dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Đề thi HSG lớp 10 môn hoá THPT Bình Minh Ninh Bình năm 2022 2023

Đề thi HSG lớp 10 môn hoá THPT Bình Minh Ninh Bình năm 2022 2023

SỞ GD & ĐT NINH BÌNH TRƯỜNG THPT BÌNH MINH   Mã đề thi: 001  KỲ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG Đề thi HSG lớp 10 môn hoá THPT Bình Minh Ninh Bình năm 2022 2023 1NĂM HỌC 2022- 2023 ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC 10 Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh:…………………………………………………………… Mã số: ………………………..

Cho:  (Be = 9; Mg=24; Ca 40; Sr = 87,5; Ba=137; Cl=35,5; H=1; Cu=64; S =32; C=12; Si=28;  P=31; I=127, Br=80, F=19; O=16)

(Độ âm điện: H=2,20; S = 2,58.; Cl=3,16; O=3,44; Ba =0,89; K=0,82; C= 2,55; Ca = 1,0)

(Số hiệu nguyên tử (Z): H=1; S = 16; Cl=17; O=8;K=19; C= 6; Ca = 20; Al =13; Mg =12;Na = 11;

F =9, Ne =10)

Câu 41: Hoà tan hết 3,6 gam hh Al, Mg trong dd HNO3 thấy thoát ra 1,7353 lít khí gồm NO và N2O ở đkc và có tỉ khối so với H2 là 18. Khối lưọng tương ứng của các kim loại là (g)

   A. 2,46 và 1,14               B. 2,26 và 1,34               C. 2,36 và 1,24               D. 2,16 và 1,44

Câu 42: X ở chu kì 3,Y ở chu kì 2. Tổng số electron lớp ngoài cùng của X và Y là 12. Ở trạng thái cơ bản số electron p của X nhiều hơn của Y là 8.Vậy X và Y thuộc nhóm nào?

   A. X thuộc nhóm VA; Y thuộc nhóm IIIA.             B. X thuộc nhóm VIIA; Y thuộc nhóm VA.

   C. X thuộc nhóm VIA; Y thuộc nhóm IIIA.           D. X thuộc nhóm IVA; Y thuộc nhóm VA.

Câu 43: Dãy nào sau đây không chứa hợp chất ion?

   A. CO2, Cl2, CCl4.          B. KCl, OF2, H2S.           C. BF3, AlF3, CH4.         D. I2, CaO, CaCl2.

Câu 44: Cấu trúc electron nào sau đây là của phi kim:

            (1). 1s22s22p63s23p4.                                                            (4). [Ar]3d54s1.

            (2). 1s22s22p63s23p63d24s2.                                                 (5). [Ne]3s23p3.

            (3). 1s22s22p63s23p63d104s24p3.                                          (6). [Ne]3s23p64s2.

   A. (2), (4), (6).                B. (1), (3), (5).                C. (2), (3), (4).                D. (1), (2), (3).

Câu 45: Thực hiện các phản ứng hóa học sau:

(a) Đề thi HSG lớp 10 môn hoá THPT Bình Minh Ninh Bình năm 2022 2023 2                     (b) Đề thi HSG lớp 10 môn hoá THPT Bình Minh Ninh Bình năm 2022 2023 3

(c) Đề thi HSG lớp 10 môn hoá THPT Bình Minh Ninh Bình năm 2022 2023 4                     (d) Đề thi HSG lớp 10 môn hoá THPT Bình Minh Ninh Bình năm 2022 2023 5

Số phản ứng sulfur đóng vai trò chất oxi hóa là

   A. 3.                                 B. 1.                                  C. 2.                                 D. 4.

Câu 46: Nguyên tử nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 20,826.10-19C. Hạt nhân nguyên tử X có khối lượng gần đúng là 45,194. 10-27kg. Cho các nhận định sau về X:

(1). Ion tương ứng của X sẽ có cấu hình electron là: 1s22s22p6.   

(2). Oxit tương ứng của X tác dụng được với dung dịch NaOH.     

(3). X có thuộc chu kỳ 2 trong bảng tuần hoàn.

(4). X là nguyên tố phi kim.

(5). X không tác dụng được với nước ở điều kiện thường.

Có bao nhiêu nhận định không đúng trong các nhận định cho ở trên ?

   A. 2.                                 B. 3.                                  C. 1.                                 D. 4.

Câu 47: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (p, n, e) là 28. Cho các phát biểu sau về X:

(a) Trong hợp chất của X, X có số oxi hóa là -1.

(b) Oxit cao nhất của X là X2O7.

(c) X là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn.

(d) X là nguyên tố có bán kính nguyên tử lớn nhất trong bảng tuần hoàn.

(e) Trong bảng tuần hoàn, X thuộc chu kỳ 2.

     Số các phát biểu sai

   A. 2.                                 B. 3.                                  C. 1                                  D. 0.

Câu 48: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn:

(1) Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử ;

(2) Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp vào cùng một hàng ;

(3) Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp vào một cột ;

(4) Số thứ tự của ô nguyên tố bằng số hiệu của nguyên tố đó

Số nguyên tắc đúng là

   A. 1.                                 B. 4.                                  C. 3.                                 D. 2.

Câu 49: Cho các phản ứng oxi hoá- khử sau:

3I2 + 3H2OĐề thi HSG lớp 10 môn hoá THPT Bình Minh Ninh Bình năm 2022 2023 6 HIO3 + 5HI(1); HgOĐề thi HSG lớp 10 môn hoá THPT Bình Minh Ninh Bình năm 2022 2023 62Hg + O2(2)
4K2SO3Đề thi HSG lớp 10 môn hoá THPT Bình Minh Ninh Bình năm 2022 2023 63K2SO4 + K2S(3); KNO3Đề thi HSG lớp 10 môn hoá THPT Bình Minh Ninh Bình năm 2022 2023 6KNO2 + O2(4)
2KClO3Đề thi HSG lớp 10 môn hoá THPT Bình Minh Ninh Bình năm 2022 2023 62KCl + 3O2(5); 3NO2 + H2OĐề thi HSG lớp 10 môn hoá THPT Bình Minh Ninh Bình năm 2022 2023 62HNO3 + NO(6)
4HClO4Đề thi HSG lớp 10 môn hoá THPT Bình Minh Ninh Bình năm 2022 2023 6 2Cl2+ 7O2 + 2H2O(7); 3S + 6KOH Đề thi HSG lớp 10 môn hoá THPT Bình Minh Ninh Bình năm 2022 2023 62K2S+ K2SO3 + 3H2O(8)
Cl2 + KOHĐề thi HSG lớp 10 môn hoá THPT Bình Minh Ninh Bình năm 2022 2023 6KCl +KClO3 + H2O(9); KMnO4Đề thi HSG lớp 10 môn hoá THPT Bình Minh Ninh Bình năm 2022 2023 6K2MnO4 + MnO2 + O2(10)

Trong số các phản ứng oxi hoá – khử trên,số phản ứng oxi hoá – khử nội phân tử là

   A. 4.                                 B. 5.                                  C. 3.                                 D. 2.

Câu 50: Cho các phản ứng sau:

Có bao nhiêu phản ứng trong đó NH3 không đóng vai trò là chất khử?

   A. 1.                                 B. 2.                                  C. 3.                                 D. 4.

Câu 51: Phát biểu nào sau đây đúng?

   A. Trong phản ứng hóa học 4HCl + MnO2Đề thi HSG lớp 10 môn hoá THPT Bình Minh Ninh Bình năm 2022 2023 16 MnCl2 + Cl2+ 2H2O, MnO2 là chất oxi hóa và đã khử Cl lên Cl2o.

   B. Trong phản ứng hóa học H2 + Cl2Đề thi HSG lớp 10 môn hoá THPT Bình Minh Ninh Bình năm 2022 2023 162HCl, H2 đã chuyển hẳn 2 electron cho Cl2.

   C. Trong phản ứng của kim loại với các phi kim và axit, kim loại đều đóng vai trò là chất khử.

   D. Tất cả các nguyên tố có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng đều là các nguyên tố kim loại.

Câu 52: M thuộc nhóm IIA, X thuộc nhóm VIA. Trong oxit cao nhất M chiếm 71,43% khối lượng, còn X chiếm 40% khối lượng. Liên kết giữa X và M trong hợp chất thuộc loại liên kết nào sau đây?

   A. Liên kết ion.

   B. Liên kết cộng hoá trị phân cực.

   C. Liên kết cho nhận

   D. Liên kết cộng hoá trị không phân cực.

Câu 53: Nguyên tố X thuộc loại nguyên tố d, nguyên tử X có 5 electron hoá trị và lớp electron ngoài cùng thuộc lớp N. Cấu hình electron của X là

   A. 1s22s22p63s23p63d34s2.                                      B. 1s22s22p63s23p63d104s24p3.

   C. 1s22s22p63s23p63d54s2.                                      D. 1s22s22p63s23p64s23d3.

Câu 54: Copper có hai đồng vị 63Cu (chiếm 73% số nguyên tử) còn lại là đồng vị 65Cu. Khối lượng gần đúng của 63Cu có trong 7,977 gam CuSO4 là ( Cho S =32, O=16)

   A. 2,30 gam.                    B. 2,20 gam.                    C. 2,25 gam.                   D. 2,15 gam.

Câu 55: Cho các chất và ion sau: Zn, Cl2, FeO, SO2, H2S, Fe2+, Cu2+, Ag+. Số lượng chất và ion vừa có thể là chất khử vừa có thể là chất oxi hoá là

   A. 5.                                 B. 6.                                  C. 3.                                 D. 4.

Câu 56: Cho các hạt sau: Al (Z=13), Al3+, Na (Z=11), Na+, Mg (Z=12), Mg2+, F, O2-. Dãy các hạt xếp theo chiều giảm dần bán kính là (Biết F (Z=9), O (Z=8))

   A. Al > Mg > Na > O 2-> F> Na+ > Mg2+ > Al3+.

   B. Na > Mg > Al > O 2-> F> Na+ > Mg2+ > Al3+.

   C. Na > Mg > Al > O 2-> F> Al3+ > Mg2+ > Na+.

   D. Na > Mg > Al > F> O2 – > Al3+ > Mg2+ > Na+.

Câu 57: Hợp chất ion M được tạo nên từ cation X+ và anion Y2-. Mỗi ion đều có 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong X+ bằng 11, còn tổng số electron  trong Y2- là 50. Biết rằng hai nguyên tố trong Y2- ở cùng phân nhóm chính và thuộc hai chu kỳ kế tiếp nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tổng số liên kết cộng hóa trị (kể cả liên kết cho nhận) trong M là

   A. 16.                               B. 12.                               C. 14.                               D. 10.

Câu 58: Nguyên tử X và Y có cấu hình electron ngoài cùng lần lượt là 3sx và 3py. Biết phân lớp 3s của hai nguyên tử hơn kém nhau một electron và x + y = 2. Cấu hình electron ngoài cùng của X và Y lần lượt là

   A. 3s1 và 3s23p1.             B. 3s1 và 3s23p2.             C. 3s2 và 3s23p2.            D. 3s2 và 3s23p1.

Câu 59: Quy tắc octet không được sử dụng khi xem xét sự hình thành của hai loại liên kết hoặc tươmg tác nào sau đây?

       (1) Liên kết cộng hóa trị.                 (2) Liên kết ion.

            (3) Liên kết hydrogen.                     (4) Tương tác van der Waals.

   A. (2) và (3).                   B. (1) và (2).                   C. (2) và (3).                   D. (3) và (4).

Câu 60: Hoà tan 13,92g Fe3O4 bằng HNO3 thu được 1,4874 lít  NxOy (đkc). Khí NxOy có công thức là

   A. NO                               B. N2O3                            C. N2O                             D. NO2

Câu 61: Cho các chất sau: Cl2; HCl; NaCl; KClO3; HClO4; số oxi hóa của nguyên tử Chlorine trong phân tử các chất trên lần lượt là

   A. 0; +1; +1; +5; +7.      B. 0; 1; 1; 5; 7.                C. 1; -1; -1; -5; -7.         D. 0; -1; -1; +5; +7.

Câu 62: Hoà tan hoàn toàn 45,9g kim loại R bằng dd HNO3 loãng thu được 29,748 lit (đkc) hỗn hợp khí N2O và NO, trong đó số mol NO gấp 3 lần số mol N2O. Kim loại R là:

   A. Mg                               B. Fe                                 C. Zn                                D. Al

Câu 63: Mg có 3 đồng vị 24Mg, 25Mg và  26Mg. Cl có đồng vị 35Cl và 37Cl. Có bao nhiêu loại phân tử MgCl2 khác tạo nên từ các đồng vị của 2 nguyên tố đó ?

   A. 12.                               B. 9.                                  C. 10.                               D. 6.

Câu 64: Hai nguyên tố X, Y thuộc một nhóm A và ở hai chu kỳ liên tiếp, có tổng số hạt mang điện là 44. Trong bảng tuần hòa X, Y thuộc nhóm

   A. VIA.                            B. VIIA.                           C. VA.                             D. IVA.

Câu 65: Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) của nguyên tố X là 40. Biết số hạt notron nhiều hơn số hạt proton là 1 hạt. Nguyên tố X là

   A. nguyên tố d                B. nguyên tố s.                C. nguyên tố p.               D. nguyên tố f.

Câu 66: Dãy gồm các ion X+, Y và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6

   A. K+, Cl , Ar.               B. Li+, F , Ne.               C. Na+, F , Ne.              D. Na+, Cl , Ar.

Câu 67: Ở Trạng thái cơ bản

– Phân lớp electron ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là np2n+1.

– Tổng số electron trên các phân lớp p của nguyên tử nguyên tố Y là 7.

– Số hạt mang điện trong nguyên tử nguyên tố Z nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử nguyên tố X là 20  hạt.

Nhận xét nào sau đây là sai ?

   A. Oxide và hiđroxide của Y có tính lưỡng tính.

   B. Tính phi kim giảm dần theo thứ tự X, Z, Y.

   C. X là nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất.

   D. Nguyên tố X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp.

Câu 68: Nguyên tử nguyên tố X (Z=26), vị trí X trong bảng tuần hoàn là

   A. chu kỳ 3, nhóm VIIIB.                                        B. chu kỳ 4, nhóm IIA.

   C. chu kỳ 4, nhóm VIB.                                          D. chu kỳ 4, nhóm VIIIB.

Câu 69: Dãy phân tử nào cho dưới đây đều có liên kết cộng hoá trị không phân cực?

   A. N2, CO2,  Cl2,  H2.                                               B. N2,  Cl2,  H2,  HCl.

   C. N2, HI,  Cl2, CH4.                                                D. Cl2, O2. N2, F2.

Câu 70: Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số hạt là 34, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Cho một số nhận xét sau về X:

(a) Nguyên tử X (ở trạng thái cơ bản) có 1 electron ở lớp ngoài cùng.

(b) Đơn chất X dễ bị oxi hóa bởi nước ở điều kiện thường.

(c) X tác dụng với Cl2 tạo thành hợp chất ion.

(d) X là nguyên tố phi kim.

(g) X có tính kim loại mạnh hơn Ba.

Số nhận xét đúng là

   A. 4.                                 B. 2.                                  C. 3.                                 D. 1.

Câu 71: Nhóm hợp chất nào sau đây đều là hợp chất ion ?

   A. K2O, BaCl2.               B. H2S, Na2O.                 C. CH4, CO2.                  D. SO2, KCl.

Câu 72: Cho phản ứng: FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 Đề thi HSG lớp 10 môn hoá THPT Bình Minh Ninh Bình năm 2022 2023 18 Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O

Tổng hệ số cân bằng của phản ứng sau là

   A. 35                                B. 34                                C. 36                                D. 38

Câu 73: Chromium (Cr) có cấu trúc mạng lập phương tâm khối trong đó thể tích các nguyên tử chiếm 68% thể tích tinh thể. Khối lượng riêng của chromium là 7,2 g/cm3. Nếu xem nguyên tử Cr có dạng hình cầu thì bán kính gần đúng của nó là bao nhiêu? Biết khối lượng nguyên tử của Cr là 52.

   A. 1,97.10-8 cm.              B. 1,25.10-8 cm.              C. 1,79.10-8 cm .             D. 1,44.10-8 cm.

Câu 74: X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A liên tiếp. Tổng số proton của nguyên tử X và Y là 25. Y thuộc nhóm VIA. Đơn chất X phản ứng trực tiếp với đơn chất Y. Nhận xét nào sau đây về X, Y là đúng?

   A. X thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn.

   B. Công thức oxide cao nhất của X là X2O5.

   C. Độ âm điện của Y lớn hơn độ âm điện của X.

   D. Công thức hidroxide cao nhất của Y là H2YO4.

Câu 75: Nguyên tử nguyên tố X có electron cuối cùng thuộc phân lớp s, nguyên tử nguyên tố Y có electron cuối cùng thuộc phân lớp p. X,Y đều thuộc nhóm A. Biết rằng tổng số electron trong nguyên tử của X và Y là 20. Bản chất của liên kết hóa học trong hợp chất X – Y là?

A. Sự góp chung đôi electron.

B. Sự góp đôi electron từ một nguyên tử.

C. Sự tương tác yếu giữa hai nguyên tử có chênh lệch độ âm điện lớn.

D. Lực hút tĩnh điện giữa hai ion trái dấu.

Câu 76: Ion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. Vị trí X trong bảng tuần hoàn là

   A. ô thứ 8 , chu kì 2 nhóm VIA.                             B. ô thứ 12 chu kì 3 nhóm IIA.

   C. ô thứ 10 chu kì 2 nhóm VIIIA.                          D. ô thứ 9 chu kì 2 nhóm VIIA.

Câu 77: Hợp chất T có công thức phân tử là M2X. Trong T, tổng số hạt cơ bản (proton, notron, electron) là 164, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52. Số hạt không mang điện trong nguyên tử X nhỏ hơn số hạt không mang điện trong nguyên tử M là 4. Số electron trong M+ và trong X2- bằng nhau. Hiệu số số khối AM-AX có giá trị bằng.

   A. 3.                                 B. 9.                                  C. 15.                               D. 7 .

Câu 78: Nguyên tử nguyên tố X cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ns2np2. Trong hợp chất của X với H, H chiếm 12,5% về khối lượng. % khối lượng của X trong oxide cao nhất gần nhất với giá trị nào trong các giá trị sau đây ?

   A. 53,33.                          B. 72,73.                          C. 27,27.                         D. 46,67.

Câu 79: Cho ion nguyên tử kí hiệu Đề thi HSG lớp 10 môn hoá THPT Bình Minh Ninh Bình năm 2022 2023 19. Tổng số hạt mang điện trong ion đó là

   A. 18                                B. 37                                C. 19                                D. 38

Câu 80: X là nguyên tố kim loại, có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 4s2. Số nguyên tố hóa học thỏa mãn với điều kiện của X là

   A. 8.                                 B. 9.                                  C. 10.                               D. 1.

———– HẾT ———-

O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi

Các thầy cô có thể xem thêm nhiều đề thi hsg của các tỉnh khác tại

Tổng hợp đề thi hsg lớp 10 môn hoá học

Tổng hợp đề thi hsg lớp 11 môn hóa học

Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay