SKKN Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác kênh hình trong môn Lịch sử Địa lý lớp 6 phân môn Lịch sử sách kết nối tri thức với cuộc sống
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Sau 30 năm đổi mới, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã đạt được những kết
quả quan trọng, rất có ý nghĩa trong việc thực hiện sư mệnh “nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh
những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc của ngành giáo dục, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thư XIII
Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra “Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và
đánh giá kết quả còn lạc hậu và thiếu thực chất…Đội ngũ nhà giáo…bất cập về
chất lượng”.
Như vậy, Đảng ta đã đánh giá “phương pháp giáo dục” của nước ta còn “ lạc
hậu”. Sự “lạc hậu” về “phương pháp giáo dục” biểu hiện ở mọi bậc học và các
môn học trong đó có môn Lịch sử. Lịch sử là một nghành khoa học rất quan trọng
trong nền khoa học xã hội và nhân văn, cũng là một trong những môn học cơ bản
trong hệ thống giáo dục phổ thông có vai trò quan trọng đối với việc phát triển
năng lực, đặc biệt là các phẩm chất “yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào” của
người học. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: “Lịch sử không chỉ trang
bị cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc và thế giới mà còn
giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước, các giá trị
truyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng nhân cách, bản lĩnh con người,
giữ gìn bản sắc dân tộc…”. Lịch sử thế giới đã bước vào kỉ nguyên thông tin và
trí thưc với xu hướng toàn cầu hóa rất mạnh. Trong bối cảnh chung của thời đại và
khi đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập thế
giới, môn Lịch sử càng cần được coi trọng và cần phát huy chưc năng giáo dục để
chuẩn bị cho thế hệ trẻ làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ công dân trong xây dựng
và bảo vệ đất nước cũng như trong giao lưu với các nền văn hóa khác để tiếp nhận
các thành tựu của văn minh nhân loại mà vẫn giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc và
sự đa dạng của văn hóa thế giới.
Xuất phát từ sự nhận thưc được vị trí, tầm quan trọng của bộ môn Lịch sử
trong nhà trường, cho nên các cấp các nghành nói chung cũng như đội ngũ giáo
viên giảng dạy bộ môn lịch sử nói riêng đã đổi mới các phương pháp, hình thưc
dạy học theo đúng như quan điểm của Đảng ta đã nêu ra: “Chuyển mạnh quá trình
2
giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm
chất người học: yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc
hiệu quả”. Từ đó, giáo viên phấn đấu chuyển tải và hướng dẫn những chuẩn mực
kiến thưc, kĩ năng và thái độ tư tưởng đối với học sinh nhằm khơi dậy niềm tin về
lịch sử dân tộc với truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, hình thành
và phát triển nhân cách một cách toàn diện. Đặc biệt trong quá trình giảng dạy, tôi
luôn cố gắng hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu kiến thưc, rèn luyện kĩ năng ghi
nhớ sự kiện lịch sử, đánh giá bản chất sự kiện lịch sử đúng, để từ đó các em vận
dụng trong viết bài và làm bài lịch sử có hiệu quả và có ý thưc bảo vệ truyền thống
dựng nước và giữ nước của dân tộc ta trải qua các thời kì lịch sử, hiểu và yêu thích
trong học lịch sử ở THCS.
Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy bộ môn Lịch sử, giáo viên dạy sử vẫn
còn gặp rất nhiều khó khăn. Một mặt, do xu thế chung của xã hội là chú trọng học
tập các môn khoa học tự nhiên còn các môn khoa học xã hội thì rất ít em say mê,
hưng thú. Hơn nữa, bộ môn Lịch sử và người dạy sử không được coi trọng, môn
sử bị coi là môn phụ và là môn học được coi là khó nhớ, bởi nhiều sự kiện lịch sử
nó gắn kết với mốc thời gian dài, nhiều và đòi hỏi học sinh phải nhớ, mà cách nhớ
phải lô gích để viết bài theo từng giai đoạn lịch sử, có móc xích và liên kết, giọng
văn trôi chảy. Mặt khác có quan niệm không đúng về bộ môn lịch sử còn chi phối
cả cha mẹ học sinh, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế thị trường các môn khoa học
tự nhiên, ngoại ngữ tỏ ra đắc dụng hơn. Với những lí do đó, đưa đến học sinh chán
học môn lịch sử, khi học lại không nhớ hết các sự kiện lịch sử, lẫn lộn sự kiện và
nhân vật, thời gian… và điều quan trọng là không tạo ra được chút cảm xúc nào
trước những trang sử của dân tộc.
Để đáp ưng yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học đối với môn Lịch sử
và Địa lí nói chung và phân môn Lịch sử 6 nói riêng thì việc sử dụng tư liệu và
thiết bị dạy học là vô cùng quan trọng. Trong đó hệ thống tranh ảnh, lược đồ, sơ
đồ… sử dụng trong giờ dạy học lịch sử sẽ giúp học sinh khai thác và ghi nhớ kiến
thưc sâu hơn. Bởi đối với phân môn Lịch sử do đặc trưng bộ môn này là tái hiện
những gì đã diễn ra trong quá khư, nên mỗi đồ dùng đều có niên đại thời gian
tương đối chính xác, tuy nhiên các loại đồ dùng không phải dễ tìm, có loại chỉ
được trưng bày trong viện bảo tàng nên chỉ được thấy nó qua tranh vẽ, có loại
bằng mẫu vật nhưng chỉ được mô phỏng bằng các chất liệu hiện đại để làm ví dụ,
để diễn tả các cuộc khởi nghĩa kháng chiến với các trận đánh lớn, chỉ có thể được
mô tả qua các tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ trong sách giáo khoa hoặc thiết bị được
cung cấp.
3
Vì thế việc đưa ra các dạng kênh hình, các bước hướng dẫn học sinh chủ
động khai thác kiến thưc, bổ sung và khắc sâu kênh chữ là vô cùng cần thiết nhằm
khơi dậy niềm đam mê, yêu thích học tập lịch sử và sự sáng tạo của học sinh. Từ
đó các em tích lũy dần tri thưc lịch sử dân tộc và nhân loại, các em biết tự hào về
truyền thống dân tộc anh hùng, thêm yêu quê hương đất nước và sống có trách
nhiệm hơn.
Năm học 2021-2022 là năm học thực hiện đổi mới dạy học theo chương trình
GDPT 2018 của Bộ GD&ĐT đối với lớp 6. SGK Lịch sử và Địa lí 6 – Bộ sách
KNTT giúp học sinh hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực
chung, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về truyền thống dân
tộc, thái độ tôn trọng sự đa dạng của lịch sử thế giới và văn hoá nhân loại, ước
muốn khám phá thế giới xung quanh, kĩ năng vận dụng những điều đã học vào
thực tiễn cuộc sống… Trong đó Sách giáo khoa Lịch sử và Địa Lý lớp 6 nói chung
và phân môn Lịch sử nói riêng có hệ thống kênh hình khá phong phú. Hơn nữa nói
đến lịch sử là nói đến những gì đã diễn ra trong quá khư, là những kiến thưc đã
diễn ra cách xa thời đại các em đang sống, nhất là phần lịch sử lớp 6 lại là những
phần xa xôi nhất, trừu tượng nhất. Điều này gây khó khăn cho giáo viên khi truyền
tải và học sinh khi tiếp nhận kiến thưc, dẫn đến các tiết học khô khan, học sinh khó
hiểu và không yêu thích môn học.
Hệ thống được các dạng kênh hình và các bước khai thác, mục đích khai thác
trong từng đơn vị kiến thưc. Từ đó giúp giáo viên linh hoạt xây dựng hệ thống câu
hỏi, tổ chưc các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực
học sinh, giúp các em học sinh biết cách khai thác kiến thưc từ kênh hình. Trước
một hình ảnh hay lược đồ lịch sử, các em không chỉ nhận biết được hình ảnh bề mặt mà
đường nét thể hiện còn hiểu sâu, nói lưu loát được nội dung mà kênh hình biểu đạt.
Giáo viên và học sinh có thể thực hiện thành công các tiết học, tránh được
tình trạng nặng về thầy thuyết trình, trò ghi nhiều.
Một số ít học sinh bước đầu biết quan sát và sử dụng kênh hình nhưng chưa
biết cách khai thác kiến thưc minh họa cho kênh chữ, chưa biết các quy tắc sử
dụng. Khi khai thác kênh hình khó các em không hiểu được nội dung trong đó.
Đặc biệt các em học sinh lớp 6 mới làm quen cách học của cấp THCS nên còn
nhiều bỡ ngỡ, ghi chép còn chậm, chưa quen phương pháp tự học.
Chính vì vậy, giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng hệ thống kênh hình hợp lý
hiệu quả sẽ góp phần phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, giúp các em hình
dung và có biểu tượng cụ thể, sinh động trong quá trình học lịch sử nói chung và bộ
môn Lịch sử 6 nói riêng, tạo cho học sinh có hưng thú và yêu thích khi học tập bộ môn,
4
tôi mạnh dạn chia sẻ với đồng nghiệp “Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác kênh
hình trong môn Lịch sử – Địa lí lớp 6 (phân môn Lịch sử) sách Kết nối tri thức với
cuộc sống” mà tôi đang áp dụng trong năm học 2021 – 2022.
II. Mô tả giải pháp.
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.
Trong năm học 2021 – 2022, do tình hình dịch bệnh diễn biến phưc tạp nên
Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng Giáo dục tổ chưc nhiều đợt tập huấn trực tuyến
về sự đổi mới của chương trình GDPT 2018. Đặc biệt đối với phân môn Lịch sử,
giáo viên đã được tiếp thu các văn bản hướng dẫn chỉ đạothực hiện xây dựng kế
hoạch dạy học. Được tham gia đóng góp ý kiến vào các bản dự thảo của Bộ khi
xây dựng kiến thưc chương trình học. Với hình thưc tiếp thu đó, viên cũng có điều
kiện chia sẻ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, cùng nhau giải quyết các chủ đề khó
và mới trong chuyên môn.
Chương trình lịch sử lớp 6 bao gồm phần lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc ở
thời kì xa xôi nhất, trừu tượng nhất. Hệ thống kênh hình và câu hỏi ít, khiến học
sinh thụ động, lúng túng trong tiếp cận kiến thưc, nhiều khi giáo viên phải trả lời
thay học sinh, tiết học trở nên khô khan, nhàm chán.
Một số thầy cô giáo vẫn chưa linh hoạt trong phương pháp dạy học mới theo
định hướng phát huy năng lực và phẩm chất người học, vẫn nặng về thầy đọc – trò
chép, thuyết trình một chiều. Bên cạnh đó việc giáo viên chưa làm tốt việc khai thác
và sử dụng hiệu quả kênh hình đã làm giảm khả năng tư duy và khả năng nhận thưc
của học sinh.
Một số học sinh vẫn còn lười học, không yêu thích môn Lịch sử nên khả năng ghi
nhớ sự kiện, nhân vật còn hạn chế. Đa số các em khi trả lời câu hỏi chưa biết chắt lọc ý
và trình bày theo ý hiểu mà chỉ dừng lại ở việc đọc sách giáo khoa.
*Thực trạng
Trước tình hình đó đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát, thăm dò ý kiến học
sinh để kịp thời phát hiện ra những hạn chế từ phía giáo viên và học sinh để kịp
thời điều chỉnh cho phù hợp.
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN 1. Trong các giờ học phân môn Lịch sử, em có hưng thú với môn học không? Đánh dấu (X) vào ô trống tương ưng. Có Không 2. Khi khai thác kiến thưc lịch sử qua các dạng kênh hình như tranh ảnh, lược |
5
đồ, sơ đồ…. em thường gặp những khó khăn, vướng mắc nào? …………….…………………………………………………..……………… ……..…………………………………………………………………………… |
Kết quả khảo sát bằng phiếu thăm dò khi chưa áp dụng giải pháp này là:
Thăm dò ý kiến Tổng số học sinh | Hứng thú học tập môn Lịch sử | Khả năng biết khai thác kiến thức qua kênh hình | ||
90 | Có | Không | Có | Không |
50/90 = 56% | 40/90 = 44% | 50/90 = 56% | 40/90 = 44% |
Kết quả bài kiểm tra khi chưa áp dụng giải pháp là
Điểm Số lượng | Giỏi | Khá | Trung bình | Yếu | ||||
Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | |
90 | 5 | 5,5 | 19 | 21,2 | 45 | 50 | 21 | 23,3 |
Từ kết quả thu được qua phiếu khảo sát và bài kiểm tra, tôi nhận thấy thực trạng
khai thác kênh hình của giáo viên và học sinh còn nhiều hạn chế. Điều đó được thể
hiện ở một số nội dung cụ thể như sau:
– Thư nhất: Hệ thống kênh hình, tranh ảnh của bộ SGK lớp 6 mới chưa được trang
cấp đầy đủ.
– Thư hai: Giáo viên chỉ trú trọng sử dụng kênh hình để khai thác kiến thưc ở hoạt
động khám phá ( hoạt động hình thành kiến thưc) mà chưa khai thác triệt để tranh ảnh,
kênh hình trong các hoạt động khác.
– Thư ba: Học sinh không có hưng thú với môn học vì cho rằng đó là môn học
phụ và kiến thưc khô khan khó ghi nhớ.
– Thư tư: Học sinh còn lúng túng trong việc khai thác kiến thưc từ kênh hình cũng
như tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ…
Chính vì thực trạng như trên nên tôi mạnh dạn đưa ra một số “Một số giải pháp
khai thác hiệu quả kênh hình trong môn Lịch sử – Địa lí lớp 6 (phân môn Lịch sử)
sách Kết nối tri thức với cuộc sống”
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến.
2.1. Bản chất của giải pháp
6
Trong những năm qua, Phòng Giáo dục tổ chưc nhiều đợt tập huấn, sinh hoạt
chuyên đề theo cụm trường nên giáo viên có điều kiện chia sẻ, học tập kinh
nghiệm lẫn nhau, cùng nhau giải quyết các chủ đề khó và mới trong chuyên môn.
Giáo viên giảng dạy môn Lịch sử tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, tìm tòi các thông tin,
tranh ảnh, cập nhật vấn đề mang tính thời sự để tạo nên những tiết học hay, bổ ích.
Đa số các em học sinh thích học hỏi, say mê khám phá và tìm hiểu tri thưc
qua tranh ảnh, bản đồ, lược đồ…
Tuy nhiên chương trình Lịch sử lớp 6 bao gồm phần lịch sử thế giới và lịch
sử dân tộc ở thời kì xa xôi nhất, trừu tượng nhất. Hệ thống kênh hình và câu hỏi ít,
khiến học sinh thụ động, lúng túng trong tiếp cận kiến thưc, nhiều khi giáo viên
phải trả lời thay học sinh. Tiết học trở nên khô khan, nhàm chán.
Một số thầy cô giáo vẫn chưa linh hoạt trong phương pháp, vẫn nặng về thầy
đọc – trò chép, thuyết trình một chiều. Bên cạnh đó việc giáo viên chưa làm tốt việc
khai thác và sử dụng hiệu quả kênh hình đã làm giảm khả năng tư duy và khả năng
nhận thưc của học sinh.
Một số học sinh vẫn còn lười học, không yêu thích môn Lịch sử nên khả năng ghi
nhớ sự kiện, nhân vật còn hạn chế. Đa số các em khi trả lời câu hỏi chưa biết chắt lọc ý
và trình bày theo ý hiểu mà chỉ dừng lại ở việc đọc sách giáo khoa.
2.2. Nội dung của giải pháp
Chương trình Lịch sử lớp 6 bao gồm phần lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc ở
thời kì xa xôi nhất, trừu tượng nhất. Hệ thống kênh hình và câu hỏi ít, khiến học
sinh thụ động, lúng túng trong tiếp cận kiến thưc, nhiều khi giáo viên phải trả lời
thay học sinh, tiết học trở nên khô khan, nhàm chán.
Từ đó, GV cần có kiến thưc về kĩ năng khai thác kênh hình, có sự chuẩn bị
chu đáo, cẩn thận, nghiên cưu kĩ nội dung bài học và kênh hình liên quan; nắm
chắc nguyên tắc và phương pháp sử dụng mỗi loại kênh hình: dùng đúng lúc, đúng
mục đích, đúng cường độ.
GV biết khái quát kênh hình thành các dạng và hướng dẫn học sinh tìm hiểu
khai thác theo các dạng đó. GV khuyến khích học sinh khai thác kênh hình có thể
do các em tự sưu tầm hoặc GV chuẩn bị. Thầy cô giáo đóng vai trò hướng dẫn chỉ
đạo học sinh tự quan sát và rút ra kiến thưc, giúp các em học sinh biết cách khai
thác kiến thưc từ kênh hình. Trước một hình ảnh hay lược đồ lịch sử, các em
không chỉ nhận biết được hình ảnh bề mặt mà đường nét thể hiện còn hiểu sâu, nói
lưu loát được nội dung mà kênh hình biểu đạt.
7
Giáo viên và học sinh có thể thực hiện thành công các tiết học, tránh được
tình trạng nặng về thầy thuyết trình, trò ghi nhiều mà qua mỗi dạng kênh hình,
giáo viên sẽ phát huy được các năng lực, phẩm chất giúp các em học tập bộ môn
được tốt hơn.
2.2.1 Lựa chọn sử dụng và khai thác kênh hình trong các hoạt động dạy học.
Trong dạy học Lịch sử, sử dụng đồ dùng trực quan, khai thác triệt để kênh
hình trong sách giáo khoa giúp học sinh hiểu sâu bản chất các sự kiện lịch sử,
thông qua đó là phương tiện hình thành các khái niệm Lịch sử, giúp học sinh nắm
vững quy luật phát triển của xã hội. Bên cạnh đó giúp học sinh phát triển khả năng
quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh.
Để sử dụng đồ dùng trực quan, khai thác triệt để kênh hình trong sách
giáo khoa đạt kết quả tốt giáo viên cần quan tâm tới chất lượng đồ dùng trực
quan, hiện vật, bản đồ, tranh ảnh, băng video… phương pháp, kĩ năng sử dụng
đồ dùng của giáo viên và khả năng nhận thưc của học sinh ở từng lớp. Đặc
biệt giáo viên cần chú ý tới thời gian sử dụng khai thác kênh hình trong các
hoạt động học nhằm khai thác triệt để nhất nội dung kênh hình trong sách giáo
khoa. Không phải kênh hình nào cũng sử dụng trong hoạt động hình thành
kiến thưc mới mà có thể sử dụng các kênh hình trong hoạt động khởi động,
hoạt động hình thành kến thưc mới, hoạt động luyện tập, hoạt động vận dụng
mở rộng. Mục tiêu giáo dục hiện nay chuyển từ nền giáo dục nặng về truyền
thục kiến thưc sang phát triển phẩm chất năng lực học sinh, sau khi học song
chương trình học sinh không chỉ đơn thuần là biết được gì mà học sinh làm
được những gì sau khi học song chương trình. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên
ngoài có kiến thưc, phương pháp đòi hỏi người giáo viên cần có kĩ năng sử
dụng khai thác kênh hình. Kênh hình không chỉ đơn thuần cho học sinh quan
sát xem hình ảnh đẹp hay xấu mà học sinh cần thực hành và rèn các kĩ năng
khai thác tranh ảnh, lược đồ; kĩ năng tường thuật, miêu tả, nhận xét đánh giá,
phân tích, đối chiếu so sánh được nội dung mà kênh hình đưa ra.
2.2.2. Sử dụng kênh hình trong hoạt động khởi động.
Mục tiêu nhằm tạo tình huống học tập nhằm tạo ra mâu thuẫn nhận thưc giữa
những kiến thưc đã biết và chưa biết tạo hưng thú cho học sinh, giúp HS có những
ấn tượng ban đầu về nội dung chuẩn bị tìm hiểu mối liên hệ nội dung lịch sử sắp
học trong bài.
*Ví dụ minh hoạ: Khi dạy bài 14: Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, trong hoạt
động khởi động, GV cho HS quan sát Hình 1. Lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ) trong
8
SGK trang 60 nhằm gợi mở cho học sinh đến những thành tựu, giá trị văn hóa
truyền thống của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc đã để lại từ buổi đầu dựng nước.
Nhằm kích thích HS hưng thú với bài học, GV đặt ra các câu hỏi sau:
?Em biết gì về Lễ hội Đền Hùng? Em đã từng nghe truyền thuyết “Con Rồng
cháu Tiên” chưa? Hãy kể lại vắn tắt nội dung truyền thuyết này. Truyền thuyết
này nói lên điều gì?
GV chốt kiến thưc và dẫn dắt vào bài mới:
Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn nhằm
tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua
đầu tiên của dân tộc.
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”
Theo truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được
xem như là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội Đền Hùng còn
được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày
mồng 10 tháng 3 âm lịch hà năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó hàng
tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10
tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng.
9
Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng còn là dịp để giáo dục truyền thống
“Uống nước nhớ nguồn” bày lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng
nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước, đồng thời
còn là dịp quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới về một di sản vô cùng giá
trị, độc đáođã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo
lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, là ngày để toàn
Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn
của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước / Bác cháu ta
phải cùng nhau giữ lấy nước”.
2.2.3. Sử dụng và khai thác kênh hình trong hoạt động khám phá.
Đa số các kênh hình sử dụng nhiều trong hoạt động khám phá (hình thành
kiến thưc mới), có những kênh hình giáo viên có thể giới thiệu minh họa để bài
học phong phú, có những kênh hình giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác giúp
học sinh hiểu được những thành tựu tiêu biểu về kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ
thuật, diễn biến trong quá trình đấu tranh của nhân dân các dân tộc trên thế giới
cũng như Việt Nam.
*Ví dụ minh hoạ: Khi dạy Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại, phần 3 –
Những thành tựu văn hóa chủ yếu, để khai thác các kênh hình hiệu quả, GV tiến
hành như sau
GV: Hướng dẫn học sinh khai thác tranh ảnh về thành tựu văn hóa Ai Cập và
Lưỡng Hà cổ đại, đọc tài liệu (kênh chữ SGK) để trả lời câu hỏi và lĩnh hội kiến
thưc mới.
10
HS đọc SGK trang 32, 33; quan sát hình 5, hình 6, hình 7; thảo luận nhóm
trong vòng 15 phút, hoàn thiện các phiếu học tập sau với nội dung sau.
1. Tìm hiểu về thành tựu của Ai Cập cổ đại (thiên văn, chữ viết, toán học
…)
2. Tìm hiểu về thành tựu của Lưỡng Hà cổ đại (thiên văn, chữ viết, toán
học). GV chia lớp thành 6 nhóm, các nhóm 1, 3, 5 tìm hiểu nhiệm vụ thư nhất
Các nhóm 2, 4, 6 sẽ tìm hiểu nhiệm vụ thư hai.
11
Phiếu thảo luận
Ai Cập | Lưỡng Hà |
Thiên văn | |
Chữ viết | |
Toán học | |
Kiến trúc | |
Thành tựu khác |
– Gợi ý sản phẩm (GV tổng hợp thành phiếu sau)
Ai Cập | Lưỡng Hà | |
Thiên văn | Đặt ra lịch Ai Cập (1 năm có 12 tháng, 1 tháng có 30 ngày) | Đặt ra lịch âm lịch (1 năm có 12 tháng, 6 tháng đủ và 6 tháng thiếu) |
Chữ viết | Chữ tượng hình viết trên giấy Papyrut | Chữ hình nêm viết trên đất sét nung khô |
Toán học | Biết đếm theo cơ số 10 Tìm ra số Pi=3,14 Biết đến phép cộng, trừ | Biết đếm theo cơ số 60 Tìm ra số Pi=3 Biết đến phép cộng, trừ, nhân, chia |
Kiến trúc | Kim Tự Tháp Tượng Xphanh (nhân sư) | Thành Bibilon, vườn treo babilon |
Thành tựu khác | Y học: Dùng phẫu thuật để chữa bệnh, am hiểu cơ thể người (tục ướp xác) | -Luật pháp: bộ luật Hamurabi (bộ luật đầu tiên), phát minh ra bánh xe, xe kéo, lưỡi cày |
* GV giải thích thêm về một số thành tựu của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại.-
Hình 6: Vườn treo Ba-bi-lon là một công trình kiến trúc được liệt vào hàng kiệt
tác của nhân loại, luôn luôn gắn liền với tên của một phụ nữ, hay còn gọi là vườn
Se-mi-ra-mit. Vườn Ba-bi-lon do vua Ne-bu-chat-ne-da II xây dựng nên từ khoảng
năm 600 TCN là món quà ông tặng cho người vợ yêu quý nhất của mình. Vườn
treo hình vuông, có bậc dẫn đến lối vào cửa tiếp theo, đặt sân nọ trên sân kia
thành một quần thể kiến trúc độc đáo theo nền dốc bậc. Các hiên phẳng được đỡ
bởi cột nâng lên, chịu được tất cả sức nặng của cây cối. Cột cao nhất 23,1 m
tường được xây vững chắc, rất tốn kém. Chiều dài của tường là 6,8 m khoảng cách
giữa các bậc là 3,08 m dài 4,95 m rộng 1,23 m. Các khối đá được phủ bằng một
lớp lau sậy trộn nhựa đường, bên trên là hai lớp gạch nung tráng nhựa đường,
giữa các lớp gạch lại được che phủ bởi những tấm chì lá để chống thấm. Trên mỗi
tầng trồng nhiều loại cây cổ thụ khác nhau. Để đưa nước tưới cho cây cối, người
12
ta phải dùng một loại máy có chuỗi gầu quay liên tục do người điều khiển. Đứng
trên vườn treo, người ta có thể nhìn bao quát cả thành Ba-bi-lon. Vườn treo là một
khoảng xanh tươi mát, là niềm hi vọng và điểm định hướng cho những đoàn lạc đà
hành trình trên sa mạc mênh mông và nóng bỏng. Vườn treo Ba-bi-lon được biết
đến như một công trình bí ẩn nhất trong số bảy kì quan thế giới nhưng các nhà
khảo cổ không tìm thấy được bằng chứng nào liên quan đến sự tồn tại của công
trình này.
– Hình 7: Kim tự tháp thực chất là những lăng mộ của các vua chúa Ai Cập
(các Pha-ra-ông). Thời Ai Cập cổ đại, vua được xem là một sức mạnh tuyệt đối để
điều khiển muôn người. Các Pha-ra-ông đã xây dựng những ngôi nhà mồ vĩ đại,
kiên cố để giữ xác của họ sau khi chết. Đây là một trong những công trình kiến
trúc làm cho con người phải kinh ngạc về quy mô hùng vĩ và cách thức xây dựng.
Là một trong bảy kì quan thế giới cổ đại, còn gọi là kim tự tháp Ghi-za hay Kuphu. Người Ai Cập đã chọn vật liệu đá để xây dựng các Kim tự tháp.Đây là những
vật liệu có sẵn, dễ kiếm ở Ai Cập, phù hợp với việc tạo ra những công trình chịu
đựng được sự thử thách của thời gian, tạo nên những hình tượng bất tử. Các khối
đá thạch cao tuyết hoa có trọng lượng từ 2, 3 đến 4 tấn, được ghè đẽo theo kích
thước đã định, mài nhẵn bề mặt rồi xếp chồng lên nhau tới độ cao 146,5m (trải
qua năm tháng đến hiện nay còn 138,8m).Chúng được làm hoàn hảo tới mức ngay
cả một sợi tóc, một lưỡi dao hay một tờ giấy mỏng cũng không thể lọt được vào
khe giữa hai khối đá. Tuy vậy, nó vẫn được tính toán để chịu được sự giãn nở
nhiệt và thậm chí cả những trận động đất. Bên cạnh Kim tự tháp là bức tượng
Nhân sư huyền bí, là bức tượng nguyên khối lớn nhất hiện nay, tượng trưng cho trí
tuệ và sức mạnh quyền lực của các Pha-ra-ông Ai Cập. Cho đến ngày nay, trải
qua nhiều biến động thăng trầm của thời gian và lịch sử, trên những bãi cát trắng
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:
Hay