dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Khai thác một số công cụ để thiết kế hệ thống câu hỏi tương tác phục vụ dạy học trực tuyến

SKKN Khai thác một số công cụ để thiết kế hệ thống câu hỏi tương tác phục vụ dạy học trực tuyến

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
Dịch bệnh Covid khiến cho nhiều hoạt động bị ngưng trệ, gây ra sự trì hoãn
“không giới hạn” cho toàn xã hội, đặc biệt là ngành giáo dục vì phải thực hiện
giãn cách xã hội trong thời gian dài. Trong giai đoạn đầu của dịch bệnh, nhằm
đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh nhiều trường học đã phải tạm ngừng việc
học và cho các em tự ôn tập tại nhà. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, khi
dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp thì việc tạm ngừng giảng dạy trong thời
gian dài không chỉ gây lãng phí thời gian mà còn ảnh hưởng không tốt đến chất
lượng học tập của các em học sinh. Vì vậy, câu hỏi lớn đặt ra đó là: “Tiếp tục tạm
nghỉ hay tiếp tục chương trình giảng dạy?”
Đây không chỉ là lo lắng, trăn trở của các bậc phụ huynh mà còn là thách thức
lớn lao mà ngành giáo dục đang phải đối mặt trong việc quyết định con đường
phát triển cho thế hệ tương lai – mầm non của đất nước. Để giải quyết thực trạng
này, tháng 6 /2020 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình chuyển đổi
số Quốc gia, trong đó giáo dục là 1 trong 8 lĩnh vực được ưu tiên triển khai. Hay
nói cách khác, thay vì đến trường các em học sinh có thể tham gia các lớp học
trực tuyến thông qua máy tính, điện thoại có kết nối Internet kèm theo cài đặt các
phần mềm học trực tuyến chuyên dụng.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Sở Giáo dục và đào tạo Nam
Định đã bám sát chỉ đạo của Bộ GDĐT hướng dẫn, triển khai công tác dạy học
trực tuyến cho học sinh trong tỉnh. Sở đã kịp thời tổ chức tập huấn, hướng dẫn các
hình thức dạy học trực tuyến bằng phần mềm Shub Classroom, Google classroom,
Zoom… cho các trường THPT, các Phòng GDĐT huyện/ Tp.
Với phương châm “Tạm dừng đến trường nhưng không ngừng việc học”,
trường THPT Nguyễn Huệ đã lên kế hoạch triển khai, hướng dẫn tập huấn cho
giáo viên kỹ thuật thực hiện việc giảng dạy trên nền tảng Zoom, Shub Classroom.
Tuy nhiên, để đạt được kết quả như mong muốn giáo viên chúng tôi đã gặp không
ít khó khăn:
2
Về phía giáo viên: Do việc dạy học trực tuyến, học qua mạng không phải là
công việc chúng tôi tiến hành thường xuyên, việc dạy học trực tuyến được các
nhà trường triển khai để đảm bảo cho học sinh duy trì học tập, đảm bảo học kiến
thức, kỹ năng các bộ môn, nhất là học sinh cuối cấp, khi bắt tay thực hiện, khá
nhiều giáo viên lúng túng về kỹ thuật thực hiện. Có nhiều nguyên nhân, song chủ
yếu vẫn là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở nhiều giáo viên
còn hạn chế, việc phối kết hợp sử dụng các phần mềm học trực tuyến chưa thông
thạo dẫn đến việc thực hiện chưa hiệu quả.
Nhiều giáo viên cảm thấy việc chuẩn bị bài giảng cho dạy học trực tuyến khó
và vất vả hơn rất nhiều so với học trực tiếp, khả năng tương tác giữa thầy và trò
thông qua phần mềm trực tuyến chưa cao dẫn đến tâm lý sợ học sinh nhàm chán
hoặc giảng dồn dập khiến các em bị đuối, không nắm bắt hết nội dung kiến thức.
Về phía học sinh: Mặc dù khả năng thích ứng của các em trong việc ứng dụng
công nghệ thông tin để tiếp cận những bài giảng của giáo viên là rất tốt nhưng với
môi trường học tại nhà, không có ai quản lý nên rất dễ dẫn đến việc học bị xao
nhãng, không tập trung.
Qua nhiều lần trao đổi với các đồng nghiệp khác tôi nhận thấy có nhiều em
học sinh cảm thấy việc học online mệt mỏi, không hiệu quả dẫn đến việc học chỉ
mang tính hình thức, chống đối. Việc không có sự tương tác trực tiếp với giáo
viên, bạn bè cũng có thể gây ra tâm lí chán nản hoặc không tập trung. Nhiều em
học sinh thụ động, có thể chỉ tham gia chứ không học, đôi khi lấy lý do là camera
hỏng hoặc mic có vấn đề.
Trong quá trình giảng dạy trực tuyến ban đầu, mặc dù là một giáo viên trẻ và
cũng thường xuyên tìm hiểu về công nghệ thông tin nhưng tôi cũng đã không
tránh khỏi sự lúng túng trong việc lựa chọn và kết hợp những công cụ hỗ trợ giảng
dạy trực tuyến một cách hiệu quả. Máy móc hay công nghệ nào đi nữa cũng chỉ
là một công cụ vô hồn nếu người dạy không biết cách khai thác nó. Tôi đã luôn
trăn trở và có nhiều câu hỏi được đặt ra như: Làm sao để tương tác hiệu quả với
học sinh? Làm sao có thể đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh? Giao
3
bài tập và quản lý việc hoàn thành bài tập của học sinh như thế nào? Và làm sao
để có thể hỗ trợ các em ? để kịp thời động viên hoặc nhắc nhở? Sau khi xem xét
tất cả những vấn đề trên, tôi nhận thấy cần phải có một giải pháp có tính ứng dụng
cao trong việc giảng dạy trực tuyến giữa tình hình dịch bệnh đang còn diễn biến
phức tạp và kéo dài. Chính vì thế, tôi đã lựa chọn viết sáng kiến về : “Khai thác
một số công cụ để thiết kế hệ thống câu hỏi tương tác phục vụ dạy học trực
tuyến”
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP:
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
Đối với việc giảng dạy tiếng Anh, tương tác giữa giáo viên và học sinh đóng
vai trò rất quan trọng. Tương tác không chỉ dừng lại ở việc sử dụng ngôn ngữ mà
còn có các yếu tố phi ngôn ngữ như các cử chỉ cơ thể, đặc biệt là việc tiếp xúc
bằng mắt.
Thời gian đầu trong mỗi tiết dạy, tôi rất lo không biết học sinh nghe có rõ bài
giảng không, nói tiếng Anh mà không có những tương tác phi ngôn ngữ như trong
lớp học truyền thống liệu các em có hiểu không? Và ở mỗi tiết học tôi đều cố gắng
trình bày mọi thứ rõ ràng nhất và lặp đi lặp lại nhiều lần. Kết quả là sau khi kết
thúc 2 ca dạy ở trường tôi khàn cả giọng và cảm thấy vô cùng mệt mỏi.
Khoa học đã chỉ ra rằng cách tốt nhất để học một thứ gì đó là thực hành nó.
Chỉ bằng cách thực hành những điều chúng ta nghe, chúng ta học thì chúng ta mới
có thể hiểu và nhớ lại nội dung và kỹ năng chúng ta học được. Tuy nhiên, nhiều
giáo viên khi dạy học trực tuyến đã bỏ qua phần này và chỉ tập trung vào nội dung
lý thuyết, truyền thụ kiến thức một chiều (Teacher – Student). Kết quả là học sinh
rất nhanh quên kiến thức và không phát huy hết khả năng của quá trình học tập.
Thời gian đầu khi dạy trực tuyến chúng tôi cũng đã tìm cách giao và thu bài
tập về nhà cho học sinh bằng cách gửi qua địa chỉ mail, tài khoản Zalo hoặc upload
lên trang nhóm facebook những phiếu bài tập in truyền thống dưới dạng Word
hoặc Pdf. Sau đó học sinh in ra làm rồi chụp ảnh gửi bài. Điều này mất rất nhiều
thời gian cho việc: thu bài – chấm trả bài – chữa bài khiến giáo viên cảm thấy vô
4
cùng mệt mỏi. Hơn nữa, việc kiểm soát và quản lý quá trình làm bài của học sinh
cũng như hỗ trợ giải đáp còn nhiều hạn chế.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
Việc duy trì cảm hứng học tập của học sinh trong dạy học trực tuyến là một
thách thức lớn vì khi học online học sinh sẽ không nhận được sự hỗ trợ trực tiếp
từ giáo viên cũng như từ bạn bè trong lớp. Việc đa dạng hóa các hoạt động học
tập, kết hợp hài hòa các hình thức học tập (kênh hình, kênh chữ, kênh tiếng, các
trò chơi, thử thách…) giúp cho việc học đỡ nhàm chán, tăng tính tương tác và
hiệu quả trong việc tiếp thu kiến thức.
Sau tuần dạy trực tuyến đầu tiên, tôi nghĩ cần phải thay đổi cách tiếp cận việc
giảng dạy trực tuyến. Tôi tham khảo các trang mạng chia sẻ phương pháp dạy trực
tuyến cũng như trao đổi với các anh chị đồng nghiệp xem họ làm thế nào để cải
thiện các buổi dạy kế tiếp. Đồng thời, tôi đọc kỹ hướng dẫn mà Sở Giáo dục cũng
như nhà trường đã gửi để cố gắng khai thác tối đa các chứng năng có sẵn của các
công cụ giảng dạy trực tuyến.
Trong các buổi dạy sau đó, khi đã tương đối thành thạo các chứng năng trên
giao diện giảng dạy trực tuyến, thay vì chỉ sử dụng chức năng share screen để
trình chiếu phiếu bài tập cho học sinh làm trong giờ hay giao bài tập về nhà dưới
dạng file .doc, .pdf, .jpg để các em in ra làm thì tôi đã triển khai nhiều hình thức
giảng bài, đặc biệt là việc tạo các bài tập tương tác để các em làm ngay trong giờ
học và sau mỗi tiết học: bài tập ghép câu, ghép từ có sử dụng hình thức kéo thả
bao gồm cả âm thanh hình ảnh dưới hình thức chơi games hoặc cuộc thi. Việc
tương tác trực tiếp với bài tập hay việc được tham gia trả lời câu hỏi như trong
một cuộc thi hay một “gameshow” khiến học sinh của tôi vô cùng hào hứng. Sau
khi làm xong, học sinh có thể biết ngay điểm của mình, biết những câu mình đã
làm sai và cần làm như thế nào cho đúng. Các hoạt động này không chỉ giúp học
sinh chủ động hơn trong việc học mà còn giảm bớt thời gian nói của giáo viên và
tránh lối thuyết giảng một chiều vốn không phải là đặc trưng của việc dạy tiếng
Anh. Ngay sau khi học sinh nộp bài, giáo viên có thể đánh giá được ngay phần
5
kiến thức nào học sinh còn yếu, phần nào học sinh đã nắm vững để từ đó điều
chỉnh lại nội dung giảng bài.
Qua quá trình sử dụng và trải nghiệm một số công cụ hỗ trợ thiết kế bài tập
cho học sinh, có 2 công cụ tôi thường xuyên sử dụng mang lại hiệu quả cao nhất
đến thời điểm này và được học sinh hào hứng đón nhận: Quizziz và Wordwall.
2.1. Tạo đề luyện tập và đề kiểm tra bằng công cụ Quizizz:
Quizizz là một ứng dụng miễn phí được dùng để kiểm tra kiến thức thông qua
hình thức trả lời câu hỏi (tự luận – trắc nghiệm). Quizizz có ứng dụng trên cả nền
tảng IOS và Android. Giáo viên có thể tải về điện thoại hoặc máy tính bảng trên
Appstore hoặc CH Play.
Ứng dụng này cho phép tôi tiếp cận ngân hàng câu hỏi đa dạng hoặc có thể tự
tạo lập bộ câu hỏi phù hợp với mục tiêu kiểm tra đánh giá. Học sinh trong cùng
một lớp có thể tham gia trả lời câu hỏi trên Quizizz vào cùng một thời điểm do tôi
quy định. Một điểm tôi thấy ứng dụng này rất hay ở chỗ nó được thiết kế như một
cuộc thi rất sinh động, thông báo ngay kết quả và thứ hạng của những người tham
gia trả lời câu hỏi vì thế tạo được hứng thú cho học sinh. Quizizz được tôi áp dụng
ở rất nhiều tiết học trực tuyến và được phần đông các em ủng hộ. Ngay cả khi học
offline tại lớp học truyền thống, chưa bao giờ tôi thấy học sinh lại hào hứng, thích
thú đợi đến lúc được giáo viên giao bài tập đến như thế. Thậm chí khi tôi chưa
gửi bài tập, học sinh liên tục nhắc và “đòi” được làm bài.
Quizizz cũng cho phép giáo viên tạo bài giảng tương tác trực tuyến thay cho
bài giảng Powerpoint, tuy nhiên ở đây tôi chỉ đề cập đến cách ứng dụng Quizizz
vào soạn thảo và thiết kế bộ câu hỏi tương tác cho học sinh. Thực hiện như sau:
2.1.1. Đăng ký tài khoản
Vào trình duyệt: http://quizizz.com/, sau đó lựa chọn SIGN UP và làm theo
hướng dẫn để lập tài khoản. Có nhiều lựa chọn để lập: đăng nhập với Google,
Microsoft hoặc đăng ký bằng tài khoản email.
6
2.1.1. Thiết kế câu hỏi:
Có thể tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có hoặc tự thiết kế
 Khai thác tài nguyên sẵn có:
Trên Quizizz có sẵn rất nhiều tài liệu của các giáo viên khác soạn và chia
sẻ, thầy cô có thể tham khảo để sử dụng.
Cách tìm kiếm như sau: trên thanh công cụ tìm kiếm chọn SEARCH => Ghi chủ
đề mà thầy cô muốn tìm kiếm, sau đó tại mục GRADES chọn cấp học phù hợp
(elementary, middle school, high school, university), mục SUBJECTS chọn môn.
Ví dụ: tôi tìm kiếm bài tập về Passive voice, bậc THPT, môn tiếng Anh
Kết quả tìm kiếm hiện ra rất nhiều tài liệu, với mỗi bài Quiz sẽ hiện nội dung chi
tiết câu hỏi ở bên phải màn hình. Giáo viên có thể vào xem liệu bộ câu hỏi đó có
phù hợp với học sinh của mình hay không?
7
Nếu giáo viên thấy phủ hợp có thể sử dụng luôn bằng cách chọn SAVE, bài tập
vừa rồi sẽ tự động lưu vào phần LIBRARY.
Nếu thấy cần chỉnh sửa một vài câu trong bộ đề đó, giáo viên ấn chọn COPY
AND EDIT:
8
Ấn chọn câu hỏi mà thầy cô muốn chỉnh sửa và thực hiện những thay đổi mình
muốn. Sau khi chỉnh sửa xong, nhấn lệnh SAVE => PUBLISH. Vậy là bộ Quiz
này đã tự động được lưu lại trong MY LIBRARY. Khi nào cần dùng, tôi chỉ cần
vào đây để mở tài liệu vừa lưu.
 Tự tạo bộ Quiz
Trong trường hợp tôi không thể chọn được nguồn tài liệu nào phù hợp, tôi có
thể tự tạo một bài tập / bài kiểm tra theo các bước sau:
Bước 1: Đặt tên cho bộ câu hỏi
Sau khi lập tài khoản và đăng nhập, nhấn CREATE => chọn QUIZ => đặt tên
cho bộ câu hỏi và lựa chọn môn => Nhấn NEXT.
9
Ví dụ: Tôi tạo bộ câu hỏi cho Tiếng Anh 12 – Unit 1 – Grammar, môn tiếng
Anh.
Bước 2: Thiết kế câu hỏi
Có 6 lựa chọn dạng câu hỏi:
+ Multiple choice: trắc nghiệm
+ Checkbox: dạng trắc nghiệm có nhiều phương án trả lời
+ Fill-in-the-blank: Điền vào chỗ trống
+ Poll: Dạng survey thu thập thông tin, ý kiến học sinh
+ Open-ended: Dạng câu hỏi mở
+ Slide: dạng trình chiếu
10
Giả sử ở đây tôi chọn Multiple choice ( vào bên trong với mỗi câu hỏi giáo
viên vẫn có thể chọn lại)
Sau đó tạo câu hỏi và các phương án trả lời. Bấm OPTION để thay đổi loại
câu hỏi.
Bấm ADD IMAGE để thêm ảnh vào câu hỏi hoặc đáp án
Bấm chọn đáp án đúng
Bấm TIME ALLOTTED TO SOLVE THIS QUESTION để thiết lập thời gian
trả lời cho câu hỏi (thấp nhất là 5 giây và cao nhất là 15 phút)
Bấm SAVE để lưu câu hỏi
11
Tương tự với các câu hỏi còn lại.
Bước 3: Hoàn thiện thông tin chi tiết bài Quiz
Sau khi hoàn thành các câu hỏi cho bài kiểm tra tôi có thể cài đặt một số thông
tin thêm cho bài kiểm tra của mình
Ấn chọn PUBLISH
Tại đây tôi có thể thiết lập:
+ Add a title image: Thêm ảnh cho tiêu đề của bài kiểm tra
+ Select language: Chọn ngôn ngữ
+ Select grades: Chọn đối tượng học sinh từ lớp mấy đến lớp mấy
+ Who can see this quiz: Thiết lập cho phép hoặc không cho phép người khác
nhìn bài kiểm tra
Sau khi hoàn thành các điều chỉnh và câu hỏi cho bài kiểm tra, ấn SAVE.
Vậy là bộ câu hỏi vừa tạo đã tự động lưu vào MY LIBRARY.
2.1.3. Giao bài tập và kiểm tra:
Như hướng dẫn trên thì toàn bộ bài Quiz do tôi vừa tìm trong tài nguyên hoặc
vừa tạo đã tự động được lưu vào MY LIBRARY.
12
Để chọn bài gửi cho học sinh, vào MY LIBRARY.
Để mời học sinh tham gia sử dụng Quiz trực tiếp ngay trong tiết học , tôi chọn
PLAY LIVE. Nếu dùng để giao bài tập về nhà chọn ASSIGN HOMEWORK
 Làm trực tuyến: LIVE QUIZ
Ở đây giáo viên có thể chọn 3 hình thức chơi:
+ Teams: Đội (tổ chức trực tiếp trên lớp)
+ Classic: mỗi người chơi trên 1 thiết bị
+ Test: Thực hiện bài kiểm tra một cách nghiêm túc, yêu cầu đăng nhập để
làm bài
Ví dụ ở đây tôi chọn Classic. Có 2 cách để mời học sinh tham gia:
+ Cách 1: Chia sẻ màn hình để học sinh nhìn thấy giao diện của trang Quizizz
với thông tin mã đăng nhập (học sinh không cần tạo tài khoản mà chỉ cần truy cập
trang http://joinmyquiz.com/ và nhập mã Code)
+ Cách 2: Chọn OR SHARE VIA… để chia sẻ đường link với học sinh (giáo
viên copy link và paste vào cửa sổ chat để gửi cho học sinh)
13
Đợi học sinh vào đủ ấn START
Trong quá trình học sinh trả lời câu hỏi tôi có thể theo dõi số lượng học sinh
đang tham gia làm bài, học sinh nào trả lời chính xác, nhanh nhất; học sinh nào
còn làm chậm và sai nhiều
14
Sau khi tất cả học sinh hoàn thành câu trả lời, tôi có thể xem phân tích của
Quizizz về phần chơi vừa rồi như tỉ lệ trả lời đúng của cả lớp, câu hỏi nào có nhiều
học sinh chọn sai nhất, câu hỏi nào học sinh trả lời lâu nhất. Bên dưới giáo viên
có thể theo dõi tổng quan thống kê tỉ lệ trả lời đúng/ sai của học sinh cả lớp hay
thống kê theo từng câu hỏi. Ấn chọn REVIEW QUESTIONS để học sinh xem
từng câu chi tiết để và tôi có thể thực hiện việc nhận xét, chữa bài.
15
 Giao bài tập về nhà
Giáo viên vào MY LIBRARY để chọn bài Quiz mình muốn để giao cho học
sinh về nhà làm, sau đó ấn chọn ASSIGN HOMEWORK.
Xuất hiện 2 lựa chọn:
+ Custom deadline (cài đặt yêu cầu hạn thời gian nộp bài)
+ No deadline (không yêu cầu hạn thời gian nộp bài)
Sau khi thiết lập thời gian, nhấn chọn ASSIGN
Có 3 cách để gửi bài cho học sinh:
+ Sao chép đường link để gửi cho học sinh và phụ huynh bằng cách nhấn chọn
SHARE LINK và gửi qua nhóm Facebook hoặc Zalo, email…
+ Quizizz cũng cho phép liên kết với Microsoft teams, Twitter, Classroom
+ Yêu cầu học sinh truy cập http://joinmyquiz.com/ và nhập mã code.
16
2.1.4. Kiểm tra kết quả và số lượng bài tập nộp về:
Chọn mục REPORT: Ở đây sẽ xuất hiện tất cả những bài tập mà tôi đã giao
cho học sinh làm cùng với xếp hạng, tỷ lệ phần trăm câu trả lời đúng, số lần học
sinh làm bài.
Ngoài ra, tôi còn có thể gửi kết quả bài làm của học sinh cho phụ huynh qua
email hoặc in, tải kết quả bài làm dưới dạng file Excel.
2.2. Tạo đề luyện tập và kiểm tra bằng phần mềm Wordwall:
Wordwall là một công cụ cho phép giáo viên dễ dàng thiết kế các bộ câu hỏi
và những bộ câu hỏi đó có thể được tổ chức dưới các hình thức game khác nhau,
rất hấp dẫn đối với người tham gia. Có rất nhiều hoạt động, trò chơi mà giáo viên
17
có thể lựa chọn (18 hoạt động dành cho tài khoản miễn phí). Đây là phần mềm
thiết kế trò chơi học tập hết sức tuyệt vời, chỉ cần thao tác nhập câu hỏi trong vài
phút là tôi đã có thể tạo ra nhiều trò chơi học tập rất hấp dẫn và cuốn hút học sinh.
Tôi thường hay sử dụng Wordwall để thiết kế các hoạt động khởi động đầu
giờ hoặc dạy từ mới, ôn tập từ vựng, ngữ pháp. Điểm hấp dẫn của Wordwall là
gì?
– Các bài tập được tạo ra bởi Wordwall có tính tương tác cực kỳ cao: màu
sắc, hiệu ứng âm thanh, hình ảnh rất thú vị.
– Solgan của Wordwall là: EASY AS 123 nên tôi có thể thoải mái khai thác
vì thao tác rất đơn giản và dễ hiểu
– Ngân hàng bài tập khổng lồ do giáo viên trên toàn thế giới chia sẻ là nguồn
tham khảo vô tận đối với tôi
– Tôi chỉ cần thiết kế tài nguyên bài tập theo chủ đề bài học, Wordwall sẽ tự
thiết kế nhiều hoạt động khác nhau
– Có thể gửi link cho học sinh luyện tập trực tiếp trên lớp hoặc giao bài tập
về nhà
– Tất cả các kết quả của học sinh dều được hiển thị tại giao diện kết quả của
giáo viên, từ đó nắm được khả năng của học sinh
Không hề nói quá khi nói rằng: Wordwall như món gia vị ngon lành làm cho
các tiết học trực tuyến của cô trò chúng tôi luôn thú vị. Cách thêm món “gia vị”
đó như sau:
2.2.1. Đăng ký tài khoản:
Truy cập trang chủ: http://wordwall.net/ , nhấn SIGN UP để tiến hành đăng
ký tài khoản sử dụng: có thể chọn đăng nhập bằng tài khoản Google hoặc đtài
khoản email khác.
Điền tất cả thông tin được yêu cầu rồi nhấn SIGN UP để tạo tài khoản là xong.

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay