SKKN Giáo dục kiến thức sinh sản cho học sinh lớp 8
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Nghị quyết 29 – NQ/TW hội nghị lần thứ VIII ngày 04/11/2013 của Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã khẳng định: Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong kinh
tế thị trường theo định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, khắc phục lối
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc, tập trung dạy cách học, cách
nghĩ, khuyến khích năng lực tự học, sáng tạo của học sinh…Giáo dục con người
Việt Nam phát triển toàn diện, phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo
của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc
hiệu quả.
Đây chính là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp thiết của ngành Giáo dục
và đào tạo nói chung, các nhà trường phổ thông nói riêng. Nói cách khác, mục
tiêu dạy học hiện nay trong nhà trường là phát huy được phẩm chất, năng lực
của người học, giúp học sinh vận dụng có hiệu quả các kiến thức đã học vào
thực tiễn cuộc sống. Và việc dạy môn sinh học trong nhà trường cũng không
nằm ngoài định hướng đó.
Môn sinh học trong nhà trường là môn học có sứ mệnh đặc biệt. Đây là môn
học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực, kiến thức sinh học,
năng lực tìm tòi, khám phá thế giới sống, năng lực vận dụng, ứng dụng kiến thức
sinh học, những tiến bộ trong công nghệ sinh học vào thực tiễn cuộc sống.
Khi dạy học môn sinh học, giáo viên không chỉ giúp học sinh hiểu được kiến
thức sinh học mà quan trọng hơn là giúp các em nhận thức được kiến thức đó có
vai trò quan trọng như thế nào với bản thân, với cộng đồng, xã hội. Để rồi từ
việc chiếm lĩnh kiến thức sinh học đó học sinh biết vận dụng vào cuộc sống, vào
thực tiễn của bản thân, của mọi người, của cộng đồng. Một trong nhiều kiến
thức quan trọng mà giáo viên cần giáo dục cho học sinh là kiến thức sinh sản.
Kiến thức sinh sản là kiến thức vô cùng quan trọng và cần thiết đối với tất
cả mọi người trong đời sống.Kiến thức đó được giáo dục ở mọi lứa tuổi theo
từng giai đoạn phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý của con người. Giáo dục
kiến thức sinh sản đang là thách thức lớn, là vấn đề nóng bỏng đối với nhóm dân
số đặc thù: Vị thành niên, bởi đây là nguồn nhân lực đặc biệt quan trọng, nguồn
nhân lực kế cận trong xã hội. Nếu không có kiến thức về sức khỏe sinh sản thì
trẻ vị thành niên sẽ có những hành vi lệch lạc so với chuẩn mực văn hóa, thậm
chí vi phạm pháp luật, gây mất trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến tương lai giống nòi. Vì thế giáo dục sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên
nói chung, học sinh nói riêng cần có sự chung tay của mỗi gia đình, nhà trường
và toàn xã hội.
Muốn thực hiện được điều đó thì việc phổ biến các kiến thức chuyên môn về
cơ thể học, sinh lí học, tâm lí học và các quan điểm về đời sống tình dục phải
được trình bày một cách công khai, và kết hợp một cách nhuần nhuyễn, chuẩn
mực, hài hòa.
Như vậy: Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản hiện nay đã trở thành một
nhu cầu cấp bách của xã hội. Nhưng trong nhà trường hiện nay việc giáo dục
giới tính và sức khỏe sinh sản chỉ dừng ở mức lồng ghép vào một số tiết cuả một
số môn học, chỉ dừng lại ở việc cung cấp cho học sinh những thông tin cơ bản
về đặc điểm các cơ quan sinh dục, các biện pháp tình dục an toàn để tránh có
thai ngoài ý muốn và tránh các bệnh lây qua đường sinh dục. Còn ngoài xã hội,
các cơ sở tôn giáo, trong các câu lạc bộ hôn nhân và gia đình chỉ đề cập một
cách chung chung, chưa giám trình bày một cách rõ ràng, khoa học. Theo tôi đó
không phải là giáo dục kiến thức sinh sản một cách đích thực.
Muốn giáo dục kiến thức sinh sản một cách đích thực thì bản thân người dạy
và người học phải có nhu cầu tìm hiểu và mong muốn. Vì thế, trong các môn
học trong trường trung học cơ sở môn sinh học lớp 8 là môn học được xây dựng
dạy cho học sinh kiến thức về sinh sản. Về cơ bản, phần kiến thức này trong
môn sinh học lớp 8 có thể giúp các em có hiểu biết về sự phát triển cơ thể đồng
thời có ý thức vệ sinh bảo vệ cơ thể, sống lành mạnh, có phẩm chất đạo đức cao
đẹp, có kĩ năng sống tốt đẹp.
Tuy nhiên, trong những năm qua, do nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân
khách quan ( do những yêu cầu mới của xã hội), có nguyên nhân chủ quan (do
nhận thức, quan niệm còn lệch lạc) việc dạy và việc học môn sinh học ở các cấp
học hiện nay, đặc biệt là cấp THCS còn gặp nhiều khó khăn, việc giáo dục giới
tính và kiến thức sinh sản ở cấp này cũng còn nhiều tồn tại cần phải khắc phục ?
Hơn nữa vấn đề giới tính, vấn đề về sức khỏe sinh sảnvẫn được coi là vấn
đề “nhạy cảm”, “khó nói” của nhiều học sinh. Nhiều em thu mình lại, né tránh.
Một số em lại học để làm theo người khác mà không biết đúng hay sai. Các em
cũng không dám tâm sự những băn khoăn, thắc mắc của mình với ai. Một phần
vì e dè, ngại ngùng, phần khác các em cũng khó khăn trong tìm được người tin
cậy để chia sẻ…
Vậy làm thế nào để giáo dục cho học sinh kiến thức sinh sản đạt hiệu quả ?
Làm thế nào giúp các em hiểu, vận dụng đúng đắn kiến thức sinh sản đã được
học vào trong đời sống mà phát huy được tốt nhất phẩm chất và năng lực của
mỗi cá nhân ? Làm thế nào để các em tự tin chia sẻ những hiểu biết của mình về
sức khỏe sinh sản vừa để giúp bảo vệ bản thân, vừa giúp cho bạn bè cùng trang
lứa tránh khỏi những nguy hại với bản thân ? Đó là câu hỏi cần phải có lời giải
đáp, cũng là những trăn trở của tôi trong nhiều năm qua khi dạy môn sinh học tại
trường THCS Thịnh Long.
Từ những lý do trên tôi đã đầu tư thời gian nghiên cứu và có sáng kiến:
“Giáo dục kiến thức sinh sản theo định hướng phát triển phẩm chất và năng
lực cho học sinh lớp 8 ở trường THCS”.
II. Mô tả giải pháp
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Trước khi có sáng kiến tôi đã đi sâu nghiên cứu thực trạng về vấn đề giáo
dục kiến thức sinh sản cho học sinh THCS nói chung, học sinh lớp 8 ở trường
THCS nói riêng.
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO: Sức khỏe sinh sản là trạng thái khỏe
mạnh về thể chất, tinh thần và hòa hợp xã hội về tất cả các phương diện liên
quan đến hệ thống sinh sản trong các giai đoạn của cuộc đời. Sức khỏe sinh sản
là vấn đề mà tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm và coi trọng. Với nhiều
quốc gia phát triển, đặc biệt là các nước phương Tây, họ có quan niệm phóng
khoáng về tình yêu, về quan hệ tình dục… cả hai phía nam và nữ đều chủ động
trong mối quan hệ của mình. Vì vậy, bản thân họ có kiến thức đầy đủ, sâu sắc
hơn, có kĩ năng cần thiết để bảo vệ bản thân và sức khỏe sinh sản cá nhân.
Ở các nước Phương Đông và ở Việt Nam quan niệm về tình yêu, về quan hệ
tình dục có điểm khác biệt: Tình yêu là cơ sở quan trọng của hôn nhân, hôn nhân
là kết quả của tình yêu, còn tình dục là sản phẩm của tình yêu. Quan hệ tình dục
khi yêu và trước hôn nhân bị coi là hành động sai trái…Vì vậy nói đến sức khỏe
sinh sản, tình dục họ thường dè dặt, thiếu tự tin nên dẫn tới thiếu kiến thức, thiếu
kĩ năng để bảo vệ bản thân.
Thực tiễn cho thấy: Thanh niên Việt Nam lập gia đình ở độ tuổi muộn hơn
và gia tăng quan hệ tình dục trước hôn nhân. Tỷ lệ lây nhiễm qua đường tình
dục tăng lên 10 lần trong thập kỷ qua. Thách thức lớn nhất trong vấn đề sức
khỏe sinh sản chính là việc nạo phá thai, vấn đề mang thai ngoài ý muốn ở độ
tuổi vị thành niên, trong đó có học sinh THCS.
Vị thành niên Việt Nam, trong đó nhóm dân số từ 10-14 tuổi theo định
nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới chiếm khoảng 22% dân số. Đây là độ tuổi của
học sinh đang học tại các trường THCS. Mặc dù đã nỗ lực tuyên truyền giáo dục
song tình trạng quan hệ sớm, xâm hại tình dục, quan hệ tình dục không an toàn,
mang thai ngoài ý muốn và phá thai không an toàn, nguy cơ lây nhiễm bệnh tình
dục, nhiễm HIV nhóm dân số này đang có xu hướng tăng.
Chính vì thế đã từ rất lâu, Nhà nước Việt Nam đã quan tâm tuyên truyền
giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên. Đảng ta đã xác định: Chăm
sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên vì tương lai giống nòi. Đây chính
là chủ đề của tháng hành động quốc gia về dân số và ngày dân số Việt Nam năm
2018 được Bộ Y tế phát động.Vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh
niên cũng được Bộ Y tế xác định là nội dung ưu tiên trong chiến lược dân số-
sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020.Bởi vì vị thành niênlà yếu tố
quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân
lực và tương lai của giống nòi.
Việc dạy kiến thức sinh sản cho nhóm dân số nói trên cũng được Bộ Giáo
Dục quan tâm chỉ đạo trong các nhà trường, từ việc chỉ đạo dạy kiến thức về
giới tính và sức khỏe sinh sản trong chương trình dạy học bắt buộc của môn sinh
học đến việc tích hợp trong các môn học khác như: môn Giáo dục thể chất, Giáo
dục công dân… đến chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp…Tuy nhiên khi
triển khai dạy học một số nhà trường chưa quan tâm một cách đúng mực, giáo
viên còn lúng túng trong lựa chọn phương pháp giảng dạy, việc dạy lồng ghép
và ngoại khóa nhiều khi cũng mang tính hình thức. Việc triển khai dạy học còn
mang nặng tính lý thuyết hàn lâm.Bởi vậy hiệu quả giáo dục kiến thức sinh sản
còn rất nhiều hạn chế.
Qua 10 năm công tác và giảng daỵ môn sinh học lớp 8 tại trường trung học
cơ sở Thịnh Long tôi nhận thấy rằng:
Trường THCS Thịnh Long có truyền thống dạy tốt, học tốt. Đội ngũ giáo
viên trong nhà trường có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trách nhiệm
trong công tác. Cơ sở vật chất nhà trường khá đầy đủ và đồng bộ tạo điều kiện
thuận lợi cho việc dạy và học các môn học, đặc biệt là các môn có thời gian thực
hành cao và được bố trí dạy học tại phòng bộ môn như môn sinh học.
Bản thân tôi và các giáo viên dạy bộ môn sinh học luôn có ý thức tự giác,
học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất
lượng giảng dạy có tinh thần trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tuy vậy kết quả dạy và học bộ môn đôi lúc còn hạn chế.Việc giáo dục giới tính
và sức khỏe sinh sản cho học sinh cũng đạt hiệu quả chưa cao.
Học sinh trường THCS Thịnh Long phần lớn đều ngoan, có ý thức học tập
tốt. Học sinh lớp 8 của nhà trường đang trong độ tuổi 13-14, tuổi vị thành niên,
đang bước vào tuổi dậy thì có sự thay đổi về cơ thể, tâm lý, sinh lí. Nhiều học
sinh dậy thì sớm, thể chất phát triển, chiều cao trung bình của học sinh khối 8
nhà trường nữ là 158 cm; nam 160cm; cân nặng trung bình: nữ là 49 kg, nam là
53 kg nhưng lại chưa có đầy đủ kiến thức về sự phát triển thể chất của bản thân,
nhất là vấn đề sức khỏe sinh sản, thậm chí có thể nói là còn thiếu kiến thức. Để
nghiên cứu của mình mang tính thực tiễn, tôi tiến hành các khảo sát lấy ý kiến
của giáo viên và học sinh. Dưới đây là một vài khảo sát về kiến thức giới tính và
kiến thức sinh sản, về nhận thức và kĩ năng ứng phó của các em học sinh trường
THCS Thịnh Long.
PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 1(Phiếu khảo sát dành cho học sinh)
– Mục đích khảo sát: Tìm hiểu hiểu biết của học sinh về tuổi dậy thì, về sự phát
triển thể chất của bản thân
– Đối tượng khảo sát: Học sinh khối 8 trường THCS Thịnh Long
– Số lượng khảo sát: 240 học sinh
– Thời gian khảo sát: Tháng 9 năm học 2019- 2020
– Phương pháp khảo sát
+ Phương pháp quan sát khoa học: Thu nhận thông tin về học sinh bằng tri giác
trực tiếp và các nhân tố khác có liên quan đến học sinh. Trên cơ sở đó để xây
dựng lý thuyết và kiểm tra lý luận bằng thực tiễn.
+ Phương pháp điều tra bảng hỏi:Tham khảo tài liệu, từ đó xây dựng bảng hỏi
để điều tra thực trạng hiểu biết về kiến thức sinh sản.
+ Phương pháp xử lý số liệu, phân tích, tổng hợp: Thông qua những số liệu thu
thập được cùng với các kết quả đánh giá, đưa ra những kết luận bổ ích cho thực
tiễn, tìm được nguyên nhân, nghiên cứu giải pháp thực tiễn áp dụng để tìm ra
giải pháp thích hợp.
– Thang đo: tính tỉ lệ % theo số lượng khảo sát
Phiếu khảo sát dành cho học sinh nữ
Em hãy cho biết ý kiến của bản thân bằng cách tích dấu x vào ô ý kiến
( Biết/ không biết) để thể hiện sự hiểu biết của bản thân về tuổi dậy thì.
TT | Những thay đổi về thể chất ở tuổi dậy thì | Ý kiến |
Biết | Không biết | |
1 | Thay đổi về chiều cao, cân nặng | |
2 | Tuyến vú phát triển( Ngực to ra) | |
3 | Khung chậu phát triển (Mông to ra) | |
4 | Đùi thon | |
5 | Bộ phận sinh dục phát triển ( Âm hộ, âm đạo to ra…) | |
6 | Có kinh nguyệt |
Phiếu khảo sát dành cho học sinh nam
Em hãy cho biết ý kiến của bản thân bằng cách tích dấu x vào ô ý kiến
( Biết/ không biết) để thể hiện sự hiểu biết của bản thân về tuổi dậy thì.
TT | Những thay đổi về thể chất ở tuổi dậy thì | Ý kiến (%) |
Biết | Không biết | |
1 | Thay đổi về chiều cao, cân nặng | |
2 | Lông mu | |
3 | Giọng nói thay đổi | |
4 | Tuyến bã, tuyến mồ hôi phát triển | |
5 | Ngực và hai vai phát triển | |
6 | Các cơ rắn chắc | |
7 | Lông trên cơ thể phát triển | |
8 | Dương vật và tinh hoàn phát triển | |
9 | Bắt đầu xuất tinh |
Kết quả đạt được như sau:
– Kết quả khảo sát ý kiến đối với học sinh nữ ( Tính theo tỉ lệ %)
TT | Những thay đổi về thể chất ở tuổi dậy thì | Ý kiến (%) | |
Biết | Không biết | ||
1 | Thay đổi về chiều cao, cân nặng | 95 | 5 |
2 | Tuyến vú phát triển( Ngực to ra) | 90 | 10 |
3 | Khung chậu phát triển (Mông to ra) | 80 | 20 |
4 | Đùi thon | 55 | 45 |
5 | Bộ phận sinh dục phát triển ( Âm hộ, âm đạo to ra…) | 65 | 35 |
6 | Có kinh nguyệt | 95 | 5 |
Kết quả khảo sát hiểu biết của học sinh nam ( Tính theo tỉ lệ %)
TT | Những thay đổi về thể chất ở tuổi dậy thì | Ý kiến (%) | |
Biết | Không biết | ||
1 | Thay đổi về chiều cao, cân nặng | 95 | 5 |
2 | Lông mu | 85 | 15 |
3 | Giọng nói thay đổi | 80 | 20 |
4 | Tuyến bã, tuyến mồ hôi phát triển | 73 | 27 |
5 | Ngực và hai vai phát triển | 71 | 29 |
6 | Các cơ rắn chắc | 63 | 37 |
7 | Lông trên cơ thể phát triển | 62 | 38 |
8 | Dương vật và tinh hoàn phát triển | 63,5 | 36,5 |
9 | Bắt đầu xuất tinh | 22 | 78 |
Như vậy có thể nhận thấy: Đa số học sinh biết được những thay đổi về thể
chất, rõ nhất là “thay đổi về chiều cao và cân nặng” với tỷ lệ 95 % đối với cả
học sinh nam và học sinh nữ. Tuy nhiên do đặc điểm về giới nên học sinh nam
quan tâm đến sự thay đổi về chất thấp hơn học sinh nữ. Học sinh nam nhận ra
dấu hiệu “ Bắt đầu xuất tinhcó tỉ lệ hiểu biết thấp chỉ chiếm 22 % .
PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 2 (Phiếu khảo sát dành cho học sinh)
Em hãy cho biết ý kiến của bản thân bằng cách tích dấu x vào ô ý kiến (có/
không) để thể hiện sự hiểu biết của bản thân về sự thay đổi tâm lý, sinh lý ở tuổi
dậy thì.
TT | Những thay đổi về tâm lý, sinh lý ở tuổi dậy thì | Ý kiến |
Có | Không | |
1 | Cố gắng làm được những điều mình mong muốn | |
2 | Thường đặt ra câu hỏi: Tôi là ai ? Tôi có thể làm gì ? | |
3 | Cảm thấy mình không còn là trẻ con | |
4 | Muốn được đối xử như người lớn | |
5 | Muốn thoát khỏi sự ràng buộc của gia đình, thầy cô | |
6 | Có tình cảm với người khác giới |
Kết quả thu được sau khảo sát về hiểu biết của học sinh về sự thay đổi tâm sinh
lý của bản thân ( Tính theo tỷ lệ %)
TT | Những thay đổi về tâm lý, sinh lý ở tuổi dậy thì | Ý kiến (%) | |
Có | Không | ||
1 | Cố gắng làm được những điều mình mong muốn | 65 | 35 |
2 | Thường đặt ra câu hỏi: Tôi là ai ? Tôi có thể làm gì ? | 42 | 58 |
3 | Cảm thấy mình không còn là trẻ con | 85 | 15 |
4 | Muốn được đối xử như người lớn | 85 | 15 |
5 | Muốn thoát khỏi sự ràng buộc của gia đình, thầy cô | 87 | 13 |
6 | Có tình cảm với người khác giới | 87 | 13 |
Từ bảng kết quả trên ta cũng thấy được phần lớn học sinh biết được cùng với sự
thay đổi về thể chất là sự thay sinh lí và tâm lí khi bước vào tuổi dậy thì.85%
học sinh cho rằng mình không còn là trẻ con, muốn mình được đối xử như người
lớn. 87 % học sinh muốn tìm sự tự do cho bản thân mà không có sự ràng buộc
của người lớn. Cũng 87 % học sinh được hỏi ý kiến có tình cảm với người khác
giới, nhiều học sinh ngộ nhận đó là tình yêu. Tóm lại, học sinh có sự thay đổi
lớn về tâm lý và sinh lý.
PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 3(Phiếu khảo sát dành cho học sinh)
Em hãy cho biết ý kiến của bản thân bằng cách tích dấu x vào ô ý kiến (Nên/
không nên) để thể hiện nhận thức của bản thân về tình yêu và sức khỏe sinh sản.
TT | Hành vi | Ý kiến |
Nên | Không nên | |
1 | Yêu ở độ tuổi vị thành niên | |
2 | Quan hệ tình dục khi yêu | |
3 | Mang thai ở tuổi vị thành niên |
Kết quả đạt được (Tính theo tỷ lệ %)
TT | Hành vi | Ý kiến (%) | |
Nên | Không nên | ||
1 | Yêu ở độ tuổi vị thành niên | 85 | 15 |
2 | Quan hệ tình dục khi yêu | 55 | 45 |
3 | Mang thai ở tuổi vị thành niên | 20 | 80 |
Trong 240 học sinh được khảo sát ý kiến cho thấy: Khi muốn làm người lớn học
sinh cũng có mong muốn yêu ở tuổi vị thành niên với tỷ lệ cao là 85 %. 55% cho
rằng nên quan hệ tình dục khi yêu ở tuổi vị thành niên mà đáng lẽ ra phải nhận
thức được là không nên. Vẫn còn 20 % cho là mang thai ở tuổi vị thành niên là
không sao mà không hiểu hết được tác hại của việc đó.
Từ kết quả khảo sát về nhận thức của học sinh về hành vi và sức khỏe sinh sản,
tôi tiếp tục tiến hành khảo sát nhận thức của học sinh về hậu quả của quan hệ
tình dục tuổi vị thành niên.
PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 4(Phiếu khảo sát dành cho học sinh)
Em hãy cho biết ý kiến của bản thân bằng cách tích dấu x vào ô ý kiến (Đồng ý/
không đồng ý) để thể hiện sự hiểu biết của bản thân về hậu quả của việc quan hệ
tình dục tuổi vị thành niên
TT | Hậu quả của việc quan hệ tình dục tuổi vị thành niên | Ý kiến |
Đồng ý | Không đồng ý | |
1 | Mang thai ngoài ý muốn | |
2 | Dễ bị sảy thai, đẻ non, tăng nguy cơ tử vong ở người mẹ | |
3 | Sinh con phải phấu thuật do khung xương chậu chưa phát triển | |
4 | Trẻ sinh thiếu cân, suy dinh dưỡng | |
5 | Phá thai, gặp tai biến dẫn đến vô sinh |
6 | Mắc các bệnh lây qua đường tình dục |
7 | Bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng tới tương lai |
8 | Bị bỏ rơi |
9 | Gia đình phải gánh chịu định kiến của xã hội |
10 | Dễ bị dụ đỗ bởi các chất kích thích |
Kết quả đạt được: ( Tính theo tỉ lệ %)
TT | Hậu quả của việc quan hệ tình dục tuổi vị thành niên | Ý kiến (%) | |
Biết | Không biết | ||
1 | Mang thai ngoài ý muốn | 55 | 45 |
2 | Dễ bị sảy thai, đẻ non, tăng nguy cơ tử vong ở người mẹ | 31 | 69 |
3 | Sinh con phải phẫu thuật do khung xương chậu chưa phát triển | 22,5 | 77,5 |
4 | Trẻ sinh thiếu cân, suy dinh dưỡng | 32 | 68 |
5 | Phá thai, gặp tai biến dẫn đến vô sinh | 40 | 60 |
6 | Mắc các bệnh lây qua đường tình dục | 20 | 80 |
7 | Bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng tới tương lai | 55 | 45 |
8 | Bị bỏ rơi | 12 | 88 |
9 | Gia đình phải gánh chịu định kiến của xã hội | 18 | 82 |
10 | Dễ bị dụ đỗ bởi các chất kích thích | 20 | 80 |
Từ kết quả khảo sát trên cho ta thấy được nhận thức của học sinh về hậu quả của
việc quan hệ tình dục tuổi vị thành niên còn nhiều hạn chế. Phần lớn học sinh
không nhận biết được hậu quả của việc quan hệ tình dục tuổi vị thành niên.Nếu
không nhận biết được những hậu quả đó sẽ vô cùng nguy hại cho sức khỏe, cuộc
sống, tương lai của chính các em. Vậy các em làm thế nào để bảo vệ bản thân
mình trước mọi cám dỗ của cuộc sống ? Tôi tiếp tục khảo sát về kĩ năng chăm
sóc bản thân của học sinh.
PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 5 (Phiếu khảo sát dành cho học sinh nữ)
Em hãy cho biết ý kiến của bản thân bằng cách tích dấu x vào ô ý kiến
(Biết/ không biết) để thể hiện sự hiểu biết của bản thân về việc chăm sóc sức
khỏe sinh sản tuổi vị thành niên.
TT | Chăm sóc sức khỏe sinh sản | Ý kiến |
Biết | Không biết | |
1 | Vệ sinh cá nhân, vệ sinh kinh nguyệt | |
2 | Uống bổ sung viên sắt | |
3 | Chủ động tìm hiểu kiến thức sinh sản qua cha mẹ, thầy cô, người thân, bạn bè… | |
4 | Phân biệt tình yêu và tình bạn khác giới | |
5 | Tránh xa sách báo, phim ảnh đồi trụy, thuốc lá, rượu bia, ma túy… | |
6 | Không quan hệ tình dục trước tuổi trưởng thành |
PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 5 (Phiếu khảo sát dành cho học sinh nam)
Em hãy cho biết ý kiến của bản thân bằng cách tích dấu x vào ô ý kiến (Biết/
không biết) để thể hiện sự hiểu biết của bản thân về việc chăm sóc sức khỏe sinh
sản tuổi vị thành niên
TT | Chăm sóc sức khỏe sinh sản | Ý kiến |
Biết | Không biết | |
1 | Vệ sinh cá nhân, phát hiện những bất thường ở cơ quan sinh dục | |
2 | Không mặc quần lót bó quá sát | |
3 | Chủ động tìm hiểu kiến thức sinh sản qua cha mẹ, thầy cô, người thân, bạn bè… | |
4 | Phân biệt tình yêu và tình bạn khác giới |
5 | Tránh xa sách báo, phim ảnh đồi trụy, thuốc lá, rượu bia, ma túy… |
6 | Không quan hệ tình dục trước tuổi trưởng thành |
Kết quả khảo sát:
+ Kết quả khảo sát dành cho học sinh nữ ( Tính theo tỷ lệ %)
TT | Chăm sóc sức khỏe sinh sản | Ý kiến | |
Biết | Không biết | ||
1 | Vệ sinh cá nhân, vệ sinh kinh nguyệt | 60 | 40 |
2 | Uống bổ sung viên sắt | 6 | 94 |
3 | Chủ động tìm hiểu kiến thức sinh sản qua cha mẹ, thầy cô, người thân, bạn bè… | 21 | 79 |
4 | Phân biệt tình yêu và tình bạn khác giới | 22 | 88 |
5 | Tránh xa sách báo, phim ảnh đồi trụy, thuốc lá, rượu bia, ma túy… | 32 | 68 |
6 | Không quan hệ tình dục trước tuổi trưởng thành | 52 | 48 |
+ Kết quả khảo sát dành cho học sinh nam ( Tính theo tỷ lệ %)
TT | Chăm sóc sức khỏe sinh sản | Ý kiến | |
Biết | Không biết | ||
1 | Vệ sinh cá nhân, phát hiện những bất thường ở cơ quan sinh dục | 50 | 50 |
2 | Không nên mặc quần lót bó quá sát | 21 | 79 |
3 | Chủ động tìm hiểu kiến thức sinh sản qua cha mẹ, thầy cô, người thân, bạn bè… | 20 | 80 |
4 | Phân biệt tình yêu và tình bạn khác giới | 20 | 80 |
5 | Tránh xa sách báo, phim ảnh đồi trụy, thuốc lá, rượu bia, ma túy… | 51 | 49 |
6 | Không quan hệ tình dục trước tuổi trưởng thành | 55 | 45 |
Qua kết quả khảo sát về kĩ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản tuổi vị thành
niên của học sinh khối 8 tôi nhận ra: học sinh biết phải vệ sinh cá nhân nhưng
việc vệ sinh cơ quan sinh dục khi có kinh nguyệt (với nữ): 40 % , không phát
hiện ra những bất thường ở cơ quan sinh dục (với nam): 50 %. Các em cũng e
dè, ngại ngùng, không dám chủ động, thậm chí dấu diếm người khác. Các em
không dám hỏi ý kiến của cha mẹ, thầy cô, người thân, bạn bè. 80% học sinh
không phân biệt được tình yêu và tình bạn khác giới.Một nửa số học sinh được
hỏi ý kiến không thấy được tác hại của phim ảnh, sách báo đồi trụy hay là tác
hại của các chất kích thích. Học sinh cũng có những lệch lạc trong nhận thức về
hành vi có liên quan đến sức khỏe sinh sản, thiếu kĩ năng bảo vệ bản thân, thiếu
kĩ năng ứng phó với thực tiễn và những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Chính vì
vậy, cần trang bị cho các em những kiến thức sinh sản cụ thể, kĩ năng cụ thể để
bảo vệ bản thân, xây dựng một tương lai tốt đẹp.
Nhưng nếu cứ để cho học sinh tự tìm hiểu và loay hoay với những thắc mắc
của mình về giới tính, về sức khỏe sinh sản thì vấn đề về tương lai giống nòi sẽ
như thế nào ?Vấn đề đặt ra là phải có người dẫn đường để các em đúng
hướng.Đây là nhiệm vụ của giáo viên, đặc biệt là giáo viên dạy bộ môn sinh
học.Vậy người dạy nhận thức về vấn đề này ra sao. Dưới đây là khảo sát ý kiến
của đồng nghiệp.
PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 6 (Phiếu khảo sát dành cho giáo viên)
– Mục đích khảo sát: Tìm hiểu quan niệm của giáo viên về việc giáo dục kiến
thức sinh sản cho học sinh lớp 8 nói riêng, học sinh THCS nói chung.
– Đối tượng khảo sát: GV dạy môn sinh học trường THCS Thịnh Long
– Số lượng khảo sát: 5giáo viên
– Thời gian khảo sát: Tháng 9 năm học 2019- 2020
– Phương pháp khảo sát
+ Phương pháp quan sát khoa học: Thu nhận thông tin về giáo viên bằng tri giác
trực tiếp và các nhân tố khác có liên quan. Trên cơ sở đó để xây dựng lý thuyết
và kiểm tra lý luận bằng thực tiễn.
+ Phương pháp điều tra bảng hỏi:Tham khảo tài liệu, từ đó xây dựng bảng hỏi
để điều tra thực trạng quan niệm về giáo dục kiến thức sinh sản cho học sinh.
+ Phương pháp xử lý số liệu, phân tích, tổng hợp: Thông qua những số liệu thu
thập được cùng với các kết quả đánh giá, đưa ra những kết luận bổ ích cho thực
tiễn, tìm được nguyên nhân, nghiên cứu giải pháp thực tiễn áp dụng để tìm ra
giải pháp thích hợp cho việc giáo dục kiến thức sinh sản cho học sinh.
– Thang đo: tính tỉ lệ % theo số lượng khảo sát
Đồng chí hãy cho biết ý kiến của bản thân bằng cách tích dấu x vào ô ý kiến
(Cần/ không cần) về việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh.
TT | Kiến thức giáo viên cần có | Ý kiến |
Cần | Không cần | |
1 | Kiến thức về sức khỏe sinh sản | |
2 | Nắm chắc tâm lí học sinh | |
3 | Phân loại được đối tượng học sinh | |
4 | Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực | |
5 | Các tài liệu tham khảo | |
6 | Sử dụng phương tiện thiết bị dạy học | |
7 | Sử dụng công nghệ thông tin | |
8 | Kĩ năng kiểm tra, đánh giá học sinh |
Kết quả khảo sát( tính theo tỷ lệ %)
TT | Giáo viên cần có | Ý kiến | |
Cần | Không cần | ||
1 | Kiến thức về sức khỏe sinh sản | 100 | 0 |
2 | Nắm chắc tâm lí học sinh | 80 | 20 |
3 | Phân loại được đối tượng học sinh | 60 | 40 |
4 | Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực | 100 | 0 |
5 | Các tài liệu tham khảo | 80 | 20 |
6 | Sử dụng phương tiện thiết bị dạy học | 80 | 20 |
7 | Sử dụng công nghệ thông tin | 80 | 20 |
8 | Kĩ năng kiểm tra, đánh giá học sinh | 60 | 40 |
Qua kết quả khảo sát cho 100 % giáo viên được hỏi ý kiến cho rằng:
Muốn giáo dục kiến thức sinh sản cho học sinh giáo viên cần có kiến thức về
sức khỏe sinh sản, có phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và phù hợp. 80 %
giáo viên quan niệm để làm tốt việc giáo dục kiến thức sinh sản cho học sinh thì
cần nắm vững tâm lí học sinh, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học hợp lý, biết
vận dụng công nghệ thông tin và các tài liệu phục vụ cho việc giáo dục kiến thức
sinh sản của học sinh. Các tiêu chí về phân loại đối tượng học sinh, phương
pháp, kiểm tra đánh giá chỉ có 60 % giáo viên được hỏi cho là cần thiết.
Từ kết quả khảo sát trên tôi tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng
trên là:
* Về phía học sinh:
-Thiếu kiến thức về giới tính, thiếu kiến thức sinh sản, sức khỏe sinh sản.
– Nhận thức chưa đầy đủ về sinh sản, sức khỏe sinh sản
– Chưa được quan tâm giáo dục kiến thức sinh sản một cách đúng mức
– Thiếu định hướng đúng đắn
– Do đặc điểm lứa tuổi: tò mò, ham hiểu biết, thích tìm tòi cái mới, muốn
khẳng định mình nên dễ mắc sai lầm.
– Đối với học sinh lớp 8 bắt đầu giai đoạn tâm sinh lí thay đổi nên thái độ
của các em khi nói đến những vấn đề liên quan đến giới tính còn khá dè dặt, các
em chưa hề mạnh dạn trong vấn đề tìm hiểu tiếp thu những kiến thức về giới
tính và sinh sản.
– Không có kỹ năng tự bảo vệ chính mình.
* Về phía gia đình:
– Một bộ phận cha mẹ học sinh thiếu quan tâm đến con cái, phó mặc việc giáo
dục con cái cho nhà trường.
– Một số phụ huynh lại nuông chiều con cái thái quá hoặc quản lý con quá khắt
khe mà thiếu phương pháp giáo dục con một cách phù hợp.
– Một bộ phận cha mẹ học sinh còn ngại hay lảng tránh khi con hỏi tới vấn đề
về giới tính và vấn đề sinh sản
– Một số phụ huynh quan niệm sai lầm: Con còn nhỏ, chưa cần quan tâm đến
vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản
– Có nhiều học sinh cha mẹ đi làm ăn xa ở với ông bà nên chưa được hướng dẫn
chỉ bảo kịp thời khi gặp những khúc mắc trong cuộc sống giới tính.
– Cha mẹ học sinh chưa tích cực phối hợp với nhà trường trong giáo dục học
sinh.
– Áp đặt con cái
* Về phía nhà trường:
– Chưa quan tâm đúng mức đến giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh
– Chưa làm tốt công tác tuyên truyền về giới tính và sức khỏe sinh sản.
Các hoạt động của nhà trường chỉ dừng lại ở một số buổi nói chuyện với các
chuyên gia về một số vấn đề sức khỏe giới tính, phòng chống HIV/AIDS.
– Công tác tư vấn tâm lý học đường chưa hiệu quả.
– Việc phối hợp giữa nhà trường và các môi trường giáo dục khác trong giáo dục
sức khỏe sinh sản chưa hiệu quả.
– Cơ sở vật chất nhà trường hạn hẹp, thiếu động bộ nên ảnh hưởng đến việc tạo
điều kiện dạy và học của giáo viên và học sinh trong nhà trường.
* Về xã hội
– Ảnh hưởng của Internet, của phim ảnh hiện nay có nhiều nội dung không mang
tính định hướng rõ ràng là nguyên nhân khơi dậy, đánh động bản năng tình yêu,
tình dục ở học sinh. Nhiều clip, video không hay làm cho học sinh tò mò thích
khám phá, làm theo, trong đó có cả những phim ảnh sách báo không lành mạnh.-
Do ảnh hưởng của trào lưu giới trẻ hiện nay, yêu sớm, sống thử… ảnh hưởng
không nhỏ tới học sinh.
– Chạy theo quan niệm cứ thích là quan hệ tình dục, sống buông thả.
– Thị trấn Thịnh Long kinh tế du lịch phát triển cũng ảnh hưởng rất lớn đến học
sinh.
* Đặc điểm môn học:
– Sinh học là môn khoa học thực nghiệm. Sinh học 8 lại đề cập đến kiến thức về
con người trong đó có kiến thức sinh sản cần đáng quan tâm. Ở độ tuổi này, cơ
thể các em đang thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lí là vấn đề kích thích nhu cầu
tìm hiểu về bản thân nên chú tâm học hỏi về kiến thức sinh sản hơn.
* Về phía giáo viên:
– Giáo viên lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp dạy học bộ môn. Chưa
lựa chọn được phương pháp tối ưu để giáo dục kiến thức sinh sản theo định
hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh.
– Khi dạy học sinh học môn sinh lớp 8 ở trường THCS, giáo viên thường sử
dụng phương pháp trực quan, phương pháp thực hành đi theo con đường tìm tòi,
nghiên cứu, tỏ ra có nhiều ưu thế trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo và phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh ở lứa tuổi này (13- 14 tuổi). Hơn nữa
trong các tiết dạy sinh học 8 học về cấu tạo sinh lí của các cơ quan bộ phận con
người nhưng giáo viên chỉ đơn thuần cung cấp kiến thức trọng tâm trong sách
giáo khoa một cách cứng nhắc làm cho tiết học nặng nề, không gây hứng thú,
học sinh chán nản, không tập trung chú ý nghe giảng và kết quả học sinh không
tiếp thu được kiên thức bài học .
– Việc dạy lồng ghép kĩ năng sống, hay giáo dục kiến thức giới tính, kiến
thức sinh sản chưa hiệu quả.
– Thiếu đội ngũ giáo viên chuyên trách về những vấn đề giới tính và sức
khỏe sinh sản.
– Bản thân giáo viên chưa tự tin để làm tốt công tác giáo dục sức khỏe sinh
sản cho học sinh. Thậm chí còn ngại ngùng.
– Chưa xác định đúng đắn vị trí của môn sinh học trong nhà trường.
– Chưa xác định đúng vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục kiến thức
sinh sản cho học sinh.
Từ việc khảo sát thực trạng giáo viên, học sinh và tìm hiểu nguyên nhân
của thực trạng đó tôi đưa ra những giải pháp mới để giáo dục kiến thức sinh sản
cho học sinh lớp 8 nói riêng, học sinh THCS Thịnh Long nói chung đạt kết quả
cao.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1. Giải pháp thứ nhất: Cung cấp đầy đủ, hệ thống, chính xác, toàn
diện kiến thức sinh sản cho học sinh lớp 8 ở trường trung học cơ sở.
Dạy và học môn sinh học như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất ? Dạy thế
nào để học sinh thực sự hứng thú say mê học tập và có những kĩ năng bổ ích
trong cuộc sống ? Đặc biệt là những kiến thức về giới tính, sinh sản ?
Trước hết giáo viên cung cấp đầy đủ, chính xác kiến thức sinh qua chủ đề
“Sinh sản” trong môn sinh học lớp 8.
Chủ đề “Sinh sản” Gồm 6 bài dạy trong 6 tiết
Bài 60 – Tiết 63 – Cơ quan sinh dục nam
Bài 61 – Tiết 64 – Cơ quan sinh dục nữ
Bài 62 – Tiết 65 – Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai
Bài 63 – Tiết 66- Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
Bài 64 – Tiết 67- Các bệnh lây qua đường sinh dục
Bài 65 – Tiết 68 – Đại dịch AIDS – Thảm họa của loài người
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, bản thân giáo viên cần có kiến thức về sức
khỏe sinh sản, nắm chắc tâm lí của học sinh, khi dạy phân loại được đối tượng
học sinh, vận dụng hợp lý các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, các
phương tiện, thiết bị dạy học, thường xuyên cập nhật, bổ sung kiến thức từ các
nguồn tài liệu tham khảo, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, đổi mới việc
kiểm tra, đánh giá học sinh.
Vì thế khi dạy chủ đề “Sinh sản” tôi xác định rõ là phải cung cấp kiến thức
sinh sản cho học sinh đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Đó là:
– Giúp học sinh nắm được các bộ phận của cơ quan sinh sản ở nam, nữ;
nắm được những thay đổi ở tuổi dậy thì:
+ Ở nam:
(+) Sự sinh tinh
(+) Có khả năng có con
+ Ở nữ:
(+) Sự rụng trứng, hiện tượng kinh nguyệt.
(+) Có khả năng mang thai và có con.
(+) Dấu hiệu có khả năng mang thai.
(+) Biết cách vệ sinh thân thể đặc biệt là nữ ở tuổi dậy vào những ngày có
kinh nguyệt.
– Giúp học sinh hiểu, nắm được điều kiện để trứng được thụ tinh và phát
triển thành thai. Cụ thể là:
+ Trứng gặp được tinh trùng
+ Trứng đã thụ tinh bám và làm tổ trong niêm mạc tử cung.
– Giúp học sinh hiểu được các biện pháp tránh thai và giải thích cơ sở khoa
học của các biện pháp tránh thai:
+ Ngăn ngừa trứng chín và rụng.
+ Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng.
+ Ngăn không cho trứng đã thụ tinh làm tổ.
– Giúp học sinh hiểu rõ các dụng cụ và phương tiện tránh thai phù hợp
– Học sinh thấy rõ nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên. Hậu quả của việc có
thai ở tuổi vị thành niên.
+ Ảnh hưởng tới sức khỏe
+ Ảnh hưởng tới tinh thần
+ Ảnh hưởng tới vị thế xã hội
+ Ảnh hưởng tới tương lai giống nòi.
– Giúp học sinh tự ý thức về cách sống, các quan hệ; Đề phòng tránh những
nguy cơ cho bản thân:
+ Tránh quan hệ tình dục ở lứa tuổi học sinh
+ Đảm bảo tình dục an toàn
– Giúp học sinh hiểu được các bệnh lây qua đường sinh dục và ảnh hưởng
của chúng tới sức khỏe sinh sản vị thành niên, mở rộng và liên hệ thực tế những
kiến thức sinh sản cho học sinh:
+ Kiến thức về tâm lí: Học sinh ở tuổi vị thành niên có những thay đổi về
tâm lí :
(+) Tính cách, hành vi: thay đổi, tính độc lập.
(+) Nhân cách: cố gắng khẳng định mình, hành vi bắt chước người lớn.
(+) Tình cảm: có tình cảm với bạn khác giới, dễ rung động, xao xuyến…
+ Kiến thức về sinh lí:
(+) Tò mò về giới tính.
(+) Nhu cầu tình dục bắt đầu nảy nở
Vừa giúp các em hiểu rõ về sự phát triển của bản thân và sự thay đổi về
hình thái tâm sinh lí ở tuổi dậy thì vừa lồng ghép giáo dục giới tính và sức khỏe
sinh sản cho học sinh ở tuổi vị thành niên để đảm bảo cho học sinh lĩnh hội đầy
đủ kiến thức, kĩ năng, phẩm chất một cách hiệu quả nhất.
Cụ thể, để dạy tốt chủ đề tôi đã tiến hành như sau:
1. Xây dựng kế hoạch dạy chủ đề: “ Sinh sản” theo kế hoạch môn học;
Định hướng nội dung bài học, kiên thức nội môn, liên môn; những kiến thức có
liên quan đến sự phát triển cơ thể ở tuổi dậy thì, sức khỏe giới tính, sinh sản, các
bệnh lây qua đường sinh dục, các trường hợp có thai ngoài ý muốn.
2. Xây dựng Kế hoạch bài học cụ thể, chi tiết, chuẩn bị tư liệu, phương
tiện, thiết bị dạy học, bài giảng trình chiếu một cách khoa học, phù hợp. Xây
dựng phương pháp, kĩ thuật dạy học hợp lý. Dự kiến hình thức tổ chức dạy học
phù hợp với nội dung bài học.
3. Hướng dẫn học sinh nghiên cứu bài học trong SGK, chuẩn bị những kiến
thức, đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho việc học tập chủ đề: sưu tầm tư liệu liên
quan đến sinh sản, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.
4. Lên lớp theo kế hoạch: Tiến hành giảng dạy ở từng lớp theo thời khóa
biểu. Sau từng tiết dạy tôi tự rút kinh nghiệm, tham khảo ý kiến đồng nghiệp,
thực hiện khảo sát học sinh, đánh giá kết quả sau khảo sát.
Cụ thể khi dạy chủ đề “ Sinh sản” tôi đã thấy được:
– Học sinh nắm chắc các kiến thức của chủ đề: cơ quan sinh dục nam, cơ
quan sinh dục nữ, những thay đổi về hình thái, tâm sinh lí cơ thể trong tuổi dậy
thì. Biết được những điều kiện cần để trứng được thụ tinh và phát triển thành
thai, nêu rõ cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai, nêu sơ lược các bệnh
lây qua đường sinh dục và ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản vị thành niên.
– Học sinh có nhận thức đúng đắn về giới tính và sức khỏe sinh sản, bước
đầu biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tự xây dựng được cho bản thân
kĩ năng tự bảo vệ bản thân.
– Tôi đã sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực: Dạy học nhóm,
dạy học theo dự án; kĩ thuật trình bày 1 phút, kĩ thuật hỏi chuyên gia, giải quyết
vấn đề, kĩ thuật động não, kĩ thuật đóng vai, kĩ thuật phòng tranh…
Ví dụ minh họa khi dạy phần II. Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên
trong bài “ Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai”
Với phần này tôi đã tiến hành như sau:
+ Tôi chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (4- 6hs); Yêu cầu các nhóm cử nhóm
trưởng, thư kí của nhóm.
+ Giao cho học sinh chuẩn bị bài theo nhóm, tìm hiểu các thông tin trong
sách giáo khoa, từ các nguồn tư liệu khác các kiến thức về nguy cơ có thai ở tuổi
vị thành niên theo gợi ý từ SGK.
+ Yêu cầu nhóm trưởng phân công các cá nhân trong nhóm thực hiện nhiệm
vụ, hoàn thành sản phẩm học tập?
+ Tôi gợi ý thêm để học sinh chuẩn bị:
Nêu rõ những ảnh hưởng của có thai sớm ngoài ý muốn của tuổi vị thành
niên ? Phải làm gì để điều đó không xảy ra ? Những hậu quả có thể xảy ra ? Phải
xử lý đối với việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên như thế nào?
Làm thế nào để tránh được ?
Trong tiết học, tôi tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm học tập của
nhóm, các nhóm khác cử đại diện nhận xét, bổ sung; Giáo viên nhận xét, bổ
sung, chốt kiến thức, hoàn thiện, mở rộng kiến thức.
Ảnh minh họa hoạt động nhóm của học sinh
Sau mỗi bài và khi học xong cả chương tôi yêu cầu học sinh hệ thống hóa
kiến thức bằng sơ đồ tư duy. Đây là một biện pháp giúp học sinh nhớ kiến thức
bài học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Dưới đây là sơ đồ tư duy gợi ý của giáo viên cho các bài học của chủ đề.
Lưu ý, đây chỉ là gợi ý, học sinh có thể vẽ theo tư duy và sáng tạo của cá nhân,
miễn là đảm bảo kiến thức bài học.
Sơ đồ tư duy bài 60 – Tiết 63: Cơ quan sinh dục nam
Sơ đồ tư duy bài 61 – Tiết 64: Cơ quan sinh dục nữ
Sơ đồ tư duy bài 62 – Tiết 65: Thụ tinh, thụ thai và sự phát triển của thai
Sơ đồ tư duy bài 63 – Tiết 66: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
Sơ đồ tư duy bài 64 – Tiết 67: Các bệnh lây qua đường sinh dục
Sơ đồ tư duy bài 65 – Tiết 68: Đại dịch AIDS, thảm học của loài người
Sơ đồ tư duy chủ đề: Sinh sản
Qua gợi ý của giáo viên, học sinh đã thực hành vẽ được sơ đồ tư duy bài
học. Điều đó cho thấy học sinh đã nắm chắc kiến thức của chủ đề một cách
chính xác, khoa học và có hệ thống.
Sau khi học sinh học xong toàn bộ kiến thức của chủ đề tôi tiếp tục tổ chức
khảo sát việc nắm kiến thức về sức khỏe sinh sản qua việc dạy chủ đềở tất cả
học sinh khối lớp 8 (Năm học 2020-2021)
Bài khảo sát thứ nhất: Trắc nghiệm khách quan với 10 câu hỏi:
Câu 1: Vị thành niên gồm các giai đoạn nào sau đây ?
A. Từ khi sinh ra đến tuổi dây thì.
B. 3 giai đoạn: từ 10 – 13 tuổi; từ 14 – 16 tuổi; từ 17 – 19 tuổi
C.Từ 20 tuổi trở lên
D.Từ bắt đầu tuổi dạy thì
Câu 2: dấu hiệu quan trọng ở tuổi dạy thì nam và nữ:
A. Cơ thể trưởng thành, con gái hầu hết có kinh; con trai “chín về sinh dục”.
B. Lớn nhanh.
C.Hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp; có kinh( ở nữ), sinh tinh (ở
nam).
D. Cơ thể thay đổi về chiều cao, cần nặng.
Câu 3: Nếu quan hệ tình dục có giao hợp ở tuổi vị thành niên sẽ:
A. Không gây hậu quả vì cơ quan sinh dục chưa phát triển đầy đủ.
B. Có thai vì ở nữ trứng đã chín và rụng; ở nam đã hình thành tinh trùng.
C. Không có thai vì trứng chưa chín
D. Cả 3 trường hợp trên
Câu 4: Tình yêu là gì?
A. Là tình bạn thân thiết giữa một người nam và một người nữ.
B. Là tình thương mến sâu sắc, sự hòa hợp giữa hai người khác giới.
C. Là tình cảm giữa hai người không phân biệt giới tính.
Câu 5: Điểm khác biệt giữa tình bạn cùng giới và khác giới là:
A. Tình bạn giữa bạn nam và bạn nữ.
B. Có sự chân thành tin cậy, đồng cảm sâu sắc.
C. Có một khoảng cách tế nhị, không dễ biểu lộ thân mật gần gũi,
Câu 6: Thế nào là tình dục an toàn?
A. Thỏa mãn nhu cầu sinh lý.
B. Đảm bảo không nhiễm các bệnh lây lan qua đường tình dục, không gây
tổn thương cơ quan sinh dục.
C. Cả hai đều đúng.
Câu 7: Chu kỳ kinh nguyệt của một người phụ nữ:
A. Thay đổi từ 21 đến 35 ngày.
B. Chính xác 28 ngày
C. Có một chu kỳ.
Câu 8: Bạn hãy cho biết, HIV không lây qua con đường nào sau đây?
A. Đường tình dục.
B. Giao tiếp thông thường ( ôm hôn, bắt tay…).
C. Lây từ mẹ nhiễm HIV sang con.
Câu 9: Bạn hãy cho biết, ở nước ta hiện nay tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất nằm
trong độ tuổi nào?
A. Dưới 20 tuổi.
B. Từ 20- 29 tuổi.
C. Từ 30- 39 tuổi
Câu 10: Tác hại của việc mang thai ở tuổi vị thành niên:
A. Ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm sinh lí
B. Ảnh hưởng tới kinh tế xã hội, tương lai của bản thân.
C. Cả 2 ý trên đều đúng.
* Kết quả thu được 🙁 tính theo tỉ lệ %):
Lớp | Kết quả đúng | |||||||||
Câu1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | |
8A1 | 85,6 | 87,2 | 92,8 | 90 | 88,9 | 94,2 | 89,2 | 97,4 | 92,1 | 89,5 |
8A2 | 83,2 | 85,7 | 90 | 89 | 85,5 | 92,2 | 89 | 95 | 90 | 87,5 |
8C | 80 | 82,5 | 85,5 | 82,7 | 86,2 | 87,6 | 85,8 | 90,2 | 87,4 | 86,2 |
8D | 82,2 | 83,3 | 82,2 | 80,3 | 82,6 | 84,5 | 82,7 | 89,5 | 83,7 | 86,5 |
8E | 80,2 | 82,5 | 85,6 | 83,7 | 85,3 | 87,5 | 81,5 | 88,5 | 85,5 | 85 |
8G | 81,5 | 86,6 | 80 | 82,5 | 88,2 | 86 | 85,5 | 89 | 88 | 83 |
Qua kết quả bảng khảo sát ta thấy học sinh đã nắm vững được những kiến
thức sinh sản theo chuẩn kiến thức kĩ năng và đã biết vận dụng kiến thức trong
cuộc sống. Cụ thể là có 80-85,6% học sinh đã nắm chắc kiến thức về giai đoạn
tuổi vị thành niên; 82,5-87,5% học sinh hiểu rõ dấu hiệu dậy thì ở nam và nữ: có
82,2 -92,8% học sinh hiểu được hậu quả của việc quan hệ tình dục ở tuổi vị
thành niên; 80,3–90% học sinh hiểu rõ thế nào là tình yêu; 82,6- 88,9 % học
sinh biết phân biết tình bạn cùng giới và khác giới; 84,5 – 94,2% học sinh nắm
được quan hệ tình dục an toàn; 81,5 – 89,2% học sinh hiểu rõ chu kỳ kinh nguyệt
ở nữ; 88,5 – 97,4% học sinh hiểu được bệnh HIV lây qua đường tình dục;83,7-
92,1% học sinh nắm được tỉ lệ số người mắc HIV ở Việt Nam; 85-89,5% học
sinh nắm được tác hại của mang thai ở tuổi vị thành niên. Tuy nhiên ở mỗi đơn
vị kiến thức vẫn còn 10 – 20% học sinh chưa nắm rõ. Những học sinh này tôi
dành thời gian tìm hiểu, trao đổi, bồi dưỡng thêm để giúp các em nâng cao hiểu
biết của bản thân về những điều đã học.
2.2. Giải pháp thứ hai: Tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc tự khám
phá, chiếm lĩnh kiến thức và hình thành kĩ năng mới về vấn đề sinh sản
Sau khi học sinh hiểu đầy đủ, chính xác, hệ thống các kiến thức về sinh
sản qua chủ đề sinh sản tôi giúp học sinh nhận thức đúng vấn đề sinh sản và có
kĩ năng bảo vệ mình, gia đình và tuyên truyền cho mọi người cùng hành động.
Việc đổi mới phương pháp dạy học gắn với định hướng phát triển năng lực học
sinh là lựa chọn phù hợp, cần thiết giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo, năng lực tự khám phá, chiếm lĩnh kiến thức và hình thành kĩ
năng mới về vấn đề sinhsản.
Các kỹ năng học sinh cần có là:
– Giao tiếp, ứng xử phù hợp trong quan hệ giữa bạn trai, bạn gái ở tuổi vị
thành niên, kĩ năng ứng xử với cha mẹ, anh em trong gia đình.
– Hiểu biết sâu sắc các giá trị của tình bạn, tình yêu, hiểu biết những thất
bại tâm lý và các nguy hại lâu dài phải gánh chịu nếu vượt qua trái cấm.
– Kĩ năng tôn trọng, tự trọng: bạn trai biết tự trọng, tôn trọng bảo vệ bạn
gái, có bản lĩnh, biết tự kiềm chế để chứng minh cho một tình yêu lành mạnh
nếu nó chớm nở.
– Kỹ năng phòng vệ trước các áp lực nội tại đến từ hai phía, đặc biệt giáo
dục kỹ năng phòng vệ cho các em gái, và rất nhiều nội dung khác xoay quanh
tâm lý giới tính tuổi mới lớn giúp các em tự tin, tự chủ, tự hoàn thiện nhân cách,
tự nhận thức để thay đổi hành vi, vững vàng nói “không” trước cám dỗ củabản
năng ở độ tuổi phát dục.
Trong xã hội hiện đại, với điều kiện dinh dưỡng ngày càng tốt hơn cộng
với các tác động của nhiều yếu tố xã hội mà trẻ em dậy thì sớm ngày càng tăng
lên.Điều đó đặt ra cho chúng ta yêu cầu cần phải giáo dục kiến thức sinh sản cho
học sinh để các em có thể hiểu rõ hơn về giới tính của mình, các phát triển tâm
sinh lí của cơ thể cũng như biết cách chăm sóc, bảo vệ cơ thể khi các em bước
vào tuổi dậy thì.Mục tiêu của giáo dục kiến thức sinh sản là giúp các em sống
đúng với giới tính của mình, đặc biệt là giáo dục các em biết trân trọng giá trị
của bản thân từ đó biết quý trọng người khác. Giúp học sinh hiểu rõ bản thân,
giới tính của mình mới biết bảo vệ mình khỏi những cám dỗ, xâm hại bên ngoài
cũng như tôn trọng thân thể người khác. Đó chính là quá trình giúp các em hoàn
thiện nhân cách ( kĩ năng sống) và hiểu sâu sắc về kiến thức sinh sản vận dụng
cho chính bản thân ở hiện tại và tương lai.
Với mong muốn giúp học sinh tích cực và chủ động trong việc tiếp thu
chủ đề này, để các em có thể tự giải đáp những tò mò, thắc mắc của bản thân
đồng thời có những hành trang cần thiết cho việc chăm sóc sức khỏe bản thân.
Việc đưa giáo dục kiến thức sinh sản vào trường học là điều đã được thừa
nhận và đặc biệt là môn sinh học 8 đã có riêng chủ đề: “Sinh sản”.Nhưng giáo
viên một phần còn thiếu kiến thức chuyên môn, một phần do sử dụng phương
pháp giảng dạy chưa phù hợp, nhiều khi chỉ thiên về lý thuyết còn thực hành thì
bỏ ngỏ, về giáo cụ trực quan thì không có, giáo viên không được tập huấn kĩ
càng về vấn đề kiến thức sinh sản.Giáo viên đôi khi tự biên tự diễn không có
hướng dẫn cụ thể. Hậu quả của việc này dẫn đến học sinh thu nhận một lượng
kiến thức rời rạc, chắp vá. Bởi vậy bài toán giáo dục giới tính trong trường
THCS chưa có lời giải đáp thích đáng.
Được phân công giảng dạy sinh học lớp 8, tôi thấy rằng học sinh vẫn còn
rất e dè khi tiếp thu kiến thức phần sinh sản mà như chúng ta đã biết sinh học
lớp 8 học về con người nên chúng ta cần phải học không những lí thuyết mà cần
kĩ năng thực hành vận dụng để đi vào thực tiễn cuộc sống hơn. Kiến thức sinh
sản không những bên ta mà còn đi cùng ta suốt cuộc đời nên mỗi học sinh cần
phải nắm rõ, chắc, sâu sắc. nếu không hiểu hết bản thân dễ sa ngã và không biết
tự bảo vệ mình khi gặp khó khăn, mà có xu hướng đua đòi với các trào lưu xã
hội như yêu sớm, quan hệ tình dục sớm…dẫn đến hậu quả khó lường làm mất
nhân phẩm tốt đẹp của con người nên kiến thức về giới tinh sinh sản là cần thiết.
Thực tiễn đã chứng minh không ai có thể bảo vệ mình nếu chính bản thân
chúng ta không có kĩ năng để chăm sóc bảo vệcơ thể. Muốn có được điều ấy,
chúng ta cần tăng cường giáo dục thẩm mỹ, giáo dục sự hiểu biết kĩ năng trong
thế hệ trẻ. Phương thức giáo dục từ xưa đến nay là gắn lý thuyết với thực hành,
gắn nhà trường với địa phương.Hiện nay, nội dung các môn học đều đề cập đến
giáo dục giá trị đạo đức, phẩm chất, nhân cách ( kĩ năng sống), năng lực của học
sinh.
Thông qua chủ đề : “Sinh sản” trong môn sinh học lớp 8 tôi muốngíúp các
em học sinh học tập hứng thú hơn, có những kiến thức rộng hơn, sâu hơn về giới
tính, sinh sản, tự tin giao tiếp góp phần nâng cao ý thức cho học sinh bảo vệ bản
thân và gia đình.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả giáo dục kiến thức sinh sản giáo viên cần
tích cực đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng các phương pháp dạy học, kĩ
thuật dạy học hiện đại. Ở đây tôi lựa chọn phương pháp dạy học dự án nhằm
hình thành ở học sinh phẩm chất, kỹ năng, hành vi tích cực, đặc biệt là năng lực
giải quyết vấn đề có liên quan đến kiến thức sinh sản giúp học sinh hiểu biết sâu
rộng kiến thức các vấn đề về bản thân và xã hội.
Dưới đây là vídụ dạy mở rộng kiến thức phần II. Những nguy cơ có thai ở
tuổi vị thành niên trong bài : “Cơ sở khoa học của cac biện pháp tránh thai” của
chủ đề: “sinh sản”
Ta đã biết:Dạy học dự án là một hình thức dạy học, trong đó học sinh dưới sự
điều khiển và giúp đỡ của giáo viên tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập
mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành,
thông qua đó tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được.
Đặc trưng cơ bản của dạy học dự án là:
Người học là trung tâm của quá trình dạy học
Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn
Dự án được định hướng theo bộ câu hỏi khung chương trình
Dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên
Dự án có tính liên hệ với thực tế.
Người học thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua sản phẩm và quá trình thực
hiện
Công nghệ hiện đại hỗ trợ và thúc đẩy việc học của người học
Kĩ năng tư duy là yếu tố không thể thiếu trong phương pháp dạy học dự án
Quy trình tổ chức dạy học theo dự án có bốn giai đoạn. Đó là:
*Giai đoạn chuẩn bị:
– Công việc của giáo viên:
+ Xây dựng bộ câu hỏi định hướng: xuất phát từ nội dung học và mục tiêu
cần đạt được.
+ Thiết kế dự án: xác định lĩnh vực thực tiễn ứng dụng nội dung học, ai
cần, ý tưởng và tên dự án.
+ Thiết kế các nhiệm vụ cho học sinh: làm thế nào để học sinh thực
hiện xong thì bộ câu hỏi được giải quyết và các mục tiêu đồng thời cũng đạt
được.
+ Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ giáo viên và học sinh cũng như các điều
kiện thực hiện dự án trong thực tế.
– Công việc của học sinh:
+ Cùng giáo viên thống nhất các tiêu chí đánh giá
+ Làm việc nhóm để xây dựng dự án
+ Xây dựng kế hoạch dự án: xác định những công việc cần làm, thời
gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc
trong nhóm.
+ Chuẩn bị các nguồn thông tin đáng tin cậy để chuẩn bị thực hiện dự án.
* Giai đoạn thực hiện
– Công việc của giáo viên:
+ Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá học sinh trong quá trình thực hiện dự án
+ Liên hệ các cơ sở, khách mời cần thiết cho học sinh.
+ Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho các em thực hiện dự
án.
– Công việc của học sinh:
+ Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm thực hiện dự án theo
đúng kế hoạch
+ Tiến hành thu thập, xử lý thông tin thu được.
+ Xây dựng sản phẩm hoặc bản báo cáo.
+ Liên hệ, tìm nguồn giúp đỡ khi cần.
+ Thường xuyên phản hồi, thông báo thông tin cho giáo viên và các nhóm
khác qua các buổi thảo luận hoặc qua trang mạng xã hội.
* Giai đoạn tổng hợp
– Công việc của giáo viên
+ Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá học sinh giai đoạn cuối dự án
+ Bước đầu thông qua sản phẩm cuối của các nhóm HS.
– Công việc của học sinh:
+ Hoàn tất sản phẩm của nhóm.
+ Chuẩn bị tiến hành giới thiệu sản phẩm.
* Giai đoạn đánh giá
– Công việc của giáo viên:
+ Chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi báo cáo dự án.
+ Theo dõi, đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm.
– Công việc của học sinh:
+ Tiến hành giới thiệu sản phẩm.
+ Tự đánh giá sản phẩm dự án của nhóm.
+ Đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm khác theo tiêu chí đã đưa ra.
*Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học dự án
Vai trò của học sinh
Học sinh là người quyết định cách tiếp cận vấn đề cũng như phương pháp và
các hoạt động cần phải tiến hành để giải quyết vấn đề đó.
Học sinh tập giải quyết các vấn đề của cuộc sống thực tế bằng các kĩ năng
của người lớn thông qua làm việc theo nhóm.
Chính học sinh là người lựa chọn các nguồn dữ liệu, thu thập dữ liệu từ
những nguồn khác nhau đó, rồi tổng hợp, phân tích và tích lũy kiến thức từ quá
trình làm việc của chính các em.
Học sinh hoàn thành việc học với các sản phẩm cụ thể (dự án) và có
thể trình bày, bảo vệ sản phẩm đó.
Học sinh cũng là người trình bày kiến thức mới mà các em đã tích lũy thông
qua dự án.
Cuối cùng, bản thân học sinh là người đánh giá và được đánh giá dựa trên
những gì đã thu thập được, dựa trên tính khúc chiết, tính hợp lý trong cách
thức trình bày của các em theo những tiêu chí đã xây dựng trước đó.
Vai trò của giáo viên
Trong dạy học dự án, giáo viên là chỉ là người hướng dẫn và tham vấn
chứ không phải là “cầm tay chỉ việc” cho học sinh của mình. Theo đó,từ nội
dung giáo viên nhìn ra sự liên quan của nó tới các vấn đề của cuộc sống, hình
thành ý tưởng về một dự án liên quan đến nội dung học, tạo vai trò cho học sinh
trong dự án, làm cho vai trò của học sinh gắn với nội dung cần học.
Như vậy, giáo viên không còn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học mà trở
thành người hướng dẫn, người giúp đỡ học sinh, tạo môi trường thuận lợi nhất
cho các em trên con đường thực hiện dự án.
Để giúp đỡ học sinh triển khai các nội dung học tập, tôi có tham khảo ý kiến
của các đồng chí giáo viên có kinh nghiệm trong nhóm chuyên môn sinh học và
thu được rất nhiều ý kiến hay, bổ ích.
* Một số hình ảnh hoạt động của nhóm giáo viên sinh học trường THCS
Thịnh Long chuẩn bị cho việc dạy học theo dự án:
Đánh giá dự án
Đánh giá dự án không chỉ đơn thuần là đánh giá sản phẩm của dự án mà còn
phải đánh giá mức độ hiểu, khả năng nhận thức và kĩ năng của học sinh đồng
thời theo dõi sự tiến bộ ở các em.
Một số công cụ đánh giá:
– Bài kiểm tra viết và kiếm tra nói. Các bài kiểm tra có thể đưa ra được chứng cứ
trực tiếp về khả năng tiếp thu kiến thức và hiểu kiến thức của học sinh.
– Sổ ghi chép. Sổ ghi chép là những phản ảnh về việc học và những hồi đáp với
những gợi ý ở dạng viết.Ngoài những phản hồi, các gợi ý giúp thể hiện rõ các kỹ
năng tư duy cụ thể ở những phần quan trọng của dự án.
-Phỏng vấn và quan sát dựa trên kế hoạch đã chuẩn bị. Các cuộc phỏng
vấn miệng chính thức, được lên lịch với các thành viên trong nhóm để thăm dò
sự hiểu bài của học sinh. Thể thức câu hỏi phỏng vấn là yêu cầu học sinh giải
thích và đưa ra lý do về cách hiểu vấn đề. Các quan sát cũng được tiến hành
tương tự nhưng dùng cho việc đánh giá kỹ năng, tiến trình và sự thể hiện năng
lực và cũng có thể được thực hiện bởi học sinh.
– Sự thể hiện: là những bài trình bày, các sản phẩm và các sự kiện mà học sinh
thiết kế và thực hiện để thể hiện quá trình học tập của các em.
– Kế hoạch dự án: Kế hoạch dự án giúp học sinh tự chủ trong học tập. Học sinh
xác định mục tiêu, thiết kế chiến lượcđể đạt mục tiêu, đặt thời gian biểu và xác
định các tiêu chí để đánh giá.
– Phản hồi qua bạn học. Phản hồi của bạn học giúp cho học sinh tiếp thu được
đặc điểm về chất lượng học tập qua đánh giá việc học của bạn học.
– Quan sát các nhóm làm việc để hỗ trợ đánh giá kỹ năng cộng tác.
Vận dụng phương pháp dạy học dự án trong phần II. Những nguy cơ có thai ở
tuổi vị thành niên trong bài : “Cơ sở khoa học của cac biện pháp tránh thai” của
chủ đề: “sinh sản” môn Sinh học lớp 8.
Mục tiêu: Giúp học sinh:
– Nêu được nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên
– Trình bày được tác hại của việc mang thai ngoài ý muốn
– Nêu được các biện pháp tránh thai.
– Nêu được các biện pháp phòng, tránh nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên
– Rèn kĩ năng sưu tầm tài liệu, tư duy sáng tạo, thuyết trình, xử lí tình huống,
làm việc nhóm, phỏng vấn, quay phim, chụp ảnh, thiết kế mô hình…
– Hình thành ý thức và thói quen tốt để chăm sóc sức khỏe.
Hoạt động 1: Xây dựng ý tưởng dự án
– GV khai thác những hiểu biết sơ bộ của học sinh về các kiến thức có liên quan
đến nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niênbằng kĩ thuật KWL.
PHIẾU KHẢO SÁT KIẾN THỨC HỌC SINH
Những kiến thức nào đã được học trong chương trình có liên quan nguy có có thai ở tuổi vị thành niên ? Hoặc em đã biết gì nguy có có thai ở tuổi vị thành niên? | Em muốn biết thêm điều gì nguy có có thai ở tuổi vị thành niên. (Đặt câu hỏi) | Những điều em đã học được sau dự án này. |
– Giáo viên đặt vấn đề:
Hiện nay việc quan hệ tình dục không an toàn, có nguy cơ mắc các bệnh lây
truyền qua đường tình dục trong thanh thiếu niên. Đây đang là nỗi lo ngại của
cộng đồng. Vậy chúng ta cần phải làm gì để bảo đảm an toàn cho bản thân, cho
cộng đồng ?
– GV giới thiệu dự án: lí do thực hiện dự án, mục tiêu, nhiệm vụ và sản phẩm cụ
thể của HS, tiêu chí chấm điểm, kênh thông tin liên lạc trên Facebook, zalo
Hoạt động 2: Lập kế hoạch thực hiện dự án
GV chia lớp thành 4 nhóm: 2 nhóm trong vai nhà khoa học, 1 nhóm trong vai
chuyên viên tư vấn; 1 nhóm trong vai bác sĩ sản khoa
GV phát bộ câu hỏi định hướng cho các vai.
BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG
Nhà khoa học
Câu 1: Dấu hiệu nào chứng tỏ nữ có khả năng mang thai ?
Câu 2: Nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên là gì?
Câu 3: Khi có hiện tượng này chúng ta cần giữ vệ sinh như thế nào?Tại sao?
Chuyên viên tư vấn
Câu 4: Hậu quả của việc có thai ở tuổi vị thành niên ?
Câu 5: Nêu tác hại của việc nạo phá thaiở tuổi vị thành niên?
Câu 6: Theo em, hiện trạng nạo phá thai ở Việt Nam hiện nay tăng hay giảm?
Là học sinh nhất là nữ em cần phải làm để bảo vệ mình?
Bác sĩ sản khoa
Câu 7: Ở tuổi vị thành niên có nên quan hệ tình dục không ?Vì sao ?
Câu 8: Nếu quan hệ tình dục nên dùng các biện pháp tránh thai nào?
Câu 9: Biện pháp phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục?
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM DỰ ÁN
TÌM HIỂU VỀ NGUY CƠ CÓ THAI Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
Thời gian hoàn thành nhiệm vụ học tập là: 06 tháng 05 năm 2020
Phân vai | Nhiệm vụ | Sản phẩm |
Nhà khoa học | – Nghiên cứu tài liệu về một số vấn đề tuổi vị thành niên hay vướng phải, yêu cầu giải quyết các vấn đề đó. – Tìm hiểu nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên – Giải thích được một số biểu hiện liên quan đến những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên | – Tiết mục chào hỏi – 1’ – Sơ đồ khái quát – Bài thuyết trình về mô hình: 3’ |
Chuyên viên tư vấn về sức khỏe sinh sản | – Tìm hiểu về hậu quả của việc có thai ở tuổi vị thành niên ? Tác hại của việc nạo phá thai ở tuổi vị thành niên ? Thựctrạng nạo phá thai ở Việt Nam hiện nay ? Học sinh nhất là học sinh nữ em cần phải làm để bảo vệ mình? – Phỏng vấn các chuyên viên tư vấn hậu quả của việc có thai ở tuổi vị | – Tiết mục chào hỏi- 1’ – Sơ đồ khái quát hậu quả của việc có thai ở tuổi vị thành niên ? Tác hại của việc nạo phá thai ở tuổi vị thành niên |
thành niên ? Tác hại của việc nạo phá thai ở tuổi vị thành niên? Việc chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. – Thiết kế 1 bài tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. | – Bài thuyết trình về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. 5’ – Bài tuyên truyền về sức khỏe sinh sản vị thành niên. | |
Bác sĩ sản khoa | – Tìm hiểu khái quát về nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên – Thiết kế poster hoặc video tuyên truyền hậu quả của việc có thai ở tuổi vị thành niên, tác hại của việc nạo phá thai ở tuổi vị thành niên. – Phỏng vấn các bác sĩ sản khoa và các bệnh nhân để thu thập thông tin về các hậu quả của việc có thai ở tuổi vị thành niên, tác hại của việc nạo phá thai ở tuổi vị thành niên, cách phòng tránh mang thai ở tuổi vị thành niên. – Tìm hiểu một số cách phòng bệnh lây qua đường tình dục. | – Tiết mục chào hỏi- 1’ – Sơ đồ khái quát nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên, hậu quả của việc có thai ở tuổi vị thành niên, tác hại của việc nạo phá thai ở tuổi vị thành niên. – Bài thuyết trình về nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên và cách phòng, tránh mang thai ở tuổi vị thành niên. 5’ – Poster hoặc video tuyên truyền về phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục. |
Hoạt động 3: Thực hiện dự án (thực hiện ngoài giờ lên lớp)
Nội dung | Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
– Thu thập thông tin – Phỏng vấn | – Theo dõi, cung cấp tài liệu, kênh thông tin tham khảo cho học sinh. – Hướng dẫn học sinh xây dựng câu hỏi phỏng vấn, cách thu thập thông tin, phỏng vấn. – Hướng dẫn học sinh làm việc nhóm, | Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch |
– Thảo luận nhóm để xử lí thông tin, lên ý tưởng cho báo cáo. -Hoàn thành báo cáo | Theo dõi, giúp đỡ các nhóm: xử lí thông tin và cách báo cáo | – Các nhóm chủ động sắp xếp lịch hoạt động để tổng hợp thông tin, xử lí thông tin bằng nội dung các sản phẩm theo yêu cầu của dự án. – Xây dựng báo cáo nhóm |
Hoạt động 4: Trình bày sản phẩm và đánh giá
CUỘC THI: TÔI LÀ NHÀ KHOA HỌC
Thứ tự | Nội dung | Thời gian |
1 | Khai mạc | 3 phút |
2 | Chào hỏi | 7 phút |
3 | Trò chơi 1: Mật mã tri thức | 20 phút |
4 | Trò chơi 2: Dành cho khán giả | 10 phút |
5 | Sáng tạo | 40 phút |
6 | Tổng kết, trao thưởng | 10 phút |
Tiết 1: Tổ chức hoạt động trò chơi để tìm hiểu nguy cơ có thai ở tuổi vị
thành niên
1. Khai mạc: Giáo viên giới thiệu chủ đề (chương, bài, dự án), giới thiệu đại
biểu
2. Chào hỏi
Mỗi nhóm sẽ có 1 phút để giới thiệu nhóm và thông điệp của nhóm.
3. Trò chơi: Mật mã tri thức
* Về nội dung: Các đội chơi sẽ giải một bảng mã về nguy cơ có thai ở tuổi vị
thành niên bằng cách trả lời 10 câu hỏi gợi ý.
* Luật chơi:
– Mỗi nhóm chọn 5 người tham gia trò chơi.
– Có 10 câu hỏi cho 4 đội thi. Mỗi câu hỏi có 10 giây suy nghĩ.
– Trả lời đúng được 10 điểm và 1 mật mã.
– Nếu may mắn, bạn sẽ nhận được 1 mật mã có hình ngôi sao xanh. Khi đó, bạn
sẽ được giáo viên trợ giúp để xác định vị trí điền mật mã đó trong bảng mã.
– Sau 10 câu hỏi, các đội sẽ thảo luận nhóm trong 3 phút để hoàn thành bảng mã
dựa vào các mật mã đã có hoặc tự suy luận. Giải đúng mỗi ô trống trong bảng
mã được 5 điểm.
Lưu ý: Các đội được sử dụng tài liệu là sách giáo khoa, bài sưu tầm nhóm đã
làm.
GV chốt kiến thức về nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên
* Trò chơi dành cho khán giả
Có 5 từ khóa liên quan đến nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên.
Trả lời đúng được cộng 5 điểm cho nhóm mình tham gia và 1 phần quà.
GV chốt những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên
Nhà khoa học: 200 điểm
2 nhóm nhà khoa học có 3 phút để giới thiệu về mô hình của nhóm.
HS đặt câu hỏi và cho đánh giá mô hình của nhóm bạn
GV lồng ghép củng cố kiến thức về nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên
Dưới đây là một vài hình ảnh minh họa cho hoạt động học tập của học sinh:
Kết thúc tiết 1.
Tiết 2: Tiếp tục phần thi sáng tạo với chủ đề: Hậu quả của việc có thai
ở tuổi vị thành niên, tác hại của việc nạo phá thai ở tuổi vị thành niên?Các
biện pháp tránh thai ? Phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục?
Nhóm chuyên viên tư vấn: Hậu quả của việc có thai ở tuổi vị thành niên, tác
hại của việc nạo phá thai ở tuổi vị thành niên? Là học sinh nhất là nữ em cần
phải làm để bảo vệ mình?
Nhóm bác sĩ sản khoa: Các biện pháp tránh thai ? Phòng tránh các bệnh
lây qua đường tình dục?
HS đặt câu hỏi và cho đánh giá
Tổng kết, trao thưởng
GV chốt kiến thức cơ bản về nguy có thai tuổi vị thành niên.
GV hoàn thành bảng đánh giá các nhóm và các nhóm thảo luận để hoàn
thành bảng đánh giá chéo nhóm.
Tổng hợp kết quả và trao thưởng.
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ DỰ KIẾN
(DÙNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ CẢ NHÓM)
(Tổng điểm: 500 điểm)
Nhóm nhà khoa học
* Đánh giá sơ đồ kiến thức về nguy cơ có thai tuổi vị thành niên: 100 điểm
– Đầy đủ kiến thức cơ bản: 80 điểm
– Trình bày sáng tạo, khoa học, ấn tượng: 20 điểm
*Đánh giá phần chào hỏi: 50 điểm
Giới thiệu được tên nhóm và thông điệp phù hợp với vai trò nhóm đảm nhận.
Thời gian: 1 phút
*Trò chơi: 150 điểm
Các đội chơi sẽ giải một bảng mã nguy cơ có thai tuổi vị thành niên bằng cách
trả lời 10 câu hỏi gợi ý.
Luật chơi:
– Mỗi nhóm chọn 5 người tham gia trò chơi.
– Có 10 câu hỏi cho 4 đội thi. Mỗi câu hỏi có 10 giây suy nghĩ.
– Trả lời đúng được 10 điểm và 1 mật mã. Mật mã này sẽ giúp các bạn hoàn
thành bảng giải mã về nguy cơ có thai tuổi vị thành niên.
– Nếu may mắn, bạn sẽ nhận được 1 mật mã có hình ngôi sao xanh. Khi đó, bạn
sẽ được giáo viên trợ giúp để xác định vị trí điền mật mã đó trong bảng mã.
– Sau 10 câu hỏi, các đội sẽ thảo luận nhóm trong 3 phút để hoàn thành bảng mã
dựa vào các mật mã đã có hoặc tự suy luận. Giải đúng mỗi ô trống trong bảng
mã đượ
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education