dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Sử dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực học tập phần công dân với đạo đức, giáo dục công dân, lớp 10

SKKN Sử dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực học tập phần công dân với đạo đức, giáo dục công dân, lớp 10

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
I.1. Cơ sở lý luận
I.1.1. Quan điểm đổi mới phương pháp dạy học
Trong những năm gần đây, Giáo dục và Đào tạo cùng với Khoa học và
Công nghệ là những nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã
hội của một quốc gia. Vấn đề đổi mới giáo dục gắn liền với khoa học công
nghệ đang đặt ra nhiều thách thức cho ngành giáo dục nói chung, đặc biệt là
đội ngũ nhà giáo tâm huyết không ngừng nghiên cứu để tìm ra những biện
pháp, hình thức đem lại hiệu quả cao, kích thích khả năng tư duy sáng tạo của
học sinh nhằm đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước có đủ
tài – trí – lực đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại.
Từ định hướng chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nước, căn cứ vào chiến lược phát triển giáo dục của Bộ
Giáo dục và Đào tạo: “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục theo hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, thích hợp
với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN gắn với phát triển khoa học và
công nghệ…” thì giải pháp đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
là một trong những giải pháp quan trọng mà ngành giáo dục cần đặc biệt chú
trọng. Đặc biệt sự phát triển của khoa học công nghệ đã ra đời nhiều mô hình,
phương pháp dạy học mới (phương pháp bàn tay nặn bột, giáo dục trải
nghiệm sáng tạo, phân góc, giáo dục STEM…). Học tập hỗn hợp ra đời cùng
sự phát triển của máy tính, tạo cơ sở cho người học tiếp cận thông tin, truyền
thông và công nghệ. Học tập hỗn hợp (Blended Learning) có thể hiểu là sự
kết hợp giữa giảng dạy trực tiếp và cơ hội học tập trực tuyến, bao gồm các mô
hình: tự do, linh hoạt, xoay vòng.
Thực hiện chiến lược phát triển giáo dục trong thời đạo công nghệ 4.0,
giáo viên và học sinh trường THPT đang cố gắng đổi mới phương pháp, hình
thức giảng dạy các môn học nhằm phát triển năng lực học sinh, đáp ứng yêu
2
cầu của con người xã hội chủ nghĩa. Trong các môn học đó có môn Giáo dục
công dân, bởi đây là một trong những môn học quan trọng nhằm hình thành
và phát triển nhân cách học sinh.
I.1.2. Khái niệm lớp học đảo ngược
Lớp học đảo ngược là một dạng lớp học mà ở đó người học tiếp thu nội
dung bài học trực tuyến qua việc xem các video bài giảng về lý thuyết và bài
tập cơ bản ở nhà, còn thời gian trên lớp dành cho việc giải đáp thắc mắc của
học sinh, làm bài tập khó, thực hành hay thảo luận sâu hơn về kiến thức.
Với mô hình này, sự tương tác giữa người dạy và người học được cá
nhân hóa hơn bởi thay vì giảng bài như thường lệ, giáo viên trở thành một
người hướng dẫn. Học sinh thay vì tiếp thu kiến thức thụ động từ giáo viên sẽ
tự tiếp cận kiến thức một cách chủ động, tự giác tại nhà.
Lớp học đảo ngược là một dạng lớp học mà ở đó người học tiếp thu nội
dung bài học trực tuyến qua việc xem các video bài giảng về lý thuyết và bài
tập cơ bản ở nhà, còn thời gian trên lớp dành cho việc giải đáp thắc mắc của
học sinh, làm bài tập khó, thực hành hay thảo luận sâu hơn về kiến thức. Ở
trong lớp học đảo ngược, sự tương tác và các hoạt động học tập có ý nghĩa
xảy ra trong thời gian học tập.
Với lớp học đảo ngược, người học có nhiều cơ hội phát triển năng lực,
được lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ do tính ưu việt nổi trội của mô
hình này. Đây là mô hình giáo dục tiên tiến, được ứng dụng dựa trên sự
phát triển của công nghệ E-learning và phương pháp đào tạo hiện đại.
Lớp học đảo ngược là xu hướng giáo dục mới trên thế giới, đem lại
những hiệu quả tích cực và thu hút rất nhiều nhà giáo thử nghiệm và sử dụng
như là hình thức dạy học chính thức trong nhà trường. Nhờ có sự phát triển
mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, hình thức này ngày càng
dễ dàng thực hiện và khả quan hơn. Các giáo viên chỉ cần ghi lại bài giảng và
phân phối qua mạng để giảm bớt áp lực do sự mâu thuẫn lớn giữa nội dung
3
giảng dạy và thời gian giảng dạy gây nên. Quả thật, đây sẽ là sự “đảo ngược”
cách dạy truyền thống bấy lâu nay.
I.1.3. Các hình thức của mô hình lớp học đảo ngược
– Lớp học đảo ngược căn bản: Học sinh được giao “bài tập” là xem
video bài giảng hoặc đọc các tư liệu liên quan đến lớp học ngày hôm sau.
Trong giờ học, học sinh luyện tập những điều chúng học thông qua bài tập
truyền thống và giáo viên có thời gian để có thể thực hiện “một kèm một”
thêm cho các em.
– Lớp học đảo ngược chú trọng thảo luận: Giáo viên giao các video bài
giảng, cùng với bất kỳ video hoặc bài đọc liên quan đến chủ đề của ngày hôm
đó, trong đó có YouTube, Google, OML và các nguồn tài liệu khác. Giờ lên
lớp để bàn luận và tìm hiểu về chủ đề. Đây là một cách tiếp cận hiệu quả cho
các bộ môn mà nội dung là tất cả mọi thứ – ví dụ như lịch sử, hội họa và tiếng
anh.
– Lớp học đảo ngược chú trọng làm mẫu: Chuyên dành cho các môn yêu
cầu học sinh phải ghi nhớ và lặp lại hành động một cách chính xác – như lớp
hóa học, vật lý, và tất cả các lớp toán. Tốt nhất là nên có video hướng dẫn để
học sinh có thể tua đi tua lại để xem. Trong mô hình này, giáo viên sử dụng
phần mềm thu hình để thể hiện các hoạt động theo cách mà học sinh có thể
làm theo nhịp độ vừa sức của các em.
– Lớp học đảo ngược của Faux: EducationDrive có đề cập đến một ý
tưởng tuyệt vời dành cho các học sinh nhỏ tuổi – những người mà bài tập về
nhà có thể không phải là một biện pháp phù hợp. Mô hình lớp học này cho
phép học sinh xem video bài giảng tại lớp – cho chúng xem tài liệu với tốc độ
phù hợp, còn giáo viên thì có thể di chuyển đến chỗ các em để hỗ trợ theo nhu
cầu của từng học sinh.
– Lớp học đảo ngược theo nhóm: Mô hình này thêm vào một nhân tố mới
giúp các em học sinh học hỏi lẫn nhau. Lớp học bắt đầu như các lớp học đảo
4
ngược khác, có video bài giảng và các tài liệu được chia sẻ trước khi buổi học
bắt đầu. Mọi thứ có sự chuyển đổi khi học sinh đến lớp, ghép nhóm với nhau
và cùng làm bài tập của hôm đó. Hình thức này khuyến khích các học sinh
học hỏi lẫn nhau và giúp các em không chỉ học từ câu trả lời đúng mà còn biết
được cách giải thích với các bạn tại sao câu trả lời đó lại đúng.
– Lớp học đảo ngược thực tế: Cho các học sinh lớn hơn và trong các
khóa học, lớp học đảo ngược có thể loại bỏ tính cần thiết của giờ lên lớp. Một
số giáo sư đại học và cao học có thể chia sẻ video bài giảng cho học sinh, giao
bài tập và nhận lại bài giải thông qua hệ thống quản lý học tập online, và chỉ
yêu cầu học sinh đến văn phòng hoặc tham gia các buổi tư vấn riêng theo nhu
cầu của từng học sinh.
– Đảo ngược vai trò của giáo viên: Tất cả video tạo ra cho lớp học đảo
ngược không nhất thiết phải bắt đầu và kết thúc với giáo viên. Học sinh cũng
có thể sử dụng video để thể hiện khả năng tốt hơn. Chỉ định học sinh ghi lại
các hoạt động đóng vai của các em để thể hiện năng lực hoặc yêu cầu mỗi
người tự quay phim bản thân giới thiệu một chủ đề hoặc kỹ năng mới như một
cách để “chỉ dẫn giáo viên”.
I.2. Cơ sở thực tiễn
I.2.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và việc
dạy học trực tuyến trong tình hình mới
Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, trong đó có đổi mới hình
thức, phương pháp giảng dạy ngày càng trở thành một yêu cầu tất yếu trong
thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão trên mọi lĩnh vực của
đời sống nhằm hướng đến mục tiêu giáo dục thiên niên kỉ là đào tạo một
con người phát triển toàn diện, một người công dân toàn cầu có kiến thức,
có kỹ năng, tư duy phê phán, hợp tác. Với lớp học đảo ngược, người học có
nhiều cơ hội phát triển năng lực, được lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ
do tính ưu việt nổi trội của mô hình này. Đây là mô hình giáo dục tiên tiến,
5
được ứng dụng dựa trên sự phát triển của công nghệ E-learning và phương
pháp đào tạo hiện đại.
Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, trong đó có đổi mới hình thức,
phương pháp giảng dạy ngày càng trở thành một yêu cầu tất yếu trong thời
đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão trên mọi lĩnh vực của đời
sống nhằm hướng đến mục tiêu giáo dục thiên niên kỉ là đào tạo một con
người phát triển toàn diện, một người công dân toàn cầu có kiến thức, có
kỹ năng, tư duy phê phán, hợp tác.
Năm 2020, thế giới đánh dấu sự ảnh hưởng sâu sắc của dịch bệnh khi
COVID-19 diễn ra phức tạp trên toàn cầu. Dịch bệnh đã tác động đến mọi
mặt của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động giáo dục trong các nhà trường,
các trường học phải tạm thời đóng cửa. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và
Đào tạo (Công văn Triển khai công tác đào tạo từ ứng phó với dịch COVID-
19) với quan điểm học sinh không đến trường nhưng không ngừng việc học,
các nhà trường đã tiến hành dạy học trực tuyến cho học sinh.
Hiện nay, trước bối cảnh dịch COVID-19 diễn ra hết sức phức tạp trên toàn
thế giới, việc dạy học trực tuyến ở các cấp học đang được Bộ GD&ĐT xem xét
chính thức được sử dụng trong các nhà trường. Nên việc sử dụng mô hình Lớp
học đảo ngược trong dạy học trực tuyến sẽ giúp cho hiệu quả của hoạt động
này tốt hơn, người học hứng thú và chủ động hơn trong việc tiếp cận kiến
thức, rèn cho mình được nhiều kỹ năng; giảng viên dành được nhiều thời gian
trên lớp học (khi giảng dạy theo thời gian thực) để trao đổi, kiểm tra, nắm bắt
tình hình học tập của học sinh cũng như có điều kiện để khai thác, mở rộng
vấn đề cần nghiên cứu đồng thời là cơ hội rất tốt để giáo viên giúp cho người
học bồi dưỡng năng lực tự học của mình với sự hỗ trợ của công nghệ thông
tin.
6
I.2.2. Xuất phát từ yêu cầu trang bị kiến thức môn học, giáo dục đạo
đức và phát triển nhân cách tốt đẹp cho học sinh
Môn Giáo dục công dân là môn học có nội dung tri thức mang tính thực
tiễn cao, gắn bó mật thiết với đời sống kinh tế, chính trị – xã hội. Chính bởi
vậy, để trang bị tri thức môn Giáo dục công dân một cách đầy đủ, phong phú
cho học sinh, tránh nhàm chán, khô khan thì việc ứng dụng mô hình lớp học
đảo ngược trong dạy học môn Giáo dục công dân nói chung và phần Công
dân với đạo đức nói riêng là một cách thức tổ chức phù hợp và mới mẻ. Điều
này không những góp phần làm cho nội dung môn học thêm dễ hiểu, sinh
động mà còn huy động tối đa tính chủ động, tự giác của học sinh.
Nội dung kiến thức môn Giáo dục công dân phần đạo đức học đòi hỏi
giáo viên giảng dạy phải am hiểu có kinh nghiệm sống và kiến thức thực tiễn.
Có như vậy giáo viên có thể thực hiện tốt mục tiêu dạy học: không chỉ dừng
lại ở việc trang bị những kiến thức lí luận mà quan trọng hơn là xây dựng và
phát triển nhân cách tốt đẹp cho học sinh THPT.
Trong xu hướng cải cách giáo dục, việc đổi mới chương trình và sách
giáo khoa, nâng cao chất lượng kiến thức về Giáo dục công dân đã được thực
hiện, vừa kế thừa một phần chương trình và sách giáo khoa cũ, vừa đổi mới ở
một mức độ phù hợp, khoa học hơn. Công việc này đã và đang tạo ra những
hiệu ứng xã hội tích cực cho diện mạo và đặc trưng của nền giáo dục, cho
chiều hướng phát triển và thực hiện mục tiêu giáo dục con người toàn diện ở
Việt Nam hiện nay.
Cũng như các môn khoa học xã hội khác, môn Giáo dục công dân với
nhiều khái niệm, định nghĩa và hơn nữa, môn Giáo dục công dân còn có nhiều
từ khó hiểu đối với học sinh THPT. Nếu giảng giải lý thuyết trên lớp sẽ mất
khá nhiều thời gian cho việc giải thích các từ khó để mọi học sinh đều hiểu
được, vì khả năng tiếp thu của mỗi người là khác nhau. Do vậy, việc học sinh
xem trước video bài giảng lý thuyết ở nhà trong mô hình lớp học đảo ngược
7
sẽ góp phần tiết kiệm thời gian trên lớp, thay vào đó là thời gian để giải đáp
vướng mắc, ứng dụng và thực hành. Từ đó góp phần phát triển năng lực tự
học của học sinh và khả năng tương tác giữa những người học với nhau, giữa
giáo viên và học sinh.
Ngoài ra, theo phân phối chương trình Giáo dục công dân cấp THPT
hiện hành thì số tiết giáo dục công dân là 1 tiết/1 tuần, điều này tạo điều kiện
thuận lợi cho việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngược, vì giáo viên có nhiều
thời gian để chuẩn bị video bài giảng, học sinh thì có nhiều thời gian tự học
tập, nghiên cứu video ở nhà.
Với những đặc trưng nêu ở phần trên, việc áp dụng mô hình lớp học đảo
ngược sẽ giúp kiến thức môn học không trở nên khô khan, nhàm chán và tạo
điều kiện cho học sinh vận dụng, thực hành nhiều hơn trên lớp học. Như vậy thì
hiệu quả giáo dục sẽ được nâng cao, gắn học với hành, lý luận với thực tiễn. Như
nhà văn Goethe đã từng ca ngợi vai trò của việc ứng dụng thực tế qua câu nói:
“Mọi lý thuyết chỉ là màu xám còn cây đời mãi mãi xanh tươi”.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiến trên, Sáng kiến kinh
nghiệm: Sử dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” nhằm nâng cao hứng thú
và tính tích cực học tập phần công dân với đạo đức, giáo dục công dân, lớp
10 là kết quả quá trình làm việc nghiêm túc, say mê của cả giáo viên và học
sinh trong năm học vừa qua.
8
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
II.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
II.1.1. Thực tiễn dạy và học phần công dân với đạo đức, môn GDCD,
lớp 10 của trường THPT Hoàng Văn Thụ
Qua quá trình khảo sát giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD và 400 HS khối
lớp 10 Trường THPT Hoàng Văn Thụ, tác giả nhận thấy một thực trạng:
Phần lớn giáo viên đều nhận định phần công dân với đạo đức, môn Giáo
dục công dân, lớp 10 là phần nội dung kiến thức gắn liền với thực tiễn nhiều
bài học đạo đức bổ ích. Giáo viên muốn có nhiều thời gian trên lớp để tổ
chức các hoạt động dạy học để nâng cao khả năng vận dụng của học sinh.
Trong quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên có kinh nghiệm lâu năm vẫn
gặp phải khó khăn khi HS chưa tích cực phát biểu xây dựng bài. Theo đánh
giá của giáo viên, khó khăn thường gặp nhất ở HS khi học tập phần công dân
với đạo đức là việc vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng đã học vào
trong những tình huống thực tế của cuộc sống.
Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, để phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của HS, phần lớn GV cho rằng để tăng hiệu quả dạy và học,
cần tăng thời gian rèn luyện kỹ năng, bài tập, tình huống thực tế cho HS.
Ngoài ra, về việc sử dụng các phương pháp dạy học trong quá trình
giảng dạy, kết quả điều tra cho thấy phương pháp thuyết trình là phương pháp
chủ yếu được giáo viên sử dụng trong giờ học.

STTPhương pháp dạy họcTỉ lệ sử dụng
1Phương pháp thuyết trình62%
2Phương pháp đàm thoại vấn đáp10%
3Phương pháp trực quan3%
4Phương pháp nêu vấn đề8%
5Phương pháp thảo luận nhóm15%
6Phương pháp động não2%
7Phương pháp đóng vai0%
8Phương pháp dự án0%
9Phương pháp khác0%

Bảng 1 – Kết quả điều tra tỉ lệ sử dụng các phương pháp dạy học của GV
9
88%
12%
1st Qtr 2nd Qtr
Trong các tiết học, giáo viên thường nêu vấn đề sau đó thuyết trình theo
trình tự sách giáo khoa. Hầu hết các giờ dạy có hoạt động thảo luận nhóm, tuy
nhiên, do thời gian ít nên hoạt động này chỉ mang tính chất hình thức, chưa
thực sự hiệu quả đối với học sinh.
Các câu hỏi mà giáo viên đưa ra chủ yếu xoay quanh phát biểu khái
niệm, tái hiện kiến thức trong sách giáo khoa, ít những câu hỏi mở rộng, gợi
mở đến những vấn đề thiết thực của cuộc sống.
Đối với dạy học bằng mô hình lớp học đảo ngược, phần lớn giáo viên
chưa có kinh nghiệm trong việc triển khai thực tế.
Đa phần HS có nhận định rằng môn Giáo dục công dân chưa tạo được
hứng thú với các em, môn học còn nặng tính hàn lâm, lý thuyết (Tỉ lệ HS hứng
thú với môn GDCD là 25%, tỉ lệ HS chưa hứng thú với môn học này chiếm
75%). Các em muốn được học tập theo nhiều phương pháp, hình thức mới để
tăng hứng thú và hiệu quả học tập. HS chủ yếu tiếp thu kiến thức qua lời giảng
của thầy cô trên lớp, ít khi chủ động tìm hiểu bài ở nhà trước khi đến lớp.
Bảng 2: Biểu đồ tỉ lệ HS tìm hiểu bài trước khi đến lớp.
10
Khi trình bày một vấn đề, một quan điểm trước lớp, các em HS còn rụt
rè, e ngại. Ngoài ra, khi ý kiến của các em trái với ý kiến của phần đông HS
trong lớp thì các em chưa mạnh dạn nêu ý kiến, quan điểm riêng.
Hầu hết các em học sinh đều thích học những bài thuộc phần “Công dân
với đạo đức” vì nó dễ hiểu, gần gũi với đời sống thực tế. Các em còn ít hứng
thú với các bài học liên quan đến thế giới quan và phương pháp luận khoa học
vì nó mang tính trừu tượng, khó hiểu, khó nhớ.
Đa số các em đến lớp ghi chép bài đầy đủ, về nhà học bài làm bài tập
vận dụng các kiến thức đã học. Các bài tập chủ yếu liên quan đến nhận biết,
thông hiểu và vận dụng, còn mức độ vận dụng cao thì rất ít.

SKKN Sử dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” nhằm nâng cao hứng thú và tính tích cực học tập phần công dân với đạo đức, giáo dục công dân, lớp 10

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *