SKKN Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phân tích xử lý các vấn đề môi trường tại làng nghề nhằm phát triển năng lực phẩm chất của học sinh
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.
―Học đi đôi với hành‖ là một nguyên lý giáo dục quan trọng có từ lâu đời, là một
phƣơng pháp học tập hiệu quả, để đạt kết quả cao trong học tập và tạo điều kiện thuần lợi
cho sự nghiệp sau này. Tuy nhiên tùy vào điều kiện xã hội mà mối quan hệ giữa học và
hành đƣợc thể hiện ở mức độ khác nhau. Trong điều kiện xã hội còn nhiều khó khăn, cơ sở
vật chất nhà trƣờng còn nhiều thiếu thốn, các kênh cung cấp thông tin còn hạn chế, ngoài
sách giáo khoa và ngƣời thầy thì học sinh còn rất ít phƣơng tiện để tìm hiểu. Điều đó dẫn
đến ngƣời thầy phải tận dụng thời gian truyền thụ càng nhiều kiến thức cho học sinh càng
tốt. Phƣơng pháp dạy học truyền thống tiết kiệm tiền của, thời gian nhƣng có rất nhiều mặt
hạn chế nhƣ chỉ chú trọng trang bị lý thuyết mà thiếu đi phần thực tiễn làm cho năng lực
xử lý các vấn đề của học sinh là rất yếu. Khi điều kiện kinh tế phát triển, đặc biệt là sự
bùng nổ của công nghệ thông tin giúp cho ngƣời học có thể tiếp nhận đƣợc rất nhiều kênh
thì vai trò của ngƣời thầy phải thay đổi. Ngƣời thầy không chỉ là ngƣời trang bị kiến thức
mà quan trọng hơn phải là ngƣời tổ chức, hƣớng dẫn học sinh trang bị tri thức. Nghị quyết
hội nghị trung ƣơng 8 khóa XI đã chỉ rõ phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục với mục
tiêu cao nhất là phát triển năng lực phẩm chất ngƣời học. Để thay đổi nhận thức của giáo
viên, học sinh và của xã hội nghành giáo dục đã triển khai từng bƣớc tổ chức tập huấn các
phƣơng pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, đổi mới kiểm tra đánh giá, tổ chức phong trào dạy
học theo chủ đề, dạy học tích hợp liên môn, ngày hội STEM, cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ
thuật, đặc biệt thay đổi chƣơng trình học cũ bằng chƣơng trình giáo dục 2018. Với sự đòi
hỏi cấp thiết của xã hội, lộ trình bài bản của các cấp quản lý hiện nay hầu hết các giáo viên
đã nhận thức và chuyển biến mạnh mẽ trong phƣơng pháp dạy học. Nhiều sáng kiến về
phƣơng pháp dạy học, phát triển năng lực, phẩm chất có chất lƣợng có tính ứng dụng cao.
Tuy nhiên các sáng kiến đa số mới dừng ở phƣơng pháp tổ chức học sinh học lý thuyết
hoặc trải nghiệm bề ngoài mà ít sáng kiến đi vào tình hình thực tiễn tại địa bàn sinh sống
của học sinh. Nói cách khác chƣa cụ thể hƣớng tới giáo dục gắn liền với thực tiễn. Vì vậy
trong sáng kiến này chúng tôi đề cập đến việc ―Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích,
xử lý các vấn đề về môi trƣờng sống tại làng nghề nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của
học sinh ‖ với mục đích cụ thể hóa việc học đi đôi với hành, tạo động lực để học sinh đam
5
mê học tập thông qua việc tự mình đƣa ra các giải pháp khoa học và kỹ thuật giải quyết
vấn đề thƣờng ngày chính mình gặp phải.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP.
1. Mô tả giải pháp trước khi có sáng kiến.
Qua tìm hiểu của bản thân tôi nhận thấy thực trạng hiện nay của việc đổi mới
phƣơng pháp dạy học nhằm phát triển năng lực phẩm chất ngƣời học đã có những chuyển
biến mạnh mẽ:
+ Giáo viên đã đƣợc tập huấn, trang bị và đa số đã thành thạo các phƣơng pháp, kỹ
thuật dạy học tích cực.
+ Có nhiều chủ đề đƣợc dạy học theo hƣớng tích hợp.
+ Quản lý nhà trƣờng và đoàn trƣờng đã tổ chức cho học sinh các buổi ngoại khóa
tại trƣờng hoặc trải nghiệm ở các nơi khác.
Tuy nhiên về phía giáo viên thì đa số mới chỉ dừng ở các tiết lý thuyết trên lớp,
hoặc có dạy học tích hợp thì mới chỉ dừng ở mức độ lồng ghép hoặc mức độ hội tụ vận
dụng kiến thức liên môn, có rất ít các chủ đề dạy học ở mức độ hòa trộn xuyên môn. Về
cấp quản lý nhà trƣờng có xu hƣớng tổ chức các buổi dã ngoại ngoài tỉnh, đoàn trƣờng tổ
chức ngoại khóa về các về đề chung chủ yếu rèn kỹ năng sống mà chƣa chú trọng nhiều
đến việc phát triển năng lực phẩm chất, đặc biệt là năng lực nghiên cứu khoa học. Nhƣ vậy
có thể thấy những vấn đề thực tiễn gần gũi nhất với học sinh tác động hàng ngày đến nhận
thức, cách thức xử lý của học sinh đang bị bỏ trống. Chính vì thế chúng tôi đƣa ra sáng
kiến ―Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích, xử lý các vấn đề về môi trƣờng sống của
học sinh tại làng nghề nhằm phát triển năng lực phẩm chất của học sinh‖ với mục tiêu phát
triển năng lực, phẩm chất của học sinh tạo tiền đề hình thành năng lực nghiên cứu khoa
học một cách thiết thực, hiệu quả và hi vọng đề tài là một ví dụ mẫu về chủ đề dạy học gắn
liền với thực tiễn địa phƣơng.
6
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến.
2.1 Mục tiêu giải pháp.
Thiết kế chủ đề dạy học theo hƣớng tích hợp với các phƣơng pháp và kỹ thuật dạy
học tích cực nhằm:
– Hình thành phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh.
– Định hƣớng ý tƣởng chọn nghề nghiệp, xây dựng ý thức phát tiển kinh tế đi đôi
với việc bảo vệ môi trƣờng sống của học sinh.
– Định hƣớng cho học sinh biết cách xử lý vấn đề gặp phải một cách khoa học.
2.2. Điểm mới của giải pháp.
– Hƣớng dẫn, tổ chức học sinh giải quyết vấn đề thực tiễn thƣờng xuyên gặp phải
ở địa bàn theo quy trình nghiên cứu khoa học.
– Sản phẩm của học sinh nhƣ một đề tài nghiên cứu khoa học cấp phổ thông.
2.3. Nội dung giải pháp.
7
2.3.1. Tổng quan về dạy học phát triển phẩm chất năng lực.
2.3.1.1. Khái niệm về dạy học tích hợp.
* Tích hợp là gì?
Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp. Đó là sự hợp nhất hay
nhất thể hóa các bộ phận khác nhau để đƣa tới một đối tƣợng mới nhƣ là một thể thống
nhất dựa trên những nét bản chất của các thành phần đối tƣợng chứ không phải là phép
cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy.
Nhƣ vậy, tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau và quy định
lẫn nhau, đó là tính liên kết và tính toàn vẹn.
* Dạy học tích hợp là gì?
Dạy học tích hợp là hành động liên kết một cách hữu cơ, có hệ thống các đối tƣợng
nghiên cứu, học tập của một vài lĩnh vực môn học khác nhau thành nội dung thống nhất,
dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn đƣợc đề cập trong các môn học đó
nhằm hình thành ở học sinh các năng lực cần thiết.
Trong dạy học tích hợp, học sinh dƣới sự chỉ đạo của giáo viên thực hiện việc
chuyển đổi liên tiếp các thông tin từ ngôn ngữ của môn học này sang ngôn ngữ của môn
học khác, học sinh học cách sử dụng phối hợp những kiến thức, những kĩ năng và những
thao tác để giải quyết một tình huống phức tạp – thƣờng là gắn với thực tiễn. Chính nhờ
quá trình đó, học sinh nắm vững kiến thức, hình thành khái niệm, phát triển năng lực và
các phẩm chất cá nhân.
Nhƣ vậy dạy học tích hợp là một quan điểm sƣ phạm, ở đó ngƣời học cần huy
động mọi nguồn lực để giải quyết một tình huống phức hợp – có vấn đề nhằm phát triển
các năng lực và phẩm chất cá nhân.
* Tại sao phải dạy học tích hợp?
Có thể có nhiều lí do để dạy học tích hợp, dƣới đây đề cập đến bốn lí do chính:
– Thứ nhất là để phát triển năng lực ngƣời học.
Dạy học tích hợp là dạy học xung quanh một chủ đề đỏi hỏi sử dụng kiến thức, kĩ
năng, phƣơng pháp của nhiều môn học trong tiến trình tìm tòi nghiên cứu. Điều này sẽ tạo
thuận lợi cho việc trao đổi và làm giao thoa các mục tiêu dạy học của các môn học khác
8
nhau. Vì thế, tổ chức dạy học tích hợp mở ra triển vọng cho việc thực hiện dạy học theo
tiếp cận năng lực
Các tình huống trong dạy học tích hợp thƣờng gắn với thực tiễn cuộc sống, gần gũi
và hấp dẫn với ngƣời học; ngƣời cần phải giải thích, phân tích, lập luận hoặc tiến hành các
thí nghiệm, xây dựng các mô hình… để giải quyết vấn đề. Chính qua đó, tạo điều kiện phát
triển các phƣơng pháp và kĩ năng cơ bản ở ngƣời học nhƣ: lập kế hoạch, phân tích, tổng
hợp thông tin, đề xuất các giải pháp một các sáng tạo…, tạo cơ hội kích thích động cơ, lợi
ích và sự tham gia các hoạt động học, thậm chí với cả các học sinh trung bình và yếu về
năng lực học.
Dạy học tích hợp không chỉ đánh giá kiến thức đã lĩnh hội đƣợc, mà chủ yếu đánh
giá xem học sinh có năng lực sử dụng kiến thức trong các tình huống có ý nghĩa hay
không. Nói cách khác, ngƣời học phải có khả năng huy động có hiệu quả kiến thức và
năng lực của mình để giải quyết một cách hữu ích một vấn đề xuất hiện, hoặc có thể đối
mặt với một khó khăn bất ngờ, một tình huống chƣa từng gặp.
Bảng 1. Dạy học tích hợp và dạy học các môn riêng rẽ.
Dạy học tích hợp | Dạy học đơn môn | |
Mục tiêu | Phục vụ cho mục tiêu chung của một số nội dung thuộc các môn học khác nhau | Phục vụ cho mục tiêu riêng rẽ của từng môn học. |
Mục tiêu rộng, ƣu tiên các mục tiêu chung, hƣớng đến sự phát triển năng lực. | Mục tiêu hạn chế hơn, chuyên biệt hơn (thƣờng là các kiến thức và kĩ năng của môn học) | |
Tổ chức dạy học | Xuất phát từ tình huống kết nối với lợi ích và sự quan tâm của học sinh, của cộng đồng, liên quan tới nội dung nhiều môn học. | Xuất phát từ tình huống liên quan tới nội dung của một môn học. |
Hoạt động học thƣờng xuyên xuất phát từ vấn đề mở cần giải quyết | Hoạt động học thƣờng đƣợc cấu trúc chặt chẽ theo tiến trình đã dự |
9
hoặc một dự án cần thực hiện. Việc giải quyết vấn đề cần căn cứ vào các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau. | kiến(trƣớc khi thực hiện hoạt động) | |
Trung tâm của việc dạy | Nhấn mạnh đặc biệt đến sự phát triển năng lực và làm chủ mục tiêu lâu dài nhƣ các phƣơng pháp, kĩ năng và thái độ của ngƣời học. | Có quan tâm đến sự phát triển các kĩ năng, thái độ của ngƣời học nhƣng đặc biệt nhằm tới việc làm chủ mục tiêu ngắn hạn nhƣ kiến thức, kĩ năng của một môn học. |
Hiệu quả của việc học | Dẫn đến việc phát triển phƣơng pháp, thái độ và kĩ năng, trí tuệ cũng nhƣ tình cảm. Hoạt động học dẫn đến việc tích hợp các kiến thức. | Dẫn đến việc tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mang đặc thù của môn học. |
– Thứ hai là để tận dụng vốn kinh nghiệm của ngƣời học.
Dạy học tích hợp tìm cách hòa nhập các hoạt động của nhà trƣờng vào thực tế cuộc
sống. Do gắn với bối cảnh thực tế và gắn với nhu cầu ngƣời học cho phép dạy học kéo theo
những ích lợi, sự tích cực và sự chịu trách nhiệm của ngƣời học. Khi việc học đƣợc đặt
trong bối cảnh gần gũi với thực tiễn, với cuộc sống sẽ cho phép tạo ra niềm tin ở ngƣời
học, giúp họ tích cực huy động và tận dụng tối đa vốn kinh nghiệm của mình. Chính điều
đó sẽ tạo điều kiện cho học sinh đƣa ra đƣợc những lập luận có căn cứ, có lí lẽ,qua đó họ
biết đƣợc vì sao hoạt động học diễn ra nhƣ vậy – đó là cơ hội để phát triển siêu nhận thức ở
ngƣời học. Có nghĩa, ngƣời học có những đáp ứng tích cực với các hoạt động cần thực
hiện, hiểu rõ mục đích các hoạt động, thậm chí là kết quả cần đạt đƣợc. Khi đó, hoạt động
học sẽ trở thành nhu cầu tự thân và có ý nghĩa.
– Thứ ba là để thiết lập mối quan hệ giữa các kiến thức, kĩ năng và phƣơng
pháp của các môn học.
Việc tích tụ giản đơn các khái niệm, sự lặp lại một cách đơn điệu các kiến thức sẽ
trở nên không chấp nhận đƣợc bởi vì ngƣời học không thể thu nhận và lƣu giữ tất cả các
10
thông tin đến một cách riêng lẻ. Điều này cho thấy cần tổ chức lại dạy học ―xuất phát từ sự
thống nhất‖ để ngƣời học có nhiều cơ hội tập trung vào các hoạt động khai thác, hiểu và
phân tích thông tin nhằm giải quyết vấn đề thay vì việc phải ghi nhớ và lƣu giữ thông tin.
Dạy học tích hợp tạo mối liên hệ trong học tập bằng việc kết nối các môn học khác
nhau, nhấn mạnh đến sự phụ thuộc và mối quan hệ giữa các kiến thức, kĩ năng và phƣơng
pháp của các môn học đó. Do vậy, dạy học tích hợp là phƣơng thức dạy học hiệu quả để
kiến thức đƣợc cấu trúc một cách có tổ chức và vững chắc.
Trong dạy học tích hợp, nếu khéo léo thiết kế các hoạt động học thì quá trình học
sẽ diễn ra một cách thống nhất, tự nhiên, học sinh sẽ nhìn thấy tiến trình phát triển logic
của việc học trong mối quan hệ giữa các môn học, bởi vì trong cuộc sống hàng ngày, các
hiện tƣợng tự nhiên không bị chia cách thành từng phần riêng biệt, các vấn đề của xã hội
luôn mang tính toàn cầu. Học sinh sẽ học bằng cách giải thích và tiên đoán các hiện tƣợng
tự nhiên và xã hội qua mối liên hệ giữa các phần khác nhau của kiến thức thuộc các môn
học khác nhau.
– Thứ tƣ là để tinh giản kiến thức, tránh sự lặp lại các nội dung ở các môn học.
Thiết kế các chủ đề tích hợp, ngoài việc tạo điều kiện thực hiện tích hợp mục tiêu
của hai hay nhiều môn học, nó còn cho phép:
+ Thiết kế các nội dung học để tránh sự lặp lại cùng một kiến thức ở các môn học
khác nhau, do đó, tiết kiệm thời gian khi tổ chức hoạt động học mà vẫn đảm bảo học tích
cực, học sâu.
+ Tạo điều kiện tổ chức các hoạt động học đa dạng, tận dụng các nguồn tài nguyên
cũng nhƣ sự huy động các lực lƣợng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục.
Bên cạnh những lợi ích, dạy học tích hợp cũng đặt ra những thách thức:
+ Đòi hỏi đầu tƣ nhiều thời gian, công sức cho việc xây dựng nội dung và thiết kế
các hoạt động học. Dạy học tích hợp đòi hỏi giáo viên phải có đầu óc cởi mở, mềm dẻo và
sẵn sàng đối đầu với nguy cơ. Giáo viên cần tình nguyện đầu tƣ thời gian cần thiết cho việc
thiết kế các hoạt động dạy học và sẵn sàng tiếp nhận các nguồn thông tin đến từ các môn
học khác cũng nhƣ các nguồn thông tin mới của các vấn đề thực tiễn, xã hội và khoa học.
+ Có thể phá vỡ cấu trúc logic của môn học truyền thống. Do vậy, tổ chức dạy học
xung quanh các chủ đề tích hợp vẫn cần có sự hệ thống hóa kiến thức giúp ngƣời học vừa
11
thấy đƣợc kiến thức theo chiều dọc của sự phát triển logic môn học, vừa thấy đƣợc kiến
thức theo chiều ngang trong mối quan hệ với các kiến thức thuộc các lĩnh vực khác, ví dụ
kiến thức vật lí với kiến thức hóa học hay sinh học.
Dạy học tích hợp không loại bỏ sự cần thiết của ―dạy trực tiếp kiến thức của một
môn học‖ nhằm phát triển sự làm chủ kĩ năng cơ bản hoặc tiếp nhận một số kiến thức cho
phép giáo viên và học sinh giải tỏa sức ép của việc tiếp nhận phức hợp các kiến thức.
* Có những mức độ tích hợp nào trong dạy học tích hợp?
Dạy học tích hợp đƣợc bắt đầu với việc xác định một chủ đề cần huy động kiến
thức, kĩ năng, phƣơng pháp của nhiều môn học để giải quyết vấn đề. Lựa chọn đƣợc một
chủ đề mang tính thách thức và kích thích đƣợc ngƣời học dấn thân vào các hoạt động là
điều cần thiết trong dạy học tích hợp. Có thể đƣa ra 3 mức độ tích hợp trong dạy học nhƣ
sau:
– Lồng ghép/ Liên hệ: Đó là đƣa các yếu tố nội dung gắn với thực tiễn, gắn với xã
hội, gắn với các môn học khác vào dòng chảy chủ đạo của nội dung bài học của một môn
học. Ở mức độ lồng ghép, các môn học vẫn dạy riêng rẽ. tuy nhiên, giáo viên có thể tìm
thấy mối quan hệ giữa kiến thức của môn học mình đảm nhận với nội dung của các môn
học khác và thực hiện việc lồng ghép các kiến thức đó ở những thời điểm thích hợp.
Dạy học tích hợp ở mức độ lồng ghép có thể thực hiện thuận lợi ở nhiều thời điểm
trong tiến trình dạy học. Các chủ đề gắn với thực tiễn, gắn với nhu cầu của ngƣời học sẽ có
nhiều cơ hội để tổ chức dạy học lồng ghép. Sơ đồ xƣơng cá thể hiện quan hệ giữa kiến thức
của một môn học ( trục chính) với kiến thức các môn học khác ( các nhánh).
– Vận dụng kiến thức liên môn: Ở mức độ này, hoạt động học diễn ra xung quanh
các chủ đề, ở đó ngƣời học cần vận dụng các kiến thức của nhiều môn học để giải quyết
vấn đề đặt ra. Các chủ đề khi đó đƣợc gọi là các chủ đề hội tụ.
Việc liên kết kiến thức các môn học để giải quyết tình huống cũng có nghĩa là các
kiến thức đƣợc tích hợp ở mức độ liên môn học. Có hai cách thực hiện mức độ tích hợp
này.
Cách 1: Các môn học vẫn đƣợc dạy riêng rẽ nhƣng đến cuối học kì, cuối năm học
hoặc cuối cấp học có một phần, một chƣơng về những vấn đề chung (của các môn khoa
12
học tự nhiên hoặc các môn khoa học xã hội) và các thành tựu ứng dụng thực tiễn nhằm
giúp học sinh xác lập mối liên hệ giữa các kiến thức đã đƣợc lĩnh hội.
Cách 2: Những ứng dụng chung cho các môn học khác nhau thực hiện ở những
thời điểm đều đặn trong năm học. Nói cách khác, sẽ bố trí xen một số nội dung tích hợp
liên môn vào thời điểm thích hợp nhằm làm cho học sinh quen dần với việc sử dụng kiến
thức của những môn học gần gũi với nhau.
Ví dụ về sơ đồ tích hợp theo cách 2 nhƣ dƣới đây: Vật lí 1 Thực hiện nhiệm vụ hoặc bài làm tích hợp 1Vật lí 2 Thực hiện nhiệm vụ hoặc bài làm tích hợp2Vật lí 3 Thực hiện nhiệm vụ hoặc bài làm tích hợp 3Hóa học 1Hóa học 2 Hóa học 3Sinh học 1Sinh học 2 Sinh học 3 |
Đây là trƣờng hợp phổ biến ở trƣờng phổ thông hiện nay khi chƣơng trình, sách
giáo khoa, giáo viên dạy có sự phân hóa khá rõ rệt giữa các môn học.
– Hòa trộn: Đây là mức độ cao nhất của dạy học tích hợp. Ở mức độ này, tiến
trình dạy học là tiến trình “không môn học”, nghĩa là nội dung kiến thức trong bài học
không thuộc riêng về một môn học mà thuộc về nhiều môn học khác nhau, do đó, các nội
dung thuộc chủ đề tích hợp sẽ không cần dạy ở các môn học riêng rẽ. Mức độ tích hợp này
dẫn đến sự hợp nhất kiến thức của hai hay nhiều môn học.
Ở mức độ hòa trộn, giáo viên phối hợp quá trình học tập những môn khác nhau
bằng các tình huống thích hợp, xoay quanh những mục tiêu chung cho nhóm môn, tạo
thành các chủ đề thích hợp.
Trong quá trình thiết kế, sẽ có những chủ đề, trong đó, các năng lực cần hình thành
đƣợc thể hiện xuyên suốt qua toàn bộ các nội dung của chủ đề mà không phải chỉ là một
nội dung nào đó của chủ đề. Các năng lực này chính là các năng lực đƣợc hình thành
13
xuyên môn học. Ví dụ, với các môn khoa học tự nhiên, đó là năng lực thực hiện các phép
đo và sử dụng công cụ đo, năng lực khoa học.
Để thực hiện tích hợp ở mức độ hòa trộn, cần sự hợp tác của các giáo viên đến từ
các môn học khác nhau. Để lựa chọn và xây dựng nội dung học, giáo viên phải có hiểu biết
sâu sắc về chƣơng trình và đặt chƣơng trình các môn học cạnh nhau để so sánh, để tôn
trọng những đặc trƣng nhằm dẫn học sinh đạt tới mục tiêu dạy học xác định, hƣớng tới
việc phát triển năng lực. Việc phân tích mối quan hệ giữa các môn học khác nhau trong
chủ đề cũng nhƣ sự phát triển các kiến thức trong cùng môn học phải đảm bảo nguyên tắc
tích hợp và hợp tác.
2.3.1.2. Quy trình tổ chức dạy học tích hợp.
Quy trình tổ chức dạy học tích hợp có thể qua 7 bƣớc nhƣ sau:
Bƣớc 1: Lựa chọn chủ đề. |
Các chủ đề tích hợp thƣờng sẽ đƣợc đƣa ra hoặc gợi ý trong chƣơng trình. Tuy
nhiên, giáo viên cũng có thể tự xác định chủ đề tích hợp cho phù hợp với hoàn cảnh địa
phƣơng, trình độ học sinh. Để xác định chủ đề cần:
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT
Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa