dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Dạy học môn Hóa học theo hướng phát triển năng lực của học sinh thông qua trò chơi dành cho học sinh trường THPT

SKKN Dạy học môn Hóa học theo hướng phát triển năng lực của học sinh thông qua trò chơi dành cho học sinh trường THPT

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
  1. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến
    Với thực tế trong nhiều năm học sinh khi học học tập chỉ tập trung học kiến
    thức để thi đỗ Đại học, Cao đẳng như mong muốn, nên rất thiếu những kĩ năng
    cơ bản để dễ dàng hòa nhập hơn với cộng đồng và xã hội. Cụ thể như: kĩ năng
    giao tiếp, ứng xử, kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng lập kế hoạch mục tiêu, kĩ
    năng tư duy logic, phản biện, thuyết trình và xử lí nhanh những khó khăn trong
    tình huống bất ngờ.
    Và có một bộ phận đáng buồn và báo động khi số lượng ngày càng lớn các
    em đến trường không học, chán nản, các hiện tượng nói chuyện, không hợp tác,
    sử dụng điện thoại, hút thuốc, đánh nhau…Học sinh giỏi thì tư duy thụ động chỉ
    dựa vào kiến thức đã tiếp nhận nhưng không tạo ra được sự sáng tạo trong thực
    tế, các em thích làm việc cá nhân hơn….do vậy giao tiếp kém.
    Từ những điều đó cho thấy rằng học sinh đang dần mất phương hướng
    trong việc xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch cho cuộc đời mình, mất cảm
    hứng và không thấy ý nghĩa của việc học. Và quan trọng hơn hết là cũng chính
    điều đó các em mất luôn khả năng tư duy sáng tạo vốn luôn cần cho cuộc sống
    sau này!
    Những thực tế nêu trên là thực trạng chung của học sinh nói chung và cũng
    là thực trạng chung của học sinh trường THPT Đỗ Huy Liêu nói riêng. Đó là
    một thử thách lớn để mỗi giáo viên, cần thay đổi phương pháp dạy học nói
    chung và môn hóa học nói riêng. Trong đó, phương pháp dạy học theo hướng
    phát triển năng lực được chú trọng. Nếu trước đây khi dạy kiến thức thì Giáo
    viên là người cung cấp kiến thức, học sinh tiếp nhận. Thì nay, GV phải lên kế
    hoạch tổ chức hoạt động sao cho chính HS là người được trải nghiệm cùng nhau
    2
    và tự mình chiếm lĩnh kiến thức thông qua các kĩ năng thuyết trình, thảo luận
    nhóm, tư duy cá nhân, phản biện, thực hành. Để từ kiến thức nền HS sẽ được áp
    dụng kiến thức đã học sáng tạo ra sản phẩm phục vụ cho hoạt động của cuộc
    sống. Cũng vì vậy mà các em sẽ thấy lí thuyết, kiến thức khô khan có ý nghĩa,
    có gắn kết với thực tế cuộc sống.
    Theo thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục
    và Đào tạo nêu định hướng về phương pháp giáo dục trong Chương trình giáo
    dục phổ thông 2018 có nội dung: “Các môn học và các hoạt động giáo dục
    trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hóa hoạt động học sinh
    trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức hoạt động học tập cho học sinh, tạo môi
    trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để kích thích học sinh
    tích cực tham gia vào các hoạt động học tập tự phát huy tiềm năng và những
    kiến thức, kĩ năng đã tích lũy được để phát triển”. Do đó việc đổi mới phương
    pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng tiếp cận
    năng lực đã và đang được thực hiện ở tất cả các môn học của các cấp học. Điều
    đó đòi hỏi mỗi giáo viên đều nỗ lực, đồng hành cùng Ngành trong cuộc đổi mới
    đó nhằm tìm ra phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp với đối tượng học sinh
    và nội dung trọng tâm của bài học.
    Với các môn học nói chung và môn Hóa học nói riêng, giáo viên luôn luôn
    chăn chở suy nghĩ tìm ra phương pháp thích hợp giúp phát triển năng lực học tập
    của học sinh và tăng hứng thú, đam mê học môn Hóa học của học sinh.
    Trong quá trình giảng dạy, tôi cũng đã áp dụng linh hoạt các biện pháp và
    kĩ thuật dạy học như làm việc nhóm, dạy học theo dự án, sơ đồ tư duy, khăn trải
    bàn, tia chớp, động não, trò chơi…nhằm tạo hứng thú, phát huy tính tích cực,
    chủ động, tự tin… của học sinh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng của học
    sinh ở môn học này.Bằng thực tế giảng dạy và qua cuộc khảo sát về hình thức
    học tập mà học sinh hứng thú nhất cho thấy, rất nhiều học sinh thích thú với
    phương pháp dạy học thông qua hình thức trò chơi.
    3
    Học trong quá trình vui chơi là quá trình lĩnh hội tri thức vốn sống một
    cách nhẹ nhàng, tự nhiên không gò bó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học
    sinh. Học tập bằng trò chơi sẽ khơi dạy hứng thú tự nguyện, làm giảm thiểu sự
    căng thẳng thần kinh ở các em. Trong lúc chơi tinh thần của học sinh thường rất
    thỏa mái nên khả năng tiếp thu kiến thức trong lúc chơi sẽ tốt hơn, hoặc sau khi
    chơi cũng sã tốt hơn. Trò chơi dạy học giúp xua đi lỗi lo âu nặng nề của việc học
    cho học sinh, giúp gắn kết tình cảm giữa HS với HS, giữa HS với GV.
    Trong quá trình chơi, học sinh huy động các giác quan để tiếp nhận thông
    tin. Học sinh phải tự phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa làm cho các
    giác quan tinh nhạy hơn, ngôn ngữ mạch lạc hơn, các thao tác trí tuệ được hình
    thành. Học sinh tiếp thu, lĩnh hội và khắc sâu được nhiều kiến thức, nhiều khái
    niệm.Trò chơi dạy học cũng có thể hình thành nên cho học sinh những kĩ năng
    của môn học, học sinh không chỉ có cơ hội tìm hiểu kiến thức, ôn tập lại các
    kiến thức đã biết mà còn có thể có được kinh nghiệm, hành vi.
    Một số trò chơi dạy học còn giúp cho học sinh có khả năng tư duy, cách
    giải quyết vấn đề nhanh nhẹn, không chỉ trong lĩnh vực mình chơi mà cả lĩnh
    vực của cuộc sống…Trên cơ sở đó trò chơi trong dạy học có thể định hướng
    phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Thông qua đó phát huy được sự sáng
    tạo của học sinh đó là có thể tự thiết kế trò chơi để dạy cho lẫn nhau.
    Từ những lí do trên cho thấy một trong những giải pháp tốt nhất để giúp
    HS hứng thú hơn và học tập hiệu quả hơn đó là GV nên cho HS lĩnh hội, vận
    dụng kiến thức thông qua các trò chơi. Vừa học, vừa chơi, giúp kiến thức không
    những khắc sâu mà các em sẽ thấy việc học rất gần gũi hơn nữa kĩ năng tư duy
    sáng tạo được khơi gợi cần nhiều cho mọi công việc và ngành nghề( Ví dụ các
    em nghiện game có biết rất nhiều các trò chơi, Vậy các bạn sẽ ứng dụng trò chơi
    đó để thiết kế bộ sản phẩm gồm mô hình, luật chơi, xây dựng bộ câu hỏi….dựa
    trên hoạt động nhóm…). Chính vì những lí do trên, tác giả đã chọn đề tài “ Dạy
    học môn Hóa học theo hướng phát triển năng lực của học sinh thông qua trò
    chơi dành cho học sinh trường THPT Đỗ Huy Liêu”.
    4
  2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến
    Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các qui tắc gắn với
    kiến thức, kĩ năng có được trong hoạt động học tập, gắn với nội dung bài học,
    giúp các em khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân, thông qua các trò chơi học
    sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào các tình huống của trò chơi. Do
    đó, học sinh được thực hành luyện tập các kĩ năng môn Hóa tốt hơn, học tập say
    mê và hứng thú hơn.
    Từ đó có thể thiết kế trò chơi và hướng dẫn học sinh thiết kế trò chơi để
    học tập lẫn nhau trong môn Hóa học nhằm phát triển năng lực tự học, giải quyết
    vấn đề, tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lý, phát triển bản thân, năng lực giao
    tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, tính toán, sử dụng công nghệ
    thông tin và truyền thông. Nhờ đó học sinh trở nên năng động và sáng tạo hơn
    trong các tình huống học tập và cuộc sống. Có định hướng và mục tiêu nghề
    nghiệp trong tương lai.
  3. Phạm vi triển khai thực hiện
    Dạy học môn Hóa học theo hướng phát triển năng lực của học sinh thông
    qua trò chơi cho HS đã được triển khai và thực hiện tại Trường THPT Đỗ Huy
    Liêu năm học 2021-2022 và tiếp tục được áp dụng trong những năm học tiếp
    theo và lan tỏa ra các trường học trong huyện và trong tỉnh.
    5
    II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
    1.Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến (Hiện trạng dạy – học Hóa
    Học ở trường THPT trước khi tạo ra sáng kiến)
    Trong những năm học gần đây do sự thay đổi về quy định tuyển sinh của
    Bộ GD & ĐT và các trường Đại học mà nhu cầu và định hướng dạy và học của
    HS và GV có sự thay đổi rất nhiều. Qua nhiều thực tế giảng dạy tôi thấy thực
    trạng việc dạy học như sau
    *Về phía giáo viên:
  • Hiện nay một số giáo viên chỉ chú trọng đến dạy học truyền thụ kiến thức
    vì áp lực thi cử và giới hạn thời gian, mà chưa quan tâm nhiều đến việc dạy học
    phát triển năng lực cho học sinh.
  • Có nhiều giáo viên đã tiếp cận với các phương pháp dạy và kỹ thuật dạy
    học tích cực để giảng dạy trên lớp nhằm phát huy các năng lực của học sinh, tuy
    nhiên thời lượng có hạn nên các phương pháp chưa đạt hiệu quả cao.
  • Trong các bài học nhiều giáo viên còn chưa đầu tư thời gian lồng ghép
    kiến thức với nội dung giải trí, trò chơi phù hợp và tổ chức cho HS.
  • Về phía bản thân là một giáo viên hóa học, mặc dù trong có tiết dạy đã
    sử dụng nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực như nhưng hiệu quả
    chưa được cao do cách tiếp cận còn trừu tượng.
  • Dạy học chưa kích thích sự đam mê, hứng thú và sáng tạo cho học sinh.
    *Về phía học sinh:
  • Nhiều học sinh còn tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, không có tính
    sáng tạo, không linh hoạt, không tự tin giải quyết được các tình huống phát sinh
    trong cuộc sống.
  • Nhiều học sinh chưa yêu thích môn hóa học nói riêng và môn khoa học
    tự nhiênnói chung do tâm lí ngại suy nghĩ, ngại tìm tòi, ngại khám phá.
  • Học sinh chưa chủ động trong công việc, chưa có khả năng lập kế hoạch
    và thực hiện kế hoạch vì vậy khả năng sáng tạo còn hạn chế.
  • Học sinh chưa đam mê sáng tạo nên khi học tập và nghiên cứu thường có
    6
    tâm lí chán nản, không kiên trì.
  • Chưa phát hiện được năng lực của mình nên chưa định hướng được
    nghề nghiệp, không biết mình thích nghề gì và nghề gì phù hợp với năng lực
    của mình.
    Như vậy dạy học định hướng phát triển được các năng lực của bản thân là
    rất quan trọng. Việc lồng ghép các trò chơi vào giảng dạy là góp phần tích cực
    vào hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, khơi dậy sự sáng
    tạo, hứng thú niềm đam mê nghiên cứu khoa học, và định hướng phát triển nghề
    nghiệp tương lai cho HS.
  1. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến.
    2.1. Thực trạng của vấn đề
    2.1.1.Thời gian:
    Tìm hiểu đối tượng học sinh năm học 2021-2022.
    2.1.2.Khảo sát chất lượng đầu năm:
    Thông qua bài khảo sát chất lựơng đầu năm tôi thu được kết quả như sau:
    Khối 10: trên trung bình 18%.
    Khối 11: trên trung bình 25%.
    2.2.Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến kết quả trên:
    Tôi nhận thấy đa số học sinh có kết quả rất thấp, không hứng thú khi học
    môn Hóa. Vì vậy việc lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng ở học sinh đòi hỏi
    có nhiều phương thức cho HS tiếp cận và đón nhận kiến thức theo nhiều cách
    khác nhau.Sự nhận thức của học sinh thể hiện khá rõ:
  • Kiến thức cơ bản nắm chưa chắc, mơ màng, loáng thoáng
  • Khả năng sáng tạo, tư duy lôgíc còn hạn chế.
  • Chưa chủ động, tích cực tìm tòi khám phá kiến thức
  • Ý thức học tập của học sinh chưa thực sự tốt. Không hứng thú học dẫn tới
    lười học.
  • Nhiều học sinh có tâm lí sợ học môn Hóa học
    7
    2.3.Các biện pháp thực hiện
    2.3.1. Các khái niệm về dạy học phát triển năng lực và dạy học thông
    qua trò chơi
    a) Khái niệm năng lực, năng lực người học
    Năng lực là các khả năng và kỹ năng nhận thức vốn có ở cá nhân hay có thể
    học được…để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực cũng hàm
    chứa trong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để
    có thể sử dụng một cách thanh công và có trách nhiệm các giải pháp…trong
    những tình huống thay đổi (Weinert,2001).
    Năng lực của người học là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ
    năng, thái độ… phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp
    lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề
    đặt ra cho chính các em trong cuộc sống (Nguyễn Công Khanh, 2013).
    b) Năng lực của học sinh
    Năng lực của học sinh là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ
    năng,thái độ… phù hợp với lứa tuổi và vận hành(kết nối) chúng một cách hợp lý
    vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề
    đặt ra cho chính các em trong cuộc sống.
    c) Hệ thống năng lực chung
    Năng lực chung: là năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và
    làm việc bình thường trong xã hội. Năng lực này được hình thành và phát triển
    do nhiều môn học, liên quan đến nhiều môn học. Vì thế có thể gọi là năng lực
    xuyên chương trình.
    Các năng lực chung cốt lõi của học sinh khi kết thúc chương trình giáo
    dục phổ thông là:
    Năng lực học tập (tự học, học suốtđời), năng lực giải quyết vấn đề, năng
    lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lý và phát triển bản thân, năng lực giao
    tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông,
    năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
    8
    d) Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực
    của HS
    Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý
    tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải
    quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời
    gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học
    tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý
    nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.Bên cạnh việc học tập những
    tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ
    đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
    đ) Quan điểm dạy học thông qua trò chơi
    Giáo dục thông qua trò chơi được định nghĩa là việc áp dụng các yếu tố
    điển hình của trò chơi (luật chơi, ghi điểm, tính cạnh tranh) vào các lĩnh vực
    hoạt động khác, đặc biệt nhằm thu hút người sử dụng trong việc giải quyết vấn
    đề. [từ điển Oxford] Nó đã được sử dụng trong tiếp thị và cũng có ứng dụng
    trong giáo dục. Ngoài việc thúc đẩy lợi ích học tập cụ thể, trò chơi là một hình
    thức học tập tích cực.
    Lợi ích của dạy học thông qua trò chơi
    Trò chơi không đơn thuần là giải trí. Chúng có thể là cuộc tìm kiếm giải
    pháp cho các vấn đề hệ trọng thách thức người chơi giải quyết các vấn đề của
    thế giới thực ở quy mô toàn cầu: đói nghèo, biến đổi khí hậu, hoà bình toàn cầu.
    Giáo dục thông qua trò chơi tác động trực tiếp đến sự tham gia và động cơ,
    gián tiếp dẫn đến việc hình thành thêm kiến thức và kỹ năng. Giáo dục thông
    qua trò chơi khuyến khích học sinh thực hiện một hành động
    Người học thường được thúc đẩy bởi các cơ hội học tập thực hành và tích
    cực. Các thực hành liên tục của việc ra quyết định, lập kế hoạch và học tập
    trong môi trường trò chơi rất dễ dịch sang các tình huống hàng ngày mà trẻ sẽ
    phải đối mặt khi chúng lớn lên.
    9
    Các nhà giáo dục có thể nhận được phản hồi nhanh chóng bằng cách xem
    cách trẻ tham gia và phản ứng. Trong khi chơi một trò chơi, trẻ em cũng có thể
    tự do phạm sai lầm mà không có bất kỳ hậu quả lớn nào gây tổn hại về thể chất
    hoặc tinh thần. Họ có thể thử nghiệm trong một môi trường an toàn khi chơi
    game. Bất kỳ sai lầm nào được thực hiện có thể được thảo luận trong một thiết
    lập nhóm sau đó. Đồng thời khi học tập thông qua trò chơi có thể phát huy được
    các loại trí thông minh.
    2.3.2. Xây dựng trò chơi dạy học và hướng dãn HS thiết kế trò chơi
    a) Các bước cần thực hiện để tổ chức trò chơi thành công
    Để tổ chức trò chơi có hiệu quả thì GV cần thực hiện các bước sau:
    Bước 1: Chuẩn bị.
  • Xác định mục đích của trò chơi. Đây là yếu tố quan trọng để quyết định
    lựa chọn nội dung và thời gian tiến hành cũng như cách thức thực hiện trò chơi.
    Chẳng hạn như giáo viên định dùng trò chơi để kiểm tra bài cũ và dẫn dắt bài
    mới thì thiết kế ở hoạt động khởi động. Tác dụng của trò chơi ở đầu giờ đó là tạo
    tâm thế học tập cho học sinh, khơi gợi hứng thú của các em trước giờ học.
  • Lựa chọn đơn vị nội dung kiến thức phù hợp khi tổ chức trò chơi:
    Nội dung kiến thức cần vừa sức với học sinh. Không nên lựa chọn nội dung quá
    dễ như vậy sẽ không kích thích được trí tò mò, khát khao khám phá của học trò.
    Nhưng cũng không nên chọn vấn đề quá khó của bài học, sẽ gây ra sự chán nản
    cho các em.
  • Lựa chọn trò chơi: Giáo viên có thể sưu tầm trên internet hoặc sáng tạo
    một số trò chơi sử dụng trong quá trình dạy học. Đối với môn Hóa học, có thể áp
    dụng một số hình thức trò chơi như: xếp hình con, đấu trường 36, ai là triệu phú,
    rung chuông vàng, ô cửa bí mật, giải ô chữ, ong tìm mật…
    Bước 2: Tổ chức trò chơi
  • Giới thiệu về trò chơi: tên, luật chơi, cách phân thắng bại, thưởng cho đội
    thắng, phạt với đội thua…Hình thức thưởng – phạt có lẽ là yếu tố có vai trò khá
    quan trọng, tạo nên sức “nóng” cũng như sự hấp dẫn của trò chơi. Do đó, giáo
    10
    viên cần công khai ngay từ đầu để học sinh nắm được và tích cực khi tham gia
    trò chơi.
  • Tiến hành mẫu: Với những trò chơi mới, giáo viên cần cho học sinh tham
    gia thử để các em không bỡ ngỡ. (Với những trò chơi đã từng sử dụng thì không
    cần tiến hành mẫu)
    Bước 3: Tổng kết:
    Đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức qua trò chơi, thưởng cho đội giành chiến
    thắng, phạt với đội thua.
    b) Xây dựng một số trò chơi trong dạy học môn hóa
  • Trò chơi mảnh ghép
  • Nội dung trò chơi mảnh ghép: GV có thể lựa chọn các hình khác nhau
    cho HS ghép dễ ghép và thu hút
    11
  • GV thiết kế các miếng ghép, trên mỗi mảnh ghép thông tin kiến thức giúp
    học sinh khắc sâu kiến thức.
  • Sau đó in trên giấy phù hợp, có thể ép plastic để làm đồ dùng dạy học cho
    nhiều lớp, nhiều năm.
    Luật chơi:
  • Mỗi nhóm (11-12 HS) được phát bộ các miếng ghép tam giác và một hình
    mẫu cho trước.
  • Nhiệm vụ của nhóm là ghép các mảnh ghép sao cho câu hỏi trên mảnh
    ghép này xếp sát với câu trả lời tương ứng trên mảnh ghép khác để tạo thành
    hình giống với hình mẫu.
  • Thời gian chơi là 5-8 phút (tùy thuộc vào năng lực HS).
  • Nếu các nhóm xong trước thời gian, GV sẽ phát (chiếu) đáp án để nhóm
    tự đánh giá, hoặc GV sẽ đánh giá. Nếu tất cả các nhóm đều không xong khi thời
    gian kết thúc thì GV sẽ chấm điểm theo mức độ hoàn thành trò chơi của các
    nhóm.
  • Nhóm nào xong trước thời gian quy định được GV cộng thêm 1 điểm.
    Cách thức tổ chức:
  • GV phát cho mỗi nhóm 1 bộ mảnh ghép tam giác, trên mỗi cạnh có nội
    dung in đậm là câu hỏi và nội dung in mờ là câu trả lời và một hình cho sẳn. GV
    phổ biến luật chơi
    12
  • Nhiệm vụ của mỗi nhóm là trong thời gian tố đa 8 phút ghép các mảnh
    ghép thành hình như đã cho, sao cho câu hỏi ở cạnh trên tam giác này phải khớp
    với câu trả lời trên cạnh tam giác xếp liền. GV đánh giá dựa trên mức độ hoàn
    thành của các nhóm.
    Đánh giá tổng kết:
  • GV đánh giá, nhận xét quá trình hoạt động nhóm của HS, cho điểm các
    nhóm dựa vào mức độ hoàn thành công việc
  • GV yêu cầu đại diện một nhóm lên bảng chốt kiến thức thông qua sử
    dụng sơ đồ tư duy.
    *Lưu ý: Ngoài ra GV có thể xây sựng bộ các mảnh ghép thuộc về các lĩnh
    vực kiến thức khác nhau:
  • Áp dụng khi dạy bài tập về liên kết ion( lớp 10) thì có thể sử dụng các
    mảnh ghép như sau
  • Áp dụng khi củng cố kiến thức cho bài 27 nhôm và hợp chất của nhôm
    (lớp12) thì có thể sử dụng các mảnh ghép như sau
    13
    -Áp dụng khi củng cố kiến thức cho Luyện tập: Axit, bazo, muối, phan ứng
    trao đổi ion trong dung dịch (lớp11) thì có thể sử dụng các mảnh ghép như sau:
  • Giáo viên cắt các hình tam giác rời ra và sử dụng để học sinh chơi trò
    mảnh ghép như hướng dẫn ở trên
    Nhận xét
    14
  • Thích hợp cho phần kiểm tra lí thuyết hoặc học lí thuyết mới, học sinh sẽ
    rất ham ghép hình và có tính cạnh tranh cao giữa các nhóm. Việc ngại học lí
    thuyết đã được giải quyết, mà kiến thức thì được xào đi xào lại dễ nhớ.
  • Năng lực hợp tác và giao tiếp,sử dụng ngôn ngữ được phát triển mạnh mẽ
    vì học sinh bị sức ép về thời gian, tính thi đua các nhóm diễn ra mạnh mẽ nên
    cần phải hợp tác cùng nhau mới có kết quả cao.
  • Có thể sử dụng cho tất cả các môn học, hiệu quả tốt.
  • Giáo viên có thể thiết kế các kiểu hình khác nhau
    *Trò chơi: Bingo!
    Luật chơi:
    Cách chơi: Chơi tựa như kiểu cờ ca rô. Giáo viên sẽ kẻ trên bảng theo
    mẫu hoặc có thể thay đổi số lượng ô tương ứng với lượng các câu hỏi được định
    sẵn theo nội dung của bài học.
    1 2 3 4 5
    6 7 8 9 10
    11 12 FREE 13 14
    15 16 17 18 19
    20 21 22 23 24
    Luật chơi: Giáo viên chia lớp thành 2 đội và quy định đội A đánh dấu X
    còn đội B đánh dấu O.
    Đầu tiên mỗi đội sẽ cử 1 bạn làm nhóm trưởng đại diện chọn ô số, giáo
    viên sẽ đánh dấu bằng ký hiệu của đội đó vào ô đấy, đồng thời đọc câu hỏi được
    định sẵn trong mỗi ô cho đội kia trả lời trong thời gian cho phép.
    15
    Hết thời gian giáo viên đọc đáp án, Học sinh nào đúng hết ở 1 hàng dọc
    hoặc ngang hoặc chéo sẽ hét to bingo! Sẽ giành chiến thắng
    Kết thúc trò chơi: Tặng một tràng pháo tay thật to chúc mừng đội thắng
    cuộc và thưởng điểm hoặc tặng quà…
    Nhận xét:
  • Có thể áp dụng cho tất cả các môn học
  • Sử dụng cho hoạt động cá nhân, có thể dùng để kiểm tra bài cũ hoặc củng
    cố kiến thức bài học và biến thể cho phù hợp
  • Phát huy được năng lực tính toán, tự học, tự quản lí và phát triển bản thân.
  • Trò chơi: “Giải mật thư vận chuyển hàng hóa’’ khi dạy bài thuyết cấu
    tạo hóa học lớp 11
    Luật chơi:
  • Hãy tưởng tượng chúng ta là đội quân tham gia trận chiến phải
    chuyển mật thư từ trên xuống dưới gồm 2 cụm (2 dãy lớp)
    -Có 4 mật thư, Tính điểm cho mỗi mật thư là 10 điểm (2 điểm mỗi câu
    hỏi/mật thư và 2 điểm trình bày nhóm)
  • Mỗi mật thư được giải trong 5 phút, và chuyển thư từ trên xuống dưới 4
    lần sẽ giải hết 4 mật thư
  • Có 2 cụm: Mỗi cụm gồm 4 nhóm học sinh, Các nhóm phải phân công
    nhiệm 212
    ?>BN vụ cho từng thành viên về người lưu trữ mật thư, người nói và giải mật
    thư, người vận chuyển.
  • Sau khi giải hết mật thư thì Giáo viên sẽ cho các nhóm chấm chéo mật thư
    khi chiếu đáp án của từng mật thư. Công bố điểm và trao giải nhóm nhất, nhì, ba
    16
    Nhận xét:
  • Trò chơi áp dụng cho tất cả các môn học, cho từng mục đích kiểm tra,
    đánh giá và dạy học của giáo viên
  • Phát huy năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực tư duy sáng tạo,
    xử lí thông tin, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, viết
    phương trình hóa học và đọc tên các chất.
    *Trò chơi: Con rắn và cái thang
    Vật liệu:Tờ A0 hoặc A4,3 (tùy số lượng người chơi)
    Vẽ hình con rắn to chia hết người rắn thành 50 ô nhỏ
    17
    Vẽ 4 cái thang, 4 con rắn nhỏ sao cho:Chân cầu thang rơi vào ô thấp hơn,
    đầu cầu thanh rơi vào ô cao hơn tương tự vẽ rắn cũng vậy, có3quân cờ khác màu
    cho 3 đội, có 45 phiếu câu hỏi tương ứng với số ô bốc được.
    Luật chơi:
    Cách chơi
  • Số lượng: 6 người chơi, chia làm 3 cặp, mỗi cặp là 1 đội
  • Oẳn tù tì xem đội nào bốc phiếu trước.
  • Đội bốc phiếu sẽ lật phiếu lên cho các đội khác cùng xem câu hỏi. Tất cả
    các đội đều có quyền trả lời và lấy quân cờ của mình để vào ô bốc được.
  • Trong 10 giây, đội nào trả lời trước (không phải đội bốc) đúng sẽ cộng
    100 điểm thưởng và giành quyền bốc phiếu.
  • Đội bốc phiếu không trả lời được hoặc sai sẽ bị lùi 2 bước tính từ ô bốc
    được (ví dụ: bốc ô 20, để quân bài vào ô 20)
  • Đội bốc phiếu trả lời đúng: được di chuyể

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: 

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *