SKKN Phát triển năng lực và khơi gợi hứng thú học môn Mĩ thuật cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Lý do chọn sáng kiến
Trong những năm gần đây giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện
bước chuyển lớn từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng
lực của người học. Vì thế, đổi mới về nội dung, chương trình, sách giáo khoa,
phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
học sinh được Bộ Giáo dục – Đào tạo xem là giải pháp để nâng cao hiệu quả
giáo dục trong giai đoạn tới. Năm học 2017- 2018 là giai đoạn quan trọng khởi
đầu của lộ trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Thứ trưởng Nguyễn Vinh
Hiển cho rằng việc đổi mới về giáo dục phù hợp với quy luật nhận thức của loài
người, quy luật phát triển của khoa học và sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.
Đây là thời điểm tạo nên động lực, điều kiện để mỗi giáo viên tích cực tự học, tự
bồi dưỡng, nghiên cứu, đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng với mục tiêu
Giáo dục nhằm hình thành và phát triển các năng lực cho học sinh theo yêu cầu
của xã hội trong thời đại mới.
Từ nhiều năm qua, nhiều trường học đã đưa nội dung hoạt động trải
nghiệm vào giảng dạy cho học sinh dưới nhiều hình thức khác nhau. Việc giáo
dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm để
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh ở môi trường trung học cơ
sở, đáp ứng được mục tiêu giáo dục cũng như yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu
cầu phát triển của học sinh, các trường trung học cơ sở đã và đang được đổi mới
mạnh mẽ theo bốn trụ cột giáo dục của UNESCO thế kỉ XXI, đó là: “Học để
biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống”. Rèn
luyện kĩ năng sống cho học sinh đã được xác định là một trong những nội dung
cơ bản của Nhà trường và được đội ngũ giáo viên lồng ghép tích hợp vào các
môn học trong đó có bộ môn Mĩ thuật.
Trên tinh thần đó, việc dạy học không chỉ phải thực hiện nhiệm vụ, trang
bị cho học sinh những kiến thức cần thiết về môn dạy, mà điều có ý nghĩa to lớn
còn ở chỗ dần dần hình thành và rèn luyện cho học sinh tính tích cực, độc lập
2
sáng tạo trong quá trình học tập, để học sinh có thể chủ động, tự lực, tự đào tạo,
tự hoàn thiện tri thức trong các hoạt động thực tiễn, hoạt động trải nghiệm sau
này. Do đó, việc thiết kế những nội dung dạy học cụ thể, nhằm tạo môi trường
để tư duy nhận thức của học sinh được hoạt động tích cực là rất cần thiết, từ đó
phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.
Hoạt động trải nghiệm Mĩ thuật có vai trò hết sức quan trọng, cần thiết và
góp phần vào việc hình thành, phát triển năng lực thẩm mỹ và các năng lực khác
cho mỗi học sinh. Thực tiễn cho thấy, hoạt động trải nghiệm Mĩ thuật đề cao
những hoạt động của cá nhân trên cơ sở hợp tác tập thể, bên cạnh sự thúc đẩy,
hỗ trợ của giáo viên; từ đó hướng đến sự hình thành và phát triển những phẩm
chất, năng lực cho học sinh. Nghiên cứu xây dựng mô hình hoạt động trải
nghiệm Mĩ thuật nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông nói chung và giáo dục thẩm mỹ nói riêng.
Ý nghĩa to lớn là vậy nhưng vẫn còn một số tồn tại như môn học vẫn chưa
được đặt đúng vị trí của bộ môn. Chưa thực hiện đúng như yêu cầu hoặc có
những khó khăn về kinh phí, cơ sở vật chất…
Là một giáo viên Mĩ thuật nhiều năm giảng dạy bậc THCS, tôi nhận thấy
tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cũng như thực tiễn của
việc tổ chức hoạt động trải nghiệm Mĩ thuật sẽ hỗ trợ các em học các môn khác
tốt hơn,dễ dàng hơn, giúp các em gần gũi, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, tự
hào những truyền thống của quê hương và từ đó có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi
trường xung quanh.
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy sự cần thiết phải xây dựng hoạt động trải
nghiệm Mĩ thuật, hoạt động trải nghiệm giúp cho học sinh phát triển một cách
toàn diện nhằm khơi gợi niềm đam mê, hứng thú cho học sinh không chỉ với bộ
môn Mĩ thuật và góp phần bồi dưỡng tâm hồn, nhận thức thẩm mỹ cho học sinh
thông qua đề tài: “Phát triển năng lực và khơi gợi hứng thú học môn Mĩ thuật
cho học sinh THCS thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo” từ đó định
hướng cho các em hình thành 5 phẩm chất và phát triển 10 năng lực cốt lõi
trong chương trình giáo dục tổng thể.
3
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm thay đổi cách tổ chức dạy học truyền thống từ các phương pháp cũ
sang hình thức tổ chức mới nhằm phát triển năng lực và khơi gợi hứng thú trong
mỗi tiết học.
Tìm ra các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp mô hình dạy
học môn mĩ thuật bậc trung học cơ sở: Giúp học sinh tiếp tục hình thành, phát
triển năng lực mĩ thuật dựa trên nền tảng kiến thức, kĩ năng mĩ thuật thông qua
các hoạt động thảo luận, thực hành, trải nghiệm; phát triển năng lực giao tiếp và
hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; có ý thức kế thừa, phát huy các
giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống dân tộc, tiếp cận giá trị thẩm mĩ của thời
đại, làm nền tảng cho việc phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ,
trung thực, trách nhiệm; có hiểu biết về mối quan hệ giữa mĩ thuật với đời sống,
nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu nghệ thuật, phát triển năng lực tự chủ
và tự học, có ý thức định hướng nghề nghiệp sau khi kết thúc cấp học.
Sáng kiến “Phát triển năng lực và khơi gợi hứng thú học môn Mĩ thuật
cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo” góp phần nâng cao
chất lượng dạy học của giáo viên và học sinh. Với giáo viên sẽ sử dụng linh hoạt
các phương pháp và hình thức dạy học đặc biệt, giúp xây dựng một môi trường
học tập thoải mái, hứng thú cho học sinh. Với học sinh sẽ hứng thú khi được trải
nghiệm thực tế qua hình thức tổ chức ở trên lớp, ở ngoài không gian lớp học, từ
đó giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, tích cực, tiếp thu nhanh
và ghi nhớ lâu hơn, sản phẩm sẽ chất lượng hơn… Chất lượng bộ môn Mĩ thuật
nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung được nâng cao. Đồng thời đáp ứng
nhu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu: “Phát triển năng lực và khơi gợi hứng thú học
môn Mĩ thuật cho học sinh THCS thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng
tạo”
– Nghiên cứu về sự đổi mới phương pháp dạy học mỹ thuật phổ thông
trong giai đoạn hiện nay.
4
– Phạm vi nghiên cứu: Sáng kiến được nghiên cứu đối với học sinh lớp 6
và áp dụng đối với học sinh lớp 6,7,8,9 bậc THCS tại trường THCS Hải Anh,
huyện Hải Hậu.
– Thời gian nghiên cứu: 02 năm từ tháng 9/2020 đến tháng 5/2022
4. Phương pháp nghiên cứu
Là một sáng kiến thuộc phạm trù khoa học giáo dục tôi lựa chọn các
phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Tôi sử dụng phương pháp này vào việc
nghiên cứu toàn bộ các tài liệu liên quan đến sáng kiến, tìm kiếm tư liệu, sưu
tầm tư liệu, tổng hợp tư liệu. Nghiên cứu những thành tựu lí thuyết đã có làm cơ
sở lí luận.
Phương pháp quan sát sư phạm: Phương pháp này được vận dụng để quan
sát trực tiếp quá trình làm việc của học sinh, đánh giá sản phẩm học tập của học
sinh trong tiết dạy hoặc trong các đợt kiểm tra.
Phương pháp điều tra, khảo sát: Phương pháp này được sử dụng để điều
tra thực trạng trong việc học tập môn Mĩ Thuật khối 6 trường THCS Hải Anh.
Phương pháp thực nghiệm: Dùng để trải nghiệm thực tế không gian ngoài
lớp học, trải nghiệm việc sử dụng Video clip trong dạy học Mĩ thuật ngay tại lớp
học, trải nghiệm ngoài không gian lớp học, câu lạc bộ, các hình thức vẽ tranh tập
thể, triển lãm tranh với các phương pháp dạy học và hình thức học tập khác
nhau ở các lớp từ đó thống kê, tổng hợp và rút ra hiệu quả trong dạy học.
Phương pháp thống kê, tổng hợp: Dùng để phân tích số liệu, so sánh kết
quả trước khi áp dụng và sau khi áp dụng sáng kiến.
Phương pháp so sánh minh chứng: So sánh kết quả trước và sau khi tiến
hành thực nghiệm áp dụng các giải pháp đã đề ra. Minh chứng một số giải pháp
đưa ra áp dụng nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn mĩ thuật ở học sinh
THCS đã thành công.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
1.1. Thuận lợi:
5
– Trường THCS Hải Anh đã đạt trường chuẩn Quốc gia, chuẩn xanh –
sạch – đẹp – an toàn nên cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, đã có các phòng học bộ
môn, đã có thiết bị hỗ trợ trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học.
– Nhà trường luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục và các
phong trào hoạt động trải nghiệm mĩ thuật cho học sinh thông qua các giờ học
và qua các ngày kỉ niệm lớn của Đất nước các em được thỏa sức thể hiện thế
mạnh, đam mê, sáng tạo, sở trường của mình.
– Bản thân là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết có năng lực chuyên môn
và tâm huyết với nghề, luôn có lòng say mê nghiên cứu và học hỏi tìm tòi các
giải pháp, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới
của giáo dục.
– Đây là môn học có nhiều kiến thức gắn liền với thực tiễn cuộc sống nên
đa số học sinh hứng thú, tìm tòi, nghiên cứu các kiến thức liên quan đến môn
học.
– Việc đổi mới phương pháp dạy học đã được nhà trường áp dụng rộng
rãi trong cấp học, môn học là tiền đề thực hiện các yêu cầu giáo dục.
1.2. Khó khăn:
* Khách quan:
– Cơ sở vật chất của nhà trường: Một số thiết bị dạy học bộ môn chưa đa
dạng.
* Chủ quan:
Với những năm đầu chỉ dạy nội dung sách giáo khoa và một số tiết học
còn áp dụng phương pháp cũ như: Thực hành, thuyết trình, đàm thoại, giải quyết
vấn đề thì các em cũng rất nhàm chán và có những hạn chế :
– Không phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh
– Tiếp thu kiến thức thụ động khuân mẫu
– Kiến thức trên lớp học sinh không biết áp dụng vào thực tế
– Khi học học sinh không tập trung dẫn đến khó hiểu bài gây chán nản
dẫn đến chất lượng môn học thấp
6
Thông qua các bài thực hành kết quả khảo sát năm học 2020-2021. Hai
khối lớp tương đương về trình độ và ý thức học tập thu được kết quả là:
LỚP | NỘI DUNG | KẾT QUẢ | ĐÁNH GIÁ | |
Đạt (Đ) | Chưa đạt (CĐ) | |||
6A (sĩ số 36) | Vẽ tranh: Đề tài quê hương em | 22 | 14 | – 4/36 tỉ lệ 6% bài vẽ đạt ở mức 1 – 15/36 tỉ lệ 41% bài vẽ đạt ở mức 2 – 15/36 tỉ lệ 41% bài vẽ đạt ở mức 3 – 2/36 tỉ lệ 11% bài vẽ đạt mức 4 |
6B (sĩ số 35) | Vẽ tranh: Đề tài quê hương em | 25 | 20 | – 5/35 tỉ lệ 6% bài vẽ đạt ở mức 1 – 15/35 tỉ lệ 37% bài vẽ đạt ở mức 2 – 13/35 tỉ lệ 43% bài vẽ đạt ở mức 3 – 2/35 tỉ lệ 14% bài vẽ đạt mức 4 |
(Đánh giá kết quả chất lượng bài thực hành từ mức 1 thấp đến mức 4 cao)
– Kết quả trên không đạt các chỉ tiêu của nhà trường: Không có bài xuất
sắc, ý tưởng không sáng tạo, về hình và màu còn nhiều hạn chế. Các bài mức độ
khá thể hiện được nội dung nhưng hình và màu còn chưa sáng tạo. Bài yếu chưa
thể hiện rõ nội dung hình và màu không sáng tạo.
Nguyên nhân:
* Từ học sinh:
+ Học sinh thường có thói quen làm cho xong bài tập không có hứng thú
khi làm bài, không quan tâm đến chất lượng, lười suy nghĩ, ít sáng tạo,…
+ Với học sinh trung bình, yếu không tự giác suy nghĩ, chưa biết đưa hình
ảnh thực tế vào bài thực hành, nghèo nàn hình ảnh, màu sắc ít sáng tạo.
+ Với học sinh khá, giỏi chưa có thói quen sáng tạo và đưa những hình
ảnh thực tế vào tranh, hay sử dụng những hình ảnh sao chép từ sách báo, …
*Từ giáo viên:
7
+ Các trang thiết bị dạy học hiện đại đã đưa vào giảng dạy nhưng chưa
thường xuyên áp dụng nhưng chỉ có hiệu quả tốt khi có giáo viên hướng dẫn,
một số học sinh chưa khai thác hiệu quả công nghệ thông tin khi ở nhà.
– Với kết quả này ngay sau đó tôi đã tự rút kinh nghiệm đồng thời tìm tòi
tài liệu, tham khảo đồng nghiệp từ đó tìm ra những giải pháp giảng dạy phù hợp.
Tôi nhận ra rằng nếu vận dụng kiến thức thực tiễn hợp lí đưa vào trong mỗi bài
sẽ giúp các em chủ động, tích cực tìm tòi kiến thức ngoài thực tế áp dụng vào
bài học và đưa bài học đó ứng dụng vào trong cuộc sống từ đó gây hứng thú học
tập cho học sinh.
2. Sự cần thiết của việc đề xuất giải pháp mới
Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04 tháng 01 năm 2013 về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập
quốc tế. Nội dung cụ thể như sau: Xác định mục tiêu giáo dục con người phát
triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu xã hội vừa phát triển cao nhất tiềm năng của
mỗi cá nhân. Phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức trí, thể, mĩ
thay vì chỉ trang bị kiến thức; kết hợp hài hòa dạy người, dạy chữ, dạy nghề.
– Mĩ Thuật là một bộ môn cần có nhiều sự sáng tạo, đặc biệt khi các em
được tham gia hoạt động trải nghệm sẽ giúp các em vận dụng và sáng tạo, trong
phân môn vẽ tranh đề tài ở lớp 8, 9 và rất hợp trong chương trình mĩ thuật mới ở
lớp 6,7. Với học sinh Trường THCS Hải Anh thì sự tìm tòi sáng tạo chưa có
nhiều, các em luôn dựa dẫm vào những gì có sẵn. Khi vẽ về một đề tài nào đó
các em luôn sao chép lại những bài vẽ minh họa, mẫu trong sách giáo khoa môn
mĩ thuật, trong sách ngữ văn, tiếng anh mà không biết khai thác chính cảnh đẹp
trên quê hương Hải Hậu mình nơi có nhiều địa danh nổi tiếng như chùa Lương,
cầu ngói chùa Lương, Nhà thờ Hưng Nghĩa, biển Hải Thịnh, cánh đồng muối
Hải Hậu, nhà thờ đổ Hải Lý,…dù đây là những hình ảnh thực tế địa phương mà
các em đã được nhìn thấy thường xuyên hoặc có thể được đi thăm quan rồi.
Qua nhiều năm giảng dạy mĩ thuật ở bậc THCS và qua nhiều trường trực
tiếp giảng dạy tôi nhận thấy:
8
Cùng với sự chuyển biến bước đầu về chất lượng giáo dục, hiệu quả đổi
mới phương pháp dạy học đang từng bước được ghi nhận. Tuy nhiên về phương
pháp dạy học còn nhiều vấn đề cần bàn.
Một bộ phận không nhỏ học sinh thụ động học tập do không được làm
việc hoặc không chịu làm việc trong các giờ học. Trong hầu hết các giờ lên lớp,
thực tập, thao giảng và cả thi giáo viên dạy giỏi… Vì giới hạn thời gian tiết học
nên giáo viên chỉ làm việc với một số học sinh khá, giỏi để hoàn thành bài dạy,
số học sinh còn lại im lặng, nghe giảng và ghi chép. Thực chất đó là những bài
độc diễn của giáo viên có sự hỗ trợ của những học sinh khá giỏi. Xét về nhận
thức và hành động, bản thân không thể chuyển hóa được mục tiêu tích cực hóa
hoạt động học tập của học sinh vào việc thiết kế và thi công bài dạy.
Trước đây, trong mỗi giờ học Mĩ thuật đều diễn ra theo một quy trình: Tôi
thường cho học sinh xem tranh hoặc quan sát các hoạt động trên máy chiếu và
hoạt động theo hướng dẫn của sách giáo khoa. Nếu là vẽ tranh về phong cảnh,
tôi đưa ra một hệ thống câu hỏi khai thác tìm hiểu nội dung, sau đó tôi yêu cầu
học sinh nhắc lại để thuộc, nhớ các bước vẽ và kiến thức trong bài.
Sau khi học sinh đã nắm được các bước vẽ (theo một chủ đề nào đó) học
sinh sẽ xem tranh mẫu trong sgk, máy chiếu… thực hành vận dụng vào bài vẽ cụ
thể. Việc học sinh thể hiện trên bài vẽ của mình miễn sao hoàn thành được bài
vẽ theo yêu cầu là được, đa số học sinh sẽ thụ động chép theo tranh mẫu có sẵn.
Tiếp theo giáo viên củng cố kiến thức bài học bằng cách đặt ra các câu hỏi và
học sinh trả lời.
Thời gian học của học sinh chỉ trong phòng, quan sát tranh ảnh, máy
chiếu, nghe cô hỏi, trả lời, thực hành… nên đôi khi trong một số giờ học sẽ khiến
học sinh nhàm chán, trầm, dập khuôn, không khơi gợi được niềm đam mê hội
họa cho các em.
Từ những vấn đề hạn chế trên tôi đã rất trăn trở và mạnh dạn đưa ra giải
pháp nhằm “Phát triển năng lực và khơi gợi hứng thú học môn Mĩ thuật
cho học sinhTHCS thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo”.
9
3. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến.
Mĩ thuật là một môn học nghệ thuật hội tụ đầy đủ các yếu tố: Sáng tạo,
tưởng tượng, logic, quan sát (thị giác), vận động (thực hành), liên kết, trải
nghiệm, thể hiện nội tâm, khả năng sáng tạo của mình…
Môn Mĩ thuật ở trường THCS trang bị cho học sinh những kiến thức ban
đầu, cơ bản nhất góp phần từng bước hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp, biết
vận dụng cái đẹp vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Với phương pháp tổ chức một số giờ học có sử dụng các phương pháp và
kĩ thuật dạy học, thông qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh để nâng cao
hứng thú và khả năng sáng tạo nghệ thuật, học sinh như được giải phóng khỏi
khuôn mẫu, học sinh được “Học mà chơi, chơi mà học”. Các em thỏa sức sáng
tạo, không bị gò bó, không sợ mình không biết vẽ mà tự do thể hiện sự sáng tạo
của bản thân, góp phần đạt được mục tiêu giáo dục.
Vì vậy tôi đã áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học sẵn có bổ sung và
đổi mới trong các giờ dạy để nâng cao hứng thú và khả năng sáng tạo nghệ thuật
cho học sinh. Một trong những phương pháp đó chính là cho học sinh tham gia
các hoạt động trải nghiệm thực tế,
Phương pháp này có thể kích thích ở mức cao nhất tính tích cực học tập
của học sinh, không chỉ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mà còn rèn luyện được
kĩ năng nhận thức, kĩ năng tiếp cận, phát hiện và giải quyết vấn đề ở nhiều góc
độ khác nhau, kĩ năng giao tiếp, tính toán, tăng cường khả năng suy nghĩ độc
lập, tính sáng tạo và niềm đam mê, hứng thú với môn học… Nó tạo điều kiện
cho học sinh chủ động điều chỉnh nhận thức, kĩ năng, hành vi và có mối liên hệ
khăng khít với thiên nhiên, hòa nhập với thực tế cuộc sống và xã hội.
Vậy để tổ chức được các hoạt động trải nghiệm cho học sinh tôi phải hình
dung mình phải tổ chức các hoạt động của học sinh như thế nào, phải suy nghĩ
công phu về những khả năng diễn biến các hoạt động đề ra cho học sinh, tổ
chức, khai thác vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng học sinh và tập thể lớp,
tăng cường mối liên hệ ngược trò – thầy và mối liên hệ ngang trò – trò, mối liên
hệ trò với thiên nhiên, xã hội…
10
Mục đích bài học là học sinh tự lực chiếm lĩnh tri thức mới trong nội dung
bài học, đồng thời thúc đẩy tốt nhất điều kiện phát triển năng lực của học sinh:
năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán, năng lực hợp tác, năng
lực thẩm mĩ, năng lực thể chất, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực
giải quyết vấn đề, năng lực thực hành sáng tạo… thông qua các hoạt động dạy
học.
Thay vì việc học sinh chỉ nắm kiến thức và thực hành theo một quy trình
cứng một cách máy móc không có sự sáng tạo gây nhàm chán, không hứng thú
trong các tiết học Mĩ thuật. Nay, tôi tổ chức học sinh được tiếp cận kiến thức
mới cũng thông qua các hoạt động học tập “mới” và “lạ” từ các hoạt động trải
nghiệm ở mỗi phần, mỗi chủ đề khiến giờ học được “đổi gió”. Mỗi giờ học, mỗi
chủ đề là một sự mới lạ cần được khám phá với học sinh, ở mỗi phần, mỗi hoạt
động không chỉ diễn ra trong nhóm, trong lớp, mà còn diễn ra ngoài không gian
lớp học với nhiều hình thức khác nhau. Không khí học tập tự nhiên, lớp học sôi
nổi, vui tươi hơn lên rất nhiều. Học sinh tích cực, hứng thú học tập hơn. Kiến
thức học sinh nắm được áp dụng không chỉ với tiết học, môn học mà còn giúp
các em vận dụng sáng tạo vào cuộc sống.
Qúa trình dạy học việc rèn luyện tư duy sáng tạo và khơi gợi hứng thú
cho học sinh là công việc được làm thường xuyên.
Trong đề tài này tôi chủ yếu đề cập đến việc: Phát triển năng lực và khơi
gợi hứng thú học môn Mĩ thuật cho học sinh THCS thông qua các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo, thể hiện qua các nội dung sau:
Phần thứ I: Hoạt động trải nghiệm thực hiện ngay trên lớp học qua
màn hình, video.
Phần thứ II: Hoạt động trải nghiệm ngoài không gian lớp học.
Phần thứ III: Hoạt động trải nghiệm dưới hình thức câu lạc bộ, các
hoạt động vẽ tập thể, triển lãm tranh.
Sau đây tôi xin trình bày một số kinh nghiệm mà tôi đã rút ra được trong
quá trình giảng dạy.
11
3.1. Phần thứ I: Hoạt động trải nghiệm thực hiện ngay trên lớp học
qua màn hình, video.
* Thực trạng dạy học theo giải pháp cũ:
Học sinh không biết vẽ gì, bắt đầu vẽ như thế nào, khó tìm được ý tưởng
của cá nhân để vẽ, mất nhiều thời gian cho việc tìm nội dung, chỉ chú trọng các
môn cơ bản không có hứng thú sáng tạo. Các sản phẩm đa số là sản phẩm 2D,
rất hiếm có những sản phẩm 3D mang tính sáng tạo.
Hình ảnh lớp học theo phương pháp cũ
(Lớp học không sôi nổi- Học sinh hoạt động cá nhân)
* Giải pháp: Áp dụng giải pháp mới:
Đầu tư xây dựng kế hoạch bài dạy có sử dụng video clip
– Theo quan điểm dạy học hiện đại: quá trình dạy học không chỉ đơn thuần
giúp cho HS có được một số kiến thức, kĩ năng nhất định mà điều quan trọng hơn là
phải tổ chức quá trình dạy học sao cho học sinh phát huy đến mức tối đa tính tích cực
chủ động, qua đó phát triển được năng lực sáng tạo, nhân cách của người lao động
mới, đáp ứng được những yêu cầu đa dạng và ngày càng tăng của xã hội. Vì vậy, vai
trò của video trong dạy học không chỉ được sử dụng như một phương tiện trực quan,
12
minh hoạ bài giảng mà cần sử dụng ở mức độ cao hơn nhằm góp phần tạo hứng thú,
phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập thông qua việc tổ chức
các hoạt động nhận thức cho học sinh.
– Trong giải pháp này tôi nghiên cứu tìm hiểu các video ứng với nội dung
bài học một cách thu hút, dễ hiểu, dễ tìm kiếm, xây dựng video để phục vụ cho
việc dạy học, với những đặc điểm và yêu cầu riêng. Nội dung của video gắn liền
với nội dung của môn học, bài học, phương pháp dạy học và đảm bảo những yêu
cầu sư phạm cần thiết. Tôi nhận thấy với nhiều tính năng ưu việt, video có vai
trò rất quan trọng trong quá trình dạy học nếu áp dụng video có kiến thức liên
quan vào bài học thì sẽ phát huy được rất nhiều tác dụng thu hút sự tập trung,
chú ý của học sinh, học sinh sẽ rất thích thú và tiếp thu bài hiệu quả.
Học sinh xem video hướng dẫn cách tạo ta sản phẩm sáng tạo3D rất thu hút
https://www.youtube.com/watch?v=6jYWx4DND24
– Video giúp cho học sinh thông hiểu, nắm vững kiến thức Mĩ thuật.
Video có khả năng trình bày nội dung có tính chất tưởng tượng dưới hình thức
13
ảnh thực tế, giúp học sinh hình dung đối tượng cần tìm hiểu rõ ràng và thích thú
hơn.
– Kết hợp hình ảnh với âm nhạc càng làm cho tâm hồn các em được thư
thái, thoải mái và vui vẻ do đó có hứng thú học tập, tiếp thu bài tốt hơn, tạo ra
những sản phẩm nghệ thuật mang sắc thái vui tươi nhờ đó học sinh có thể tự
mình hiểu được những nguyên tắc và khái niệm cơ bản, nắm vững được kiến
thức một cách nhẹ nhàng thoải mái.
– Video tác động trực tiếp đồng thời vào thị giác và thính giác trong quá
trình lĩnh hội kiến thức sẽ giúp cho học sinh ghi nhớ kiến thức lâu bền hơn.
– Tôi sử dụng video phù hợp đã góp phần làm gia tăng, khắc sâu những
kinh nghbiệm trực tiếp giúp cho việc học tập của học sinh thêm phong phú và
sâu rộng hơn. Muốn nhận thức được bản chất của một đối tượng nào đó, trước
hết cần phải có những kinh nghiệm trực tiếp. Trong trường hợp này, video có
thể bổ sung cho sự thiếu hụt của kinh nghiệm trực tiếp đó bằng kinh nghiệm
gián tiếp.
– Tôi nhận thấy video góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, phát huy tác
dụng trong mọi hình thức dạy học. Với thời lượng nhất định, video trình bày nội
dung kiến thức một cách tối ưu thông qua những hình ảnh, với các cảnh thật
người thật. Video không những ghi lại các đối tượng nghiên cứu một cách trung
thực, sống động bằng hình ảnh và âm thanh phối hợp với đặc trưng từng môn
học mà còn kèm theo những lời thuyết minh, giải thích, bình luận, hướng sự tập
trung chú ý của học sinh vào những vấn đề trọng tâm của nội dung bài học, do
đó, video có thể phát huy tác dụng trong nhiều hình thức và phương pháp dạy
học khác nhau như hình thức dạy học cả lớp, hình thức học tập nhóm, hình thức
học tập cá nhân.
– Nhờ video, học sinh có thể quan sát gián tiếp được phong cảnh không
thể quan sát được do điều kiện khoảng cách địa lý, thời gian, kinh tế… học sinh
có thể tiếp cận được với những đối tượng, hình ảnh, phong cảnh ở những vùng
lãnh thổ xa xôi, không thể đi đến được…
14
– Ví dụ đối với bài vẽ tranh Hội xuân quê hương lớp 6 (Sách chân trời
sáng tạo), phong cảnh quê hương ở các lớp 7.8. 9 tôi cho các em quan sát trải
nghiệm thăm quan cảnh đẹp của địa phương và một số cảnh đẹp của đất nước
bằng những đoạn video ngắn ngay trên màn hình tivi hoặc máy chiếu.
https://www.youtube.com/watch?v=JzJnVcQoOMI
– Ở đầu mỗi tiết học để tăng sự hứng thú, sẵn sàng tiếp thu bài mới tôi sử
dụng video kết hợp với chơi trò chơi, thực hành thực tế, hát hoặc nhảy theo nhạc
có sử dụng màn hình tivi trong phần Khởi động
Hình thức này tạo không khí sôi nổi thích thú cho học sinh ngay từ khi bắt
đầu tiết học cũng là cơ sở để tạo lên sự thành công bài vẽ của các em
– Lưu ý nhỏ khi sử dụng phim video phối hợp với các phương tiện dạy học
khác: video không phải là vạn năng. Việc sử dụng một loại phương tiện dạy học
trong một khoảng thời gian kéo dài liên tục sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự tiếp thu của
học sinh. Tôi biết rằng mục đích yêu cầu của các khâu trong quá trình dạy học có
khác nhau. Vì vậy tôi không lạm dụng phim video trong quá trình dạy học, do đó tôi
luôn cân nhắc lựa chọn các phương tiện dạy học phù hợp với mục tiêu sư phạm và
nội dung kiến thức cần truyền đạt, sử dụng phối hợp với nhau một cách linh hoạt để
mang lại hiệu quả cao nhất.
t
Chơi trò chơi hát, nhảy theo nhạc trong phần Khởi động.(Lớp học sôi nổi)
15
* Kết quả sau khi áp dụng giải pháp mới:
– Hoạt động này đã tạo được tâm thế hứng thú, vui vẻ cho học sinh các em
từng bước làm quen bài học, sẵn sàng tiếp thu kiến thức với một tâm lí vui vẻ,
bài vẽ sẽ có nhiều sáng tạo hơn kết quả tiết học sẽ tốt hơn. Qua đó đã hình
thành cho các em được những năng lực như: Tự chủ tự học, giải quyết vấn đề và
sáng tạo, năng lực thẩm mĩ,…
– Dưới sự hướng dẫn, dẫn dắt, thúc đẩy, hoạt động này tôi đã động viên
học sinh tạo ra được những sản phẩm mĩ thuật mang tính sáng tạo 3D.
Đại dương em yêu(Hoàng Trang- 6A)
Những sản phẩm 3D mang tính sáng tạo của học sinh
16
Sau khi hoàn thành chương trình môn học, tôi điều tra về việc sử dụng
video clip trong dạy học Mĩ thuật 6 và thu được kết quả như sau:
Kết quả phiếu điều tra năm học 2021 – 2022
1. Về mức độ hứng thú:
Hứng thú | Không hứng thú |
199/199 (Chiếm tỉ lệ 100%) | 0/199 (Chiếm tỉ lệ 0 %) |
2.Về mức độ tham gia:
Mức độ 1: Không tập trung/ Không tích cực/ Không hiệu quả | Mức dộ 2: Tập trung/ Tích cực/ Hiệu quả | Mức độ 3: Rất tập trung/ Rất tích cực/ Rất hiệu quả |
163/199 (Chiếm tỉ lệ 82%) | 36/199 (Chiếm tỉ lệ 18%) | 0 (Chiếm tỉ lệ 0 %) |
3.Về mức độ vận dụng kiến thức:
Nội dung | Kết quả |
Áp dụng kiến thức đã tạo ra sản phẩm chất lượng tốt (Mức 4-5) | 161/199 (Chiếm tỉ lệ 80,9%) |
Áp dụng kiến thức đã tạo ra sản phẩm chất lượng khá (Mức 3) | 30/199 (Chiếm tỉ lệ 15.1%) |
Áp dụng kiến thức đã tạo ra sản phẩm chất lượng trung bình (Mức 2) | 8/199 (Chiếm tỉ lệ 4%) |
Áp dụng kiến thức đã tạo ra sản phẩm chất lượng kém (Mức1) | 0/199 (Chiếm tỉ lệ 0%) |
– Có 199/199 (Chiếm tỉ lệ 100%) học sinh cho rằng việc sử dụng video
clip, trong dạy học môn Mĩ thuật là cần thiết.
– Có 199/199 (Chiếm tỉ lệ 100%) học sinh mong muốn được học môn Mĩ
thuật có sử dụng video clip.
Tính mới:
– Học sinh được tiếp cận kiến thức mới thông qua các hoạt động học tập
“mới” và “lạ” từ các hoạt động trải nghiệm khiến giờ học được “đổi gió”. Tạo
cho các em những tiết “Học mà chơi, chơi mà học- Học đi đôi với hành”.
17
Hình ảnh lớp học khi áp dung sáng kiến
(Học sinh học tập hứng thú, sôi nổi – Học sinh làm việc theo đội nhóm)
Tính sáng tạo:
– Tạo sự hứng thú và niềm đam mê cho học sinh góp phần bồi dưỡng tâm
hồn cho các em …
Những hình thức trải nghiệm sáng tạo qua màn hình, video mỗi tiết học
đều phù hợp với các chủ đề, là những quy trình yêu cầu học sinh phải nhớ trong
các bước thực hiện vẽ hình và gắn liền với nội dung phần sau của giờ học để khi
chuyển nội dung phải thật tự nhiên nhẹ nhàng. Việc tổ chức các hoạt động trải
nghiệm ngay từ đầu tiết học như vậy sẽ giúp không khí lớp học sôi nổi lên rất
nhiều. Học sinh được vừa tự tìm tòi khám phá, được chơi, tự mình trải nghiệm,
tâm lý học sẽ thoải mái, hứng thú, dễ chịu khi chuẩn bị tiếp thu kiến thức bài
mới.
Như vậy thông qua kết quả trên tôi nhận thấy hoạt động trải nghiệm qua
màn hình, video là rất hiệu quả trong giảng dạy môn Mĩ thuật và đã thu được
kết quả tốt, hoạt động trải nghiệm này đã giúp các em chủ động lĩnh hội kiến
18
thức một cách dễ dàng và thích thú giúp các em phát triển các năng lực vận
động, năng lực tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn
ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực thẩm mĩ.
Ngoài ra còn có nhiều hoạt động khác cũng mang tính phát triển năng lực
và khơi gợi sự hứng thú không kém như hoạt động trải nghiệm ngoài không gian
lớp học.
3.2. Phần thứ II: Hoạt động trải nghiệm ngoài không gian lớp học
* Thực trạng dạy học theo giải pháp cũ:
Học sinh ít có cơ hội đi đi trải nghiệm thực tế vì trong trương trình sách
giáo khoa mĩ thuật không thiết kế riêng cho tiết trải nghiệm mĩ thuật chỉ có
chương trình sách giáo khoa mĩ thuật 7 có một bài vẽ theo mẫu kí họa ngoài trời
là các em được vẽ ở không gian ngoài lớp học.
* Giải pháp: Áp dụng giải pháp mới.
Khi xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn phân môn Mĩ thuật tôi tham mưu
đề xuất nhiều hoạt động vừa có tính linh hoạt vừa có tính thực tiễn phù hợp với
học sinh và điều kiện nhà trường, xin chỉ đạo của ban giám hiệu và tham mưu
với ban giám hiệu có thể dồn tiết, phối kết hợp với tổng phụ trách Đội, giáo viên
chủ nhiệm, Đoàn thanh niên, giáo viên bộ môn tổ chức cho học sinh đi trải
nghiệm thực tế ngay tại địa phương phù hợp với chương trình. Tôi nhận được sự
ủng hộ rất cao vì nội dung kế hoạch tôi đưa ra cụ thể, đầyđủ, chi tiết. Được sự
ủng hộ về kế hoạch tôi xin ý kiến Ban giám hiệu và tổ chuyên môn về cách tổ
chức và kinh phí tổ chức tôi đã xây dựng đội giáo viên giúp đỡ, phù hợp với
năng lực, sở trường của từng thành viên trong nhà trường, giáo viên phụ trách
đảm bảo tốt những vai trò:
+ Tổ chức hoạt động
+ Hướng dẫn học sinh
+ Nêu vấn đề, đưa ra thách thức
+ Gợi mở vấn đề
+ Định hướng học sinh
+ Dẫn dắt, cùng tham gia
19
+ Xử lí tình huống sư phạm
Từ đó hỗ trợ các em thực hiện đầy đủ các bước cơ bản:
Bước 1. Xây dựng ý tưởng;
Bước 2. Xây dựng kế hoạch;
Bước 3. Công tác chuẩn bị thực hiện;
Bước 4. Tổ chức thực hiện;
Bước 5. Đánh giá kết quả thực hiện.
+ Trải nghiệm vẽ dưới sân trường áp dụng trong bài vẽ tranh đề tài
tự chọn hoặc bài vẽ phong cảnh
Tôi tổ chức cho học sinh xuống sân trường, hướng dẫn học sinh quan sát
các hình ảnh, các hoạt động của học sinh dưới sân, của cây cỏ, hoa lá, màu sắc
của thiên nhiên … sau đó các em sẽ nhận xét và chia sẻ cảm nhận cho các bạn
và cô giáo, từ đó sẽ cùng nhau vẽ trực tiếp theo những gì nhìn thấy và cảm nhận.
Dưới sự hưóng dẫn, gợi ý thêm trong quá trình làm bài đã góp phần tạo sự
hứng thú học tập cho học sinh. Hoạt động này giúp thúc đẩy sự tìm tòi, đam
mê trong học tập của các em. Các em vừa vẽ vừa thư giãn, vừa nói chuyện với
nhau, có thể đi lại tự do khiến tinh thần và thể trạng đều thoải mái và thư thái
sau những giờ học các môn khác căng thẳng và mệt mỏi. Mục đích của hoạt
động này là nhằm tăng cường nhận thức cho các em, khám phá môn học dưới
dạng trải nghiệm thực tế. Qua đó tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện những kỹ
năng như: phát hiện vấn đề, phân tích vấn đề, giải quyết vấn đề, khả năng sáng
tạo. Giúp các em phát triển thể chất và năng lực vận động.
Một số hình ảnh học sinh trải nghiệm ngay sân trường:
20
Học sinh say mê, thoải mái khi được ra sân vẽ
Hình ảnh học sinh trải nghiệm vẽ tranh ở sân trường
21
Một số sản phẩm sau buổi trải nghiệm vẽ ngoài sân trường:
Sáng sớm trường em (Nguyễn Ngọc Diệu – 7C1)
Sân trường trong giờ ra chơi (Nguyễn Thị Thảo My – 7C1)
22
+ Trải nghiệm quan sát các đoạn đường giao thông, phong cảnh đẹp
của địa phương đưa hình ảnh thực tế vào các bài vẽ tranh đề tài
Ở trải nghiệm này sẽ giúp các em tự hào, yêu và gần gũi với quê hương
mình sau đó có những hành động việc làm cụ thể như chăm sóc và giữ gìn cảnh
đẹp quê hương từ đó vận dụng được những kến thức, trải nghiệm thực tế này
vào việc vẽ các bức tranh đề tài. Ở trải nghiệm này các em nhớ lại các bước vẽ
tranh đề tài sau đó từng bước tôi sẽ hướng dẫn cụ thể bằng trực quan thực tế:
Học sinh quan sát các đoạn đường giao thông
Quan sát cảnh đẹp quê hương (cảnh Chùa Lương)
23
Quan sát cảnh đẹp quê hương (cảnh Chùa Lương)
* Hướng dẫn học sinh vẽ tranh
a. Quan sát nhận xét:
Quan sát các đoạn đường giao thông, phong cảnh đẹp của địa tôi gợi ý
cho học sinh quan sát những danh lam thắng cảnh, các công trình văn hóa của
địa phương hay những cảnh mà em yêu thích nhất như bờ tre, bến nước, cây đa,
sân đình. Tôi hướng dẫn cho các em quan sát từ tổng thể đến chi tiết. Tức là từ
hình dáng khái quát đến các đặc điểm chi tiết. Tôi có thể đàm thoại với học sinh
về đề tài tự chọn. Các em quan sát cảnh thực tế đang trải nghiệm sau đó thể hiện
chúng trên bài vẽ của mình với nét vẽ độc đáo riêng biệt của từng em. Như vậy
tranh vẽ của học sinh sẽ phong phú sinh động hơn là bắt chước tranh mẫu hoặc
tranh vẽ các bạn. Từ đó các em nhận ra được cái hay cái đẹp và cái chưa đẹp
trong tranh của mình. Việc quan sát nhận xét thường xuyên sẽ giúp các em dần
dần hình thành các năng lực: nhận thức thẩm mỹ, đánh giá thẩm mỹ… Giúp cho
các em rút ra được kinh nghiệm cho bản thân và học tập được cái hay cái đẹp
của các bạn. Như vậy khi vẽ tranh các em sẽ phát huy những mặt tốt, hạn chế
trong cách sắp xếp bố cục và sử dụng màu sắc. Sau khi học sinh quan sát tôi
24
hướng dẫn phân tích cách sắp xếp bố cục trong tranh đâu là hình ảnh chính, đâu
là hình ảnh phụ. Qua đó thể hiện nội dung của chủ đề như thế nào, cách sử dụng
màu sắc ra sao…Sự phân tích của giáo viên sẽ củng cố thêm những kiến thức về
cách vẽ.
Quan sát cảnh đẹp quê hương (cảnh cầu ngói Hải Anh)
* Tìm bố cục:
Tôi hướng dẫn cho học sinh thấy được tranh đề tài cần xác định hình ảnh
chính, hình ảnh phụ. Hình ảnh chính nói lên đề tài nên bố cục thường được đặt ở
trọng tâm bức tranh. Có nhiều kiểu bố cục, có thể hình ảnh chính nằm trong hình
tròn, chữ nhật hoặc tam giác…
* Hướng dẫn học sinh vẽ chi tiết:
– Trong tranh đề tài, hình ảnh nói lên được nội dung đề tài nên hình vẽ là
một phần rất quan trọng trong tranh đề tài. Qua bài kí họa phong cảnh, kí họa
dáng học sinh đã biết thực hiện ghi chép lại từ cuộc sống để áp dụng vào trong
bài vẽ tranh đề tài. Những trải nghiệm đa dạng từ những lần thực tế tại địa
phương đó chính là phương pháp quan sát. Cần lưu ý học sinh cách chọn hình
ảnh chính, hình ảnh phụ và cách sắp xếp các hình ảnh đó sao cho hợp lí, cân đối,
25
có trọng tâm, rõ nội dung. Tùy theo từng bài mà chọn hình ảnh và sắp xếp bố
cục cho phù hợp, tránh rườm rà hay sơ lược đơn điệu.
Dựa trên mảng hình đã phác để vẽ các hình dáng cụ thể (con người, cảnh
vật) vào các mảng hình đó. Giáo viên hướng dẫn học sinh nên chọn những hình
dáng các nhân vật sinh động, đặc trưng và có sự khác nhau, có dáng tĩnh, dáng
động, các động tác phải ăn ý hợp lý, thể hiện rõ nội dung đề tài.
Có thể kết hợp mảng và nét (có nét đậm, nét nhạt tạo sự phong phú).
Tôi nhắc học sinh vẽ phác hình nhẹ tay, không nên đè mạnh tay để bài vẽ
không có vết hằn, khi chỉnh sửa dễ tẩy xóa và không làm rách giấy, lúc vẽ màu
tranh sẽ đẹp hơn.
Ở từng bước vẽ, tôi minh họa và đặt câu hỏi để học sinh nhớ cách vẽ
* Hướng dẫn học sinh vẽ màu.
Màu sắc được coi là một thứ ngôn ngữ quan trọng của hội họa, truyền tải
tâm tư tình cảm và tính cách của người vẽ. Do đó màu sắc đóng góp lớn vào sự
thành công của bài vẽ. Màu sắc không thể và không bao giờ tách khỏi môi
trường sống của con người. Chính vì vậy, khi được trải nghiệm thực tế quan sát
đoạn đường giao thông, phong cảnh đẹp của địa phương các em đã biết biến đổi
cuộc sống đa dạng màu sắc vào tranh.
Để học sinh vẽ màu tự do theo ý thích, chắc chắn các em sẽ phát huy được
năng lực của bản thân và bộc lộ rõ cá tính của mình. Song nếu không có sự quan
tâm, hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên thì nhiều học sinh sẽ bị lúng túng, vẽ màu
sẽ bị quá lòe loẹt hoặc tối xỉn hay sử dụng những màu không ăn nhập với nhau.
Từ các quy trình trên đã hình thành cho học sinh các năng lực nhận thức
thẩm mỹ, đánh giá thẩm mỹ, sáng tạo thẩm mỹ, năng lực giao tiếp, hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự chủ và tự học… là tiền đề để góp phần hình
thành các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm cho
các em.
Một số sản phẩm sau buổi trải nghiệm vẽ cảnh đẹp của địa phương:
26
Cầu Ngói (Mai Khanh lớp 9A)
Cảnh hồ sen Chùa Lương (Vũ Tấn Hoàng Lớp 9A)
27
+ Trải nghiệm đi vẽ thực tế tại các ngõ xóm, khu dân cư, làng nghề,..
Tôi lên kế hoạch chi tiết xin chỉ đạo của ban giám hiệu kết hợp giáo viên
môn hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, tổng phụ trách Đội, Đoàn thanh niên
tổ chức, hướng dẫn học sinh tham quan trải nghiệm, quan sát những hình ảnh
đẹp thực tế tại các ngõ xóm, khu dân cư, làng nghề và ghi chép lại hình ảnh đó
làm tư liệu cho các bài vẽ tranh đề tài. Ngoài ra tham quan, dã ngoại còn là hình
thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với học sinh. Mục đích của tham quan,
dã ngoại là để các em học sinh được đi qua sát, tìm hiểu và học hỏi kiến thức,
tiếp xúc với các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, văn hóa, công trình,
nhà máy hoặc một địa danh nổi tiếng của đất nước ở xa hay ngay tại địa phương
nơi các em đang sống, học tập… Từ đó giúp các em có được những kinh nghiệm
từ thực tế, từ các mô hình, cách làm hay và hiệu quả trong một lĩnh vực nào đó,
từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em. Qua đây giáo dục định
hướng nghề cho các em trong tương lai.
Một số hình ảnh học sinh trải nghiệm thăm quan làng nghề tại địa phương:
Một số hình ảnh học sinh trải nghiệm tham quan xưởng mộc
28
Một số hình ảnh học sinh trải nghiệm tham quan xưởng may
Các chuyến tham quan, dã ngoại di tích như khu di tích cầu ngói chợ
Lương ngay tại nơi các em sinh ra. Cầu ngói chợ Lương (xã Hải Anh, huyện Hải
Hậu) là một trong những cây cầu mái cổ xưa, nổi tiếng của tỉnh Nam Định nói
riêng và của cả nước nói chung Cầu được xây dựng vào đời Hồng Thuận (1509-
1515). Cầu được công nhận di tích lịch sử văn hóa Quốc Gia. Do nằm ở vị trí
đặc biệt, giao thông đi lại thuận lợi nên nhiều năm qua, cầu ngói chợ Lương là
điểm dừng chân lý tưởng của nhiều du khách trong và ngoài tỉnh.
Vì cầu Ngói nằm gần với chợ Lương nên qua mỗi phiên chợ một lượng
rác thải lớn của một số người chưa có ý thức đã xả thải bừa bãi không đúng nơi
quy định làm mất đi tính mĩ quan ở khu di tích.
Qua hoạt động trải nghiệm này các em sẽ hiểu hơn về danh lam thắng
cảnh ngay tại nơi quê hương của mình, từ đó có hành động cụ thể để tuyên
truyền, bảo tồn và giữ gìn nét văn hóa ngay tại quê nhà bằng những việc làm cụ
thể như: vẽ tranh, gây quỹ ủng hộ môi trường xã.
29
Đấu giá sản phẩm Tre làng (Phạm Tâm Đan 9B) gây quỹ ủng hộ môi
trường xã 1.000.000đ
– Những hoạt động ý nghĩa sau buổi trải nghiệm
Qua chuyến trải nghiệm các em đã hiểu sự cần thiết phải bảo vệ khu di
tích lịch sử của xã nhà, ngay từ buổi trải nghiệm đó bằng những việc làm cụ thể
và bắt tay hành động ngay là một buổi vệ sinh quanh khu vực di tích lịch sử, sau
buổi thăm quan các em được tăng cường cơ hội được giao lưu, chia sẻ và thể
hiện những khả năng vốn có của mình, đồng thời giúp các em cảm nhận được vẻ
đẹp của quê hương đất nước, hiểu được các giá trị truyền thống và hiện đại. Từ
đó các em có kế hoạch tuyên truyền bằng các hoạt động vẽ tranh và giữ gìn bằng
các hoạt động vệ sinh môi trường, bảo tồn khu di tích, qua đó giáo dục các em
có ý thức trong việc giữ gìn, phát huy, bảo tồn những truyền thống tốt đẹp đáng
tự hào của quê hương.
Tương tự như khi vẽ phong cảnh quê hương của học sinh từ lớp 6, lớp 7,
lớp 8 đến lớp 9, các em đã có thể tự hình thành được ý tưởng, bố cục của tranh
vẽ và bắt đầu vẽ tranh theo những gì các em hiểu biết.
30
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: