dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Một số biện pháp giúp phát triển vốn từ vựng Tiếng Anh cho học sinh tiểu học

SKKN Một số biện pháp giúp phát triển vốn từ vựng Tiếng Anh cho học sinh tiểu học

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Từ tháng 11 năm 2013 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị
quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Đổi mới phương pháp dạy
học đang thực hiện bước chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ
một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, tạo cơ sở để người học
tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.
Trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, để lĩnh hội được những tinh hoa
văn hóa, khoa học kĩ thuật tiến bộ, hiện đại của các quốc gia phát triển thì ngoại
ngữ, đặc biệt Tiếng Anh là một phương tiện hết sức cần thiết. Hiểu rõ được tầm
quan trọng của giáo dục hiện đại là đào tạo ra những con người có thể bắt kịp
với xu thế toàn cầu mà ngoại ngữ nói chung, Tiếng Anh nói riêng là công cụ đắc
lực trong quá trình hội nhập, Bộ GD-ĐT đã, đang và không ngừng nâng cao chất
lượng dạy và học ngoại ngữ thông qua việc đổi mới toàn diện ngay ở bậc tiểu
học.
Trong những năm qua, sở GD và ĐT Nam Định đã chỉ đạo các Phòng GD
và ĐT, các trường tiểu học triển khai hiệu quả “Đề á n Dạy và học ngoại ngữ
trong cá c cơ sở giá o dục phổ thông tỉnh Nam Đi ̣nh giai đoạn 2011-2020”, “Đề
án Thí điểm tăng cường giảng dạy tiếng Anh với người nước ngoài trong các
trường phổ thông tỉnh Nam Định giai đoạn 2015-2020”. Chất lượng dạy học
tiếng Anh tại các nhà trường được nâng cao. Nhiều sân chơi Tiếng Anh cho học
sinh tiểu học như: CLB tiếng Anh, Hội thi hùng biện tiếng Anh, Rung chuông
vàng … đã tạo môi trường lành mạnh giúp học sinh phát triển khả năng giao
tiếp, rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin trong học tập, đồng thời giúp các em rèn
luyện kĩ năng sống, phát triển toàn diện.
Như vậy, mục tiêu chính của việc dạy và học ngoại ngữ chính là giúp
người học có khả năng thiết lập và thành công trong giao tiếp. Và kiến thức
từ vựng là cầu nối giữa các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết. Khi trẻ em cải thiện
4
vốn từ vựng của mình, sự tự tin và năng lực trong học tập và xã hội của các em
cũng được cải thiện. Đổi lại, nếu không có một vốn từ vựng cần thiết thì các em
không thể sử dụng các cấu trúc câu và các chức năng ngôn ngữ trong giao tiếp.
Với mong muốn khơi dậy được sự hứng thú, say mê học tập của học sinh;
giúp học sinh ghi nhớ từ vựng một cách tự nhiên, tự tin hơn trong giao tiếp;
đồng thời phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng lực để tham gia vào hội thi:
“Hùng biện Tiếng Anh” cấp Thành phố và cấp Tỉnh, tôi đã nghiên cứu đề tài:
“Một số biện pháp giúp phát triển vốn từ vựng Tiếng Anh
cho học sinh tiểu học”
5
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
tích cực đã phát huy tính chủ động, sáng tạo và tạo được hứng thú học tập cho
học sinh. Tuy nhiên, do học sinh tiểu học đang hình thành và phát triển năng lực
nhận thức trên cơ sở tư duy cụ thể nên việc dạy từ vựng cần bắt nguồn từ hệ
thống chủ điểm, chủ đề thú vị, gần gũi với trải nghiệm của các em. Điều này đòi
hỏi mỗi giáo viên phải vận dụng, linh hoạt, mềm dẻo các phương pháp và kỹ
thuật dạy từ nhằm đáp ứng nhu cầu và điều kiện dạy học khác nhau ở các địa
phương. Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy còn một số vấn đề sau:
1.1. Về phía giáo viên
+ Vì quỹ thời gian trên lớp có hạn, trình độ nhận thức của học sinh có nhiều
mức độ khác nhau nên trong các giờ học chính khóa giáo viên Tiếng Anh
thường chỉ đảm bảo được chương trình sách giáo khoa của BGD, các hoạt động
học chưa được tổ chức linh hoạt, tạo được sự hấp dẫn với học sinh.
+ Đa số giáo viên đã biết vận dụng quy trình biên soạn để xây dựng hệ
thống phiếu bài tập nhưng hiệu quả mang lại chưa cao.
1.2. Về phía học sinh
+ Học sinh tiểu học rất hiếu động, các em rất thích tìm tòi, khám phá những
điều mới lạ, nhất là những hình ảnh gây ấn tượng và cảm xúc mạnh nhưng các
em lại dễ mất tập trung, mau quên, thích học nhưng nhanh chán.
+ Một số em còn nhút nhát, thiếu tự tin, ngại phát âm và thực hành giao
tiếp. Thêm vào đó, cấu tạo âm tiết của ngoại ngữ có nhiều khác biệt, do đó khả
năng ghi nhớ từ, cấu trúc câu … của các em còn hạn chế.
1.3. Về chương trình và sách giáo khoa
Chương trình và sách giáo khoa đang được thay đổi. Sách được trình bày
khá đẹp và công phu. Nội dung phong phú. Tuy nhiên, việc đưa các bài tập dạng
vận dụng vào chương trình còn hạn chế, chưa thật phù hợp với từng đối tượng
học sinh.
6
Để khảo sát thực tế năng lực và mức độ hứng thú với môn Tiếng Anh của
học sinh, tôi đã cho học sinh khối 5 do tôi giảng dạy hoàn thành “Phiếu khảo
sát” sau:
Lưu ý: Từ câu hỏi số 2, học sinh có thể chọn nhiều đáp án.
7
 Phân tích kết quả khảo sát:
Tổng số bài: 138
 Bảng 1. Ý kiến của học sinh về thích hay không thích học Tiếng Anh

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
Em có thích học tiếng Anh không?Số lượngTỷ lệ %
Thích7655
Không thích2518
Lúc thích lúc không3223,4
Không ý kiến53,6

Kết quả bảng 1 cho thấy 55% số học sinh thích học Tiếng Anh, 18% không
thích học và 23,4% còn lưỡng lự. Lý do cụ thể được trình bày ở bảng 3 và bảng
4 dưới đây.
 Bảng 2. Lý do học sinh thích học Tiếng Anh

Vì sao em thích học Tiếng Anh?Số lượngTỷ lệ %
Bổ ích, vui nhộn và thú vị10375
Giáo viên giảng bài thu hút và có nhiều trò chơi hay9267
Được hát, kể chuyện và vui chơi bằng Tiếng Anh7454
Có thể giao tiếp những câu ngắn bằng Tiếng Anh6748,7

Kết quả bảng 2 cho thấy những bài học vui nhộn, thú vị và dễ hiểu gắn liền
với cuộc sống luôn cuốn hút học sinh. Tuy nhiên chỉ 48,7% học sinh tự tin
khẳng định có thể giao tiếp những câu ngắn bằng tiếng Anh. Điều đó cho thấy
kỹ năng nghe – nói của học sinh cần hạn chế, vì vậy giáo viên cần chú ý sử dụng
các hình thức học tập vận động và vui chơi nhẹ nhàng để tạo môi trường giao
tiếp hiệu quả cho học sinh.
 Bảng 3. Lý do học sinh không thích học Tiếng Anh

Vì sao em không thích học Tiếng Anh?Số lượngTỷ lệ %
Em không hiểu bài và bài khó học117,9
Giáo viên không vui vẻ, chỉ cho em chép bài42,8
Bài học dài và khó nghe12389,3

8
Kết quả bảng 3 cho thấy, đa số học sinh sợ học những bài học dài và khó
nghe. Bởi vậy, các bài học cần được biên soạn phù hợp với khả năng của học
sinh và người giáo viên cần chủ động biến hóa bài học thành các hoạt động gần
gũi, dễ hiểu với học sinh.
 Bảng 4. Phương tiện dạy học mà học sinh hứng thú

Em thích phương tiện dạy học nào mà giáo viên
sử dụng?
Số lượngTỷ lệ %
Tranh ảnh4232
Vật thật5842
Giáo án điện tử, video9367.5
Đồ dùng tự làm7051

Kết quả của bảng 5 cho thấy, học sinh hứng thú với với những thiết bị
hiện đại có những hiệu ứng ánh sáng, màu sắc và âm thanh …
 Bảng 5. Học sinh tự đánh giá các kỹ năng học Tiếng Anh của bản
thân

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
Em tự đánh giá về kỹ năng học Tiếng Anh của
bản thân
Số lượngTỷ lệ %
Nghe được một số câu đơn giản8763,1
Nói được một số câu đơn giản8461
Viết được một số câu đơn giản9669,4
Tự làm được bài tập về nhà9065
Không khể nghe, nói hoặc viết bằng Tiếng Anh32,1

Kết quả bảng 5 cho thấy tỉ lệ trên 50% học sinh có khả năng tự làm bài
tập về nhà. Tuy nhiên tỷ lệ học sinh có thể nghe và nói những câu đơn giản còn
thấp. Điều này cho thấy học sinh còn thiếu môi trường giao tiếp. Vì vậy, giáo
viên cần tạo môi trường học tập tích cực để hứng thú với môn học.học sinh có
thể giao tiếp tự nhiên và thêm hứng thú với môn học.
9
2. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến
Từ thực trạng trên, để giúp học sinh ghi nhớ từ vựng một cách tự nhiên, tự tin
hơn trong giao tiếp bằng tiếng Anh, tôi đã thực hiện một số giải pháp sau:
Giải pháp 1: Vận dụng đa dạng các kỹ thuật dạy từ vựng.
Giải pháp 2: Xây dựng hệ thống bài tập phát triển từ vựng.
Giải pháp 3: Kết hợp hiệu quả với giáo viên bản xứ trong các tiết học
Tiếng Anh có yếu tố nước ngoài.
Giải pháp 4: Phát huy hiệu quả hoạt động của Câu lạc bộ Tiếng Anh.
Các giải pháp được thực hiện cụ thể như sau:
2.1.Giải pháp 1: Vận dụng đa dạng các kỹ thuật dạy từ vựng.
2.1.1. Xác định nguồn từ vựng học sinh được cung cấp trong lớp học.
Lựa chọn nguồn từ vựng, chủ đề từ vựng căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng
của môn học và khả năng nhận thức, tiếp thu của học sinh.
 Word lists (Mục từ vựng cần đạt theo từng giáo trình được khuyến nghị)
 Cousrebooks (Giáo trình học tập thông qua các bài khóa, các dạng bài
tập phát triển từ vựng)
 Vocabulary books (Các sách từ vựng được biên soạn theo chủ đề)
 Teacher ( Từ giáo viên)
 Other students (Từ các bạn học trong lớp thông qua giao tiếp và trao đổi
ngôn ngữ)
2.1.2. Giới thiệu ngữ liệu mới.
Giới thiệu ngữ liệu mới là làm rõ nghĩa, cách phát âm, cấu trúc hình thái,
và cách dùng của một mục dạy nào đó trong một ngữ cảnh nhất định. Mục dạy
có thể là các mẫu lời nói, từ vựng hay chủ điểm nào đó, thường được giới thiệu
thông qua một bài hội, một bài khoá, hoặc những tình huống có sự hỗ trợ của
giáo cụ trực quan.
Với phương pháp dạy học mới, công việc giới thiệu ngữ liệu không còn
thuần tuý chỉ là việc giải thích nghĩa của từ mới và giải thích các mẫu câu mà
người giáo viên còn cần phải làm rõ cách sử dụng của các mẫu câu hoặc từ mới
10
đó trong ngữ cảnh. Chỉ khi được giới thiệu trong ngữ cảnh, nghĩa và cách sử
dụng của các ngữ liệu cần dạy mới được làm sáng tỏ.
Như vậy, nội dung cần giới thiệu ở bước giới thiệu ngữ liệu là:
 Hình thái (Form: pronunciation; spelling; grammar)
 Ngữ nghĩa (Meaning)
 Cách sử dụng (Use)
Một đặc điểm nổi bật của phương pháp mới trong việc giới thiệu ngữ liệu là
phương pháp mới rất chú trọng tới việc phải làm sao cho học sinh tiếp thụ bài học
không chỉ qua nghe thụ động mà còn được vận động trí óc, chủ động tham gia vào
quá trình của họat động này qua nhiều hoạt động ngôn ngữ khác nhau.
 Tóm tắt các bước giới thiệu ngữ liệu mới
Các bước giới thiệu ngữ liệu mới có thể được tóm tắt theo một tiến trình
như sau:
 Bước 1. Giới thiệu ngữ nghĩa và cách sử dụng của ngữ liệu: cấu trúc ngữ
pháp/ từ mới/ mẫu câu chức năng qua tình huống, ngữ cảnh, mẫu hội
thoại, tranh ảnh…
 Bước 2. Nêu bật cấu trúc/ từ/ mẫu câu chức năng mới bằng cách đọc to
cho học sinh nghe nhắc lại hoặc bằng các thủ thuật khác nhằm hướng sự
chú ý của học sinh vào những mục dạy đó.
 Bước 3. Viết các cấu trúc/ từ mới lên bảng, làm rõ hình thái cấu trúc, giải
thích nếu cần.
 Bước 4. Làm rõ thêm nghĩa và cách sử dụng bằng cách tiếp tục đưa thêm
các tình huống hoặc các ví dụ khác.
 Bước 5. Lặp lại tương tự bước 2 hoặc cho học sinh tái tạo theo gợi ý.
 Bước 6. Kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh sử dụng các thủ thuật
kiểm tra hiểu như gợí ý ở mục 2.1.3.
Khi giáo viên nhận thấy học sinh đã làm tốt được bước 6 thì có thể chuyển
sang phần luyện tập sáng tạo hơn với các loại bài tập mang tính giao tiếp hơn.
11
Có nhiều cách giới thiệu ngữ liệu. Sau đây là một số thủ thuật giới thiệu
ngữ liệu mà các giáo viên có thể tham khảo để ứng dụng cho bài dạy cụ thể của
mình.
 Các thủ thuật tạo dựng tình huống.
 Sử dụng tranh, ảnh, giáo cụ trực quan.
 Sử dụng ngôn ngữ học sinh đã biết.
 Sử dụng các bài hội thoại ngắn.
 Sử dụng các bảng biểu, bản đồ, bảng tin, báo chí, video.
 Sử dụng những tình huống thật trong lớp.
 Dùng môi trường, đồ vật thật trong lớp, trong trường.
 Dùng các câu chuyện có thật, các hiện tượng thật trong thực tế.
 Sử dụng tiếng mẹ đẻ.
 Phối hợp hai hay nhiều cách trên.
 Các thủ thuật làm rõ nghĩa từ vựng.
Ngoài những thủ thuật giới thiệu nghĩa trong ngữ cảnh đã đề cập ở phần
giới thiệu ngữ liệu chung, có thể sử dụng một số thủ thuật đặc thù như:
 Dùng trực quan như: đồ vật thật trên lớp, tranh ảnh, hình vẽ phác hoạ,
hình cắt dán từ tạp chí, cử chỉ điệu bộ…
Ví dụ: Khi dạy các từ chỉ đồ dùng học tập, giáo viên có thể chỉ vào những
đồ vật này. Để dạy từ “chicken” giáo viên treo bức tranh con gà lên bảng
và đặt câu hỏi “what’s this? Hoặc khi dạy các tính từ chỉ cảm xúc như
“vui, buồn, tức giận….” hay khi dạy về các từ chỉ hoạt động như “hát,
nhảy máu, chạy….” thì dùng cử chỉ, nét mặt, điệu bộ.
 Dùng ngôn ngữ đã học để định nghĩa, miêu tả:
Ví dụ: Dạy từ “fish”
+ Giáo viên: It has no legs. It has no ears. It lives in water. What’s is it?
+ Học sinh: Is it a snake?
+ Giáo viên: Yes!
 Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa
12
a. Từ đồng nghĩa (synonyms)

Ví dụ:thin – slim
eraser – rubber
finish – end
film – movie
big – large
pretty – beautiful
b. Từ trái nghĩa (antonyms)
Ví dụ:young – old
noisy – quiet
new – old
thick – thin
tall – short;
long – short
 Dựa vào các quy tắc hình thành từ, tạo từ: Học sinh có thể đoán được
nghĩa của từ nhờ từ gốc. Với quy tắc này giáo viên không những giúp học
sinh nắm kiến thức mà còn mở rộng vốn từ cho học sinh.
Ví dụ 1:teach – teacher
sea – seafood
work – worker
happy – unhappy
write – writer
like – dislike

Ví dụ 2:
 Tạo tình huống: Giáo viên thiết lập tình huống thật đơn giản, dễ hiểu bằng
Tiếng Anh, học sinh đoán nghĩa qua tình huống, có thể bắt chước và sử
dụng từ vào ngữ cảnh giao tiếp và rèn kĩ năng nghe.
Ví dụ: My brother often gets up late at 8 A.M. I say to him, “Get up early!
Don’t get up late!”
 Đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh: Giáo viên đưa ra ví dụ có chứa từ cần
dạy, yêu cầu học sinh dựa vào ngữ cảnh để tìm ra nghĩa và cách sử dụng.
Ví dụ: This T.shirt is cheap. It is 100 000 VND.
That T.shirt is expensive. It is 500 000 VND.
13
 Dịch sang tiếng mẹ đẻ: Đây là giải pháp cuối cùng giáo viên cần dùng khi
những biện pháp kia không mang lại hiệu quả.
 Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thể sưu tầm các bộ phim hoạt hình ngắn,
các bài hát Tiếng Anh đơn giản; sưu tầm và và tự biên soạn các bộ game
học tập khác nhau thiết kế trên nền tảng powerpoint để phục vụ cho việc
dạy và học.
 Một số ứng dụng game powerpoint dành cho học sinh tiểu học:
 Một số bài hát, phim hoạt hình có phụ đề bằng Tiếng Anh và đường link
tham khảo:
+ https://www.thesingingwalrus.tv/
+ http://goo.gl/Hs3M6P
+ http://bit.ly/yUEnUA
+ http://www.youtube.com/Pinkfong
+ http://bit.ly/WizzLearn
14
2.1.3. Kiểm tra mức độ tiếp thu của học sinh.
Sau khi giáo viên đã giới thiệu làm rõ nghĩa và cách sử dụng của ngữ liệu
mới, cần thực hiện việc kiểm tra mức độ tiếp thu bài của học sinh để qua đó
biết được học sinh đã thực sự hiểu bài chưa, mức độ hiểu đến đâu, để trên cơ sở
đó có thể kịp thời bổ sung bài giảng nếu cần.
Việc kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh ở phần giới thiệu ngữ liệu này
có thể được thực hiện thông qua một số bài tập thực hành như:
 Học sinh ứng dụng mẫu câu vừa học vào các tình huống tương tự khác
giáo viên đưa ra.
 Thực hiện một số bài tập lắp ghép.
 Xây dựng các bài hội thoại ngắn theo mẫu bằng cách lắp ghép những từ,
đoạn câu gợi ý; thực hiện các bài tập hỏi /trả lời theo dạng câu hỏi đóng
hoặc các câu hỏi trắc nghiệm đúng sai (comprehensive questions,
True/False questions).
2.1.4. Hướng dẫn học sinh tự thực hành luyện tập từ vựng tại nhà.
 Sau mỗi bài học, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà ôn luyện từ mới. Số
lượng từ và độ khó của từ có thể tăng dần. Qua hoạt động này học sinh
tiểu học có thể rèn cả kỹ năng nói và viết. Giáo viên sẽ kiểm tra lại từ vào
tiết học sau để đánh giá hiệu quả luyện tập ở nhà của học sinh.
 Học sinh nên học thường xuyên, mỗi ngày nên học một vài từ tùy theo
khả năng ghi nhớ của mình. Mỗi học sinh nên trang bị cho mình một sổ
tay nhỏ để có thể thường xuyên luyện viết từ kết hợp với đọc từ để có thể
ghi nhớ từ lâu hơn.
 Học sinh cũng có thể tự học từ thông qua các bài hát, bài thơ ngắn.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh tự làm các thẻ từ bằng giấy bìa, một mặt
ghi từ mặt còn lại có thể ghi nghĩa hoặc tranh minh họa… để thường
xuyên tự học và tự ôn luyện từ vựng khi ở nhà và cả những lúc vui chơi
với bạn bè. Thực tế cho thấy, chỉ có trải nghiệm và thưc hành mới tạo nên ̣

̣ hoàn hảo, đúng như câu ngạn ngữ Anh “Practice makes perfect.”
15
Kết luận: Để tạo hứng thú học tập cho học sinh và mang lại hiệu quả
cao nhất thì giáo viên cần chủ động tìm hiểu, lựa chọn, thiết kế các hoạt động
dạy phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học sinh. Sự thân thiện, cởi
mở và tính hài hước của người giáo viên cũng là yếu tố quan trọng tạo không
khí lớp học sôi nổi, sinh động, giúp học sinh tiếp thu, khắc sâu và vận dụng
kiến thức ngôn ngữ tốt hơn. Hay nói cách khác, trong dạy học người giáo
viên cần đảm bảo quy tắc 4L: Learn – Live – Love – Laugh (Học – Sống –
Yêu – Cười).
2.2. Giải pháp 2: Xây dựng các Bài tập phát triển từ vựng cho học sinh
tiểu học.
2.2.1. Các bài tập TÌNH HUỐNG.
Các loại hình bài tập này dùng để phát triển kĩ năng NGHE – NÓI; có thể
là một tình huống bằng tranh thuộc chủ đề của bài dạy; đưa những từ mục tiêu
(là từ mới sẽ dạy trong bài) vào trong tình huống đó.
Ví dụ 1: Như trong hình 1 là bối cảnh vườn thú có rất nhiều loại động
vật như lion, zebra, giraffe, kangaroo … để dạy về chủ đề Zoo animals.
HÌNH 1
 Mục đích:
 Giúp học sinh nhận diện và gọi tên được các đối tượng xuất hiện trong
tranh. Bao gồm âm đúng (correct sound) và trọng âm đúng của từ
(correct stress).
 Phát âm đúng được tên các đối tượng.
16
 Quy trình chung
Nêu nhiệm vụ: Học sinh nghe băng hoặc giáo viên đọc một từ. Nhiệm vụ của
học sinh là lựa chọn và đưa ra được bức tranh đúng tương ứng trong sách.
Sau khi thông báo, tiến hành các bước như sau:
 Identify (Nhận diện tranh)
Học sinh có 1-2 phút quan sát tranh để cho từng cá nhân học sinh có thời
gian nhận diện trong tranh có gì.
 Teach vocabulary (Dạy từ)
Khi dạy một từ mới, giáo viên không nên nói Tiếng Anh rồi dịch sang Tiếng
Việt hoặc ngược lại mà nên tiết hành theo 4 bước:

IdentifyListenPointRepeat

Quy trình dạy từ một cách đầy đủ không phải chỉ dạy học sinh nhận biết từ
mà còn phải đảm bảo các tiêu chí sau:
 Đọc đúng các âm
 Hiểu nghĩa của từ trong văn cảnh (contextual meaning)
 Nắm được khả năng kết hợp của từ (collocations).
 Sử dụng được các từ trong các tình huống khác nhau.
Khi dạy một từ mới, chuẩn bị cho bước giới thiệu ngữ liệu như bài minh họa ở
hình 1, giáo viên cần tiến hành dạy như sau:
+ Giơ từng flashcard, giáo viên đọc to từ tương ứng (Ví dụ: giáo viên giơ
thẻ lion đọc tương ứng /’lai ən/.)
+ Học sinh nhìn flashcard trong tay giáo viên, đọc theo, tìm và đánh dấu
vào con vật tương ứng trong tranh.
+ Giáo viên đi quanh lớp quan sát, giúp đỡ học sinh chọn tranh đúng.
+ Làm tương tự với tất cả những con vật trong tranh và lặp lại mỗi từ ít
nhất ba lần cho học sinh ghi nhớ.
17
+ Để tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên có thể gắn tên các con vật với các
tiếng kêu hoặc hành động tương ứng. Ví dụ:
– Giơ flashcard “cat” đọc to CAT, bắt chước tiếng mèo kêu meow! meow!
– Giơ flashcard “cow” đọc to COW, bắt chước tiếng bò kêu moo! moo!
– Giơ flashcard “duck” đọc to DUCK và bắt chước động tác dang hai tay
vỗ vỗ và kêu quack! quack!
Ví dụ 2: Giáo viên tự nghĩ ra một câu chuyện đơn giản bằng Tiếng Việt để
tạo hứng thú cho học sinh. Câu chuyện cần ngắn gọn, cố gắng bao hàm toàn bộ
các từ trong tranh; như vậy là đã gắn các từ vào tình huống.
+ Chuẩn bị: flashcard các loài động vật ở trang trại, mỗi học sinh chuẩn bị
giấy trắng, bút chì để vẽ phác thảo.
 Kể chuyện lần 1:
“Sáng thứ bảy, Mai cùng các bạn trong lớp được đi trải nghiệm ở một
trang trại nằm ven thành phố. Mai nhìn thấy một con COW (giơ flashcard COW
đọc 2,3, lần) đang ăn cỏ. Nó kêu “Moo…! moo…!”. Đằng sau nó là một khóm
FLOWER (giơ flashcard FLOWER đọc 2,3 lần), phía sau là một chú GOAT
(giơ flashcard GOAT đọc 2,3, lần). Mai tới gần, nó nhả đám cỏ đang ăn ra
chào “Baa! Baa!… Mai xoa đầu nó nói “Hi! Goat”. Đúng lúc đó có một cô
BUTTERFLY bay đến (giơ flashcard BUTTERFLY đọc 2,3, lần) đậu trên đầu
(làm động tác vẫy cánh bay). Mai reo lên “BUTTERFLY ! Hi! Butterfly” …
 Kể chuyện lần 2:
Yêu cầu học sinh đặt tờ giấy trắng lên bàn. Thông báo nhiệm vụ của học sinh
là nghe giáo viên kể lại câu chuyện. Khi nghe thấy tên con vật nào, học sinh đọc
to và vẽ vào tờ giấy (vẽ phác thảo). Hoạt động này giúp học sinh tạo được mối
liên kết bền vững giữa âm thanh và hình ảnh.
Ngoài ra, giáo viên có thể kể lại câu chuyện, đến chỗ xuất hiện con vật nào sẽ
giơ flashcard chỉ con vật đó, dừng lại một khoảng thời gian ngắn đủ để học sinh
gọi to được tên con vật đó.
18
Ví dụ 3: Luyện tập phát âm và củng cố từ vựng.
+ Chuẩn bị: flashcards
+ Tiến hành: Một học sinh lên bảng, quay mặt vào bảng và nhắm mắt lại.
Giáo viên đặt thẻ từ vào một chỗ dễ tìm trong lớp học rồi đọc to: “Find me….!”
Học sinh quay lại và chạy đi tìm thẻ từ. Cả lớp cùng đồng thanh nhắc lại từ
nhiều lần đến khi bạn tìm được thẻ từ đó. Âm lượng to nhỏ phụ thuộc vào
khoảng cách của bạn đi tìm với tấm thẻ từ. (Bạn đi tìm càng tiến đến gần thẻ từ,
cả lớp càng đọc to và ngược lại.) Khi tìm được học sinh cần thực hiện hô to tên
con vật/ đồ vật… đó đồng thời phải miêu tả bằng hành động, cử chỉ hoặc âm
thanh tương ứng với con vật/ đồ vật… được giáo viên nhắc đến.
Ví dụ 4:
+ Chuẩn bị: các phù hiệu bằng giấy (cắt vẽ hình con vật/ đồ vật… là các từ
mới học trong bài). Phân vai cho học sinh, đóng vai nào thì sẽ đeo phù hiệu hoặc
dán biểu tượng tương ứng lên ngực trái.
+ Tiến hành: Gọi một nhóm học sinh lên bảng, số lượng học sinh trong
nhóm tương ứng với số từ được học. Học sinh đứng thành một hàng, giáo viên
đọc tên con vật/ đồ vật… nào thì học sinh mang phù hiệu tương ứng sẽ nhảy ra
khỏi hàng làm điệu bộ, tiếng kêu… của đồ vật/ con vật… đó (ưu tiên học sinh sử
dụng body languages với các đồ vật/ con vật… không có âm thanh hiển thị). Ví
dụ: với từ kite học sinh có thể dùng hai tay làm động tác đang thả diều…
Như vậy, để mở rộng vốn từ vựng và phát triển kỹ năng NGHE – NÓI
cho học sinh, giáo viên cần tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động
phù hợp; sử dụng thường xuyên những câu nói tiếng Anh đơn giản kết hợp
với điê ̣u bộ cử chỉ để làm cho không khí lớp học sôi nổi, hào hứng hơn; chú
trọng viê ̣c rèn phá t âm học sinh. Ngoài ra, giáo viên có thể áp dụng phương
phá p đọc tá ch ghép âm, giúp học sinh phá t âm từ được chính xá c và dễ dàng
hơn, đặc biê ̣t là cá c âm cuố i.
19
2.2.2. Hệ thống PHIẾU BÀI TẬP theo từng chủ điểm.
Hệ thống phiếu bài tập này nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển kĩ
năng ĐỌC- VIẾT. Các phiếu bài tập được xây dựng theo hướng phát triển
năng lực và phù hợp với khả năng nhận thức của từng đối tượng học sinh. Nội
dung các bài tập đa dạng và phong phú. Các chủ điểm quen thuộc, gần gũi,
gắn với thực tiễn cuộc sống.
 Với đối tượng học sinh trung bình và dưới trung bình: Ôn lại cho học
sinh kiến thức kiến thức cơ bản, trọng tâm để các em nắm vững trước khi
làm bài tập. Số lương từ v ̣ ưng ít hơn, mức đ ̣ ô ̣ thưc hành, vận dụng và kiểm ̣
tra cũng giảm đô ̣ khó. Các từ vựng được sử dụng lặp lại nhiều lần và nâng
dần mức độ của bài tập sau khi các em đã nhớ được các từ đó. Sơ đồ tư duy
(mindmap) là công cụ hiệu quả giúp thực hành ôn tập và mở rộng từ vựng.
 Với đối tượng học sinh khá, giỏi: Ngoài việc củng cố kiến thức cơ bản,
giáo viên cần mở rộng vốn từ vựng bám sát vào nội dung của từng đơn vị
bài học. Có thể hướng dẫn, khuyến khích các em viết các đoạn văn ngắn
theo các chủ điểm đơn giản, quen thuộc, gần gũi. Việc viết lúc đầu sẽ khiến
học sinh gặp khó khăn đôi chút vì vốn từ không nhiều, nhưng càng về sau
các bạn sẽ càng tiến bộ vì quá trình viết cũng là sự ghi nhớ từ mới.
Để củng cố và mở rộng vốn từ vựng cho học sinh. Giáo viên có thể đưa
thêm các phiếu học tập như sau:
20
Ví dụ 1: Phiếu bài tập Tiếng Anh 3
 Dành cho học sinh trung bình và dưới trung bình.

WORKSHEET TOPIC: THE WEATHER
I. Look and read aloud.
II. Match the words to the pictures.

21

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
III. Look and write.
1. oht => ……….hot………… 5. ofgyg => ………………….
2. unsny => ………………….. 6. nsonyw => ………………..
3. colduy => ………………… 7. nrayi => ………………….
4. wniyd => ………………… 8. oldc => ………………….
IV. Look and complete.
1. It is …………………………… in Ha Noi today.
2. It is …………………………… in Sa Pa today.
3. It is …………………………… in Ho Chi Minh City today.
4. It is ………………..and ………………. in Nam Dinh today.
5. It is ………………..and ………………. in Da Nang today.
THE END

22
 Dành cho học sinh khá, giỏi.

WORKSHEET TOPIC: THE WEATHER
I. Match a word to a picture.

23

III. Look and write.
1. ……….hot………… …………………….
2. ……………………. …………………….
3. ……………………. …………………….
4. ……………………. …………………….
5. ……………………. …………………….
IV. Look and complete.
1. It is ………………. and ……………….. in Ha Noi today.
2. It is ……………….. and ……………….. in Sa Pa today.
3. It is ………….. and ……………….. in Ho Chi Minh City today.
4. It is ………………. and ……………… in Hue today.
5. It is ………………. and ……………….. in Nam Dinh today.
THE END

24
Ví dụ 2: Phiếu Bài tập Tiếng Anh 4
 Dành cho học sinh trung bình và dưới trung bình.

WORKSHEET TOPIC: CLOTHES
I. Look and read aloud.
II. Look and match.

25

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
III. Do the crossword puzzle.
IV. Read and complete.
Nam wears different clothes for schooldays. On hot days, he often wears a blue
……………………., a red scarf, a white ……………………., a pair of blue
……………………. and a pair of …………………….. On cold days, he
wears a cap, a scarf and a yellow …………………….. over a brown …………………..
and a pair of black ……………….. Nam likes hot days because
he can wear light clothes to……………….
THE END

26
 Dành cho học sinh khá, giỏi.

WORKSHEET TOPIC: CLOTHES
I. Look and read aloud.
II. Circle then write.
III. Read and complete.
Nam wears different …………….. for schooldays. On hot days, he often
wears a blue ……………………., a red ……………., a white ………………..,
a pair of blue ……………………. and a pair of ……………………..

27

On cold days, he wears a cap, a scarf and a yellow …………………….. over a
brown ………………….. and a pair of black ……………….. Nam likes
hot days because he can wear light clothes to ……………….
IV. What’s he/ she wearing?
THE END

28
Ví dụ 3: Phiếu Bài tập Tiếng Anh 5
 Dành cho học sinh trung bình và dưới trung bình.

WORKSHEET TOPIC: ZOO ANIMALS
I. Look and read.
II. Do the crossword puzzle.

29

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
III. Look at the pictures. Read and write one word for each gap.
1. A _______________ danced beautifully.
2. A ______________ ate a bamboo tree.
3. Two ________________ roared loudly.
4. I took photos of some __________ for my Science project.
5. I like __________ very much.
IV. Order the words.
1. you / what / animal / want / to / do / see
___________________________________________?
2. to / he / tigers / see / wants / bears / and
___________________________________________.
3. like / fruit / eating / monkeys
___________________________________________.
4. they / because / she / zebras / likes / beautiful / are
___________________________________________.
5. animal / what’s / favourite / your
___________________________________________?
THE END

30
 Dành cho học sinh khá, giỏi.

WORKSHEET TOPIC: ZOO ANIMALS
I. Look and read.
II. Read and write ONE word in each blank.
A: I didn’t see you yesterday. Where did you (1) ………………………?
B: I went to the (2) ……………………… .
A: What did you see there?
B: I saw some (3) ………………………. I enjoyed looking at the baby elephant.
A: What was it (4) ………………………?
B: It was very (5) ……………………… .
A: What did it do when you were there?
B: It moved (6) ………………………and quietly.
III. Look at the pictures. Read and write one word for each gap.
1. A _______________ danced beautifully.

31

2. A ______________ ate a bamboo tree.
3. Two ________________ roared loudly.
4. I took photos of some __________ for my Science project.
5. I like __________ ve ry much.
IV. Look and write the correct words.
1. They have two long and two short legs. _________2. It lives in the Polar regions. _________3. It has a long trunk and two tusks. _________4. This bird have long and colourful tails. _________V. Write about a visit to the zoo. Use the questions.
1.. When did you go to the zoo?/ Who did you go with?2. What animals did you see first,…, finally?3. What did they do when you were there?4. Did you enjoy the school visit to the zoo? Why? I went to the zoo with my classmates last Sunday. We …………………..
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
THE END

32
Kết luận: Việc xây dựng các dạng bài tập phát triển từ vựng góp phần
tích cực trong công tác đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển
năng lực. Hệ thống bài tập chính xác, đa dạng, vừa sức và gần gũi cuộc sống
sẽ mang lại hiệu quả tích cực, phát huy hết khả năng sáng tạo của từng cá
nhân học sinh theo các mức độ khác nhau; Đồng thời giúp giáo viên nâng
cao năng lực của bản thân, thúc đẩy việc nghiên cứu, tự học và tính sáng tạo.
2.3. Giải pháp 3: Kết hợp hiệu quả với giáo viên bản ngữ trong các tiết
học Tiếng Anh có yếu tố nước ngoài.
Trong những năm gần đây, mô hình giảng dạy tiếng Anh kết hợp giáo
viên nước ngoài với giáo viên trong nước của Trường tiểu học Hùng Vương nói
riêng và toàn tỉnh Nam Định nói chung đã mang lại những kết quả thiết thực,
vừa khuyến khích nhu cầu học tiếng Anh của họ

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *