dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Sử dụng trò chơi học tập nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học trực tuyến môn Địa lí 12

SKKN Sử dụng trò chơi học tập nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học trực tuyến môn Địa lí 12

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Trong những năm gần đây, dạy và học trực tuyến đang trở thành xu hướng lan
rộng ra tất cả các trường học bởi tính ưu việt của nó như: linh hoạt, dễ tiếp cận; nội
dung phong phú; tiết kiệm chi phí, thời gian; mang tính toàn cầu; đáp ứng tốt nhu
cầu học tập đa dạng của người học. Ở Việt Nam, dạy học trực tuyến được biết đến
như một phương pháp giáo dục mới, chỉ thực sự bắt đầu phát triển trong vài năm
gần đây nhằm kết hợp với phương pháp dạy học truyền thống nên hiệu quả còn
chưa cao.
Năm học 2019 – 2020, do ảnh hưởng của dịch covid-19, lần đầu tiên trong lịch
sử Giáo dục Việt Nam học sinh phải tạm dừng đến trường dài ngày (khoảng hơn 2
tháng với học sinh THPT tỉnh Nam Định). Trong thời gian nghỉ do ảnh hưởng của
dịch bệnh, ngành giáo dục cũng đã có nhiều giải pháp để giúp học sinh “tạm ngừng
đến trường, không ngừng học”, trong đó điển hình nhất là giải phá,p dạy và học
trực tuyến. Đây cũng là hình thức dạy học mà nhiều giáo viên sử dụng “lần đầu
tiên” trong sự nghiệp giáo dục của mình. Chính vì thế nên việc bỡ ngỡ, gặp khó
khăn, lúng túng và “cười ra nước mắt” là điều không thể tránh khỏi.
Năm học 2020 – 2021, virus SAR-CoV-2 liên tục biến đổi, tiếp tục ảnh hưởng
lớn đến mọi hoạt động kinh tế – xã hội. Thực hiện Công điện số 18/CĐ-UBND
ngày 7/5 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phòng, chống dịch
COVID-19, chiều 7/5, Sở Giáo dục và đào tạo Nam Định cũng đã ban hành Công
văn 655/SGDĐT chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện một số nội dung cấp
bách phòng chống dịch bệnh COVID-19. Theo đó, các đơn vị hoàn thành chương
trình giáo dục, kiểm tra, đánh giá năm học 2020 – 2021 trước ngày 10-5-2021 và
cho học sinh, học viên, sinh viên nghỉ hè. Riêng học sinh lớp 9 và 12: Sau khi kết
thúc chương trình, tổ chức ôn tập thi tuyển sinh vào 10 THPT cho học sinh lớp 9
theo hình thức trực tuyến; tổ chức cho học sinh lớp 12 ôn tập tại trường, thực hiện
nghiêm túc các quy định về an toàn phòng chống dịch và điều chỉnh kịp thời khi có
các văn bản chỉ đạo tiếp theo của các cấp. Ngày 7/5 huyện Trực Ninh – Nam Định
xuất hiện ca dương tính đầu tiên với SAR-CoV-2, do đó việc ôn tập cho học sinh
lớp 12 được chuyển sang hình thức trực tuyến cho đến ngày 27/5 (theo công văn số
771/SGDĐT).
Bước sang năm học 2021 – 2022, sự xuất hiện của biến thể Delta tại Việt Nam
và nhiều nước trên thế giới tiếp tục ảnh hưởng lớn đến việc quay lại trường, bắt đầu
năm học mới của học sinh. Theo tài liệu nội bộ của Cơ quan kiểm soát bệnh tật
Hoa Kỳ (CDC) đánh giá biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 lây nhanh như thủy
đậu, mạnh hơn cúm mùa và có độc lực cao hơn chủng ban đầu ở Vũ Hán, Trung
2
Quốc. Vì vậy, số ca mắc COVID-19 tại nước ta trong những ngày gần đây luôn ở
mức 5 con số (ngày 30/8/2021, theo bản tin Bộ Y tế về tình hình chống dịch
COVID-19 tại Việt Nam thống kê có thêm 14.224 ca mắc COVID-19. Tổng số ca
nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến 30/8 là 445.219 ca,
trong đó 226.042 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh). Trước tình hình đó, Bộ
giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số 3699 ngày 27/8 Hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2021-2022. Công văn nhấn mạnh: Ưu tiên
dạy học trực tuyến đối với nội dung mang tính lí thuyết. Chủ động về các phương
án dạy học trực tuyến và trực tiếp để chuyển đổi linh hoạt, ứng phó kịp thời với các
tình huống, diễn biến của dịch COVID-19 tại địa phương; sẵn sàng phương án để
tận dụng tối đa khoảng thời gian học sinh có thể đến trường để dạy học trực tiếp,
nhất là đối với các nội dung thực hành, thí nghiệm và kết hợp ôn tập, củng cố
những nội dung lí thuyết đã học trực tuyến.
Trước những diễn biến khó lường của dịch bệnh, lần đầu tiên trong lịch sử, lễ
khai giảng năm học mới ở nhiều tỉnh thành trên cả nước được tổ chức trực tuyến
hoặc kết hợp trực tuyến với trực tiếp. Tại Hà Nội, do học sinh chưa thể quay trở lại
trường học nên sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội quyết định tổ chức lễ khai giảng
chung cho toàn thành phố. Cụ thể, lễ khai giảng được tổ chức và truyền hình trực
tiếp tại 1 trường trên địa bàn thành phố; phát trực tiếp trên sóng của Đài phát thanh
truyền hình Hà Nội. Nhiều địa phương trên cả nước phải lùi lịch tựu trường do ảnh
hưởng của dịch bệnh và triển khai học trực tuyến cho học sinh (Thành phố Hồ Chí
Minh, Bình Dương, Bình Phước, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội, Ninh Bình, Hải
Dương,…). Tại Nam Định, căn cứ theo công văn số 1205/SGDĐT-VP ngày
18/8/2021 về việc triển khai một số hoạt động đầu năm học 2021 – 2022, các
trường THPT đã xây dựng kế hoạch chuẩn bị khai giảng đảm bảo đầy đủ các biện
pháp phòng chống dịch và phù hợp với tình hình nhà trường. Để đảm bảo an toàn
phòng, chống dịch COVID-19, chuẩn bị cho năm học 2021 – 2022, Ủy ban nhân
dân huyện Nam Trực và các huyện trong toàn tỉnh đã tiến hành công tác xét
nghiệm, sàng lọc nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục. Ngày
01/9/2021 theo báo cáo nhanh của Sở Y tế, tỉnh Nam Định ghi nhận thêm 10 ca
mắc mới COVID-19, theo đó một số huyện trong tỉnh đã phải tạm dừng tựu trường
vào ngày 01/9 và chờ đến khi có thông báo mới (huyện Hải Hậu). Trước những
diễn biến khó lường của dịch bệnh, các cơ sở giáo dục, các thầy cô giáo luôn phải
chuẩn bị sẵn các phương án chuyển dạy học trực tiếp sang trực tuyến vào bất kì
thời điểm nào nhằm đảm bảo và đạt hiệu quả cao nhất các mục tiêu giáo dục đã đề
ra. Bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo các cơ quan quản lí giáo dục, nhà trường thực
hiện các giải pháp đẩy mạnh việc dạy – học trực tuyến qua mạng Internet. Đồng
thời, hướng dẫn xây dựng chương trình, học liệu, tổ chức giảng dạy, đánh giá công
nhận kết quả và huy động các nguồn lực xã hội hóa tham gia đảm bảo điều kiện cơ
sở vật chất, nhân lực cần thiết cho việc học online này.
Với trường THPT Lý Tự Trọng, ngay sau khi có thông báo nghỉ dịch lần 1 (từ
3
ngày 4/2/2020 đến ngày 1/3/2020), Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế
hoạch ôn tập trực tuyến cho học sinh trong thời gian nghỉ dịch. Tuy nhiên, với lần
triển khai này ngoài việc bỡ ngỡ với hình thức dạy học mới, giáo viên khi tham gia
dạy học trực tuyến còn gặp rất nhiều khó khăn như sử dụng các phần mềm chưa
thành thạo, chưa linh hoạt, một số học sinh nhà không có máy tính, không có mạng
internet, hoặc có đầy đủ phương tiện tham gia học trực tuyến nhưng lại không tham
gia hoạt động học…. Đến thời điểm ôn tập trực tuyến cho học sinh lớp 12 trong
tháng 5 năm 2021, các thầy cô giáo và học sinh đã dần quen với việc dạy và học
online. Tuy nhiên, để giờ học trực tuyến luôn sôi nổi, các hoạt động học trực tuyến
luôn hấp dẫn, hiệu quả cao là vấn đề mà nhiều thầy cô giáo luôn băn khoăn, trăn
trở. Là một giáo viên dạy Địa lí của trường, sau mỗi hoạt động học trực tuyến tôi
luôn phân tích, tìm tòi hướng khắc phục những hạn chế của từng bài giảng để mỗi
giờ học của tôi đạt hiệu quả cao nhất các mục tiêu đã đề ra. Việc làm thế nào để
học sinh chờ đợi đến giờ học môn Địa lí, chủ động tham gia nhiệt tình các hoạt
động học trong giờ học; làm thế nào để mỗi bài học địa lí trở thành sự đam mê
thích thú, sự mong ước được tìm hiểu khám phá của mỗi học sinh; làm thế nào để
việc ôn tập, trang bị kiến thức chuẩn bị cho kì thi Tốt nghiệp THPT, xét tuyển đại
học của học sinh lớp 12 được diễn ra thường xuyên, liên tục, đạt kết quả cao … là
điều tôi muốn hướng tới. Chính những điều này đã thôi thúc tôi thực hiện sáng kiến
Sử dụng trò chơi học tập nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học trực tuyến
môn Địa lí 12. Qua sáng kiến này học sinh chắc chắn sẽ thấy thoải mái, hứng thú
hơn với các giờ học, với từng hoạt động học trực tuyến; yêu thích học tập môn Địa
lí từ đó chủ động học tập và lĩnh hội kiến thức. Các nội dung, chuyên đề ôn tập
cũng được diễn ra thường xuyên, liên tục, từ đó giúp học sinh phát triển các nội
dung đã được học tập; định hướng ôn tập cho những kì thi lớn. Bản thân tôi cũng
vận dụng ngày càng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, phương pháp dạy học
trực tuyến hơn nữa để đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra trong mọi hoàn cảnh
của thiên tai, dịch bệnh; góp phần nhỏ bé của mình cho thành công của nhà trường
nói riêng và sự nghiệp giáo dục nước nhà nói chung.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1. Một số lí luận về trò chơi học tập
Trò chơi là hoạt động rất quen thuộc, gần gũi và thích thú đối với học sinh,
nhất là học sinh phổ thông. Trò chơi chứa đựng chủ đề, nội dung nhất định mà
người tham gia phải tuân thủ. Trò chơi vừa mang tính chất vui chơi, giải trí, đồng
thời cũng có ý nghĩa giáo dục cho học sinh.
Trò chơi học tập được các nhà lí luận dạy học nghiên cứu và cho rằng: tất cả
những trò chơi gắn với việc dạy học (phương pháp, hình thức tổ chức và luyện tập
không tính đến nội dung và tính chất của trò chơi) đều được gọi là trò chơi học tập.
Trò chơi học tập thực chất là một trò chơi có định hướng đối với sự phát triển trí
4
tuệ của người học. Tuy nhiên, vẫn có nhiều quan niệm khác nhau, như:
E.I.Chikhieva quan niệm “trò chơi được gọi là trò chơi học tập hay trò chơi dạy
học là vì trò chơi đó gắn liền với một mục đích dạy học nhất định và đòi hỏi phải
có tài liệu dạy học phù hợp kèm theo”; P.G.Xamarucova cho rằng, loại trò chơi
được xem là trò chơi học tập “là những trò chơi có nhiệm vụ chủ yếu là giáo dục
và phát triển trí tuệ cho người học”; theo Đinh Văn Vang, trò chơi học tập “là loại
trò chơi có luật thường do người lớn nghĩ ra cho trẻ chơi. Đó là loại trò chơi đòi
hỏi trẻ phải thực hiện một quá trình hoạt động trí tuệ để giải quyết nhiệm vụ học
tập được đặt ra như nhiệm vụ chơi, qua đó mà trí tuệ trẻ phát triển” …
Phương pháp dạy học tích cực trò chơi là phương pháp giáo viên thông qua
việc tổ chức các trò chơi liên quan đến nội dung bài học, có tác dụng phát huy tính
tích cực nhận thức, gây hứng thú học tập cho học sinh. Qua trò chơi, học sinh tiếp
thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, đồng thời qua trò chơi phát triển sự tự
giác, chủ động của học sinh.
Mỗi trò chơi đều có những nét đặc sắc riêng và có tác dụng nhất định đối với
sự hình thành, phát triên tâm lí, nhân cách, trí tuệ của người học và mỗi trò chơi lại
có những lợi thế riêng trong việc giáo dục học sinh. Tuy có nhiều loại hình trò
chơi, nhưng các trò chơi đều có cấu trúc chung đó là: mục đích chơi, hành động
chơi, luật chơi, đối tượng chơi, các quá trình, tình huống và quan hệ. Các nhiệm
vụ, quy tắc, luật chơi và các mối quan hệ trong trò chơi học tập được tổ chức tương
đối chặt chẽ trong khuôn khổ cho phép của các nhiệm vụ dạy học và được định
hướng trước ở mục tiêu, nội dung học tập khi triển khai thực hiện. Trò chơi học tập
được các giáo viên và người lớn sáng tạo ra, sử dụng dựa trên những yêu cầu của lí
luận dạy học, đặc biêt là của lí luận dạy học các môn học cụ thể; chúng là một
trong những hoạt động giáo dục không tuân theo bài bản cứng nhắc mà được tổ
chức linh hoạt, phù hợp với nội dung bài dạy và góp phần làm cho tiết học thêm
sinh động, thu hút học sinh chú tâm vào các hoạt động học.
Trò chơi trong dạy học vốn là hoạt động quen thuộc của nhiều giáo viên.
Trò chơi học tập được hiểu đơn giản nhất là các hoạt động gây hứng thú cho học
sinh bằng các hình thức thi đua giữa các cá nhân hay các tập thể nhằm đạt được
hiệu quả về kiến thức hay kĩ năng liên quan đến việc học tập bộ môn.
Trò chơi học tập nói chung hay trò chơi địa lí nói riêng rất đa dạng.
Trò chơi có thể tiến hành ở đầu giờ với mục đích khởi động, tạo hứng thú
và tâm lí sẵn sàng cho tiết học. Tuy nhiên, nội dung trò chơi cần thiết phải hướng
đến nội dung bài học, dựa trên những hiểu biết sẵn có của học sinh.
Trò chơi cũng được tiến hành trong giờ học, được coi như là một nội dung
bài học. Trò chơi được tiến hành nhằm mục đích giúp học sinh hào hứng với việc
khám phá kiến thức mới và chính bản thân nội dung trò chơi cũng là những kiến
thức mới. Thông qua trò chơi, ngoài ý nghĩa về việc cung cấp kiến thức, trò chơi
5
còn có giá trị to lớn góp phần phát huy sự nhanh nhạy, quyết đoán của người chơi,
phát huy tính tập thể của nhóm lớp. Trò chơi còn có ý nghĩa lớn trong việc hình
thành các kĩ năng sống, nhân cách của học sinh thông qua biểu hiện đơn giản nhất
là tôn trọng người chơi, lắng nghe đáp án và phản biện một cách hợp lí.
1.2. Một số vấn đề chung về dạy và học trực tuyến
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và sự ra đời của mạng
Internet đã đem lại cho con người nhiều ứng dụng tiện ích. Trong đó, dạy và học
trực tuyến đang trở thành một giải pháp của giáo dục nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Dạy học trực tuyến là một hình thức đào tạo
qua mạng hoặc qua truyền hình, có nhiều đổi mới hơn so với dạy học truyền thống,
cung cấp cho học sinh sự kết hợp hài hòa giữa nhìn, nghe và sự chủ động tích cực
trong mọi hoạt động. Chính nhờ những tiện ích đó, dạy học trực tuyến đã mang lại
hiệu quả cho việc học tập như: thu hút được nhiều đối tượng học sinh trong và
ngoài trường (có thể còn là học sinh trên phạm vi toàn cầu), cắt giảm được nhiều
chi phí xuất bản, in ấn tài liệu. Người học trực tuyến có thể chủ động chọn cho
mình những kiến thức phù hợp hơn so với hình thức tiếp thu thụ động trên lớp theo
lối truyền thống. Ngoài ra, người học còn có khả năng tự kiểm soát tốc độ học của
mình sao cho phù hợp với bản thân mà vẫn đảm bảo được chất lượng học tập.
Chính vì những ưu điểm trên, học trực tuyến đang là một giải pháp tối ưu nhất với
sự thu hút ngày càng đông đảo của học sinh, sinh viên.
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về dạy học trực tuyến (dạy học online),
nhưng cách hiểu cơ bản đó là một phương thức phân phối các tài liệu, nội dung học
tập dựa trên các công cụ điện tử hiện đại như: điện thoại, máy tính, ipad… thông
qua mạng internet. Trong đó, nội dung, tài liệu học tập có thể được cung cấp từ các
thầy cô giáo, cũng có thể được cập nhật từ các website trường học trực tuyến và
các ứng dụng di động khác.
Giáo dục trực tuyến là phương thức học ảo thông qua một máy vi tính, điện
thoại thông minh nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn bài
giảng điện tử và phần mềm cần thiết để có thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho học sinh học
trực tuyến từ xa. Giáo viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đường
truyền băng thông rộng hoặc kết nối không dây (Wifi, WiMax), mạng nội bộ
(LAN). Mở rộng ra, các cá nhân hay các tổ chức đề có thể tự lập ra một trường học
trực tuyến (E-School) mà nơi đó vẫn nhận đào tạo học sinh, đóng học phí và có các
bài kiểm tra như các trường học khác.
Khái niệm học trực tuyến cũng được dùng như một thuật ngữ chỉ môi trường
học tập mà trong đó, người học có thể tương tác với môi trường học tập thông qua
Internet hoặc các phương tiện truyền thông điện tử khác. Đây là môi trường có khả
năng chia sẻ cao, vận hành không phụ thuộc vào không gian, thời gian, tạo điều
kiện để mọi người trao đổi, tìm kiếm, học tập một cách dễ dàng. Việc học không
6
chỉ bó hẹp cho học sinh, sinh viên ở các trường mà dành cho tất cả mọi người,
không kể tuổi tác, hoàn cảnh sống.
Việc dạy học trực tuyến đã có từ khá lâu. Khóa học qua mạng đầu tiên được
đưa ra vào năm 1986 bởi trường Đại học John F. Kennedy ở California – Hoa Kỳ.
Các chuyên gia về đào tạo giáo dục đã có hơn 30 năm nghiên cứu cho thấy kết quả
học tập trực tuyến không hề thua kém so với các lớp học truyền thống. Tuy nhiên,
việc học trực tuyến có đạt hiệu quả cao hay không cũng còn tùy thuộc vào giáo
viên và sự hợp tác của học sinh. Ở Việt Nam, phương thức dạy học trực tuyến đã
dần trở nên quen thuộc với đa số các thầy cô giáp nhưng vẫn đang đặt ra những
thách thức không nhỏ đối với cả người dạy và người học do chưa được triển khai
đồng đều, cơ sở hạ tầng của nhiều trường chưa thể đáp ứng tốt yêu cầu của đào tạo
từ xa, cách thực hiện của mỗi trường lại rất khác nhau. Tuy còn nhiều khó khăn
nhưng phương thức dạy học này vẫn đang ngày càng phát triển và lan rộng; các
phần mềm, ứng dụng dạy học trực tuyến cũng không ngừng được nâng cấp và thay
đổi để phù hợp hơn với nhu cầu của xã hội. Mô hình học tập này không chỉ giúp
thầy và trò tiếp tục học tập, bồi dưỡng kiến thức mà còn nâng cao tính tự học và
động lực học tập của học sinh, kể cả tính trách nhiệm lẫn kỉ luật, tự giác trong học
tập. Có rất nhiều phương thức cho quá trình dạy học trực tuyến như: dạy học bằng
các văn bản thuần túy thông qua thư điện tử, qua truyền hình, qua các phần mềm
hỗ trợ dạy học như zoom, shub, …. Ngoài ra, với việc học trực tuyến học sinh
cũng có thể truy cập các liên kết bên ngoài, những mô phỏng chất lượng cao và các
hiệu ứng sinh động. Chính vì thế, tùy thuộc vào yêu cầu, mục đích của từng nội
dung học tập mà giáo viên có thể lựa chọn hình thức dạy học trực tuyến phù hợp,
để các hoạt động học đạt hiệu quả cao nhất.
E-learning (giáo dục trực tuyến hay dạy học online) có những giá trị, vẻ đẹp
riêng, nhưng cũng đang có những hiểu lầm tai hại, nhất là trong thời điểm dịch
vius corona, hình thức giảng dạy, học tập này được nói đến nhiều hơn. Để có thể
áp dụng dạy và học trực tuyến một cách hiệu quả cần hiểu rõ về hình thức giảng
dạy và học tập này.
Việc hiểu E-learning là gì, những ứng dụng của nó trong giảng dạy ở Việt
Nam còn chưa được hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc. Có thể tạm phân việc ứng
dụng E-learning của các trường hiện nay thành 5 bậc:
+ Bậc 1 gồm 100% lớp học truyền thống.
+ Bậc 2, E-learning chỉ là nền tảng lưu trữ và chia sẻ một số tài nguyên học
tập.
+ Bậc 3, E-learning được sử dụng rộng rãi hơn, nhiều tài nguyên hơn nhưng
lớp học trực tiếp vẫn là chủ đạo.
+ Bậc 4, E-learning kết hợp trong phương thức và triết lí giáo dục, trở thành
một thành phần quan trọng của quá trình tổ chức lớp học với các triết lí như học
7
đảo ngược (flipped classroom). Đây là bậc cao. Ở mức độ này, có sự hiểu biết và
đầu tư mạnh của lãnh đạo nhà trường, nhưng E-learning ẫn chỉ là công cụ dạy và
học chứ chưa thay đổi cấu trúc và mô hình vận hành của nhà trường.
+ Ở bậc 5, trường học đã thực sự chuyển đổi số hoàn toàn (digitalization)
mô hình hoạt động của mình từ học tập, giảng dạy, quản lí chất lượng. Ở bậc này
nó thực sự thay đổi về cách tiếp cận và chất lượng giáo dục.
Theo đánh giá của các chuyên gia thì hầu hết các trường ở Việt Nam đang ở
bậc 2, số ít ở bậc 3; bậc 4 diễn ra ở một số môn học, một số trường lớn nhưng chưa
mang tính hệ thống. Mặc dù đã xuất hiện khá lâu (khoảng 13 đến 15 năm) ở Việt
Nam nhưng ứng dụng của E-learning vẫn khá thấp. Lý do cơ bản là do đa số lãnh
đạo nhà trường, các thầy cô giáo đều quen với cách dạy “truyền thống”, chưa trang
bị kĩ năng số và chưa vượt ra khỏi vùng an toàn của chính mình. Điều cần thiết bây
giờ là đào tạo kĩ năng số cho các thầy cô giáo, động viên họ dám dấn thân để ứng
dụng E-learning hiệu quả nhất.
Dạy học trực tuyến hay tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi
mới nội dung, phương pháp dạy và học, kiểm tra, đánh giá là chủ trương của Bộ
Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể, với giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ
đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương pháp
dạy học và kiểm tra đanh giá ở các nhà trường; giáo viên có thể thiết kế học liệu
số, bài giảng E-learning giúp học sinh tự học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện có kho dữ liệu gồm hơn 5000 bài giảng điện tử
E-learning đoạt giải trong các cuộc thi quốc gia thiết kế bài giảng E-learning do Bộ
tổ chức. Kho dữ liệu này có bài giảng đầy đủ các cấp học: mầm non, tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phổ thông với nội dung phong phú của các môn học trải
dài các lớp học. Đây là nguồn học liệu chất lượng để các nhà trường lựa chọn và
hướng dẫn học sinh tham khảo, cùng với hệ thống bài giảng điện tử mà giáo viên
nhà trường chủ động xây dựng để cung cấp kiến thức, kĩ năng cho người học; đặc
biệt là trong dịp các em không thể đến trường vì dịch Covid 19.
Hiện nay, đa phần các giáo viên dạy học trực tuyến lựa chọn các công cụ
như mạng xã hội Facebook, Zalo, qua Email hoặc các phần mềm hệ thống như
Zoom, Google Classroom, Microsoft Team… để dạy học. Tuy nhiên, với các nền
tảng này, nhiều thầy cô đang tìm cách để làm quen và dạy học trực tuyến với
không ít khó khăn. Giáo viên mất nhiều thời gian soạn bài giảng, đọc, chấm bài,
báo cáo với nhà trường, khó để quản lí chất lượng học sinh. Để đạt hiệu quả cao
trong các hoạt động học, trước mỗi bài học trực tuyến, giáo viên phải cung cấp nội
dung học tập, yêu cầu, tài liệu học tập trước cho học sinh. Trong quá trình giảng
bài không ôm đồm, sa đà vào phân tích giảng giải nội dung mà chủ yếu quan tâm
xem học sinh tiếp thu được đến đâu, lưu ý những điểm học sinh chưa rõ; tăng
cường hướng dẫn học sinh tự học, chủ động lĩnh hội kiến thức.
8
Nghị quyết Trung ương II khóa VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Đổi
mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học, áp dụng những phương
pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên năng lực tư duy, sáng
tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Đổi mới phương pháp giáo dục – đào tạo khắc
phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người
học…”. Một trong những biện pháp quan trọng là chúng ta cần phải nhanh chóng
ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin để biên soạn bài giảng điện tử
áp dụng trong dạy và học ở Việt Nam nhằm tích cực hóa quá trình học tập của học
sinh, sinh viên. Cùng với sự phát triển và yêu cầu ngày càng cao của xã hội, việc
sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học không thể chỉ dừng lại ở việc kết hợp
với phương pháp dạy học truyền thống mà cần chuyển sang một trang mới để phù
hợp hơn với mọi yêu cầu của xã hội, giúp người học có thể tham gia bài học mọi
lúc, mọi nơi, tránh được các giờ học truyền thụ kiến thức nhàm chán với người
học. Để giải quyết những vấn đề này, sử dụng trò chơi học tập trong dạy học trực
tuyến chính là giải pháp tối ưu, hiệu quả nhất hiện nay.
Hơn nữa, cho đến nay dịch Covid-19 vẫn còn đang diễn biến hết sức phức
tạp. Theo trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của Bộ Y tế
tới 6 giờ ngày 31/8/2021: Thế giới đã có tới 4.539.682 người tử vong, tổng số ca
nhiễm là 218.913.594. Số ca mắc bệnh trong ngày đang có dấu hiệu tăng mạnh trở
lại trên phạm vi toàn cầu. Vùng dịch “nóng nhất” là Châu Á và Châu Âu. Hàng
loạt nước tại Châu Á những ngày qua đã quyết định kéo dài hoặc kéo phong tỏa
nghiêm ngặt để đối phó với làn sóng dịch mới. Ngày 31/8, thế giới có 95 quốc gia
và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới, 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có các
ca tử vong vì đại dịch. Ở Việt Nam, số ca nhiễm là 473.530, đang điều trị 212.936,
khỏi bệnh là 248.722 và tử vong là 11.868 (Theo https://ncov.moh.gov.vn/). Trong
công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện phòng, chống dịch
COVID-19 dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 cũng nêu rõ: Tình hình dịch bệnh trên thế
giới, khu vực vẫn diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Trong nước, dịch bệnh
vẫn chưa được kiểm soát triệt để, nhất là tại các tỉnh, thành phố, khu vực phía Nam
và một số địa phương tập trung đông dân cư, giao thương lớn.
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid 19 đề nghị người dân thực
hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới, tiếp tục thực hiện các
biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với “nhiệm vụ
kép”, vừa phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch Covid-19, giữ vững thành quả
chống dịch đạt được. Trước những diễn biến khó lường của dịch bệnh, mỗi giáo
viên phải luôn có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tích cực bồi dưỡng
kiến thức công nghệ thông tin; luôn sẵn sàng, chủ động dạy học hiệu quả nhất với
mọi điều kiện và hoàn cảnh. Do vậy, việc sử dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ
thuật, các thức dạy học trực tuyến càng trở nên cần thiết hơn. Giáo viên cần chủ
động hơn trong ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ, sử dụng linh hoạt
hơn các phương pháp, hình thức dạy học, tiếp cận nhanh chóng các phần mềm,
9
công cụ hỗ trợ dạy học để việc dạy và học trực tuyến không còn là sự lúng túng,
ngại dạy của các thầy cô; học sinh cũng không còn những lí do cá nhân, những lí
do mà các em cố đưa ra để trốn tránh các giờ học trực tuyến nữa.
Với sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và đào tạo Nam Định; sự chỉ đạo, đôn đốc,
động viên, hướng dẫn thường xuyên của Lãnh đạo trường THPT Lý Tự Trọng, các
thầy cô giáo nhà trường đã mạnh dạn hơn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học, các giờ dạy trực tuyến và trực tuyến kết hợp trực tiếp ngày càng
được tổ chức nhiều hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, sự đổi mới đó vẫn còn nhiều hạn
chế như một số thầy cô sử dụng chưa linh hoạt, thuần thục các ứng dụng, phần
mềm, phương tiện hỗ trợ dạy học bộ môn hoặc các phương pháp, phương tiện,
phần mềm sử dụng lại không phù hợp với một số đối tượng học sinh, hoặc dạy học
trực tuyến còn mang tính hình thức, nhiều giờ học còn chưa đủ hấp dẫn với học
sinh…. Bản thân tôi cũng nhận thấy một số phần mềm, công cụ hỗ trợ dạy học tôi
áp dụng còn cứng nhắc, hiệu quả chưa cao, chưa phát huy tối đa các ứng dụng của
từng phần mềm hỗ trợ dạy học. Vì vậy tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này
vừa để học sinh được tiếp cận với các phương thức học chủ động, phát huy tốt nhất
ý thức, nhận thức của học sinh, vận dụng được kiến thức môn học vào thực tiễn,
tạo không khí học tập lôi cuốn, sôi nổi; vừa để bản thân tôi hiểu sâu sắc hơn, vận
dụng nhuần nhuyễn hơn các phương pháp dạy và học tích cực trong môn Địa Lí,
điều quan trọng hơn nữa là để bản thân tôi luôn sẵn sàng tâm thế bồi dưỡng kiến
thức cho học sinh, hướng dẫn học sinh chủ động học tập trong điều kiện, hoàn
cảnh phức tạp nhất, đa dạng các hình thức dạy học. Việc tiếp tục đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy học theo hướng tiếp cận cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 4, phát triển năng lực tự học của học sinh và nâng cao kĩ năng tổ
chức dạy học qua Internet, trên truyền hình; tăng cường mối liên hệ giữa nhà
trường và gia đình trong việc tổ chức và hỗ trợ học sinh học tập; thực hiện dạy học
bám sát điều chỉnh nội dung dạy học là những nhiệm vụ và giải pháp quan trọng.
1.3. Một số hiểu lầm hay gặp phải của dạy học online
Việc dạy và học trực tuyến hiên nay vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn. Đầu
tiên, nhiều người quan niệm cách giảng dạy này có chất lượng thấp. Ở bậc 1 thì
chất lượng thấp là đúng, nhưng nguyên nhân chính là do người dùng, do giáo viên.
Nhiều doanh nghiệp đã đi trước các trường học khá xa, họ đã xây dựng được hệ
thống riêng của mình. Nhiều người cũng cho rằng dạy học online thì tương tác
giữa giáo viên với học sinh sẽ kém. Điều này không hoàn toàn đúng vì hình thức
này có khả năng tương tác khá cao vì học sinh, giáo viên có thể trao đổi, trả lời,
chia sẻ rất hiệu quả. Các hệ thống Live streaming (giảng dạy thời gian thực) hiện
nay cho chất lượng rất tốt, không kém già các lớp học truyền thống mà còn ưu
điểm hơn à học sinh và giáo viên không phải di chuyển và có thể xem lại buổi học
bất cứ lúc nào. Với học sinh lớp 12, việc ôn tập của các em cũng trở nên nhẹ nhàng
hơn, đơn giản hơn, tránh được việc chen lấn vào các lớp học thêm như trước đây

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education