SKKN Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học mạnh dạn, tự tin hơn khi học tiếng Anh
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng trong đời sống , xã hội hiện đại,
có tầm ảnh hƣởng rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của đất nƣớc trong thời kỳ
hội nhập kinh tế quốc tế. Ngƣời sử dụng thành thạo Tiếng Anh đƣợc xem nhƣ
nắm giữ chìa khóa thành công. Chính vì vậy mà việc dạy và học Tiếng Anh
đƣợc chú trọng ở mọi cấp học. Ở bậc tiểu học, học sinh đƣợc hình thành và phát
triển 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Anh, trong đó tập trung phát triển hai
kỹ năng nghe và nói.
Thực hiện tinh thần Nghị Quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung
Ƣơng Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã có định hƣớng chiến lƣợc cho việc tổ chức dạy học môn Tiếng Anh
trong trƣờng tiểu học nhằm cung cấp kiến thức, hình thành và phát triển các kỹ
năng cơ bản tạo tiền đề cho việc sử dụng thành thạo Tiếng Anh của học sinh.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh ở cấp tiểu học, ý
thức đƣợc vai trò quan trọng của mình là ngƣời tạo nền tảng cho việc sử dụng
một ngoại ngữ của học sinh, tôi luôn trăn trở, tìm tòi những phƣơng pháp hay
giúp học sinh có thể học Tiếng Anh một cách hiệu quả nhất.
Trong những năm gần đây, với định hƣớng mục tiêu dạy học lấy ngƣời
học làm trung tâm, phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực ngƣời học, các
phƣơng pháp mới , khoa học, tiến bộ đƣợc áp dụng vào giảng dạy . Các hoạt
động ứng dụng, trải nghiệm sáng tạo đƣợc tổ chức ở các nhà trƣờng với tất cả
các môn học, thực sự tạo ra một bƣớc đột phá lớn trong đổi mới phƣơng pháp
dạy học.Với môn Tiếng Anh, các hoạt động ứng dụng, trải nghiệm sáng tạo đã
giúp học sinh phát hiện, hình thành, củng cố kiến thức và kỹ năng giao tiếp một
cách hiệu quả, giúp học sinh có môi trƣờng giao tiếp Tiếng Anh tích cực, mở
rộng, thay đổi không gian giao tiếp khiến học sinh hứng thú với môn học, tích
2
cực tham gia các hoạt động, từ đó phát triển năng lực giao tiếp xã hội. Nhận
thức đƣợc vai trò quan trọng của các hoạt động ứng dụng, trải nghiệm sáng tạo,
tôi thƣờng xuyên nghiên cứu, tìm tòi và tổ chức các hoạt động này nhằm khích
lệ, tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em mạnh dạn, chủ động trong các
hoạt động học tập, để từ đó các em có thể sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp
hàng ngày. Tuy nhiên, tổ chức thành công các hoạt động ứng dụng, trải nghiệm
sáng tạo và mang lại hiệu quả cao không hề đơn giản, nó đòi hỏi ngƣời dạy
phải rất tâm huyết, kiên trì, phát huy tất cả những năng lực và sự sáng tạo của
bản thân đồng thời cần có sự đồng hành, giúp đỡ của nhà trƣờng, đồng nghiệp,
phụ huynh, học sinh và cả cộng đồng. Qua 3 năm kiên trì áp dụng các hoạt động
ứng dụng, trải nghiệm sáng tạo vào giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh đã có tiến
bộ rõ rệt về kiến thức và kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh. Điều này khiến tôi thêm
tin tƣởng vào hƣớng đi đúng đắn của mình và tổng hợp, phát triển các giải pháp
của mình thành báo cáo sáng kiến với mong muốn chia sẻ, nhân rộng các giải
pháp của mình, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học môn Tiếng Anh. Trong
báo cáo này tôi xin trình bày chi tiết “Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học
thực hành và nâng cao năng lực giao tiếp Tiếng Anh thông qua các hoạt
động ứng dụng”.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trƣớc khi tạo ra sáng kiến.
Phân tích, đánh giá lại các hoạt động dạy học trên lớp mà tôi đã từng áp
dụng trƣớc đây, tôi nhận thấy đƣợc những ƣu điểm và những hạn chế sau:
1.1. Ưu điểm
– Đảm bảo dạy đúng, đủ nội dung kiến thức trong giáo trình SGK.
– Các phƣơng pháp mới đƣợc áp dụng, học sinh tiếp thu kiến thức tốt.
– Học sinh đƣợc thực hành, rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ cơ bản.
– Các hoạt động củng cố kiến thức và giao nhiệm vụ học tập về nhà đƣợc
giáo viên thực hiện thƣờng xuyên sau mỗi tiết học.
– Học sinh chăm chỉ học từ vựng và mẫu câu, tích cực làm các bài tập
thực hành giáo viên giao sau mỗi bài học.
3
1.2. Hạn chế
– Giáo viên chƣa chú trọng tới việc tổ chức đa dạng các hoạt động ứng
dụng, các hoạt động chỉ dừng lại ở việc giao bài tập củng cố kiến thức cho học
sinh làm việc cá nhân.
– Hoạt động củng cố và thực hành vẫn còn theo lối tƣ duy truyền thống,
Các hoạt động còn đơn điệu, chƣa phát huy đƣợc hiệu quả cao: Chƣa phát huy
đƣợc tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh .
+ Các bài tập đƣợc giao cho học sinh về nhà làm giống nhau về nội dung
và số lƣợng, chủ yếu là trong sách bài tập Tiếng Anh đi kèm bộ sách giáo khoa.
+ Các hoạt động ứng dụng tổ chức cho học sinh hầu hết là giao cho học
sinh tự học thuộc từ vựng và mẫu câu theo cá nhân tại nhà, học sinh nhanh quên
kiến thức.
– Chƣa tạo đƣợc môi trƣờng giao tiếp Tiếng Anh tích cực. Kiến thức ngôn
ngữ của học sinh chƣa đƣợc khắc sâu và các kỹ năng ngôn ngữ chƣa đƣợc ứng
dụng nhiều trong giao tiếp xã hội.
– Chƣa tạo cho học sinh cơ hội để học tập cùng đội, nhóm, học cùng cha
mẹ, chƣa phát huy đƣợc tình đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ giữa các học
sinh cũng nhƣ chƣa tạo đƣợc cộng đồng học tập.
Dựa vào những phân tích trên, và đứng trƣớc thực trạng học sinh các khối
lớp 3, 4,5 tại trƣờng Tiểu học Yên Tân có năng lực sử dụng Tiếng Anh còn thấp,
học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giao tiếp trong đời sống chƣa đạt hiệu
quả cao, tôi đã áp dụng các giải pháp giúp học sinh thực hành và nâng cao năng
lực Tiếng Anh.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Bên cạnh việc phát huy những ƣu điểm của các hoạt động dạy học trƣớc
đây, tôi đã tiến hành khắc phục những hạn chế bằng một số biện pháp sau:
– Tìm hiểu, lựa chọn, xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động ứng
dụng phù hợp với học sinh tại đơn vị.
4
– Tổng hợp, phân loại các hoạt động ứng dụng sẽ áp dụng với học sinh tại
các khối lớp theo nội dung kiến thức và theo năng lực học sinh.
– Áp dụng linh hoạt các hình thức tổ chức hoạt động ứng dụng.
– Tạo dựng xã hội học tập thông qua các hoạt động ứng dụng.
2.1. Tìm hiểu, lựa chọn, xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động
ứng dụng phù hợp với học sinh tại đơn vị
Hoạt động ứng dụng là hoạt động giáo dục trong đó dƣới sự hƣớng dẫn và
tổ chức của giáo viên, từng cá nhân học sinh đƣợc trực tiếp sử dụng kiến thức đã
học vào thực tiễn, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất, nhân cách,
các năng lực và tích lũy kinh nghiệm riêng cũng nhƣ phát huy tiềm năng sáng
tạo của cá nhân. Hoạt động ứng dụng trong môn tiếng Anh là sự vận dụng kiến
thức ngôn ngữ đã học và áp dụng trong thực tế giao tiếp đời sống, giúp học sinh
hình thành tƣ duy ngôn ngữ, củng cố kiến thức, kỹ năng một cách hiệu quả.
Có rất nhiều hoạt động ứng dụng mà giáo viên có thể áp dụng. Tuy nhiên
cần phải có sự tìm tòi, lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của
đơn vị và phù hợp với đối tƣợng học sinh mình giảng dạy. Tôi hiểu rõ rằng để
thực hiện tốt các hoạt động ứng dụng thì học sinh phải nắm chắc kiến thức . Vì
thế tôi đã áp dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực để trang bị tốt kiến thức và
hình thành những kỹ năng ngôn ngữ cơ bản cho học sinh. Kế tiếp mới là các
hoạt động ứng dụng. Đối với học sinh tiểu học, tôi vẫn phát huy ƣu điểm của các
hoạt động mà trƣớc đây vẫn áp dụng nhƣ : Học sinh làm việc theo cặp, nhóm
thực hành hỏi đáp các mẫu câu đã học, học sinh làm các bài tập ôn luyện, các trò
chơi , bài hát, các hoạt động role-play, tell story,…Nhƣng tôi đã sáng tạo thêm
một số hoạt động hấp dẫn khác tạo hứng thú hơn cho học sinh tham gia và thu
đƣợc kết quả cao.
Các hoạt động mới đƣợc tổ chức là: Khảo sát, điều tra ( survey), thuyết
trình, phỏng vấn, làm video, dự án ( project), nhật ký,…Các hoạt động đƣợc lên
kế hoạch chi tiết cho các tiết học, có hƣớng dẫn cụ thể, dễ hiểu để học sinh thực
hiện đạt hiệu quả.
5
2.2. Tổng hợp, phân loại các hoạt động ứng dụng sẽ áp dụng với học
sinh tại các khối lớp theo nội dung kiến thức và theo năng lực học sinh
Ngay từ đầu năm học, tôi đã sử dụng một số kỹ thuật để nhận biết, phân
loại học sinh thành các mức (level) để áp dụng các phƣơng pháp dạy học khác
nhau , phù hợp với năng lực học sinh. Các hoạt động ứng dụng cũng đƣợc tôi
phân loại và áp dụng ở các tiết học cho đa dạng, linh hoạt, khoa học. Tôi phân
loại các hoạt động thành:
– Các hoạt động ứng dụng theo nội dung bài học
– Các hoạt động ứng dụng phát triển năng lực học sinh
2.2.1. Các hoạt động ứng dụng theo nội dung bài học
2.2.1.1. Các hoạt động ứng dụng theo chủ đề kiến thức trong SGK
Khi tổng hợp, phân loại và lên kế hoạch tổ chức các hoạt động ứng dụng,
tôi bám sát nội dung kiến thức trong chƣơng trình . Ngoài những hoạt động áp
dụng ngay sau mỗi tiết học thì tôi chú trọng tổ chức các hoạt động trọng tâm
theo chủ đề kiến thức của từng khối lớp.
VD: – Khối lớp 3 học sinh đƣợc học các chủ đề: Me and my friends ( từ
unit 1 tới unit 5), Me and my school ( từ unit 6 – unit 10), Me and my family ( từ
unit 11-unit 15), Me and the world around ( từ unit 16- unit 20)
Sau mỗi 5 unit thì có 1 hoạt động ứng dụng tổ chức dƣới dạng cuộc thi
hùng biện, giúp học sinh tổng hợp kiến thức, thực hành kỹ năng viết, nói, thuyết
trình. Trọng tâm của hoạt động này là hƣớng dẫn học sinh biết cách hệ thống
kiến thức bằng sơ đồ tƣ duy ( mind map). Tất cả các bài thuyết trình của học
sinh đều phải sử dụng mind map mình tự làm và diễn tả theo ý tƣởng mình thiết
kế. Học sinh có thể lựa chọn trình bày kiến thức theo chủ đề hoặc có thể lựa
chọn diễn đạt chi tiết một unit trong chủ đề. Điều này phát triển nhiều kỹ năng
cho học sinh nhƣ quan sát, tổng hợp, viết, vẽ, tƣ duy logic, trình bày khoa học,
đồng thời cũng khơi dậy khả năng sáng tạo của mỗi học sinh, tạo nên sự sinh
động, hấp dẫn vào cuối cuộc thi khi các sản phẩm của học sinh đƣợc trƣng
bày.Phƣơng pháp học theo mind map cũng giúp học sinh ghi nhớ nhanh và nhớ
lâu hơn.
6
Một số mind map học sinh lớp 3 thực hiện hoạt động ứng dụng
2.2.1.2. Các hoạt động ứng dụng theo chủ đề trải nghiệm
Song song với các hoạt động ứng dụng, tôi thƣờng xuyên tạo cơ hội cho
học sinh đƣợc tham gia các hoạt động trải nghiệm. Và theo kinh nghiệm của
mình tôi nhận thấy ứng dụng và trải nghiệm có sự liên kết chặt chẽ, bổ trợ cho
nhau cùng tạo ra sự tiến bộ cho học sinh. Các hoạt động trải nghiệm, hình thức
tổ chức câu lạc bộ, cuộc thi rung chuông vàng phát huy tác dụng rất lớn trong
việc thực hành, ứng dụng kiến thức và rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Tôi
xây dựng kế hoạch khác nhau cho các hoạt động tổ chức tại trƣờng và các hoạt
động trải nghiệm ngoài không gian lớp học, ngoài nhà trƣờng.
Các hoạt động trải nghiệm đƣợc lên kế hoạch cụ thể, khoa học, bám sát
chủ đề kiến thức theo chƣơng trình hoặc theo tháng, theo các ngày lễ nhƣ
Christmas, New Year, Birthday Party, Teachers’ Day, Womens’ Day……Dựa
theo chủ đề của các hoạt động trải nghiệm, giáo viên hƣớng dẫn học sinh ứng
dụng các từ vựng và mẫu câu để làm thiệp chúc mừng, nói lời yêu thƣơng, bày
tỏ tình cảm của mình tới thầy cô, bạn bè và ngƣời thân. Các hoạt động trải
7
nghiệm đƣợc yêu cầu sử dụng hoàn toàn Tiếng Anh. Vì thế, để các hoạt động
thành công thì giáo viên phải cung cấp hệ thống kiến thức có liên quan tới chủ
đề và có sự hình dung, dự đoán các tình huống sẽ xảy ra tại hoạt động để lên kế
hoạch, xây dựng kịch bản chi tiết rồi giới thiệu trƣớc cho học sinh để tiến trình
diễn ra nhịp nhàng, hiệu quả.
Birthday party Women’s Day
– Đối với các hoạt động trải nghiệm tổ chức ngoài không gian lớp học thì
hoạt động ứng dụng phải gắn với mục tiêu đƣa kiến thức vào đời sống, để cho
học sinh đƣợc hòa trong các tình huống giao tiếp thực tế. Đây là cơ hội tốt nhất
để học sinh phát triển năng lực sử dụng Tiếng Anh. Hoạt động này đòi hỏi giáo
viên phải thiết kế theo các bƣớc để tổ chức trải nghiệm cho học sinh, phải có sự
phối kết hợp của Ban giám hiệu nhà trƣờng, các tổ chức Đoàn, Đội, đồng nghiệp
và cả cha mẹ học sinh. Trong phạm vi báo cáo này tôi chỉ xin tập trung vào hoạt
động ứng dụng khi học sinh đi trải nghiệm. Đối với môn Tiếng Anh, tôi xem
chuyến đi trải nghiệm của học sinh giống nhƣ là cuộc đi “săn Tây”, yêu cầu tôi
đặt ra cho học sinh là ngoài việc khám phá thiên nhiên, học hỏi điều mới lạ
ngoài SGK, ngoài không gian lớp học thì các con phải tiếp cận, bắt chuyện với
ngƣời nƣớc ngoài để thực hành Tiếng Anh. Chính vì thế các địa điểm trải
nghiệm đều là các điểm tham quan, du lịch, bến xe, ga tàu, nơi có nhiều khách
du lịch nƣớc ngoài. Và nội dung cần các con thực hành tôi cũng chuẩn bị rất chi
tiết, hƣớng dẫn các con cụ thể trƣớc khi xuất phát. Nhiệm vụ đặt ra cũng cần phù
hợp với đối tƣợng học sinh cụ thể để các con có thể hoàn thành.
8
VD: Năm học 2017-2018, tôi tổ chức cho học sinh sinh hoạt trong câu lạc
bộ Tiếng Anh 5 của trƣờng đi trải nghiệm tại Ninh Bình, các địa điểm trải
nghiệm là Tam Cốc- Bích Động và Ga Ninh Bình. Học sinh làm nhiệm vụ ”săn
Tây” và hoàn thành phiếu học tập bằng cách giao tiếp, lấy thông tin, ghi chú
nhanh vào phiếu và viết thu hoạch sau chuyến đi, báo cáo trƣớc lớp. Hoạt động
này khiến học sinh phải huy động kiến thức đã học, thực hành kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng quan sát, lắng nghe, ghi chép, tổng hợp, viết báo cáo, thuyết trình,…Sau
chuyến đi, học sinh rất thích thú, hào hứng học tập, kỹ năng giao tiếp tiến bộ rõ
rệt.
Dƣới đây là mẫu phiếu học tập trải nghiệm học sinh sử dụng trọng hoạt
động ứng dụng. Trƣớc buổi trải nghiệm, giáo viên hƣớng dẫn kỹ các bƣớc thực
hiện hoạt động và có dựng tình huống mẫu để học sinh luyện tập. Trong phiếu
cũng in sẵn các mẫu câu hỏi gợi ý để học sinh tham khảo, sử dụng khi giao tiếp
với ngƣời nƣớc ngoài:
PHIẾU HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM
Student:…………………………………………………………………………………………………
class:………………………………………………………………………………………………………
Name | Age | Country | hobby | ability | job |
1 | |||||
2 | |||||
3 | |||||
4 | |||||
5 |
Clue: Hello, excuse me, I’m a student. Could you talk to me some minutes?
.What’s your name?, How old are you? Where are you from?, What’s your
hobby? What can you do? What’s your job?/ What do you do?/ How long have
you been Vietnam? Do you like Vietnam? Thanks so much. Goodbye
9
Trải nghiệm tại Ga Ninh Bình
2.2.2.Các hoat động ứng dụng phát triển năng lực học sinh
Mục tiêu cốt lõi của đổi mới giáo dục hiện nay là dạy học theo hƣớng phát
triển năng lực ngƣời học. Trong các bài giảng của mình, tôi luôn bám sát vào
việc thực hiện mục tiêu chiến lƣợc đó. Trƣớc khi thiết kế các hoạt động ứng
dụng, tôi đã dành thời gian nghiên cứu để hiểu rõ thế nào là năng lực của học
sinh và thế nào là dạy học phát triển năng lực học sinh.
Theo bài viết trên trang web https://hoatieu.vn/nang-luc-va-nang-luc-tu-hoccua-hoc-sinh-la-gi-182723 : ” Từ điển tâm lý học đƣa ra khái niệm, năng lực là
tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lý cá nhân, đóng vai trò là điều kiện
bên trong tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định.
Theo Cosmovici thì: “năng lực là tổ hợp đặc điểm của cá nhân, giải thích sự
khác biệt giữa ngƣời này với ngƣời khác ở khả năng đạt đƣợc những kiến thức
và hành vi nhất định”. Còn A.N.Leonchiev cho rằng: “năng lực là đặc điểm cá
nhân quy định việc thực hiện thành công một hoạt động nhất định”.
Nhà tâm lý học A.Rudich đƣa ra quan niệm về năng lực nhƣ sau: năng lực đó là
tính chất tâm sinh lý của con ngƣời chi phối quá trình tiếp thu các kiến thức, kỹ
năng và kỹ xảo cũng nhƣ hiệu quả thực hiện một hoạt động nhất định. Năng lực
của con ngƣời không chỉ là kết quả của sự phát triển và giáo dục mà còn là kết
quả hoạt động của các đặc điểm bẩm sinh hay còn gọi là năng khiếu. Năng lực
đó là năng khiếu đã đƣợc phát triển, có năng khiếu chƣa có nghĩa là nhất thiết sẽ
biến thành năng lực. Muốn vậy phải có môi trƣờng xung quanh tƣơng ứng và
phải có sự giáo dục có chủ đích.”
10
Nhƣ vậy, mỗi cá nhân học sinh có năng lực khác nhau và giáo viên cần
phát hiện, hƣớng dẫn, giúp đỡ học sinh hình thành, phát triển năng lực của mình
để có thể lĩnh hội và sử dụng kiến thức nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Ngay từ
đầu năm học, tôi đã tiến hành phân loại, nhận diện học sinh, bƣớc đầu phát hiện
khả năng vƣợt trội của một số em và những hạn chế về năng lực cần cải thiện
cho các em. Những năng lực tôi đặc biệt quan tâm phát triển cho học sinh là khả
năng tự học và năng lực hợp tác, làm việc theo đội, nhóm. Tôi đã tiến hành tổ
chức rất nhiều hoạt động ứng dụng mới lạ, thu hút, lôi cuốn ngƣời học tham gia
dƣới nhiều hình thức phong phú, cách thức tổ chức linh hoạt . Qua quá trìnhthực
hiện, sau đó đánh giá, rút kinh nghiệm , tôi thấy tâm đắc với hai hoạt động ứng
dụng nhất, đó là: Hoạt động ứng dụng liên hoàn và Diary ( Nhật ký).
– Hoạt động ứng dụng liên hoàn mà tôi áp dụng là sự triển khai liền mạch
các nhiệm vụ giao cho học sinh thực hiện sau khi học xong ngữ liệu mới. Hoạt
động bao gồm các nhiệm vụ trên lớp, rồi về nhà, rồi lại tiếp tục tại lớp vào tiết
học sau. Hoạt động này học sinh vừa làm việc cá nhân vừa phải làm việc với
ngƣời khác, vừa phát huy năng lực tự học, vừa phải có sự hợp tác .
VD: Một hoạt động ứng dụng tôi đã áp dụng với học sinh lớp 4
Sau khi học sinh học xong mẫu câu nói về hình dáng của ngƣời trong bài
Unit 14: What does he look like? – Tiếng Anh 4, tôi tổ chức hoạt động Guessing
( đoán) để học sinh đƣợc sử dụng từ vựng và mẫu câu đã học vào miêu tả các
bạn trong lớp thông qua hình thức tự nhiên, hấp dẫn: Mỗi học sinh chọn một bạn
trong lớp, suy nghĩ trong đầu về những đặc điểm của bạn đó và đố cả lớp tìm ra
bạn đó. Các bạn khác đặt câu hỏi với các mẫu câu :
Is he/she tall?, Is he/she shorter than me?,…
Học sinh đƣa ra câu đố sẽ trả lời các câu hỏi để gợi ý cho các bạn mình đoán ra
đáp án. Sau khi học sinh đã thực hành nhuần nhuyễn các mẫu câu đã học, tôi
hƣớng dẫn học sinh thực hiện hoạt động ứng dụng ở nhà với yêu cầu: Miêu tả,
so sánh hình dáng của những thành viên trong gia đình.Học sinh về nhà quan sát
và đặt câu miêu tả, viết ra vở.
VD: My father is tall and fat.
11
My grandfather is old.
My father is taller than my mother.
My brother is younger than my grandpa.
…
Vào tiết học sau, tôi tổ chức hoạt động Survey( điều tra, khảo sát) tại phần
warm-up ( khởi động) với nội dung sau: Học sinh đi vòng quanh lớp, sử dụng
mẫu câu đã học để hỏi bạn mình về hình dáng của các thành viên trong gia đình
bạn, ghi vào phiếu khảo sát.Phiếu khảo sát có thể thiết kế theo mẫu sau:
Name | grandpa | grandma | father | mother | brother | sister |
Hoa | tall, old | fatter than mom | young | |||
Phong | fat | short | ||||
Lan | pretty | |||||
… |
Hết thời gian hỏi – đáp, tôi gọi 3 đến 5 học sinh báo cáo kết quả trƣớc lớp
VD: Hoa’s father is tall.
Hoa’s grandpa is old.
Hoa’s grandma is older than her mother.
…
– Hoạt động Diary ( nhật ký): Đây là hoạt động phát triển năng lực tự học,
năng lực thẩm mỹ, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác
nhau một cách sáng tạo và triệt để. Hoạt động ứng dụng này đƣợc học sinh thực
hiện xuyên suốt quá trình học tập, ở tất cả các tiết học. Giáo viên hƣớng dẫn học
sinh ngay từ đầu năm học: Học sinh có 1 cuốn sổ riêng để làm sổ nhật ký, có thể
mua mới hoặc tự làm, trang trí hình thức cho đẹp, sinh động, có thể theo phong
cách ngộ nghĩnh, dễ thƣơng hoặc nghiêm nghị tùy theo sở thích và trí tƣởng
tƣợng của học sinh. Trong mỗi trang nhật ký học sinh sẽ phải thể hiện những
điều mình thu hoạch đƣợc sau mỗi tiết học, mỗi unit và mỗi chủ đề, chủ điểm,
theo học kỳ, theo năm học. Nội dung bao gồm càng nhiều chi tiết các tốt, từ kiến
12
thức , từ vựng, mẫu câu, ngữ pháp, đến những đoạn văn, mẩu chuyện, những dự
án, hoặc những ngôi sao phần thƣởng mà cô giáo trao tặng ( để khen ngợi học
sinh tôi thƣờng thƣởng sao và yêu cầu học sinh ghi lại, thi đua với các bạn trong
lớp, cuối năm học có trao quà cho những học sinh đạt nhiều sao nhất, nhì, ba của
lớp). Hình thức trình bày trong mỗi trang nhật ký của học sinh cũng không bắt
buộc theo một mô tuýp nào hết, để học sinh thỏa sức sáng tạo. Hoạt động này
học sinh có thể làm vào thời gian rảnh ở lớp hoặc ở nhà nhƣng để đạt hiệu quả
thì giáo viên phải thƣờng xuyên gần gũi hƣớng dẫn, định hƣớng cho học sinh
đồng thời phải liên tục khích lệ, động viên, khen ngợi học sinh để các con hứng
thú , nâng niu cuốn nhật ký của mình.
VD: Một số trang nhật ký của học sinh
Kinh nghiệm bản thân tôi rút ra khi tổ chức các hoạt động ứng dụng cho
học sinh là giáo viên phải luôn sát sao, gần gũi, hỗ trợ học sinh kịp thời thì hoạt
động mới thành công. Muốn học s
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education