dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học phần Địa lý tự nhiên lớp 10

SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học phần Địa lý tự nhiên lớp 10

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, sự phát triển kinh tế – xã hội trong bối
cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt
ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực.
Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo
dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng
việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học.
Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích
cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc
của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy
học ở nhà trường phổ thông.
Mặt khác, trong quá trình dạy học, việc nâng cao chất lượng dạy và học là một
vấn đề được quan tâm và đòi hỏi phải có sự nỗ lực của Thầy và Trò. Trước hết để
nâng cao chất lượng giảng dạy đòi hỏi người thầy phải có năng lực sư phạm vững
vàng bởi vì dạy học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật phải có những
phương pháp giảng dạy phù hợp, theo hướng tích cực giúp HS chủ động trong việc
tìm kiếm lĩnh hội kiến thức. Việc nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và dạy
học môn Địa lý nói riêng cần có những phương pháp đặc trưng riêng. Ngoài việc lên
lớp nhiều giáo viên phải không ngừng học hỏi tìm kiếm những tài liệu tham khảo có
liên quan, để làm sao có thể truyền đạt những kiến thức cho HS một cách nhẹ nhàng,
dễ hiểu. Sự tiếp thu của HS nhiều hay ít, nhanh hay chậm sẽ liên quan đến chất lượng
của việc học. Khi mà HS lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ, tự giác và tích cực thì
sẽ góp phần nâng cao chất lượng trong quá trình học tập của HS.
Chương trình địa lí 10 đặc biệt là phần địa lí tự nhiên luôn được đánh giá là
“mảng khó” đối với cả người dạy và người học bởi kiến thức của phần nội dung này
thường mang tính hàn lâm, vĩ mô. Tuy nhiên, những nội dung kiến thức này lại vô
cùng cần thiết và hũu ích, giúp các em có nền tảng để lớp 12 tìm hiểu sâu hơn về địa
lí tự nhiên Việt Nam. Đứng trước thực trạng đó, trong những năm qua tôi luôn trăn
trở tìm giải pháp để có thể truyền tải một cách tốt nhất, dễ hiểu nhất những nội dung
được coi là “hàn lâm” đó tới những thế hệ HS của mình. Vì vậy, trong khuôn khổ
bài báo cáo này tôi xin mạnh dạn trình bày đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng
cao hiệu quả dạy và học phần địa lí tự nhiên lớp 10”
2
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1. Thực trạng công tác dạy và học môn Địa lí nói chung và phần địa lí
tự nhiên lớp 10 nói riêng ở trường THPT
Tôi đã tìm hiểu thực trạng giảng dạy Địa lí ở các trường THPT thông qua các
hoạt động dự giờ, trao đổi chuyên môn và khảo sát điều tra mẫu… Tôi nhận thấy
rằng việc dạy và học Địa lí hiện nay ở trường THPT đã có nhiều thay đổi theo chiều
hướng tích cực. Thay vì thuyết giảng, thầy cô là trung tâm của tiết học thì hiện nay
HS đã tham gia tích cực vào tìm hiểu, khám phá tri thức qua thiết kế đổi mới của
thầy. Hầu hết trong các tiết dạy Địa lí hiện nay đều có sự xuất hiện và trợ giúp của
các phương pháp, phương tiện và kĩ thuật dạy học hiện đại; các thầy cô đã cho các
em HS tham gia hoạt động trong các nhóm chuyên gia, được tranh biện “ủng hộ –
phản đối” … Tất cả những điều đó đã góp phần làm thay đổi không khí của các giờ
học Địa lí: các thầy cô giáo nói ít hơn, HS làm việc nhiều hơn, trao đổi tích cực
hơn…
Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra là khi HS tích cực tìm hiểu kiến thức trong giờ
học, tiết học nhưng các em vẫn thấy khó khăn khi mang kiến thức đã học lí giải một
tình huống, hiện tượng ngoài thực tế hay đơn giản là liên hệ kiến thức đã học để giải
thích hiện tượng, đối tượng mới…Thực tế đó chỉ ra rằng các giờ học Địa lí hiện nay
chưa có tính ứng dụng cao. Một vài nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó có thể là:
một là do khối lượng kiến thức lớn, thời lượng của một tiết học ít nên thời gian cho
liên hệ thực tiễn hạn hẹp; hai là khi dạy GV chưa chỉ rõ bản chất của đối tượng khiến
cho HS khó khăn khi hình dung ngoài thực tiễn hay chưa làm nổi bật mối quan hệ
giữa các đối tượng địa lí…. Nói tóm lại, đổi mới dạy học Địa lí bên cạnh đổi mới
phương pháp, phương tiện, kĩ thuật dạy học… GV cần chú ý đến việc tăng tính thực
tiễn hay cụ thể hơn chính là dạy HS cách vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết
và ứng dụng vào những tình huống cụ thể.
1.2 Đặc điểm phần địa lí tự nhiên lớp 10
Những kiến thức trong chương trình Địa lí lớp 10 nói chung và phần địa lí tự
nhiên nói riêng không hoàn toàn là kiến thức mới mà có sự kế thừa phát triển từ
những kiến thức mà các em HS đã được học từ cấp THCS (cụ thể là từ môn địa lí
lớp 6, 7) nhưng những nội dung kiến thức này là những nội dung đại cương, rất trừu
tượng đối với các em HS. Kiến thức phần tự nhiên ở chương trình địa lí 10 còn là cơ
sở cho việc tiếp thu kiến thức và giải thích các sự vật hiện tượng trong môn Địa lí ở
các lớp 11, 12 cũng như những hiện tượng tự nhiên xảy ra các cuộc sống thực tiễn.
Do đó, việc tìm ra một phương pháp, hình thức dạy học phù hợp cho các em HS lớp
10 là điều hết sức cần thiết để đạt được các kết quả cơ bản sau:
3
– Giúp các em HS có những kiến thức cơ bản về địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế
– xã hội đại cương ở bậc THPT.
– Hình thành và phát triển ở HS các kỹ năng tư duy lôgic để HS có thể liên kết
các kiến thức đã học vận dụng trong việc giải thích các sự vật, hiện tượng địa lí.
– Bồi dưỡng cho HS hứng thú học tập và nghiên cứu địa lí.
Phần Địa lí Tự nhiên lớp 10 ban cơ bản được chia làm 4 chương với 20 bài. Cụ
thể:
– Chương 1: Bản đồ: trong chủ đề này, HS sẽ tiếp tục được làm quen với một
phương tiện dạy học vô cùng cần thiết đối với môn địa lý – bản đồ. HS sẽ được khám
quá từng lớp thông tin trên bản đồ và hiểu ý nghĩa của chúng thông qua các phương
pháp thể hiện đối tượng địa lí trên bản đồ, vai trò của bản đồ trong học tập và đời
sống…Đồng thời biết cách đọc, sử dụng và tính toán trên bản đồ, trang bị được các
phương pháp sử dụng bản đồ và Atlat để tìm hiểu đặc điểm các đối tượng, hiện tượng
và phân tích các mối quan hệ địa lí. Đặc biệt, điểm mới của chủ đề này là ngoài việc
biết cách sử dụng các bản đồ bằng giấy thì HS còn khai thác và sử dụng bản đồ điện
tử qua phần mềm google maps.
– Chương 2: Vũ Trụ. Hệ quả các chuyển động chính của Trái Đất: Chủ đề này
cung cấp cho HS những kiến thức khái quát về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời, Trái Đất trong
Vũ Trụ, Trái Đất trong hệ Mặt Trời cùng các chuyển động Trái Đất trong hệ Mặt
Trời và hệ quả sinh ra từ các chuyển động đó.
– Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí: trong chủ đề này,
HS sẽ lần lượt được khám phá các thành phần tự nhiên của Trái Đất như: sự khác nhau
giữa các lớp cấu trúc của Trái Đất, phân biệt được thạch quyển và vỏ Trái Đất, thuyết
Kiến tạo mảng, tác động của nội lực, ngoại lực đến sự hình thành địa hình về mặt Trái
Đất; Các yếu tố của Khí quyển (khối khí, front, khí áp, gió, nhiệt độ không khí, mưa),
các kiểu khí hậu, các đới khí hậu chính trên Trái Đất; các vòng tuần hoàn nước trên Trái
Đất, các kiểu dao động của nước (sóng, thủy triều, dòng biển); Thổ nhưỡng quyển và
sinh quyển,…
– Chương 4: Một số quy luật chủ yếu của lớp vỏ địa lí: chủ đề này giúp HS hiểu
được các khái niệm về lớp vỏ địa lí, các biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn
chỉnh, quy luật địa đới và phi địa đới của lớp vỏ địa lí.
Ngoài ra tiết học trên, HS còn có 8 tiết ôn tập và kiểm tra suốt năm học. Dưới
đây là phân phối chương trình Địa lí 10 mà trường tôi đang thực hiện:
Như vậy, chương trình Địa lí tự nhiên lớp 10 không phải là con số cộng của các
chủ đề mà có sự kế thừa, bổ sung giữa các chương tạo nên một thể thống nhất. Hơn
nữa những kiến thức mang tính khá trừu tượng nên cần thiết phải đơn giản hóa bằng
các ví dụ cụ thể, thực tiễn thông qua việc sử dụng kiến thức ở các lĩnh vực khác nhau
nhằm đơn giản hóa cho HS dễ hiểu, vận dụng nhanh chóng được vào thực tiễn.
4
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Để nâng cao hiệu quả dạy và học trong phần địa lí tự nhiên lớp 10, trong
những năm học qua tôi đã áp dụng một số biện pháp sau:
2.1 Biện pháp 1: Sử dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn
2.1.1 Một số vấn đề về dạy học tích hợp liên môn
Trên cơ sở tìm hiểu quan niệm của các nhà khoa học, nhà giáo dục trong nước
và ngoài nước về dạy học tích hợp liên môn; chúng ta có thể đưa ra một số khái niệm
cơ bản như sau:
Tích hợp trong tiếng Anh là integrated, nghĩa là “tập hợp, tích cóp, nhóm gọn
một hoặc nhiều các phần tử riêng lẻ vào cùng một diện tích”. Theo từ điển tiếng
Việt, tích hợp là sự tập hợp hay thu gọn thành phần một cách nhỏ gọn nhất có thể.
Trong lĩnh vực giáo dục, tích hợp là một quan điểm lý luận dạy học, là sự hợp nhất,
sự kết hợp, sự hoà nhập,…
Theo đó, các tổ chức khoa học giáo dục và các nhà khoa học đã cắt nghĩa dạy
học tích hợp, liên môn cụ thể là:
UNESCO định nghĩa dạy học tích hợp như sau: “Một cách trình bày các khái
niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng
khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa
học khác nhau” [2.6]. Định nghĩa của UNESCO cho thấy dạy học tích hợp xuất phát
từ quan niệm về quá trình học tập hình thành ở HS những năng lực ở trình độ cao,
đáp ứng yêu cầu của xã hội. Quá trình dạy học tích hợp bao gồm những hoạt động
tích hợp giúp HS biết cách phối hợp các kiến thức, kĩ năng và thao tác một cách có
hệ thống.
Tùy theo khoa học cụ thể mà có thể tích hợp các môn khoa học khác lại với
nhau như: Lí – Hóa – Sinh, Văn – Sử – Địa. Ở mức độ cao, sự tích hợp này sẽ hình
thành những môn học mới, chứ không phải là một sự lắp ghép thông thường các
môn riêng rẽ lại với nhau. Các môn vẫn giữ vị trí độc lập với nhau, chỉ tích hợp
những phần gần nhau. Ở mực độ thấp, việc tích hợp được thực hiện trong mối quan
hệ liên môn. Những môn học được học riêng rẽ nhưng cần chú ý đến những nội dung
có liên quan đến các bộ môn khác, không trình bày trùng lặp trong biên soạn sách
giáo khoa và quá trình dạy học mà chỉ khai thác, vận dụng các kiến thức có liên quan
đến các bộ môn khác.
Nói tóm lại, sử dụng kiến thức liên môn để dạy học địa lí là sử dụng các kiến
thức có liên quan của các môn khoa học khác để giảng dạy địa lí thông qua việc liên
hệ kiến thức, hay sử dụng kiến thức các môn học khác để giải thích kiến thức địa lí
5
hoặc liên môn cùng các nội dung kiến thức các môn khoa học khác để giải quyết
một bài toán ngoài thực tiễn.
2.1.2 Vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tích hợp liên môn trong môn Địa lí
ở nhà trường phổ thông
Nhà giáo dục học T.A.L.Lina nhấn mạnh: “Ngày nay không có một môn khoa
học nào được giảng dạy mà lại không sử dụng những số liệu của các khoa học tiếp
cận khác, những tài liệu, những sự kiện và những thí dụ lấy từ trong cuộc sống hàng
ngày và từ các lĩnh vực tri thức khác nhau”. [1.1] Quả đúng như vậy, việc sử dụng
kiến thức của các lĩnh vực khoa học khác vào giảng dạy Địa lí có vai trò và ý nghĩa
vô cùng to lớn, cụ thể:
Sử dụng kiến thức liên môn là một nguyên tắc cần tuân thủ trong dạy học ở
trường THPT nói chung và dạy học địa lí nói riêng. Nó làm cho quá trình học tập có
ý nghĩa bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình
huống cụ thể mà HS sẽ gặp sau này, hoà nhập thế giới học đường với thế giới cuộc
sống.
Đồng thời, giúp HS phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn. Cái cốt yếu là
những năng lực cơ bản cần cho HS vận dụng vào xử lí những tình huống có ý nghĩa
trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sở không thể thiếu cho quá trình học tập tiếp theo. Trong
thực tế nhà trường có nhiều điều chúng ta dạy cho HS nhưng không thật sự có ích,
ngược lại có những năng lực cơ bản không được dành đủ thời gian. Chẳng hạn khi dạy
cho HS về hệ quả của các chuyện động của Trái đất, HS có thể đọc vanh vách rằng nhờ
có chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời mà sinh ra các mùa, nhưng hỏi tại sao Việt
Nam lại không có tuyết rơi vào mùa đông như Nhật Bản hay Hàn Quốc thì gần như
không phải HS nào cũng có thể trả lời được.
Sử dụng kiến thức tích hợp liên môn trong dạy học là dạy sử dụng kiến thức
trong tình huống cụ thể. Thay vì tham nhồi nhét cho HS nhiều kiến thức lí thuyết đủ
loại, dạy học tích hợp liên môn chú trọng tập dượt cho HS vận dụng các kiến thức
kĩ năng học được vào các tình huống thực tế, có ích cho cuộc sống sau này làm công
dân, làm người lao động, làm cha mẹ, có năng lực sống tự lập.
Sử dụng kiến thức tích hợp liên môn được coi là một nguồn kiến thức quan
trọng không thể thiếu trong dạy học địa lí và được sử dụng như tài liệu tham khảo
đồng thời như một phương tiện dạy học.
Mặt khác, sử dụng kiến thức liên môn còn là biện pháp đổi mới phương pháp
dạy học nói chung và dạy học địa lí nói riêng. Nếu sử dụng tốt kiến thức liên môn
và gây hứng thú học tập cho HS sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học địa lí. HS
chỉ thực sự nhận thức được sự cần thiết của môn học, cảm thấy hứng thú với môn
6
học đó, đơn vị kiến thức đó khi các em biết vận dụng chúng trong cuộc sống hằng
ngày. Nói tóm lại, cái cốt lõi nhất của dạy học tích hợp liên môn nói chung, sử dụng
kiến thức liên môn trong dạy học nói riêng chính là giúp HS biết cách sử dụng kiến
thức vào giải quyết và ứng dụng vào các tình huống khác nhau một cách hiệu quả,
từ đó yêu thích, hăng say nghiên cứu môn học.
2.1.3 Nguyên tắc dạy học tích hợp liên môn trong phần Địa lí tự nhiên lớp 10
Việc dạy học tích hợp liên môn trong Địa lí 10 – Phần Địa lí tự nhiên cần đảm
bảo các nguyên tắc cơ bản sau:
– Không làm thay đổi tính đặc trưng của môn học, không biến bài dạy Địa lí
thành bài giảng lịch sử, văn học, giáo dục công dân…. Nghĩa là, các kiến thức được
tích hợp, liên môn vào phải được tiềm ẩn trong nội dung bài học, phải có mối quan
hệ logic chặt chẽ trong bài học.
– Khai thác nội dung cần sử dụng kiến thức liên môn một cách có chọn lọc, có
tính hệ thống, đặc trưng.
– Đảm bảo tính vừa sức: Các kiến thức liên môn đưa vào bài học phải làm cho
bài học rõ ràng và tường minh hơn, đồng thời tạo được hứng thú và kích thích tính
sáng tạo của người học.
2.1.4 Các nội dung có thể sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học phần
địa li Tự nhiên lớp 10.
Thông quan việc nghiên cứu các môn học khác và các tình huống thực tiễn liên
quan đến nội dung cũng như kĩ năng trong dạy học Địa lí lớp 10 – Phần Địa lí tự
nhiên, tôi xác định các nội dung có thể sử dụng kiến thức liên môn như sau:

STTBài họcĐịa chỉ
tích hợp
Nội dung tích hợp liên mônMôn,
nội
dung
tích hợp
1Một số
phương
pháp thể
hiện đối
tượng địa lí
trên bản đồ
1. Phương
pháp kí
hiệu
2. Phương
pháp kí
1. GV cho HS 1 tấm bản đồ của tỉnh
Nam Định, yêu cầu của GV là HS
thiết kế các kí hiệu về đường quốc lộ,
đường sắt, sông…trên tấm bản đồ đó.
Sau đó, các nhóm HS sẽ phân loại các
kí hiệu đó, đồng thời chỉ ra bản chất
của từng loại kí hiệu.
2. Cho HS bản đồ 1 cơn bão đang vào
Việt Nam, yêu cầu HS xác định tọa độ
của cơn bão tại thời điểm đó và hướng
Mĩ thuật,
Toán
học,
Giáo dục
công dân

7

hiệu đường
chuyển
động
di chuyển. Đồng thời, HS xác định
cơn bão còn cách đất liền bao xa, dự
báo khi nào chúng tác động vào đất
liền và đưa ra những biện pháp phòng
tránh bão.
3. GV yêu cầu HS tự xây dựng một
bản đồ vương quốc của riêng mình, có
hình dạng lãnh thổ riêng và có sử
dụng các phương pháp thể hiện đối
tượng địa lí trên bản đồ đã học.
2Sử dụng
bản đồ
trong học
tập và đời
sống
1.Vai trò
của bản đồ
2. Tỉ
lệ bản đồ
3. Sử
dụng bản
đồ trong
đời sống
1. GV kể câu chuyện lịch sử về các
cuộc phát kiến địa lí và những thành
tựu vĩ đại trong việc xây dựng và hình
thành khoa học về bản đồ và sự phát
triển của nó đến ngày nay. Từ đó HS
nhận thức được vai trò của bản đồ
trong cuộc sống.
2. Đặt HS vào các bài toán tính khoảng
cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ. Tìm
ra đường đi nào là ngắn nhất.
3. GV hướng dẫn HS sử dụng google
map để tìm đường đến một địa điểm
nào đó, xuất phát từ nhà HS hoặc từ
trường, tìm đường đi ngắn nhất.
Lịch sử,
toán học
3Vũ trụ. Hệ
Mặt Trời
và Trái
Đất. Hệ
quả các
chuyển
động tự
quay
quanh trục
của Trái
Đất
Vũ Trụ.
Hệ Mặt
Trời. Trái
Đất
1. GV giới thiệu về giả thuyết vụ nổ
Lớn
2. Sử dụng câu chuyện lịch sử về
Plôtêmê, Côpécních và Galilê.
3. Liên hệ các câu chuyện văn học:
truyền thuyết Nữ Oa vá trời, thần trụ
trời, sự tích bánh chưng bánh giầy…
quan niệm của người xưa về trái đất và
vũ trụ. HS chia sẻ quan điểm của mình.
Văn học,
lịch sử,
mĩ thuật

8

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
4. HS tưởng tượng và mô tả vị trí của
nhà mình, đất nước mình, trái đất,…
trong vũ trụ.
4Vũ trụ. Hệ
Mặt Trời
và Trái
Đất. Hệ
quả các
chuyển
động tự
quay
quanh trục
của Trái
Đất
1. Giờ trên
Trái đất
2. Đường
chuyển
ngày quốc
tế
1. Đặt HS vào tình huống thực tế để
HS tính toán giờ, ngày cụ thể.
2. GV kể câu chuyện về chuyến
hành trình vòng quanh thế giới của
nhà hàng hải Bồ Đào Nha
Magienlang vào thế kỉ XVI, từ đó
HS có thể thấy điều cần thiết của
việc xác định đường chuyển ngày
quốc tế.
Toán
học, văn
học
5Hệ quả
chuyển
động tịnh
tiến xung
quanh Mặt
Trời của
Trái Đất
1.Hiện
tượng mùa
2.Hiện
tượng
ngày đêm
ngày ngắn
theo mùa
và theo vĩ
độ
1. GV cho HS phân tích thời gian biểu
của một trường ở miền Bắc và một
trường ở miền Nam để thấy được sự
khác biệt về ngày đêm theo mùa và
theo vĩ độ.
2. HS tìm hiểu và giải thích câu tục ngữ:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
3. Tưởng tượng mình là Trái đất, kể
lại hành trình vận động của mình bằng
hình ảnh hoặc một câu chuyện.
Lịch sử,
văn học,
mĩ thuật.
6Cấu trúc
Trái Đất.
Thạch
quyển.
Thuyết
kiến tạo
mảng
1. Cấu tạo
bên trong
của Trái
đất.
2. Thuyết
kiến tạo
mảng
3. Các
vành đai
động đất,
1. Sử dụng nguồn năng lượng địa
nhiệt thay thế nguồn năng lượng hoá
thạch, góp phần giảm BĐKH.
2. GV kể 1 vài câu chuyện lịch sử lý
giải tên gọi một số đại dương và vùng
biển trên thế giới. Giới thiệu khái quát
về sự tách dãn và trôi dạt lục địa.
3. GV sử dụng các đoạn thông tin về
tác động của các trận động đất và sóng
Giáo dục
công
dân, lịch
sử, giáo
dục kĩ
năng
sống

9

núi lửa và
các dãy
núi trẻ trên
Trái Đất
thần trên thế giới. HS đọc, phân tích
các tác động, dự đoán nguyên nhân
4. GV giáo dục kĩ năng sống cho HS
thông qua một tình huống thực tế, từ
đó dạy HS cách phòng và tránh động
đất và sóng thần.
5. Giáo viên cho HS sử dụng bản đồ
tự nhiên châu Á, châu Mỹ, tập bản đồ
Thế giới và các châu lục để xác định
vị trí, hướng của các dãy núi trẻ, xác
định sự phân bố của các vành đai
động đất, núi lửa. Vận dụng kiến thức
đã học để giải thích sự phân bố đó.
7Tác động
của nội lực
và ngoại
lực đến địa
hình bề
mặt Trái
Đất
1. Tác
động của
nội lực và
ngoại lực
1. Sử dụng câu truyện về “Hành trình
của viên sỏi”, HS phân tích câu
chuyện, từ đó rút ra tác động của nội
lực và ngoại lực.
Văn học
8Khí quyển.
Sự phân bố
nhiệt độ
không khí
trên Trái
Đất
1. Sự phân
bố nhiệt
độ không
khí trên
Trái Đất
1. Cho HS bảng số liệu: nhiệt độ
không khí phân theo độ cao, phân
theo vĩ độ và phân theo vị trí gần hay
xa biển. HS tính toán và nhận xét.
2. Tích hợp tiết kiệm năng lượng
GDMT: Nguồn cung cấp nhiệt cho
không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của
bề mặt Trái đất và bức xạ Mặt trời→
sử dụng năng lượng Mặt trời thay thế
năng lượng truyền thống.
3. Khí hậu trên Trái Đất đang có sự
biến đổi: nhiệt độ, không khí của Trái
Đất đang tăng lên làm cho Trái Đất
nóng lên.
Toán
học,
Giáo dục
công
dân,

10

– Liên hệ với những thay đổi bất
thường về thời tiết và khí hậu ở nước
ta trong một số năm gần đây và hậu
quả của nó.
9Sự phân bố
khí áp và
một số loại
gió chính
1. Sự phân
bố khí áp
và sự thay
đổi khí áp
2.Một số
loại gió
chính
1. Dựa vào các hiện tượng ù tai khi
đi máy bay, khó thở khi đi thang
máy…nhận thức sự xuất hiện của
khí áp.
2. Sử dụng thơ Xuân Quỳnh:
“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
3. Sử dụng câu chuyện lịch sử để
giải thích tên gọi gió mậu dịch hay
vĩ độ ngựa.
4. Sử dụng câu chuyện “Chuyện tình
của các chàng gió” để giới thiệu đặc
điểm trái ngược nhau giữa hai mùa
gió ở Việt Nam.
5. Gió là nguồn năng lượng vô tận,
nguồn năng lượng sạch. Năng lượng
gió sẽ ngày càng trở nên có ý nghĩa
khi nguồn năng lượng hoá thạch dần
cạn kiệt. Việc sử dụng nguồn năng
lượng gió góp phần bảo vệ MT, hạn
chế BĐKH.
Văn học,
lịch sử,
vật lí,
giáo dục
công dân
10Mây và
mưa
Các nhân
tố ảnh
hưởng đến
lượng
mưa và sự
phân bố
mưa trên
Trái đất
1. Hiện tượng nồm ẩm
2. Sử dụng các bức tranh về hành trình
của hạt nước, HS sử dụng kiến thức
địa lí kết hợp với vật lí, văn học kể lại
câu truyện.
3. Cho HS các bài toán tính lượng
mưa.
Vật lí,
toán học,
văn học

11

11Thực
hành: Đọc
bản đồ sự
phân hóa
các đới và
các kiểu
khí hậu
trên Trái
Đất. Phân
tích một số
biểu đồ
một số
kiểu khí
hậu.
Phân tích
biểu đồ
nhiệt độ
và lượng
mưa của
các kiểu
khí hậu
1. GV hướng dẫn HS xác định các yếu
tố nhiệt độ, lượng mưa:
– Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất,
thấp nhất
+ Biên độ nhiệt
– Lượng mưa:
+ Những tháng mưa ít, tháng mưa nhiều
+ Những tháng có lượng mưa trên
100mm
+ Chênh lệch lượng mưa tháng cao
nhất- tháng thấp nhất
2. GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ nhiệt
độ lượng mưa của một số địa điểm và
xác định kiểu khí hậu của địa điểm đó.
Toán học
12Thủy
quyển.
Một số
nhân tố
ảnh hưởng
tới chế độ
nước sông.
Một số
sông lớn
trên Trái
Đất
1. Tuần
hoàn của
nước trên
Trái Đất.
2. Một số
nhân tố
ảnh hưởng
tới chế độ
nước
sông.
1. Thông qua câu chuyện “Hành trình
của nước” hoặc bài thơ “Hành trình
giọt nước” GV yêu cầu HS xác định
các giai đoạn trong hành trình của
nước và đặc điểm của từng giai đoạn,
từ đó rút ra được vòng tuần hoàn nước
và một số nhân tố ảnh hưởng tới chế
độ nước sông.
2. Sử dụng các câu ca dao, tục ngữ đố
tên các con sông lớn trên thế giới và
Việt Nam.
3. Đưa ra các hình ảnh ô nhiễm môi
trường ở các con sông. HS thảo luận
và trình bày quan điểm của bản thân.
4. HS thảo luận về một số nguyên
nhân và hậu quả của hiện tượng lũ lụt,
sạt lở đất ở miền Trung tháng 10 năm
2020.
Văn học,
Giáo dục
công dân

12

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
12Sóng.
Thủy triều,
Dòng biển
1. Sóng
2. Thủy
triều
3. Dòng
biển
1. Sử dụng thơ Xuân Quỳnh:
“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?”
Để xác định nguyên nhân chủ yếu
sinh ra sóng.
2. Sử dụng thơ Xuân Quỳnh
“Chỉ có thuyền mới hiểu biển mênh
mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết thuyền đi đâu về
đâu
Những ngày không gặp nhau biển bạc
đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau lòng
thuyền đau rạn vỡ”
Để gợi sự liên tưởng tới hình ảnh sóng
bạc đầu.
3. Sử dụng câu truyện lịch sử về trận
chiến trên sông Bạch Đằng của Ngô
Quyền năm 938, và của Hưng Đạo
Vương Trần Quốc Tuấn năm 1288 để
biết về thủy triều.
4. HS biết vị trí mặt trời, mặt trăng, trái
đất vào ngày triều cường, triều kém.
5. Năng lượng thủy triều thay thế
năng lượng hóa thạch.
6. Sử dụng câu truyện “Truyện về hai
anh em dòng biển” để HS tìm hiểu sự
phân bố và một số ảnh hưởng các
dòng biển nóng, dòng biển lạnh trên
Trái Đất.
Văn học,
Lịch sử,
vật lí,
giáo dục

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *