dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THCS

SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THCS

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
1. Cơ sơ lí luân
Thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8
khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện đổi mới đồng bộ
các yếu tố: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, thiết bị và
đánh giá chất lượng giáo dục. Với quan điểm trên thì học sinh có thể học tập dưới
nhiều hình thức trong đó học tập dưới dạng trải nghiệm là chìa khóa thực hiện việc học
đi đôi với hành, học qua làm việc, học giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống
hay trong lớp, trong trường. Đây là phương pháp ưu việt cho sự phát triển năng lực
sáng tạo, giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức, hình thành các kĩ năng sống, giá trị và
phẩm chất bản thân. Vì vậy, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là việc làm rất cần
thiết, phù hợp với mục tiêu giáo dục, góp phần đào tạo “con người mới” với đầy đủ
các mặt “Đức- Trí – Thể – Mĩ”.
“Kĩ năng sống” là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng phó
tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Có thể nói, kĩ năng sống chính là nhịp
cầu nối giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực,
lành mạnh. Người có kĩ năng sống sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách
biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Ngược lại, người thiếu kĩ năng sống
thường bị vấp váp, thiếu tự tin, dễ bị thất bại trong cuộc sống.
Chính vì vậy, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có ý nghĩa rất quan trọng. Hoạt
động giáo dục kĩ năng sống giúp các em xác định rõ giá trị của bản thân và tập thể,
sống tự tin, có trách nhiệm với chính mình và xã hội. Khi được trang bị những kĩ năng
cần thiết, các em sẽ tự chủ, tự tin, mạnh dạn để giải quyết tốt nhiệm vụ học tập và rèn
luyện, biết cách ứng xử với các tình huống trong cuộc sống hàng ngày, giúp các em
sống an toàn, mạnh khỏe và phát triển toàn diện về nhân cách.
Kĩ năng sống của học sinh được hình thành thông qua hoạt động học tập, rèn
luyện cũng như các hoạt động giáo dục khác trong và ngoài nhà trường. Qua nghiên
cứu tôi thấy: Hoạt động trải nghiệm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rèn kĩ năng
sống cho học sinh. Bởi nhiệm vụ trọng tâm cơ bản của hoạt động trải nghiệm là củng
cố, tăng cường nhận thức, bồi dưỡng thái độ tình cảm và hình thành hệ thống kĩ năng
hành vi. Hoạt động trải nghiệm là những hoạt động gần gũi, phù hợp với tâm sinh lý
4
lứa tuổi, lôi cuốn các em học sinh tham gia. Học sinh dễ tiếp thu, được trải nghiệm
trực tiếp các hoạt động từ đó hình thành kĩ năng một cách nhanh chóng.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm là một việc làm
vô cùng cần thiết giúp các em say mê, hứng thú trong học tập, các em thấy mình mạnh
dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong công việc. Để làm được điều này, giáo viên Tổng
phụ trách phải hết sức linh hoạt, có những phương pháp mới, cách làm mới mang lại hiệu
quả giáo dục cao.
Rèn kĩ năng sống cho học sinh là việc đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo
dục thế kỉ XXI: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình, học để cùng
chung sống. Đặc biệt, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một trong
những nội dung cơ bản của phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực ” hay “trường học hạnh phúc”. Bên cạnh đó, học sinh trung học cơ sở là
lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sức khỏe và tâm sinh lý (tuổi dậy thì).
Ở lứa tuổi này thì các em dễ thay đổi tình cảm, hành vi, nhanh vui nhanh buồn. Mâu
thuẫn giữa ý muốn thoát khỏi sự giám sát của bố mẹ, muốn khẳng định mình trong gia
đình và ngoài xã hội với ý thức “các em vẫn còn là trẻ con” trong suy nghĩ của các
bậc cha mẹ, thầy cô đã nảy sinh những xung đột mà các em chưa được trang bị kĩ năng
cần thiết để ứng phó và giải quyết. Đây là một trong những nguyên nhân chính, dẫn
đến tình trạng phạm pháp ở thanh thiếu niên, nhất là ở độ tuổi Trung học cơ sở ngày
càng gia tăng đến mức độ đáng báo động trong toàn xã hội. Cho nên, giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh là việc làm cấp bách ở mọi bậc học nhưng đặc biệt với học sinh
Trung học cơ sở.
Hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng sống cho học sinh, với cương
vị là Tổng phụ trách Đội, tôi đã lựa chọn và mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một số biện
pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở
trường THCS”. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã được áp dụng tại đơn vị và mang lại
hiệu quả rõ rệt.
2. Cơ sơ thực tiễn
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Vì lợi ích mười năm trồng
cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. “Trồng người” ở đây chính là phải tập trung
giáo dục kĩ năng sống, trước khi giáo dục kiến thức cho học sinh. Trong bất kì ngôi
trường nào chúng ta cũng nhìn thấy khẩu hiệu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Điều
này cho thấy giá trị đạo đức, kĩ năng sống của con người mới chính là yếu tố
hàng đầu làm nên sự thành công trong mọi lĩnh vực. Chính vì thế, trong những năm
qua trường trung học cơ sở Phương Định thường xuyên nghiên cứu, cải tiến nâng cao
chất lượng giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, không ngừng đổi
mới phương pháp dạy học phù hợp với nội dung chương trình. Đặc biệt chú trọng đến
5
việc“Giáo dục kĩ năng sống” cho học sinh. Nhà trường coi đây là một trong những
yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Cho nên, ngay sau
khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các
môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Nhà trường đã tiến hành triển khai đồng
bộ đến toàn thể cán bộ, giáo viên về việc tăng cường rèn luyện kĩ năng sống cho học
sinh. Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”. Mỗi giáo viên trong nhà trường không chỉ nâng cao chất lượng chuyên
môn nghiệp vụ, mà còn thường xuyên quan tâm đến đời sống tinh thần, đến tâm tư tình
cảm của học sinh.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường đã được quan tâm và chú ý
đến. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy tôi thấy tình trạng dạy và học kĩ năng sống hiện
nay còn nhiều hạn chế bởi sách giáo khoa riêng về kĩ năng sống và khung chương
trình dạy học chưa có. Ngoài ra, năng lực giáo viên còn hạn chế do chưa được đào tạo
bài bản nội dung cũng như phương pháp giảng dạy. Chủ yếu tiếp cận và dạy học bằng
kinh nghiệm, cho nên nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc tổ chức thực hiện các
chương trình hoạt động. Bên cạnh đó, các trường chỉ tập trung vào việc cung cấp kiến
thức chứ chưa hình thành kĩ năng cho các em. Nhiều học sinh không thể vận dụng linh
hoạt kiến thức đã học vào cuộc sống dẫn đến khả năng ứng phó của các em với các tình
huống thực tế chưa nhanh nhẹn, chưa mạnh dạn, chưa thật sự tự tin, đôi khi còn bế tắc trong
cách xử lý sự việc. Đặc biệt về phía gia đình, nhiều phụ huynh học sinh còn coi trọng
kiến thức nên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống cho các em.
Qua nghiên cứu tài liệu, tôi thấy các đề tài nghiên cứu trước đây đều có chung
nhận định: Học sinh thời nay năng động, tự tin, mạnh dạn bày tỏ chính kiến của mình
và thường có mức yêu cầu cao đối với bản thân. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các em
bước đầu hình thành những quan niệm cơ bản về kĩ năng sống. Bên cạnh đó, các em
cũng nhận định được nguyên nhân chính dẫn đến việc thiếu kĩ năng sống là do chưa có
sự hòa hợp trong giao tiếp giữa các em với cha mẹ, thầy cô. Đồng thời cũng bị ảnh
hưởng bởi lối sống, quan niệm sống từ bạn bè cùng lớp, cùng trường và từ các phương
tiện thông tin đại chúng (mạng Internet, báo chí, diễn đàn…). Tuy nhiên, chỉ mới dừng
ở việc nhận thức, đa số học sinh vẫn chưa tiếp cận được những biện pháp rèn luyện để
hình thành kĩ năng sống. Điều này cần sự nỗ lực từ nhiều phía: Gia đình, nhà trường,
xã hội và chính bản thân học sinh.
Qua khảo sát thực nghiệm đối với các em học sinh trường trung học cơ sở
Phương Định tôi thấy: Hầu hết các em biết được tầm quan trọng của kĩ năng sống và
có những nhận thức ban đầu về việc tiếp xúc và giải quyết các tình huống. Tuy nhiên,
hầu hết các em chưa được tiếp cận một cách thường xuyên và giáo dục đúng đắn về
các kĩ năng sống.
6
Từ thực trạng trên tôi nhận thấy giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một việc
làm vô cùng cần thiết. Giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm không
những giúp các em rèn luyện kĩ năng ứng xử, giao tiếp mà còn hình thành khả năng
phân tích đánh giá tình hình, khả năng xử lý tình huống một cách hợp lí.
II. Mô tả giải pháp kĩ thuât
1. Mô tả giải pháp kĩ thuât trước khi tạo ra sáng kiến
Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và
vững vàng trước những thay đổi của cuộc sống… Hiểu một cách đơn giản: Kĩ năng
sống là kĩ năng học tập, kĩ năng thích ứng và hòa nhập với cuộc sống, kĩ năng làm
việc, hợp tác, giúp các em tạo dựng khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù
hợp mọi người trong xã hội, khả năng ứng phó, bảo vệ mình và những người xung
quanh trước mọi tình huống của cuộc sống.
Thực tế từ những năm 2016 trở về trước ban giám hiệu cùng với giáo viên trong
trường chưa quan tâm nhiều đến giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các
hoạt động ngoài giờ lên lớp mà mới chỉ tập trung nhiều vào việc giảng dạy, nâng cao
chất lượng văn hóa và những giờ dạy đạo đức cho học sinh trên lớp. Nhà trường cũng
đã tổ chức một số hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh nhưng chưa
thường xuyên, mới chỉ chú trọng đến học sinh khối 8 và khối 9.
2. Mô tả giải pháp kĩ thuât sau khi có sáng kiến
2.1. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua buổi sinh hoạt dưới cờ
đầu tuần
Thực hiện Đề án 1501/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường giáo
dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai
đoạn 2015-2020”, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của ngành và Uỷ ban Nhân dân tỉnh
Nam Định, các cơ sở giáo dục trong toàn ngành đã lồng ghép, tích hợp các hoạt động
giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh trong các môn học, giờ
sinh hoạt, trong đó có đổi mới tiết chào cờ đầu tuần… Qua đó, góp phần bồi dưỡng
kiến thức, phẩm chất đạo đức, kĩ năng ứng xử, giao tiếp cho học sinh ngày càng tốt
hơn.
Vào sáng thứ 2 hàng tuần, trường Trung học cơ sở Phương Định tổ chức sinh
hoạt dưới cờ cho học sinh. Khi hồi trống tập trung vang lên, học sinh từ các lớp náo
nức cùng nhau ra xếp hàng chào cờ. Chỉ vài phút sau, mỗi lớp đã xếp thành hai hàng
ngay ngắn trước sân khấu. Cùng lúc đó, các thầy cô giáo cũng đã ra đầy đủ ngồi dự
cùng các em. Cả trường như rợp màu đồng phục dưới lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp
phới. Tiếng trống chào cờ vang lên, cả trường im lặng trong một phút thiêng liêng
thành kính. Tiếp theo là giai điệu quen thuộc của bài Quốc ca và Đội ca. Phút chào cờ
là phút lắng đọng đầy thành kính và xúc động. Mỗi đội viên đều cảm nhận được sự
7
thiêng liêng của hình ảnh lá Quốc kì tung bay trong gió, nhắc nhở về sự hy sinh cao cả
của thế hệ cha ông. Đội viên thầm hứa sẽ cố gắng học tập, phấn đấu dưới mái trường
thân yêu của mình để trở thành người con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác
Hồ.
Sau nghi thức chào cờ trang nghiêm, Liên đội trưởng thay mặt Liên đội đánh giá
tổng kết thi đua tuần trước. Bản tổng kết ngắn gọn nhưng đầy đủ thành tích của các lớp
trong tuần vừa qua. Nhìn lại một tuần học tập và rèn luyện, học sinh nào cũng thấy vui
vẻ khi được góp phần vào bảng thành tích của lớp. Tiếp theo, tôi tổ chức các hoạt động
ngoài giờ lên lớp theo chủ đề đã được đăng ký từ đầu năm.
Tiết mục văn nghệ đầu tuần của lớp 9A1 trường THCS Phương Định
Tổ chức cho các em học sinh tham gia các trò chơi dân gian: Kéo co, bịt mắt bắt
dê; biểu diễn dân vũ; thi văn nghệ; thi kể chuyện, hoặc thi hùng biện Tiếng Anh, tuyên
truyền phổ biến pháp luật, tuyên truyền an toàn giao thông…. Không chỉ là những tiết
học lý thuyết khô khan trên lớp, trong sách vở mà qua những buổi tuyên truyền, được
tận mắt nhìn thấy những hình ảnh sống động sẽ giúp các em hào hứng, nắm chắc kiến
thức về pháp luật từ đó biết điều chỉnh hành vi của mình theo những chuẩn mực đạo
8
đức, pháp luật. Đặc biệt là tuyên truyền và giáo dục học sinh các biện pháp phòng
chống dịch bệnh Covid – 19, phòng chống “bạo lực học đường” vì nạn bạo lực học
đường đang có xu hướng ngày càng gia tăng trên thế giới và ở Việt Nam, ảnh hưởng
rất lớn đến quá trình đào tạo và phát triển con người của đất nước. Tuyên truyền phòng
chống bạo lực học đường giúp học sinh biết đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và để
môi trường học đường luôn là một môi trường an toàn, lành mạnh. Các nội dung thi
được lồng ghép vào tiết chào cờ. Hai tuần/1 lần sẽ có một lớp hoặc một khối biểu
diễn…như vậy tiết chào cờ sẽ có thêm nội dung hấp dẫn. Tuy tiết chào cờ diễn ra
trong thời gian ngắn nhưng đã mang đến cho các em niềm hân hoan, phấn khởi đón
chào một tuần học mới. Tiếp thêm ý chí để mỗi em đội viên hoàn thành công việc
trong tuần, đưa thành tích của lớp, của trường đi lên.
Cán bộ giáo viên và học sinh trường THCS Phương Định
trong buổi tuyên truyền về ATGT
9
Đồng chí công an huyện Trực Ninh tuyên truyền phổ biến pháp luật
tại trường THCS Phương Định
Lãnh đạo PGD-ĐT Trực Ninh trao quà cho học sinh trường
THCS Phương Định trong chương trình An toàn trường học.
10
Học sinh trường THCS Phương Định trong buổi tuyên tuyền,
phổ biến pháp luật.
Hình ảnh Hội thi phòng chống bạo lực học đường của học sinh
trường THCS Phương Định.
11
Ban giám khảo thu và chấm bài dự thi tìm hiểu về phòng chống
bạo lực học đường, trường THCS Phương Định.
Đại diện nhà trường trao thương cho các em tham dự
cuộc thi “ Phòng chống bạo lực học đường”.
12
Những thay đổi trong tiết chào cờ không chỉ tạo ra không khí sôi nổi cho học sinh
mà còn là một giờ học mới. Chính nhờ những thay đổi đó, đã khiến cho giờ chào cờ có
ý nghĩa. Quan trọng hơn là tạo cho học sinh thói quen và hình thành những phẩm chất
tư tưởng, đạo đức tốt đẹp, để cùng hành trang kiến thức giúp các em bước vào tương
lai.
2.2. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động xã hội, đền
ơn đáp nghĩa
Đây là một hoạt động tuy khó nhưng nó mang một ý nghĩa vô cùng to lớn.
Thông qua hoạt động xã hội, đền ơn đáp nghĩa giáo dục cho các em tình yêu quê
hương đất nước, niềm tự hào dân tộc và giáo dục các em có tinh thần trách nhiệm, có
nghĩa vụ đối với cộng đồng. Các em sẽ được bồi dưỡng thêm về nhân cách, đặc biệt là
tình người. Trong những năm qua, hoạt động này được Liên đội trường Trung học cơ
sở Phương Định tổ chức rất tốt và được triển khai thường xuyên nhằm phát triển tối đa
nhân cách của học sinh.
Vào dịp kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ 27/7 hay ngày thành lập Quân đội nhân
dân Việt Nam 22/12,… Để ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ, những thế hệ cha
anh đi trước, tôi đã tuyên truyền cho các em học sinh ý nghĩa nhân văn cao quý của
những ngày lễ lớn này. Sau khi tuyên truyền, tôi tổ chức cho đội viên tham gia viếng
nghĩa trang liệt sĩ, lễ thắp nến tri ân, tới thăm gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có
công với cách mạng trên địa bàn xã Phương Định. Tuyên truyền giáo dục học sinh biết
yêu thương, chia sẻ khó khăn với đồng bào các vùng đang bị ảnh hưởng bởi thiên tai,
lũ lụt, những gia đình bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 gây ra. Giúp các em sống
luôn biết chia sẻ “ Thương người như thể thương thân” và làm theo lời Bác dạy “ Tuổi
nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. Cách tổ chức này vừa phối hợp giáo dục
truyền thống vừa rèn cho học sinh kĩ năng tự xác định giá trị, biết được những gì quan
trọng, ý nghĩa đối với bản thân mình, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động
và lối sống.

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *