dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Đề xuất một số giải pháp phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lý 11 ở trường THPT

SKKN Đề xuất một số giải pháp phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lý 11 ở trường THPT

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Nhận thưc được vai trò của môn Địa lí và môt số định hướng đổi mới
trong dạy học ở nhà trương phổ thông nước ta hiện nay.
Trong chương trình THPT ở Việt Nam, vị trí và vai trò của Địa lí như là
một môn học được xác định cụ thể. Địa lí là môn văn hóa cơ bản, bắt buộc trong
chương trình giáo dục phổ thông, là một bộ phận không thể thiếu của học vấn
phổ thông. Môn Địa lí ở trường phổ thông cung cấp cho học sinh kiến thức về
các vùng đất, địa hình, các hiện tượng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng. Môn địa lí ở trường THPT góp phần phát triển tư duy, góp phần đổi mới
phương pháp dạy học, lồng ghép và tích hợp nhiều nội dung của môn học khác,
góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, giúp thực hiện mục
tiêu giáo dục toàn diện ở trường phổ thông.
Hiện nay, với mục tiêu “học thật, thi thật, nhân tài thật” nền giáo dục của
nước ta đang có sự thay đổi mạnh mẽ và toàn diện để phù hợp với nhu cầu của
xã hội. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang đổi mới căn bản, toàn diện về
phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ
áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Các môn học và hoạt động giáo dục trong
nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ
chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học sinh thân thiện và
những tính huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các
hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện
thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức đã học để
phát triển.
2. Vai trò của việc phat triển năng lực giao tiếp và hợp tac cho học sinh
THPT
Năng lực giao tiếp và hợp tác được chương trình GDPT tổng thể xác
định là một trong ba năng lực cốt lõi mà mỗi học sinh cần có, để sau khi rời
ghế nhà trường có thể vững vàng bước vào lao động, sản xuất. Bước vào cuộc
sống, nhiều kiến thức phổ thông học sinh có thể quên do không có điều kiện
sử dụng, nhưng các năng lực chung nói chung và năng lực giao tiếp và hợp
tác nói riêng phải trở thành một phần “máu thịt” của các em. Vì vậy, để phát
triển năng lực này cần được chú trọng phát triển ở tất cả các môn học và hoạt
động giáo dục trong nhà trường.
Thực tế đã cho thấy, một người có năng lực giao tiếp và hợp tác tốt sẽ
mang lại nhiều thành công trong cuộc sống. Thông qua giao tiếp, trao đổi
với người khác, mỗi người thể hiện được quan điểm, chính kiến của mình,
đồng thời có cơ hội học hỏi được nhiều kiến thức, kinh nghiệm sống quý
báu. Trong quá trình giao tiếp, các ý tưởng cũng được đánh giá, xem xét từ
nhiều góc nhìn giúp con người nhận thức vấn đề sâu sắc hơn. Đồng thời, quá
trình giao tiếp cũng tạo ra sự tương tác, kết nối về mặt cảm xúc, tình cảm.
Kĩ năng giao tiếp và hợp tác hiệu quả rất quan trọng đối với học sinh trong
việc phát triển các mối liên hệ, nâng cao trình độ chuyên môn và hỗ trợ cho
công việc sau khi rời ghế nhà trường.
Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt sự
ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra những chuyển biến to
lớn trong nền kinh tế – xã hội thế giới. Trong thời đại này, con người cần có
được kĩ năng giao tiếp và hợp tác để có thể hòa nhập và thích ứng với sự thay
đổi của xã hội, nhanh chóng nắm bắt được nhiều cơ hội tiến tới thành công.
Chính vì vậy, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh cần được rèn
luyện, phát triển năng lực quan trọng này để có thể tự tin, dễ dàng chủ động
trong các công việc lao động sản xuất cũng như hội nhập quốc tế. Năng lực giao
tiếp và hợp tác là một năng lực cốt lõi quan trọng và rất cần thiết cho mọi
công dân Việt Nam trong xu thế hội nhập. Vì vậy, dạy học nhằm phát triển
năng lực giao tiếp và hợp tác là một cách thức dạy học quan trọng để trang bị
cho học sinh hành trang cần thiết giúp các em tự lập, chủ động, sáng tạo để
vững tin bước vào một môi trường lao động, học tập mới sau khi rời mái
trường THPT.
Xuất phát từ những lý do trên, để nâng cao chất lượng hiệu quả trong dạy
học Địa lí 11 tôi đã lựa chọn đề tài: “Đề xuất một số giải pháp phát triển năng
lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí 11 ở trường THPT”
làm đề tài nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cưu và phạm vi thơi gian thực hiện đề tài
– Đối tượng nghiên cứu: Là học sinh ba lớp 11A8, 11A9, 11A10 trường
THPT Trần Hưng Đạo. Trong đó, hai lớp 11A9 và 11A10 là lớp thực nghiệm;
lớp 11A8 là lớp đối chứng.
– Thời gian thực hiện: Trong năm học 2020 – 2021.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô ta giai phap trước khi tạo ra sang kiến
1.1. Hiện trạng trước khi ap dung sang kiến
Để tìm hiểu thực trạng của việc phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác
trong dạy học ở trường THPT Trần Hưng Đạo – TP. Nam Định, tác giả đã tiến
hành phát phiếu điều tra, khảo sát đối với 15 thầy cô về các vấn đề: nhận thức,
thái độ của giáo viên về phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, thực trạng về
cách tổ chức dạy học và đánh giá của giáo viên nhằm phát triển năng lực giao
tiếp và hợp tác cho học sinh. (Phụ lục 1).
Cụ thể, kết quả thu được sau quá trình khảo sát, điều tra như sau:
Bảng 1: Tổng hợp kết quả khảo sát nhận thức của giáo viên về phát triển
năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh

Nôi dung khao satCac lựa chọnSố
lượng
Tỉ lệ
%
1. Đánh giá về mức độ
cần thiết của việc phát
triển năng lực giao tiếp
và hợp tác cho học sinh
trong dạy học ở trường
THPT.
– Rất cần thiết
– Cần thiết
– Bình thường
– Không cần thiết
12
3 0 0
80,0
20,0
0,0
0,0
2.Vai trò của việc áp
dụng các phương pháp,
kĩ thuật dạy học tích cực
theo nhóm và tăng
cường đánh giá quá trình
trong phát triển năng lực
giao tiếp và hợp tác cho
học sinh THPT.
– Rất quan trọng
– Quan trọng
– Bình thường
– Không quan trọng
9 4 2 060,0
26,7
13,3
0,0

Kết quả điều tra ở câu hỏi khảo sát số 1 cho thấy: 100% các thầy cô đều
cho rằng việc phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh là cần thiết,
thậm chí đa số là rất cần thiết trong dạy học ở trường THPT. Đây là tín hiệu cho
thấy hầu hết các giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về đổi mới giáo dục theo
hướng phát triển các năng lực và phẩm chất của người học.
Ở câu hỏi khảo sát số 2, có 9/15 giáo viên (60,0%) cho rằng việc áp dụng
các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực theo nhóm và tăng cường đánh giá
quá trình nhằm phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh là rất quan
trọng và 4/15 (26,7%) giáo viên cho là quan trọng. Chỉ có 2 giáo viên nhận định
là bình thường. Điều này phản ánh phần lớn giáo viên đã hiểu được vai trò của
các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực theo nhóm và tăng cường đánh giá
quá trình đối với việc phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh trong
dạy học.
Tuy nhiên, ở kết quả thu được từ khảo sát câu số 3 đã cho thấy mặc dù đã
có nhận thức đúng đắn nhưng từ nhận thức đến hành động của hầu hết các giáo
viên còn khá xa. Cụ thể:
Bảng 2: Tổng hợp kết quả khảo sát giáo viên về tần suất sử dụng các phương
pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và đánh giá quá trình trong phát triển năng lực
giao tiếp và hợp tác cho học sinh

Tân suất sư dung
Rất
thường
xuyên
Tỉ lệ
(%)
Thường
xuyên
Tỉ lệ
(%)
Đôi
khi
Tỉ lệ
(%)
Chưa
bao
giờ
Tỉ lệ
(%)
Phương
pháp và
kĩ thuật
dạy học
Dạy học hợp tác16,7853,3640,000
Dạy học dự án00,000853,3746,7
Kĩ thuật khăn trải
bàn
00,0426,8959,8213,4
Kĩ thuật các mảnh
ghép
00,016,71173,3320,0
Kĩ thuật đặt câu
hỏi mở
320,0853,2426,800,0
Hình
thưc
đanh
giá
Đánh giá qua
quan sát
16,7426,81066,500,0
Tổ chức cho HS
tự đánh giá
00213,4853,1533,5
Tổ chức cho HS
đánh giá đồng
đẳng
00640,0640,0320,0

Về tần suất sử dụng các các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp
dạy học hợp tác được giáo viên thường xuyên sử dụng nhiều hơn so với dạy học
dự án. Có 9/15 (60,0 %) giáo viên sử dụng dạy học hợp tác ở mức độ rất thường
xuyên và thường xuyên, trong khi đó ở dạy học dự án thì tỉ lệ này là 0 %. Có
8/15 giáo viên (53,3 %) đôi khi sử dụng và vẫn còn tới 7/15 giáo viên (46,7 %)
chưa bao giờ áp dụng phương pháp dự án.
Về tần suất sử dụng các các kĩ thuật dạy học tích cực, nhìn chung đa số
các giáo viên đều đã áp dụng trong các bài học, tuy nhiên mức độ sử dụng nhiều
nhất là kĩ thuật đặt câu hỏi mở với 72,3 % giáo viên được hỏi sử dụng ở mức độ
thường xuyên và rất thường xuyên, không có giáo viên nào chưa áp dụng. Còn
với kĩ thuật khăn trải bàn và kĩ thuật các mảnh ghép, vẫn còn 5 giáo viên chưa
bao giờ áp dụng một trong hai kĩ thuật này, hầu hết các thầy cô chỉ đôi khi sử
dụng (khăn trải bàn 59,8%; các mảnh ghép 73,3%).
Việc triển khai đánh giá và cho học sinh tự đánh giá và đánh giá đồng
đẳng cũng chưa được các thầy cô áp dụng nhiều. Tỉ lệ lớn các giáo viên chỉ đôi
khi sử dụng, thậm chí vẫn còn 33,5% giáo viên chưa bao giờ sử dụng hình thức
tự đánh giá và 20,0% giáo viên chưa bao giờ cho học sinh đánh giá đồng đẳng.
Hầu hết các thầy cô mới chỉ tập trung vào đánh giá qua quan sát, tuy nhiên mức
độ thường xuyên sử dụng cũng chưa cao.
Thực trạng phân tích kể trên được lí giải khi các giáo viên trả lời về kĩ
năng sử dụng các các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và đánh giá quá
trình, cụ thể:
Bảng 3: Tổng hợp kết quả khảo sát giáo viên về kĩ năng sử dụng các phương
pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và đánh giá quá trình trong phát triển năng lực
giao tiếp và hợp tác cho học sinh

Kĩ năng sư dung
Rất
thành
thạo
Tỉ lệ
(%)
Thành
thạo
Tỉ lệ
(%)
Bình
thường
Tỉ lệ
(%)
Cần
tìm
hiểu
thêm
Tỉ lệ
(%)
Phương
pháp và
kĩ thuật
dạy học
Dạy học hợp tác00,0640,0960,000,0
Dạy học dự án00,000533,51066,5
Kĩ thuật khăn trải
bàn
00,0533,3640,0426,7
Kĩ thuật các mảnh
ghép
00,0213,51066,5320,0
Kĩ thuật đặt câu hỏi
mở
320,0960,0320,000
Hình
thưc
đanh
giá
Đánh giá qua quan
sát
16,7533,5859,800
Tổ chức cho HS tự
đánh giá
00213,5640,0746,5
Tổ chức cho HS
đánh giá đồng đẳng
00213,5859,8526,7

Qua bảng thống kê đã chỉ ra kĩ năng sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy
học tích cực và đánh giá của hầu hết các thầy cô chưa tốt. Chưa có giáo viên nào
thành thạo trong dạy học dự án và có tới 66,5% các thầy cô được tham gia khảo sát
cần phải tìm hiểu thêm về phương pháp này. Kĩ thuật đặt câu hỏi mở được các thầy
cô thường xuyên áp dụng hơn cả, mức độ sử dụng thành thạo lên tới 60%.
Kết quả khảo sát khi tìm hiểu những khó khăn mà các giáo viên gặp phải khi
áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và đánh giá quá trình nhằm
phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh qua các giờ học như sau:
Bảng 4: Tổng hợp kết quả khảo sát giáo viên về khó khăn khi áp dụng các
phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và đánh giá quá trình trong phát triển
năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
STTNhững khó khăn chủ yếuSố
lượng
Tỉ lệ
(%)
1Áp lực phải dạy các kiến thức phục vụ thi cử.746,7
2Thời lượng tiết học ngắn, kiến thức bài mới nhiều.1386,7
3Thiếu kĩ năng và kinh nghiệm tổ chức các hoạt động
dạy học tích cực.
1280,0
4Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học chưa đáp ứng được
nhu cầu.
1066,7
5Chưa có kĩ năng và kinh nghiệm đánh giá.15100,0

Qua kết quả thống kê cho thấy, khó khăn lớn nhất của các thầy cô khi áp
dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và đánh giá quá trình trong
phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh là chưa có kinh nghiệm
đánh giá (100%), tiếp theo là khó khăn về thời lượng tiết học ngắn, kiến thức bài
mới nhiều (86,7%); Thiếu kĩ năng và kinh nghiệm tổ chức các hoạt động dạy
học tích cực (80%); Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học chưa đáp ứng được nhu
cầu (66,7%) và cuối cùng là áp lực phải dạy các kiến thức phục vụ thi cử
(46,7%).
Từ thực trạng trên, tác giả nhận thấy việc tăng cường các phương pháp và
kĩ thuật dạy học tích cực cùng đổi mới kiểm tra, đánh giá để phát triển năng lực
giao tiếp và hợp tác cho học sinh là phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của học sinh
và nhu cầu của giáo dục trong thời đại ngày nay.
– Giải pháp cũ thường làm:
Qua quá trình điều tra và dự giờ, các tiết học thầy cô sử dụng nhiều
phương pháp dạy học truyền thống như vấn đáp, đặt câu hỏi mở, nêu vấn đề…
Một số thầy cô đã sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhưng tính hiệu quả
chưa cao. Đánh giá đầu ra nhiều thầy cô đánh giá qua các bài kiểm tra định kỳ
truyền thống trên giấy.
1.2. Ưu điểm, nhược điểm của giai phap cũ
– Ưu điểm:
+ Giáo viên đều nhận thức được sự cần thiết, tầm quan trọng của việc phát
triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh trong dạy học.
+ Bước đầu sử dụng các hình thức đánh giá được kết quả học tập của
học sinh.
– Nhược điểm:
+ Thiếu kinh nghiệm về tổ chức các hoạt động dạy và học để phát triển
năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh, kĩ năng sử dụng phương pháp, kĩ
thuật dạy học tích cực và đánh giá nào của giáo viên chưa thành thạo.
+ Hình thức đổi mới kiểm tra, đánh giá để phát triển năng lực giao tiếp và
hợp tác cho học sinh chưa phù hợp. Phần lớn giáo viên đánh giá kết quả đầu ra
qua các bài kiểm tra viết.
+ Về kĩ năng đánh giá, phần nhiều các thầy cô sử dụng đánh giá qua quan
sát và không có ai cần tìm hiểu thêm. Tuy nhiên, đối với việc triển khai cho học
sinh tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng vẫn còn khá mới mẻ với nhiều thầy cô.
+ Học sinh khó khăn trong việc phát huy hết các năng lực. Các tiết học,
nếu như giáo viên không sử dụng các phương pháp dạy học tích cực hợp lí các
em rất lúng túng, hạn chế phát triển năng lực và thường rất dễ bị thụ động tiếp
nhận kiến thức.
2. Mô ta giai phap sau khi có sang kiến
2.1. Cac giai phap thực hiện
2.1.1. Tăng cương vận dung cac phương phap và kĩ thuật dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực, thực chất là cách dạy hướng tới việc học
tập tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, chống lại thói quen học tập thụ động
của học sinh.
Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên
và học sinh trong các tình huống hay hoạt động nhằm thực hiện giải quyết một
nhiệm vụ học tập cụ thể. Kĩ thuật dạy học tích cực là những kĩ thuật có ý nghĩa
đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình dạy
học, kích thích sự tư duy, sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh.
Để phát triển các năng lực nói chung và năng lực giao tiếp và hợp tác nói
riêng cho học sinh, việc tăng cường vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy
học tích cực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tổ chức dạy học. Bởi thông qua
việc dạy học tổ chức các hoạt động của học sinh, phối hợp học tập cá thể với học
tập hợp tác, người giáo viên đã đầu tư vào việc kết hợp giữa hoạt động cá nhân
với hoạt động nhóm, phát huy nỗ lực của chính cá nhân trong hoạt động nhóm,
giúp học sinh có điều kiện hình thành, phát triển cả về năng lực tự chủ và tự học
lẫn năng lực giao tiếp và hợp tác.
Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực sẽ biến lớp học trở
thành môi trường giao tiếp thầy – trò và trò – trò, nhằm vận dụng sự hiểu biết và
kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập
chung. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được
bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học phát triển được khả năng của
bản thân cũng như tăng cường các kĩ năng giao tiếp và hợp tác, góp phần đáp
ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phù hợp cho các hoạt động hợp tác xuyên
quốc gia, liên quốc gia trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay.
Với vai trò và ý nghĩa nêu trên, tôi đề xuất tăng cường vận dụng các
phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm góp phần phát triển năng lực
giao tiếp và hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí 11 ở trường THPT dưới
đây:
2.1.1.1. Sư dung phương phap dạy học theo nhóm (dạy học hợp tac).
a. Khái niệm
Dạy học theo nhóm còn được gọi là dạy học hợp tác, thảo luận
nhóm…Trong phương pháp dạy học này, giáo viên là người tổ chức cho học
sinh các hoạt động học tập theo nhóm nhỏ, học sinh cùng thực hiện một nhiệm
vụ nhất định trong một thời gian nhất định. Trong nhóm, dưới sự hướng dẫn của
giáo viên và chỉ đạo của nhóm trưởng, học sinh kết hợp giữa làm việc cá nhân
với hợp tác làm việc với các thành viên khác để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Đối với mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh thì
phương pháp dạy học theo nhóm là phương pháp dạy học chủ đạo, bởi phương
pháp này tạo ra các bối cảnh rất thuận lợi trong giao tiếp và hợp tác, giúp cho
mọi học sinh tham gia một cách chủ động và sáng tạo vào quá trình học tập, tạo
cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, tôn trọng lẫn nhau
trong giải quyết các nhiệm vụ học tập một cách tích cực và hiệu quả.
b. Các bước tổ chức dạy học
Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập cho toàn lớp
Phân nhóm học tập và bố trí vị trí nhóm phù hợp với không gian lớp học:
Các nhóm phân công nhiệm vụ cho các thành viên: nhóm trưởng, thư kí, người
quản lí thời gian,…Tùy theo nhiệm vụ, có thể phân nhóm theo cặp 2 học sinh,
nhóm 3 hoặc nhóm 4 – 6 học sinh.
Trong hoạt động nhóm, học sinh cần ngồi đối mặt với nhau để tạo ra sự
tương tác trong quá trình học tập. Cần tạo điều kiện cho học sinh được luân
phiên làm nhóm trưởng, thư kí để tạo cơ hội phát triển kĩ năng lãnh đạo, tổ
chức cho tất cả các em.
Giao nhiệm vụ cho nhóm: Có thể giao cho mỗi nhóm học sinh một nhiệm
vụ riêng hoặc tất cả các nhóm đều thực hiện chung một nhiệm vụ. Giáo viên cần
nêu rõ quy định về thời gian thực hiện và yêu cầu rõ sản phẩm của mỗi nhóm.
Hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm: Nhóm trưởng điều khiển hoạt động
nhóm: học sinh hoạt động cá nhân, theo cặp, chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận,
thống nhất kết quả chung của nhóm, thư kí ghi kết quả của nhóm, phân công đại
diện trình bày kết quả trước lớp.
Theo dõi, điều khiển, hướng dẫn hỗ trợ các nhóm: Khi học sinh hoạt
động, có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra, nhất là khi học sinh tiến hành thí
nghiệm, giải quyết vấn đề hoặc thảo luận không đúng trọng tâm hay tranh luận
thiếu hợp tác…Do đó, giáo viên cần quan sát, bao quát, đi tới các nhóm để
hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời, đảm bảo cho hoạt động nhóm thực sự hiệu quả.
Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và đánh giá: giáo viên yêu cầu mỗi
nhóm cử đại diện trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Hoạt
động này rèn cho học sinh kĩ năng lắng nghe và phản hồi tích cực.
Chốt lại kiến thức: Sau khi học sinh nhận xét, phản hồi, giáo viên chốt lại
kiến thức cơ bản, không giảng lại toàn bộ các vấn đề học sinh đã trình bày.
c. Yêu cầu sư phạm
Phương pháp dạy học theo nhóm sẽ dạt được hiệu quả cao khi có các điều
kiện sau:
Phòng học có đủ không gian, bàn ghế dễ di chuyển bởi sử dụng phương
pháp này thường gây ra sự xáo trộn về cơ học trong lớp học khi học sinh không
còn ngồi nghe giảng hướng lên bục giảng theo cách truyền thống mà phải ngồi
đối mặt với nhau để tạo ra sự tương tác trong quá trình học tập.
Nhiệm vụ học tập phù hợp: giáo viên cần chọn chủ đề thảo luận có nhiều
tình huống, cần tới sự chia sẻ, hợp tác, huy động trí tuệ, kinh nghiệm của nhiều
học sinh để tìm ra cách giải quyết tối ưu nhất sau khi thống nhất, không nên giao
những nhiệm vụ quá đơn giản, dễ dàng so với khả năng của học sinh vì vừa lãng
phí thời gian, vừa có thể gây nhàm chán.
Giáo viên hiểu rõ bản chất của dạy học theo nhóm, tránh hình thức, hời
hợt, cần đưa ra các quy định hoạt động nhóm hiệu quả, đồng thời quy định rõ về
thời gian thảo luận, trình bày để đủ cho học sinh suy nghĩ, thảo luận nhưng cũng
vừa tránh tình trạng lan man, không đảm bảo thời gian cho tiết học.
d. Ví dụ
Để tổ chức cho học sinh tìm hiểu phần II. Môi trường trong Bài 3. Một
số vấn đề mang tính toàn cầu (Địa lí 11), giáo viên nên sử dụng phương pháp
dạy học hợp tác bởi vì:
– Dạy học hợp tác đáp ứng yêu cầu: Trình bày được một số biểu hiện,
nguyên nhân ô nhiễm của từng loại môi trường và hậu quả; nhận thức được sự
cần thiết phải bảo vệ môi trường thông qua các giải pháp chủ yếu; đáp ứng việc
phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh.
Giáo viên có thể vận dụng phương pháp dạy học hợp tác để tổ chức hoạt
động học tập như sau:
+ Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Nhóm 1: Tìm hiểu vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.
Nhóm 2: Tìm hiểu vấn đề suy giảm tầng ôdôn.
Nhóm 3: Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương.
Nhóm 4: Tìm hiểu vấn đề suy giảm đa dạng sinh vật.
Phiếu học tập: Dựa vào kiến thức SGK và hiểu biết của bản thân, trao đổi và
hoàn thành phiếu học tập dưới đây. (Thời gian: 6 phút)

Vấn đề môi trườngHiện trạngNguyên nhânHậu quảGiải pháp
Biến đổi khí hậu toàn cầu
Suy giảm tầng ô dôn
Ô nhiễm biển và đại dương
Suy giảm đa dạng sinh học

+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Các học sinh trong nhóm trao đổi,
thảo luận, chia sẻ ý kiến và thống nhất nội dung chuẩn bị báo cáo trước lớp.
+ Bước 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả và thảo luận
chung cả lớp. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ; học sinh
khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm.
Giáo viên chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của học
sinh. Chú ý đánh giá quá trình để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
Như vậy, dạy học hợp tác đã đáp ứng yêu cầu: Trình bày được một số biểu
hiện, nguyên nhân ô nhiễm của từng loại môi trường và hậu quả; nhận thức
được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường thông qua các giải pháp chủ yếu. Qua
ví dụ trên, học sinh khi tích cực trao đổi, thảo luận trong nhóm để thống nhất ý
kiến về biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp với mỗi vấn đề môi trường

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *