dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Giải pháp tăng cường hiệu quả dạy và học trực tuyến môn tiếng Anh trong nhà trường

SKKN Giải pháp tăng cường hiệu quả dạy và học trực tuyến môn tiếng Anh trong nhà trường

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Hiện nay dạy học trực tuyến đang là hình thức giáo dục phổ biến ở nhiều
quốc gia. Rất có thể sẽ thay thế các hình thức dạy học truyền thống trong tương
lai. So với các lớp học truyền thống, khi tham gia các lớp học trực tuyến, người
học có thể hoàn toàn chủ động về mặt thời gian, không gian học tập. Điều này
lại càng phù hợp cho những người bận rộn, khó sắp xếp thời gian cho những lớp
học với khung giờ cố định. Đặc biệt trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19
thì dạy học trực tuyến lại là lựa chọn tối ưu nhất và ngày càng phát huy nhiều ưu
điểm nổi bật.
Trên thực tế, việc dạy học trực tuyến có nhiều lợi ích. Một trong những lợi
ích đầu tiên của việc học online đó chính là sự tiện lợi. Thay vì phải tìm kiếm một
địa điểm học và giảng dạy thì người dạy và người học có thể thực hiện ngay tại
nhà. Giáo viên và học sinh hoàn toàn có thể tương tác trên máy tính bảng hoặc là
máy tính xách tay đều được. Đồng thời địa điểm học có thể là bất cứ nơi đâu và
bất cứ lúc nào. Việc học online còn giúp tiết kiệm được thời gian cho cả giáo viên
và học sinh. Đặc biệt, các phụ huynh không mất thời gian di chuyển, đưa đón con
và không cần phải lo lắng quá nhiều về việc không thể quản lý con cái.
Với số lượng lớp học quá đông thì có một số học sinh không thể nhìn rõ
được chữ trên bảng của cô giáo. Điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến khả năng
học tập và tiếp thu của học sinh. Trong khi đó việc lựa chọn đọc online sẽ giúp
cho tất cả lớp theo dõi toàn bộ quá trình giải bài, và nhìn rõ tất cả nội dung.
Việc học trực tuyến sẽ làm tăng tính linh hoạt trọng quá trình dạy và học.
Đôi bên có thể ghi lại hình của buổi học ngày hôm đó và xem xét lại nếu cần
thiết. Điều này giúp giáo viên rút kinh nghiệm cho những bài giảng sau. Song
song đó, người tham gia cũng có thể xem lại bài giảng bất cứ lúc nào. Lợi ích
của việc học trực tuyến còn thể hiện ở điểm, cả học sinh và giáo viên đều có thể
truy cập tìm kiếm tài liệu mở rộng mà không bị giới hạn bên trong giáo trình.
Điều này sẽ giúp cho các dẫn chứng trở nên phong phú, tăng khả năng tư duy và
giải quyết vấn đề cho học sinh.
Chi phí cũng là một trong những vấn đề khiến cho nhiều người lựa chọn
việc học online. Hầu hết các chương trình trực tuyến đều sẽ có mức giá thành
phải chăng hơn so với việc lựa chọn học truyền thống. Bên cạnh đó, người học
còn tiết kiệm được chi phí đi lại hay là chi phí di chuyển, chỉ cần sở hữu một
2
chiếc máy tính có kết nối internet thì bạn có thể học tập thoải mái tại nhà. Các
học sinh có thể thảo luận mà không cần phải ở cùng trong một phòng.
Lưu trữ tài liệu học tập dễ dàng cũng là một điểm cộng của dạy học trực
tuyến. Việc có quá nhiều sách vở đôi khi sẽ gây ra những phiền toái nhất định
cho người học. Học sinh sẽ không thể nhớ hết được mình đã để tài liệu ở đâu.
Đồng thời nó cũng chiếm mất khá nhiều không gian lưu trữ. Tuy nhiên lợi ích
của việc học online ở đây là tất cả tài liệu sẽ được gói gọn trong chiếc máy tính
và người học chỉ cần mở ra tìm kiếm bất cứ lúc nào bạn muốn.
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, không chỉ các trường phổ thông mà hầu
hết trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam đều đã điều chỉnh phương thức giảng dạy
từ trực tiếp sang trực tuyến. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu trong thời điểm
này, để đảm bảo an toàn cho học sinh. Nhưng để có được những giờ học
online chất lượng và thực sự hiệu quả, cần nỗ lực rất lớn của cả thầy và trò.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến khó lường như hiện nay,
việc tạm dừng đến trường là một giải pháp vừa để phòng dịch, vừa đảm bảo sức
khỏe, an toàn cho học sinh. Với tinh thần “tạm dừng đến trường nhưng không dừng
việc học”, nhiều phụ huynh và thầy cô đã tích cực chuẩn bị hành trang cho con em
học tập trong tình hình mới, với hình thức dạy và học trực tuyến.
Đầu tiên phải có phần mềm dạy học, đường truyền mạng tốt; cần thiết bị
công nghệ của giáo viên và học sinh. Đặc biệt, việc chuẩn bị bài và kỹ năng của
giáo viên đóng vai trò quan trọng để tạo nên những giờ học online hiệu quả. Ví
dụ, thầy cô phải có kỹ năng quản lý giờ dạy trên không gian mạng, như điểm
danh học sinh trước khi bắt đầu tiết dạy, tạo một số trò chơi để khởi động, tạo
hứng thú học tập cho học sinh.
Vì sự an toàn của học sinh, toàn ngành Giáo dục đã kích hoạt việc dạy
học trực tuyến, không tập trung đông người tại trường học nếu dịch bệnh chưa
được kiểm soát. Thuận lợi của năm học này là cả giáo viên và học sinh đã có
kinh nghiệm học trực tuyến từ lần dịch đầu năm 2020 nên hầu hết đều không
gặp bỡ ngỡ trong khi triển khai. Tuy nhiên, không phải khó khăn không còn. Dù
là giải pháp tối ưu, nhưng dạy học trực tuyến có những hạn chế nhất định như
thầy trò ít được tương tác trực tiếp, chất lượng tiết học phụ thuộc vào cơ sở hạ
tầng kỹ thuật, đường truyền mạng, kỹ năng sử dụng công nghệ của giáo viên
(ngoài vấn đề nghiệp vụ sư phạm). Giáo viên quay video và đưa lên YouTube để
các em có thể theo dõi. Những học sinh nào không có thiết bị học tập, giáo viên
3
đến tận nhà để giao bài tập. Chúng ta có thể đa dạng hóa các phương thức dạy
học, dạy qua Internet, truyền hình, hay gửi các kho học liệu cho học sinh tự học.
Nếu giáo viên chủ động, sáng tạo và sự đồng hành của học sinh, phụ huynh thì
chắc chắn sẽ có cách vượt khó.
Ngoài ra, quan trọng nhất là phải xây dựng được chương trình dạy học
trực tuyến bài bản, đáp ứng được khung chuẩn đầu ra cho học sinh theo quy định
của Bộ GDĐT. Bên cạnh đó, khâu tập huấn kỹ năng, phương pháp dạy học trực
tuyến cho giáo viên cũng đóng vai trò quan trọng.
Hiện nay, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19,
Bộ GDĐT đã chỉ đạo các cơ quan quản lý giáo dục, nhà trường thực hiện các
giải pháp đẩy mạnh việc dạy – học trực tuyến qua Internet. Đồng thời, hướng
dẫn xây dựng chương trình, học liệu, tổ chức giảng dạy, đánh giá công nhận kết
quả và huy động các nguồn lực xã hội hóa tham gia đảm bảo điều kiện cơ sở vật
chất, nhân lực cần thiết cho việc học online này.
Hiện nay, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19,
Bộ GDĐT đã chỉ đạo các cơ quan quản lý giáo dục, nhà trường thực hiện các
giải pháp đẩy mạnh việc dạy – học trực tuyến qua Internet. Đồng thời, hướng
dẫn xây dựng chương trình, học liệu, tổ chức giảng dạy, đánh giá công nhận kết
quả và huy động các nguồn lực xã hội hóa tham gia đảm bảo điều kiện cơ sở vật
chất, nhân lực cần thiết cho việc học online này.
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2020 – 2021, triển khai
nhiệm vụ năm học 2021 – 2022 đối với giáo dục tiểu học, Bộ trưởng Nguyễn
Kim Sơn nhấn mạnh: “Ngành giáo dục cần chuyển trạng thái để thích ứng, giảm
thiểu các tổn thương, tác động tiêu cực đến giáo dục”.
Bộ trưởng cũng yêu cầu xác định năm học mới việc dạy học trực tuyến
không còn ở thế tạm thời nữa mà phải xác định dịch COVID – 19 là câu chuyện
lâu dài để thích ứng. Để đạt hiệu qủa, chất lượng dạy học trong bối cảnh mới đòi
hỏi người thầy vẫn phải tâm huyết, linh hoạt, phát huy tính chủ động tối đa để
đạt được mục tiêu về chất lượng.
Dạy học trực tuyến được coi như một công cụ mới để giảng dạy đòi hỏi
những thay đổi cơ bản trong các yếu tố của quá trình học tập, đó là: môi trường,
giáo viên, học sinh và nội dung. Học trực tuyến tại Việt Nam và trên thế giới đã
trở thành một nhu cầu cần thiết sau khi các trường học đóng cửa vì Covid-19,
cũng như xu thế của một nền giáo dục mở, linh hoạt trong bối cảnh cuộc cách
4
mạng số. Tuy nhiên, việc học tập trực tuyến vẫn đang phải đối mặt với nhiều
thách thức, bao gồm nhu cầu chưa được đáp ứng về năng lực và kỹ năng công
nghệ thông tin tiên tiến mà giáo viên yêu cầu phải chuẩn bị, lập kế hoạch, sắp
xếp và cung cấp chương trình giảng dạy cũng như thực hiện đánh giá bằng các
công cụ và phương pháp trực tuyến; các quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn chất
lượng chương trình đào tạo trực tuyến mới đang trong quá trình xây dựng, ban
hành… Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay rất cần tinh thần chủ động, tích cực của
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, sự hỗ trợ, tạo điều kiện của cơ quan quản lý các
cấp, sự tích cực tương tác của người học, sự hỗ trợ của gia đình và xã hội, đặc
biệt là tinh thần tự học tập, bồi dưỡng, không ngừng vận dụng sáng tạo các kiến
thức, kỹ năng số của đội ngũ giáo viên trong dạy học trực tuyến, để dạy học trực
tuyến sẽ trở thành công cụ hữu hiệu góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, tạo
cơ hội cho người học, hình thành xã hội học tập, học tập suốt đời cho người lao
động, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam./.
Trường THPT Trần Hưng Đạo là một trong những trường xây dựng
chất lượng cao tại tỉnh Nam Định, với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự tin
tưởng của phụ huynh và đặc biệt là với sức trẻ, với sự năng động sáng tạo, yêu
nghề của đội ngũ các thầy cô giáo đã tạo nên một địa chỉ tin cậy cho nhân dân
thành phố Nam Định tin tưởng gửi gắm con em mình. Một trong những yếu tố
góp phần vào thành công của nhà trường chính là sự tiếp cận nhanh nhạy kịp
thời với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay. Cùng với tình hình phát
triển của dịch bệnh Covid 19 đã đặt ra nhu cầu thực sự cho việc học tập của học
sinh. Là một giáo viên tiếng Anh, tôi đã tiên phong trong những ngày đầu dạy
trực tuyến trong nhà trường, tôi cũng đã tích lũy được một số kinh nghiệm từ
việc dạy học trực tuyến. Từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp tăng
cường hiệu quả dạy và học trực tuyến môn tiếng Anh trong nhà trường” để
viết sáng kiến kinh nghiệm với mong muốn được sẻ chia kinh nghiệm, trao đổi
thông tin giúp trường tôi đang công tác cũng như các trường khác có những giải
pháp tốt để tăng cường hiệu quả dạy và học trực tuyến trong nhà trường. Tôi hi
vọng góp phần nâng cao chất lượng dạy của giáo viên và chất lượng học của học
sinh; đáp ứng nhu cầu học mọi lúc, mọi nơi của học sinh. Giải quyết vấn đề học
tập của học sinh trong thời kì dịch bệnh hoành hành; định hướng lâu dài cho
giáo dục của trường THPT Trần Hưng Đạo, phù hợp với mục tiêu đổi mới giáo
dục hiện nay.
5
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1. Thực trạng việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học tại
trường THPT Trần Hưng Đạo
Nhiều năm trước, việc triển khai ứng dụng CNTT cho thấy: Phần lớn giáo
viên mong muốn, hứng khởi ứng dụng CNTT trong dạy học, một số lại tỏ ra
bình thường và không thích. Tuy vậy, trong quá trình triển khai nhiều giáo
viên còn gặp khó khăn bởi hạn chế các kĩ năng như soạn thảo văn bản,
PowerPoint, Internet, nhiều giáo viên chưa đủ điều kiện kinh tế để sắm được
máy tính, máy in, có giáo viên còn nhận thức mơ hồ về CNTT, lúng túng khi sử
dụng máy tính và các phần mềm, chưa biết khai thác mạng Internet để hỗ trợ đắc
lực vào việc tìm kiếm tài liệu bổ sung giáo án.
Mặt khác cũng không hiếm tình trạng giáo viên lạm dụng
mạng Internet để khai thác thiếu tích cực giáo án của đồng nghiệp. Sao chép sửa
chữa không phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện dạy học của chính mình. Và hệ
quả tất yếu của sao chép là giáo viên không chỉ thụ động, lười nghiên cứu bài
giảng, hiệu quả giảng dạy giảm rõ rệt.
Công tác tập huấn cho giáo viên để ứng dụng CNTT vào giảng dạy cũng
không được triển khai theo định kỳ, thậm chí bỏ ngỏ. Trong khi đó, để giáo viên
ứng dụng thành thạo CNTT, soạn thảo thành thạo giáo án điện tử … luôn đòi hỏi
giáo viên tự học tập nghiên cứu và được các chuyên gia trong lĩnh vực tập huấn,
giảng dạy thường xuyên. Trong thời gian đó, nhà trường đã triển khai đào tạo,
bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, song mới chỉ dừng lại ở xóa mù kiến thức tin
học. Cũng chính bởi những nguyên nhân chính này mà việc đổi mới PPDH bằng
ứng dụng CNTT, giáo án điện tử vẫn chỉ dừng lại ở việc khuyến khích, động
viên giáo viên sử dụng thay vì trở thành quy định, chỉ tiêu, điều kiện phải đáp
ứng khi giáo viên lên lớp.
Một vài năm trở lại đây lãnh đạo nhà trường đã xác định: Sử dụng CNTT
thành công cụ dạy học hữu ích trong nhà trường. Để ứng dụng CNTT vào hoạt
động giảng dạy giúp nâng cao hiệu quả giáo dục đòi hỏi mỗi giáo viên phải đáp
ứng được những năng lực cần thiết. Giáo viên ngoài hiểu biết về lợi ích, hiệu
quả của CNTT mang đến trong dạy học cần phải biết cả những khó khăn, hạn
chế để tìm cách khắc phục, xử lý và sử dụng một cách hiệu quả nhất. Quá trình
ứng dụng CNTT vào giảng dạy hết sức tránh tình trạng đổi mới phương pháp
6
dạy học nhưng giáo viên chưa nghiên cứu kỹ, dẫn tới ứng dụng không đúng chỗ,
không đúng lúc và thậm chí lạm dụng công nghệ.
Các tổ chuyên môn luôn xác định rằng: Dù công nghệ có hiện đại đến
đâu, song yếu tố quyết định đổi mới phương pháp giảng dạy qua CNTT vẫn là
khả năng, sự sáng tạo linh hoạt của các thầy cô. Có những bài giảng sẽ sinh
động và giúp HS hứng thú với học tập, tiếp thu nhanh hơn nếu khai thác được
hình ảnh trực quan, thông tin mới cập nhật… qua CNTT. Song có những bài học
lại hiệu quả hơn học sinh nếu thầy cô áp dụng phương pháp giảng dạy truyền
thống hoặc thông qua giáo dục trải nghiệm. Ứng dụng CNTT vào dạy học thực
sự cần thiết và mang tới hiệu quả hơn ở tất cả các bộ môn trong nhà trường. Và
các thầy cô luôn nhận thức vấn đề quan trọng, cần thiết trong ứng dụng công
nghệ thông tin vào giảng dạy bên cạnh đòi hỏi năng lực của người thầy khi sử
dụng còn là sự sáng tạo linh hoạt để biến công nghệ thông tin thành lợi thế hiệu
quả thay vì cứng nhắc, hoặc sử dụng cho đủ.
Nhà trường yêu cầu tối đa mỗi giáo viên phải thực hiện tối thiểu 30 tiết
dạy có sử dụng công nghệ thông tin mỗi học kỳ, có đăng ký và có giám sát của
Ban thi đua, từ nó tạo được phong trào nghiên cứu, tự học, sử dụng CNTT mạnh
mẽ trong nhà trường.
Tổ Ngoại ngữ – trường THPT luôn đi đầu trong việc sử dụng CNTT trong
dạy học, với đặc thù môn học, các giáo viên ngoại ngữ thuận lợi hơn so với các
bạn đồng nghiệp tại các tổ khác vì có sẵn ngôn tiếng Anh trên nền tảng CNTT.
1.2. Thực trạng việc dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Hưng
Đạo trước thời điểm dịch bùng phát
Qua khảo sát cho thấy việc quan tâm đến dạy học trực tuyến của giáo viên
trước khi có dịch Covid 19 còn ở mức độ hạn chế. Rất nhiều giáo viên không
quan tâm tới hình thức dạy học này, đa số thường bằng lòng với hình thức dạy
học truyền thống. Việc có suy nghĩ là dạy học trực tiếp đã đủ cho nghề dạy học,
chính việc bằng lòng với hiện tại đã bỏ lỡ cơ hội học tập nâng cao kiến thức, kĩ
năng về sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Tình trạng này gặp nhiều
ở các giáo viên lớn tuổi và có khá hơn ở các giáo viên trẻ tuổi, mới ra trường.
Nguyên nhân là do tuổi tác và sức ì dẫn đến các giáo viên cũng không có nhu
cầu về áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Mặt khác do học sinh cũng
chưa có kĩ năng tương tác trực tuyến nên giáo viên thường ngại khó trong việc
tổ chức lớp học trực tuyến. Học sinh chưa có tinh thần tự học, ý thức tự giác.
7
Hầu hết giáo viên còn ở mức độ chưa đạt trong việc sử dụng phần mềm trực
tuyến để dạy học. Việc thiếu kĩ năng soạn bài hay kĩ năng xử lí tình huống về kĩ
thuật công nghệ đã tạo nên rào cản cho giáo viên. Tuy nhiên, yếu tố chủ quan
vẫn là tâm lí bằng lòng với thực tại, tư duy cố hữu, có sao dạy vậy, đã đánh mất
cơ hội học tập và áp dụng hình thức dạy học mới – dạy học online qua mạng
internet. Nhưng khi dịch bệnh hoành hành, nhận thức được dạy học trực tuyến là
nhu cầu cấp thiết, là vấn đề sống còn, vấn đề cốt tử trong nhà trường, lãnh đạo
nhà trường và đội ngũ giáo viên tự học, tự nghiên cứu, tự tập huấn cho nhau để
nhanh chóng đưa dạy học trực tuyến thành hoạt động giáo dục thường xuyên, đem
lại hiệu quả cao và luồng gió mới cho giáo dục tại trường THPT Trần Hưng Đạo.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1. Mục đích nghiên cứu sáng kiến
Sáng kiến nhằm nghiên cứu thực trạng của việc dạy học sử dụng CNTT,
dạy học trực tuyến trong trường học đặc biệt là môn tiếng Anh, từ đó chia sẻ các
giải pháp đã thực hiện trong quá trình dạy học trực tuyến môn tiếng Anh nhằm
nâng cao hiệu quả của việc dạy trực tuyến trong nhà trường.
2.2. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu
Giáo viên và học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo, sử dụng các phương
pháp biện chứng duy vật như: nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh
đối chiếu, thống kê, phỏng vấn, trao đổi ý kiến với giáo viên trong tổ, trong
trường đặc biệt chú trọng phương pháp tích hợp.
2.3. Những điểm mới của sáng kiến
Sáng kiến tập trung nghiên cứu các giải pháp, các kinh nghiệm về dạy học
trực tuyến, từ đó chia sẻ các giải pháp dạy học trực tuyến áp dụng trong trường,
trong tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trực tuyến đặc biệt
môn tiếng Anh để học sinh dù không được đến trường nhưng vẫn không bị gián
đoạn việc học để việc tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông 2018 không
bị ảnh hưởng.
2.4. Nội dung sáng kiến
2.4.1. Các khái niệm
a) Giải pháp
Theo A.M. Nezu, C.M. Nezu, and T.J. D’Zurilla định nghĩa “giải pháp là
cách thức để giải quyết vấn đền hoặc xử lý một tình huống khó khăn” (a means
of solving a problem or dealing with a difficult situation), theo Từ điển số thì
8
giải pháp có nghĩa là: – dt (H. giải: cởi ra; pháp: phép) là cách giải quyết một
vấn đề khó khăn, như vậy Giải pháp là phương pháp giải quyết vấn đề là cách
thức, hình thức diễn ra một hành động, khi bệnh dịch hoành hành, khi việc học
trực tiếp không thể thực hiện hoặc bị gián đoạn thì Bộ Giáo dục và đào tạo, các
Sở giáo dục, các nhà trường, các cơ sở giáo dục phải đưa ra một cách thức nào
đó để giải quyết tình hình, đó chính là đưa ra các giải pháp, trong đó có giải
pháp dạy học trực tuyến.
b) Dạy học trực tuyến
Theo GS. TS Lê Quân, Giám đốc ĐHQGHN “dạy học trực tuyến là hình
thức giáo dục online, giúp chúng ta có thể tiếp nhận thông tin dễ dàng, với các
phương tiện như: điện thoại, máy tính hoặc máy tính bảng có kết nối Internet.
Học sinh có thể học tập tại nhà hay bất cứ đâu mà không cần phải tới trường
học”, như vậy nói rộng ra dạy học trực tuyến (hay còn gọi là e-learning) là
phương thức học ảo thông qua một máy vi tính, điện thoại thông minh nối mạng
đối với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn bài giảng điện tử và phần mềm cần
thiết để có thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho học sinh học trực tuyến từ xa. Giáo viên có
thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đường truyền băng thông rộng hoặc kết
nối không dây (WiFi, WiMAX), mạng nội bộ (LAN). Mở rộng ra, các cá nhân
hay các tổ chức đều có thể tự lập ra một trường học trực tuyến (e-school) mà nơi
đó vẫn nhận đào tạo học viên, đóng học phí và có các bài kiểm tra như các trường
học khác. Thày Quân cũng bày tỏ rằng giáo dục trực tuyến cho phép đào tạo mọi
lúc mọi nơi, truyền đạt kiến thức theo yêu cầu, thông tin đáp ứng nhanh chóng.
Học viên có thể truy cập các khoá học bất kỳ nơi đâu như văn phòng làm việc, tại
nhà, tại những điểm Internet công cộng, 24 giờ một ngày, 7 ngày trong tuần. Kết
quả học tập của phương pháp học online không thua kém phương pháp học truyền
thống. Nhiều người cho rằng, dựa vào ưu điểm của phương pháp học online mà
nhiều người thấy nó dễ đào tạo hơn cách truyền thống.
Như vậy dạy học trực tuyến, dạy học online, hay e-learning có thể hiểu là
phương thức dạy và học thông qua sử dụng công nghệ mà vẫn có thể đảm bảo
chất lượng như dạy và học trực tiếp
2.4.2. Các giải pháp đã thực hiện để tăng cường hiệu quả dạy và học
trực tuyến môn tiếng Anh trong nhà trường
a) Đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho việc dạy học
trực tuyến
9
Những ngày đầu dạy học trực tuyến, khó khăn bủa vây giáo viên và học
sinh. Theo thống kê ban đầu khoảng 20% số học sinh không đủ điều kiện học
trực tuyến, Ban giám hiệu đã vận động giáo viên và phụ huynh hỗ trợ đồng
hành, chỉ trong một thời gian ngắn toàn bộ hoc sinh đã đươc trang bị thiết bị để
tham gia học trực tuyến. Thời gian đầu tại nhà trường, mạng Internet yếu, các
lớp học chưa đủ smart TV, nhưng ngay sau đó nhà trường đã trang bị các phòng
học, các tổ chuyên môn các trang thiết bị đầy đủ như camera, máy tính, smart
TV, cục phát wifi để giúp cho việc kết nối mạng trở nên dễ dàng. Ban giám hiệu
nhà trường phải mua camera, máy móc, nhà trường nâng cấp đường truyền,
chuyển đổi sang gói mạng cao cấp tạo nên các phòng dạy học trực tuyến tại
trường để giáo viên sử dụng. Do dạy trên Zoom với hàng loạt lỗi như bị thoát
ra, lớp học bị người ngoài vào phá rối, trường THPT Trần Hưng Đạo đã đăng ký
Office 365 để chuyển sang MS Teams. Nhiều ứng dụng khác trong bộ Office
365 được các cô giáo tổ Ngoại ngữ sử dụng như MS Sway, Skype, OneNote
Class Notebook, tải thêm rất nhiều ứng dụng khác để việc dạy trực tuyến hiệu
quả, như Azota để giao bài và thi trực tuyến, Wordwall hay Quizizz để tạo trò
chơi. Sau đó, các đồng chí tổ trưởng chuyên môn đã tham gia mua phần mềm
ZOOM bản quyền với giá ưu đãi để tránh tình trạng gián đoạn khi dạy trực
tuyến. Các thầy cô, đặc biệt giáo viên dạy Toán, đã mua thêm bảng viết điện tử
để dễ dàng ghi công thức, giúp học sinh cảm thấy như đang ngồi trước bảng đen
ở lớp, mua thêm phần mềm đọc sách để phục vụ việc dạy, khai thác phần mềm
miễn phí Azota để nộp và chấm bài, Classdojo hoặc Seesaw để khen thưởng, trò
chơi Lucky Number, Quizizz.
b) Bồi dưỡng đội ngũ sẵn sàng dạy học trực tuyến
Bên cạnh việc xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị thì bồi dưỡng
đội ngũ, đặc biệt là bồi dưỡng tại chỗ, mở các lớp tập huấn, tự tham gia các lớp
tập huấn, thay đổi nhận thức, chuyển đổi thái độ đối với việc dạy học trực tuyến
là vô cùng quan trọng. Bởi Ban giám hiệu nhà trường nhận định “Tất cả sự
chuẩn bị cơ sở vật chất sẽ không đạt hiệu quả cao nếu giáo viên không thực sự
cố gắng phát huy sự sáng tạo, linh hoạt và nỗ lực. Chỉ có đổi mới phương pháp
tiếp cận và dạy học, học sinh mới cảm thấy học mà như được giải trí, giảm áp
lực phải học trực tuyến quá nhiều”.
– Đầu tiên là phải thay đổi về thái độ, nhận thức đối với việc dạy trực
tuyến, từ đó mới thay đổi được hành động. Các giáo viên nhà trường nói chung
10
và giáo viên trong tổ Ngoại ngữ nói riêng phải luôn xác định ngừng đến trường
nhưng không ngừng học là một trong trong những thử thách mang tính lịch sử,
cuộc sống luôn có những khó khăn, thử thách và có những tình huống bất ngờ,
ngoài dự định. Và có khi những ước mơ bị trì hoãn bởi những thử thách, các
giáo viên đừng mất phương hướng, chìm đắm trong sự oán trách, tâm lý lo âu
trước dịch bệnh. Cuộc sống phải luôn giữ cho mình sự lạc quan. Trí tuệ và bản
lĩnh cần thể hiện vào lúc này, chuẩn bị tâm thế thoải mái, tự tin trước mọi khó
khăn trong đó có việc làm thế nào cho việc dạy học trực tuyến trở nên hiệu quả.
Giáo viên nên tin tưởng vào những tác động tích cực mà dạy học trực tuyến có
thể đem lại đối với cuộc sống và nghề nghiệp của mỗi cá nhân, cũng như các cơ
hội và thế mạnh của nó (Philomina & Amutha 2016). Họ cũng nên có thái độ
tích cực đối với sự thay đổi, sẵn sàng sử dụng các công cụ và công nghệ mới để
thích ứng với các tình huống mới. Thái độ tích cực đối với dạy học trực tuyến
cũng có thể xây dựng cho giáo viên sự tự tin, sự sẵn sàng, kỳ vọng tích cực, khả
năng tư duy và sáng tạo. Tầm quan trọng của việc giáo viên có thái độ tích cực
đối với dạy học là cần thiết để giáo viên tiến hành bước tiếp theo của quá trình
dạy học hiệu quả và truyền cảm hứng cho học sinh trong việc chấp nhận sự thay
đổi. Thái độ tích cực cũng giúp giáo viên dễ dàng chấp nhận sự thay đổi, tạo ra
sự thay đổi và chịu trách nhiệm khi đối mặt với khó khăn, phức tạp. Chấp nhận
thử thách và chịu trách nhiệm giúp tăng khả năng tiếp nhận E-learning của mọi
người. Niềm tin giữa các giáo viên về lợi ích của dạy học càng lớn, thì họ sẽ có
cơ hội sử dụng nó càng lớn (khả năng sự dụng chung, chia sẻ nguồn lực, tài liệu,
công cụ…).
– Tiếp theo là giáo viên cần sẵn sàng hợp tác, tham gia tập huấn, đam mê

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *