KOL theo wiki thì KOL là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Key opinion leader”, là tức “người dẫn dắt dư luận chủ chốt” hay còn gọi là “người có sức ảnh hưởng”. Vậy cụ thể thì KOL là gì?
KOL là gì?
KOL là một cá nhân hay tổ chức có kiến thức sản phẩm chuyên môn và có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực hay ngành nghề của họ. Chẳng hạn, trong lĩnh vực ẩm thực KOL sẽ là các đầu bếp nổi tiếng, chuyên gia nghiên cứu về ẩm thực. Trong lĩnh vực sức khỏe KOL sẽ là các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng… Trong lĩnh vực pháp luật KOL sẽ là các luật sư, công an…
Họ được tín nhiệm bởi các nhóm lợi ích có liên quan và có sức ảnh hưởng đáng kể đối với hành vi người tiêu dùng. So với việc người nổi tiếng làm đại sứ thương hiệu thì các KOL thường có mối quan hệ trực tiếp hơn với khán thính giả của họ nhằm chia sẻ và giới thiệu sản phẩm mới.
Xem thêm KOC là gì? KOC và KOL có gì khác nhau?
Việc hợp tác kinh doanh với các KOL bằng hình thức Affiliate Marketing đang ngày càng trở thành một công cụ marketing hiệu quả nhờ sự nổi lên của truyền thông xã hội. Trong ngành Marketing, KOL có vai trò khá quan trọng trong việc kết nối sản phẩm với người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp thường dựa vào mức độ ảnh hưởng của KOL mà mời họ tham gia vào những dự án quảng cáo nhằm tăng mức độ tin dùng sản phẩm của khách hàng. Cũng vì thế, mỗi KOL sẽ nhận được mức thù lao khác nhau.
Phân loại các KOL hiện nay
1. Celebrity
Celebrity gọi tắt là Celeb thường là những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng lớn đến cộng đồng như ca sĩ, diễn viên, ngôi sao hạng A,… Họ thường có vai trò là hình ảnh đại diện cho các nhãn hàng, đại sứ thương hiệu,…
Chẳng hạn, huấn luyện viên Park Hang Seo và Lương Xuân Trường là đại sứ thương hiệu của Ngân hàng Shinhan Bank. BTS, BlackPink là đại sứ thương hiệu cho SAMSUNG…
2. Influencer
Influencer hay còn gọi là những người truyền cảm hứng. Influencer là người mang những thông điệp, thông tin bổ ích về một lĩnh vực nào đó đến xã hội ví dụ: nấu ăn, du lịch,…
Nhóm KOL này có thể là bất cứ ai trong bất kì ngành nghề (streamer, Vlogger,…), lĩnh vực nào. Chẳng hạn Chi Nguyen với kênh Youtube The Present Writer, hay các kênh Khoai Lang Thang chia sẻ vể du lịch ẩm thực, Làm Phim Nghiệp Dư chia sẻ về cách dựng video…
Tùy theo lượng người theo dõi, mà Influencer được chia ra làm nhiều cấp bậc khác nhau.
3. Mass Seeder
Mass Seeder có sức ảnh hưởng trong một phạm vi nhỏ hơn. Công việc của Mass Seeder là chia sẻ những thông tin từ nhóm Celebrity và Influencer với mục đích quảng bá sản phẩm, thương hiệu đến nhóm khách hàng nhỏ của mình.
Cách để trở thành KOL chuyên nghiệp
1. Hãy luôn thành thật
Là một KOL, nghĩa là bạn có khả năng dẫn dắt, định hướng không chỉ vài người mà hàng ngàn, hàng trăm ngàn người. Do đó, hãy luôn trung thực với chất lượng các sản phẩm, dịch vụ mà bạn muốn quảng cáo.
Hoặc đơn giản, bạn là một Vlogger về ẩm thực, du lịch thì hãy thành thật với cảm xúc của mình. Ở Hàn Quốc có khá nhiều vlogger làm về mukbang (video ăn uống) đã bị khán giả tẩy chay khi phát hiện ra họ đã giả vờ ăn rồi “nhè” ra.
Là một KOL, nghĩa là bạn sống nhờ vào sự tin tưởng, yêu mến của khán giả. Do đó, một khi khán giả bị lừa dối thì họ sẽ quay lưng lại với bạn là điều chắc chắn.
Xem thêm Cách làm Youtube hiệu quả nhất 2022
2. Hiểu thế mạnh bản thân
Biết được thế mạnh của bản thân là điều cần thiết cho việc phát triển lâu dài. Chẳng hạn như bạn cần phải có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực nào đó, để tập trung trau dồi và rèn luyện. Những video chung chủ đề nhưng đa dạng nhiều mặt sẽ giúp làm nổi bật thế mạnh và người khác sẽ dễ dàng nhớ đến bạn.
Bạn yêu du lịch, thích khám phá, bạn đã từng đến nhiều nơi và có nhiều trải nghiệm ở những vùng đất mới. Bạn có thể trở thành blogger và chia sẻ với mọi người về những chuyến đi như cần chuẩn bị những gì, thời gian, chi phí ra sao? Chẳng hạn như Huyền Chip với các cuốn sách “Xách balo lên và đi”,
Hay đơn giản chỉ là những cảm xúc của bản thân khi đi du lịch. Chắc chắn sẽ có nhiều người quan tâm đến những câu chuyện bạn chia sẻ, dần dần từ đó lan tỏa đến cộng đồng những người mê du lịch khác…
Hoặc bạn là người thích trang điểm, make up, thường xuyên làm đẹp và tìm hiểu về những nhãn hàng mỹ phẩm. Bạn có những bí quyết riêng để khiến cho làn da mình đẹp hơn, make-up cuốn hút,… bạn cũng có thể tự tạo một kênh Youtube để trở thành một blogger beauty.
3. Xác định đúng nhóm khách hàng mục tiêu
Bước tiếp theo cần phải xác định được trong lĩnh vực bạn theo đuổi sẽ phù hợp với nhóm đối tượng nào, độ tuổi bao nhiêu, mức thu nhập như thế nào,…
Có thể nói khán giả, khách hàng là những người mang lại thu nhập KOL. Biết được đối tượng khách hàng mục tiêu, KOL dễ dàng xây dựng chiến lược phát triển.
4. Đầu tư xây dựng content hiệu quả
Sau khi đã xác định được nhóm đối tượng mục tiêu, bạn cần dựa vào nhu cầu của khách hàng và nền tảng xã hội để xây dựng thông điệp phù hợp.
Nội dung content cần phải hấp dẫn, chi tiết, ngắn gọn và đầy đủ. Video hoặc bài viết sau khi đăng tải trên mạng xã hội phải đảm bảo thỏa mãn nhu cầu, mang lại lợi ích cho khán giả.
Trong phần sáng tạo content này thì đặt tiêu đề sao cho hấp dẫn người xem, người đọc cũng quyết định thành công của một KOL.
5. Lắng nghe người hâm mộ
Khi trở thành người của công chúng, việc xuất hiện nhiều luồng ý kiến trái chiều là điều tất yếu. Trong trường hợp đó, bạn cần chọn lọc tiếp thu các ý kiến tích cực để có thể cải thiện và phát triển tốt hơn, phù hợp với thị hiếu khán giả. Khi có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu, lượng khán giả của bạn sẽ được cải thiện hơn.
6. Liên tục sáng tạo, làm mới nội dung
Khán giả luôn thích thú với những điều mới lạ. Do đó, dù là bạn chỉ đang tập trung cho 1 lĩnh vực nhưng vẫn cần phải sáng tạo thêm nhiều nội dung đa dạng. Điều này không những giúp thu hút nhiều người quan tâm hơn, gây sự thích thú cho khán giả mà còn giúp tư duy phát triển.
7. Học hỏi, luyện tập không ngừng
Để trở thành KOL, bạn phải thật am hiểu hoặc xuất sắc trong một lĩnh vực nào đó. Trong thời đại hiện nay, mọi thứ luôn đổi mới theo từng ngày.
Do đó, luôn trau dồi những kiến thức, làm mới bản thân để mang đến khán giả những kiến thức mới và bổ ích, từ đó tăng lượng người theo dõi.
Luyện tập không ngừng để có những sản phẩm sáng tạo thực sự cuốn hút, thu hút được fans.
8. Giao lưu, học hỏi từ các KOL khác
KOL cần có kỹ năng giao tiếp tốt và gây thiện cảm với mọi người. Điều này giúp bạn gần gũi hơn với người hâm mộ, cũng như có thêm nhiều cơ hội hợp tác với những KOL khác làm cho hình ảnh trở nên đa dạng.
Nếu bạn là một KOL, bạn có thể kết nối với các chuyên gia khác trong lĩnh vực của mình và tổ chức các buổi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm cho khán giả, những người quan tâm đến lĩnh vực đó. Ngày nay, việc tổ chức các buổi giao lưu trực tuyến vô cùng dễ dàng với những công cụ như Google meet, Zoom,…