dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Dạy ôn thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh trong năm học và giai đoạn dịch bệnh  tại trường THPT, thực trạng và giải pháp

SKKN Dạy ôn thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh trong năm học và giai đoạn dịch bệnh  tại trường THPT, thực trạng và giải pháp

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
“Sự phát triển kinh tế – xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu
mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo
dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng cơ bản của việc
đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực
tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy
tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới phương
pháp dạy học là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành
động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế
trong cải cách phương pháp giảng dạy ở nhà trường phổ thông” theo Ngô Quốc Đường
– Sở giáo dục đào tạo Bắc giang trong bài “Đổi mới phương pháp dạy học ở trường
trung học theo định hướng phát triển năng lực người học”. Đúng như vậy, ngày nay
yêu cầu phát triển của xã hội, của khoa học kỹ thuật ngày càng cao, do đó mà việc đào
tạo con người cũng cần đổi mới theo nhu cầu xã hội và sự phát triển của khoa học kỹ
thuật.
Để sản phẩm của giáo dục có thể đáp ứng với nhu cầu của xã hội, nhà trường
phải dạy cho học sinh trở thành những người không chỉ có kiến thức sâu rộng mà còn
phải có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bắt kịp và thích nghi với khoa học và công nghệ
cao, đồng thời cũng cần biết xử lý tình huống tốt và nhất là phát huy được năng lực
của mình một cách tối đa.
Để đạt được mục tiêu đó, phương pháp dạy học trong nhà trường cũng cần đổi
mới cho phù hợp với yêu cầu thực tế và hoàn cảnh xã hội. Ngôn ngữ là chìa khóa mở
ra nhiều cánh cửa tri thức cũng như chi phối nhiều khía cạnh trong cuộc sống, trong đó
tiếng Anh đã và đang trở thành ngôn ngữ phổ thông trong khoa học và giao tiếp trên
toàn cầu.
Nhận thức được tầm quan trọng của môn học này, trong những năm gần đây Bộ
Giáo Dục và Đào Tạo đã coi môn Tiếng Anh là một môn học trọng tâm trong chương
trình THPT và đưa ra đề án ngoại ngữ theo từng giai đoạn. Thực tế xã hội đã đòi hỏi
đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên dạy ngoại ngữ nói riêng phải đổi mới phương
pháp giảng dạy, không chỉ áp dụng việc dạy ngôn ngữ theo đường hướng giao tiếp mà
còn thiết kế nhiệm vụ dạy học, kiểm tra đánh giá dựa trên năng lực của học sinh nhằm
phát huy tối đa năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ cho người học.
Tuy nhiên trong thực tế để phát huy triệt để năng lực của học sinh là một bài toán
khó không chỉ đối với giáo viên tiếng Anh mà còn là một trăn trở đối với toàn bộ
những người làm nghề giáo. Trong những năm gần đây ngành giáo dục Việt Nam đã
cải cách mạnh mẽ cả về nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy cũng như kiểm
tra đánh giá, đặc biệt là kết hợp kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi cao đẳng đại học
thành kỳ thi THPT quốc gia. Đó là sự đổi mới kiểm tra đánh giá khác xa so với cách
5
đánh giá của hai kỳ thi cũ. Với sự thay đổi đó việc các em học sinh tiếp cận với hình
thức thi cũng như nội dung thi cũng có nhiều khó khăn, đặc biệt là đối tượng học sinh
chỉ dự thi tốt nghiệp như đối tượng học sinh tại trường THPT Trần Văn Lan. Làm thế
nào vừa rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ cho học sinh vừa giúp các em vượt qua kỳ thi với
kết quả tốt nhất và đảm bảo các em được đánh giá đúng năng lực? Làm thế nào để học
sinh hiểu rõ về hình thức của đề thi, nội dung thi và kỹ năng làm bài thi ? đó là một
khó khăn không chỉ với giáo viên môn tiếng anh mà còn là thách thức với từng bộ môn
thi, với từng học sinh tham gia kỳ thi và cả các bậc phụ huynh học sinh. Đặc biệt là
trong hai năm gần đây thì dịch bệnh covid kéo dài thì việc đáp ứng được cho các em
thi THPT đạt kết quả tốt nhất là một vấn để không chỉ của giáo viên môn Anh tại
trường THPT Trần Văn Lan mà là vấn đề cho cả các giáo viên trong cả nước.
Trong quá trình dạy học chúng tôi nhận ra những thực trạng sau đây:
– Trình độ học sinh đầu vào thấp, nhận thức về tầm quan trọng của môn học trong
học sinh còn hạn chế, kiến thức kỹ năng của học sinh thấp.
– Học sinh đa số chỉ có mục tiêu thi tốt nghiệp nên động lực học tập không cao.
– Lượng từ vựng của học sinh ít nên không có khả năng hiểu nội dung câu hỏi.
– Học sinh hầu như không có kỹ năng làm bài đọc hiểu mà thường dịch nội
dung, trong khi vốn từ vựng hạn chế mà nội dung bài đọc dài nên học sinh đa số bỏ
qua phần đọc hiểu hoặc làm theo cảm tính.
– Các thành ngữ hoặc cấu trúc cố định của học sinh hạn chế nên học sinh không
thực hiện được những câu hỏi có dạng cấu trúc cố định.
– Học sinh chưa có hình dung gì về hình thức đề thi và nội dung thi.
– Chỉ có một số học sinh tham gia các nhiệm vụ trong giờ học và số còn lại
thường nêu lý do là không hiểu câu hỏi của một số bài tập do rào cản của từ mới.
– Rất nhiều học sinh thiếu kiến thức nền và năng lực ngôn ngữ nên không thể
hiểu tốt bài học để có thể diễn đạt ý tưởng riêng của mình. Dĩ nhiên, nếu người học
thiếu kiến thức nền và vốn từ vựng thì sẽ càng khó khăn hơn đối với việc hiểu nội
dung của bài học hay hoàn thành các hoạt động học khác. Điều này sẽ dẫn đến sự cản
trở lớn trong việc trao đổi thông tin với những người khác trong các hoạt động theo
cặp, theo nhóm. Do vậy, nhiều học sinh không những gặp khó khăn trong việc học tập
mà còn bị giảm hứng thú trong giờ học.
– Lớp đông khiến cho giáo viên gặp khó khăn trong quá trình điều khiển và đặc
biệt là tổ chức các hoạt động dạy học kỹ năng.
Trong giai đoạn dịch bệnh chúng tôi gặp phải các vấn đề sau đây:
– Bản thân tôi trình độ tin học còn hạn chế đặc biệt là việc áp dụng các phần mềm
mới.
– Một số học sinh không có điện thoại hay mạng để sử dụng học khi giai đoạn
dịch bệnh diễn ra.
– Mạng bị nghẽn và mất thời gian nhiều trong khâu điểm danh.
– Học sinh hết pin không tham gia học hết tiết học được.
6
– Học sinh đa số là chưa phát huy tác dụng của công nghệ vào học tập.
– Không kiểm soát hết được từng học sinh.
Những năm trước khi có sáng kiến chúng tôi đã thực hiện một số giải pháp như sau:
Bám sát nội dung sách giáo khoa, ôn tập từ vựng và ngữ pháp có liên quan và ở mức
độ tốt nghiệp.
Rèn luyện kỹ năng đọc nhưng ở mức độ thấp mỗi đoạn trả lời 5 câu hỏi và ở mức
thông hiểu.
Trình độ học sinh thấp nên cho bài tập vận dụng các kiến thức ngữ pháp theo hướng đề
thi tốt nghiệp cũ để đảm bảo kiến thức cơ bản.
Thiết kế bài học và bài tập vận dụng luôn theo từng unit, sử dụng bộ sách mềm của tác
giả Hoàng Thị Xuân Hoa và một số bộ ôn tập khác nữa.
Trong giai đoạn ôn tập thiết kế bài tập theo chuyên đề từng câu của đề minh họa và số
lượng mỗi loại câu là 10 câu. Thực hiện giao bài phô tô và trên google form trong giai
đoạn bệnh dịch.
Giai đoạn cuối thiết kế bài ôn theo test đủ 50 câu trên google form và gửi link cho học
sinh làm theo tuần. Giai đoạn đầu là 1 đề trên tuần, giai đoạn cuối là 2-3 đề trên tuần.
Trong đó vẫn có bài phân loại học sinh yếu và trung bình số lượng câu giảm khoảng
30-40 câu cho vừa sức.
Học sinh có thể học chung với bạn gần nhà nếu không có máy tính hay điện thoại
Gửi bài cho học sinh làm khi sắp xếp được kết nối internet.
Tuy nhiên kết quả cũng còn hạn chế và đặc biệt là không ổn định theo các năm học.
Sau khi có sáng kiến chúng tôi đã tìm hiểu những vấn đề của học sinh trong việc đánh
giá đúng về mức độ đề thi, nội dung thi và kỹ năng làm bài thi. Chúng tôi tiến hành
các giải pháp như sau: giải pháp chuyên môn, giải pháp ứng phó khi có dịch bệnh và
giải pháp tâm lý động viên khích lệ học sinh.
Về chuyên môn chúng tôi phân tích đề thi, hình thức nội dung và thang điểm
từng phần thi của bài thi THPT năm trước, kết hợp tiện ích của công nghệ thông tin và
các phần mềm hỗ trợ, chúng tôi nhận thấy để học sinh làm tốt bài thi THPT thì cần đáp
ứng các yếu tố sau:
Thứ nhất các em cần có kiến thức ngữ pháp chắc chắn và biết vận dụng linh hoạt.
Thứ hai học sinh cần có vốn từ vựng nhất định để có thể hiểu được nội dung bài thi,
đồng thời học sinh cần có kỹ năng đọc hiểu để làm tốt phần thi đọc hiểu và một số cấu
trúc viết lại câu để học sinh có thể làm được phần viết. Đối với học sinh chỉ thi tốt
nghiệp thì phần cần trọng tâm là 30 câu trắc nghiệm, chọn lọc một số câu trong bài đọc
điền từ và kỹ năng viết lại câu sẽ là phần cần chú trọng để có được số điểm phù hợp.
Đối với học sinh khá hơn sẽ được tập trung thêm về kỹ năng đọc hiểu. Từ những phân
tích trên về phía giáo viên, chúng tôi đã lựa chọn các phương tiện, kỹ thuật và phương
pháp giảng dạy thích hợp với năng lực (khả năng có thể tiếp thu) của học sinh và thiết
kế những nhiệm vụ vừa sức và đa dạng nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và
giúp học sinh giải quyết bài thi có kỹ năng và độ chính xác cao.
7
Tiếp theo chúng tôi có kế hoạch ôn tập và rèn luyện cho học sinh ngay từ đầu
năm học, phân loại kiến thức theo từng chuyên đề có liên quan đến bài học và cho học
sinh tiếp cận với nội dung câu hỏi liên quan đến đề thi luôn. Về từ vựng chúng tôi áp
dụng các phương pháp dạy từ vựng đa dạng và thiết kế bài tập vận dụng luôn theo chủ
đề bài học. Về kỹ năng đọc hiểu chúng tôi cho học sinh tiếp cận các kỹ năng trả lời
theo loại câu hỏi và cũng thiết kế bài tập vận dụng luôn theo chủ đề bài học. Về kỹ
năng viết bài chúng tôi tiến hành luyện viết câu theo chuyên đề theo đề minh họa năm
trước trong giai đoạn đầu, đến giai đoạn sau khi có đề minh họa chúng tôi tiến hành
phân tích đề và lập đề cương chuyên đề. Đối với học sinh, chúng tôi yêu cầu các em
làm bài luyện tập thường xuyên và chấm chữa cho nhau khi có giờ luyện tập. Khi đã
hoàn chỉnh từng chuyên đề thì mỗi tuần giao cho các em một đề luyện tập.
Giải pháp ứng phó khi có sự bất thường. Năm học 2019-2020 và năm 2020-2021
là hai năm học vô cùng đặc biệt khi dịch bệnh covid diễn ra thì việc học tập trực tiếp
gián đoạn. Khi đó cấp trên chỉ đạo dạy online thì bản thân tôi khá bối rối và chưa có
định hướng. Bởi vì học trực tiếp rèn chi tiết cũng cần có sự kiên nhẫn và kết quả cũng
còn không giám khảng định. Tuy nhiên khi thời gian thì cận kề mà các con thì còn
chưa chủ động, thì bản thân tôi cũng mạnh dạn áp dụng các tiện ích của internet vào
dạy học. Trong đó phần google form được tôi ứng dụng nhiều nhất. Phần google meet
thì dùng dạy học và trong quá trình dạy mình gửi form để học sinh làm bài. Tôi vừa
học vừa áp dụng và dần dần nâng cao khả năng và soạn bài nhanh hơn. Các học sinh
thích ứng rất nhanh thậm chí còn chỉ cho một số thứ khá hữu ích vì các em có khả
năng cập nhật công nghệ khá tốt. Chúng tôi chia sẻ học hỏi kinh nghiệm từ đồng
nghiệp và tự học tự trao đổi để tự nâng cao trình độ tin học trong quá trình dạy học.
Giải pháp động viên khích lệ học sinh trong quá trình học tập ôn tập nâng cao
nhận thức và phát huy sức mạnh tự thân. Chúng tôi thưởng khi học sinh đạt kết quả
giai đoạn, khuyến khích học sinh làm thêm bài, chữa bài giúp bạn. Thường xuyên
động viên học sinh vượt qua các rào cản tâm lý như tâm lý áp lực từ gia đình, tâm lý
áp lực thời gian hoàn thành nhiệm vụ…
Khi thực hiện như vậy chúng tôi nhận thấy học sinh đã nhanh chóng nhận ra
hình thức đề thi các nội dung thi, các kỹ năng cần rèn luyện và qua đó các em đã thực
sự có tiến bộ. Khi hiểu hơn về giá trị bản thân các em định hướng cho mình tốt hơn,
phát huy sức mạnh tự thân và tự chủ học tập hơn.
Bản thân tôi đánh giá về tính mới của sáng kiến là không mới vì chủ đề ôn tốt
nghiệp THPT thì năm nào cũng là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên về tính khả thi và
tính kinh tế và hiệu quả về xã hội thì tôi đánh giá là khá cao. Bởi vì học sinh xác định
được mục tiêu cần đạt được, tiết kiệm thời gian và chi phí học tập và tính lan tỏa tạo
niềm tin trong xã hội là không nhỏ.
Chính vì những lý do trên mà chúng tôi muốn trao đổi kinh nghiệm đã chọn lựa
và vận dụng để ôn luyện THPT cho học sinh lớp 12 đặc biệt là trong giai đoạn bệnh
dịch covid trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm này. Trong đề tài này chúng tôi trình
8
bày các biện pháp dạy ôn luyện xuyên suốt năm và một số cải tiến cụ thể trong giai
đoạn bệnh dịch bất thường với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm để có thể phù hợp cho
một số trường có điều kiện tương tự như trường chúng tôi.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỤ THỂ SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (năm học 2019-
2020)
1. Giải pháp 1- giải pháp chuyên môn xuyên suốt năm học
1.1. Hiểu rõ cấu trúc và phân tích về đề thi THPT quốc gia:
PHÂN TICH ĐỀ THI MINH HỌA THPT QUỐC GIA 2019-2020
Môn: Tiếng Anh

Ma trậnKiến thứcCấp độ nhận thứcMức độ câu
hỏi
Tổng
Dạng bàiNhận biếtThông hiểudụng VậnVận dụng caoDễTBKhó
PhoneticsSound20002002
Stress20002002
Error
Identification
Vocabulary00100011
Passive Voice00100101
Word order00101001
Multiple Choice
Completion
Verb Tense01000101
Conditional
Sentence
01000101
Concessive Clause01000101
Preposition01001001
Word Phrase01000101
Word Choice05000145
Word Form01000101
Passive Voice01000101
Participle01000011

9

Article01001001
Language
Function
00202002
Antonym00200112
Synonym00200202
Sentence TransformationComparative00100101
Reported Speech00100101
Modal Perfect00100101
Sentence CombinationSubjunctive00100101
Inversion00100101
Lexical ReadingWord Choice00020022
Word Form00010101
Conjunction00010101
Relative Pronoun00011010
Reading ComprehensionHỏi chủ đề00020022
Đại từ thay thế00020202
Từ gần nghĩa00030033
Thông tin chi tiết00050505
Suy luận00010011
Tổng414161610251550

Ngữ âm: Dạng bài này kiểm tra cách phát âm/ đánh dấu trọng âm của các từ quen
thuộc xuất hiện trong SGK, học sinh có thể dễ dàng làm được phần thi này.
2 câu hỏi về phát âm: 1 câu kiểm tra cách phát âm về nguyên âm và 1 câu về cách phát
âm đuôi – ed.
2 câu hỏi về trọng âm kiểm tra cách đánh dấu trọng âm của từ có 2 và 3 âm tiết
10
Từ đồng nghĩa – trái nghĩa: Câu hỏi thuộc dạng bài này năm nay nhẹ nhàng hơn đề thi
THPT quốc gia năm ngoái, một số từ xuất hiện trong SGK nên dựa vào ngữ cảnh rất
dễ suy đoán nghĩa.
Hoàn thành câu: Tỉ lệ số câu hỏi ngữ pháp và từ vựng: 8/6
Số lượng câu hỏi trong phần này được tăng lên 2 câu kiểm tra về ngữ pháp.
Các kiến thức ngữ pháp đã học trong chương trình THPT xuất hiện trong đề thi là:
Mạo từ, câu điều kiện, thì động từ, mệnh đề nhượng bộ, giới từ, Word phrase, phân từ,
bị động với danh động từ. Các câu hỏi ở các chuyên đề này cũng không gây khó khăn
cho học sinh vì chỉ ở mức độ dễ và trung bình.
Từ vựng được kiểm tra dưới dạng: word choice, word form. Từ và các cụm từ cũng rất
quen thuộc, một số từ nằm trong các bài reading ở SGK. Tuy nhiên, việc lựa chọn từ
sao cho đúng với ngữ cảnh của câu lại khiến các bạn học sinh cảm thấy khó khăn vì
một từ hoặc cụm từ lại có rất nhiều nghĩa hoặc có những cụm từ cố định mà không
phải cứ đúng nghĩa cơ bản là có thể chọn được luôn.
Chức năng giao tiếp: Tình huống giao tiếp khá quen thuộc và rất đơn giản, đây là phần
gỡ điểm cho học sinh.
Tìm câu đồng nghĩa – Nối câu: Dạng bài tìm câu đồng nghĩa: kiểm tra khả năng vận
dụng các kiến thức ngữ pháp quen thuộc như câu so sánh, câu gián tiếp, modal perfect
để viết lại câu. Những câu hỏi ở phần này ở mức độ trung bình, học sinh hoàn toàn có
thể đạt điểm tối đa.
Dạng bài Nối câu: sử dụng thức giả định và đảo ngữ để nối câu. Trong phần này cũng
không gây khó khăn cho học sinh, chỉ cần đọc kỹ là có thể làm được luôn.
Tìm lỗi sai: 2 câu kiểm tra lỗi sai ngữ pháp dễ dàng nhận ra luôn. Tuy nhiên, có một
câu về lỗi sai từ vựng yêu cầu học sinh phải có kiến thức về từ vựng phong phú.
Điền từ: Chủ đề của bài điền từ cũng khá quen thuộc với học sinh: chủ đề về
Technology.
Có 2 câu hỏi về Word choice, 1 về đại từ quan hệ, 1 về word form và 1 về liên từ. Các
câu hỏi về Word choice luôn là câu hỏi khiến học sinh phân vân nhất và phải có vốn từ
vựng phong phú. 3 câu hỏi còn lại về ngữ pháp học sinh vẫn có thể lấy điểm tối đa.
Phần đọc hiểu: Năm nay có sự thay đổi về số lượng câu đọc hiểu trong bài đọc hiểu 7
câu ( giảm xuống còn 5 câu). Bài đọc hiểu 8 câu vẫn ở mức khó hơn để phân loại học
sinh.
Các loại câu hỏi của bài đọc hiểu: 2 câu hỏi ý chính, 2 câu hỏi về đại từ thay thế, 3 câu
về từ gần nghĩa, 5 câu hỏi về thông tin chi tiết, 1 câu suy luận. Các loại câu hỏi này
tương tự với đề thi năm 2018.
Các câu hỏi khó rơi vào câu hỏi về ý chính, tìm từ đồng nghĩa và suy luận, yêu cầu học
sinh phải có tư duy logic, kỹ năng phân tích và suy luận tốt mới có thể làm được.
Về cơ bản, đề thi tham khảo THPT quốc gia năm 2019 xuất hiện các dạng bài giống
như đề thi năm 2018. Tuy nhiên có sự thay đổi về số lượng câu ở phần hoàn thành câu
và đọc hiểu.
11
Nội dung đề thi tham khảo 2019 chủ yếu nằm trong chương trình 12 .
Phạm vi kiến thức trong đề: Các chuyên đề ngữ pháp phổ biến (thì, mạo từ, câu bị
động, câu điều kiện, mệnh đề nhượng bộ, danh động từ, câu gián tiếp) và từ vựng.
Về độ khó và sự phân bổ kiến thức: Tổng quan về độ khó của đề: 60% cơ bản + 40%
nâng cao
Các câu hỏi dễ lấy điểm nằm ở các dạng bài: ngữ âm, câu giao tiếp, hoàn thành câu
phần ngữ pháp, câu đồng nghĩa, nối câu, tìm lỗi sai
Các câu hỏi khó tập trung vào từ vựng như: Tìm từ đồng nghĩa trái nghĩa, các câu từ
vựng trong phần hoàn thành câu và đọc hiểu.
Một số kiến thức ngữ pháp nâng cao như: Đảo ngữ, liên từ, phân từ, modal perfect.
Phần đọc hiểu cũng là dạng bài để phân loại học sinh nhưng giảm 2 câu so với năm
2018
Để làm tốt bài thi tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, giáo viên cũng lưu ý
các sĩ tử những điểm sau: Nắm chắc các kiến thức ngữ pháp thuộc chương trình THPT
và tìm hiểu thêm các kiến thức ngữ pháp nâng cao.tham khảo các đề thi thử của các
trường.
Học từ vựng và cấu trúc trong SGK thì cần phải mở rộng và trau dồi thêm từ vựng ở
bên ngoài như đọc sách báo nước ngoài, xem phim có phụ đề Tiếng Anh,…..
Luyện tập nhiều các dạng bài khó và những dạng bài mình cảm thấy yếu. Rèn luyện
nhuần nhuyễn kỹ năng đọc hiểu, phân tích đoạn văn, khả năng suy luận để đoán nghĩa
của từ.
Việc phân tích cấu trúc đề thi rất quan trọng, nó giúp giáo viên định hướng hình thức
đề thi và nội dung kiến thức trọng tâm. Từ đó giáo viên thiết kế, chọn lựa những nội
dung học tập vừa sức và phù hợp với nội dung thi. Đồng thời giáo viên cũng tiến hành
phân tích cho học sinh để các em có kiến thức về nội dung đề thi để có kế hoạch ôn
tập phù hợp.
Nhìn vào phần phân tích trên chúng tôi nhận thấy: Trọng tâm cho học sinh thi tốt
nghiệp là phần từ vựng ngữ pháp gồm 30 câu. Vậy mục tiêu của học sinh thi tốt nghiệp
phải đặt mục tiêu 25 câu, như vậy học sinh đạt được: 25 x 0.2 = 5 điểm.
Từ những nhận xét trên chúng tôi phân tích cho học sinh từ đó các em biết mục tiêu
phấn đấu và chúng tôi cũng thiết kế bài học phù hợp cho học sinh. Trong quá trình dạy
học chúng tôi liên tục mở rộng vốn từ cho học sinh đồng thời giáo án ôn tốt nghiệp
chúng tôi đã chia bài tập luyện thi ra 5 phần gồm các bài luyện 30 câu ngữ pháp, các
bài luyện đọc điền từ, các bài đọc trả lời câu hỏi, các bài luyện về câu viết lại. Giai
đoạn cuối cùng chúng tôi ghép vào thành đề thi hoàn chỉnh và cho học sinh luyện để.
Cụ thể từng phần chúng tôi sẽ phân tích ở các bước dưới đây.
1.2. Thiết kế bài học từ vựng sinh động dễ nhớ theo từng bài cho học sinh nâng
cao vốn từ, do đó có thể nâng cao kỹ năng đọc hiểu.
Việc làm tốt bài thi THPT quốc gia không phải chỉ dựa vào thời gian ôn tập cuối năm
mà có thể đạt kết quả tốt, mà việc ôn tập cho kỳ thi phải được thực hiện từ trong quá
12
trình học tập và có kế hoạch lâu dài. Cụ thể là từ việc học kỹ năng, học ngữ pháp, học
từ vựng,… thì mới đảm bảo học sinh tích lũy đủ kiến thức và kỹ năng để làm tốt bài
thi. Từ vựng là vốn quan trọng của bất kỳ người học ngôn ngữ nào. Có vốn từ vựng
càng nhiều người học càng có cơ hội nâng cao trình độ ngôn ngữ, do đó mà việc dạy
từ vựng là một khâu quan trọng trong bất kỳ một ngôn ngữ nào. Tuy nhiên để việc dạy
từ vựng đạt hiệu quả tốt nhất người dạy phải tùy thuộc vào trình độ, tâm lý, hứng thú
của người học để có các bài dạy thích hợp. Đối tượng học sinh THPT còn mải chơi và
ít tập trung nên cần thiết kế bài dạy từ đa dạng và tận dụng công nghệ thông tin để thu
hút sự chú ý của các em. Chúng tôi đã vận dụng một số phương pháp sau:
1.2.1. Dùng trực quan là một cách hiệu quả thu hút sự chú ý của học sinh và giúp
làm rõ nghĩa của từ hiệu quả.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin người dạy học có thể tận dụng tối đa
để dạy học đạt hiệu quả nhât. Đặc biệt là học ngoại ngữ những hình ảnh trực quan là
rất quan trọng nên hầu hết các bài dạy từ mới chúng tôi đều thiết kế trên powerpoint
để các em có thể dung nạp tốt nhất và nhiều nhất các từ vựng được dạy. Cụ thể trong
mỗi bài có phần từ vựng chúng tôi thiết kế phần giới thiệu từ mới bằng hình ảnh như
hình minh họa dưới đây:
13
Hay cho học sinh làm dạng juble word như phần thiết kế này ( unint 4 tiếng Anh 12):
Ghi nhớ và vận dụng từ rất quan trọng nên chúng tôi thiết kế phần vận dụng từ đã học
để làm các câu đơn giản để khắc sâu kiến thức cho học sinh. Có nhiều cách và ví dụ
thiết kế trò chới dưới đây chẳng hạn cũng góp phần giúp củng cố bài học và vốn từ của
học sinh.
14
Hoặc tìm định nghĩa cho từ, hoặc word form
15
Hoặc thiết kế theo sơ đồ tư duy giúp học sinh hệ thống kiến thức bài học và sử dụng
ngôn ngữ của các em.
16
1.2.2. Trò chơi ngôn ngữ là phương pháp giảng dạy tích cực lấy người học làm
trung tâm.
Dạy từ vựng không đơn thuần là cung cấp từ, cách phát âm và nghĩa của từ mà là làm
thế nào từ đó là của người học, tức là người học biết vận dụng từ vào các tình huống
giao tiếp.
Có nhiều hình thức trò chơi ngôn ngữ, như lucky number, the big wheel, central
race… làm cho bài học có tính hấp dẫn và tăng động lực học tập cho học sinh.
17
Hoặc trò ai là triệu phú
Trò đuổi hình bắt chữ: Phần này chúng tôi dùng chủ yếu phần idiom để dạy học sinh
lúc khởi động và kết thúc giờ học tạo dấu ấn cho học sinh lưu trữ idiom.
1.2.3. Dùng ngôn ngữ đã học.
Một phần rất quan trọng của việc tích lũy và nâng cao vốn từ là sử dụng vốn từ
đã có vào hoạt động giao tiếp do đó việc dạy từ mới không chỉ mở rộng vốn từ mà còn
khai thác vốn từ sẵn có của người học. Kết hợp với hai giải pháp trên chúng ta có thể
18
lồng ghép trong quá trình dạy từ các thủ thuật dưới đây nhằm ôn lại từ sẵn có hay cách
khác là đưa vốn từ có sẵn vào giao tiếp một cách tự nhiên:
– Định nghĩa, miêu tả
– Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
– Dựa vào các quy tắc hình thành từ, tạo từ.
– Tạo tình huống.
– Đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh.
Tùy vào tình huống và trình độ học sinh mà có thể vận dụng các thủ thuật một cách
hợp lý.
1.2.4. Dạy và học từ thông qua luyện tập thực hành.
Thực hành là khâu quyết định trong bất kỳ hoạt động học nào. Ngoài hoạt động như
các giải pháp trên đã đề cập giáo viên cũng có thể soạn các task trong sách giáo khoa
trên powerpoint để học sinh thực hành sử dụng vốn từ. Làm các bài tập điền từ, cho
dạng đúng của từ có liên quan trực tiếp đến nội dung bài học qua các handout.
( Handout được đính kèm trong phần phụ lục)
1.2.5. Kết hợp các giải pháp cho phù hợp với đối tượng học sinh để đạt hiệu quả
cao hơn.
Mỗi giải pháp đều có mặt ưu và khuyết vì vậy mà giáo viên cũng cần vận dụng
linh hoạt các giải pháp cho từng đối tượng học sinh để đạt kết quả tốt nhất. Chẳng hạn
đối với vấn đề lớp đông học sinh và năng lực không đồng đều, giáo viên nên tổ chức
nhiều hoạt động nhóm chứ không nên để tình trạng làm cá nhân hoặc làm cặp một
cách đơn điệu. Hơn nữa, giáo viên nên phân vai, giao bài tập… cho phù hợp với năng
lực của học sinh để tránh sự phối hợp không khớp giữa học sinh giỏi và yếu.
1.2.6 Rèn luyện phần 30 câu hỏi trắc nghiệm trong đề thi THPT

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *