dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Đổi mới phương pháp dạy học gắn với STEM môn hóa học trong chủ đề phản ứng hóa học

SKKN Đổi mới phương pháp dạy học gắn với STEM môn hóa học trong chủ đề phản ứng hóa học

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Hóa học là khoa học thực nghiệm nghiên cứu về chất,sự biến đổi về chất,
những biến đổi vật chất trong tự nhiên. Kiến thức về hóa học là một xâu chuỗi
có mối liên quan chặt chẽ với nhau, học sinh sẽ rất khó nhớ,khó thuộc đồng thời
hóa học lại là môn học học sinh được tiếp cận muộn nhất so với các môn học
khác.
Ngày nay các nước trên thế giới rất coi trọng việc giảng dạy bộ môn hóa
học. Môn hóa học trong trường phổ thông trang bị cho học sinh những kiến thức
cơ bản để học sinh không bối rối trong các tình huống gặp phải trong tự
nhiên,giải thích được các hiện tượng tự nhiên và có niềm tin vào khoa học.Môn
hóa học giáo dục cho các em học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, biết
bảo vệ môi trường sống trước những hiểm họa do con người gây ra .
Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa, cần có
những con người có tri thức và trí tuệ có khả năng nắm bắt khoa học kĩ thuật,có
năng lực tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại.Phát huy tiềm năng dân
tộc và tính tích cực cá nhân làm chủ tri thức, có khả năng thực hành giỏi,có tư
duy sáng tạo,có tác phong công nghiệp,có tính kỉ luật,sức khỏe để xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.Để có những
con người như thế chỉ có con đường giáo dục. Bậc trung học cơ sở nhằm giúp
học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ
học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng
nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông,trung học chuyên nghiệp,học nghề
hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Mỗi môn học trong nhà trường đều có đặc thù riêng, một phương pháp
nhận thức. Bộ môn hóa học là môn học được coi là môn khó đối với học sinh
trung học cơ sở. Nếu tạo cho học sinh có được tính tích cực học tập thì việc học
môn hóa học sẽ trở nên dễ dàng,dễ nhớ giúp học sinh có thể tiếp tục học tiếp ở
cấp trung học phổ thông vì vậy việc phát huy tính tích cực, chủ động của học
sinh trong học tập môn hóa học đóng vai trò quan trọng trong chất lượng giảng
dạy. Dạy học theo định hướng mới gắn với STEM môn Hóa học đang là sự lựa
3
chọn của nhiều nước có nền giáo dục hiện đại. Ngành giáo dục nước ta đang
tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học gắn với STEM nhằm nâng cao
nghệ thuật dạy học cũng như phát huy tính sáng tạo trong việc dạy và học đồng
thời phát huy tính chủ động, tích cực trong học tập của người học giúp học sinh
vận dụng kiến thức liên môn trong việc giải quyết tình huống thực tiễn .
Chính những điều đã nêu trên và những kinh nghiệm trong giảng dạy bộ
môn hóa học là lí do tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “ Đổi mới phương pháp
dạy học gắn với STEM môn Hóa học trong chủ đề Phản ứng hóa học ” với
mong muốn nghiên cứu sâu hơn về tính ưu việt, khả năng vận dụng phương
pháp dạy học nhằm góp phần năng cao chất lượng dạy học theo định hướng
STEM trong thời đại công nghệ 4.0
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KĨ THUẬT
II.1. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KĨ THUẬT TRƢỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN
– Một trong những định hướng đổi mới căn bản trong chương trình và sách
giáo khoa là chuyển từ chương trình chú trọng cung cấp kiến thức và kĩ năng
sang hướng hình thành năng lực cho học sinh. Về lí luận cũng như thực tiễn cho
thấy dạy học theo định hướng STEM là phương án tốt để góp phần hình thành
năng lực cho người học. Dạy học theo định hướng STEM là quá trình trong đó
học sinh phải huy động kiến thức,kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải
quyết các vấn đề học tập thông qua đó hình thành và phát triển những kiến thức
kĩ năng mới và rèn luyện được những năng lực cần thiết. Như vậy vai trò chủ
đạo của giáo viên,toàn bộ các tác động giáo dục của nhà trường sẽ không có
hiệu quả – thực chất nếu không tạo ra được sự kết hợp hài hòa hoạt động của
thầy và hoạt động tích cực sáng tạo của học sinh. Thực tế từ những năm gần đây
ngành giáo dục đã rất quan tâm tới việc dạy học theo định hướng STEM tuy
nhiên đây là phương pháp mới nên khi áp dụng vào thực tế giáo dục đòi hỏi ở
người giáo viên phải có trình độ sư phạm vững, hiểu sâu sắc đối tượng để chọn
nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp nhằm phát huy có
hiệu quả mọi tiềm năng của học sinh .
4
Những tồn tại bản thân tôi gặp phải trong quá trình giảng dạy bộ môn
Hóa THCS: Tôi đã sử dụng các phương pháp truyền thống kết hợp một số
phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực: dạy học theo nhóm, kĩ thuật mảnh ghép,
phương pháp đàm thoại gợi mở….kết hợp khai thác kênh hình, kênh chữ trong
sách giáo khoa , sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin ( Powerpoint), các
video minh họa cùng với các thí nghiệm chứng minh…để kích thích khả năng tư
duy, húng thú tìm hiểu kiến thức bộ môn. Tuy nhiên học sinh mới chỉ dừng lại ở
mức độ quan sát, tư duy.Trong giờ học giáo viên vẫn đóng vai trò là người
truyền thụ kiến thức, là trung tâm của quá trình dạy học, học sinh chủ động lắng
nghe, tiếp thu các kiến thức một cách thụ động được qui định sẵn,ít được thể
hiện các năng lực của bản thân, chưa chủ động trong việc học tập, khả năng sáng
tạo và vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống thực tế cuộc sống còn hạn
chế.
Với những yêu cầu nêu trên tôi đưa ra một số giải pháp minh họa để cụ
thể hoá việc đổi mới dạy học môn Hóa học với một số nội dung hoạt động học
tập nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
II.2. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KĨ THUẬT SAU KHI TẠO RA SÁNG KIẾN
Trong dạy học nói chung và dạy học hóa học nói riêng việc sử dụng các
phương pháp truyền thống là cần thiết nhưng sẽ hấp dẫn hơn nếu chúng ta biết
kết hợp thí nghiệm, quan sát hiện tượng thực tế và tài liệu tham khảo các môn
khoa học khác. Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với từng lớp học,từng môn
học,bồi dưỡng phương pháp tự học,rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức thực
tiễn tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. Để
có những tiết học đạt hiệu quả cao luôn là niềm trăn trở, suy nghĩ, là mục đích
hướng tới của từng người giáo viên có lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp
nhưng không phải là điều đạt được dễ dàng. Người giáo viên phải là người có
năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng, thường xuyên nghiên cứu
tài liệu tham khảo để xây dựng các câu hỏi cho tiết dạy và vận dụng linh hoạt
các kiến thức liên môn để giải quyết nhiệm vụ nhận thức ở mỗi bài học. Có
5
nhiều biện pháp để tạo hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động học tập của
học sinh, trong khuôn khổ của một vài kinh nghiệm tôi xin trình bày một số
biện pháp mà tôi đã sử dụng trong quá trình soạn giảng phù hợp với điều kiện
dạy học ở trường tôi. Tôi đã đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học gắn
với STEM cụ thể vào chủ đề “Phản ứn hóa học” của lớp 8, để phát huy tính
chủ động, sáng tạo, đưa môn học vào thực tế cuộc sống.
1.Cơ sở lí luận
1.1. STEM là gì?
– STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công
nghệ), Engineering (Kĩ thuật), Maths (Toán học).
+ Science (Khoa học): gồm các kiến thức về Vật lí, Hóa học ,Sinh học và
Khoa học trái đất nhằm giúp học sinh hiểu về thề giới tự nhiên và vận dụng kiến
thức đó để giải quyết các vấn đề khoa học trong cuộc sống hàng ngày.
+ Technology (Công nghệ) :phát triển khả năng sử dụng, quản lí, hiểu và
đánh giá công nghệ của học sinh, tạo cơ hội để học sinh hiểu về công nghệ được
phát triển như thế nào, ảnh hưởng của công nghệ mới tới cuộc sống.
+ Engineering ( Kĩ thuật): phát triển sự hiểu biết ở học sinh về cách công
nghệ đang phát triển thông qua quá trình thiết kế kĩ thuật, tạo cơ hội để tích hợp
kiến thức của nhiều môn học. Kĩ thuật cũng cung cấp cho học sinh những kĩ
năng để vận dụng sáng tạo cơ sở Khoa học và Toán học trong quá trình thiết kế
các đối tượng, các hệ thống hay xây dựng các qui trình sản xuất.
+ Maths ( Toán học): phát triển ở học sinh khả năng phân tích, truyền đạt
ý tưởng một cách hiệu quả thông qua việc tính toán, giải thích, các giải pháp giải
quyết các vấn đề toán học trong các tình huống đặt ra.
1.2.Giáo dục STEM là gì?
Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những
kiến thức và kĩ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ,
kĩ thuật và toán học . Các kiến thức và kĩ năng này phải được tích hợp, lồng
ghép và bổ trợ cho nhau, giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lí mà còn
6
có thể thực hành tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hàng ngày. Giáo
dục STEM sẽ thu hẹp khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn.
Giáo dục STEM không phải là để học sinh trở thành những nhà toán học ,
khoa học, kĩ sư hay những kĩ thuật viên mà là phát triển cho học sinh những kĩ
năng có thể được sử dụng để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ hiện
đại ngày nay.
1.3. Môn học STEM là gì ?
STEM là môn học mà học sinh được học các kiến thức về khoa học, công
nghệ,kĩ thuật và toán học một cách tích hợp. Thông thường các môn học STEM
được thiết kế dưới dạng chủ đề và học sinh được học kiến thức tích hợp dựa trên
chủ đề này. Ví dụ khi học một chủ đề về “ Phân bón hóa học” học sinh không
chỉ được nghiên cứu công thức hóa học, tính chất vật lí, tác dụng và những lưu ý
khi sử dụng từng loại phân bón hóa học ( Hóa học) mà còn biết được nhờ vào rễ
cây có thể lấy được phân bón từ đất, phân bón ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát
triển của cây trồng, phân bón góp phần cân bằng hệ sinh thái đất (Sinh học). Học
sinh biết vận dụng kiến thức toán học để tính thành phần phần trăm các nguyên
tố trong phân bón . Biết cách làm ra phân bón sạch, sử dụng phân bón trong
trồng trọt một cách hợp lí và an toàn,dùng phân bón gì cho loại đất nào ( Công
nghệ) đồng thời có ý thức bảo vệ môi trường và xử lí tình huống liên quan đến
bảo vệ môi trường, sức khỏe con người ( Sinh học+ hóa học+ công nghệ ).
1.4. Những đặc điểm chính của phƣơng pháp dạy học STEM
– Mục đích trọng tâm là giáo dục tri thức
– Chủ đề đặt ra phải có tính thách thức và gây hứng thú cho người học, phải
liên hệ đến những vấn đề mang tính thực tiễn.
– Người học là trung tâm của quá trình hoạt động.
– Hoạt động nhóm là hình thức hoạt động chủ yếu.
– Có sản phẩm cụ thể, có giá trị thực tiễn.
– Rèn luyện nhiều kĩ năng sống tích cực : kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng
hợp tác, kĩ năng tính toán, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin…
1.5. Mục đích của phƣơng pháp dạy học STEM
– Tạo ra được sản phẩm
7
-Thực hành nghiên cứu
– Giải quyết vấn đề
1.6.Vai trò, ý nghĩa của giáo dục STEM
– Đảo bảo giáo dục toàn diện: giáo dục STEM ở nhà trường bên cạnh các
môn học được quan tâm như Toán, Khoa học, các lĩnh vực Công nghệ, Kỹ thuật
cúng được quan tâm, đầu tư trên tất cả các phương diện về đội ngũ giáo viên,
chương trình, cơ sở vật chất.
– Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh: dạy học theo
định hướng STEM học sinh được hợp tác với nhau,chủ động và tự lực thực hiện
các nhiệm vụ học tập, làm quen hoạt động có tính chất nghiên cứu khoa học.
– Nâng cao hứng thú học tập :Dạy học theo dự án STEM hướng tới việc
vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn, học sinh được
hoạt động trải nghiệm và thấy được ý nghĩa của tri thức với cuộc sống nhờ đó
nâng cao hứng thú học tập của học sinh.
– Hướng nghiệp , phân luồng: Dạy học theo dự àn STEM ở trường phổ
thông học sinh sẽ được trải nghiệm trong các lĩnh vực STEM, đánh giá được sự
phù hợp, năng khiếu , sở thích của bản thân với nghề nghiệp thuộc lĩnh vực
STEM .
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục tiêu:
– Đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Đổi mới phƣơng pháp dạy học gắn với
STEM môn Hóa học trong chủ đề Phản ứng hóa học” đặt ra mục đích tìm
hiểu và đánh giá tình hình đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và đổi mới
phương pháp giảng dạy môn Hóa học nói riêng. Phân tích mục đích, vai trò và
hiệu quả đổi mới phương pháp giảng dạy đối với môn Hóa học.
– Qua nội dung đề tài này, chúng tôi mong muốn phát huy năng lực tự
học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức môn học
vào thực tiến cuộc sống, thu hẹp khoảng cách giữa lí thuyết và thực hành từ đó
phát triển kĩ năng giải quyết tình huống thực tế của học sinh.
8
– Quá trình thực hiện đề tài học sinh không chỉ biết tích hợp các kiến thức
Hóa học, Toán học,Sinh học, Công nghệ mà còn có thể thực hành tạo ra được
sản phẩm. Sản phẩm thu được từ đề tài được nhân rộng và sử dụng phổ biến
trong mỗi gia đình.
– Mỗi học sinh tham gia dự án trở thành chuyên gia sản xuất đồng thời
trực tiếp hướng dẫn người thân, hàng xóm và cả người kinh doanh bán hàng tạo
ra nhứng sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
– Tìm hiểu cơ sở lí luận của một số phương pháp giảng dạy.
– Đưa ra một số phương pháp giảng dạy minh họa cho môn Hóa học theo
hướng đổi mới.
2.3. Đối tƣợng nghiên cứu:
– Học sinh lơp 8 trường THCS Hàn Thuyên-TP Nam Định .
2.4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:
– Trong sáng kiến này tôi đề cập đến cách thức tổ chức dạy học theo định
hướng STEM ở chủ đề “ Phản ứng hóa học” môn Hóa học 8.
– Sáng kiến này với mong muốn được hoàn thiện và mở rộng đối với một
số tiết học khác không chỉ môn Hóa học lớp 8,9 trường THCS mà còn ở các
môn khoa học khác.
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
– Đọc và nghiên cứu tài liệu
– Dạy học theo hướng vận dụng giáo dục STEM trong bộ môn Hóa học
– Các năng lực học sinh cần đạt được thông qua dạy học STEM
– Quan sát ,thăm lớp, dự giờ, trao đổi với giáo viên và học sinh tại trường
THCS Hàn Thuyên.
– Khảo sát tình hình dạy học theo hướng vận dụng giáo dục STEM hiện
nay
– Các phương pháp thống kê Toàn học sử dụng trong nghiên cứu khoa học
Hóa học
– Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn
9
2.6. Thời gian thực hiện:
– Năm học 2020-2021
2.7.Ý tưởng của đề tài
– Như chúng ta đã biết thực phẩm là một trong những nguồn cung cấp
chính cho sự sống con người. Thực phẩm không chỉ tạo ra năng lượng cho cơ
thể hoạt động mà còn cung cấp chất dinh dưỡng( đạm, đường, chất béo, vitamin
và khoáng chât…) là những vi chất có lợi cho sự phát triển toàn diện về thể chất
lẫn tinh thần. Hiện nay với tốc độ phát triển xã hội ngày càng cao, nhu cầu của
con người càng nhiều, nguồn thực phẩm cũng vì thế mà đa dạng hơn về chủng
loại và nguồn gốc. Không ít những trường hợp nguồn thực phẩm bị nhiễm bẩn,
nhiễm độc nhưng vẫn được sử dụng để chế biến. Thậm chí người ta còn cố tình
sử dụng hóa chất độc hại nhằm tăng lợi nhuận mà không để tâm đến hậu quả
khôn lường. Trước thực tế đó,khi học sinh đã được học những kiến thức trong
chủ đề này sẽ giúp mọi người chăm chỉ chế biến thức ăn tại nhà( sữa chua, rượu
nếp…) nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ người dân khỏi một
số nguy hiểm sức khỏe không mong muốn.
3. Mục tiêu cụ thể
3.1. Kiến thức
– HS biết:
+ Phản ứng hóa học là quá trình làm biến đổi từ chất này thành chất khác
+ Bản chất của phản ứng là sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử, làm cho
phân tử này biến đổi thành phân tử khác
+ Phản ứng hóa học xảy ra khi các chất tác dụng tiếp xúc vói nhau, có
trường hợp cần đun nóng, có mặt chất xúc tác
+ Biết cách nhận biết phản ứng hóa học, dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo
ra có tính chất khác so với chất ban đầu. Biết nhiệt và ánh sáng cũng có thể là
dấu hiệu của phản ứng hóa học.
– HS vận dụng kiến thức của các môn học để tìm hiểu về 1 số phản ứng có
lợi và có hại trong cuộc sống
10
+ Vận dụng kiến thức Hóa học để viết đúng phương trình chữ của phản ứng
hóa học.
+ Vận dụng kiến thức thực tế từ sách, báo, Internet: đề xuất giải pháp hạn
chế những phản ứng có hại và ứng dụng phản ứng có lợi trong cuộc sống.
– Qua việc tích hợp kiến thức liên môn trong dự án, học sinh có được những
hiểu biết cơ bản về phản ứng hóa học để vận dụng vào thực tế cuộc sống như thế
nào cho phù hợp và đem lại hiệu quả tốt nhất( qui trình làm sữa chua, cách sử
dụng,và bảo quản sữa chua)
3.2. Kỹ năng
– Rèn luyện kĩ năng quan sát tư duy logic và suy luận vấn đề,kĩ năng thực
hành hóa học,làm việc với hóa chất,với dụng cụ thí nghiệm.
– Quan sát được một số phản ứng cụ thể rút ra nhận xét về dấu hiệu của
phản ứng hóa học.
– Kĩ năng vận dụng các kiên thức đã học trong môn sinh học, công
nghệ,…để giải thích về phản ứng hóa học và đề xuất giải pháp hạn chế những
phản ứng có hại và ứng dụng phản ứng có lợi trong cuộc sống( qui trình làm
sữa chua…)
– Kĩ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
3.3. Thái độ
– Nghiêm túc, cẩn thận và an toàn trong tiến hành thực hành thí nghiệm,
tích cực trong học tập, hợp tác nhóm
– Có ý thức thực hiện tuyên truyền vận động mọi người biết hạn chế những
phản ứng có hại và ứng dụng phản ứng có lợi trong cuộc sống.
3.4. Định hướng phát triển năng lực
– Năng lực tự học
– Năng lực giải quyết vấn đề
– Năng lực giao tiếp
– Năng lực hợp tác
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
– Năng lực thực hành hóa học
– Năng lực sử dụng công nghệ thông tin
11
– Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
3.5. Về phẩm chất
– Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, yêu môi trường thiên nhiên, có ý
thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
– Sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước.
– Tự tin, tự chủ, có trách nhiệm trong công việc được giao.
4. Phƣơng pháp dạy học:
– Phương pháp thảo luận nhóm
– Phương pháp thực hành, trực quan
– Phương pháp vấn đáp
– Phương pháp giải quyết vấn đề
– Phương pháp liên hệ thực tế và tự liên hệ
– Phương pháp dùng phiếu học tập, bài tập thảo luận
– Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
– Phương pháp vận dụng kiến thức liên môn.
5. Ý nghĩa của đề tài
5.1. Ý nghĩa của đề tài đối với thực tiễn dạy học
– Qua việc dạy học theo đề tài này thì học sinh đã có tư duy, vận dụng
được kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một số vấn đề
thường gặp trong cuộc sống.
– Với việc tổ chức dạy học đổi mới phương pháp theo định hướng STEM
còn tạo điều kiện cho học sinh tham gia đánh giá lẫn nhau, phát triển kĩ năng
đánh giá và tự đánh giá.
5.2. Ý nghĩa của đề tài đối với thực tiễn đời sống
– Học sinh có được những kiến thức để vận dụng vào cuộc sống hàng
ngày, chủ động tạo ra sản phẩm , sản phẩm thu được từ dự án được nhân rộng.
– Biết cách ứng dụng phản ứng có lợi trong cuộc sống và cách bảo vệ đồ
dùng ,thức ăn… do phản ứng có hại gây ra.
– Rèn luyện các kỷ năng sống có trách nhiệm trong cộng đồng.
6. Thiết bị dạy học, học liệu
6.1. Thiết bị, đồ dùng dạy học
12
– Dụng cụ: Khay nhựa, ống nghiệm ,kẹp gỗ,bật lửa, đế sứ, ống hút,thìa lấy
hóa chất, bếp ga( bếp từ),xoong,muôi cốc thủy tinh( cốc nhựa), máy ủ sữa chua,
.- Hóa chất:
+ Zn, dd HCL,nến.
+ Sữa ông thọ, sữa tươi, nước, sữa chua cái để làm sữa chua.
-Tranh vẽ: sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa H2 và O2.
6.2. Học liệu sử dụng trong dạy học
– Hóa học 8, nhà xuất bản giáo dục.
– Sinh học 8, nhà xuất bản Giáo dục.
– Hóa học cơ bản và nâng cao lớp 8.
– Công nghệ 6.
6.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học
– Sử dụng máy chụp ảnh.
– Máy tính và máy chiếu.
– Các phần mềm để dựng phim.
– Mạng internet.
7. Tổ chức các hoạt động học tập
Tôi đổi mới phương pháp dạy học gắn với STEM cụ thể vào chủ đề “
Phản ứng hóa học” Hóa lớp 8 nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của học
sinh đồng thời đưa môn học vào thực tế cuộc sống .
7.1. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
– Nghiên cứu kiến thức trọng tâm
– Xây dựng qui trình làm sữa chua
– Lập kế hoạch trình bày
7.2. Học sinh thực hiện theo nhóm
– Tự đọc và nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo,tìm kiếm
thông tin trên Internet…
– Đề xuất và thảo luận các ý tưởng ban đầu, thống nhất một phương án thiết
kế tốt nhất
– Xây dựng và hoàn thiện kế hoạch làm sữa chua
– Lựa chọn hình thức và chuẩn bị nội dung báo cáo
13
7.3. Bộ câu hỏi
* Câu hỏi khái quát : Sữa chua đem lại những lợi ích gì?
* Câu hỏi bài học:
– Sử dụng những nguyên liệu nào để làm sữa chua? Vì sao nhóm em lại
lựa chọn những nguyên liệu đó? Tỉ lệ các nguyên liệu đó?
– Tiến hành làm sữa chua theo qui trình nào?
– Cách sử dụng và bảo quản sữa chua đó?
– Giá thành của sữa chua này so với các loại sữa chua hiện có trên thị
trường.
7.4. Tổ chức dạy học theo dự án STEM

Hoạt động của GV và HSNội dung cần đạt đƣợc
* Tổ chức tình huống học tập
Gv yêu cầu 1 HS lên làm bài tập
? Ghi lại phương trình chữ của PƯHH trong các hiện tượng
sau:
– Kẽm tác dụng với axit clohdric tạo thành kẽm clorua và khí
hidro
– Đường bị nhiệt phân hủy thành than và nước
– Bari clorua tác dụng với natri sunfat tạo thành
Bari sunfat và natri clorua.
Gv nêu tình huống:
? Nếu không đun nóng đường thì phản ứng có xảy ra hay
không.
? Khi đun nóng đường làm thế nào mà em biết được phản ứng
đã xảy ra.
GV: Chúng ta cùng đi tìm hiểu chủ đề Phản ứng hóa học (tiếp
theo)
Hoạt động 1:Vận dụng kiến liên môn để tìm hiểu khi nào
phản ứng hóa học xảy ra?
Phương pháp: thực hành,trực quan,vận dụng kiến thức liên
môn,liên hệ thực tế.
III.Khi nào phản ứng
hóa học xảy ra?

14

Hình thức dạy học: Hoạt động nhóm
– Giáo viên đưa nội dung cách tiến hành thí nghiệm.
+ TN1:Cho viên kẽm vào ống nghiệm và nhỏ 2-3 ml dd axit
clohidric vào
+ TN2:Cho vụn kẽm vào ống nghiệm và nhỏ 2-3 ml dd axit
clohdric vào
+ TN3:Để cây nến trong không khí
+ TN4: Đốt cháy cây nến trong không khí
– Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm rồi ghi lại hiện tượng
quan sát được vào phiếu học tập.
Hình ảnh các nhóm học sinh làm thí nghiệm
GV chọn một bảng nhóm bất kì dán lên bảng để cùng với HS
hoàn thiện kiến thức.
GV cho điểm các nhóm.
Gv yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Hiện tượng gì xảy ra trong TN1-2 nếu để riêng kẽm và axit
clohidric?
? Tại sao trong TN2 khí thoát ra nhanh hơn trong TN1?
? Để phản ứng xaỷ ra nhất thiết cần điều kiện gì?
? Ở TN4 để cây nến cháy ta làm thế nào?
? Gv yêu cầu HS nhớ lại TN bài trước khi cho đường vào ống
– Các chất phản ứng phải
tiếp xúc nhau. Bề mặt tiếp
xúc càng lớn thì phản ứng
xảy ra càng dễ.

15

nghiệm và đun nóng,hãy nêu hiện tượng?
? Điều kiện cần thiết để nến cháy và đường bị phân hủy thành
than và nước?
Vận dụng kiến thức thực tế và ứng dụng công nghệ thông
tin:Giáo viên nhận báo cáo của các nhóm về qui trình làm sữa
chua ở nhà và có quay video gửi qua mail cho giáo viên. Giáo
viên lấy video đại diện 1 nhóm đã quay ở nhà về qui trình làm
sữa chua chiếu cho cả lớp cùng theo dõi.
– Cần đun nóng đến một
nhiệt độ thích hợp(tùy từng
phản ứng).
– Có những phản ứng cần
có mặt của chất xúc .

16

Hình ảnh học sinh thực hiện qui trình làm sữa chua
*Lợi ích của sữa chua:
Sữa chua không chỉ là loại thức ăn số 1 dùng để giải nhiệt
trong những ngày hè nóng bức mà còn là loại thực phẩm vừa
coa lợi cho sức khỏe lại vừa có lợi ch làn da. Có rất nhiều
công thức hướng dẫn về cách làm sữa chua nhìn chùn đều khá
đơn giản nhưng nếu như không cẩn thận thì các bạn sẽ không
thể nào thành công với món ăn này.
* Cách làm sữa chua
+ Nguyên liệu, dụng cụ:
1 hộp sữa đặc có đường
1 lit sữa tươi có đường hoặc không đường
1 hũ sữa chua cái
Hũ/ lọ đã tiệt trùng, xoong, bếp từ ( bếp ga), máy ủ( nồi cơm
điện)
+ Qui trình làm sữa chua
– Bước 1: Làm hỗn hợp sữa
Cho sữa tươi và sữa đặc vào cùng trong xoong khuấy đều cho
tan sữa. Đun hỗn hợp trên bếp cho đến khi sôi lăn tăn rồi tắt
bếp, để hỗn hợp cho nguội bớt.
– Bước 2: Làm sữa cái

17

Múc 1 cốc hỗn hợp sữa ấm, hòa cùng sữa cái khuấy đều
Sau khi nồi sữa đã nguội bớt, đổ hỗn hợp sữa chua cái vaò
khuấy đều tay.
– Bước 3:Ủ sữa chua (Có nhiều cách ủ ta có thể dùng nồi cơm
điện, máy chuyên dụng)
+ Ủ bằng nồi cơm điện:Đổ sữa chua còn đang ấm vào từng hũ
hoặc lọ. Đổ nước nóng theo tỷ lệ 2 nóng ,1 nguội ngập 2/3 hũ
hoặc lọ, đậy nắp nồi cơm điện lại và ủ trong khoảng 7-8 tiếng.
+ Ủ bằng máy chuyên dụng: đặt từng hũ vào vào máy ủ, bật
chế độ ủ tùy chọn, nếu mùa hè ủ 4-6 tiếng, mùa đông ủ 5-8
tiếng.
Ủ xong, sữa chua có độ sánh mịn và mùi thơm dễ chịu.
– Bước 4: Bảo quản( làm lạnh sữa chua sau khi ủ): lấy sữa
chua ra bảo quản trong ngăn mát hoặc trong ngăn đông tủ lạnh
tùy thích.
+ Kết quả: Học sinh giới thiệu sản phẩm của nhóm mình cho
các bạn và giáo viên cùng thưởng thức.
Hình ảnh các nhóm học sinh thưởng thức sản phẩm sữa chua

18

Hình ảnh học sinh xin ý kiến của các thầy cô giáo dự giờ
– Học sinh nhóm khác nêu các câu hỏi liên quan đến qui trình
làm sữa chua để học sinh được tự vấn đáp, giải thích nhằm
hiểu sâu hơn cơ chế tạo ra sản phẩm nhờ sự lên men của vi
khuẩn lactic.
? Tại sao phải đun hỗn hợp sữa rồi để nguội?
? Hãy tính toán giá thành trên 1 hộp sữa chua thành phẩm ?
Học sinh vận dụng kiến thức toán học:
+ 1 lit sữa tươi: 29 K
+ 1 lon sữa đặc: 21K Tổng chi 55K
+ 1 hũ sữa chua cái: 5K
với nguyên liệu trên nhóm làm ra 16 hũ sữa chua thành
phẩm vì vậy 1 hũ có giá thành 3,5K rẻ hơn so với các loại sữa
chua khác mà lại đảm bảo an toàn thực phẩm.
Giáo viên cho các nhóm đánh giá sản phẩm của nhóm bạn.
Sau đó giáo viên đánh giá qui trình thực hiện dự án và đánh giá
sản phẩm của nhóm.
? Quá trình chuyển hóa đường lactose trong sữa thành axit lactic
và tạo thành sữa chua cần phải có chất gì để cho quá trình chuyển

19

hóa xảy ra nhanh hơn?
? Nếu không có hũ men phản ứng trên có xảy ra không?
? Lấy ví dụ trong thực tế cuộc sống PƯHH xảy ra cần có chất
xúc tác
Vận dụng kiến thức thực tế: Nêu cách làm rượu nếp , làm giấm
Đại diện 1 nhóm trình bày cách làm rƣợu nếp
Vận dụng kiến thức sinh học: Giải thích vì sao khi ta nhai cơm

20

lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt?
Gv liên hệ thực tế: trong các nhà máy sản xuất phân đạm người ta
thường dùng sắt làm chất xúc tác để đẩy nhanh PƯHH xảy ra
giữa nito và hidro để tạo ra amoniac.
Vận dụng kiến thức sinh học: GV đưa hình ảnh quang hợp của
cây xanh yêu cầu nhắc lại khái niệm quang hợp…..> PƯ xảy ra
có ích cho con người: không khí được trong lành do chất có hại
được giảm đi, chất cần thiết cho sự hô hấp tăng lên.
Vận dụng kiến thức liên hệ thực tế: Nêu những PƯ có hại mà em
biết ?(cháy rừng, khí nổ trog các hầm mỏ, kim loại bị gỉ, TĂ bị ôi
thiu..)…> Để phòng tránh sự han gỉ của kim loại ta làm thế nào?
Qua hoạt động 1, GV đã hình thành và phát triển các năng
lực sau cho HS:năng lực thực hành, hợp tác, giao tiếp, vận
dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
Hoạt động 2:Vận dụng kiến thức liên môn kết hợp kiến
thức thực tế tìm hiểu cách nhận biết có phản ứng hóa học
xảy ra?
Phương pháp: Thực hành,trực quan,liên hệ thực tế.
Hình thức dạy học: Hoạt động nhóm,cá nhân.
V.Làm thế nào nhận biết
có phản ứng hóa học xảy
ra?

21

Vận dụng kiến thức vật lí: Cho biết trạng thái của các chất trước
và sau phản ứng ở TN1,2?
Gv yêu cầu HS dựa vào TN1,2…> Cho biết dấu hiệu nào để
nhận biết có PƯHH xảy ra?
? Chất mới được tạo ra có tính chất khác với chất phản ứng
mà ta dễ nhận ra là gì?
Vận dụng kiến thức vật lí: cho biết màu sắc của đường trước
phản ứng và màu sắc của chất sau phản ứng?
? Khi đun nóng đường dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết có
PƯHH xảy ra?
– GV yêu cầu 1 HS lên làm TN: Nhỏ vài giọt dd Bari clorua
vào ống nghiệm có sẵn 1 ml dd natri sunfat.
? Quan sát- nhận xét hiện tượng?
? Hiện tượng trên chứng tỏ điều gì?
? Ở TN này chất kết tủa xuất hiện có tính chất khác với chất
phản ứng là gì?
? Dấu hiệu để nhận biết có PƯHH xảy ra?
? Ở TN 4 dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết khi đốt nến là có
PƯHH xảy ra?
Gv chốt kiến thức.
Gv yêu cầu 1 HS làm TN của bài tập 5 trong SGK: Bỏ quả
trứng vào dd axit clohidric thấy sủi bọt ở vỏ quả trứng. Biết
rằng axit clohidric đã tác dụng với canxi cacbonat tạo ra canxi
clorua, nước và khí cacbonic thoát ra. Hãy chỉ ra dấu hiệu để
nhận biết có phản ứng xảy ra.
Ghi lại phương trình chữ của phản ứng.
Hs quan sát bạn làm TN để hoàn thành bài tập.
Qua hoạt động 2: GV đã hình thành và phát triển các năng
lực sau cho HS:năng lực thực hành, hợp tác, giao tiếp.
– Dựa vào dấu hiệu có chất
mới tạo thành, có tính chất
khác với chất phản ứng:
màu sắc, trạng thái, tính
tan
– Ngoài ra sự tỏa nhiệt và
phát sáng cũng có thể là
dấu hiệu có PƯHH xảy ra.
Hoạt động 3: Vận dụng kiến thức thực tế từ internet,đài ,báo và kiến thức sinh học
,công nghệ… tìm hiểu một số phản ứng hóa học có lợi và có hại trong đời sống
Phương pháp: vấn đáp – thuyết trình, thu thập và xử lí thông tin

22

Hình thức dạy học: Hoạt động cá nhân và nhóm
Qua hình ảnh quan sát,
– GV dùng phương pháp vấn đáp trao đổi kiến thức thực tế một số phản ứng có hại,có ích
trong cuộc sống.
? Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ taọ thành gỉ sắt và dần dần đồ vật không
dùng được.
– Trong không khí có khí oxi,hơi nước và các chất khác. Do tác dụng nhiệt độ cao
của ánh nắng mặt trời,hơi nước,oxi và nước mưa có phản ứng với sắt tạo thành một số hợp
chất của sắt gọi là gỉ sắt. Gỉ sắt không còn tính cứng, ánh kim, dẻo của sắt mà xốp, giòn
nên làm đồ vật bị hỏng.
? Tại sao khi cho vôi sống vào nước, ta thấy khói bốc lên mù mịt,nước như bị sôi lên và
nhiệt độ hố vôi rất cao có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của con người?
– Khi tôi vôi đã xảy ra phản ứng tạo thành canxihidroxit. Phản ứng này tỏa rất nhiều nhiệt
nên làm nước sôi lên và bốc hơi đem theo cả những hạt Ca(OH)2 rất nhiều tạo thành như
khói mù trắng. Do nhiệt tỏa ra nhiều nên nhiệt độ hố vôi cao do đó ta cần tránh xa hố vôi
để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.
? Tại sao khi quét vôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại?
– Vôi là canxi hidroxit là chất ít tan trong nước nên khi cho nước vào tạo thành dung dịch
trắng đục, khi quét lên tường thì Ca(OH)2 nhanh chóng khô và cứng lại vì tác dụng với
cacbon điôxit trong không khí tạo ra canxi cacbonat .

23

? Tại sao thức ăn để lâu ngày bị ôi thiu?
– Thức ăn của con người là nguồn chất hữu cơ cũng là nguồn thức ăn của các vi sinh vật.
Trong không khí có sẵn rất nhiều vi sinh vật( vi khuẩn, nấm). Nếu để thức ăn bên ngoài ở
điều kiện bình thường, các vi sinh vật sẽ xâm nhập và phân hủy thức ăn tạo thành các chất
đơn giản và có thải ra các khí H2S, CH4…. gây mùi hôi, thối.
? Vì sao khi đun bếp than trong phòng kín thường gây ra hiện tượng ngạt thở?
– Do trong phòng kín nên không khí khó lưu thông với bên ngoài, thậm chí không lưu
thông với bên ngoài. Khi đun bếp than thì lượng oxi đã tham gia vào phản ứng cháy đồng
thời tạo ra các khí cacbon oxit và cacbon dioxit.Hàm lượng oxi giảm đi, lượng cacbon oxit
và cacbon dioxit tăng. Huyết sắc tố (Hb) kết hợp với cacbon oxit tạo ra một hợp chất
bền(HbCO2) có âm phân tách do đó máu thiếu Hb tự do chuyên vận chuyển oxi dẫn đến cơ
thể bị thiếu oxi nên ngạt thở.
? Vì sao quá trình quang hợp của cây xanh có vai trò quyết định đối với sự sống trên trái
đất?
– Quá trình quang hợp của thực vật giúp cân bằng khí oxi và cacbonic trong không khí,
cung cấp oxi cho con người và các sinh vật khác và quá trình hô hấp của cây xanh. Là
nguồn khởi nguyên cung cấp thức ăn, năng lượng cho mọi sự sống trên trái đất và là nguồn
cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho con người.
? Ông bà ta xưa nay luôn nhắc nhở con cháu câu: “nhai kĩ no lâu” . Tại sao khi ăn cơm nhai
kĩ sẽ thấy vị ngọt và no lâu?
– Cơm chứa 1 lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các men .
Khi nhai kĩ cơm trong nước bọt sẽ xảy ra sự thủy phân 1 phần tinh bột thành mantozo và
glucozo nên có vị ngọt.
Qua hoạt động 3: GV đã hình thành và phát triển các năng lực sau cho HS:năng lực hợp
tác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức thực tế từ báo, đài, Internet và kiến thức sinh học,
công nghệ… giáo dục HS ý thức biết ứng dụng phản ứng có lợi trong cuộc sống và
cách bảo vệ đồ dùng ,thức ăn… do phản ứng có hại gây ra.
Phương pháp: thực hành, thu thập và xử lý thông tin

24

Hình thức dạy học: Hoạt động cá nhân và nhóm
GV: Bằng hiểu biết cá nhân về ảnh hưởng của phản ứng hóa học đối với cuộc sống
của chúng ta, các em có những việc làm thiết thực gì góp phần hạn chế phản ứng có hại và
vận dụng phản ứng có lợi trong cuộc sống?
HS nhóm 1: Trồng cây quanh khu nhà ở và trong nhà trƣờng để không khí
trong lành do chất có hại đƣợc giảm đi, chất cần thiết cho sự hô hấp tăng lên giảm thiểu ô
nhiễm môi trƣờng.
Hình ảnh HS trƣờng Hàn Thuyên trồng cây để không khí trong lành
– Qua tìm hiểu các đồ dùng bằng kim loại xung quanh ta hay bị gỉ không dùng
được và thức ăn để lâu ngày hay bị ôi thiu. Học sinh nhóm 2 nêu cách bảo vệ đồ vật bằng
kim loai không bị gỉ và cách bảo quản thực phẩm hàng ngày tránh ôi thiu.
* Cách bảo vệ đồ vật bằng kim loại không bị gỉ
– Để đồ vật ở khô ráo, thường xuyên lau chùi sạch sẽ sau khi sử dụng như dao, kéo…, rửa
sạch sẽ dụng cụ lao động và tra dầu mỡ sẽ làm cho kim loại bị ăn mòn chậm hơn..
– Sơn, mạ, bôi dầu mỡ… lên bề mặt kim loại. Các chất này bền, bám chắc vào bề mặt kim
loại, ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường.

25

* Cách bảo quản thực phẩm hàng ngày tránh ôi thiu
Bảo quản thực phẩm là quá trình xử lý thức ăn nhằm ngăn chặn hoặc làm chậm việc thức
ăn bị hư hỏng nhờ đó thực phẩm giữ được lâu hơn. Có các cách bảo quản:
– Phơi khô hoặc sấy khô: là phương pháp bảo quản cổ xưa nhất. Nó làm giảm hoạt độ nước
đủ để ngăn chặn hoặc trì hoãn sự phát triển của vi khuẩn.( sấy khô bằng phơi nóng,sấy khô
bằng luồng không khí nóng 90-1500C….).
– Làm lạnh: Giúp bảo quản thức ăn bằng cách làn chậm sự phát triển và sinh sôi của vi sinh
vật cũng như các phản ứng của enzim gây thối rữa thực phẩm.
– Làm đông: Là phương pháp bảo quản thực phẩm bằng cách hạ nhiệt độ nhằm biến nước
trong thực phẩm thành đá do đó ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật dẫn đến sự phân hủy
của thực phẩm diễn ra chậm.
– Ướp muối: Là phương pháp bảo quản và chế biến thức ăn bằng cách trộn chúng với muối

26

ăn nhờ vào khả năng ức chế vi sinh vật gây thối của muối ăn. Muối ăn cũng có tác dụng
làm giảm các ảnh hưởng của các enzim gây hư hỏng.
– Ngoài ra còn có các cách bảo quản khác: muối chua, đóng hộp….

27

Từ cách bảo quản thực phẩm do nhóm 2 vừa nêu giáo viên vận dụng kiến thức văn
học nêu tình huống:Tục ngữ có câu:
“ Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”
Em hãy giải thích câu tục ngữ trên?
– Trước hết ta hiểu cá khi ươn là do sự phân hủy của protein xảy ra dưới sự hoạt động và
tác động trực tiếp của các loài vi sinh vật do đó để cá không ươn buộc những vi sinh vật ấy
phải không còn tồn tại.Ta đã biết muối từ lâu là 1 loại nguyên liệu có tính sát trùng cao vì
vậy nếu dùng muối để ướp cá thì cá sẽ tươi lâu hơn, các vi sinh vật có hại chết đi, thịt cá sẽ
săn chắc, khi chế biến thành món ăn hương vị sẽ đậm đà. Bằng cách so sánh hiện tượng cá
bị ươn khi không được ướp muối, câu tục ngữ còn khẳng định con cái không nghe lời dạy
bảo của cha mẹ sẽ hư hỏng, không trở thành người tốt.
– HS nhóm 3 tuyên truyền mọi người cần đun than ở nơi thoáng gió tuyệt đối không
dùng bếp than để sưởi và ủ bếp trong phòng kín.

28

– Hs nhóm 4 hướng dẫn mọi người qui trình làm sữa chua để đảm bảo an toàn thực
phẩm
Hình ảnh HS trường Hàn Thuyên hướng dẫn người thân qui trình làm sữa chua

29

Hình ảnh HS trường Hàn Thuyên tuyên truyền cho người dân sống xung quanh qui
trình làm sữa chua
Hình ảnh HS trường Hàn Thuyên tuyên truyền cho các bạn học trường khác qui trình
làm sữa chua

30

Hình ảnh HS cùng mọi ngƣời thƣởng thức sản phẩm sữa chua
Qua hoạt động 4, GV đã hình thành và phát triển các năng lực sau cho HS: năng lực
tự học, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, vận dụng kiến thức hóa học vào
cuộc sống.
Mọi thứ xung quanh chúng ta luôn không ngừng biến đổi. Các vật chất cũ tương tác với
nhau hình thành nên vật chất mới gọi là phản ứng hóa học. Những phản ứng hóa học này
tồn tại xung quanh chúng ta,hàng ngày hàng giờ thậm chí trong từng phút từng giây ở bất
cứ nơi nào ngay cả trong cơ thể chúng ta tạo ra những sản phẩm hóa học khác nhau .
Bài tập vận dụng:
Câu 1: Điền đầy đủ các từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:
“…………là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác. Chất biến đổi trong phản ứng
gọi là……….., còn………….mới sinh ra là………..
Trong quá trình phản ứng……..giảm dần,………….tăng dần”
Câu 2: Khi than cháy trong không khí xảy ra phản ứng hoá học giữa than và khí oxi.
a)Hãy giải thích vì sao cần đập vừa nhỏ than trước khi đưa vào bếp lò sau đó dùng que lửa
châm rồi quạt mạnh đến khi than bén cháy thì thôi.
b)Ghi lại phương trình chữ của phản ứng, biết rằng sản phẩm là khí cácbonđiôxit.
c) Giải tích vì sao than chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy?
Câu 3: Tại sao dùng đồ dùng bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi?

31

HS các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi, tự đánh giá và cho điểm giữa các nhóm dưới sự uốn
nắn của GV
Đáp án
Câu Đáp án Điểm1 Các từ và cụm từ cấn điền: Phản ứng hóa học,chất phản
ứng,chất,sản phẩm,lượng chất phản ứng,lượng sản phẩm3,0 đ2 a.- Đập vừa nhỏ than để tăng bề mặt tiếp xúc của than với khí
oxi.
– Dùng que lửa châm để nâng nhiệt độ của than.
– Quạt mạnh để thêm đủ khí oxi. Khi than bén cháy là đã có
PƯHH xáy ra.
b. -Phương trình chữ
Than + Khí oxi -> Khí cacbon đioxit
c. -Do than tác dụng với oxi trong không khí tạo ra khí
cacbonic, phản ứng này tỏa nhiệt.
– Nếu than chất thành đống lớn phản ứng này diễn ra nhiều
nhiệt tỏa ra được tích góp dần khi đạt tới nhiệt độ cháy của
than thì than sẽ tự bốc cháy.1,5đ


1đ3- Khi bạc gặp nước sẽ có 1 lượng rất nhỏ đi vào nước thành
ion.
– Ion bạc có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh. Chỉ cần 1/5 tỉ
gam bạc trong 1 lit nước cũng đủ diệt các vi khuẩn nên
giữ cho thức ăn lâu bị ôi.1 đ
1,,5đ*. Tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh
– Học sinh làm bài kiểm tra mức độ đạt trên 65% khá giỏi, tức là học sinh đã nắm
được những kiến thức cơ bản
– Vận dụng được kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết những vấn đề
thực tiễn đời sống

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay