dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Giáo án hoá 10 Bài 13 Phản ứng oxi hoá khử

BÀI 13: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
I. Mục tiêu

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
  1. Kiến thức
  • Nêu được khái niệm và xác định được số oxi hóa của nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất.
  • Nêu được khái niệm phản ứng oxi hóa khử và ý nghĩa của phản ứng oxi hóa-khử.
  • Mô tả được một số phản ứng oxi hóa-khử quan trọng gắn liền với cuộc sống.
  • Trình bày được các bước cân bằng phản ứng oxi hóa-khử bằng phương pháp thăng bằng electron.
  1. Năng lực
    2.1. Năng lực chung:
  • Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong sách giáo khoa (SGK), quan sát hình ảnh về mô hình nguyên tử để tìm hiểu về quá trình nhường electron, nhận electron.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu về số oxi hóa, cách xác định số oxi hóa, một số khái niệm phản ứng oxi hóa-khử, cân bằng phản ứng oxi hóa-khử.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được cách xác định số oxi hóa, nắm được cách cân bằng phản ứng oxi hóa-khử.
    2.2. Năng lực hóa học:
    a. Nhận thức hoá học:
  • Nêu được số oxi hoá của nguyên tố trong các phân tử đơn chất và hợp chất.
  • Nêu được những quy tắc xác định số oxi hoá của nguyên tố.
  • Nêu được các khái niệm chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa, quá trình khử, phản ứng oxi hóa-khử.
  • Trình bày được các bước cân bằng phản ứng oxi hóa-khử bằng phương pháp thăng bằng electron.
  • Nêu được ý nghĩa của phản ứng oxi hoá – khử trong thực tiễn.
    b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, hoạt động nhóm, trao đổi (pair) và chia sẽ (share) kiến thức.
    c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được hiện tượng trong tự nhiên:
  • Quá trình quang hợp của cây xanh.
  • Quá trình hô hấp của động vật nói chung và con người nói riêng
  • Hiện tượng bị gỉ của các vật liệu bằng kim loại (aluminium, iron, copper,…).
  • Quá trình đốt cháy nhiên liệu (than, xăng, dầu,…) trong cuộc sống.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK về số oxi hóa, cách xác định số oxi hóa, khái niệm phản ứng oxi hóa khử, cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử.
  • Nhân ái với bạn bè, chia sẽ, trao đổi kiến thức với nhau trong các quá trình hoạt động.
  • Trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao.
    II. Thiết bị dạy học và học liệu
  • Hình ảnh quá trình đinh ốc bị gỉ, một số phản ứng oxi hóa khử có ý nghĩa thực tiễn…
  • Phiếu bài tập số 1, số 2,…, số 5.
    III. Tiến trình dạy học
    Hoạt động 1: Khởi động
    a) Mục tiêu:
  • Huy động được một số kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có của bản thân học sinh (HS) về các phản ứng oxi hóa – khử xảy ra trong đời sống thực tiễn để kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới.
  • Tạo một tâm thế thoải mái trước khi bước vào tiết học.
    b) Nội dung:
    Giáo viên (GV) sử dụng một số hình ảnh có trong thực tiễn liên quan đến phản ứng oxi hóa-khử (vật liệu bằng kim loại bị gỉ, đốt cháy nhiên liệu, quá trình luyện kim, sự cháy nổ,…) nhằm tạo hứng thú và kích thích sự tò mò tìm hiểu về kiến thức phản ứng oxi hóa-khử của HS.

Sự cháy Sự nổ Quá trình luyện kim

Đốt cháy nhiên liệu Xe đạp, tàu bị gỉ
Một số hình ảnh có thể sử dụng

c) Sản phẩm:
HS có thể nêu được một số phản ứng oxi hóa – khử trong thực tiễn: Sắt bị gỉ, đốt cháy than, củi, quá tình luyện kim trong nhà máy,…
d) Tổ chức thực hiện:
GV tổ chức cho HS học tập theo kĩ thuật Think – Pair – Share, thực hiện các hoạt động sau và hoàn thành phiếu học tập số 1:

  • Think (Suy nghĩ cá nhân): GV chiếu một số hình ảnh, yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi dưới đây:
  • Em thấy những hiện tượng gì qua các hình ảnh trên?
  • Nguyên nhân nào dẫn đến các hiện tượng trên?
  • Pair (Trao đổi cặp đôi): Hai HS ngồi cạnh nhau chia sẻ suy nghĩ của mình theo câu hỏi ở hoạt động trên với nhau.
  • Share (chia sẻ ý kiến với cả lớp): GV mời một số cặp HS đại diện ở mỗi nhóm chia sẻ câu trả lời với cả lớp.
    Sau đó các nhóm khác đóng góp ý kiến bổ sung.
  • GV theo dõi, quan sát mọi hoạt động của học sinh, kịp thời phát hiện những vướng mắc, khó khăn của HS để có biện pháp xử lý.
  • Sau khi HS trả lời xong, GV nhận xét và tổng kết các kết quả đạt được của các nhóm HS
    Hình thức đánh giá: Thông qua kết quả hoạt động nhóm của HS (Phiếu ghi kết quả hoạt động), GV đánh giá những kiến thức ban đầu HS đã có về phản ứng oxi hóa – khử, trên cơ sở đó khai thác và vận dụng vào trong quá trình tổ chức các hoạt động học tiếp theo.

Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về số oxi hóa
a) Mục tiêu:

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
  • Nêu được khái niệm oxi hóa.
  • Trình bày được các quy tắc xác định số oxi hóa.
  • Vận dụng được quy tắc để xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các đơn chất, hợp chất và ion.
  • Rèn năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
    b) Nội dung: HS nghiên cứu SGK, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, dưới sự tổ chức và hướng dẫn của GV hoàn thành nội dung phiếu học tập số 2.
    c) Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 2.
    d) Tổ chức thực hiện:
    Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến
    Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
  • Gv phát phiếu học tập số 2 giao nhiệm vụ cho hs.
  • HĐ cá nhân: HS độc lập nghiên cứu sgk và hoàn thành nội dung phiếu học tập số 2, mỗi HS ghi câu trả lời của mình vào 1 mảnh giấy màu nhỏ dán xung quanh tờ giấy A3 của nhóm.
  • HĐ nhóm: (Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn) HS thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 2, ghi sản phẩm của nhóm sau khi đã thảo luận thống nhất vào tờ giấy A3 của nhóm mình.
  • GV theo dõi, quan sát mọi hoạt động của học sinh, kịp thời phát hiện những vướng mắc, khó khăn của học sinh để có biện pháp xử lý.
  • HĐ chung cả lớp: GV mời 4 nhóm treo kết quả của mình lên bảng, GV mời từng nhóm trình bày, các nhóm khác tham gia phản biện. GV chốt lại kiến thức.
    Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
    HS: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 2.
    Bước 3: Báo cáo, thảo luận
  • GV gọi đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm của nhóm mình.
  • Các nhóm khác phản biện, góp ý.
    Bước 4: Kết luận, nhận định
  • Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
  • Giáo viên chốt lại kiến thức, nhận xét, đánh giá. I. Số oxi hóa
  1. Khái niệm số oxi hóa
    Số oxi hóa của mốt nguyên tử một nguyên tố trong hợp chất là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó với giả định đây là hợp chất ion.
  2. Cách xác định số oxi hóa của nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất
  • Quy tắc 1:
  • Số oxi hóa của nguyên tử nguyên tố trong đơn chất bằng không.
  • Trong các hợp chất: Số oxi hóa của H là +1 (trử một số hydride NaH, CaH2,..; Số oxi hóa của O là -2 (trừ một số trường hợp như OF2, H2O2,…); Số oxi hóa của các kim loại kiềm (nhóm IA: Li, Na, K,…) luôn là +1, kim loại kiềm thổ (nhóm IIA: Be, mg, Ca, Ba,…) luôn là +2, số oxi hóa cúa Al là +3.
  • Quy tắc 2: Tổng số oxi hóa của các nguyên tử trong phân tử bằng 0, của một ion đa nguyên tử bằng chính điện tích của ion đó.
    Ví dụ:
    ; ; ; ;

Hoạt động 2.2: Một số khái niệm về phản ứng oxi hóa khử
Mục tiêu:

  • Nêu được các khái niệm: Chất khử, chất oxi hoá, quá trình khử, quá trình oxi hóa và phản ứng oxi hoá – khử
  • Xác định được số oxi hóa của các nguyên tố trong phương trình phản ứng – Viết được các quá trình thể hiện sự thay đổi số oxi hóa
    Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến
    Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
  • Gv phát phiếu học tập số 3 giao nhiệm vụ cho hs.
  • HĐ cá nhân: HS độc lập nghiên cứu sgk và hoàn thành nội dung phiếu học tập số 3.
  • HĐ nhóm: HS thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 3, ghi sản phẩm của nhóm sau khi đã thảo luận thống nhất vào tờ giấy A3 của nhóm mình.
  • GV theo dõi, quan sát mọi hoạt động của học sinh, kịp thời phát hiện những vướng mắc, khó khăn của học sinh để có biện pháp xử lý.
  • HĐ chung cả lớp: GV mời 4 nhóm treo kết quả của mình lên bảng, GV mời đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác đối chiếu, phản biện. GV chốt lại kiến thức.
    Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
    HS: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 3.
    Bước 3: Báo cáo, thảo luận
  • GV gọi đại diện 1 nhóm báo cáo sản phẩm của nhóm mình.
  • Các nhóm khác đối chiếu, phản biện, góp ý.
    Bước 4: Kết luận, nhận định
  • Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
  • Giáo viên chốt lại kiến thức, nhận xét, đánh giá. II. Phản ứng oxi hóa – khử
  1. Một số khái niệm
  • Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của ít nhất một nguyên tố hóa học.
  • Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhường electron.
  • Chất oxi hóa (chất bị khử) là chất nhận electron.
  • Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) là quá trình nhường electron.
  • Quá trình khử (sự khử) là quá trình nhận electron.
    Ví dụ:

Hoạt động 2.3: Cân bằng phản ứng oxi hóa khử
Mục tiêu:

  • Nêu được phương pháp và các bước lập phương trình hóa học theo phương pháp thăng bằng electron.
  • Trình bày được các bước cân bằng được phản ứng oxi hóa – khử bằng phương pháp thăng bằng electron.
    Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến
    Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
  • Gv phát phiếu học tập số 4 giao nhiệm vụ cho hs.
  • HĐ cá nhân: HS độc lập nghiên cứu SGK và hoàn thành nội dung phiếu học tập số 4, mỗi HS ghi câu trả lời của mình vào 1 mảnh giấy màu nhỏ dán xung quanh tờ giấy A3 của nhóm.
  • HĐ nhóm: (Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn) HS thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 4, ghi sản phẩm của nhóm sau khi đã thảo luận thống nhất vào tờ giấy A3 của nhóm mình.
  • GV theo dõi, quan sát mọi hoạt động của học sinh, kịp thời phát hiện những vướng mắc, khó khăn của học sinh để có biện pháp xử lý.
  • HĐ chung cả lớp: GV mời 4 nhóm treo kết quả của mình lên bảng, GV mời từng nhóm trình bày, các nhóm khác tham gia phản biện. GV chốt lại kiến thức.
    Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
    HS: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 4.
    Bước 3: Báo cáo, thảo luận
  • GV gọi đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm của nhóm mình.
  • Các nhóm khác phản biện, góp ý.
    Bước 4: Kết luận, nhận định
  • Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
  • Giáo viên chốt lại kiến thức, nhận xét, đánh giá. 2. Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử
  • Phương pháp thăng bằng electron, dựa trên nguyên tắc: Tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron do chất oxi hóa nhận: Trải qua 4 bước:
  • Bước 1: Xác định sự thay đổi số oxi hóa trước và sau phản ứng của các nguyên tử.
  • Bước 2: Viết các quá trình oxi hóa và quá trình khử.
  • Bước 3: Thăng bằng electron bằng cách nhân thêm hệ số vào các quá trình nhường và nhận electron sao cho tổng số electron nhường bằng tổng số electron nhận. Cộng các quá trình (đã nhân hệ số) với nhau.
  • Bước 4: Dựa vào sơ đồ cộng các quá trình ở trên để hoàn thành phương trình dạng phân tử.
    Vd 1: P + O2 P2O5
    Bước 1:

Bước 2:

Bước 3:

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Bước 4:

Hoạt động 2.4: Ý nghĩa và một số phản ứng oxi hóa – khử quan trọng
Mục tiêu:

  • Nêu được một số ý nghĩa thực tiễn của phản ứng oxi hóa-khử từ đó ý thức được phản ứng oxi hóa – khử trong thực tiễn có cả 2 mặt tích cực và tác hại.
  • Viết được một số phản ứng oxi hóa-khử quan trọng xảy tra trong thực tiễn.
    Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến
    Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
  • Gv cho các nhóm báo cáo hoạt động đã tìm hiểu ở nhà: ý nghĩa thực tiễn của phản ứng oxi hóa khử và một số phản ứng oxi hóa khử quan trọng từ đó rút ra bài học gì?
  • Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình, các nhóm khác phản biện, gv chốt kiến thức.
    Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
    HS thực .
    Bước 3: Báo cáo, thảo luận
  • GV gọi học sinh trả lời.
  • Các học sinh khác góp ý, bổ sung.
    Bước 4: Kết luận, nhận định
  • Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
  • Giáo viên chốt lại kiến thức, nhận xét, đánh giá. Phản ứng oxi hóa-khử có ý nghĩa rất quan trọng, hầu hết các quá trình tự nhiên và nhân tạo trên Trái Đất có liên quan đến phản ứng oxi hóa khử.
  • Phản ứng liên quan đến việc cung cấp năng lượng:
  • Đốt cháy than củi, đốt cháy nhiên liệu:
    C + O¬2 → CO2.
  • Quá trình oxi hóa các chất trong cơ thể:
    C6H12O6 + 6 O2 → 6 CO2 + 6 H2O.
  • Phản ứng liên quan đến việc lưu trữ năng lượng:
  • Phản ứng xảy ra trong pin, ắc quy
  • Phản ứng quang hợp của cây xanh:
    6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + 6 O2.
  • GV bổ sung : xác bã động vật phân hủy do bị oxi hóa SO2; H2S gây ô nhiễm. Nhờ những quá trình oxi hóa khử xảy ra trong tự nhiên như : sự đốt cháy, sự lên men thối,…. làm giảm các chất độc hại trong không khí. Đốt cháy C, nhiên liệu gây khí CO2, Có gây ô nhiễm.
    Biện pháp xử lí: dựa trên cơ sở tính chất vật lí, hóa học cúa chúng
    Hoạt động 3. Hoạt động luyện tập
    a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về phản ứng oxi hóa – khử để rèn luyện kĩ năng xác định số oxi hóa; xác định phản ứng oxi hóa khử; xác định chất oxi hóa, chất khử; viết quá trình khử, quá trình oxi hóa; cân bằng phản ứng oxi hóa khử và giải các bài toán liên quan.
    b) Nội dung: GV sử dụng hệ thống bài tập trong phiếu học tập số 5 yêu cầu HS hoạt động nhóm thảo luận và hoàn thành nội dung học tập.
    c) Sản phẩm: Đáp án trong phiều học tập số 5.
    d) Tổ chức thực hiện:
  • GV chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu HS hoàn thành nội dung phiếu học tập số 5.
  • HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 5.
  • GV theo dõi, quan sát mọi hoạt động của học sinh, kịp thời phát hiện những vướng mắc, khó khăn của học sinh để có biện pháp xử lý.
  • Sau thời gian hoàn thành nội dung phiếu học tập, Gv gọi học sinh bất kì lên báo cáo kết quả, mỗi hs một bài. Các hs khác chú ý theo dõi, nhận xét, bổ sung, rút ra bài học kinh nghiệm. Gv chốt kiến thức.
    Hoạt động 4. Vận dụng
    a) Mục tiêu: HS tìm hiểu một số phản ứng oxi hóa-khử mà con người đã thực hiện trong đời sống nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đời sống như: đốt cháy nhiên liệu xăng dầu, phản ứng lên men,……
    b) Nội dung:
  • HS về nhà hoàn thành, nộp sản phẩm vào tiết sau.
  • Nhiệm vụ: Trình bày một số phản ứng oxi hóa-khử mà con người đã thực hiện trong đời sống nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đời sống như: đốt cháy nhiên liệu xăng dầu, phản ứng lên men,……dưới dạng poster, power Point, video,….
    c) Sản phẩm: Yêu cầu học sinh phải hoàn thành được nhiệm vụ dưới dạng poster hoặc power Point hoạc video để báo cáo. Trong nội dung phải làm rõ con người đã thực hiện phản ứng oxi hóa khử nào, ứng dụng vào trong lĩnh vực nào, ứng dụng để làm gì? Có ý nghĩa như thế nào? Và khi thực hiện phản ứng đó thì về mặt tác hại có ảnh hưởng như thế nào? Đề xuất giải pháp khắc phục để hạn chế ảnh hưởng.
    d) Tổ chức thực hiện:
  • GV chia nhóm theo địa bàn của HS cho thuận tiện trong hoạt động.
  • GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn thực hiện, cho HS tiêu chí đánh giá.
  • HS phối hợp với nhau lên kế hoặc thực hiện.
  • Nộp và báo cáo kết quả vào đầu tiết học sau.
  • GV đánh giá kết quả thực hiện của các nhóm theo các tiêu chí đánh giá mà GV đã yêu cầu.

PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

  • Quan sát hình ảnh, từ kiến thức thực tiễn trả lời các câu hỏi sau:
    (1): Em thấy những hiện tượng gì qua các hình ảnh trên ?

(2): Nguyên nhân của những hiện tượng trên?

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
  • Ghi kết quả hoạt động cá nhân, kết quả hoạt động nhóm cặp đôi và những điều muốn chia sẻ trước lớp vào bảng dưới đây:
    Think
    (Hoạt động cá nhân) Pair
    (Hoạt động nhóm cặp đôi) Share
    (Chia sẻ với các bạn trong lớp)
    … … …
    … … …
    … … …

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nghiên cứu sách giáo khoa và hoàn thành các câu hỏi sau:
Câu 1. Phát biểu khái niệm số oxi hóa?
Câu 2. Trình bày quy tắc xác định số oxi hóa?
Câu 3. Lấy 10 ví dụ (đơn chất, hợp chất, ion) và vận dụng quy tắc xác định số oxi hóa để xác định số oxi hóa của các nguyên tố trên các ví dụ đó?
Câu 4. Vẽ sơ đồ tư duy về cách xác định số oxi hóa?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Nghiên cứu sách giáo khoa và hoàn thành các câu hỏi sau:
Câu 1. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự c huyển …(7)……… giữa các chất phản ứng hay phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự …(8)…………… số oxi hóa của một số nguyên tố.
Câu 2. Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:

  • Chất khử là chất…(1)………… electron. Sau phản ứng số oxi hóa của nó tăng lên.
  • Chất oxi hóa là chất…(2)……………………… electron. Sau phản ứng, số oxi hóa của nó giảm xuống.
  • Quá trình oxi hóa là quá trình…(3)……………………… electron. Suy ra…(4)………… có quá trình oxi hóa (bị oxi hóa).
  • Quá trình khử là quá trình…(5)……………………… electron. Suy ra…(6)…………… có quá trình khử (bị khử).
    Câu 3. Lấy 2 ví dụ phản ứng oxi hóa – khử và xác định chất oxi hóa, chất khử, viết quá trình khử, quá trình oxi hóa trong 2 phản ứng đó.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Xác định chất oxi hóa, chất khử và cân bằng các phương trình hóa học sau (nêu rõ các bước trong quá trình thực hiện):
Nhóm 1:
Nhóm 2:
Nhóm 3:
Nhóm 4:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Phản ứng sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?
A. B.
C. D.
Câu 2. NH3 không đóng vai trò là chất khử trong phản ứng
A.
B.
C.
D.
Câu 3. Cho phản ứng hóa học: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. là chất oxi hóa, là chất khử. B. là chất oxi hóa, là chất khử.
C. là chất khử, là chất oxi hóa. D. là chất oxi hóa, là chất khử.
Câu 4. Phản ứng nào sau đây là phản úng oxi hóa – khử?
A. B.
C. D.
Câu 5. Trong phản ứng: đóng vai trò
A. là chất oxi hóa.
B. là chất oxi hóa, nhưng đồng thời là chất khử.
C. là chất khử.
D. không là chất oxi hóa, cũng không là chất khử.
Câu 6. Cho phản ứng: Trong phản ứng này, 1 mol đã
A. nhận 1 mol electron. B. nhận 2 mol electron.
C. nhường 1 mol electron. D. nhường 2 mol electron.
Câu 7. Trong phản ứng: Nguyên tố chlorine
A. chỉ bị oxi hóa. B. chỉ bị khử.
C. không bị oxi hóa, cũng không bị khử. D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.
Câu 8. Trong phản ứng: . Nguyên tố Iron
A. bị oxi hóa. B. bị khử.
C. không bị oxi hóa, cũng không bị khử. D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.
Câu 9. Cho phương trình hóa học sau: đóng vai trò
A. chỉ là chất oxi hóa.
B. không phải chất oxi hóa, không phải chất khử.
C. chỉ là chất khử.
D. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
Câu 10. Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử?
A. B.
C. D.
Câu 11. Phản ứng phân hủy nào dưới đây không phải phản ứng oxi hóa – khử?
A. B.
C. D.
Câu 12. Cho phản ứng hóa học: Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự oxi hóa Cr và sự khử . B. sự khử Cr và sự oxi hóa .
C. sự oxi hóa Cr và sự oxi hóa . D. sự khử Cr và sự khử .
Câu 13. Lưu huỳnh đóng vai trò là chất oxi hóa trong phản ứng
A.
B.
C.
D.
Câu 14. Cho phương trình phản ứng sau: Nếu hệ số của là 8 thì tổng hệ số của Zn và NO là
A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.
Câu 15. Cho phản ứng: Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên đơn giản nhất. Tổng (a+b) bằng
A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.
II. Tự luận
Câu 1. Xác định số oxi hóa, chất oxi hóa, chất khử, viết quá trình khử, quá trình oxi hóa và cân bằng các phương trình phản ứng sau:

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Câu 2. Cho 11 gam hỗn hợp A gồm Al và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 8,96 lít khí (đktc) và dung dịch B.
a. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp A.
b. Cô cạn dung dịch B thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
Câu 3. Hòa tan 9,6 gam đồng trong dung dịch đặc dư, đun nóng thu được V lít (đktc). Giá trị của V là
Câu 4. Hòa tan hoàn toàn 8,4 gam Fe bằng dung dịch loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là

Sản phẩm cần đạt
I. Trắc nghiệm
1 – A 2 – D 3 – C 4 – C 5 – B
6 – B 7 – B 8 – C 9 – D 10 – C
11 – B 12 – A 13 – B 14 – D 15 – D

II. Tự luận
Câu 2.
a. Theo đề bài mol
Gọi x, y lần lượt là số mol của Al, Fe trong hỗn hợp A.
(1)
Phương trình hóa học:

x 3x x 1,5x mol

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

y 2y y y mol
Theo phương trình: (2)
Từ (1) và (2), suy ra: ;
Ta có:

b. Muối khan gồm AlCl3 (0,2 mol) và FeCl2 (0,1 mol).
gam
Câu 3.
Theo đề bài: mol
Phương trình hóa học:
V = 0,3 . 22,4 = 6,72 lít.
Câu 4.
Theo đề bài: mol
Phương trình hóa học:
0,15 0,15 mol
Dung dịch X gồm (0,15 mol) và dư tác dụng với dung dịch :

0,15 0,03 mol
lít = 60 ml

O2 Education gửi các thầy cô link download giáo án

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Hoặc xem thêm giáo án hoá 10 cả năm, chuyên đề học tập và các loại kế hoạch tại

Tổng hợp giáo án và các chuyên đề học tập hoá học 10

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *