dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Địa lí ngành chăn nuôi, thủy sản VN và các dạng bài tập trong ôn thi HSGQG

SKKN Địa lí ngành chăn nuôi, thủy sản VN và các dạng bài tập trong ôn thi HSGQG

ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Lí do chọn đề tài
Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản có vị trí quan trọng
và càng ngày vai trò đó càng được khẳng định rõ rệt. Biểu hiện là tỉ trọng của
ngành chăn nuôi và thủy sản trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta
ngày càng tăng. Hình thức chăn nuôi cũng ngày càng đa dạng, phong phú và
hiện đại hơn. Theo nhận định của một số chuyên gia, Việt Nam là một trong
những quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành thủy sản nhanh nhất thế giới. Việt
Nam đã trở thành nhà sản xuất lớn thứ ba trong ngành chăn nuôi, nuôi trồng
thủy sản và là một trong mười nước xuất khẩu hải sản hàng đầu khu vực. Bên
cạnh thủy sản, ngành chăn nuôi cũng có bước phát triển đáng ghi nhận, với sự
phát triển mạnh mẽ của nhiều trang trại chăn nuôi với cơ cấu sản phẩm của
ngành đa dạng, phong phú hơn.
Trong chương trình địa lí kinh tế xã hội nói chung, địa lí kinh tế xã hội Việt
Nam nói riêng, kiến thức về ngành chăn nuôi và thủy sản tuy chiếm một khối
lượng kiến thức khá lớn và quan trọng đồng thời đây là nội dung tương đối khó.
Các câu hỏi liên quan đến chăn nuôi và thủy sản cũng thường xuyên xuất hiện
trong các đề thi học sinh giỏi, thi THPT quốc gia trong những năm gần đây. Vì
vậy, giáo viên, học sinh trong các trường chuyên, ngoài việc trang bị được các
kiến thức cơ bản về học phần này, còn yêu cầu hiểu sâu sắc và rèn luyện các kỹ
năng có liên quan và giải các bài tập. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại thì
chưa có chương trình chuyên biệt cho các trường chuyên nên việc tập hợp các
tài liệu cho học tập và giảng dạy nội dung này còn nhiều khó khăn.
Chính vì thế, việc hệ thống nội dung lý thuyết và các dạng bài tập liên quan
đến vấn đề phát triển và phân bố ngành chăn nuôi, thủy sản trong địa lí ngành
nông nghiệp sẽ giúp các giáo viên và học sinh có được nguồn tài liệu đầy đủ,
phong phú, logic nhất về ngành nông nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi
hơn trong việc dạy và học ở các trường chuyên.
Để đáp ứng các yêu cầu trên, chúng tôi xây dựng chuyên đề “Địa lí ngành
chăn nuôi, thủy sản Việt Nam và các dạng bài tập trong thi học sinh giỏi”.
Đề tài hướng tới đối tượng chính là giáo viên và học sinh các trường
chuyên, nhất là trong quá trình ôn luyện thi học sinh giỏi Quốc gia. Tuy nhiên,
3
các giáo viên và học sinh phổ thông không chuyên cũng sẽ có được nguồn tài
liệu hữu ích phục vụ kì thi THPT quốc gia.
2. Mục đích của chuyên đề
Đề tài nhằm cung cấp tới người đọc những kiến thức, kĩ năng trọng tâm
trong học và giải quyết bài tập về các ngành chăn nuôi và thủy sản trong nông
nghiệp. Cụ thể là:
– Kiến thức:
+ Hệ thống hóa kiến thức về địa lý ngành chăn nuôi và thủy sản:
Ngành chăn nuôi: vai trò, nguồn lực phát triển, tình hình phát triển, phân bố.
Ngành thủy sản: vai trò, nguồn lực phát triển, tình hình phát triển, phân bố;
một số vấn đề trong phát triển ngành thủy sản và thời cơ, thách thức của ngành
thủy sản nước ta khi hội nhập.
+ Giới thiệu các phương pháp và kĩ thuật dạy học đã được áp dụng và mang lại
hiệu quả tự học cao
+ Giới thiệu một số hình thức đã được tổ chức nhằm phát triển năng lực tự học,
tự nghiên cứu của học sinh.
– Kĩ năng:
+ Xây dựng hệ thống các dạng bài tập về chăn nuôi và thủy sản.
+ Vận dụng kiến thức một cách linh hoạt để giải quyết các dạng bài tập trên cơ
sở định hướng có sẵn.
3. Cấu trúc của chuyên đề
Phần nội dung chuyên đề bao gồm:
Phần I: Lý thuyết chung
Phần II: Phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học
Phần III: Các dạng bài thi học sinh giỏi quốc gia
4
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Chăn nuôi, thủy sản Việt Nam là một trong những chuyên đề quan trọng
trong thi Học sinh giỏi Quốc gia. Cấu trúc cơ bản của phần lí thuyết và các dạng
bài tập vẫn được giữ nguyên. Tuy nhiên, do đặc điểm của các số liệu phần kinh
tế – xã hội là luôn luôn biến động cho nên người dạy cần thường xuyên cập nhật
những số liệu mới và phân tích xu hướng thay đổi của nó. Bên cạnh đó, trước
tác động của cuộc Cách mạng 4.0, xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa diễn ra
ngày càng mạnh thì hai phân ngành này có nhiều thay đổi trong tình hình phát
triển cũng như phương hướng trong tương lai; trong quá trình dạy học cần bổ
sung thêm những nội dung lí thuyết chưa được đề cập tới trong sách giáo khoa.
Một phần rất quan trọng nữa là các phương pháp dạy học và các dạng bài tập
hướng đến ôn thi học sinh giỏi cũng cần đổi mới, cập nhật cho phù hợp với xu
hướng thay đổi giáo dục hiện đại. Trước đây, trong quan niệm của nhiều người,
dạy học chuyên sâu thì thường có tính hàn lâm cao, phương pháp dạy học chủ
yếu là các phương pháp dùng lời, cho nên học sinh sẽ cảm thấy nặng nề. Việc
đổi mới các phương pháp, hình thức dạy học và phân chia thành các dạng bài cụ
thể sẽ giúp tăng sự yêu thích, tìm tòi, ham học hỏi của học sinh; nâng cao hiệu
quả dạy học.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Căn cứ vào thực tế xu hướng ra đề thi Học sinh giỏi Quốc gia và những ưu
điểm, hạn chế của giáo viên, học sinh trong quá trình dạy học, ôn luyện phần
chăn nuôi, thủy sản Việt Nam, chúng tôi đề xuất giải pháp cho hệ thống lí thuyết
và các dạng bài tập phần chăn nuôi, thủy sản Việt Nam trong ôn thi HSG như
sau:
2.1. Hệ thống lí thuyết về ngành chăn nuôi, thủy sản Việt Nam
2.1.1. Ngành chăn nuôi
2.1.1.1. Vai trò
Chăn nuôi có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân
– Về kinh tế
+ Cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng (đạm, mỡ, đường, vitamin)
trong thức ăn hàng ngày từ thịt, cá, trứng, tạo nguồn năng lượng cho con người.
5
Các sản phẩm từ động vật là nguồn cung cấp protein và các axit amin thiết
yếu cho con người, đóng góp đáng kể và tổng lượng calo hàng ngày của chúng
ta. Ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói chung, khoảng 60%
nguồn cung cấp protein trong khẩu phần ăn có nguồn gốc từ các sản phẩm động
vật. Ngoài ra, nó còn cung cấp lượng chất béo cần thiết cho cơ thể người.
+ Sản phẩm từ chăn nuôi là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng (lông cừu, da của các vật nuôi,…), nguyên liệu cho công nghiệp thực
phẩm (thịt, trứng, sữa,…) và công nghiệp dược phẩm.
+ Cung cấp các mặt hàng cho xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu nhập, tích
lũy vốn cho nền kinh tế.
“Việt Nam đã xuất khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp, từ mật ong, thịt gà,
lợn sữa và các sản phẩm trứng. Bây giờ chúng ta tiếp tục xuất khẩu sản phẩm
thịt lợn tươi, đánh dấu bước ngoặt lớn của ngành chăn nuôi” – Thứ trưởng Bộ
NNPTNT Vũ Văn Tám chia sẻ sau sự kiện lô hàng thịt lợn tươi đầu tiên của
Việt Nam xuất khẩu. Vượt qua nhiều cửa ải, tháng 5.2018 đánh dấu bước ngoặt
lớn trong ngành chăn nuôi khi một doanh nghiệp của Việt Nam đã có lô hàng
thịt lợn tươi đầu tiên xuất khẩu thành công sang nước ngoài theo đường chính
ngạch. Mỗi tháng xuất khoảng 26 tấn thịt lợn sang thị trường Myanmar.
Việt Nam xuất khẩu thịt lợn sang Myanmar
(Nguồn: Vietnamnet, ngày 26/06/2018)
+ Chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò) và chăn nuôi lợn còn cung cấp sức kéo
và phân bón cho ngành trồng trọt, đặc biệt quan trọng đối với những vùng mà
nông nghiệp phát triển theo hình thức cổ truyền. Chăn nuôi tận dụng triệt để phụ
phẩm từ ngành trồng trọt.
6
+ Phát triển chăn nuôi góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
nông nghiệp, chuyển dịch CCKT nông thôn ở nhiều vùng, phá thế độc canh.
Trồng trọt kết hợp với chăn nuôi tạo ra nền nông nghiệp bền vững, cân đối và
toàn diện.
– Về xã hội
+ Cung cấp cho con người nguồn thực phẩm giàu chất đạm, tăng lượng
calo, góp phần cải thiện chất lượng bữa ăn.
Theo Viện quan sát thế giới (World Watch Institude) trong 4 thập kỷ qua
sản xuất thịt trên thế giới đã tăng gấp 3 lần, còn tính riêng trong thập kỷ qua là
tăng 20%. Ở các nước đang phát triển lượng thịt tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi
đã tăng gần gấp đôi.
+ Chăn nuôi là một trong những ngành kinh tế giúp giải quyết việc làm
cho lực lượng lao động đông đảo ở nước ta.
– Về môi trường: Chăn nuôi giúp khai thác hợp lí và hiệu quả hơn nguồn
tài nguyên thiên nhiên của các vùng.
2.1.1.2. Nguồn lực phát triển
a. Thuận lợi
– Cơ sở thức ăn: có ý nghĩa hàng đầu, được đảm bảo ngày càng tốt hơn.
Nhu cầu nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng tăng và được lấy từ nhiều
nguồn khác nhau như đồng cỏ, hoa màu lương thực, phụ phẩm của thủy sản, chế
biến công nghiệp.
Tổng nhu cầu thức ăn chăn nuôi Việt Nam từ năm 2017 – 2019
(Đơn vị: tấn)

Năm201720182019
Thức ăn chăn nuôi23,350,00023,800,00024,100,000
Công nghiệp20,520,00021,900,00022,800,000
Thức ăn chăn nuôi17,220,00018,000,00018,500,000
Tự chế8,580,0008,100,0008,100,000
Thức ăn chăn nuôi6,080,0005,600,0005,600,000
Tổng29,100,00030,000,00030,900,000

(Nguồn: FAS-VN)
7

Nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cung ứng cho ngành sản xuất thức
ăn chăn nuôi Việt Nam từ năm 2017 – 2019
(Đơn vị: tấn)
Năm201720182019
Nhập khẩu (1)16,300,00019,500,00021,900,000
Bột đậu tương5,800,0006,200,0006,400,000
Ngô5,700,0009,000,00010,250,000
DDGS800,0001,000,0001,200,000
Lúa mỳ làm TACN2,600,0001,800,0002,500,000
Bột/cám khác700,000690,000700,000
Khác (MBM, FM, …)700,000810,000850,000
Nguồn cung nội địa (2)11,300,0009,000,0009,000,000
Ngô5,000,0003,000,0003,000,000
Cám gạo5,000,0005,000,0005,000,000
Gạo tấm500,000500,000500,000
Sắn800,000500,000500,000
Thức ăn chăn nuôi thành phẩm
nhập khẩu (3)
1,500,0001,500,0001,500,000
Tổng (4)29,100,00030,000,00030,900,000
Thức ăn chăn nuôi công nghiệp (5)20,520,00021,900,00022,800,000
Thức ăn chăn nuôi tự chế (6)*8,580,0008,100,0008,100,000
Nguồn: FAS-VN

+ Đồng cỏ tự nhiên: diện tích đồng cỏ tương đối lớn, phân bố tập trung trên
các cao nguyên thuộc Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên.
Năng suất đồng cỏ ngày càng được nâng cao. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm tạo
8
thuận lợi cho đồng cỏ phát triển nhanh, là cơ sở để phát triển chăn nuôi gia súc
ăn cỏ như trâu, bò, dê, …
Một số loại cỏ tốt thường được sử dụng trong chăn nuôi hiện nay như cỏ
voi, cỏ Ruzi, cỏ xả, cỏ họ đậu…

Cỏ voi – loại cỏ phổ biến được sử dụng
trong các trang trại chăn nuôi của TH
True Milk, Vinamilk, tập đoàn Hoàng
Anh Gia Lai…
Cỏ Ruzi phát triển tốt ở mô hình thí
nghiệm cải tạo sơ bộ tại trại bò Ea
So – Đắk Lắk
(Tạp chí Khoa học và Công nghệ
Việt Nam)
Cỏ sả – cũng là loại cỏ được sử dụng
trong các trang trại chăn nuôi của TH
True Milk, Vinamilk, tập đoàn Hoàng
Anh Gia Lai…
Cỏ họ đậu – là một trong những
giống cỏ thường được sử dụng cho
chăn nuôi bò sữa

+ Sản phẩm của ngành trồng trọt và phụ phẩm của ngành thủy sản: đây là
nguồn thức ăn chủ yếu. Nhờ giải quyết tốt lương thực cho người nên phần lớn
hoa màu (ngô, khoai, sắn) được dành làm thức ăn cho chăn nuôi. Diện tích đất
trồng hoa màu khá ổn định, tạo ra sản lượng hoa màu lớn, cung cấp nguồn thức
ăn thường xuyên cho chăn nuôi, đặc biệt là nuôi lợn và gia cầm. Ngoài ra còn có
9
13 – 14 nghìn tấn bột cá, phụ phẩm từ ngành thủy sản bổ sung thêm nguồn thức
ăn chất lượng cao cho chăn nuôi.
+ Thức ăn tổng hợp do ngành công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, gia
cầm sản xuất, tạo điều kiện cho hình thức chăn nuôi công nghiệp ngày càng phổ
biến ở đồng bằng và miền núi.
Các nguồn cung nguyên liệu nội địa cho thức ăn chăn nuôi bao gồm cám
gạo và gạo tấm, từ ngành gạo nội địa. Ngành chế biến gạo sản xuất xấp xỉ 5 triệu
tấn cám gạo hàng năm, phần lớn sử dụng cho thức ăn chăn nuôi. Gạo tấm sử
dụng làm thức ăn chăn nuôi tương đối nhỏ, chỉ khoảng 0,5 triệu tấn do hoạt
động xuất khẩu gạo mạnh. Sử dụng sắn trong thức ăn chăn nuôi đang giảm, từ
800.000 tấn năm 2017 xuống còn 500.000 tấn năm 2018 và 2019 do sản xuất
không phát triển và nhu cầu sắn cho xuất khẩu, sản xuất công nghiệp và sản xuất
nhiên liệu sinh học ở mức cao.
– Giống gia súc, gia cầm
+ Có nhiều giống gia súc, gia cầm chất lượng tốt như giống trâu Tuyên
Quang, Yên Bái, bò Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Yên, lợn Móng Cái, Mường
Khương, gà Mía (Sơn Tây),…
+ Nhập nhiều giống ngoại có năng suất cao như bò sữa Cu Ba, Hà Lan, bò
thịt Thụy Sỹ, trâu sữa Mura (Ấn Độ), lợn Yooc sai, Đại Bạch…
+ Đàn gia súc, gia cầm được cải tạo nhiều.
– Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ chăn nuôi: Hệ thống chuồng trại, xí
nghiệp chăn nuôi được xây dựng. Mạng lưới các xí nghiệp chế biến (đóng hộp,
đông lạnh thực phẩm) phát triển rộng khắp cả nước. Dịch vụ thú y, cung ứng vật
tự chăn nuôi được mở rộng. Các trung tâm nghiên cứu về giống vật nuôi phát
triển, kĩ thuật lai tạo giống tiên tiến đã lai tạo thành công nhiều gia súc, gia cầm
cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện sinh thái nước ta. Tính đến năm 2019,
cả nước ta có trên 20 nghìn trang trại chăn nuôi, chiếm khoảng 60% số trang trại
của ngành nông nghiệp.
10
Trang trại chăn nuôi bò sữa của TH True Milk tại Nghĩa Đàn – Nghệ An
– Thị trường: nước ta có dân số đông, mức sống ngày càng nâng cao là thị
trường to lớn, nhất là ở các vùng đô thị. Đây là động lực quan trọng thúc đẩy
ngành chăn nuôi phát triển mạnh không chỉ về sản lượng mà còn về cơ cấu, chất
lượng sản phẩm. Lối sống hiện đại nên yêu cầu về các sản phẩm chế biến ngày
càng tăng. Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến đòi hỏi nhiều nguyên
liệu từ ngành chăn nuôi đặc biệt sản phẩm công nghiệp chế biến. Đặc biệt là thị
trường xuất khẩu thông qua một số mặt hàng chế biến.
– Các thuận lợi khác: dân cư, lao động có truyền thống, kinh nghiệm chăn
nuôi; các chính sách khuyến nông: đưa chăn nuôi trở thành ngành chính.
Nhằm thúc đẩy, đổi mới hoạt động tổ chức sản xuất trong chăn nuôi, Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 về chính sách
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Nghị định số
210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ thay thế Nghị định số
61/2010/NĐ-CP và Nghị định số Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018
của Chính phủ thay thế Nghị định số 210/2013/NĐ-CP, quy định một số ưu đãi
và hỗ trợ đầu tư của Nhà nước dành cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn. Theo đó, các doanh nghiệp khi đầu tư vào nông nghiệp, khu
vực nông thôn sẽ được miễn, giảm tiền sử dụng đất; miễn, giảm tiền thuê đất của
Nhà nước; hỗ trợ thuê đất, thuê mặt nước của hộ gia đình, cá nhân và miễn,
giảm tiền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
b. Khó khăn
– Về tự nhiên
+ Diện tích đồng cỏ nhỏ, phân tán, nhiều cỏ tạp khó cải tạo, năng suất đồng cỏ
thấp.
11
+ Mùa khô ở các tỉnh phía nam (Tây Nguyên) thiếu nước, đồng cỏ khó phát
triển
+ Môi trường nhiệt đới ẩm dễ phát sinh dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
Cụ thể, tháng 5/2020, dịch tả lợn châu Phi đã tái phát, lây lan trên diện rộng ở 20
tỉnh thành buộc tiêu hủy gần 4.000 con heo.
Cơ quan chức năng tiêu hủy một ổ dịch tả heo châu Phi – Ảnh: BÙI MINH
(Nguồn: Báo Tuổi trẻ)
– Về kinh tế – xã hội
+ Hình thức chăn nuôi còn lạc hậu, chủ yếu theo lối quảng canh, năng suất chưa
cao. Số các trang trại trong chăn nuôi ngày càng tăng nhưng quy mô còn nhỏ,
chủ yếu là các trang trại chăn nuôi hộ gia đình.
+ Giống gia súc, gia cầm năng suất thấp, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng
được nhu cầu xuất khẩu.
+ Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi chưa được đảm bảo.
+ Công nghiệp chế biến thức ăn gia súc chưa phát triển; công tác dịch vụ thú y
vẫn còn hạn chế, dẫn đến nhiều dịch bệnh phát triển gây hại cho đàn gia súc.
2.1.1.3. Tình hình phát triển
– Giá trị sản xuất của chăn nuôi ngày càng tăng, tỉ trọng trong cơ cấu giá trị sản
xuất nông nghiệp ngày càng lớn, cho thấy vai trò và vị thế của ngành chăn nuôi
đã được khẳng định. Năm 2015, giá trị của ngành đạt 154 015 tỉ đồng (theo giá
so sánh năm 2010), chiếm 26,9% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Sự phát
12
triển của chăn nuôi ngày càng vững chắc, tiến lên sản xuất hàng hóa, năng suất
và hiệu quả chăn nuôi cao.
Biểu đồ giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp
nước ta
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
– Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi thì chăn nuôi gia súc chiếm
tỉ trọng lớn nhất (khoảng 70%), tỉ trọng của gia cầm và các sản phẩm không qua
giết thịt còn thấp. Tuy nhiên trong những năm gần đây, cơ cấu đã có sự thay đổi
theo xu hướng tăng tỉ trọng sản phẩm không qua giết thịt.
13
Biểu đồ một số sản phẩm chăn nuôi nước ta giai đoạn 1990 – 2019
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
– Lợn và gia cầm là hai nguồn cung cấp thịt chủ yếu. Đàn lợn đạt 27.7 triệu
con (năm 2015), cung cấp trên ¾ sản lượng thịt các loại; tuy nhiên năm 2019 sản
lượng có sụt giảm do dịch bệnh (tả heo châu Phi). Chăn nuôi gia cầm tăng mạnh
với 481.1 triệu con (năm 2019).
– Chăn nuôi gia súc ăn cỏ chủ yếu dựa vào các đồng cỏ tự nhiên: Đàn trâu
ổn định ở mức 2.9 triệu con vào giai đoạn 1990 – 2010, đến năm 2019 giảm
xuống 2.3 triệu con; trong khi đàn bò từ chỗ chỉ bằng 2/3 đàn trâu (đầu thập niên
80 của thế kỉ XX) đến năm 2019 đã đạt 6060 nghìn con và có xu hướng tăng
mạnh. Chăn nuôi bò sữa phát triển khá mạnh. Chăn nuôi dê cừu cũng tăng mạnh
trong những năm gần đây

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay