SKKN Cạm bẫy sugar daddy- sugababy- Thực trạng và đề xuất một số giải pháp
ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN:
Cùng với sự bùng nổ của mạng xã hội, các trào lưu (hot trend) dễ dàng được
lan truyền, chia sẻ với tốc độ chóng mặt. Các trào lưu này đã tác động đến lối sống,
phong cách và thẩm mỹ của giới trẻ. Do đó chúng ta cần khuyến khích để giới trẻ
thực hiện những trào lưu lành mạnh, ý nghĩa. Những trào lưu tích cực như “Dọn rác
check-in”, “Thách thức mỗi ngày 1 cuốn sách”, Trào lưu chế ảnh mang tên BeLike
(tạm dịch là “Hãy như tôi”)… hay trong đợt dịch Covid-19, có “Thử thách ở nhà 15
ngày”, “Thực hiện vũ điệu rửa tay”, “Thử thách đăng ảnh phong cảnh đẹp”… đã
khuyến khích nhiều người thực hiện. Từ đó tạo nên sức lan tỏa mạnh mẽ, định
hướng lối sống tích cực, đặc biệt là cho giới trẻ. Tuy nhiên bên cạnh những trào lưu
tốt, mạng xã hội cũng xuất hiện nhiều trào lưu vô bổ, thậm chí gây tranh cãi vì mức
độ nhảm nhí và phản tác dụng của nó. Chẳng hạn, trào lưu “tạo sự kiện nhảm nhí
trên Facebook”; trèo lên tầng cao chụp ảnh tự sướng (selfie); ghép ảnh, đối thoại
nhảm nhí với người nổi tiếng… Những trào lưu này gây hiệu ứng xấu và bị truyền
thông lên án. Đặc biệt thời gian gần đây, mạng xã hội thế giới cũng như Việt Nam
đang xôn xao về hiện tượng “Sugar daddy – Sugar baby”. Nhiều người cho rằng hiện
tượng này là một hình thức mại dâm trá hình, nhưng cũng không ít người cho rằng
đây chỉ là một cách tìm kiếm người yêu. Nguyên nhân chủ yếu khiến mối quan hệ
Sugar daddy – Sugar baby ngày càng phổ biến đó là do sự tha hóa về suy nghĩ và lối
sống của các “con nuôi”. Họ sẵn sàng bán rẻ danh dự, nhân phẩm của bản thân để
thỏa mãn những thú vui sang chảnh, xa hoa “nhuốm màu” vật chất.
Lòng tham không đáy và nhu cầu hưởng thụ chính là nguyên nhân khiến các
bạn trẻ vẫn “vô tư” biến mình là thành viên của các đường dây mại dâm online.
Ngược lại, những kẻ dưới mác “bố nuôi”, dùng tiền sai trái để thỏa mãn những nhu
cầu cá nhân cũng đáng lên án không kém. Những mối quan hệ này có thể để lại
những hậu quả khôn lường, tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến đánh ghen, lừa đảo, bệnh tật,
mang thai ngoài ý muốn.
2
Theo ông Vũ Tuấn, Giám đốc Sở Thông tin – Truyền thông Tuyên Quang:
“Chúng ta cần định hướng để giới trẻ sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả, thiết
thực. Việc khuyến khích lan tỏa trào lưu tích cực tạo hiệu ứng mạnh mẽ trở thành
hoạt động thiết thực, thường xuyên trong giới trẻ ngày nay”.Chính vì vậy tôi lựa
chọn sáng kiến“Cạm bẫy sugar daddy- suga baby – Thực trạng và đề xuất một số
giải pháp”. Đây cũng là hồi chuông báo động với người trẻ và toàn xã hội về một tệ
nạn đang len lỏi và ngày càng trở nên phổ biến
Thời gian áp dụng sáng kiến này : Tiến hành trong năm học 2019-2020,năm học
2020-2021 sẽ tiếp tục tiến hành trong năm học tiếp theo
Đối tượng áp dụng: Học sinh THPT.
PHẦN II: MÔ TẢ GIẢI PHÁP
I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN
Một vấn đề cần quan tâm là việc sử dụng điện thoại thông minh, tham gia
mạng xã hội đối với học sinh hiện nay, theo một khảo sát của Bộ Giáo dục và Đào
tạo với 2.000 học sinh, sinh viên tại 4 tỉnh, thành Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Thái
Nguyên, Hải Phòng thì có trên 92% sinh viên và trên 84% học sinh cấp THCS và
THPT thường xuyên sử dụng mạng xã hội. Về thời điểm truy cập, có tới 45% cho
biết sử dụng mạng bất kỳ lúc nào và có thiết bị truy cập trong tay.
Internet, mạng xã hội có nhiều mặt tích cực đối với học sinh trong việc tìm
hiểu kiến thức; liên kết, chia sẻ, giải trí sau những giờ học tập căng thẳng. Nhưng,
học sinh sử dụng mạng xã hội cũng đặt ra rất nhiều hệ lụy. Trước hết là có những
ảnh hưởng lớn đến tâm lý, mất thời gian, mất tập trung trong học tập. Một số học
sinh do sử dụng quá nhiều nên ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tình cảm, hình
thành lối sống ảo. Có những trường hợp vì thiếu văn hóa ứng xử trên mạng xã hội
dẫn đến phát sinh mâu thuẫn, bạo lực học đường đặc biệt là cạm bẫy ‘’sugar babysugar dady’’dẫn tới những hậu quả khôn lường đối với học sinh có thai ngoài ý
3
muốn, mắc một số bệnh lây lan qua đường sinh dục ảnh hưởng tới học tập và tâm lí
của học sinh.
Đó là bài toán đặt ra cho mỗi gia đình khi quyết định trao cho con chiếc điện
thoại thông minh, có thể kết nối internet với đủ thông tin, hình ảnh thượng vàng hạ
cám đầy hấp dẫn đối với thanh thiếu niên. Nếu trao cho các em một công cụ có thể
vào mạng dễ dàng mà không có kỷ luật, không kiểm soát thì lợi bất cập hại là điều
có thể thấy trước và việc sa vào cam bẫy trên mạng xã hội là điều dễ xảy ra. Đây là
vấn đề nóng và bức xúc trong xã hội.Chính vì vậy việc nghiên cứu cạm bẫy ‘’sugar
baby- sugar dady’’là rất cần thiết trong công tác tư vấn và giáo dục học sinh. Trong
quá trình nghiên cứu vấn đề này tôi gặp phải những thuân lợi và khó khăn như sau:
– Về phía nhà trường THPT Lương Thế Vinh : Ban giám hiệu nhà trường
cùng các giáo viên trong trường quan tâm đến việc giáo dục ý thức đạo đức học
sinh. Đặc biệt nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho công tác tư vấn tâm lí
trong nhà trường. Nhà trường đã thích nghi với sự phát triển của công nghệ để
không quá khắt khe nhưng không để các em sa đà vào mạng xã hội. Nhà trường
khuyến khích học sinh sử dụng Facebook như một kênh thông tin, giao tiếp lành
mạnh, nhưng đi kèm với một số quy định mang tính nhắc nhở, răn đe để thuyết phục
học sinh hơn. Các gia đình cũng đã quan tâm hơn tới việc giáo dục đạo đức học sinh
-Tuy nhiên khi nghiên cứu vấn đề này tôi còn gặp một số vấn đề khó khăn
+ Về phía gia đình học sinh: Ở nhiều gia đình cha mẹ chưa tìm hiểu và nắm
bắt được trào lưu ”sugar baby- sugar dady” đã xuất hiện trong giới học sinh nên còn
chủ quan ít quan tâm, thậm chí lơ là với con cái. Mặt khác ít có thời gian để ý con
cái cho sử dụng mạng xã hội một cách tự do, không quản lý thời gian và trang mạng
con sử dụng
+ Về phía nhà trường: Chưa thật sự quan tâm chú trọng giúp học sinh hiểu
được mối quan hệ ”sugar baby- sugar dady” và tác hại khôn lường của nó.
+ Về phía xã hội: Một số người còn vì lợi ích cá nhân mà dùng thủ đoạn để dụ
dỗ các em học sinh sa vào cạm bẫy. Một số người có lối sống đồi trụy nhằm thỏa
mãn nhu cầu cá nhân.
4
Do vậy việc tư vấn cho học sinh trong nhà trường nhằm phòng ngừa cạm bẫy
và hỗ trợ ,can thiệp (khi cần thiết) đối với học sinh đang gặp phải khó khăn để tìm
hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây
dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống tác hại
của tệ nạn xã hội trong học đường.
Việc tư vấn cho học sinh trong trường phổ thông cũng giúp hỗ trợ học sinh
rèn luyện kỹ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù
hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần, góp
phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI CÓ SÁNG KIẾN
A. THỰC TRẠNG
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bước sang thế kỷ XXI, kết thúc những năm tháng chiến đấu đầy đau thương,
Việt Nam ta chính thức bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập dân
tộc và đổi mới đất nước. Nếu khi xưa toàn dân một lòng kháng chiến, hôm nay nhân
dân ta tại cùng chung tay dựng đất nước phát triển theo định hướng công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước. Hồ Chủ tịch đã căn dặn giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là thế hệ
học sinh trong bức thư gửi các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên, những
lời hết sức chân thành và thuấn nhuần tư tưởng của Bác như sau: “Non sông Việt
Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang
để sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần
lớn ở công học tập của các em”. Như vậy, tầng lớp trẻ chính là cốt lõi của sự phát
triển đất nước, trong đó có một phần rất quan trọng để hình thành nên tư cách của
thế hệ trẻ, đó là phong cách sống học tập và làm việc trong xã hội, điều đó ảnh
hưởng rất nhiều đến sự rèn luyện và tu dưỡng phẩm chất đạo đức.
Phong cách sống có thể hiểu đơn giản là tất cả những gì thuộc về lối sống,
cách đối nhân xử thế, cách làm việc, học tập của một cá nhân, làm nên cái gọi là
“thương hiệu” hay nét riêng mà khó có có thể nhầm lẫn giữa nhiều cá thể trong một
quần thể. Nếu nói về phong cách sống thì có lẽ Hồ Chủ tịch là người có một phong
cách sống rất riêng và được nhiều người biết đến nhất, bởi sự đẹp đẽ và mẫu mực vô
5
cùng của vị lãnh tụ vĩ đại bậc nhất của dân tộc. Phong cách sống của Bác đã trở
thành tấm gương sáng, vô cùng quý giá để cho lớp lớp thế hệ trẻ học tập và noi theo
cho đến tận bây giờ và mãi mãi.
Trong xã hội hiện đại, đa số các bạn trẻ đều có một phong cách sống rất đẹp
và đáng trân trọng. Đó là phong cách sống có lý tưởng, nề nếp, các bạn rất hăng hái,
năng động và sáng tạo trong học tập, làm việc. Ham sống, ham học hỏi, yêu Tổ
quốc, yêu đồng bào, coi trọng tình cảm gia đình, kính trọng thầy cô, chăm chỉ tu
dưỡng đạo đức, cầu tiến trong học hành và công việc, biết xây dựng mối quan hệ tốt
đẹp với những người xung quanh, giúp đỡ lẫn nhau khi cần thiết. Giới trẻ là tầng lớp
có tri thức cao nên việc tuân thủ pháp luật và các chính sách của Đảng, Nhà nước
được các bạn tiếp thu và thực hiện rất tốt. Tất cả những điều ấy tạo nên một thế trẻ
thật năng động, bừng sức sống, đó chính là tương lai của đất nước. Đặc biệt đáng
trân trọng nhất là các bạn rất chăm chỉ bồi dưỡng viên ngọc tâm hồn bằng những
việc làm đáng quý như tham gia các chương trình tình nguyện giúp đỡ những người
có hoàn cảnh khó khăn, tích cực tuyên truyền văn hóa giao thông, nhiệt tình năng
động trong công tác Đoàn – Đội, phấn đấu, gây dựng những câu lạc bộ trẻ trong
nhiều lĩnh vực, như các câu lạc bộ ngoại ngữ, kỹ năng mềm,… Đó là những môi
trường vô cùng thích hợp để rèn luyện phong cách sống cũng như những kỹ năng
cần thiết để giới trẻ có đủ hành trang vào đời. Hơn thế nữa, ngày càng có nhiều bạn
trẻ có hứng thú đọc sách, đó cũng là một các bồi dưỡng tâm hồn và phong cách sống
đẹp.
Tuy nhiên, có một điều đáng buồn là song song với việc đại đa số các bạn trẻ
có phong cách sống cao đẹp thì cũng tồn tại một số ít lớp trẻ đi ngược lại với phong
cách sống ấy. Mang trên vai trách nhiệm là trụ cột tương lai của đất nước nhưng họ
lại có lối sống buông thả, không chịu cố gắng trong học tập và tu dưỡng đạo đức,
thường ăn chơi, quậy phá, đua đòi làm cha mẹ, thầy cô phải phiền lòng. Thậm chí là
cố tình chống đối pháp luật, tham gia vào các tệ nạn của xã hội như trộm cắp, bạo
lực học đường, mại dâm, hút chích ma túy,… Một số khác thì không có ý chí cầu
tiến, lười biếng, giỏi ăn chơi tiêu pha, nhưng không chịu lao động, dựa dẫm ỷ lại vào
cha mẹ. Họ thích cuộc sống xa hoa, phù phiếm, thực dụng, ích kỷ, thường có cái
6
nhìn tiêu cực về cuộc sống và xã hội, không biết thế nào là yêu thương, bao dung
người khác, chỉ mong muốn nhận được sự thông cảm mà chưa bao giờ biết cho đi.
Một bạn trẻ khác thì luôn tự huyễn hoặc mình bằng lối sống mơ mộng, không chịu
bước ra khỏi vùng an toàn, chỉ biết chôn vùi thanh xuân trong những bộ phim, cuốn
truyện phi thực tế. Đối với họ việc cố gắng rèn luyện bản thân luôn là những việc
khó khăn, họ cảm thấy không cần thiết phải làm vậy, đó chính là một sai lầm
nghiêm trọng, họ đang tự giết chết tâm hồn mình bằng những suy nghĩ thiển cận như
vậy. Chính vì vậy một số bạn trẻ, trong đó có cả học sinh sa đà vào “ Cạm bẫy sugar
daddy- sugababy”. Đây là một trào lưu xấu đang thịnh hành ở Việt Nam cũng như
thế giới. Đây là cạm bẫy mang lại hậu quả khôn lường.
2. THỰC TRẠNG
2.1 Nguyên nhân của cạm bẫy ‘’sugar baby- sugar daddy”
Môi trường sống hình thành nên tính cách con người, điều này là dễ nhận
thấy. Nhưng nó có can hệ gì tới chuyện nhiều cô gái quyết định trở thành Sugar
baby,
Câu trả lời, xét trên góc độ tâm lý học, là có! 1/3 các Sugar baby có vấn đề về
ám ảnh tuổi thơ.Đương nhiên, điểm chung dễ thấy nhất chính là các cô gái đều ngại
lao động chân chính nhưng lại khát khao giàu sang. Người ta vẫn bảo không nên
nghe các cô nàng lười biếng này trình bày, ngụy biện nhưng hãy tạm bỏ qua định
kiến ấy để thấy được những điểm chung khác của các Sugar baby.
7
Theo nghiên cứu của Seeking Arrangement – website khá nổi tiếng trong giới
“làm mai” các sugar baby với daddy lắm tiền nhiều của: Khoảng 1/3 trong số 12.600
“bé đường” được phỏng vấn có vấn đề tâm lý do ám ảnh tuổi thơ liên quan tới người
cha. Họ – một là không biết đến mặt người cha sinh học của mình, hoặc, bị cha bạo
hành, lạm dụng.
Năm 2011, Cục Thống kê dân số Mỹ cho biết có tới 24 triệu trẻ em nước này
đang sống trong hoàn cảnh thiếu vắng người cha. Bên cạnh đó, trẻ em sống trong
gia đình thiếu vắng người cha có tỷ lệ sống dưới mức nghèo cao gấp 4 lần so với các
gia đình đủ đầy.
Cụ thể hơn, trong năm 2015, số gia đình đủ bố và mẹ chiếm 12% tổng số hộ
nghèo, trong khi gia đình mẹ đơn thân lại chiếm tới 44% số đó.
8
Một baby 25 tuổi người Việt đã thừa nhận: Gia đình cô không hề khốn khó,
bản thân cũng có công việc riêng nhưng vẫn quyết định coi Sugar baby như một
công việc tay trái. Thời thơ ấu, ả luôn bị bố đánh đập, chửi mắng thậm tệ mỗi lần
xin tiền đóng học. Khi trưởng thành, nhận được tiền cùng sự ve vuốt từ đàn ông
bỗng trở thành niềm hưng phấn, an ủi khó bỏ.
Trên trang Quora, một tài khoản có tên Robyn Lockhart đã trả lời câu hỏi
“Tại sao một số người phụ nữ lại muốn trở thành Sugar baby?” như sau: “Cha tôi
đã bỏ mẹ con tôi để đi theo một người phụ nữ khác khi tôi chưa đầy 1 tuổi. Tôi đã
sống 26 năm mà không nhận được sự quan tâm hay chú ý từ bất kỳ người đàn ông
nào. Tôi không có bố và suốt thời đi học, cũng chẳng có gã nào thích tôi.
Tôi không cố gắng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay quá khứ của mình, nhưng thật khó để
từ chối khi lần đầu tiên được đàn ông tiếp cận, dù dưới danh nghĩa một Daddy
chăng nữa.”
9
Trang Trauma.blog cũng đăng tải lời tự sự của Emily (tên nhân vật đã được
thay đổi) với hoàn cảnh gần tương tự: “Tôi không có bố mẹ và Daddy là nguồn thu
nhập giúp tôi trang trải cuộc sống suốt những năm Đại học. Daddy của tôi là một
người đã có gia đình.
Tôi đã trải qua một cuộc khủng hoảng giá trị bản thân trước khi quyết định từ
bỏ công việc này. Gian díu với một người đàn ông có vợ con là điều tôi không
muốn, nhưng tôi chẳng có lựa chọn nào khả thi hơn vào thời điểm đó. Tôi đã dừng
lại sau khi tốt nghiệp.”
Đây chỉ là 3 trong rất nhiều câu chuyện thật đằng sau quyết định trở thành
Sugar baby của nhiều cô gái trẻ. Bản thân họ đều nhận thức được những rủi ro như
bị hãm hại, bạo hành,… khi tham gia mối quan hệ Sugaring. Nhưng hầu hết đều bất
chấp, vì tiền, hoặc ngây thơ coi rằng sự xuất hiện của các Daddy chính là niềm cứu
rỗi cho một tuổi thơ không vẹn toàn.
Tessica Stebbins – Nhà trị liệu hôn nhân và gia đình, người có nhiều kinh
nghiệm giúp đỡ các Baby trải qua khủng hoảng sau các mối quan hệ với “bố đường”
chia sẻ:”Hầu hết các Sugar baby và gái mại dâm đều có những điểm chung: Họ bắt
đầu những mối quan hệ không mấy lành mạnh này vì tiền, đều không có khả năng
nhìn nhận đúng đắn về cảm xúc của bản thân cũng như các nhu cầu thực sự cần cho
cuộc sống của họ.Tôi không khẳng định là tất cả baby và gái mại dâm đều như vậy,
nhưng phần lớn, tuổi thơ của họ không được phát triển lành lặn về mặt cảm xúc.
Thiếu cha hoặc mẹ, bị đánh đập thường xuyên hoặc bị bỏ rơi đều là những yếu tố
khiến con người dễ có phức cảm tự ti. Cũng chính bởi tuổi thơ thiếu thốn tiền bạc,
hoặc vật chất nên họ càng dễ hài lòng khi nhận được tiền và sự chú ý từ các mối
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education