đồng vị. | – Tính được phần trăm khối lượng đồng vị trong hợp chất. – Tính được số nguyên tử đồng vị trong hợp chất. – Biện luận để xác định được cấu hình electron /cấu tạo nguyên tử/loại nguyên tố. | ||
Số câu Số điểm | 5TN 1,4 | 3TN 0,84 | 2TN 0,56 | 1TL 1 | 10TN+1TL 3,8 | |
Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học | Biết được: – Khái niệm chu kì, nhóm, số nhóm, số chu kì, loại nhóm, loại chu kì. – Các nhóm A gồm các nguyên tố loại s, p. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH. Cấu hình electon khái quát của nhóm A. – Nắm được quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kì và nhóm dựa vào cấu hình electron. | Hiểu được: – Cách xác định vị trí nguyên tố dựa vào cấu hình electron cho sẵn. – Tính chất hóa học các nguyên tố cùng nhóm A tương tự nhau. -Mối quan hệ giữa electron hóa trị và vị trí nguyên tố. Xác định được CT oxide, hydroxide, xác định hóa trị của nguyên tố. – So sánh được tính kim loại, phi kim, tính acid, base | Vận dụng: – Giải được toán xác định tên, vị trí ntố dựa vào số hạt, %m nguyên tố, dựa vào PTHH. – So sánh được tính chất nguyên tố, tính acid, base các hợp chất. – Chọn được nhận định đúng, sai. – Xác định được tên nguyên tố dựa vào công thức oxide, hydroxide. | |||
Số câu Số điểm | 5TN 1,4 | 2TN + 1 TL 1,56 | 2TN 0,56 | 9TN+1TL 3,52 | ||
Chương 3. Liên kết hóa học | Biết được: – Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau. – Quy tắc octet – Định nghĩa liên kết ion, liên kết cộng hóa trị, liên kết cho nhận – Phân biệt được các loại liên kết dựa theo độ âm điện – Sự hình thành liên kết . | – Giải thích được trạng thái các hợp chất có liên kết ion, liên kết cộng hóa trị. – Công thức Lewis của một số chất đơn giản – Giải thích được sự hình thành liên kết , liên kết qua sự xen phủ AO. | Dự đoán được loại liên kết giữa 2 nguyên tử. Lập được công thức hóa học chất vô cơ. | |||
Số câu Số điểm | 4 1,12 | 2 0,56 | 1 TL 1,0 | 6TN+1TL 2,68 | ||
Tổng câu Tổng điểm | 14TN 3,92 | 7TN + 1TL 2,96 | 4TN+1TL 2,28 | 1TL 1 | 25TN+3TL 10,0 | |
Tỷ lệ (%) | 39,2% | 29,6% | 22,8% | 9,6% | 100% | |
ĐỀ:
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (7 điểm, gồm 25 câu hỏi)
- Chương 1:
Nhận biết
Câu 1: Kí hiệu nào sau đây là không đúng :
A. 3p. B. 2p. C. 3f. D. 4d.
Câu 2: Nguyên tử có số proton, electron và neutron lần lượt là
A. 11, 11, 12. B. 11, 12, 11. C. 11, 12, 13. D. 11, 11, 13.
Câu 3: Dựa vào số hiệu nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn không biết
A. số thứ tự, chu kì, nhóm B. số electron trong nguyên tử
C. số proton của hạt nhân D. số neutron của hạt nhân
Câu 4: Số electron tối đa có thể phân bố trên lớp L là
A. 6 B. 2 C. 8 D. 4.
Câu 5: Orbital nguyên tử (AO) là
A. đám mây chứa electron có dạng hình cầu.
B. đám mây chứa electron có dạng hình số 8 nổi.
C. khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron lớn nhất.
D. quỹ đạo chuyển động của electron quay quanh hạt nhân có kích thước và năng lượng xác định.
Thông hiểu
Câu 6: Nguyên tố nào sau đây là kim loại:
A. 1s22s22p63s23p1 B. 1s22s22p5 C. 1s22s22p2 D. 1s22s22p6
Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố A và B đều có phân lớp ngoài cùng là 2p. Tổng số electron ở hai phân lớp ngoài cùng hai nguyên tử này là 3. Vậy số hiệu nguyên tử của A và B lần lượt là
A. 7; 8. B. 5; 6. C. 1; 2. D. 7;9.
Câu 8: Trong các cấu hình electron dưới đây, cấu hình nào sau đây không tuân theo nguyên lí Pauli?
A. 1s²2s¹. B. 1s²2s²2p³.
C. 1s²2s²2p 3s². D. 1s²2s²2p73s².
Vận dụng
Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40. Số khối của nguyên tử X là
A. 29. B. 27 C. 28. D. 26.
Câu 10: Nguyên tố Cu có 2 đồng vị bền là và . Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54. Tỉ lệ % đồng vị là
A. 70%. B. 27%. C. 73%. D. 64%.
- Chương 2:
Nhận biết
Câu 11: Nguyên tố kim loại M thuộc chu kỳ 4 và có 7 electron hoá trị. Cấu hình electron của nguyên tử M là:
A. 1s22s22p63s23p63d104s24p5. B. 1s22s22p63s23p63d54s2.
C. 1s22s22p63s23p64s24p5. D. 1s22s22p63s23p64s2.
Câu 12: Chỉ ra nội dung đúng khi nói về sự biến thiên tính chất của nguyên tố trong cùng một nhóm A theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
A. Tính kim loại giảm dần B. Độ âm điện tăng dần
C. Tính phi kim giảm dần D. Bán kính nguyên tử giảm dần
Câu 13: Chỉ ra nội dung sai: Tính phi kim của nguyên tố càng mạnh thì
A. khả năng thu electron càng mạnh. B. độ âm điện càng lớn.
C. bán kính nguyên tử càng lớn. D. tính kim loại càng yếu.
Câu 14: Trong bảng tuần hoàn, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn là
A. 3 và 3. B. 3 và 4. C. 4 và 4. D. 4 và 3.
Câu 15: Nhóm A bao gồm các nguyên tố
A. Nguyên tố s. B. Nguyên tố p.
C. Nguyên tố d và nguyên tố f. D. Nguyên tố s và nguyên tố P.
Thông hiểu
Câu 16: Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X có số thứ tự 16, nguyên tố X thuộc
A. chu kì 3, nhóm IVA. B. chu kì 3, nhóm VIA.
C. chu kì 4, nhóm VIA. D. chu kì 4, nhóm IIIA.
Câu 17: Công thức phân tử của hợp chất tạo bởi nguyên tố R và Oxygen là R2O5. Cấu hình electron nào sau đây của R là đúng nhất:
A.1s22s22p1. B. 1s22s22p5 C. 1s22s22p3 D. 1s22s2.
Vận dụng
Câu 18: X thuộc nhóm IVA, phần trăm khối lượng của X trong hợp chất khí với hydrogen là 75%. Phần trăm khối lượng của X trong oxide cao nhất là
A. 53,33% B. 46,67% C. 72,73% D. 27,27%
Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 16,3g hỗn hợp Na và K vào 1 lít nước, thấy thoát ra 5,6 lít H2 (đktc). Nồng độ mol của KOH là bao nhiêu?
A. 0,2M B. 0,15M C. 0,1M D. 0,3M
- Chương 3
Nhận biết
Câu 20: Chất nào có liên kết ion?
A. K2O B. NH3 C. Cl2 D. H2S
Câu 21: Liên kết hóa học được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu gọi là
A. liên kết cộng hóa trị không cực. B. liên kết ion.
C. liên kết cho nhận. D. liên kết cộng hóa trị phân cực.
Câu 22: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của
khí hiếm neon khi tham gia hình thành liên kết hoá học?
A. Sulfur. B. Oxygen. C. Hydrogen. D. Chlorine.
Câu 23: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử NH3 thuộc loại liên kết
A. cộng hoá không cực. B. hydrogen.
C. cộng hoá trị có cực. D. ion.
Thông hiểu
Câu 24: Trong các phân tử N2, HCl, NaCl, MgO. Các phân tử có liên kết cộng hóa trị là:
A. NaCl và MgO. B. HCl và MgO.
C. N2 và NaCl. D. N2 và HCl.
Câu 25: Nguyên tử nào sau đây là trường hợp ngoại lệ với quy tắt octet
A. H₂O. B. NH3. C. HCI. D. BF3.
PHẦN II: TỰ LUẬN (3 điểm, gồm 3 câu hỏi)
Câu 1: (1 điểm)
Boron có 2 đồng vị 10B và 11B. Nguyên tử khối trung bình là 10,81. Tính phần trăm khối lượng của đồng vị 10B trong B2O3 (Biết O=16) .
Câu 2: (1 điểm)
a) So sánh tính kim loại 4Be, 11Na, 12Mg.
b) Sắp xếp theo chiều giảm tính acid: H2CO3, HNO3, H2SiO3.
Câu 3: (1 điểm)
Viết câu thức electron, công thức cấu tạo các chất sau: PH3, C2H6.
ĐÁP ÁN TỰ LUẬN
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | Gọi x là % số nguyên tử của 10B Giải ra x=19% Xét 1 mol B2O3 =5,46% | 0,25 0,25 0,5 |
Câu 2 | a) So sánh tính kim loại 4Be, 11Na, 12Mg. 4Be< 12Mg < 11Na b) Sắp xếp theo chiều giảm tính acid: H2CO3, HNO3, H2SiO3. HNO3>H2CO3>H2SiO3. | 0,5 0,5 |
Câu 3 | PH3 C2H6 | Mỗi Cte, CTCT đúng được 0,25 |
O2 Education gửi các thầy cô link download giáo án
Hoặc xem thêm giáo án hoá 10 cả năm, chuyên đề học tập và các loại kế hoạch tại