dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Đề thi học kì 2 lớp 10 môn hoá THPT Quang Trung Hải Dương năm 2022 2023

Đề thi học kì 2 lớp 10 môn hoá THPT Quang Trung Hải Dương năm 2022 2023

Trang 1/5 – Mã đề thi 101

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG
(Đề thi có 5 trang, 40 câu)
ĐỀ KSCL LẦN HAI NĂM HỌC 2022-2023
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn thi thành phần: HOÁ HỌC – KHỐI 10
(Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề)
Mã đề: 101

Họ và tên học sinh:…………………………………… Số báo danh:………………
Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32;
Cl = 35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.
Ở điều kiện chuẩn (1 bar, 250C) thì 1,0 mol khí có thể tích là 24,79 Lit.
Câu 41: Đại lượng đặc trưng cho biến thiên nồng độ của chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng
trong một đơn vị thời gian được gọi là
A. Năng lượng phản ứng B. Tốc độ phản ứng
C. Tốc độ trung bình D. Hệ số Van’t Hoff
Câu 42: Trong phản ứng oxi hoá-khử, chất khử là chất có khả năng
A. nhường neutron B. nhận electron
C. nhường electron D. nhận neutron
Câu 43: Phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt được gọi là
A. Phản ứng thu nhiệt B. Phản ứng toả nhiệt
C. Phản ứng trao đổi nhiệt D. Phản ứng nhiệt phân
Câu 44: Chất xúc tác có vai trò ảnh hưởng như thế nào đến năng lượng hoạt hoá của phản ứng
A. Làm giảm năng lượng hoạt hoá
B. Làm cho năng lượng hoạt hoá không thay đổi
C. Làm tăng năng lượng hoạt hoá
D. Không có vai trò gì với năng lượng hoạt hoá
Câu 45: Chất nào sau đây có thể dùng để chữa cháy?
A. Xăng B. Ethanol
C. Khí carbon dioxide D. Khí hydrogen
Câu 46: Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hoá học là
A. Lượng nhiệt cần cung cấp để phản ứng xảy ra ở điều kiện thường.
B. Lượng nhiệt toả ra hoặc thu vào của phản ứng đó ở điều kiện chuẩn.
C. Lượng nhiệt toả ra hoặc thu vào của phản ứng đó ở điều kiện xảy ra phản ứng.
D. Lượng nhiệt toả ra hoặc thu vào khi tạo thành 1 mol mỗi chất trong phản ứng.
Câu 47: Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
A. Nồng độ chất tham gia phản ứng
B. Áp suất của chất phản ứng ở thể khí
C. Nhiệt độ phản ứng
D. Nồng độ chất sản phẩm phản ứng
Câu 48: Đại lượng đặc trưng cho độ mất trật tự của hệ ở một trạng thái và điều kiện xác định được
gọi là
A. Năng lượng tự do Gibbs B. Enthalpy
C. Entropy D. Năng lượng hoạt hoá
Câu 49: Số oxi hoá của nguyên tử chlorine trong phân tử NaCl là
A. +3 B. +1 C. 0 D. -1
Câu 50: Chất có vai trò làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị thay đổi cả về lượng và chất sau
phản ứng gọi là
A. Chất ức chế B. Chất tham gia
C. Chất tạo thành D. Chất xúc tác
Câu 51: Khi giảm nồng độ oxygen của phản ứng cháy thì tốc độ phản ứng cháy sẽ thay đổi như thế
nào?
Trang 2/5 – Mã đề thi 101
A. Tốc độ không đổi B. Tốc độ giảm rồi tăng
C. Tốc độ tăng lên D. Tốc độ giảm đi
Câu 52: Trong phản ứng oxi hoá-khử, có sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử các
nguyên tố
A. Số proton B. Số mol C. Số oxi hoá D. Số khối
Câu 53: Nhiệt độ thấp nhất ở áp suất khí quyển mà hơi của một chất sẽ bốc cháy trong không khí
khi tiếp xúc với nguồn lửa được gọi là
A. Nhiệt độ phản ửng B. Điểm chớp cháy
C. Nhiệt độ tự bốc cháy D. Nhiệt độ ngọn lửa
Câu 54: Một chất khí ở kiện chuẩn được xác định là điều kiện nào sau đây
A. Áp suất 2 bar, nhiệt độ 273K
B. Áp suất 1 bar, nhiệt độ 298K
C. Áp suất 2 bar, nhiệt độ 250C
D. Áp suất 1 bar, nhiệt độ 00C
Câu 55: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây luôn có số oxi hoá +1 trong hợp chất?
A. Sodium (Na) B. Aluminium (Al)
C. Chlorine (Cl) D. Oxygen (O)
Câu 56: Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử
A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
B. NaOH + HCl → NaCl + H2O
C. Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl
D. CaCO3 → CaO + CO2
Câu 57: Tốc độ trung bình của phản ứng: 3H2 (g) + N2 (g) → 2NH3 (g) được tính theo công thức:
A. 1 3
2
CNH
v
t

= –

B. 1. 2
3
CH
v
t

=

C. v CN2
t

=

D. 1. 2
3
CH
v
t

= –

Câu 58: Hành động nào sau đây không đảm bảo an toàn cháy nổ trong quá trình sử dụng cồn
(ethanol) làm chất đốt?
A. Chỉ sử dụng cồn với một lượng nhỏ.
B. Bảo quản cồn tránh xa nguồn nhiệt.
C. Cho thêm cồn khi vẫn còn lửa đang cháy.
D. Để dập tắt ngọn lửa đèn cồn, ta dùng nắp đèn đậy lên ngọn lửa đang cháy.
Câu 59: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Khi năng lượng hoạt hóa lớn, hằng số tốc độ k nhỏ, tốc độ của phản ứng nhanh.
B. Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng hóa học, những vẫn được bảo toàn về khối lượng và
chất khi kết thúc phản ứng.
C. Năng lượng hoạt hóa là năng lượng tối thiểu mà chất phản ứng cần phải có để phản ứng có thể
xảy ra.
D. Để phản ứng hoá học xảy ra, các phân tử cần va chạm hiệu quả với nhau.
Câu 60: Cho các trường hợp nổ sau đây:
(1) nổ lốp xe ô tô;
(2) nổ mỏ khí methane;
(3) nổ tàu chứa dầu;
(4) nổ nồi áp suất;
(5) nổ quả bóng bay khi lấy kim châm.
Số trường hợp thuộc loại nổ hoá học là
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2
Câu 61: Phát biểu nào sau đây đúng?
Trang 3/5 – Mã đề thi 101
A. Phản ứng tỏa ra càng nhiều nhiệt, biến thiên enthaply càng dương.
B. Với phản ứng tỏa nhiệt, năng lượng của hệ chất tham gia trong phản ứng tỏa nhiệt thấp hơn
năng lượng của hệ sản phẩm.
C. Với phản ứng thu nhiệt, năng lượng của hệ chất tham gia trong phản ứng thu nhiệt thấp hơn
năng lượng của hệ sản phẩm.
D. Phản ứng thu vào càng nhiều nhiệt, biến thiên enthalpy càng âm.
Câu 62: Cho phản ứng sau: CaCO3(s) →CaO(s) + CO2(g) có rHo298 = 178,29 kJ. Phát biểu nào sau
đây là đúng?
A. Để tạo thành 1 mol CaO (rắn) từ CaCO3 (rắn) thì phản ứng cần hấp thụ một lượng nhiệt là
178,29 kJ.
B. Phản ứng trên diễn ra thuận lợi về phương diện nhiệt.
C. Phản ứng là phản ứng tỏa nhiệt.
D. Để tạo thành 1 mol CaO (rắn) từ CaCO3 (rắn) thì phản ứng giải phóng một lượng nhiệt là
178,29 kJ.
Câu 63: Cho các quá trình sau:
(1) Chuyển nước từ thể lỏng sang thể hơi;
(2) Hoà tan tinh thể sodium chloride (NaCl) vào nước thành dung dịch;
(3) Chuyển nước từ thể lỏng sang thể rắn;
(4) Phân huỷ hydrogen peroxide: 2H2O2(l) → 2H2O(l) + O2(g)
Số quá trình có biến thiên entropy dương (độ mất trật tự tăng lên) là
A. 4 B. 2 C. 1 D. 3
Câu 64: Cho phản ứng: Br2(aq) + HCOOH(aq) → 2HBr(aq) + CO2(g). Nồng độ ban đầu của Br2 là
a mol/lít, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng trên là
4.10-5 mol.L-1.s-1. Giá trị của a là
A. 0,012 B. 0,018 C. 0,016 D. 0,014
Câu 65: Cho 2 phương trình nhiệt hóa học sau:
C (s) + H2O (g) CO (g) + H2 (g), rHo298 = +121,25 kJ (1)
CuSO4 (aq) + Zn (s) ZnSO4 (aq) + Cu (s), rHo298 = -230,04 kJ (2)
Chọn phát biểu đúng:
A. Phản ứng (1) là phản ứng thu nhiệt, phản ứng (2) là phản ứng tỏa nhiệt .
B. Phản ứng (1) và (2) đều là phản ứng thu nhiệt.
C. Phản ứng (1) là phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng (2) là phản ứng thu nhiệt.
D. Phản ứng (1) và (2) đều là phản ứng tỏa nhiệt.
Câu 66: Xét phản ứng hoà tan một mẩu đá vôi trong dung dịch hydrocloric acid 10%
CaCO3(s) + 2HCl(aq) → CaCl2(aq) + CO2(g) + H2O(l)
Có các phát biểu sau:
(1) Nếu nghiền nhỏ đá vôi thì quá trình hoà tan xảy ra nhanh hơn.
(2) Đun nóng bình phản ứng sẽ làm tăng tốc độ hoà tan.
(3) Sục thêm khí CO2 vào bình phản ứng sẽ làm tăng tốc độ hoà tan.
(4) Thay dung dịch HCl 10% bằng dung dịch HCl 20% sẽ làm tăng tốc độ hoà tan.
(Giả sử khi thay đổi một yếu tố thì các yếu tố khác được giữ không đổi)
Số phát biểu đúng là:
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 67: Cho phản ứng: KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
Tổng hệ số (nguyên, tối giản) tất cả các chất trong PTHH của phản ứng trên là
A. 34 B. 35 C. 37 D. 38
Câu 68: Khi nhiệt độ tăng thêm 50℃ thì tốc độ của một phản ứng hoá học tăng lên 1024 lần. Giá
trị hệ số nhiệt độ Van’t Hoff của phản ứng đó là?
A. 3 B. 4 C. 2 D. 2,5
Câu 69: Cho phản ứng của các chất ở thể khí: I2(g) + H2(g) → 2HI(g).
Trang 4/5 – Mã đề thi 101
Biết tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với tích nồng độ của các chất tham gia phản ứng với số mũ là hệ số
tỉ lượng của chất đó trong phương trình hoá học. Ở một nhiệt độ xác định, hằng số tốc độ của phản
ứng này là 2,5.10-4 L/(mol.s). Nồng độ đầu của I2 và H2 lần lượt là 0,02M và 0,03M. Tốc độ phản
ứng tại thời điểm ban đầu là
A. 3,0.10-5 mol.L-1.s-1 B. 1,5.10-7 mol.L-1.s-1
C. 3,0.10-7 mol.L-1.s-1 D. 1,5.10-5 mol.L-1.s-1
Câu 70: Cho phản ứng: 2NO(g) + O2(g) → 2NO2(g).
Biết rằng: = -120 kJ; = -150J.K-1 (biến thiên enthalpy và biến thiên entropy không
phụ thuộc nhiệt độ). Biến thiên năng lượng tự do Gibbs của phản ứng ở 00C , 1bar là

A. 40830J
Câu 71: Cho phản ứng:
B. -75300JC. -11625JD. -79050J

4FeS2(s) + 11O2(g) → 2Fe2O3(s) + 8SO2(g)
Biết nhiệt tạo thành chuẩn ( ) của các chất FeS2(s), Fe2O3(s) và SO2(g) lần lượt là
-177,9 kJ/mol, -825,5 kJ/mol và -296,8 kJ/mol. O2(g) là dạng đơn chất bền nhất của nguyên tố
oxgen. Giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên là
A. -2765,4 (kJ) B. -1635,6(kJ)

C. -944,4 (kJ)
Câu 72: Cho phản ứng xảy ra trong dung dịch:
D. -3313,8 (kJ)

C2H5Br + KOH → C2H5OH + KBr
Nồng độ ban đầu của potassium hydroxide (KOH) là 0,07 M, sau 30 phút lấy ra 10 mL dung dịch
hỗn hợp phản ứng (hỗn hợp A). Trung hòa 10 mL dung dịch A cần vừa đủ 12,84 mL dung dịch
hydrochloric acid 0,05 M. Tốc độ phản ứng trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên
gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 3,22.10-6 mol.L-1.s-1 B. 2,33.10-6 mol.L-1.s-1
C. 3,22.10-4 mol.L-1.s-1 D. 2,33.10-4 mol.L-1.s-1
Câu 73: Trong mùa đông, thỉnh thoảng xảy ra các vụ việc có người tử vong do dùng bếp than hoặc
đốt củi để sưởi ấm trong phòng kín. Nguyên nhân dẫn đến tử vong là:
A. Than, củi cháy không đủ để sưởi ấm và tử vong do lạnh.
B. Than, củi cháy làm giảm nồng độ oxygen trong phòng, đồng thời sinh ra khí CO rất độc.
C. Than, củi cháy thu nhiệt, làm giảm nhiệt độ cơ thể và tử vong.
D. Than, củi cháy toả nhiệt mạnh làm tăng nhiệt độ trong phòng lên quá cao.
Câu 74: Cho phản ứng: C2H4(g) + H2(g) → C2H6(g)
Biết năng lượng liên kết của một số liên kết cho trong bảng sau:

Liên kếtH-HC-HC-CC=C
Eb (kJ/mol)436418346612

Giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên là
A. -666kJ B. -134kJ C. -230kJ D. -420kJ
Câu 75: Hoà tan hết 5,6 gam Iron (Fe) trong dung dịch sulfuric acid (H2SO4) đặc, dư, đun nóng.
Sau phản ứng thu được V (L) khí SO2 (đkc, sản phẩm khử duy nhất của S+6) và dung dịch muối
Fe2(SO4)3. Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 2,5 B. 5,0 C. 3,7 D. 7,4
Câu 76: Cho phản ứng tạo thành 2 mol HCl(g) ở điều kiện chuẩn sau đây tỏa ra 184,6 kJ: H2(g) +
Cl2(g) → 2HCl(g) (*)
Cho trong các phát biểu sau
(a) Nhiệt tạo thành chuẩn của HCl(g) là -184,6 kJ mol-1.
(b) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (*) là -184,6 kJ.
(c) Nhiệt tạo thành chuẩn của HCl(g) là -92,3 kJ mol-1.
(d) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (*) là -92,3 kJ.
(e) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (*) là 92,3 kJ.
Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
Trang 5/5 – Mã đề thi 101
Câu 77: Cho 8 gam hỗn hợp X gồm Fe và kim loại R (có hoá trị không đổi) vào dung dịch HCl dư,
sau phản ứng thấy kim loại tan hết và thu được 4,958 lít H2 (đkc). Cũng 8 gam X hoà tan hoàn toàn
trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư, thu được dung dịch Y và 6,1975 lít khí SO2 (sản phẩm khử
duy nhất của S+6, ở đkc). Kim loại R là kim loại nào sau đây?
A. Zn B. Cu C. Mg D. Al
Câu 78: Cho phản ứng xảy ra ở nhiệt độ T (nhiệt độ Kelvin): 2N2O5(g) → 4NO2(g) + O2(g). Lần
lượt thực hiện các thí nghiệm sau:

Thí ngiệmNồng độ đầu của N2O5 (mol.L-1)Tốc độ phân huỷ (mol.L-1.s-1)
10,171,39.10-3
20,342,78.10-3
30,685,56.10-3

Biết năng lượng hoạt hoá của phản ứng là 24,74 kcal.mol-1, hằng số tốc độ của phản ứng ở 298K
bằng 2,03.10-3s-1, 1cal = 4,186J. Giá trị của T gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 401 B. 352 C. 716 D. 308
Câu 79: Tốc độ phản ứng giữa KMnO4 và H2C2O4 có thể được xác định qua sự thay đổi màu của
dung dịch do biến thiên nồng độ của ion MnO4- . Khi tiến hành phản ứng ở nhiệt độ không đổi 25
℃, người ta thu được các số liệu sau:

Thí nghiệmNồng độ MnO4-
(mol.L-1)
Nồng độ H2C2O4
(mol.L-1)
Tốc độ mất đi của
MnO4- (mol.L-1.s-1)
11,08.10-21,985,4.10-5
21,08.10-23,971,1.10-4
32,17.10-21,982,1.10-4

Biểu thức định luật tác dụng khối lượng của phản ứng có dạng: v = k.[MnO4-]a.[H2C2O4]b
(kí hiệu [A] là nồng độ mol/l của chất A)
Giá trị của a và b trong biểu thức trên lần lượt là
A. 1 và 2 B. 2 và 2 C. 2 và 1 D. 1 và 1
Câu 80: Cho các phản ứng sau xảy ra ở điều kiện chuẩn:
CH4(g) + 2O2(g) →CO2(g) + 2H2O(l) rHo298 = -890,36 kJ
CaCO3(s) →CaO(s) + CO2(s) rHo298 = 178,29 kJ
Ở điều kiện chuẩn, cần phải đốt cháy hoàn toàn m gam CH4(g) để cung cấp nhiệt cho phản ứng tạo
2 mol CaO(s) bằng cách nung CaCO3(s). Giả thiết hiệu suất các quá trình đều là 100% và lượng
nhiệt không bị tổn hao. Giá trị gần nhất của m là
A. 1,80 gam. B. 0,90 gam. C. 6,44 gam. D. 3,24 gam.
——– Hết ——–

O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi

Mời các thầy cô xem thêm

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 môn hoá học

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay