dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Hướng dẫn học sinh một số phương pháp ôn và làm câu hỏi trắc nghiệm để chinh phục điểm cao môn Lịch sử thi tốt nghiệp THPT

SKKN Hướng dẫn học sinh một số phương pháp ôn và làm câu hỏi trắc nghiệm để chinh phục điểm cao môn Lịch sử thi tốt nghiệp THPT

ĐIỀU KIỆN TẠO RA SÁNG KIẾN
Dân tộc Việt Nam có lịch sử từ lâu đời, với quá trình hàng nghìn năm dựng
nước và giữ nước. Nhân dân ta không chỉ có truyền thống dân tộc anh hùng mà
còn có kinh nghiệm phong phú, quý báu về việc giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ,
về việc rút bài học quá khứ cho cuộc đấu tranh và lao động trong hiện tại. Kiến
thức Lịch Sử góp phần xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, trở thành vũ
khí sắc bén trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Ngày nay, cùng với quá
trình quốc tế hóa ngày càng mở rộng thì trở về nguồn cũng là một trong những
xu thế chung của các dân tộc trên thế giới. Với chúng ta, đó chính là sự tìm tòi,
phát hiện ngày càng sâu sắc hơn những đặc điểm của xã hội Việt Nam, những
phẩm chất cao quý, những giá trị truyền thống và những bài học lịch sử giúp
chúng ta lựa chọn và tiến hành bước đi thích hợp, hướng mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Học lịch sử, hiểu lịch sử, để góp phần làm
người có ích. Lời nói đầu của Hiến Pháp năm 2013 ghi rõ: “Trải qua mấy nghìn
năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng
để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân
nghĩa, kiên cường, bất khuất và xây dựng nền văn hiến Việt Nam”.
Tại Đại hội của Hội Khoa học lịch sử diễn ra ngày 30/11/2015, Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang đã nhấn mạnh: “Hội Khoa học lịch sử Việt Nam phải có
trách nhiệm làm cho các cơ quan quản lý và xã hội thấy được tầm quan trọng
của môn Lịch sử trong hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời có những đóng góp
tích cực trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học môn Lịch sử”. “Cần
triển khai tích cực những hoạt động để nâng cao hiểu biết và niềm yêu thích của
nhân dân, nhất là những thế hệ trẻ đối với lịch sử dân tộc”.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức,
kĩ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người
học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học
chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã
hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
và truyền thông trong dạy và học”, “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp
thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách
quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo
các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công
nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học và đánh giá cuối
6
kì, cuối năm học, đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học, đánh
giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và xã hội”.
Từ năm 2016 – 2017, bộ môn Lịch sử đã có một thay đổi to lớn. Bộ GD –
ĐT đã quyết định thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá. Theo đó,
bộ môn Lịch sử được kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Bộ môn
Lịch sử nằm trong tổ hợp môn xã hội: Sử – Địa – Giáo dục công dân khi kiểm tra
THPT Quốc gia (Từ năm 2020 là kì thi tốt nghiệp THPT) cho học sinh lớp 12.
Sự thay đổi này đã tạo nên một sự chuyển biến lớn trong việc ôn luyện và kiểm
tra thi THPT bộ môn Lịch sử.
Hiện nay ở các trường phổ thông, đã áp dụng rất nhiều phương pháp dạy
học, nhiều phương tiện kĩ thuật mới và bước đầu mang lại những hiệu quả thiết
thực cho quá trình dạy và học, nhất là đối với bộ môn lịch sử. Quá trình sử dụng
công nghệ thông tin trong dạy học là một xu thế hiện nay đã mang lại hiệu quả
đáng kể. Hay áp dụng nguyên tắc dạy học liên môn, dạy học theo nhóm, dạy học
theo chuyên đề… đã góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả dạy học môn
lịch sử.
Việc thay đổi hình thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm, đã tác động lớn
đến sự thay đổi về phương pháp học và kết quả môn học. Sự thay đổi phương
pháp thi theo hướng mới khiến không ít học sinh, nhất là các em học sinh lớp 12
băn khoăn, thắc mắc về phương pháp học, phương pháp ôn thi, phương pháp làm
bài như thế nào để có kết quả tốt nhất. Sự thay đổi này cũng gây không ít khó
khăn cho giáo viên trong việc ôn tập, hệ thống hóa kiến thức cho học sinh.
Từ thực tế nhiều năm hướng dẫn học sinh ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch
sử (từ năm học 2016 -2017 đến năm học 2018 – 2019) và ôn thi tốt nghiệp (năm
học 2019 – 2020 và 2020 -2021). Qua kết quả các kì thi những năm trước cho
thấy, rất nhiều em yêu thích môn lịch sử và lựa chọn môn này làm môn thi nhưng
lại khó khăn trong việc tìm ra phương pháp học tập, ôn luyện. Không ít học sinh
rất tự tin vào kiến thức của mình, kể cả một số học sinh đã từng ôn thi học sinh
giỏi, hay những em có định hướng theo khối C nhưng vẫn lúng túng khi xác định
và trả lời các dạng câu hỏi trắc nghiệm. Do đó, kết quả thi thường không tương
xứng với kiến thức mà các em đang có. Học sinh cần có sự điều chỉnh phương
pháp học để khắc phục những hạn chế trên.
Bản thân Tôi là giáo viên trực tiếp hướng dẫn học sinh ôn thi môn Lịch sử,
đây là môn học đòi hỏi độ tư duy cao, không chỉ học thuộc hay chăm chỉ giải đề
trắc nghiệm, môn Sử yêu cầu các em có cách học và ôn thi đúng đắn. Từ thực
tiễn giảng dạy, Tôi luôn trăn trở để tìm ra những phương pháp và cách thức ôn
tập phu hợp nhằm nâng cao chất lượng cho bài thi của học sinh. Vì vậy, Tôi đã
nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “HƯỚNG DẪN HỌC SINH MỘT SỐ
7
PHƯƠNG PHÁP ÔN VÀ LÀM CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỂ CHINH
PHỤC ĐIỂM CAO MÔN LỊCH SỬ THI TỐT NGHIỆP THPT”
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Trước khi tạo ra sáng kiến
Những năm gần đây bộ môn Lịch sử áp dụng hình thức thi trắc nghiệm
trong kì thi THPT quốc gia, bên cạnh những câu hỏi cơ bản đa phần kiến thức
trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 và phần lớp 11, còn có những câu hỏi đòi hỏi
thí sinh phải vận dụng kiến thức khái quát và tư duy lịch sử giữa các sự kiện lịch
sử có liên quan phần kiến thức và thực tế phần tư duy kiến thức lịch sử, nhận biết
“bản chất” của câu hỏi là mấu chốt để thí sinh tìm ra đáp án trả lời chính xác nhất.
Học để thi trắc nghiệm khác xa so với học để thi tự luận. Số lượng câu hỏi
nhiều và trải ra hết chương trình. Các câu hỏi dù ở mức độ nhận biết, thông hiểu,
vận dụng thấp hay vận dụng cao cũng chỉ có 4 phương án (A, B, C, D), trong đó
chỉ có 1 phương án đúng hoặc đúng nhất và 3 phương án gây nhiễu. Mỗi câu trắc
nghiệm trong đề thi sẽ bắt đầu bằng một câu hỏi hoặc mệnh đề dẫn luận liên quan
đến nội dung kiến thức trong chương trình. Các em dựa trên cơ sở kiến thức đã
có của mình để chọn phương án đúng nhất, đây là môn học không chỉ phục vụ
các bạn trong điểm số trên lớp còn là môn học được nhiều bạn học sinh lựa chọn
để thi vào các trường đại học như mong muốn. Vì vậy, việc học và làm bài thi để
đạt kết quả cao là quá trình dài đầy khó khăn thử thách, không hề dễ dàng, cần có
phương pháp học tập đúng đắn cùng với thái độ tích cực thì việc tiếp thu kiến
thức mới có hiệu quả.
1.1 Vai trò của môn Lịch sử ở trường THPT
Học môn học nào cũng thế, cũng rất cần thiết và quan trọng đối với các
bạn học sinh, môn lịch sử được đánh giá là môn học thiên về hiểu biết thực tế
nhiều nhất là môn cần có sự chính xác, đúng đắn về thông tin hay tin tức đưa ra.
Đơn giản cho thấy, kiến thức môn lịch sử được bắt nguồn từ những gì đã xảy ra
trong quá khứ, những vấn đề có thật trong cuộc sống được ông cha ta ghi lại trong
sách vở và thế hệ trẻ là người phải tiếp nối khối tri thức đó, học hỏi, phát triển và
giữ gìn nó từng ngày.
Lịch sử là môn học có vị trí rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ
thông, môn lịch sử không chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa
học về lịch sử để các em học sinh nhận thức được những nét khái quát về lịch sử,
mà còn giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự hào dân tộc về những thành tựu
lịch sử văn hóa dân tộc. Phần lịch sử thế giới giúp cho học sinh có cái nhìn tổng
thể về văn minh nhân loại, về những sự kiện lớn của thế giới…để từ đó các em
soi rọi vào lịch sử nước nhà, hiểu được quá trình phát triển của đất nước nằm
trong quá trình đi lên của thế giới. Trên cơ sở đó giáo dục lòng trân trọng, biết ơn
8
tổ tiên và những anh hùng dân tộc, ý thức trách nhiệm của bản thân trong học tập
và định hướng tư tưởng cho học sinh. Mỗi giáo viên chúng ta cần hiểu rằng việc
dạy học là việc làm đầy sáng tạo, lịch sử chính là cuộc sống, trong lịch sử chúng
ta thấy được gương mặt của quá khứ, thấy được công cuộc dựng nước, giữ nước
của cha ông ta, thấy được hiện thực cuộc sống, định hướng cho tương lai.
Theo PGS.TS Võ Văn Sen“lịch sử Việt Nam có hàng ngàn năm văn
hiến, lịch sử của ta đẫm máu và đầy những trang anh hùng ca chống chọi với các
kẻ thù lớn mạnh. Với bề dày lịch sử như thế, dạy học sinh hiểu, biết về sử cũng
như văn, tiếng Việt là vấn đề sống còn đất nước”. “Học sinh tốt nghiệp THPT thì
phải hiểu biết lịch sử dân tộc, hiểu biết về đất nước, phải có kiến thức căn bản
đó để trở thành một công dân, để làm người”. Học lịch sử, hiểu lịch sử, để góp
phần làm người có ích.
Lịch sử là quá khứ, là nơi chứa đựng giá trị văn hóa, là nguồn dữ liệu để
tham chiếu kinh nghiệm cha ông vào sự phát triển hôm nay. Đó là hồn cốt, truyền
tải những giá trị truyền thống, mà nếu không có lịch sử không thể hiểu được vị
trí của hiện tại, với ý nghĩa đó thì nếu lịch sử còn thì văn hóa còn, và văn hóa còn
thì dân tộc còn. lịch sử là cả một kho tàng kinh nghiệm vô cung phong phú mà
con người cần nhận thức để rút ra những bài học. Lịch sử như một dòng chảy
không ngừng từ khi con người xuất hiện, phát triển liên tục đến ngày nay và cả
mai sau.
1.2. Thực trạng dạy và học môn lịch sử
Lâu nay việc dạy và học Lịch sử luôn được dư luận xã hội quan tâm, là
giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT, Tôi thấy tồn tại nhiều
vấn đề có những thuận lợi cũng như khó khăn.
1.2.1. Về phía giáo viên
Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT rất nhiệt tình,
tận tâm trong giảng dạy, đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của bộ môn,
đều có kiến thức chuyên môn đạt chuẩn, luôn có xu hướng tìm tòi, tích lũy kiến
thức, tích cực đổi mới phương pháp dạy học sao cho thu hút học sinh.
Giáo viên giảng dạy tại các trường THPT không tránh khỏi những áp lực
lớn từ “căn bệnh thành tích” qua các cuộc thi, các kì thi, … với khối lượng kiến
thức nhiều mà thời lượng dành cho bộ môn ít, nên dẫn tới thực trạng dạy học môn
lịch sử ở một số trường trung học phổ thông chỉ là sự truyền thụ kiến thức một
chiều, cung cấp kiến thức một cách thụ động, làm cho bài giảng trở nên khô khan
dễ gây nên sự nhàm chán ở học sinh, hệ quả là làm cho học sinh không thích thú
với việc học sử. Đồng thời giáo viên dạy Lịch sử cũng chưa nhận được sự quan
tâm đúng mức của các cấp quản lý, phụ huynh học sinh về bộ môn.
1.2.2. Về phía học sinh
9
Đa số học sinh đều có thái độ tốt, hứng thú học tập với bộ môn, say mê sưu
tầm các loại tài liệu tham khảo bổ sung cho học tập, một số học sinh có năng
khiếu bộ môn có điều kiện để nghiên cứu chuyên sâu. Bên cạnh đó, nhiều em lại
không hứng thú với môn Lịch sử cho nên vẫn chưa chủ động khám phá kiến thức,
chưa chủ động lên kế hoạch học tập, đi học còn thiếu sách vở, không ghi chép
bài, không làm bài tập, nhiều học sinh còn không nắm được kiến thức cơ bản….
Thực tế có những em rất yêu thích lịch sử, học lịch sử rất tốt ở các năm học
trước nhưng đến kỳ thi THPT quốc gia, các em đành phải lựa chọn một cách thực
dụng để có thể đạt kết quả tốt nhất cho mục tiêu quan trọng nhất của tương lai –
đó chính là việc xét tuyển ĐH. Rất nhiều trường ĐH, ngành nghề trên ĐH đã từ
chối môn sử du ai cũng có thể chỉ ra rằng môn sử rất quan trọng cho nghề nghiệp
trong tương lai như báo chí, kiến trúc…, nên học sinh chẳng mấy quan tâm đến
học lịch sử cũng là dễ hiểu.
Môn sử chỉ còn xuất hiện trong tổ hợp bài thi xã hội để xét tốt nghiệp. Ngay
chính trong bài tổ hợp xã hội này, môn sử lại tiếp tục bị thờ ơ vì nó là gánh nặng
cho các em học sinh. Bài thi xã hội gồm có sử – địa – giáo dục công dân. Môn
giáo dục công dân nội dung ôn tập nhẹ nhàng, môn địa lý có cứu cánh là Atlat thì
môn sử gây lo sợ với khối lượng kiến thức quá nhiều. Cho nên sự lựa chọn của
các thí sinh là học sơ sài, không có hệ thống nhằm mục tiêu không bị điểm liệt là
đủ. Trong sự thờ ơ đó, nỗ lực của các giáo viên cũng như gió vào nhà trống và
phổ điểm u ám đối với bộ môn lịch sử là một hệ quả tất yếu. Đối với học sinh
khối 12, chương trình môn Lịch sử chiếm 1.5 tiết/tuần, lượng kiến thức khá nặng,
chưa kể thi theo cấu trúc của Bộ GD-ĐT trong những năm qua có cả kiến thức
lớp 11. Vì vậy, số lượng các em đăng kí thi THPT Quốc gia theo THXH và THTN
có sự chênh nhau rất lớn ở một số trường, trong đó có trường Tôi đang giảng dạy.
Trong bối cảnh học thực dụng như hiện nay, tình trạng học yếu môn lịch
sử sẽ còn tiếp diễn trong các năm sau vì việc điều chỉnh độ khó, dễ của đề thi chỉ
giải quyết được phần ngọn của vấn đề.
1.3. Kết quả thi THPT Quốc gia
1.3.1. Kết quả năm 2017
Theo báo VietNamNet – Ngày 7/7/2017 – (Xem phụ lục 1)
Theo đó, điểm trung bình của môn Lịch sử năm nay trên cả nước là 4.6
điểm. Số thí sinh có điểm dưới trung bình là 315.957 TS – chiếm 61,9%. Số TS
có điểm liệt (<=1 điểm) là 869 TS. Điểm số có nhiều TS đạt nhất là 4.0 điểm.
Cả nước có 107 TS đạt điểm 10 môn Lịch sử. Số TS đạt từ 9 đến 9,75 điểm
là 3876 TS. Có 501 TS có điểm 0.
1.3.2. Kết quả năm 2018
Theo báo VietNamNet – Ngày 11/7/2018- (Xem phụ lục 2)
10
Theo đó, điểm trung bình của môn Lịch sử năm nay trên cả nước là 3,79
điểm. Số thí sinh có điểm dưới trung bình là 468.628 TS – chiếm 83,24%. Số TS
có điểm liệt (<=1 điểm) là 1.277 TS. Điểm số có nhiều TS đạt nhất là 3,25 điểm.
Cả nước có 11 TS đạt điểm 10 môn Lịch sử. Số TS đạt từ 9 đến 9,75 điểm
là 658 TS. Có 527 TS có điểm 0.
1.3.3. Kết quả thi năm 2019
Theo báo VietNamNet – Ngày 15/7/2019- (Xem phụ lục 3)
Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, có 569.905 thí sinh dự thi môn
Lịch sử (thuộc tổ hợp bài Khoa học Xã hội). Thống kê của Bộ GD&ĐT qua dữ
liệu điểm thi THPT quốc gia 2019 cho thấy, số thí sinh có điểm dưới trung bình
là 399.016 (chiếm 70,01%). Số thí sinh có điểm liệt (<=1 điểm) là 395. Môn Lịch
sử có điểm trung bình là 4,3 và có 80 bài thi đạt điểm 10 trong cả nước.
Như vậy, so với năm 2018, điểm trung bình của môn Lịch sử 2019 là 4,3,
cao hơn năm 2018. Tuy nhiên, so với năm 2017, điểm thi năm 2018 thấp hơn
(năm 2017 là 4,6 điểm).
1.3.4. Kết quả thi năm 2020
Theo báo VietNamNet – Ngày 27/8/2020- (Xem phụ lục 4)
Trong kì thi THPT quốc gia năm 2020, có 553.987 thí sinh dự thi
môn Lịch sử (thuộc tổ hợp bài Khoa học Xã hội). Thống kê của Bộ GD&ĐT qua
dữ liệu điểm thi THPT quốc gia 2020 cho thấy, số thí sinh có điểm dưới trung
bình là 260.074 (chiếm 46.95%). Số thí sinh có điểm liệt (<=1 điểm) là 111
(chiếm 0,02%). Môn Lịch sử có điểm trung bình là 5,19 và có 371 bài thi đạt
điểm 10 trong cả nước.
Như vậy, so với những nămtrước đó (2017, 2018, 2019) điểm trung
bình môn lịch sử năm 2020 là 5,19 – cao hơn.
1.3.5. Kết quả thi năm 2021
Theo báo VietNamNet – Ngày 26/7/2021- (Xem phụ lục 5)
Trong kì thi THPT quốc gia năm 2021, có 637.005 thí sinh dự thi môn Lịch
sử (thuộc tổ hợp bài Khoa học Xã hội). Thống kê của Bộ GD&ĐT qua dữ liệu
điểm thi THPT quốc gia 2021 cho thấy, số thí sinh có điểm dưới trung bình là
331.429 (chiếm 52.03%). Số thí sinh có điểm liệt (<=1 điểm) là 540 (chiếm
0,08%). Môn Lịch sử có điểm trung bình là 4,97 và có 266 bài thi đạt điểm 10
trong cả nước.
1.4. Nguyên nhân
Theo kết quả công bố của Bộ giáo dục về điểm môn Lịch sử “rớt” một cách
thê thảm qua các kì thi THPT quốc gia. Nhiều người sốc, cảm giác lo lắng trước
điểm thi môn Sử nhưng lại không hề bất ngờ. Chẳng có gì là lạ và cũng đừng ai
vội giật mình, dường như đây là câu chuyện “đến hẹn lại lên” của mỗi mua thi
lớn. Nhưng vì đâu mà nên cơ sự này?
11
Trước hết, phải thừa nhận rằng, học môn Lịch sử khó và không hấp dẫn.
Ðã là lịch sử, nhất thiết phải gắn với sự kiện, nhân vật và hiểu lịch sử nhất định
phải nắm vững những sự kiện, nhân vật cơ bản, quan trọng trong suốt quá trình
hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Nhưng chương
trình do Bộ Giáo dục và Ðào tạo quy định là yêu cầu học sinh phải nắm được hầu
như tất cả các nội dung về lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới, trong khi đó, số
tiết quy định quá ít. Mặt khác, do yêu cầu của chương trình, nội dung trong sách
giáo khoa quá nặng, nội dung trong sách giáo khoa như một “đĩa nén”, đầy ắp
thông tin mà học sinh không thể nhớ hết được, tôi cũng như nhiều thầy cô dạy Sử
cho rằng quá nặng nề, chi tiết, bắt các em phải nhớ quá nhiều, cách kiểm tra vẫn
là học thuộc lòng. Chúng ta vẫn giáo dục theo hướng tiếp cận nội dung mà chưa
chuyển sang tiếp cận năng lực. Nhồi nhét một mớ kiến thức có sẵn vừa nặng về
học thuộc ghi nhớ, vừa nặng về tuyên truyền mà không biết áp dụng vào đâu sẽ
gây ra sự nhàm chán, dẫn đến tình trạng “học trước quên sau”. Dạy môn học này
theo tôi là truyền cho học sinh tinh thần của dân tộc, cái hồn của núi sông, lòng
biết ơn với tổ tiên qua những nhân vật lịch sử thì mới khắc sâu và đọng lại trong
các em, gây sự hứng thú.
Thứ hai: Lịch sử là một môn học cần có sự chăm chú và tư duy cao. Trước
đây, đề thi không theo hình thức trắc nghiệm, thậm chí nhiều học sinh luồn lách
giở tài liệu để quay cóp nên khá “ung dung”. Nhưng bây giờ thì khác, đề thi hiện
nay đòi hỏi học sinh cần có cả nhận thức và kiến thức, trong khi môn Lịch sử vốn
đã khó và thậm chí là cực khó khi đó là những kiến thức về lịch sử của cả dân tộc
và nhân loại. Học vẹt, học tủ, học để chống đối cho qua điểm liệt đã không còn
có tác dụng thậm chí là phản tác dụng.Đã đến lúc cần thẳng thắn nói với nhau
rằng, quan niệm về Lịch sử là môn học thuộc lòng, máy móc đã hoàn toàn sai
lầm. Hơn thế, Lịch sử là một môn khoa học cần tư duy và lập luận logic. Nếu
không thay đổi cách học, cứ để học sinh mãi “lơ tơ mơ” về môn này, thì
không bao giờ có kết quả cao được. Thực tế, để nhận thức một vấn đề lịch sử đòi
hỏi học sinh có nền tảng lý luận và nhận thức tổng hợp, phân tích chuyên sâu.
Ở một khía cạnh khác, do trình độ nhận thức về môn học này chưa được
đúng đắn. Có thể thấy các em học sinh luôn xem Lịch sử là môn phụ và chỉ cần
học thuộc lòng thì sẽ qua. Chính vì thế, thái độ học tập của các em chỉ là hình
thức đối phó với thầy cô và góp phần “dung dưỡng” cho bệnh thành tích phát
triển.
Thứ ba:Giáo viên chưa đủ tâm huyết để gây hứng thú trong những giờ học
Lịch sử, nhưng với 1,5 tiết/tuần thì thật khó, rồi khi có dự giờ, thao giảng, hội
giảng, sinh hoạt chuyên môn cụm, hội thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp tỉnh…,
thật buồn là đồng nghiệp chỉ chăm chăm đánh giá giáo viên có truyền thụ hết kiến
thức trong sách giáo khoa hay không, dạy còn thiếu ý này, ý khác, ý này là trọng
12
tâm, ý kia là cơ bản, có liên hệ, có lồng ghép, có tích hợp, có giáo dục kiến thức,
rèn kỹ năng, giáo dục thái độ tình cảm… để xếp loại tiết dạy chứ không xem học
sinh có hiểu bài hay không?
Thứ tư:Hệ quả của những định kiến và nhu cầu về mặt xã hội, đa số phụ
huynh và học sinh đều xem nhẹ môn học này – nếu không muốn nói là xem
thường. Vì cho rằng thực tế lịch sử học để biết vậy thôi chứ không ứng dụng gì
trong nghề nghiệp tương lai sau này (chỉ cần thiết nếu học để đi dạy lịch sử hoặc
nghiên cứu sử). Do vậy, phụ huynh chỉ đầu tư cho con học toán, lý, hóa…nhằm
theo đuổi những ngành nghề đang hót của xã hội như kinh tế, ngân hàng, tài
chính… để có thu nhập cao, kể cả các nhà tuyển dụng đều không có nhu cầu cao
về việc học sinh phải học giỏi sử. Và khi khoa học lịch sử ít tiếng nói, cơ hôi tìm
việc làm của những người giỏi sử ít đi thì môn Lịch sử sẽ không phải là sự lựa
chọn. Theo đuổi đam mê và sự giàu có đó là ước mơ của mỗi con người, nói cách
khác qui luật của cuộc sống là vậy.Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện tại, xu
hướng quy tất cả vào giá trị vật chất và lợi ích thực dụng đã khiến cho phụ huynh,
học sinh không nhìn nhận ra bản chất đích thực và cuối cung của giáo dục: tạo ra
con người tốt đẹp có năng lực cải tạo xã hội và sống hạnh phúc.
Vì thế, tất cả những gì không phục vụ trực tiếp việc thăng tiến vị trí và
kiếm ra tiền đều bị gạt xuống hàng thứ yếu. Bên cạnh đó, quan điểm tuyển sinh
thực dụng, học thực dụng, thi thực dụng cũng khiến môn Sử “yếu thế” hơn. Thay
vì trước đây học môn gì thi môn đó thì nay, thi môn gì học môn đó. Cách học
thực dụng dẫn đến sự chủ quan trong việc dạy học, chủ quan trong tiếp nhận kiến
thức và chủ quan cả hình thức ra đề – thi trắc nghiệm các môn trong đó có Lịch
sử.
Thứ năm: Hình thức thi trắc nghiệm trong môn thi Lịch sử khiến các em
nhác học hơn so với cách thi tự luận trước đây. Vào phòng thi chủ yếu đoán mò
là nhiều, làm theo kiểu “phủ xanh đất trống, đồi trọc”, “chơi trò may rủi”, thậm
chí trả lời theo linh cảm, chỉ cần qua điểm liệt, dừng ở mức đỗ tốt nghiệp mà thôi.
Sẽ chẳng có gì ngạc nhiên và cũng đừng đổ lỗi tại đề khó cho kết quả thấp, vì tư
duy môn học vẹt nên nhận kết quả như vậy là điều tất nhiên. Rõ ràng, đó là kết
quả buộc những người có tâm huyết với nền giáo dục nước nhà không thể vô cảm.
Việc học và khai thác Lịch sử ở khía cạnh tư liệu về những điều đã diễn ra
khiến Lịch sử trở thành một môn khoa học “chết”. Cần thổi một làn gió mới vào
quá khứ đã qua, tôn trọng sự thật nhưng không có nghĩa là đóng khung tư duy
trong những con số khô cứng. Lịch sử luôn cần là sự thật cũng như môn Lịch sử
cần được học thật, thi thật, học bằng tất cả tình yêu với lịch sử nước nhà và sự
phát triển của nhân loại từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.
13
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Một số phương pháp học và ôn thi
Một trong những vấn đề mà đa số Thầy cô và các em học sinh quan tâm
chính là phương pháp học và ôn môn lịch sử như thế nào hiệu quả nhất. Từ thực
tế quá trình giảng dạy và nhiều năm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT, Tôi nhận thấy
tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện học tập, khả năng nhận thức, quỹ thời gian
mà mỗi em học sinh lại có cho mình những phương pháp học khác nhau. Mỗi
phương pháp đều có những ưu điểm – nhược điểm khác nhau mà không phải trong
trường hợp nào cũng có thể vận dụng để đạt hiệu quả cao nhất. Do vậy, trong
khuôn khổ của sáng kiến, Tôi sẽ đưa ra một số phương pháp học và ôn môn lịch
sử, các em học sinh có thể tham khảo và chọn ra phương pháp học và ôn phù hợp
nhất với bản thân và quỹ thời gian của mình.
2.1.1. Xác định đúng mục tiêu, quyết tâm học tập, có kế hoạch cụ thể cho việc
học
Từ thực tế cho thấy, các em học sinh lựa chọn môn Lịch sử với quan điểm
“học để thi”, số còn lại học vì đam mê. Vì vậy trước khi bắt đầu quá trình ôn tập,
các em cần xác định rõ mục tiêu. Khi chọn môn Lịch sử để thi tốt nghiệp THPT
và là một trong ba môn của tổ hợp KHXH để xét tuyển, các em cần xác định rõ
đây là môn học khó nhất trong tổ hợp, cần được đầu tư nhiều thời gian và nhất
thiết phải có người hướng dẫn trong suốt quá trình học. Các em nên đặt ra điểm
số cần đạt cho bản thân để lấy đó làm động lực phấn đấu. Mỗi giai đoạn trong
quá trình học đều nên kiểm tra lại khả năng của bản thân để xác định mục tiêu ở
giai đoạn kế tiếp, nhất là ở giai đoạn nước rút. Việc kiểm tra có thể căn cứ vào
làm các đề thi thử trên mạng, nhất là các trường chuyên hoặc đề minh họa của Bộ
GD – ĐT.
Cần xác định quyết tâm cao độ trong việc học, bởi nếu không có đam mê
thì việc học môn khó như Lịch sử là điều nhiều em học sinh rất ngại. Trong quá
trình học các em cần xây dựng thời gian biểu hợp lý và kiên quyết làm theo.
Thông thường, các em sẽ tự chia thời gian biểu cho việc học của mình, tuy nhiên
ngoài các môn khác, trong thời gian học chính khóa các em nên giành cho môn
sử thời gian ít nhất một tiếng mỗi ngày để học. Đến giai đoạn nước rút, các em
tăng tốc thì đã có một lượng kiến thức cơ bản tích lũy để làm nền tảng.
2.1.2. Nắm vững kiến thức cơ bản
Việc học và nắm vững kiến thức cơ bản của môn Lịch sử là vô cùng quan
trọng, là chiếc chìa khóa để giải đáp tất cả những câu hỏi trong đề thi, nhưng
nhiều em vẫn còn lúng túng trong việc lựa chọn cho mình một phương pháp nắm
vững kiến thức cơ bản hiệu quả. Kiến thức cơ bản được coi như xương sống của
một giai đoạn, tiến trình lịch sử. Trong SGK cơ bản lớp 12, toàn bộ các sự kiện,
giai đoạn, nhân vật lịch sử đều được trình bày thành các bài theo lối thông sử hết
14
sức cơ bản. Do vậy, cách tốt nhất để nắm kiến thức cơ bản là bám sát SGK, các
em cũng cần xác định các phần giảm tải để loại bỏ nó ra khỏi chương trình học,
bởi đấy được xem là kiến thức không cơ bản, hoàn toàn không có trong đề thi.
Để nắm vững kiến thức cơ bản học sinh cần có thái độ nghiêm túc, tự học
trước ở nhà, đọc trước SGK và các tài liệu cần thiết. Khi đến lớp chú ý nghe thầy
cô giảng những ý chính, coi đó là bộ khung để xây dựng hệ thống kiến thức cơ
bản cho bản thân. Cần nắm vững kiến thức theo các bước:
– Xác định bối cảnh lịch sử (nguyên nhân bùng nổ sự kiện, hiện tượng)
– Diễn biến sự kiện (nội dung chính)
– Kết quả (kết quả lớn nhất, kết quả cơ bản nhất)
– Ý nghĩa lịch sử (ý nghĩa lớn nhất, ý nghĩa cơ bản nhất)
– Liên hệ thực tế hiện nay (nếu có)
– Cuối cùng các em cần học bài cũ, làm các bài tập ở cuối bài theo hình
thức tự luận dù thi trắc nghiệm -> đó là cách nắm vững kiến thức cơ bản nhất.
2.1.3. Phân chia kiến thức thành các mốc, các giai đoạn cụ thể
Việc chia nhỏ các nội dung, giai đoạn và nắm vững các cột mốc sẽ giúp
học sinh khái quát được các vấn đề quan trọng của lịch sử. Học là một phản xạ
có điều kiện, các em dù có học thuộc nhưng không có quá trình ôn thì sau một
thời gian sẽ quên kiến thức. Để khắc phục các em cần phân chia kiến thức sắp
học ra thành nhiều giai đoạn nhỏ để dễ học, thực hiện kế hoạch “chia để học”.
Phần lịch sử thế giới 12 từ năm 1945 đến năm 2000 bao gồm:
– Trật tự thế giới mới sau CTTGT2 (1945-1949)
– Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên Bang Nga (1991-2000)
– Khu vực Đông Bắc Á
– Đông Nam Á và Ấn Độ
– Châu Phi và Mỹ La Tinh
– Mỹ – Tây Âu – Nhật Bản
– Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
– Cách mạng khoa học-công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX
– Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ 1945-2000
Phần lịch sử Việt Nam từ 1919-2000, bao gồm
Giai đoạn: 1919-1930
– Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp và tác động đến kinh tế-xã
hội Việt Nam
– Phong trào yêu nước của tư sản, tiểu tư sản (khuynh hướng dân chủ tư
sản), phong trào công nhân (khuynh hướng vô sản).
– Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
– Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản và ba tổ chức cách mạng
– Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
15
– Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị
Giai đoạn: 1930-1945
– Phong trào cách mạng 1930-1931
– Phong trào dân chủ 1936-1939
– Tình hình Việt Nam trong những năm CTTGT2
– Các hội nghị trung ương Đảng tháng 11/1939 và tháng 5/1941
– Quá trình chuẩn bị cho khởi nghĩa tháng Tám và khởi nghĩa từng phần
– Cách mạng tháng Tám thành công và sự ra đời của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa
Giai đoạn: 1945-1954
– Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ ngày 2/9/1945 đến trước ngày
19/12/1946
– Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ
– Các thắng lợi của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (chiến dịch Việt
Bắc năm 1947, chiến dịch Biên Giới năm 1950, cuộc tiến công chiến lược Đông
– Xuân 1953-1954, chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954).
– Hậu phương trong kháng chiến chống pháp (1945-1954)
– Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình
ở Đông Dương.
Giai đoạn: 1954-1975
– Tình hình 2 miền Nam – Bắc sau Hiệp định Giơ-ne-vơ
– Chiến đấu chống lại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ (1954-
1975)
– Hậu phương trong những năm kháng chiến chống Mĩ (1954-1975)
– Hiệp định Pa-ri về Việt Nam năm 1973
Giai đoạn: 1975-2000
– Việt Nam trong những năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước
– Đường lối đổi mới của Đảng (1986 – 2000).
2.1.4. Nắm vững các khái niệm, thuật ngữ và áp dụng phương pháp liên hệ ngang
bằng
Khái niệm và thuật ngữ lịch sử rất quan trọng, thực tế trong đề thi THPT
quốc gia năm 2017, 2018, 2019, kì thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và 2021 cho
thấy, phần lớn các câu hỏi ở mức độ vận dụng thấp và cao đều có liên quan đến
các khái niệm và thuật ngữ.
– Đường lối chiến lược
– Nhiệm vụ chiến lược
– Mâu thuẫn dân tộc
– Mâu thuẫn giai cấp
16
– Cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân
– Đánh đuổi và đánh đổ
– Quyền dân tộc cơ bản
– Phi mĩ hóa chiến tranh, mĩ hóa trở lại…
Nếu học sinh nắm không vững sẽ dẫn tới giải nghĩa sai từ khóa, không xác
định được trọng tâm của câu hỏi, đưa đến việc lựa chọn đáp án sai.
Trong quá trình học, các em có thể áp dụng phương pháp liên hệ ngang
bằng. Tương ứng với các mốc lịch sử Việt Nam thì cùng thời gian đó lịch sử thế
giới có sự kiện gì? Và tác động của sự kiện lịch sử thế giới đó đến lịch sử Việt
Nam.
Ví dụ: khi học về bài 16 – Lịch sử 12: Phong trào giải phóng dân tộc và
Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra
đời -> các em sẽ thấy mối liên hệ giữa lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới như
sau:

Sự kiện lịch sử thế giớiSự kiện lịch sử Việt Nam
Thời gianSự kiệnThời
gian
Sự kiện
9/1939Chiến tranh thế giới thứ
2 bùng nổ
11/1939Hội nghị Ban chấp hành
Trung ương đảng Đảng Cộng
sản Đông Dương lần 6
9/1940Nhật vào Đông Dương11/1940Hội nghị Ban chấp hành
Trung ương đảng Đảng Cộng
sản Đông Dương lần 7
Đầu năm
1941
Đức thôn tính gần hết
châu Âu, chuẩn bị tấn
công Liên Xô
5/1941Sau khi về nước (1/1941)
Nguyễn Ái Quốc trực tiếp
lãnh đạo cách mạng và chủ trì
Hội nghị Ban chấp hành
Trung ương đảng Đảng Cộng
sản Đông Dương lần 8
3/1945Nhật Đảo chính PhápTừ
Tháng 3
đến
tháng
8/1945
Đảng phất động cao trào
kháng Nhật cứu nước làm
tiền đề cho cuộc tổng khởi
nghĩa.
15/8/1945Nhật đầu hàng không
điều kiện
8/1945Đảng chớp thời cơ, phát lệnh
Tổng khởi nghĩa trong cả
nước

17
2.1.5. Phương pháp học 5W – 1 How
Đây là phương pháp học lịch sử căn bản nhất, giúp học sinh có cái nhìn
tổng quan về các vấn đề lịch sử, sự kiện, nhân vật. Qua đó hình thành hệ thống
kiến thức cơ bản. Phương pháp 5W là viết tắt của các câu hỏi trong tiếng anh
gồm:
– What – Xác định được sự kiện lịch sử gì đã xảy ra và xảy ra như thế nào?
– When? – Sự kiện đã xảy ra vào thời điểm nào?
– Where?–Gắn với địa điểm, không gian nào?
– Who? – Gắn liền với ai – nhân vật, giai cấp, tổ chức, tầng lớp…
Khi vận dụng 4W trên trong ôn luyện, các em không nên máy móc, vì trong
nhiều trường hợp lịch sử không cần phải chi tiết, cụ thể về ngày, tháng, năm mà
mang tính “tương đối”. thời gian của sự kiện lịch sử cũng rất đa dạng, có thể được
tính bằng phút (10h 45 phút ngày 30/4/1975, xe tăng và bộ binh quân giải phóng
tiến vào Dinh Độc lập, bắt sống toàn bộ nội các Sài Gòn), có khi theo mùa (mùa
hè năm 1920, Nguyễn Ái Quốc được tiếp xúc với Luận cương của Lê-nin…),
hoặc thập kỉ, thế kỉ… Đôi khi lại dùng cụm từ chỉ tương đối như “trong những
năm”, “cuối những năm” (Những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào yêu nước
Việt Nam có 2 khuynh hướng chính trị cùng tồn tại là tư sản và vô sản…). Tương
tự như vậy, địa điểm, không gian diễn ra sự kiện lịch sử có thể là cây đa (cây đa
Tân Trào-nơi diễn ra lễ xuất quân của một đơn vị Giải phóng thị xã Thái Nguyên,
mở đầu cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945), tại một cứ điểm, căn cứ (cứ
điểm Điện Biên Phủ), vùng miền, khu vực (miền Bắc Việt Nam, khu vực Đông
Nam Á).
– Why – Tại sao (Phải lí giải tại sao, vì sao sự kiện lịch sử lại diễn ra như
vậy… tức là phải bình luận, nhận xét, đánh giá, chứng minh, giải thích, lí giải về
sự kiện).
Các em học sinh cần lưu ý, kiến thức lịch sử luôn có 2 phần: phần sử là
những sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ, dù muốn hay không cũng
không thay đổi được, phần sử gồm 4w ở trên. Phần luận (Why) là phần quan trọng
nhất mà các em cần chú trọng giải quyết, bởi khi trả lời được các câu hỏi trên,
các em sẽ hình thành được tư duy cho mình để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện,
hiện tượng lịch sử. Điểm của thí sinh cao hay thấp phụ thuộc vào phần “luận”.
Theo phương pháp này, học sinh sẽ nắm được các nội dung trọng tâm trong
chương trình, nắm vững kiến thức cơ bản, ghi nhớ và hiểu những sự kiện cốt yếu
gắn với thời gian, địa danh, nhân vật lịch sử.
Ví dụ: Khi đề cập về sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn
quốc kháng chiến, thì các em lí giải được tại sao Đảng, Chính phủ ta lại phát động
kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp vào ngày 19/12/1946 mà không phải
thời gian khác. Dĩ nhiên để “luận” được phần “sử”, các em phải ghi nhớ, xác định
18
được quá trình của 4w diễn ra ở trên. Trên thực tế, không ít học sinh tuy biết được
phần “sử” nhưng lại không thể giải thích, bình luận, nhận xét được sự kiện. Ví
như các em nhớ sự kiện ngày 7/5/1954 là chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng không
lí giải được vì sao đây là chiến thắng lớn nhất của quân dân ta trong kháng chiến
chống Pháp (1945-1954). Dù là bài thi tự luận hay trắc nghiệm khách quan vẫn
phải nhớ cả phần “sử” và “luận” khi học tập và ôn tập.
– “1 How” đề cạp đến các dạng câu hỏi nào thường gặp trong đề thi để
chúng ta tập trung ôn luyện thành thạo và cách giải quyết mỗi dạng câu hỏi như
thế nào?
2.1.6. Học theo sơ đồ tư duy, kết hợp từ “chìa khóa”
Đặc thu của môn Sử là hiện hữu nhiều mốc sự kiện, không gian, thời gian
nên học sinh phải hệ thống hóa kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy để ghi nhớ kiến
thức hiệu quả hơn. Học sinh làm “sơ đồ tư duy” dựa trên nguyên lý từ “cây” đến
“cành” đến “nhánh”, từ ý lớn sang ý bé. Nhờ đó, các em sẽ thấy các bài học sẽ trở
nên ngắn gọn hơn, súc tích và dễ hiểu, dễ nhớ hơn.
Từ những kiến thức, sự kiện, vấn đề cơ bản của từng bài, từng chương,
từng phần trong sách giáo khoa hiện hành, thông qua sơ đồ tư duy, học sinh sẽ tự
biết cách tổng hợp và xâu chuỗi kiến thức theo trình tự, trật tự kiến thức và lý giải
các mối quan hệ tác động biện chứng, nhân quả giữa các vấn đề, sự kiện.
HS có thể dung sơ đồ cây hoặc sơ đồ tư duy sau khi học xong kiến thức cơ
bản để tái hiện cũng như tổng hợp kiến thức cơ bản đã học. Đây là cách ôn tập
giúp các em phát triển được năng lực về trí tuệ (ghi nhớ, phân tích, chọn lọc, vẽ,
viết, …), giúp các em có nền tảng kiến thức vững chắc. Khi học theo mỗi bài,
mỗi giai đoạn, cần lưu ý lấy bút gạch chân những từ, cụm từ quan trọng, vì đây
là những nội dung cần được quan tâm, chú ý, không thể quên.
Việc sử dụng sơ đồ tư duy chỉ là biện pháp bổ sung quan trọng cho việc
nắm chắc kiến thức cơ bản, chứ không nên sử dụng như là phương pháp chính.
Để đạt hiệu quả cao khi học, giáo viên sẽ cho học sinh tự xây dựng theo ý tưởng
của bản thân chứ không dùng những sơ đồ tư duy có sẵn.
Ví dụ: Khi học về Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, với các nội dung:
Hoàn cảnh, âm mưu của Pháp, chủ trương của ta, diễn biến, kết quả, ý nghĩa 
Ta có thể sử dụng sơ đồ tư duy để khắc sâu kiến thức cơ bản.
2.1.7. Phân bổ thời gian hợp lý, phương pháp cà chua (Pomodoro Technique)
Đây là nội dung khó nhất trong ôn thi, làm sao để phân bổ thời gian hợp lý
cho các môn học. Đối với bộ môn Lịch sử, theo đánh giá của học sinh là môn học
khó, mức độ tư duy trong đề thi yêu cầu ngày càng cao, thì việc dành thời gian
nhiều cho môn Lịch sử là cần thiết. Một thực trạng không thể phủ nhận hiện nay,
là đa phần các em học sinh dành quá nhiều thời gian cho học thêm, nhiều em có
sự lựa chọn theo số đông, còn mơ hồ về tổ hợp xét tuyển đại học. Vì vậy, các em

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education


Comments

  1. Nguyễn Nghị Avatar
    Nguyễn Nghị

    SKKN

Leave a Reply to Nguyễn Nghị Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *