Đề thi học kì 2 lớp 10 môn hoá THPT Nguyễn Văn Cừ Hà Nội năm 2022 2023
Sở GD & ĐT Hà Nội Trường THPT Nguyễn Văn Cừ ———-&———– | ĐỀ KIỂM TRA HK II NĂM HỌC 2022-2023 MÔN HÓA HỌC 10 Thời gian làm bài: 45 phút. ————————Y°Y——————– |
Họ và tên HS: ……………………………………………………………Lớp:…………. Hs làm trực tiếp ra đề kiểm tra
Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm)
Câu 1. [KNTT – SBT] Trong phản ứng oxi hoá – khử, chất nhường electron được gọi là
A. chất khử. B. chất oxi hoá. C. acid. D. base.
Câu 2. Số oxi hóa của Cl trong Cl2, HCl, HClO lần lượt là
A. 0, -1, -1. B. 0, +1, +1. C. 0, -1, +1. D. 0, 0, 0.
Câu 3. Quy ước về dấu của nhiệt phản ứng () nào sau đây là đúng?
A. Phản ứng tỏa nhiệt có > 0. B. Phản ứng thu nhiệt có < 0.
C. Phản ứng tỏa nhiệt có < 0. D. Phản ứng thu nhiệt có = 0.
Câu 4. [CTST – SBT] Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng:
2H2(g) + O2(g) 2H2O(l) = -571,68kJ.
Phản ứng trên là phản ứng
A. thu nhiệt. B. tỏa nhiệt.
C. không có sự thay đổi năng lượng. D. có sự hấp thụ nhiệt lượng từ môi trường xung quanh.
Câu 5. [KNTT – SGK] Giá trị trung bình của các năng lượng liên kết ở điều kiện chuẩn:
Liên kết | C-H | C-C | C=C |
Eb (kJ/mol) | 418 | 346 | 612 |
Biến thiên enthalpy của phản ứng C3H8 (g) CH4 (g) + C2H4 (g) có giá trị là
A. +103 kJ. B. -103 kJ. C. +80 kJ. D. -80 kJ.
Câu 6. Tốc độ phản ứng tăng lên khi:
A. Giảm nhiệt độ B. Tăng diện tích tiếp xúc giữa các chất phản ứng
C. Tăng lượng chất xúc tác D. Giảm nồng độ các chất tham gia phản ứng
Câu 7. Khi ninh (hầm) thịt cá, người ta sử dụng những cách sau.
(1) Dùng nồi áp suất (3) Chặt nhỏ thịt cá.
(2)Cho thêm muối vào. (4)Nấu cùng nước lạnh.
Cách làm cho thịt cá nhanh chín hơn là:
A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 4. C. 2, 3, 4. D. 1, 2, 4.
Câu 8. Khi cho cùng một lượng nhôm vào cốc đựng dung dịch axit HCl 0,1M, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi dùng nhôm ở dạng nào sau đây?
A. Dạng viên nhỏ. B. Dạng bột mịn, khuấy đều.
C. Dạng tấm mỏng. D. Dạng nhôm dây.
Câu 9. [CTST – SBT] Halogen tồn tại ở thể lỏng ở điều kiện thường là
A. fluorine. B. bromine. C. Iodine. D. chlorine.
Câu 10. [CTST – SBT] Liên kết trong phân tử đơn chất halogen là
A. liên kết van der Waals. B. liên kết cộng hóa trị.
C. liên kết ion. D. liên kết cho nhận.
Câu 11. Trong dung dịch nước chlorine có chứa các chất nào sau đây?
A. HCl, HClO, Cl2. B. Cl2 và H2O.
C. HCl và Cl2. D. HCl, HClO, Cl2 và H2O.
Câu 12. [KNTT-SBT] Halogen phản ứng mãnh liệt với hydrogen ngay cả trong bóng tối là
A. F2. B. I2. C. Cl2. D. Br2.
Câu 13. [CTST – SBT] Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong tự nhiên không tồn tại đơn chất halogen.
B. Tính oxi hoá của đơn chất halogen giảm dần từ F2 đến I2.
C. Khí chlorine ẩm và nước chlorine đều có tính tẩy màu.
D. Fluorine có tính oxi hoá mạnh hơn chlorine, oxi hoá Cl– trong dung dịch NaCl thành Cl2
Câu 14. Trong phản ứng điều chế khí oxygen trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân muối potassium chlorate (KClO3):
(a) Dùng chất xúc tác manganese dioxide (MnO2).
(b) Nung hỗn hợp potassium chlorate và manganese dioxide ở nhiệt độ cao.
(c) Dùng phương pháp dời nước để thu khí oxygen.
Những biện pháp nào dưới đây được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng là
A. a, c. B. a, b. C. b, c. D. a, b, c.
Câu 15. [KNTT-SBT] Halogen nào sau đây được dùng để khử trùng nước sinh hoạt?
A. F2. B. I2. C. Cl2. D. Br2.
Phần II. Tự luận: (5 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Viết phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau, cho biết vai trò của các Halogen trong các phương trình phản ứng:
(a) Cho kim loại Zn tác dụng với Br2, đun nóng.
(b) Cho Cl2 tác dụng với nước
(c) Cho Br2 tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng.
(d) Cho H2 tác dụng với I2, xúc tác, đun nóng.
Câu 2 (2 điểm). NOCl là chất khí độc, sinh ra do sự phân hủy nước cường toan (hỗn hợp HNO3 và HCl có tỉ lệ 1:3) NOCl có tính oxi hóa mạnh, ở nhiệt độ cao bị phân hủy theo phản ứng hóa học sau:
2NOCl 2NO + Cl2. Tốc độ phản ứng ở 700C là 2.10-7 mol/(L.s) và ở 800C là 4,5.10-7 mol/(L.s).
(a) Tính hệ số nhiệt độ của phản ứng.
(b) Tính tốc độ phản ứng ở 600C.
Câu 3 (1 điểm). “Muối iốt” có thành phần chính là sodium chloride (NaCl) có bổ sung một lượng nhỏ potassium iodide (KI) nhằm bổ sung nguyên tố vi lượng iodine cho cơ thể, ngăn bệnh bướu cổ, phòng ngừa khuyết tật trí tuệ và phát triển, … Trong 100 g muối iốt có chứa hàm lượng ion iodide dao động từ 2 200 g – 2 500 g; lượng iodide cần thiết cho một thiếu niên hay trưởng thành từ 66 g – 110 g/ngày. Trung bình, một thiếu niên hay trưởng thành cần bao nhiêu g muối iốt trong một ngày?
(Cho biết M của các nguyên tử Halogen là: F=19; Cl=35,5; Br=80; I=127)
Bài làm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
ĐA |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Sở GD & ĐT Hà Nội Trường THPT Nguyễn Văn Cừ ———-&———– | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK II NĂM HỌC 2022-2023 MÔN HÓA HỌC 10 Thời gian làm bài: 45 phút. ————————Y°Y——————– |
Họ và tên HS: ……………………………………………………………Lớp:…………. Hs làm trực tiếp ra đề kiểm tra
Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm)
Câu 1. [KNTT – SBT] Phản ứng kèm theo sự cho và nhận electron được gọi là phản ứng
A. đốt cháy. B. phân huỷ. C. trao đổi. D. oxi hoá – khử.
Câu 2. Số oxi hóa của Na, Mg, Al trong Na+, Mg2+, Al3+ lần lượt là
A. -1, -2, -3. B. +1, +2, +3. C. -1, +2, +3. D. +1, +2, -3
Câu 3. Nhiệt tạo thành chuẩn của một chất là nhiệt lượng tạo thành 1 mol chất đó từ chất nào ở điều kiện chuẩn?
A. những hợp chất bền vững nhất. B. những đơn chất bền vững nhất.
C. những oxide có hóa trị cao nhất. D. những dạng tồn tại bền nhất trong tự nhiên.
Câu 4. [CTST – SBT] Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng:
N2(g) + O2(g) 2NO(l) = +179,20kJ
Phản ứng trên là phản ứng
A. thu nhiệt. B. không có sự thay đổi năng lượng.
C. tỏa nhiệt. D. có sự giải phóng nhiệt lượng ra môi trường.
Câu 5. Cho phản ứng sau: 2SO2 (g) + O2 (g) 2SO3 (g)
(kJ mol-1) –296,83 0 –395,72
Biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn có giá trị là
A. –98,89 kJ. B. –197,78 kJ. C. 98,89 kJ. D. 197,78 kJ.
Câu 6. [CTST- SBT] Khi tăng nồng độ chất tham gia, thì
A. tốc độ phản ứng tăng. B. tốc độ phản ứng giảm.
C. thông ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. D. có thể tăng hoặc giảm tốc độ phản ứng.
Câu 7. Thực hiện phản ứng: 2H2O2 (l) → 2H2O (l) + O2 (g)
Cho các yếu tố: (1) tăng nồng độ H2O2, (2) giảm nhiệt độ, (3) thêm xúc tác MnO2. Những yếu tố làm tăng tốc độ phản ứng là
A. 1, 3. B. chỉ 3. C. 1, 2. D. 1, 2, 3.
Câu 8. Yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ của phản ứng rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu?
A. Nhiệt độ. B. Chất xúc tác. C. Nồng độ. D. Áp suất.
Câu 9. [KNTT-SBT] Ở điều kiện thường, halogen tồn tại ở thể rắn, có màu đen tím là
A. Flo. B. Chlorine. C. Iot. D. Brom.
Câu 10. Trong hợp chất, nguyên tố fluorine chỉ thể hiện số oxi hóa là
A. 0. B. +1. C. -1. D. +3.
Câu 11. [KNTT-SBT] Trong cơ thể người, nguyên tố iodine tập trung ở tuyến nào dưới đây?
A. Tuyến giáp trạng. B. Tuyến tụy. C. Tuyến yên.. D. Tuyến thượng thận.
Câu 12. [KNTT-SBT] Trong nhóm halogen, nguyên tử nguyên tố thể hiện khuynh hướng nhận 1 electron yếu nhất là
A. fluorine. B. chlorine. C. iodine. D. bromine.
Câu 13. [CD – SBT] Nguyên nhân dẫn tới nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen tăng từ fluorine đến iodine là do từ fluorine đến iodine,
A. khối lượng phân tử và tương tác van der Waals đều tăng.
B. tính phi kim giảm và tương tác van der Waals tăng.
C. khối lượng phân tử tăng và tương tác van der Waals giảm.
D. độ âm điện và tương tác van der Waals đều giảm.
Câu 14. Cho Fe (hạt) phản ứng với dung dịch HCl 1M. Thay đổi các yếu tố sau:
(1) Thêm vào hệ một lượng nhỏ dung dịch CuSO4.
(2) Thêm thể tích dung dịch HCl 1M lên thể tích gấp đôi.
(3) Nghiền nhỏ hạt sắt thành bột sắt.
(4) Pha loãng dung dịch HCl bằng nước cất lên thể tích gấp đôi.
Có bao nhiêu cách thay đổi tốc độ phản ứng?
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 15. Chlorine không phản ứng với chất nào sau đây?
A. NaOH. B. NaCl. C. Ca(OH)2. D. NaBr.
Phần II. Tự luận: (5 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Viết phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau, cho biết vai trò của các Halogen trong các phương trình phản ứng:
(a) Cho kim loại Na tác dụng với Br2, đun nóng.
(b) Cho F2 tác dụng với nước
(c) Cho Cl2 tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng.
(d) Cho H2 tác dụng với I2, xúc tác, đun nóng.
Câu 2 (2 điểm). . Ở 200C, tốc độ một phản ứng là 0,05 mol/(L.min). Ở 300C, tốc độ phản ứng này là 0,15 mol/(L.min).
(a) Hãy tính hệ số nhiệt độ Van’t Hoff của phản ứng trên.
(b) Dự đoán tốc độ phản ứng trên ở 400C (giả thiết hệ số nhiệt độ trong khoảng nhiệt độ này không đổi).
Câu 3 (1 điểm). . Trong các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt thì khâu cuối cùng của việc xử lí nước là khử trùng nước. Một trong các phương pháp khử trùng nước đang được dùng phổ biến ở nước ta là dùng chlorine. Lượng chlorine được bơm vào nước trong bể tiếp xúc theo tỉ lệ 5 g/m3. Nếu với dân số Hà Nội là 3 triệu, mỗi người dùng 200L nước/ ngày, thì các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt cần dùng bao nhiêu kg chlorine mỗi ngày cho việc xử lí nước?
(Cho biết M của các nguyên tử Halogen là: F=19; Cl=35,5; Br=80; I=127)
Bài làm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
ĐA |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi
Mời các thầy cô xem thêm