dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến trong công tác chủ nhiệm

SKKN Kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến trong công tác chủ nhiệm

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Yêu cầu đổi mới từ chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
Tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới ban hành kèm theo thông tư số
31/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GD&ĐT, hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp được triển khai theo hướng trải nghiệm sáng tạo. Hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp trở thành một hoạt động giáo dục bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12, là sự tích hợp các
hoạt động: Giáo dục tập thể, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục nghề phổ thông. Theo đó,
việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong các nhà trường phổ thông cần phải thay đổi
từ quan niệm đến cách tổ chức, từ nội dung đến hình thức, từ quá trình thực hiện đến cách
đánh giá kết quả.
2. Yêu cầu đổi mới trong thực tế thời đại số
Trong thời đại số, công nghệ thay đổi từng ngày, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm và
học sinh không ngừng trau dồi, cập nhật để vận dụng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của giáo
dục hiện đại. Việc quản lí lớp học lúc này đã mở rộng về không gian lớp học, mở rộng về
các nội dung hoạt động của lớp, yêu cầu cao hơn về khả năng thích ứng và giải quyết vấn
đề trong những tình huống thực tiễn… Trong đó, Office 365 đang là bộ công cụ tích hợp
nhiều ứng dụng được triển khai tạo tài khoản miễn phí trong các nhà trường. Rõ ràng,
công nghệ thông tin đã tạo ra rất nhiều cơ hội để giáo viên có công cụ hiệu quả hơn khi
quản lí lớp học, đồng thời cũng đặt ra thách thức rất lớn khi giáo viên chủ nhiệm phải tổ
chức, quản lí lớp thực trong một môi trường ảo.
Thực tế, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp chủ nhiệm sao
cho hiệu quả là một thử thách! Để thu hút học sinh và đạt được mục tiêu giáo dục, hoạt
động trải nghiệm vừa phải phù hợp với nguyện vọng chính đáng của các em, vừa mang ý
nghĩa giáo dục; vừa kế thừa vừa đổi mới. Giáo viên có thể già đi theo năm tháng nhưng
lứa tuổi học trò thì luôn luôn tươi trẻ; cái nhìn của giáo viên có thể ổn định dần theo tuổi
tác nhưng cách nhìn nhận của mỗi thế hệ học trò không bao giờ có mẫu số chung. Thế
nên, người làm công tác chủ nhiệm cũng luôn phải tự làm mới mình, làm mới cách
nhìn của mình, làm mới hình thức tổ chức hoạt động của mình.
Giải pháp kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến trong công tác chủ nhiệm
2
Ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, trong đó có tỉnh Nam Đinh, học sinh đã nhanh
chóng thích nghi với việc chuyển đổi từ học trực tiếp sang học trực tuyến và ngược
lại. Theo đó, cách thức quản lí lớp học và tổ chức các hoạt động cho lớp chủ nhiệm của
giáo viên cũng phải thay đổi linh hoạt. Tuy nhiên nhiều thầy cô vẫn xác định việc sử dụng
các công cụ trực tuyến trong công tác chủ nhiệm chỉ mang tính chất ứng phó, là giải
pháp tình thế. Trong khi đó, thực tế, việc quản lí, tổ chức lớp chủ nhiệm theo hình thức
trực tiếp hay trực tuyến đều có những ưu thế riêng và những hạn chế đặc thù, không thể
thay thế hoàn toàn cho nhau. Thực tế, việc kết hợp hợp 2 phương thức trực tuyến và
trực tiếp là một xu thế tất yếu, kể cả khi các trường học đã trở lại trạng thái “bình thường
mới”, học sinh đã đi học trực tiếp. Nếu ta biết kết hợp 2 phương thức này trong công
tác chủ nhiệm sẽ phát huy được ưu thế và khắc phục được nhiều điểm hạn chế của
từng phương thức.
3. Mong muốn lan tỏa cảm hứng tích cực cho học sinh THPT trong bối cảnh dịch
Covid-19
Thế mạnh của các hoạt động trải nghiệm chính là tạo ra môi trường hoạt động tập
thể để học sinh có sân chơi lành mạnh, vui vẻ, qua đó có thể tương tác, phát triển kĩ năng.
Nhưng diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã khiến các hoạt động tập trung đông người
bị hạn chế hoặc dừng hẳn. Việc học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch đã khiến các em
không trực tiếp gặp gỡ, kết nối. Trong thời gian đi học trở lại, các em vừa đi học vừa
phòng dịch. Các hoạt động tập trung đông người phải hạn chế. Những ngày học trong
mùa dịch vì thế mà cũng vơi đi không ít hào hứng và thực sự thiếu đi dấu ấn đáng nhớ
với các em.
“Giải pháp kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến trong công tác chủ nhiệm”
được đề xuất nhằm mục đích:
– Tổ chức triển khai kịp thời, có hiệu quả các nội dung định hướng, các hoạt
động của trường, lớp tới các em học sinh lớp chủ nhiệm.
– Tạo cơ hội để học sinh linh hoạt tham gia các hoạt động trải nghiệm ở phạm vi
tập thể lớp hoặc phạm vi cá nhân, khi đi học hoặc khi nghỉ, đảm bảo yêu cầu phòng,
chống dịch.
Giải pháp kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến trong công tác chủ nhiệm
3
– Tạo động lực học tập, tinh thần phấn chấn cho học sinh lớp chủ nhiệm trong tình
hình dịch.
– Tạo cơ hội để học sinh phát huy tinh thần tiên phong, sáng tạo, đoàn kết, sẵn
sàng thích nghi trong thời đại số.
– Kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp trong công tác chủ nhiệm trở thành một giải
pháp tất yếu, được thực hiện thường xuyên, lâu dài trong bất kì hoàn cảnh nào, không
phải chỉ trong mùa dịch Covid.
– Đề tài đã tập trung vào một số vấn đề cốt lõi trong công tác chủ nhiệm kèm những
hoạt động cụ thể, thiết thực, là gợi ý hữu ích cho việc triển khai hoạt động trải nghiệm
theo tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông mới.
B. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Hoạt động quản lí lớp
1.1. Các giải pháp tự quản đã triển khai trong việc quản lí lớp
* Căn cứ trên mức độ thay đổi của nội dung công việc, có thể phân chia công việc
trong công tác tự quản trong quản lí lớp học thành 2 nhóm như sau:
 Quản lí các yếu tố tĩnh (hồ sơ, danh sách, văn bản chỉ đạo, kế hoạch
chung của năm học, nội quy…): Ở nhóm này, các yếu tố khi ban hành ra
không thay đổi hoặc ít thay đổi, mang tính cố định để GV và HS dễ dàng tra
cứu hoặc đối chiếu khi cần.
 Quản lí các yếu tố động (kế hoạch cụ thể từng tuần thực hiện, danh
sách/phiếu cập nhật thông tin, hồ sơ đánh giá quá trình và đánh giá kết
quả hoạt động của học sinh…): Ở nhóm này, các yếu tố cần sự cập nhật
hoặc điều chỉnh thường xuyên trong cả quá trình thực hiện.
* Khi chưa kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến, việc quản lí lớp của GVCN diễn
ra như sau:
Giải pháp kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến trong công tác chủ nhiệm
4
– Đối với việc quản lí các yếu tố tĩnh (hồ sơ, danh sách, văn bản chỉ đạo, kế hoạch
chung của năm học, nội quy…):
+ Việc phổ biến thông báo/văn bản tới học sinh trong lớp:
 Giáo viên chủ nhiệm hoặc cán bộ lớp thông báo trực tiếp, trình chiếu
lên máy chiếu hoặc photo mỗi học sinh trong lớp 1 bản để theo dõi.
 Giáo viên chủ nhiệm hoặc cán bộ lớp gửi lên nhóm kín hoặc nhóm
chat của lớp trên Facebook để các học sinh trong lớp theo dõi và có
thể tìm lại khi cần.
+ Việc lưu trữ văn bản:
 GVCN lưu trữ dưới dạng file trên máy tính hoặc bản in:
Hình ảnh file offline lưu trữ trong máy tính cá nhân
 GVCN đăng lên và có thể tìm kiếm lại trên Nhóm Facebook của lớp.
Với ưu thế tiện lợi khi đăng tải, lan tỏa được đến nhiều người một
cách nhanh chóng, đây là cách mà nhiều GVCN tận dụng để phát đi
các thông báo cho lớp chủ nhiệm. Tuy nhiên sử dụng kênh này để lưu
trữ một cách khoa học, thường xuyên lại là một vấn đề khác.
Giải pháp kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến trong công tác chủ nhiệm
5
Hình ảnh các file lưu trữ trên nhóm Facebook của lớp
– Quản lí các yếu tố động (kế hoạch cụ thể từng tuần thực hiện, danh sách cần
cập nhật thông tin, hồ sơ đánh giá quá trình và đánh giá kết quả hoạt động
của học sinh…):
+ Khi cần cập nhật các thông tin mà cần lấy ý kiến từ các cá nhân HS trong
lớp, GVCN sử dụng các công cụ khảo sát trực tiếp hoặc trực tuyến. Với ưu thế là
có thể nhắc nhở các thành viên làm đồng thời khảo sát, thì việc in các văn bản để
các học sinh trong lớp điền trực tiếp vào các lựa chọn/ý kiến cá nhân rồi tổng
hợp thủ công vẫn là cách phổ biến ở các nhà trường. Tuy nhiên, các công cụ
trực tuyến lại phá huy ưu thế của mình trong việc tiết kiệm thời gian, chi phí, dễ
dàng cho cán bộ lớp quản lí thời gian làm khảo sát của các thành viên. Trong số
đó, Googledocs là công cụ phổ biến, được quen dùng hơn cả. Microsoft Forms
là lựa chọn tối ưu không kém, nhưng mới chỉ phổ biến ở một số trường đã triển
khai sử dụng Office 365. Các công cụ khác như Excel Survey, Mentimetor,
Kahoot…cũng là các công cụ đã được GVCN và HS tiếp cận, sử dụng tùy vào tình
huống cụ thể.
Giải pháp kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến trong công tác chủ nhiệm
6
+ Khi cần cập nhật thông tin mà không cần lấy ý kiến từ các cá nhân HS
trong lớp thì GVCN trao đổi trực tiếp với tập thể trên lớp đồng thời tự cập nhật vào
file offline.
+ Khi cần cập nhật kết quả thi đua của HS trong lớp sau mỗi giai đoạn,
GVCN triển khai theo các quy trình đánh giá, bình bầu trên lớp rồi tự cập nhật kết
quả lên file hồ sơ offline.
+ Việc lưu trữ và thông báo văn bản tới học sinh trong lớp:
 GVCN lưu trữ file offline trong máy tính cá nhân.
 Thông báo một cách trực tiếp trên lớp.
 Gửi file (dưới dạng không thể chỉnh sửa online) lên nhóm kín của lớp
trên Facebook sau mỗi giai đoạn cập nhật để HS trong lớp nắm được.
+ Việc kết nối giữa GVCN và phụ huynh học sinh diễn ra qua hình thức trực
tiếp (họp phụ huynh, trao đổi trực tiếp với phụ huynh) hoặc gián tiếp (qua điện
thoại, zalo, Smas…).
1.2. Đánh giá ưu điểm, hạn chế về các giải pháp quản lí lớp đã triển khai
* Ưu điểm
Thực ra, khi chưa kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến, việc quản lí lớp khi học sinh
đi học trực tiếp vẫn hiệu quả, thể hiện ở việc:
– Việc thông báo, phản hồi và thực hiện công việc giữa giáo viên chủ nhiệm – học
sinh vẫn diễn ra nhịp nhàng. Tiến độ công việc được đảm bảo.
– Sự tương tác và kết nối giữa GVCN và HS ở nhiều việc vẫn diễn ra thường xuyên,
kịp thời.
– Việc lưu trữ hồ sơ của lớp chủ nhiệm vẫn đảm bảo yêu cầu.
* Hạn chế:
– Ở một số công việc, sự phản hồi của HS trong lớp không được kịp thời do HS
không được nhìn thấy đánh giá trong cả quá trình, chỉ được biết kết quả ở cuối giai đoạn.
Giải pháp kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến trong công tác chủ nhiệm
7
Ví dụ: Việc HS muốn đính chính những sai sót, nhầm lẫn về nề nếp, học tập trong sổ theo
dõi của cán bộ lớp, đến cuối tuần HS mới được biết thông qua nhận xét tổng kết tuần.
– Việc sắp xếp và tra cứu tài liệu trên nhóm Facebook: Do chưa phân file theo chủ
đề nên các file lưu trữ trên nhóm rất lộn xộn, khó tìm kiếm.
– Khi học sinh học trực tuyến, nếu không có các ứng dụng trực tuyến hỗ trợ, sự
tương tác và kết nối giữa GVCN với cá nhân HS có thể đảm bảo nhưng kết nối với tập
thể HS sẽ không thường xuyên, không kịp thời, khó đảm bảo được yêu cầu công việc.
– Nhiều công việc còn mất nhiều thời gian và thủ tục khi thực hiện. Ví dụ: Việc cán
bộ lớp ghi chép, theo dõi và cập nhật kết quả các mặt hoạt động của lớp hàng tuần.
2. Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm của lớp chủ nhiệm
2.1. Các giải pháp đã triển khai trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm của lớp
chủ nhiệm
* Hoạt động sinh hoạt lớp
– Nội dung:
+ Ổn định tổ chức.
+ Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nề nếp và học tập của lớp trong tuần
vừa qua.
+ Thông báo kế hoạch một số hoạt động của trường và của lớp trong tuần
học mới.
+ Khi HS học trực tuyến, việc tổ chức hoạt động theo chủ đề có thể được tổ
chức, có thể bị trì hoãn so với khi đi học trực tiếp.
– Giải pháp thực hiện:
+ GVCN đóng vai trò chủ đạo, là người cập nhật văn bản từ các tổ chức
trong nhà trường, thông báo, triển khai hoạt động tới học sinh. Học sinh lắng nghe,
nắm bắt thông tin.
Giải pháp kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến trong công tác chủ nhiệm
8
+ GVCN hoặc cán bộ lớp là người tổng hợp kết quả học tập và tình hình thực
hiện nề nếp qua sổ theo dõi và cũng là người thông báo kết quả đó trong giờ sinh
hoạt lớp. GVCN là người đánh giá, phân tích, định hướng giải pháp cho học sinh.
+ Khi không ứng dụng linh hoạt các phần mềm công nghệ, việc tổ chức trao
đổi theo chủ đề dễ quay trở về chiếu slide + thuyết trình, nếu thực hiện nhiều lần
sẽ gây nhàm chán.
* Hoạt động trải nghiệm ngoài giờ học
Các hoạt động diễn ra ngoài giờ học của học sinh chủ yếu là các hoạt động văn
hóa, văn nghệ, thể dục thể thao hay việc chuẩn bị chương trình cho các ngày lễ lớn.
– Khi học sinh đi học trực tiếp, trong bối cảnh học sinh tới trường phải đeo khẩu
trang và thực hiện nghiêm ngặt việc cấm tập trung đông người, giữ khoảng cách an toàn,
các hoạt động trải nghiệm sau giờ học cũng không được tổ chức để hạn chế việc tiếp xúc
trực tiếp/gián tiếp giữa người – người.
– Khi học sinh học trực tuyến, ai ở nhà nấy, việc hỗ trợ các em tổ chức một hoạt
động tập thể lại càng khó khăn. Nếu có, chỉ có một số ít cá nhân học sinh năng động, tích
cực tham gia hoạt động của trường/lớp, có năng khiếu MC/văn hóa văn nghệ, sử dụng
điện thoại để tự ghi hình phần dẫn hoặc tiết mục của cá nhân. Không có hoạt động có cả
lớp tham gia.
2.2. Đánh giá ưu điểm, hạn chế về các giải pháp đã triển khai trong việc tổ chức hoạt
động trải nghiệm của lớp chủ nhiệm
* Ưu điểm
Dù đi học trực tiếp hay trực tuyến, hoạt động trải nghiệm vẫn có thể diễn ra nhưng
chủ yếu ở mức độ cá nhân để đảm bảo an toàn phòng chống dịch.
* Hạn chế
– Thời lượng, tần suất tổ chức các hoạt động trải nghiệm bị rút ngắn.
Giải pháp kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến trong công tác chủ nhiệm
9
– Số lượng học sinh tham gia: Do lệ thuộc vào năng lực, điều kiện, hứng thú, sự tự
nguyện của cá nhân HS nên hoạt động dành cho cả lớp tham gia chưa thể tổ chức.
– Vai trò của học sinh: Sự kết nối bị hạn chế, cộng với việc học trực tuyến kéo dài dễ
khiến HS thu mình lại, ngại giao tiếp, ngại thực hiện nhiệm vụ, ngại tham gia các hoạt
động tập thể.
– Yêu cầu về chất lượng tham gia: Khi HS học trực tiếp, do tình hình dịch, các hoạt
động tập thể bị hạn chế về số người tham gia, hình thức và thời gian tổ chức nên chất
lượng giảm đáng kể so với việc được tổ chức bình thường. Khi HS học trực tuyến, kể cả
tổ chức chào cờ, sinh hoạt lớp online thì cũng khó có thể kiểm soát được chất lượng tham
gia của học sinh, điều này bị lệ thuộc vào sự tự giác của các em. Mà muốn các em tự giác,
giải pháp lâu dài nhất vẫn phải là thiết kế nội dung, hình thức hoạt động sao cho hay, làm
cho các em thích, các em có nhu cầu tham gia. Mục tiêu giáo dục vì thế mới có thể đạt
được.
Tóm lại, việc triển khai công tác chủ nhiệm trên các phương diện: quản lí lớp
học, tổ chức hoạt động trải nghiệm đã và đang được thực hiện. Tuy nhiên hình thức
thực hiện chủ yếu vẫn dưới dạng trực tiếp. Hoạt động trực tuyến nếu có, chỉ là giải
pháp tạm thời trong thời gian học sinh không đi học trực tiếp tại trường. Trên cơ sở
những ưu điểm không thể phủ nhận của cả 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến, trên
cơ sở thực trạng đang diễn ra, rất cần giải pháp kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến
để nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm trong nhà trường.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI CÓ SÁNG KIẾN
Phải thừa nhận rằng, khi chưa kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến, công tác
chủ nhiệm vẫn diễn ra hiệu quả ở nhiều công việc. Tuy nhiên với đòi hỏi mới của thời
đại số, trong bối cảnh mới, việc tổ chức kết hợp trực tiếp và trực tuyến sẽ tiết kiệm thời
gian và nâng cao hiệu quả làm việc cho GVCN. Cụ thể như sau:
1. Kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến trong việc quản lí lớp
1.1. Kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến trong việc tự lưu trữ, cập nhật văn
bản, hồ sơ
Giải pháp kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến trong công tác chủ nhiệm
10
Trong quá trình quản lí lớp, có nhiều thông tin thường xuyên được cập nhật, ví dụ:
Kế hoạch hàng tuần hoặc Theo dõi việc thực hiện nề nếp học trực tuyến/học trực tiếp của
lớp.
– Để HS trong lớp dễ cập nhật và theo dõi kế hoạch hàng tuần của lớp, GVCN có
thể sử dụng Padlet hoặc OneNote. Để tránh việc bị hạn chế số trang và phải mua phiên
bản nâng cấp của Padlet, trong khi đó Office 365 đang là bộ công cụ tích hợp nhiều ứng
dụng được triển khai tạo tài khoản miễn phí trong các nhà trường, chúng tôi khuyến khích
các thầy cô chủ nhiệm sử dụng One Note. One Note như 1 cuốn sổ có nhiều phần, mỗi
phần có nhiều trang. GVCN có thể phân quyền cho các đối tượng khác nhau được xem/sửa
ở từng trang khác nhau.
Hình ảnh một trang trong cuốn sổ OneNote của lớp
– Để tất cả HS trong lớp tiện theo dõi và phản hồi kịp thời về kết quả thực hiện nề
nếp học trực tuyến/học trực tiếp của lớp, thay bằng sổ theo dõi bản in, GVCN sẽ tạo
Sổ theo dõi nề nếp, học tập bằng Googledocs. Trong đó GVCN và lớp trưởng được
quyền sửa. Các học sinh khác trong lớp được quyền xem. Học sinh sẽ phản hồi ngay với
giáo viên chủ nhiệm qua Facebook, Zalo hoặc phản hồi trong tiết sinh hoạt lớp. Việc cập
Giải pháp kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến trong công tác chủ nhiệm
11
nhật sổ theo dõi online sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian cho thủ tục hành chính tổng
kết tuần trong giờ sinh hoạt, từ đó lớp có nhiều thời gian hơn cho sinh hoạt chủ đề.
1.2. Kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến trong việc xây dựng nội quy của lớp
Để khuyến khích học sinh chủ động tham gia vào việc xây dựng nội quy của trường,
lớp, từ đó mỗi học sinh có trách nhiệm hơn với bản thân mình và tập thể, tạo sự hứng thú,
dễ thuộc, dễ nhớ cho các em trong việc học nội quy, từ đó, các em tự giác hơn trong việc
thực hiện nội quy nhà trường, tập thể lớp có thể tự xây dựng nội quy dưới sự hướng dẫn
của GVCN.
* Về nội dung:
– Căn cứ trên Nội quy học sinh của nhà trường, Tiêu chí tính điểm thi đua của Đoàn
trường, GVCN tổ chức lấy ý kiến các HS để các em đề xuất nội quy của lớp. Các link
khảo sát online có sự kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận là giải pháp lấy ý kiến dân
chủ và nhanh chóng cho việc này.
– Căn cứ trên kết quả bình chọn và đề xuất của số đông học sinh trong lớp trên link,
GVCN sẽ tổng hợp nội dung thành nội quy của lớp.
– Về bố cục: Nội quy của các lớp yêu cầu có 2 phần:
+ Phần 1: Những điều học sinh phải thực hiện (là những điều quy định trong các
văn bản)
+ Phần 2: Những điều học sinh nên thực hiện (là những nội dung cụ thể của thái
độ, tình cảm, lối sống không quy định chi tiết trong các văn bản nhưng là những định
hướng để học sinh có lối sống văn hóa, tích cực hơn)
* Về hình thức thể hiện:
Sau khi có nội dung của nội quy, lớp sẽ tiến hành thiết kế hình thức thể hiện nội
dung đó.
Giải pháp kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến trong công tác chủ nhiệm
12
– Lớp có thể phát động cuộc thi Thiết kế bảng nôi quy, trong đó những HS dự thi
phải thiết kế hình thức thể hiện nội quy/slogan học tập sao cho sinh động, dễ thuộc, dễ
nhớ (ví dụ: hình thức thơ, văn vần, câu đối, chơi chữ; kết hợp giữa chữ viết và hình ảnh
minh họa…).
– Sản phẩm dự thi sẽ là nội quy/ slogan học tập được thiết kế trên các phần mềm,
lưu dưới dạng ảnh/video.
* Cách sử dụng sản phẩm:
– Có thể in các sản phẩm poster/áp phích, slogan phù hợp để treo/dán tại phòng học
của lớp, vừa tạo hứng khởi học tập, vừa trang trí lớp.
– Có thể truyền thông các sản phẩm trên mạng xã hội để kêu gọi bình chọn, nhằm
tăng hứng thú cho những người chơi, đồng thời lan tỏa thông điệp của nội quy đến nhiều
người hơn nữa.
Cách thực hiện này sẽ tạo ra một môi trường học tập – nơi các em học sinh sẽ thực
sự là trung tâm của các hoạt động giáo dục, được khuyến khích và tạo điều kiện để thể
hiện năng lực cá nhân.
1.3. Kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến trong việc kết nối, tương tác giữa giáo
viên – học sinh, giáo viên – phụ huynh
* Kết nối giữa GVCN với học sinh
Ngoài việc trao đổi trực tiếp, qua điện thoại và Facebook/Zalo cá nhân của học
sinh, ngoài việc thông báo trực tiếp trên lớp tới tập thể, Teams và ứng dụng Nhóm kín
trên Facebook có thể sử dụng làm kênh thông tin chính thống của GVCN với tập
thế học sinh của lớp.
– Cách sử dụng kết hợp 2 công cụ:
+ Facebook sẽ là nơi phát đi các thông báo ngắn gọn, hướng dẫn ngắn gọn. Các
thông báo, hướng dẫn đó sẽ có diễn giải chi tiết hoặc có các văn bản đi kèm lưu tại các
Folder tương ứng trên Teams.
Giải pháp kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến trong công tác chủ nhiệm
13
+ Lưu ý 1: Các thông báo trên Facebook cũng cần sắp xếp theo các chủ đề để HS
và GV dễ tìm kiếm. Cách tạo chủ đề: Khi viết bài, chỉ cần gõ thêm
#chủđềliênquanđếnbàiviết. Ví dụ: #thờikhóabiểu. #thongbao, #tiêmchủng (H.3).
+ Lưu ý 2: Do file tồn tại trên phần Tệp của Teams sẽ là file dùng chung, bất kì HS
nào cũng có thể chỉnh sửa nên GVCN khi đưa file lên nên để định dạng PDF hoặc định
dạng ảnh để tránh việc các HS trong lớp sửa trực tiếp trên văn bản mà GVCN đã gửi.
Hình ảnh các file lưu trữ trên Facebook và trên Teams của lớp
Giải pháp kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến trong công tác chủ nhiệm
14
– Quy định về việc sử dụng kết hợp 2 công cụ:
+ Cần có nội quy sử dụng nhóm, trong đó nêu rõ nội dung đăng bài, cách phản
hồi của các thành viên trong lớp khi nhận được thông báo.
Nội quy do GVCN đăng trên nhóm lớp sau khi đã thống nhất với cán bộ lớp
+ Cần có quy định cụ thể về tần suất cập nhật thông báo trên nhóm lớp. Có
nhiều công việc phát sinh, cần làm ngay, nhất là trong giai đoạn học sinh học trực tuyến.
Các công việc đó lại đòi hỏi triển khai tới tất cả các học sinh trong lớp. Vì vậy, GVCN
cần quy định rõ tần suất cập nhật thông báo trên nhóm lớp để HS trong lớp có ý thức hơn
trong việc lĩnh hội thông tin. Nhóm Facebook có tính năng thống kê số người đã xem nên
kể cả các bhọc sinh đọc mà chưa ấn Like/Thả tim thì cán bộ lớp và giáo viên vẫn biết
được học sinh đã đọc tin chưa để kịp thời có kênh liên lạc khác tới những cá nhân học
sinh đó.
* Kết nối giữa GVCN – phụ huynh
Giải pháp kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến trong công tác chủ nhiệm
15
Do đặc thù của phụ huynh trong lớp, khi kết nối với phụ huynh, ngoài việc liên
lạc trực tiếp, qua điện thoại và Facebook/Zalo cá nhân của phụ huynh, GVCN lựa chọn
Forms và Smas làm kênh thông tin chính thống với phụ huynh.
– Khi cần gửi các thông báo/lưu ý ngắn gọn, GVCN sử dụng Smas.
– Khi cần triển khai các công việc cần lấy ý kiến của từng phụ huynh, GVCN sẽ sử
dụng Forms.
Giải pháp kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến trong công tác chủ nhiệm
16
* Thông thường, để triển khai công việc tới học sinh, nhất là các thông tin quan
trọng, GVCN phải kết hợp vừa thông báo tới học sinh vừa thông báo tới phụ huynh
để đảm bảo hiệu quả.
1.4. Kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến trong việc cập nhật theo dõi thi đua
của lớp
Để tất cả học sinh trong lớp tiện theo dõi và phản hồi kịp thời về kết quả thực
hiện nề nếp học trực tuyến/học trực tiếp của lớp, GVCN hoặc lớp trưởng sẽ tạo Sổ
theo dõi nề nếp online bằng Googledocs. Trong đó giáo viên chủ nhiệm và lớp trưởng
được quyền sửa. Các học sinh khác trong lớp được quyền xem. Học sinh sẽ phản hồi ngay
với lớp trưởng và giáo viên chủ nhiệm qua Facebook, Zalo hoặc phản hồi trong tiết sinh
hoạt lớp. Việc cập nhật sổ theo dõi online sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian cho thủ tục
hành chính tổng kết tuần trong giờ sinh hoạt, từ đó lớp có nhiều thời gian hơn cho sinh
hoạt chủ đề.
Giải pháp kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến trong công tác chủ nhiệm

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: 

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *