dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Khai thác một số công cụ nhằm tăng cường hiệu quả dạy và học trực tuyến  môn Ngữ văn thích ứng với đại dịch covid 19 trong các trường THPT

SKKN Khai thác một số công cụ nhằm tăng cường hiệu quả dạy và học trực tuyến  môn Ngữ văn thích ứng với đại dịch covid 19 trong các trường THPT

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Kể từ tháng 1/ 2020, khi đại dịch Covid-19 bắt đầu xảy ra tại Việt Nam cho
đến nay diễn biến dịch vô cùng phức tạp; đã gây ảnh hưởng nặng nề đến nhiều mặt
của đời sống xã hội, trong đó có ngành Giáo dục. Đặc biệt trong năm học 2021-
2022, các kế hoạch năm học bị đứt đoạn, chương trình và nội dung giáo dục phải
thay đổi theo hướng chỉ còn phần cốt lõi, gần 20 triệu trẻ em, HS, sinh viên phải
tạm dừng đến trường, chuyển sang học trực tuyến, học qua truyền hình trong nhiều
tháng liên tiếp, trên 70.000 sinh viên không thể ra trường đúng hạn, ảnh hưởng tới
việc cung cấp nguồn nhân lực.
Trước tình hình đó, Bộ GD & ĐT đã ban hành công văn số 3699 ngày 27/8/
2021 Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2021-2022. Công
văn nhấn mạnh: “Ưu tiên dạy học trực tuyến đối với nội dung mang tính lí thuyết.
Chủ động về các phương án dạy học trực tuyến và trực tiếp để chuyển đổi linh hoạt,
ứng phó kịp thời với các tình huống, diễn biến của dịch COVID-19 tại địa phương;
sẵn sàng phương án để tận dụng tối đa khoảng thời gian HS có thể đến trường để
dạy học trực tiếp, nhất là đối với các nội dung thực hành, thí nghiệm và kết hợp ôn
tập, củng cố những nội dung lí thuyết đã học trực tuyến”.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc quyết
liệt, trách nhiệm, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, ngành GD & ĐT ở nước ta nói
chung, tại Nam Định nói riêng đã có nhiều đổi mới, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, cải
thiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; thay đổi, điều chỉnh các hoạt động dạy học, tổ
chức dạy học trực tuyến góp phần phát triển năng lực sử dụng CNTT và truyền
thông trong dạy – học, thúc đẩy chuyển đổi số trong GD & ĐT; mở rộng cơ hội tiếp
cận giáo dục cho HS, tạo điều kiện để trẻ em, HS, sinh viên được học ở mọi nơi,
mọi lúc và bảo đảm công tác phòng, chống dịch, thích ứng với tình hình của dịch
COVID-19.
Với trường THPT Thịnh Long, ngay sau khi có thông báo nghỉ dịch lần 1 (từ
25 /5/ 2021 đến 10/6/2021), BGH nhà trường đã chủ động, linh hoạt trong việc ứng
phó; triển khai các hoạt động dạy và học phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế
của dịch COVID-19, với điều kiện của nhà trường; nhằm đảm bảo thực hiện mục
tiêu kép, “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”. Cụ thể như: tập huấn OLM,
Office 365, Avina, chuyển đổi số cho GV chủ động, sáng tạo trong việc sử dụng các
phần mềm, ứng dụng, công cụ hỗ trợ tích cực trong các hoạt động giáo dục như: tổ
chức dạy học trực tuyến, giao bài tập cho HS; xây dựng kế hoạch, nội dung ôn tập,
2
ngân hàng đề đăng tải trên website của trường để HS theo dõi nghiên cứu bài học,
ôn tập.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, việc triển khai công tác dạy và học ứng
phó với dịch Covid 19 còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Về phía nhà trường, điều
kiện hạ tầng kỹ thuật còn tự phát, chưa đồng bộ. Đội ngũ GV dù đã được Sở và nhà
trường tập huấn về nghiệp vụ nhưng vẫn còn khá lúng túng, bỡ ngỡ. Bên cạnh đó,
khi dịch bệnh diễn biến phức tạp trên phạm vi rộng, các cấp học tại nhiều trường
học đồng loạt nghỉ học trực tiếp, chuyển sang học trực tuyến; lượt truy cập cùng lúc
sẽ rất khó để đường truyền đảm bảo duy trì giờ học được ổn định.
Về phía HS, khi học trực tuyến, mặc dù khả năng thích ứng của các em trong
việc ứng dụng CNTT để tiếp cận những bài giảng của GV khá tốt nhưng với môi
trường học tại nhà, không có ai quản lý nên rất dễ dẫn đến việc học bị xao nhãng,
không tập trung. Thậm chí, nhiều gia đình HS điều kiện kinh tế khó khăn, không có
đủ phương tiện, máy tính để học tập, tiếp cận công nghệ, tiếp thu bài giảng …
Những điều này đã tác động không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả của việc dạy và
học tại nhà trường.
Trong quá trình giảng dạy ban đầu, mặc dù là một GV trẻ và cũng thường
xuyên tìm hiểu về CNTT; học hỏi chuyên môn, nghiệp vụ từ đồng nghiệp nhưng tôi
cũng đã không tránh khỏi sự lúng túng trong việc lựa chọn và kết hợp những công
cụ hỗ trợ giảng dạy môn Ngữ văn để thích ứng với dịch Covid 19 một cách hiệu
quả. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, trong năm học qua, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu
và áp dụng sáng kiến “Khai thác một số công cụ nhằm tăng cường hiệu quả dạy
và học trực tuyến bộ môn Ngữ văn thích ứng với đại dịch Covid 19 trong các
trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Nam Định”. Thực hiện sáng kiến,
tôi mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn của nhà trường, tạo
dựng hứng thú, yêu thích của HS, góp phần nhỏ bé nhằm giảm thiểu những tác
động tiêu cực của dịch Covid 19 đồng thời phát triển năng lực, phẩm chất của HS.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP

  1. Mô tả giải pháp trước khi có sáng kiến
    1.1. Thực trạng việc dạy học trực tuyến môn Ngữ văn tại trường THPT Thịnh
    Long khi dịch bùng phát
    Ngày 11 tháng 03 năm 2021, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra công bố Covid19 là đại dịch toàn cầu khi xuất hiện ở hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng
    118,5 triệu ca nhiễm, làm 2,63 triệu ca tử vong; đồng thời đòi hỏi các nước cần có
    những biện pháp phòng chống dịch quyết liệt. Kể từ đó cho đến nay, sau hơn 2 năm,
    đại dịch Covid- 19 đã và đang diễn biến một cách phức tạp, khó lường. Tính đến
    sáng ngày 11/3/2022 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 452.921.035
    3
    ca nhiễm COVID-19, trong đó 6.049.774 ca tử vong. Có thể nói, đại dịch đã gây ra
    nhiều tổn thất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống kinh
    tế – xã hội ở hầu khắp các nước trên thế giới.
    Tại Việt Nam, giáo dục được xem là một trong những lĩnh vực chịu nhiều
    ảnh hưởng nhất, bởi nhiều trường học thuộc 63/63 tỉnh thành trên cả nước đã buộc
    phải đóng cửa để nhằm hạn chế tối đa sự lây lan của dịch bệnh. Theo đó, hàng triệu
    HS, sinh viên các cấp đã phải tạm dừng đến trường trong nhiều tháng liên tiếp.
    Nhiều GV, trẻ em, HS bị nhiễm COVID-19. Nhiều nhiệm vụ quan trọng của ngành
    không thể tiến hành theo đúng kế hoạch.
    Báo cáo về tình hình triển khai dạy học trong bối cảnh Covid-19, Thứ trưởng
    Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết: trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch
    Covid-19, Bộ GDĐT đã chủ động, kịp thời chỉ đạo toàn ngành chuyển trạng thái
    hoạt động, ứng phó với dịch Covid-19 nhằm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải
    pháp để hoàn thành mục tiêu kép: vừa phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, bảo
    đảm an toàn trường học, vừa ra sức phấn đấu khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm
    vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo.
    Căn cứ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GD & ĐT, Sở GD & ĐT Nam Định
    đã chủ động, linh hoạt xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch năm
    học để ứng phó với diễn biến khó lường của dịch Covid-19 tại địa phương: tận dụng
    tối đa thời gian tổ chức dạy học trực tiếp khi dịch bệnh được kiểm soát, kết hợp dạy
    học trực tuyến, dạy học qua truyền hình khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.
    Với trường THPT Thịnh Long, trong những năm gần đây, nhà trường đã có
    những chuyển biến rõ rệt về phong trào dạy và học của GV và HS. Rõ nét nhất là
    việc chuyển đổi số, nâng cao năng lực số, ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học ở
    nhiều bộ môn nhằm đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy năng lực tích cực
    chủ động của HS, nâng cao chất lượng dạy và học. Trong năm học 2020 – 2021 và
    2021 – 2022, theo kế hoạch của Sở GD & ĐT, cuộc thi GV giỏi cấp tỉnh, Thiết kế
    bài giảng điện tử (E-learning), Hội giảng Cụm Hải Hậu… đã được BGH quan tâm
    và triển khai tới GV trong các tổ, nhóm chuyên môn. Nhà trường cũng thường
    xuyên tổ chức các buổi hội thảo, dự giờ rút kinh nghiệm; sinh hoạt tổ, nhóm chuyên
    môn, nghiên cứu bài học/ chuyên đề, phát động thi GV giỏi cấp trường… nhằm
    khuyến khích, động viên đội ngũ GV nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
    Có thể nói, ngay từ đầu năm học 2021-2022, nhà trường đã chủ động xây
    dựng kế hoạch giáo dục, phương án, kịch bản; linh hoạt chuyển đổi, áp dụng các
    hình thức dạy học trực tiếp, trực tuyến hoặc kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp phù
    hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và đối tượng HS. Đồng thời kích hoạt
    đồng bộ các giải pháp tổ chức dạy học, tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp
    4
    dạy học, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, linh hoạt phương thức dạy học,
    linh hoạt tổ chức các hoạt động trải nghiệm để khắc phục ứng phó với tác động của
    dịch Covid 19; tạo niềm vui hứng thú và phát triển phẩm chất, năng lực cho HS. Để
    nâng cao chất lượng dạy và học, BGH nhà trường đã chuẩn bị các điều kiện cơ sở
    vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học trực
    tuyến; phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ CNTT, dịch vụ viễn thông trang bị
    thêm phòng máy chiếu, sửa chữa máy tính, trang bị wifi tới từng lớp học để bảo
    đảm cung cấp nền tảng dạy học trực tuyến ổn định. Bên cạnh đó, nhà trường còn tận
    dụng và phát triển kho học liệu số trên web olm.vn, chia sẻ dùng chung toàn ngành,
    gồm: bài giảng điện tử, tài liệu, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử,
    phần mềm mô phỏng và các học liệu khác; phát triển hệ thống ngân hàng câu hỏi
    trực tuyến cho hầu hết các môn học.
    Đến đầu tháng 2/ 2022, ngay sau dịp Tết Nguyên Đán, số ca nhiễm Covid
    không chỉ ở trong nước nói chung mà ngay tại tỉnh Nam Định, tại trường THPT
    Thịnh Long nói riêng cũng đột ngột tăng mạnh. Lúc này, BGH nhà trường buộc
    phải triển khai giảng dạy và học trực tuyến hoàn toàn, hoặc kết hợp trực tuyến –
    trực tiếp để ứng phó với dịch bệnh COVID-19. Điều này khiến công tác dạy và học
    của GV, HS gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể như:
    Về phía GV: Trước khi đại dịch bùng phát, việc dạy và học thường xuyên
    chỉ diễn ra trực tiếp trên lớp học. Chúng tôi rất ít tiến hành việc dạy học trực tuyến,
    học qua mạng. Thế nhưng khi dịch Covid 19 bùng phát, nhất là khi tại trường THPT
    Thịnh Long xuất hiện ca nhiễm Covid đầu tiên của HS, BGH, Ban chỉ đạo phòng
    chống dịch đã nhanh chóng khoanh vùng, rà soát các trường hợp F0; F1; linh hoạt
    sử dụng hoặc kết hợp các hình thức, phương án dạy học phù hợp với tình hình thực
    tế tại trường.
    Lúc đầu, khi bắt tay thực hiện, hầu như GV chúng tôi rất lúng túng về kỹ thuật
    thực hiện. Có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu vẫn là khả năng ứng dụng CNTT
    vào dạy học ở nhiều GV còn hạn chế, việc phối kết hợp sử dụng các phần mềm học
    trực tuyến chưa thông thạo dẫn đến việc thực hiện chưa hiệu quả. Đa số, GV đã sử
    dụng CNTT cho tiết học của mình tuy nhiên chủ yếu mới dừng lại ở bài giảng được
    thiết kế trên Powerpoint chứ chưa trực tiếp khai thác các công cụ trực tuyến vào việc
    tìm kiếm thông tin và thiết kế các hoạt động dạy học. Do đó, phương pháp dạy về lí
    thuyết có sự thay đổi tích cực, nhưng trên thực tế vẫn chưa thực sự chất lượng, đem
    lại niềm hứng thú cho người học. Đó là chưa kể một bộ phận GV trình độ ứng dụng
    CNTT chậm, ngại thiết kế các bài giảng trên Powerpoint, dẫn đến việc mặc dù nhà
    trường có đầu tư lắp đặt máy chiếu thì việc khai thác những trang thiết bị đó cũng
    chưa thường xuyên hiệu quả. Mặt khác, trong quá trình giảng dạy trực tuyến, sự
    5
    tương tác giữa GV và HS bị hạn chế; GV chủ yếu thực hiện bài giảng một chiều.
    Điều đó khiến cho GV khó kiểm tra được quá trình học của HS cũng như quan tâm,
    giúp đỡ những HS yếu kém.
    Thực tế, nhiều GV trong số chúng tôi cảm thấy việc chuẩn bị bài giảng cho
    dạy học trực tuyến khó và vất vả hơn rất nhiều so với học trực tiếp, chưa kể để thích
    ứng trước diễn biến khó lường của dịch bệnh, chúng tôi thường xuyên thay đổi hình
    thức dạy học. Nhiều lúc, trong một buổi học, chúng tôi khi dạy học trực tiếp, khi
    chuyển sang trực tuyến, có khi vừa kết hợp trực tuyến với trực tiếp. Nhất là khi dịch
    bệnh lây lan với tốc độ chóng mặt, nhiều GV bị nhiễm covid với triệu chứng nặng,
    sức khỏe giảm sút, mệt mỏi song vẫn cố gắng duy trì việc lên lớp trực tuyến. Đây
    cũng là một trong số nhiều lý do đã ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy.
    Mặt khác, xét về nhu cầu thực tiễn, một số năm trở lại đây, vì nhu cầu việc
    làm, lựa chọn nghề nghiệp, nhiều HS không còn mặn mà với việc chọn môn thi
    thuộc khối xã hội, trong đó có môn Ngữ văn. Vì vậy HS có phần xem nhẹ môn học
    này. Đến khi chuyển sang dạy học trực tuyến, khi sự diễn đạt sẽ bị hạn chế thì việc
    dạy học Ngữ văn càng trở thành một thách thức lớn đối với GV. Làm thế nào để một
    giờ học có hiệu quả? Làm cách nào để GV dạy thật sinh động, cuốn hút đem lại niềm
    thích thú, hứng khởi cho HS? Làm thế nào để mỗi giờ học trực tuyến không còn
    nhàm chán, đơn điệu, cô độc thoại, trò chểnh mảng? Đó chính là trăn trở thôi thúc
    chúng tôi cần có sự tìm tòi, sáng tạo và thay đổi trong chính phương pháp, cách thức
    dạy học của mình.
    Với HS, ban đầu nhiều HS gặp không ít trở ngại trong quá trình thích nghi và
    tiếp nhận sự thay đổi đột ngột giữa các hình thức dạy học. Sau gần hai năm dịch
    bệnh bùng phát, các em đã khá năng động trong việc ứng dụng CNTT để khai thác,
    tương tác với bài giảng của thầy cô. Tuy nhiên trên thực tế, khả năng và chất lượng
    tương tác của HS chưa cao, ý thức ra vào lớp, học tập trực tuyến chưa nghiêm túc,
    tự giác. Một phần nữa chính hoàn cảnh, điều kiện cơ sở vật chất của gia đình HS
    cũng chi phối nhiều đến hoạt động học. Bởi vì không phải gia đình nào cũng đáp
    ứng trang bị đầy đủ được đường truyền mạng, máy tính, điện thoại thông minh hoặc
    có không gian học tập yên tĩnh cho con em mình học tập. Khi nhà trường buộc phải
    chuyển sang học trực tuyến, nhiều HS đã gặp khó khăn lớn khi trong gia đình các
    em có 2 thậm chí 3 anh/ chị/ em cùng lúc cần thiết bị để học tập, trong khi điều kiện
    gia đình chưa thể đáp ứng kịp thời. Điều đó thực sự là vướng mắc lớn, ảnh hưởng
    trực tiếp đến quá trình và chất lượng học tập của HS
    Nhất là, đối với hình thức học tập truyền thống, sự tương tác giữa người dạy
    với người học chủ yếu là giao tiếp trực tiếp, trong khi với hình thức học tập trực
    tuyến thì sự giao tiếp này là gián tiếp thông qua môi trường không gian “ảo” bằng
    6
    cách sử dụng các công cụ, trang thiết bị điện tử có kết nối mạng internet. Sự tương
    tác này có phần hạn chế nếu như đường truyền không ổn định hoặc gặp những vấn
    đề không mong muốn khi kết nối. Thực tế, kết quả cho thấy có đến 68% HS được
    khảo sát khẳng định đường truyền internet không ổn định là khó khăn lớn nhất mà
    các em thường xuyên gặp phải, đã khiến các em gặp trở lại lớn khi theo dõi và tiếp
    thu kiến thức trong các buổi học.
    Mặt khác, trong các lớp học truyền thống, quá trình truyền đạt và tiếp nhận
    thông tin được diễn ra trực tiếp và nhanh chóng, HS có thể trực tiếp phản hồi và nêu
    ý kiến. Sự tương tác trực tiếp này giúp quá trình học tập dễ dàng hơn, phong phú và
    dễ tiếp thu hơn. Tuy nhiên, việc chuyển đổi hoàn toàn sang hình thức học trực tuyến
    đã khiến cho HS gặp nhiều khó khăn do thiếu một số kỹ năng cần thiết trong học
    tập và kết quả khảo sát đã cho thấy rõ điều này.
    Bảng 1: Khảo sát khó khăn của HS khi dạy học trực tuyến
    Cụ thể, 21,9% HS cho rằng kỹ năng sử dụng phương tiện, thiết bị CNTT của bản
    thân còn hạn chế. Đáng chú ý, tâm lý được xem là yếu tố cốt lõi và đóng vai trò rất
    quan trọng quyết định đến hiệu quả học tập trong khi tỷ lệ HS có tâm lý chán nản,
    không hứng thú với việc học trực tuyến chiếm đến 27,3%. Quả thực khi học trực
    tuyến trong khoảng thời gian dài, HS phải dành nhiều thời gian trước màn hình điện
    thoại, ít giao tiếp giữa GV với HS, dẫn đến tâm lý mệt mỏi thậm chí phần lớn HS
    thiếu động lực học tập. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của
    HS. Qua khảo sát ban đầu khi dạy trực tuyến, tôi nhận được đến 59,3% HS phản hồi
    rằng chất lượng dạy trực tuyến không hiệu quả bằng dạy học trực tiếp như trước.
    7
    Bảng 2: Khảo sát đối với HS về hiệu quả học tập của dạy học trực tuyến so với trực tiếp
    Về kĩ thuật, cơ sở vật chất:
    Trường THPT Thịnh Long nằm trên địa bàn TDP 18, thuộc thị trấn Thịnh
    Long, Huyện Hải Hậu – một trong những nơi xa nhất nhì trung tâm tỉnh Nam Định.
    Nơi đây, HS chủ yếu là con em xuất thân từ các gia đình làm nông nghiệp: nghề đi
    biển, trồng hoa màu, làm cước… thu nhập thấp, lại thường xuyên phải chịu ảnh
    hưởng nặng nề của thiên tai, đời sống còn gặp nhiều khó khăn hơn nữa khi dịch
    bệnh bùng phát ảnh hưởng tới mọi mặt. Chính vì thế, dù được các cấp, ban ngành
    và bản thân phụ huynh rất đồng lòng ủng hộ kế hoạch xã hội hóa nhưng nguồn kinh
    phí huy động tài trợ khá hạn hẹp, trong khi sau 20 năm xây dựng, lại ảnh hưởng từ
    không khí biển; cơ sở vật chất của nhà trường đã rất xuống cấp, thường xuyên hỏng
    hóc. Nhiều phòng học bị dột, thấm mưa. Tường bị bong tróc, thậm chí rơi từng
    mảng khá nguy hiểm… Bởi vậy, dù đã rất cố gắng khắc phục nhưng cơ sở vật chất,
    nhất là thiết bị hỗ trợ dạy học của nhà trường vẫn còn hạn chế. Cả trường có 21 lớp
    học, song mới có 4 phòng chức năng có máy chiếu; 2 phòng tin học được trang bị
    80 máy tính. Tại lớp học, mới chỉ có 4/ 21 lớp có Ti vi. Đường truyền internet dù đã
    được nhà trường kéo đến từng phòng học song chất lượng đường truyền không ổn
    định; làm gián đoạn hoạt động dạy và học.
    Rõ ràng, có thể thấy rằng, HS hiện đang chịu nhiều yếu tố tác động chủ quan
    lẫn khách quan, ảnh hưởng đến hoạt động học tập trực tuyến của bản thân. Nguyên
    nhân chính được chỉ ra là do vấn đề kết nối internet, thiếu thiết bị học tập, kỹ năng
    học tập và một số biểu hiện liên quan đến yếu tố tâm lý trong quá trình học tập của
    HS. Những điều này đã khiến GV chúng tôi thực sự trăn trở, mong muốn tìm cách
    tháo gỡ, nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học ứng phó trước tình hình dịch
    Covid 19
    8
    1.2. Yêu cầu đổi mới trong dạy học
    Sự phát triển như vũ bão của CNTT và truyền thông – ICT (Information and
    Communication Technology) và cuộc cách mạng 4.0 trong những năm gần đây đã
    tác động vào hầu hết các lĩnh vực, làm thay đổi sâu sắc đời sống kinh tế, xã hội, đặc
    biệt là giáo dục. Tuy nhiên, theo những thống kê mới nhất thì Việt Nam hiện đang
    nằm ở nhóm các nước kém nhất trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về ứng
    dụng ICT trong giáo dục, xét cả về vật lực, nhân lực và tài lực.
    Xuất phát từ thực tế này, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát
    triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ tiêu điểm, quan trọng; đã từng
    được khẳng định trong các văn kiện Đảng trước đây, đặc biệt là trong Nghị quyết số
    29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, nhấn mạnh đây không chỉ là quốc sách
    hàng đầu mà còn là “chìa khóa” mang tính đột phá, mở ra con đường phát triển
    nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI. Nghị quyết khẳng định: “Tiếp tục đổi
    mới mạnh mẽ phương pháp dạy học và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích
    cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, khắc phục
    lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách
    nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ
    năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức
    học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy
    mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy và học”.
    Như vậy, mục tiêu giáo dục trong thời đại mới là không chỉ dừng lại ở việc
    truyền thụ những kiến thức, kỹ năng có sẵn cho HS mà điều đặc biệt quan trọng là
    phải bồi dưỡng cho các em năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, để từ đó
    có thể sáng tạo ra những tri thức mới, phương pháp mới, cách giải quyết vấn đề
    mới, góp phần làm giàu thêm nền kiến thức của nhân loại. Vì vậy việc dạy học cần
    phải đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương pháp, nhất là đổi mới phương pháp
    dạy và học sao cho vai trò tự chủ của HS trong hoạt động xây dựng kiến thức ngày
    một nâng cao, để từ đó năng lực sáng tạo của họ được bộc lộ và ngày càng phát
    triển. Đồng thời tiến tới mục tiêu “biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo”.
    Thực tế, trong nhà trường, việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học ở
    một bộ phận GV, cán bộ quản lý giáo dục chưa thực sự được chú trọng. Vẫn còn
    tình trạng quản lý, tổ chức dạy học theo phương pháp truyền thống, nặng về truyền
    thụ kiến thức một chiều, chưa chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động học tập cho
    HS và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực
    tiễn. Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy học và kiểm tra, đánh giá
    còn hạn chế ở một số nơi. Hạ tầng và trang thiết bị CNTT ở các địa phương còn
    9
    thiếu đồng bộ, nhiều nơi còn hạn chế cả về số lượng, chất lượng. Việc triển khai
    quản lý hồ sơ, sổ điểm điện tử còn hạn chế.
    Để đáp ứng được nhu cầu trên thì mỗi GV cần được đào tạo về CNTT để biết
    khai thác những phần mềm chuyên môn đã được xây dựng ở các nước trên thế giới
    cũng như nước ta, kết hợp sử dụng chúng với các phương tiện dạy học hiện đại như
    máy vi tính, projector, smartphone, máy tính bàn, laptop, mạng wifi, 3G, 4G vào
    quá trình dạy và học nhằm giúp HS phát huy tính tích cực học tập, tự chiếm lĩnh
    kiến thức dưới sự tổ chức, điều khiển của GV; góp phần đổi mới phương pháp dạy
    học theo hướng hiện đại.
    Xuất phát từ vai trò quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học; thực
    hiện chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trực tuyến môn Ngữ văn
    để có thể thích ứng với đại dịch đang diễn biến phức tạp; tôi đã lựa chọn và nghiên
    cứu áp dụng sáng kiến: “Khai thác một số công cụ nhằm tăng cường hiệu quả dạy
    và học trực tuyến bộ môn Ngữ văn thích ứng với đại dịch Covid 19 trong các
    trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Nam Định”.
  2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
    2.1. Một số vấn đề chung về dạy học trực tuyến
    Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT cùng với sự bùng nổ đại dịch Covid 19 đã
    mang lại nhiều thay đổi đáng kể trong hoạt động và quản lý ở nhiều lĩnh vực khác
    nhau như: y tế, giáo dục – đào tạo, quốc phòng – an ninh, công nghiệp, thương mại,
    dịch vụ. Điển hình trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, bên cạnh hình thức học tập
    truyền thống, hình thức học tập trực tuyến ra đời đã mang lại nhiều lợi ích cho cả
    người dạy và người học.
    Học trực tuyến (Elearning) là hình thức học tập thông qua một máy vi tính,
    điện thoại thông minh có kết nối mạng internet. Từ đó, người học có thể tiết kiệm
    được thời gian chi phí vì hình thức học này giúp giải quyết rào cản về khoảng cách
    thời gian và địa lý. Hình thức này đã trở thành một xu thế toàn cầu và lan tỏa rộng
    rãi, đang được áp dụng khá phổ biến ở nhiều nước phát triển và đang phát triển trên
    thế giới như Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… Đặc biệt trong
    bối cảnh phòng chống dịch Covid -19, các nước trên thế giới nói chung và Việt
    Nam nói riêng đang thực hiện các biện pháp thắt chặt như hạn chế tiếp xúc trực tiếp
    gần giữa người với người, tránh tụ tập đông người thậm chí là thực hiện giãn cách,
    tạm ngừng một số hoạt động hoặc tạm thời đóng cửa các dịch vụ không thiết yếu,…
    nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh; thì hình thức hoc tập trực tuyến được
    xem là phương thức hữu hiệu và cần thiết để người học có thể cập nhật kiến thức
    mà không cần phải học tập tập trung tại trường, tránh chậm hoặc trễ chương trình
    10
    đào tạo (Bộ GD & ĐT, 2020).
    Tại Việt Nam, chúng ta đã bắt kịp nhanh với xu hướng thế giới. Kể từ năm
    2010, hình thức học trực tuyến có sự phát triển khá mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm,
    đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhiều đơn vị đã tạo ra các trang
    web học trực tuyến như Violet.vn, Hocmai.vn, Topica, Onluyen.vn, Speakup.vn,
    Mathplay…. Với nội dung các bài giảng E-Learning khá phong phú, được thiết kế
    tích hợp dưới nhiều hình thức thể hiện khác nhau như video, clip, hiệu ứng âm
    thanh, hình ảnh minh họa sinh động… nhưng vẫn đảm bảo sự tương tác với GV; ELearning đã thu hút lượng lớn người sử dụng với độ phủ đối tượng khá rộng, từ HS
    các cấp, sinh viên tới người đi làm. Bộ GD & ĐT đã phối hợp với các doanh nghiệp
    triển khai E-Learning và thi trực tuyến trong nước như cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài
    giảng điện tử E-Learning” năm học 2009-2010, năm học 2020-2021 hay cuộc thi
    giải toán qua mạng tại website violympic.vn; cuộc thi Olympic tiếng Anh trên mạng
    xã hội Go – ioe.go.vn… Nhiều trường đại học trong nước cũng từng bước áp dụng
    mô hình E-Learning bên cạnh phương pháp giáo dục truyền thống trong chương
    trình giáo dục. Riêng với chương trình dành cho HS phổ thông các cấp, nhiều trang
    học trực tuyến cung cấp hệ thống dữ liệu hàng nghìn bài giảng được thiết kế bám
    sát chương trình của Bộ GD & ĐT. Vì vậy, có thể khẳng định, việc quan tâm và áp
    dụng hình thức học trực tuyến song song với phương thức học truyền thống tại các
    nhà trường, các cơ sở giáo dục là cần thiết không chỉ thể hiện sự đổi mới trong đào
    tạo và còn có ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh Covid 19.
    Với trường THPT Thịnh Long, kể từ tháng 03 năm 2020 đến nay, trước diễn
    biến phức tạp của dịch bệnh cũng như thực hiện chỉ đạo chung về việc phòng,
    chống dịch COVID-19, nhà trường đã tổ chức 3 đợt học trực tuyến cho HS:
    Năm học Thời gian Hình thức dạy học
    2020 – 2021 Đợt 1: 20 /5/ 2021 đến 4/6/2021 HS khối 12 học trực tuyến ôn
    thi THPTQG
    2021 – 2022 Đợt 2: Từ ngày 6/12/2021 đến
    ngày 18/12/2021
    Đợt 3: Từ ngày 16/2/2022 đến
    ngày
    Cả trường học trực tuyến
    Cả trường kết hợp học trực
    tuyến/ trực tiếp/ vừa trực tuyến
    vừa trực tiếp
    11
    Với 3 hình thức tổ chức dạy học trực tuyến như sau:
    Thứ nhất là hình thức dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp. Theo đó,
    GV có thể cung cấp tài liệu, học liệu, giao nhiệm vụ và giám sát, hướng dẫn HS tự
    học, chuẩn bị cho các hoạt động dạy học trực tiếp.
    Hình thức thứ hai là dạy học trực tuyến thay thế một phần quá trình dạy học
    trực tiếp. GV giao cho HS một số nội dung tự học ở nhà để tăng thời gian luyện tập,
    thực hành, trải nghiệm làm việc nhóm, thảo luận khi HS ở trường.
    Hình thức thứ ba là dạy học trực tuyến thay thế hoàn toàn quá trình dạy học
    trực tiếp. Tức là các hoạt động của tiến trình dạy học được tổ chức thực hiện hoàn
    toàn thông qua môi trường internet. Hình thức này chỉ áp dụng khi HS không thể
    đến trường.
    Có thể nói, hiện nay dạy học trực tuyến đã, đang và sẽ trở thành xu hướng
    được tăng cường, củng cố và dần trở thành một xu thế tất yếu, nhiệm vụ chính trong
    các nhiệm vụ triển khai năm học để thích ứng với tình hình mới, ứng phó với Đại
    dịch Covid 19.
    2.2. Công cụ dạy học
    *Khái niệm: Công cụ dạy học là những đối tượng giúp đỡ trong dạy học cho phép
    năng động hoá quá trình học tập, giúp HS chú tâm và tiếp thu bài giảng tốt hơn. Với
    công cụ dạy học là các phần mềm tin học thì việc dạy và học của thầy và trò trở nên
    linh hoạt hơn ở mọi lúc mọi nơi. Quá trình truyền và nhận kiến thức trở nên dễ dàng
    hơn.
  • Phân loại công cụ dạy học
  • Các phương tiện ghi âm
  • Tài liệu viết
  • Hình ảnh, tranh vẻ, bản đồ
  • Phấn bảng
  • Thiết bị trình chiếu âm thanh – hình ảnh: phim, máy chiếu powerpoint,…
  • Máy quay phim
  • Phần mềm tin học phục vụ giảng dạy
  • Internet, 3G, 4G
    Trong các công cụ này có lẽ các phần mềm tin học và internet phục vụ giảng dạy
    đang ngày càng được GV sử dụng rộng rãi vì tính phổ biến, hữu ích và tiện lợi của
    nó. Nó mang đến cho GV đa dạng các công cụ để có thể sử dụng các chương trình
    12
    vi tính khác, bắt chước các hoạt động và tổ chức các hoạt động trong quá trình dạy
    học, nhất là dạy học trực tuyến
  • Công cụ dạy học trực tuyến
    Dạy học theo phương pháp truyền thống với công cụ bảng đen, phấn trắng
    đã giúp GV truyền tải kiến thức tới HS. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên CNTT và
    internet, nền giáo dục đã và đang càng ngày càng phát triển với sự hỗ trợ của các
    công cụ công nghệ trên nền tảng trực tuyến. Những công cụ này khi áp dụng trong
    hoạt động dạy và học vừa giúp GV giảm các thao tác truyền tải thủ công, tăng
    cường sự tương tác giữa người học và người dạy thông qua những hình ảnh trực
    quan vừa nhằm phát huy tính tích cực của HS, tránh tình trạng học máy móc và
    không hiệu quả.
    Ưu điểm của công cụ trực tuyến trong giảng dạy và học tập:
    Đối với GV Đối với HS
     Giúp người dạy chuẩn bị bài giảng thú
    vị và hiệu quả hơn
     Giảm tải các thao tác dạy học thủ
    công
     Truyền tải kiến thức tới học nhanh
    hơn, trực hơn quan và tương tác với
    người học tốt hơn
     Thay đổi thái độ học tập
     Tiếp thu kiến thức nhanh hơn
     Có cơ hội học tập theo những phương
    pháp mới.
     Cải thiện khả năng làm việc nhóm.
     Tham gia tích cực trong các bài kiểm
    tra, đánh giá
    13
    2.3. Lựa chọn các công cụ trực tuyến trong dạy học môn Ngữ văn
    Xuất phát từ mục tiêu bài học, phương pháp, hình thức dạy học của GV; từ
    đặc điểm lứa tuổi, phong cách học tập của HS; GV có thể lựa chọn các công cụ dạy
    học phù hợp trong tiết dạy của mình. Từ kinh nghiệm của bản thân cũng như học
    hỏi từ đồng nghiệp, tôi mạnh dạn đề xuất các công cụ như sau:
    Mục đích Công cụ
    Tạo kênh liên lạc với HS Zalo, Facebook, Meseger
    Chuẩn bị bài giảng Powerpoint, Canva, Google Sile
    Tổ chức giờ học Zoom, Google Meet, MS Team
    Tương tác với HS Padlet, Quizzi, Kahoot, Blooket,
    ClassPoint.
    Tạo phiếu bài tập chấm điểm
    tự động
    LiveWorksheet, Google Form
    Ôn tập, kiểm tra, đánh giá Azota, Google Form, Kahoot, Flipgrid
    Lưu trữ Google Drive, Gmail, OneNote
    2.3.1. Công cụ chuẩn bị, xây dựng giờ học
    2.3.1.1. Microsoft Powerpoint
    a. Giới thiệu Powerpoint
    Microsoft PowerPoint là một phần mềm thiết kế và trình chiếu (office
    tool/suite) – một thành phần con nằm trong công cụ Microsoft Office2, do Microsoft
    phát hành giúp người dùng tạo, thiết kế và trình bày một bài trình chiếu đa phương
    tiện từ cơ bản đến nâng cao sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau đặc biệt là trong
    giáo dục. Đối với GV, đây là công cụ đơn giản nhưng hiệu quả để tạo ra các bài
    giảng điện tử. Khai thác tốt các tính năng của Powerpoint, GV sẽ tạo ra các bài
    giảng với các hiệu ứng sinh động, hấp dẫn cùng các trò chơi học tập để gây hứng
    thú, tạo động lực cho HS, nâng cao hiệu quả dạy học.
    Ưu điểm
  • Giúp GV tiết kiệm thời gian soạn bài
  • Giúp tăng tính sinh động và hấp dẫn của bài dạy.
  • Giúp HS tiếp cận trực quan và hiểu bài nhanh hơn, sâu hơn.
  • Giúp GV dễ liên hệ thực tế và mở rộng kiến thức bài học.
    14
  • Giúp GV thiết kế đa dạng: phương pháp dạy học tích cực, hình thức vào
    bài, kiểm tra đánh giá, củng cố bài học …
  • Ngoài ra sử dụng Power point để thiết kế bài giảng giúp GV nâng cao trình
    độ tin học, mở rộng kiến thức và khả năng sáng tạo trong dạy học.
    b. Hướng dẫn cách thiết kế bài giảng Powerpoint:
  • Truy cập địa chỉ https://office.com, tải và cài đặt phần mềm powerpoint trên máy
    tính
  • Tạo bài trình chiếu đa phương tiện:
  • Một bài trình chiếu thường có cấu trúc như sau:
    Slide 1: Chứa tiêu đề của bài thuyết trình. Đây là trang theo bố cục Title Slide
    và chỉ nêu tên bài dạy, một số thông tin về lớp, GV, trường học.
    Slide 2 (3): Đặt vấn đề, liên kết các nội dung sẽ trình bày. Trang này thường
    liệt kê các hoạt động, nội dung sẽ có trong bài dạy.
    Các slide tiếp theo: Chứa nội dung chi tiết. Các trang tiếp theo sẽ trình bày
    chi tiết các hoạt động, nội dung đã có ở trang thứ hai.
    Slide cuối cùng: Tổng kết
  • Đầu tiên ta tạo các trang chiếu trống, có thể sử dụng các kiểu bố cục có sẵn
  • Trên thẻ Home, chọn vào nút lệnh New Slide.
  • Chọn kiểu bố cục (Layout) phù hợp với mục đích trình bày.
  • Nếu muốn Xóa slide: chuyển tới slide cần xoá, nhấn Edit => Delete Slide.
    15
  • Thiết kế mẫu nền cho trang chiếu, hoặc sử dụng mẫu có sẵn
  • Click Insert để nhập các đối tượng: văn bản, hình ảnh, hình vẽ, phim, bảng biểu,
    sơ đồ… vào trang chiếu
  • Chèn văn bản vào Slide: chọn biểu tượng Textbox trên thanh vẽ => kéo
    chuột để tạo khuôn => nhập văn bản theo phông chữ tiếng Việt. Chọn Ribbon,
    chọn nhóm Font để thay đổi màu sắc, ký tự, kích cỡ chữ mong muốn
  • Vẽ hình vẽ vào slide: chọn công cụ trên thanh vẽ => kéo chuột để vẽ trên
    slide => nếu cần nhóm thành nhóm thì ấn chọn Draw/Group.
  • Chèn hình ảnh vào slide: vào Insert => picture => clipart sau đó chọn
    hình ảnh cần chèn.
  • Chèn bảng biểu vào slide: Vào Insert chọn Table => Chọn số cột, số hàng
    cần chèn và nhấn OK => Thay đổi độ rộng của cột và hàng (nếu muốn).
  • Chèn âm thanh vào Slide: Vào Insert chọn Movies and Sound => Chọn
    âm thanh cần chèn.
  • Cài đặt hiệu ứng chuyển trang, hiệu ứng hoạt hình cho đối tượng
  • Các bước thiết lập hiệu ứng trình diễn như sau:
    Bước 1: Tại mục Slideshow nhấn chọn Custom Animation.
    16
    Bước 2: Chọn đối tượng cần tạo hiệu ứng trong khung Timing.
    Bước 3: Tại khung Effect, chọn dạng hiệu ứng.
    Bước 4: Nhấn chọn OK.
  • Các bước thiết lập hiệu ứng chuyển Slide:
    Bước 1: Vào Slide Show => Slide Transition.
    Bước 2: Chọn các dạng chuyển cảnh.
    Bước 3: Chọn Apply to all nếu muốn sử dụng hiệu ứng cho tất cả các
    Slide. Chọn Apply nếu muốn chuyển hiệu ứng cho slide hiện tại.
  • Xuất bản bài trình chiếu với nhiều định dạng khác nhau: pptx, pdf, mp4… để sử
    dụng
  • Trình diễn bài trình chiếu
    Có thể trình diễn slide theo các cách sau:
    Cách 1: Chọn biểu tượng Slide Show (góc dưới trái).
    Cách 2: Vào View => chọn Slide Show.
    Cách 3: Nhấn phím F5.
    c. Hướng dẫn sử dụng Powerpoint trong dạy học môn Ngữ văn
    Để đào tạo thế hệ trẻ một cách toàn diện, phù hợp với các yêu cầu thực tiễn
    của xã hội thì đổi mới phương pháp dạy học trong những năm gần đây đã trở thành
    vấn đề cấp thiết. Trong đó, muốn đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả, ngoài
    việc đổi mới nội dung chương trình, thì giáo dục cần phải chống lại thói quen học
    tập thụ động, đồng thời phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học. Điều 24.2
    của Luật Giáo dục Việt Nam đã khẳng định: “Phương pháp giáo dục phổ thông
    phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc
    điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng
    vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: 

Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay