dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Một số biện pháp phát tiển năng lực đặc thù nâng cao hiệu quả học môn GDTC cho HS ở trường Tiểu học

SKKN Một số biện pháp phát tiển năng lực đặc thù nâng cao hiệu quả học môn GDTC cho HS ở trường Tiểu học

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.
1.Lý do chọn đề tài.
Cũng như các môn học khác, môn GDTC là một trong những môn học bắt
buộc ở trường tiểu học. Môn GDTC cùng với các môn khác trong nhà trường, có
nhiệm vụ quan trọng trong hình thành ở người học những nhân cách sống của con
người lao động mới, trong thời đại mới, mà mục tiêu giáo dục của Đảng ta là đào
tạo con người: Tự chủ – năng động – sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề thực
tiễn đặt ra, tự do được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống. Qua đó
góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Không
những thế, Giáo dục thể chất cho thế hệ thanh niên là một mặt của nền giáo dục
tiến bộ, là nhu cầu tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển của một xã hội
văn minh nói chung và của công cuộc xây dựng XHCN, bảo vệ Tổ quốc nói riêng.
Môn GDTC còn mang lại cho thế hệ trẻ cuộc sống vui tươi, lành mạnh và tác động
mạnh mẽ đến các mặt giáo dục như: Giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, lao động
thẩm mĩ nhằm góp phần đào tạo thế hệ thanh niên Việt Nam thành những người
“phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong
sáng về đạo đức”.
Đối với học sinh Tiểu học, các em còn nhỏ, hệ xương chưa phát triển đầy
đủ, tổ chức sụn chiếm tỷ lệ cao, cột sống yếu. Hệ hô hấp ở độ tuổi này có đường hô
hấp còn hẹp, hệ tuần hoàn hoạt động còn kém (do tim còn nhỏ). Sự tập trung chú ý
chưa bền vững, dễ phân tán, tính hưng phấn cao, trí tưởng tượng phát triển hơn
song còn nghèo nàn, tản mạn, ít có tổ chức, tư duy logic chưa cao. Do đó làm thế
nào để dạy môn GDTC trong trường Tiểu học thực sự thu hút được học sinh tập
trung chú ý, tích cực tập luyện và tập luyện có hiệu quả, phù hợp với các em là một
vấn đề đòi hỏi cần phải có sự đầu tư, nghiên cứu.
Môn GDTC là một trong những bộ phận của nền giáo dục, góp phần làm
thay đổi mọi mặt của giáo dục toàn diện có ảnh hưởng rất lớn tới các mặt giáo dục
khác, có vị thế hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị cho học sinh có đầy đủ khả
năng, sức khỏe để tham gia vào cuộc sống sản xuất và bảo vệ tổ quốc. Trong sự
nghiệp giáo dục và đào tạo Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng mục
tiêu phát triển con người toàn diện, khẳng định tầm quan trọng “Phát triển giáo dục
và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp: công nghiệp hóa – hiện
đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn nhân lực”.
Học sinh Tiểu học có tính vui tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể
thiếu ở các em. Vì vậy môn GDTC không nên theo hướng thể dục đơn thuần, máy
móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng
rèn luyện mà phải tác động một cách toàn diện, tạo nên sự hứng thú, giúp các em
ham thích tập luyện. Mặt khác có em có sức khoẻ tốt, có em có sức khoẻ yếu, có
em tật bẩm sinh. Vậy phải làm thế nào với những em không phải đứng nhìn các
bạn tập luyện mà mình không cảm thấy buồn và thua thiệt các bạn? Với mục tiêu
3
của giáo dục, nền tảng giáo dục thể chất đặt ra, với những phương pháp được sử
dụng hợp lý có tác dụng quan trọng đến đối tượng học sinh, kích thích hay động
viên, nhiều phương pháp khác nhau để cho các em có thể tập luyện nâng cao sức
khoẻ, phục vụ tốt cho công tác giảng dạy.
Là giáo viên dạy môn GDTC qua nhiều năm, tôi thấy các em học môn
GDTC còn miễn cưỡng, chưa chủ động trong việc tiếp thu kiến thức, học sinh chưa
hứng thú với môn học nên hiệu quả học của học sinh còn ở mức độ. Đặc biệt năm
học 2020-2021 là năm học bắt đầu thực hiện CTPT2018 với mục tiêu dạy học cho
HS phát triển phẩm chất và năng lực. Vì đó tôi đi vào nghiên cứu chọn đề tài: “Một
số biện pháp phát triển năng lực đặc thù nâng cao hiệu quả học môn GDTC cho HS
ở trường tiểu học”.
2.Phạm vi nghiên cứu.
Học sinh tiểu học.
3.Phương pháp nghiên cứu.
-Phương pháp điều tra.
-Phỏng vấn, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp.
-Thực hiện giảng dạy thực tế với học sinh trong tiết GDTC.
II.Mô tả giải pháp.
1.Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.
1.1.Thực trạng của vấn đề dạy học môn GDTC.
Qua thực tế giảng dạy ở trường cùng với việc dự giờ thăm lớp các đồng
nghiệp khác ở cùng trường, ở trường bạn khi SHCM. Tôi nhận thấy có những ưu
điểm, hạn chế sau:
*Về phía học sinh:
+ Ưu điểm: Học sinh thường có quỹ thời gian học nhiều các môn Toán, Tiếng
việt, đây là các môn học chiếm thời lượng số tiết nhiều và do cô giáo chủ nhiệm
dạy rất nhiều môn, các cô có tâm lí chung “nhồi nhét” kiến thức Toán, Tiếng việt
cho các em để thi các môn đạt kết quả cao. Vì thế khi đến học môn GDTC các em
rất thích vì thoát ra khỏi 4 bức tường được ra sân rộng lớn chạy nhảy “như chim sổ
lồng”.
+Hạn chế:
Nhiều em còn nhịn ăn sáng đi học nên có em bị lả đi trong quá trình tập
luyện, có trạng thái mệt mỏi, uể oải khi học.
4
Có những em sự tập trung ở trong giờ học chưa được duy trì tốt từ đầu cho
đến khi kết thúc.
*Về phía giáo viên:
+Ưu điểm:
Tôi là một giáo viên được đào tạo qua trình độ Đại học chính quy nên nắm
chắc về phương pháp giảng dạy. Ngoài ra tôi còn được học lớp “Tư vấn tâm lí” do
Sở GD&ĐT Nam Định tổ chức ở năm học 2018-2019. Bản thân có nhiều năm kinh
nghiệm trong dạy môn GDTC.
+Hạn chế: Sự phối kết hợp với GVCN, CMHS còn ít.
1.2.Đánh giá về hiệu quả học môn GDTC năm học 2018-2019 (năm học
chưa áp dụng sáng kiến).
Ví dụ: Khi học sinh học bài tập thể dục theo chương trình GDPT 2018 (bài
thể dục phát triển chung theo chương trình 2006) . Năm học 2019-2020 (đó chính
là năng lực vận động).

LớpSĩ sốPhối hợp đúng các động
tác của bài tập thể dục
Phối hợp chưa đúng các
động tác của bài tập thể
dục
SL%SL%
5D321959,41340,6
5E311754,81445,2

1.3.Nguyên nhân của những hạn chế.
1.3.1.Nguyên nhân từ phía học sinh:
Do đặc điểm của học sinh ở vùng nông thôn, nhiều em bố mẹ đi xa thường ở
với ông bà nên sự quan tâm chu đáo của bố mẹ về sức khoẻ chưa hết.
Một số em có sức khoẻ yếu, tham gia giờ học uể oải, có trạng thái mệt mỏi.
Có những em sự tập trung ở trong giờ học chưa được duy trì tốt từ lúc bắt đầu
cho đến khi kết thúc giờ học.
5
Khi kết thúc giờ học, một số em chưa nắm chắc các nội dung, kĩ thuật động
tác, các nội dung vận động, các trò chơi của tiết học trong quy định của chương
trình.
1.3.2.Nguyên nhân về phía giáo viên.
Do tôi không phải là giáo viên địa phương nên việc quan tâm tìm hiểu được
nhiều về hoàn cảnh gia đình, việc trao đổi với CMHS còn ở mức độ.
1.3.3.Một số nguyên nhân khác.
Trường chưa có nhà đa năng nên các tiết học chủ yếu ngoài trời. Không gian
bị loãng nên các em dễ phân tán tư tưởng.
Các giờ học GDTC được tiến hành giảng dạy học tập ở ngoài trời.
Nhiều em bố mẹ đi làm xa, đại đa số các em ở với ông bà, người thân nên các
em thường tự phục vụ bản thân (nhiều em còn nhịn ăn khi đi học).
Nhiều em chưa mạnh dạn tự tin, sự hứng thú tích cực tham gia còn ở mức độ.
2.Mô tả giải pháp khi có sáng kiến
2.1.Những vấn đề lí luận chung.
Môn Giáo dục thể chất (GDTC) góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phát
triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Trọng tâm là: Trang bị cho học sinh kiến
thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe; kiến thức và kĩ năng vận động hình thành thói
quen tập luyện, khả năng lựa chọn môn thể thao phù hợp để luyện tập nâng cao sức
khỏe, phát triển thể lực và tố chất vận động.Trên cơ sở đó giúp học sinh có ý thức,
trách nhiệm đối với sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, thích ứng với
các điều kiện sống, sống vui vẻ, hòa đồng với mọi người.
Môn Giáo dục thể chất giúp học sinh biết cách chăm sóc sức khỏe, vệ sinh
thân thể, hình thành thói quen tập luyện nâng cao sức khỏe thông qua các trò chơi
vận động và tập luyện thể dục, thể thao hình thành các kỹ năng vận động cơ bản,
phát triển các tố chất thể lực làm cơ sở để phát triển toàn diện.
Môn GDTC cũng như nhưng môn học khác với mục tiêu chung là hình thành,
phát triển những năng lực, phẩm chất cho học sinh. Đồng thời hình thành, phát
triển năng lực đặc thù của môn học đó là năng lực chăm sóc sức khoẻ, năng lực
vận động cơ bản, năng lực hoạt động thể dục thể thao. Để học sinh đạt được các
6
yêu cầu của môn GDTC thì GV phải có những biện pháp để nâng cao hiệu quả học
môn GDTC cho học sinh.
Trong dạy học môn GDTC theo CTGDPT 2018, GV cần chú trọng phát triển
các năng lực cho HS như sau:
+ Hình thành, phát triển năng lực chăm sóc sức khoẻ: Giáo viên tạo cơ hội
cho học sinh huy động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để hình thành ý thức
và kiến thức về chăm sóc sức khỏe, đồng thời tăng cường giao nhiệm vụ ở nhà,
đồng thời phối hợp với cha mẹ học sinh giúp đỡ học sinh thực hiện nền nếp giữ gìn
vệ sinh, chăm sóc sức khỏe bản thân.
+ Hình thành, phát triển năng lực vận động cơ bản: Giáo viên khai thác ưu thế
của giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học
vận động (động tác) và sự phát triển có chủ định các tố chất vận động của con
người. Các giai đoạn dạy học động tác nhằm hình thành ở học sinh kĩ năng vận
động, khả năng vận dụng vào thực tế. Việc tổ chức các hoạt động vận động (bài tập
và trò chơi vận động) giúp cho học sinh hình thành và phát triển được các tố chất
thể lực cơ bản như: nhanh, mạnh, bền, khéo léo, mềm dẻo…. cũng như khả năng
thích ứng của cơ thể và trí nhớ vận động.
+ Hình thành, phát triển năng lực hoạt động thể dục thể thao: Giáo viên vận
dụng nguyên tắc giáo dục cá biệt, quan tâm phát hiện và hướng dẫn học sinh tập
luyện các môn thể dục thể thao phù hợp với sở thích, sở trường; tạo cơ hội cho học
sinh được quan sát và tham gia các trò chơi, các hoạt động cổ vũ và thi đấu thể
thao, từ đó khơi dậy niềm đam mê hoạt động thể dục thể thao, khả năng hoạt động
thể dục thể thao, phát triển khả năng trình diễn và thi đấu.
Để học sinh đạt được những năng lực trên, người GV cần nắm bắt được thực
trạng của từng học sinh, từng khối lớp và có những phương pháp riêng góp phần
cho học sinh đạt được yêu cầu của môn học, phát triển những năng lực và phẩm
chất cần thiết cho học sinh.
2.2.Cơ sở thực tiễn.
7
Trong môn GDTC cần chú trọng phát triển thể chất, thể lực vận động tạo cho
các em các kỹ năng vận động, xử lí tình huống trong cuộc sống đồng thời trang bị
các kiến thức cơ bản để các em rèn luyện sức khoẻ, có một tinh thần tốt để học tập
các môn học khác. Để phát triển các năng lực, phẩm chất cần thiết nhất cho học
sinh, là một người giáo viên dạy môn GDTC cần quan tâm tới từng học sinh, nắm
bắt tình hình sức khoẻ, đặc điểm tâm lí tạo động cơ, hứng thú học tập cho các em.
Tất cả những yếu tố đó đòi hỏi người giáo viên phải có những phương pháp tối đa
hoá các tiềm năng ở học sinh có như thế mới nâng cao chất lượng cho học sinh
trong quá trình học môn GDTC.
Từ những thực trạng trên, để nâng cao chất lượng môn GDTC cho học sinh
tiểu học, ngoài việc giáo viên vận dụng tốt các phương pháp, hình thức dạy học
theo đặc thù môn học, tôi đã đưa ra biện pháp: “Một số biện pháp phát triển năng
lực đặc thù nâng cao hiệu quả học môn GDTC cho HS ở trường tiểu học” và có
những biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng môn GDTC ở trường tiểu học.
2.3.Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
2.3.1.Nội dung các biện pháp.
Biện pháp thứ nhất: Giáo viên cần có bước lập kế hoạch bài dạy chu đáo, tỉ
mỉ. Càng tỉ mỉ bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
Biện pháp thứ hai: Tìm hiểu sức khoẻ thông qua phiếu hỏi để tác động tâm lí
tạo sự “tự tin” cho học sinh.
Biện pháp thứ ba: Rèn kĩ năng làm cán sự lớp.
Biện pháp thứ tư: Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tạo cho học
sinh sự hứng thú, ý thức, thái độ tích cực tập luyện trong mỗi tiết học ở từng chủ
đề khác nhau.
Biện pháp thứ năm: Tích hợp liên môn các môn học ở trường tiểu học.
Biện pháp thứ sáu: Đánh giá, nhận xét, tuyên dương học sinh không bằng
điểm số mà bằng những hình thức khác nhau.
Biện pháp thứ bảy: Phối kết hợp với CMHS trong việc giáo dục chế độ dinh
dưỡng nâng cao sức khoẻ cho học sinh.
Biện pháp thứ tám: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giao lưu với các
trường bạn.
2.3.2.Thực nghiệm sư phạm.
Mô tả cách thực hiện:
8
Biện pháp thứ nhất: Giáo viên cần có bước lập kế hoạch bài dạy chu đáo, tỉ
mỉ. Càng tỉ mỉ bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
2.3.2.1. Biện pháp thứ nhất: Lập kế hoạch bài dạy chu đáo.
Vì sao phải lập kế hoạch bài dạy chu đáo? Vì đây là yêu cầu bắt buộc, cần
thiết, quan trọng với tất cả giáo viên. Vì khi chúng ta lập kế hoạch bài dạy chu đáo
là chúng ta đã làm nên một nửa thành công của tiết dạy. Căn cứ vào khả năng của
bản thân, điều kiện CSVC của nhà trường, khả năng tiếp thu của học sinh, dự kiến
tình huống xảy ra cùng với thực tế về điều kiện thời tiết, không gian, thời gian để
kế hoạch bài dạy có tính khả thi đồng thời phát triển được năng lực cho học sinh
theo CT GDPT 2018.
Môn Giáo dục Thể chất (GDTC) vận dụng phương pháp giáo dục tích cực,
lấy học sinh làm trung tâm, thực hiện chuyển quá trình giáo dục thành tự giáo dục,
giáo viên là người thiết kế, tổ chức, cố vấn, trọng tài, hướng dẫn hoạt động tập
luyện cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện để khuyến khích học sinh
tích cực tham gia các hoạt động tập luyện, tự mình trải nghiệm tự phát hiện bản
thân và phát triển thể chất.
Giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đặc trưng như: Trực
quan, sử dụng lời nói, tập luyện, sửa sai, trò chơi, thi đua, trình diễn,…..;sử dụng
nguyên tắc đối xử cá biệt, phù hợp sức khoẻ học sinh; kết hợp dụng cụ, thiết bị phù
hợp, sử dụng hiệu quả các thành tựu của công nghệ thông tin để tạo ra các giờ học
sinh động, hiệu quả.
Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học, cân đối giữa hoạt động tập thể
lớp, hoạt động nhóm nhỏ và cá nhân, giữa dạy học bắt buộc và dạy học tự chọn, để
đảm bảo và phát triển năng lực thể chất, và phát triển các phẩm chất chủ yếu và
năng lực chung. Tích hợp kiến thức một số môn học khác, một số bài hát, bản
nhạc,…..để tạo không khí vui tươi, hưng phấn trong tập luyện, làm cho học sinh
yêu thích và đam mê tập luyện thể thao.
Mỗi bài học gồm 4 phần tương ứng 4 hoạt động cơ bản:
+Khởi động / Mở đầu / …….
+Hình thành kiến thức / Khám phá / Cung cấp nội dung bài học/ ……
+Luyện tập / Thực hành / ……
9
+Vận dụng / Ứng dụng – Sáng tạo / …….
Kế hoạch bài dạy (giáo án) minh hoạ theo Phụ lục I
2.3.2.2. Biện pháp thứ hai: Tìm hiểu sức khoẻ thông qua phiếu hỏi để tác
động tâm lí tạo sự “tự tin” cho học sinh.
Trước hết chúng ta phải đến với câu hỏi: Vì sao phải tác động tâm lí tạo hứng
thú học tập cho học sinh? Đó chính là: “Hứng thú là chìa khoá của thành công”
vì khi có hứng thú các em sẽ tích cực học tập một cách tự giác sẽ đạt được các yêu
cầu của môn học và các năng lực, phẩm chất mới được hình thành bằng sự cởi mở
nhẹ nhàng, thân thiện: “nói ít cười nhiều”, “khen nhiều chê ít”.
Môn Giáo dục thể chất là môn học có biên độ vận động nhiều, đòi hỏi học
sinh phải phát triển được các tố chất thể lực cơ bản như: nhanh, mạnh, khéo léo,
mềm dẻo…. cũng như khả năng thích ứng của cơ thể và trí nhớ vận động cùng với
đó cũng cần có tố chất năng khiếu ở các em. Do đó, theo tâm lý chung là học sinh
thích, mong chờ đến giờ học thể chất để được “như chim sổ lồng” không phải ngồi
gò bó căng đầu suy nghĩ như học Toán, Tiếng Việt……nhưng ngược lại khi vào
trong giờ học các em thường chưa chú ý, chưa tập trung cao độ, nhiều em còn e
ngại rụt rè thiếu sự tự tin trong luyện tập, rất sợ khi gọi lên biểu diễn và thi đấu.
Để tạo sự “tự tin” ngay từ ban đầu cho các em, tôi đã tiến hành thiết kế các
phiếu thăm dò học sinh ngay từ khi nhận lớp với nội dung rất nhẹ nhàng, tự nhiên
với học sinh.
Rà soát chương trình môn học ở trường tiểu học. Trong chương trình giáo dục
thể chất gồm có các nội dung: đội hình đội ngũ, bài thể dục, tư thế và kỹ năng vận
động cơ bản, môn thể thao tự chọn. Với mỗi nội dung tôi phát “phiếu thăm dò” học
sinh để xóa đi nỗi “sợ” học môn Giáo dục thể chất cho các em.
10
11
Sau khi học sinh được tự mình trải lòng với cô giáo, tôi đã thu thập được các
thông tin, phân loại được các nhu cầu, sở thích theo nhóm học sinh để từ đó tác
động tới tâm lý các em, xóa đi nỗi “sợ” ở các em.
Vì trường chưa có nhà đa năng nên các giờ học chủ yếu diễn ra ở ngoài sân
tập, nhiều em có sức khỏe yếu không chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết nắng,
nóng, các em thường có tâm lý uể oải, không tập trung cao độ. Có nhiều em bố mẹ
đi làm ăn xa, nên nhiều khi các em nhịn đói đi học. Trong lớp, thể lực của học sinh
không đồng đều thường có ba thể trạng như sau: Một nhóm em béo phì, vận động
nặng nề; một nhóm em có thể trạng gầy còm, ốm yếu, thể lực kém; còn lại một
nhóm có thể trạng tốt, cân đối.
Căn cứ vào đặc điểm thể lực của học sinh để có yêu cầu mức độ phù hợp,
không đòi hỏi nóng vội ở các em mức độ tập luyện quá cao ngay từ ban đầu sẽ tạo
áp lực, sẽ khiến cho các em tâm lý “sợ”.
Tôi đặc biệt chú ý đến những em có tính nhút nhát, học sinh khuyết tật học
hoà nhập để có những điều chỉnh nội dung (mức độ tập luyện) yêu cầu cần đạt ở
các em đó. Đối với các em có tính nhút nhát, chưa mạnh dạn tôi hướng dẫn các em
vào từng giờ học, sau khi các em làm được tốt một yêu cầu dù nhỏ nhất cũng được
các bạn đánh giá, nhận xét, cô giáo tuyên dương.
Như vậy xuất phát điểm tạo tâm lí “tự tin” đồng thời hứng khởi cho học sinh
là tiền đề để học sinh học tốt môn GDTC, chính là phát triển năng lực chung cho
các em. Đây chính là tính khoa học của biện pháp.
2.3.2.3. Biện pháp thứ ba: Rèn kĩ năng làm cán sự lớp.
Trường tôi đang giảng dạy thực hiện chương trình VNEN, vì vậy HS có hội
đồng tự quản hoạt động khá tốt , là điều kiện thuận lợi cho việc bồi dưỡng cán sự
lớp.
Khi nhận học sinh bất kì khối lớp nào tôi cũng yêu cầu các em phải tập trung
lắng nghe khi cô nhận lớp phổ biến nội dung bài học. Đối với bài thể dục phát triển
chung khi kiểm tra bài cũ tôi yêu cầu các em phải trả lời tên các động tác đã học và
đồng thời kiểm tra động tác.
Ở đây học sinh phải làm theo hiệu lệnh của cô, hiệu lệnh của bạn, hiệu lệnh
của bản thân. Ở những tiết học đầu tiên tôi thường chăm chú để phát hiện những
cán bộ lớp tốt bằng cách khi chia nhóm nhỏ để luyện tập, tôi yêu cầu tất cả học
sinh trong tổ phải lên điều khiển lớp. Tôi muốn rèn cho các em có kĩ năng làm tổ
trưởng để giúp các em mạnh dạn trước tập thể, có mạnh dạn thì các em mới tự tin
12
để luyện tập các động tác trong bài thể dục.Bởi trong giờ thể dục tiết nào cũng có
phần trình diễn trước lớp, nếu em nào nhút nhát, thiếu tự tin thì em đó hay sai nhất.
Ở phần này tôi hướng dẫn các em các kĩ năng: tập hợp lớp, tập hợp tổ đồng thời
rèn cho các em kĩ năng hô khẩu lệnh phải dứt khoát, to, rõ ràng, có khả năng bao
quát các bạn trong lớp, trong tổ. Khi dạy xong 5 tiết của đầu năm học đến bài: “ Ôn
đi đều – trò chơi kết bạn” , tôi tổ chức cho các em thi làm tổ trưởng giỏi, phần
thưởng của tôi là chiếc khăn quàng đỏ. Yêu cầu của tôi là cho các em thi các nội
dung sau: Hô và tập hợp: “ Một hàng dọc tập hợp” ; “Giậm chân tại chỗ”; “Chạy
đều”; “Một hàng ngang tập hợp”; “Chúc cô giáo khỏe”; “Giải tán” . Ở tiết này tôi
chỉ cho các em thi đến mức độ này, bởi với các em phải luyện tập dần không thể
vội vàng.Tôi khống chế thời gian 5 phút. Với thời gian như vậy: Tổ 1: 2 em lên
điều khiển, tổ 2: 1 em lên điều khiển, tổ 3: 3 em lên điều khiển và tổ 3 thức hiện
chuẩn nhất. Để giúp các em học tập nhau, tôi đã chuyển 1 em ở tổ ba về đúng vị trí
ở tổ 2. Sau giờ học này, tôi thường xuyên cho các em thi như vậy,những em nào thi
rồi thì thôi không thi nữa và tôi làm như vậy ở tất cả khối lớp mà mình dạy.
Nhưng với đặc thù môn GDTC chủ yếu là học ngoài sân nên tôi phải chú ý rèn kĩ
năng làm cán sự lớp để HS được phát huy quyền tự chủ, bồi dưỡng năng lực điều
hành cho các bạn, như thế mọi HS đều có sự hứng thú, bình đẳng trong quá trình
tập luyện.
2.3.2.4. Biện pháp thứ tư: Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tạo
cho học sinh sự hứng thú, ý thức, thái độ tích cực tập luyện trong mỗi tiết học ở
từng chủ đề khác nhau.
* Phương pháp giảng dạy bài thể dục phát triển chung.
Khi giảng dạy đến động tác nào cần nêu tên động tác đó,sau đó vừa giải thích
vừa làm mẫu để học sinh tập theo kiểu bắt chước. Khi làm mẫu, giáo viên cần thực
hiện chính xác xuôi chiều (lưng quay về phía học sinh) và có thể theo kiểu soi
gương. Ví dụ: khi giáo viên nói cho học sinh bước chân trái sang ngang, thì giáo
viên bước chân phải.
– Đối với một số nhịp hoặc động tác khó, giáo viên có thể tập riêng ở nhịp khó
hoặc tập đơn lẻ chậm từng động tác.
– Trong quá trình giảng dạy: Tôi thường tách riêng từng động tác đối với các
động tác khó:
Ví dụ 1: Bài 21: Động tác bụng của bài thể dục phát triển chung.
Bước 1: Treo tranh minh họa, giảng từng nhịp trên tranh. Ở bước này tôi lưu ý
13
nhịp 2 là nhịp rất khó thực hiện, chân chúng ta phải thẳng, hai tay vỗ vào nhau.Tôi
nêu rõ tác dụng của động tác và giáo dục các em phải có tinh thần học tập động tác
này có tác động đến toàn thân, sự phối hợp nhịp nhàng.
Bước 2: Gọi 1 HS giỏi của lớp lên nói lại. Ở bước này tôi đã rèn cho các em
thói quen phải thật tập trung ngay từ lúc thầy bắt đầu làm việc, tại sao tôi gọi học
sinh giỏi vì để tránh mất thời gian.
Bước 3: Tôi tập mẫu, tôi đứng cùng chiều với học sinh, khi tập tôi không
giảng giải nữa mà tập luôn.
Bước 4: Tôi gọi 3 học sinh đại diện cho các tổ lên tập lại, bước này ta có thể
coi là tập mẫu cũng được, nhưng tôi lại coi đây là bước khảo sát sự nhận thức và
thực hành của các em nên tôi thường gọi học sinh bất kì tránh tập trung vào một
đối tượng học sinh.
Bước 5: Tôi cho cả lớp tập 2 lần để nhìn ra những học sinh tập chưa đúng ở
nhịp 2. Tôi gọi các em lên sửa luôn, đối với các em sửa đến hai lần không được tôi
sẽ cho các em tập riêng từng nhịp sau đó mới khớp thành tám nhịp của một động
tác.
Bước 6: Tập phối hợp 5 động tác: Vươn thở, tay, chân, lườn, bụng. Để giúp
phát huy trí nhớ của các em, tôi gọi đại diện mỗi tổ 2 em lên phối hợp. Thực hiện
mục đích để các em phải chủ động học bài và luyện tập thường ngày các em mới
nhớ, nếu em nào không nhớ sẽ bị phạt hát ( hoặc lò cò,…).
Bước 7: Cho học sinh chia tổ thực hành, trong qúa trình các em luyện tập tôi
chú ý đến việc quan sát các em và phát huy kĩ năng làm người điều hành. Chú ý:
Các em phải hô đúng, quan sát để có thể sửa luôn cho bạn. Riêng với tôi, tôi sẽ
quan sát khoảng 2 bạn lên điều khiển tôi mới sang tổ khác.
Bước 8: Các tổ thực hành tập trước lớp (thi giữa các tổ) các tổ khác quan sát
nhận xét. Đối với những học sinh tập sai ở nhịp nào tôi sửa luôn tránh để giờ sau
các em lại tiếp tục sai.
Bước 9: Tập hợp lớp luyện tập động tác, ở bước này tôi sẽ cho các em thay
phiên nhau lên làm cán sự lớp điều khiển, tôi chủ động đi đến chỗ các em tập chưa
chuẩn sửa luôn cho các em. Với các em tập sai nhiều, tôi không nặng lời với các
em mà chỉ nói nhẹ nhàng để các em không tủi thân, khi em tập đúng tôi sẽ khen để
em có động lực học tập tiếp. Sau khi sửa sai cho các em xong, tôi cho các em trình
diễn bằng nhạc của bài “ Đi học về” của nhạc sĩ Hoàng Long – Hoàng Lân.
Với các bước nêu trên, tôi thường xuyên sử dụng đối với các động tác của bài
14
Thể dục phát triển chung hiệu quả của giờ học đạt cao so với những năm trước tôi
chưa sử dụng các bước cụ thể nêu trên, học sinh do tôi dạy rất hứng thú với phần
học này.
Ví dụ 2: Bài 22: Động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
Bước 1: Treo tranh minh họa, giảng từng nhịp trên tranh. Tôi yêu cầu từng
học sinh trong tổ phải lên trình bày đến lượt hai các em lên trình bày theo tổ( Vì
mỗi tuần có 6 em phải lên nêu nội dung của tranh). Tôi nêu luôn tác dụng của động
tác toàn thân giúp cơ thể chúng ta mềm dẻo các khớp hông, đùi gối.
Bước 2: Khi các em trình bày xong tôi lưu ý ở nhịp 1 và 5 thân người phải
vươn lên cao, trọng tâm phải dồn về phía trước, nhịp 2 và nhịp 6 thân người phải
cúi sâu, hai chân thẳng.
Bước 3: Tôi tập mẫu, tôi đứng cùng chiều với học sinh, khi tập tôi không
giảng giải nữa mà tập luôn.Tôi hướng dẫn các em làm từng nhịp chậm, làm tốt
từng nhịp mới phối hợp các nhịp của động tác.
Bước 4: Tôi gọi 3 học sinh đại diện cho các tổ lên tập lại, bước này ta có thể
coi là tập mẫu cũng được, nhưng tôi lại coi đây là bước khảo sát sự nhận thức và
thực hành của các em nên tôi thường gọi học sinh bất kì tránh tập trung vào một
đối tượng học sinh. Tôi yêu cầu cả lớp cùng quan sát và phát hiện ra những nhịp
bạn chưa thực hiện được. Ở động tác này, các em đều thường tập chưa chuẩn ở
nhịp 1 và nhịp 5 thân người không gập sâu.
Bước 5: Tôi cho cả lớp tập 2 lần để nhìn ra những học sinh tập chưa đúng ở
nhịp 2. Tôi gọi các em lên sửa luôn, đối với các em sửa đến hai lần không được tôi
sẽ cho các em tập riêng từng nhịp sau đó mới khớp thành tám nhịp của một động
tác.Chú ý trong quá trình hô khẩu lệnh cần chậm hơn một chút để các em định hình
nhịp tập.
Bước 6: Tập phối hợp 5 động tác: Vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân.
Để giúp phát huy trí nhớ của các em, tôi gọi đại diện mỗi tổ 2 em lên phối hợp.
Thực hiện mục đích để các em phải chủ động học bài và luyện tập thường ngày các
em mới nhớ, nếu em nào không nhớ sẽ bị phạt hát (hoặc lò cò,…).
Bước 7: Cho học sinh chia tổ thực hành, trong qúa trình các em luyện tập tôi
chú ý đến việc quan sát các em và phát huy kĩ năng làm người điều hành. Chú ý:
Các em phải hô đúng, quan sát để có thể sửa luôn cho bạn. Riêng với tôi, tôi sẽ
quan sát khoảng 2 bạn lên điều khiển tôi mới sang tổ khác.
Bước 8: Các tổ thực hành tập trước lớp (thi giữa các tổ) các tổ khác quan sát
15
nhận xét. Đối với những học sinh tập sai ở nhịp nào tôi sửa luôn tránh để giờ sau
các em lại tiếp tục sai.
Bước 9: Tập hợp lớp luyện tập động tác, ở bước này tôi sẽ cho các em thay
phiên nhau lên làm cán sự lớp điều khiển, tôi chủ động đi đến chỗ các em tập chưa
chuẩn sửa luôn cho các em. Với các em tập sai nhiều, tôi không nặng lời với các
em mà chỉ nói nhẹ nhàng để các em không tủi thân, khi em tập đúng tôi sẽ khen để
em có động lực học tập tiếp. Sau khi sửa sai cho các em xong, tôi cho các em trình
diễn bằng nhạc của bài “Chim bay” của nhạc sĩ Vũ Thanh. Với các bước nêu trên,
tôi thường xuyên sử dụng đối với các bài Thể dục phát triển chung hiệu quả của
giờ học đạt cao so với những năm trước tôi chưa sử dụng các bước cụ thể nêu trên,
học sinh khối 3 do tôi dạy rất hứng thú với phần học này.
Với các bước nêu trên, tôi thường xuyên sử dụng đối với các bài Thể dục phát
triển chung hiệu quả của giờ học đạt cao so với những năm trước tôi chưa sử dụng
các bước cụ thể nêu trên, học sinh khối 3 do tôi dạy rất hứng thú với phần học này.
Ở phần hoạt động 1 chủ yếu là ổn định tổ chức, khởi động, các trò chơi quen
thuộc. Tôi thường luân phiên cho các em cùng với cô giáo lên điều khiển, hướng
dẫn các bạn chơi trò chơi. Dần dần qua thời gian các em đã lấy được sự tự tin,
mạnh dạn trong tập luyện. Các em đã có được một tâm lý tốt, đó là sự “tự tin”
trong tập luyện. Nhiều em trở nên rât tích cực, hăng hái xung phong lên điều khiển
các bạn chơi trò chơi.
Ở nội dung của hoạt động 2 và hoạt động 3 chiếm thời lượng nhiều nhất của
tiết học, là lượng kiến thức mới mà học sinh cần đạt được. Chính vì thế, giáo viên
cần tạo được sự hưng phấn, sự bền bỉ duy trì trong suốt giờ học cho các em. Yêu
cầu cần đặt ra là:
*Về phía giáo viên:
– Giáo viên nắm chắc được nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức điều
khiển hoạt động cho học sinh ở từng nội dung như thế nào? Kết hợp lời nói phân
tích, giảng giải, làm mẫu bắt mắt, “đẹp” thu hút được sự chú ý của học sinh.
Ví dụ: Với chủ đề “Bài tập thể dục”: Kết hợp lời nói, phân tích, giảng giải
ngắn gọn, dễ hiểu, làm mẫu bắt mắt, “đẹp” thu hút được sự chú ý của các em.
Quay video ghi lại hình ảnh tập của các em để gửi về gia đình các em và để những
ngày mưa không tập được ngoài sân tập thì cho các em xem lại hình ảnh tập của
mình.
– Chuẩn bị sân tập, các dụng cụ, phương tiện cho học sinh tham gia tập luyện,
16
chơi trò chơi được đầy đủ, chu đáo.
– Tổ chức luân phiên các hình thức tập luyện cho học sinh như tập thep: cá
nhân, cặp đôi, nhóm để học sinh đỡ nhàm chán.
Ví dụ: Với chủ đề “Rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản và môn thể
thao tự chọn”. Đây là hai nội dung khó trong chương trình vì vậy khi tập luyện tôi
căn cứ vào tố chất, khả năng của từng học sinh để yêu cầu ở từng mức độ với từng
em khác nhau. Đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng phát triển tài năng cho các em,
ứng dụng vào thực tế như: Xử lí tình huống bảo vệ bản thân, những người xung
quanh khi ứng phó với thiên tai bất ngờ.
*Về phía học sinh:
– Các em thực hiện theo yêu cầu, mệnh lệnh của cán sự lớp.
– Chú ý thực hiện cho đúng, đều và đẹp.
– Chủ động, tích cực tập luyện không cần sự nhắc nhở của cô giáo và cán sự
lớp.
– Duy trì được trạng thái tâm lí vui, phấn khởi với quyết tâm cao.
– Ý thức tham gia đánh giá nhận xét bạn nghiêm túc.
*Theo cá nhân tôi để các em học tốt bài thể dục phát triển chung (bài tập thể
dục) người giáo viên cần tuân thủ các phương pháp dạy thể dục truyền thống kết
hợp với phương pháp dạy học hiện đại. Để học sinh hứng thú học bài thể dục phát
triển chung, theo cá nhân tôi chúng ta cần thực hiện tốt các vấn đề sau:
Trong quá trình tổ chức cho học sinh tập luyện động tác giáo viên phải hết
sức chú ý về sân bãi, dụng cụ tập luyện, biến độ động tác cũng như phương pháp tổ
chức. Nếu giáo viên không làm tốt vấn đề này thì khi tập luyện các em dễ bị chấn
thương gây tâm lý không an tâm cho học sinh trong lúc tập luyện thì hiệu quả của
động tác không cao cả về mặt thể lực cũng như sự phát triển về trí thức của các em.
Giáo viên nêu tác dụng động tác để giáo dục học sinh chăm tập thể dục.
Giáo viên cần khai thác triệt để bộ tranh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
các động tác mẫu của bài thể dục phát triển chung.
Giáo viên cần xây dựng cho học sinh phương pháp chủ động khai thác kiến
thức qua việc phân tích các nhịp của động tác trong bài thể dục phát triển chung.
Giáo viên làm mẫu, phân tích kỹ thuật động tác, hướng dẫn động tác rõ ràng
chính xác.
17
Học sinh lên tập thử , lớp quan sát nhận xét tuyên dương.
GV điều khiển lớp tập, quan sát giúp đỡ học sinh sửa sai.
Chia nhóm tập theo từng khu vực, giao viên cần qui định thời gian cụ thể.
Tổ chức thi đua tổ ( nhóm) với nhau lớp nhận xét tuyên dương.
Đại diện tổ ( nhóm ) thi đua với nhau GV cùng HS nhận xét tuyên dương.
Trước khi lên lớp ở mỗi bài mỗi động tác phải đặt ra tình huống: Học sinh
thường mắc phải lỗi sai như thế nào? Để có biện pháp sửa ngay. Đây là vấn đề rất
quan trọng trong khi dạy các bài thể dục phát triển chung.
Khi thực hiện phối hợp cácđộng tác của bài thể dục phát triển chung với các
bài hát Thiếu nhi giúp cho giờ học của các em sôi động hơn, không bị gò bó. Việc
phối hợp này vô cùng quan trọng khi học sinh hứng thú học tập tốt thì hiệu quả giờ
học sẽ đạt được như mong muốn.
Ngoài ra tôi còn chú ý đến việc tổ chức các trò chơi cho học sinh vào hoạt
động 1 khởi động, hoạt động kết thúc tiết học. Đặc biệt, tôi chú trọng nhất vào hoạt
động 1 khởi động để tạo sự lôi cuốn không khí vui vẻ thoải mái cho các em ngay từ
đầu giờ học.
Để tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên nên chủ động thay đổi trò chơi một
cách hợp lí để không gây nhàm chán. Trò chơi phải thay đổi tuỳ theo địa điểm
chơi, không gian chơi, không lặp đi lặp lại nhiều lần và giáo viên phải có kĩ năng
tổ chức trò chơi là hoà mình với trẻ con, cùng chơi với các con như người bạn lớn.
Trong trò chơi người quản trò rất quan trọng, cuộc chơi có hào hứng hấp dẫn hay
không là nhờ sự khéo léo, linh hoạt, nhạy bén của người quản trò. Trong quá trình
tổ chức trò chơi cho học sinh tôi luôn gần gũi, động viên, vui vẻ cởi mở tạo không
khí vui tươi hào hứng bằng dáng vẻ hài hước dí dỏm, hấp dẫn gây tiếng cười làm
cho học sinh cảm thấy thoải mái và sảng khoái trong khi chơi. Qua đó học sinh
mạnh dạn, tự tin hơn, sẵn sàng bày tỏ nguyện vọng của mình với giáo viên và tự
khẳng định mình trong tập thể.
Như chúng ta đã biết trò chơi dân gian Việt Nam rất phong phú, đa dạng
nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với học sinh, vì thế giáo viên nên có
sự cân nhắc lựa chọn cho phù hợp nếu không sẽ không đạt hiệu quả, phản tác dụng
giáo dục. Ngoài vốn hiểu biết sẵn có tôi tìm hiểu thêm trên mạng, trong tài liệu trò
chơi của Đội TN TPHCM. Sau khi sưu tầm các trò chơi, tôi phân loại và giới hạn
một số trò chơi để hỗ trợ trong khi học từng chủ đề, từng tiết học ở các giai đoạn
khác nhau. Cụ thể như sau:
18

Trò chơi luyện tinh mắt dẻo chânNhảy lò cò, nhảy dây, nu na nu nống
Trò chơi luyện sự phán đoán, tính toán
chính xác
Ô ăn quan, cờ gánh
Trò chơi phát hiện sự nhanh nhẹn, khéo
léo hay tinh thần tập thể
Kéo co, rồng rắn lên mây, cướp cờ….
Trò chơi rèn luyện sự phán đoán, thính
tai
Bịt mắt bắt dê, bỏ khăn

Các trò chơi này được luân phiên vận dụng trong phần hoạt động 1 khởi động
cho học sinh, tạo sự hứng thú cho học sinh, lôi cuốn các em vào bài học.
2.3.2.5. Biện pháp thứ năm: Tích hợp liên môn các môn học ở trường tiểu
học.
Với việc tích hợp liên môn các môn học nhằm tạo tâm lí cho học sinh cũng
như cha mẹ học sinh, việc gắn kết các môn học như Toán, Tiếng Việt, Mỹ thuật,
Âm nhạc,Tự nhiên xã hội…… với các mục đích lớn như sau:
– Ứng dụng, sử dụng kiến thức của các môn học khác để học tốt môn GDTC.
– Với năng lực đặc thù của từng môn học mà học sinh đạt được, các em sẽ hỗ
trợ để học môn giáo dục thể chất. Xoá đi tâm lí nhàm chán, không coi trọng môn
GDTC như môn học Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh…..bởi đó là tâm lí chung của
một bộ phận không nhỏ ở học sinh và cha mẹ học sinh.
+ Với môn Toán: Học sinh được học về hai đường thẳng song song, vẽ vòng
tròn, đo bao nhiêu mét, ước lượng khoảng cách di chuyển đội hình trên sân, các em
sẽ hỗ trợ cô giáo trong việc kẻ các vạch trên sân để thực hiện tập luyện,tổ chức các
trò chơi…..
+ Với môn Tiếng Việt: Khi học sinh chơi trò chơi, giáo viên có thể cho học
sinh vừa chơi kết hợp đọc các bài thơ, các bài đồng dao….
+ Với môn Âm nhạc: Kết hợp với GV môn Âm nhạc để soạn thảo các bài hát
ở phần: khởi động, trò chơi, thả lỏng, ứng dụng ….Kết hợp mở nhạc bài hát vui
nhộn trong phần học bài thể dục phát triển chung, kể cả trong lúc học sinh chơi các
trò chơi trong chương trình, tôi kết hợp với GV Âm nhạc lựa chọn các bài hát phù
hợp với nội dung từng bài.
19
Ví dụ: Khi tập bài phát triển chung (bài tập thể dục). GV mở bài hát “Reo
vang bình minh”
theo cùng nhịp với từng động tác. Nó sẽ xua tan đi cảm giác căng thẳng, cứng nhắc
của giờ học.
Tôi đã lựa chon các bài nhạc thiếu nhi sau để sử dụng chung cho bài dạy của
mình. Sau đây tôi xin trình bày việc lựa chọn đối với riêng bài thể dục phát triển
chung.

sttTên bài hátNhạc sĩÁp dụng cho bài thể
dục
1Bài thể dục buổi sángMinh TrangĐộng tác vươn thở
2Đội kèn tí honPham Huỳnh ĐiểuĐộng tác vươn tay
3Con chim nonLý TrọngĐộng tác vươn chân
4Múa vuiLưu Hữu PhướcĐộng tác lườn
5Đi học vềHoàngLong – Hoàng
Lân
Động tác bụng
6Chim bayVũ ThanhĐộng tác toàn thân
7Không giám đâuNguyễn Văn HiênĐộng tác nhảy
8Cánh én tuổi thơPhạm TuyênĐộng tác điều hòa
9Gặp nhau giữa trời
thu Hà Nội
Phạm TuyênPhối hợp các động tác.
10Trái đất này là của
chúng em
Nhạc:Trương Quang
Lục; Lời: Định Hải
Phối hợp các động tác.

Để cho bản thân mình có được tư liệu thực sự giảng dạy cho môn thể dục tôi đã
sao chép nhạc của các bài hát trên và làm thành một đĩa ghi theo đúng thứ tự như
trên để vận dụng vào giảng dạy lâu dài.
Để học sinh hứng thú học tập các động tác của bài thể dục phát triển chung khi
lựa chon bài hát tôi cũng chú ý đến giai điệu của bài hát với nhịp của bài thể dục.
20
*Ví dụ: Với động tác vươn thở và điều hòa:
Chúng ta đều biết nhịp hô của hai động tác này chậm, nhẹ nhàng nên tôi sử
dụng hai bài hát có giai điệu và tiết tấu nhẹ nhàng. Đưa nhạc vào lúc nào cho hợp
lý? Tôi thường đưa vào lúc học sinh trình diễn động tác hoặc bài thể dục theo tôi
thường dạy là bài 8. Còn lại các động tác theo nhịp rõ ràng tôi sử dụng như bảng
trên.
* Ví dụ: Bài 18: Ôn bài thể dục phát triển chung
Đây là bài ôn tập nên tôi sẽ tận dụng tối đa âm nhạc để các em hứng thú trong
giờ học. Ở bài này tôi dạy theo các bước sau (phần ôn tập bài thể dục phát triển
chung):
Bước 1: Yêu cầu học sinh nhắc các động tác của bài thể dục phát triển
chung.
Bước 2: Chủ tịch hội đồng tự quản điểu khiển lớp tập lại: Lần 1: Chủ tịch
hội đồng tự quản hô, lần 2: tập theo nhạc của bài“Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội”
nhạc và lời Phạm Tuyên. Tôi quan sát và nhắc nhở các em tập còn chưa chuẩn.
Bước 3: Chia tổ luyện tập. Các tổ thi nhau trình diễn 2 lần; lần 1: Cán sự
điều khiển, lần 2 tập theo nhạc.
Bước 4: Cả lớp trình diễn theo nhạc 2 lần.
Khi tôi dạy như vậy các em học rất hăng say, khi trình diễn các em thực sự
hòa mình vào bài tập qua giai điệu của bài hát. Tôi thấy giờ học thật hiệu quả: Học
sinh tập ít sai hơn, khi tập trên khuôn mặt các em cảm thấy không gò bó như chưa
có bài hát.
Sau một năm giảng dạy tôi thấy ngoài việc sử dụng biện pháp nêu trên kết
hợp với việc đã mạnh dạn sử dụng các bài nhạc thiếu nhi vào giờ học thì chất
lượng môn học đạt hiệu quả rất cao.
+ Với môn Mĩ Thuật: Phối kết hợp với GV Mĩ Thuật vẽ mô phỏng các động
tác theo hình que, các kĩ năng vận động, các trò chơi để tạo sự tư duy qua hình ảnh
cho học sinh. Sau đó yêu cầu học sinh về nhà vẽ lại hình ảnh vui chơi của các bạn
trong giờ học. Các em trưng bày sản phẩm rồi bình chọn và GV sẽ tuyên dương,
khen thưởng cho các em bằng những đồ dùng học tập.
21

Bài vẽ của học sinh về bài tập thể dục
Bài vẽ của học sinh về trò chơi Đua ngựa
Bài vẽ của học sinh về tâng cầu bằng đùi

22

Bài vẽ của học sinh về đá cầu bằng mu bàn chân

Nếu trong quá trình thực hiện, khi học sinh có thể chưa đạt được yêu cầu của
môn Giáo dục thể chất nhưng các em lại làm tốt được các kiến thức các môn khác
thì giáo viên không nên nóng vội nhận xét, phê bình ngay. Lúc đó, giáo viên lại
khen các em đã nhớ và vận dụng các kiến thức đã học được vào tập luyện đồng
thời giáo viên khéo léo, nhẹ nhàng nói rằng: Cô thấy, các em đã học tốt môn Toán,
Tiếng Việt….. cô tin rằng không bao lâu nữa các em cũng sẽ học tốt môn Giáo dục
thể chất này của cô, cácem có đồng ý không nào? Và như thế với lời động viên nhẹ
nhàng, nhắc khéo của cô các em sẽ có cố gắng vươn lên để đạt được yêu cầu của
môn học.
Với cách làm này chính là tính sáng tạo của biện pháp mà tôi đã áp dụng
thực hiện trong quá trình giảng dạy của mình.
Song song với việc tích hợp liên môn thì việc đánh giá, nhận xét tuyên dương
học sinh bằng những hình thức khác nhau cũng rất quan trọng.
Thi đua là một biện pháp tối ưu hoá, tăng sự tích cực tập luyện, tôi đã nhận
xét nhẹ nhàng từ yêu cầu nhỏ nhất. Đồng thời đưa ra các tiêu chí, ganh đua lành
mạnh giữa các cá nhân, các nhóm đó là: Tổ chức thi đấu giữa các nhóm, tổ với
nhau. Mỗi tiêu chí đạt được không cho bằng điểm mà bằng kí hiệu biểu tượng đám
mây. Từ đám mây quy ra huy chương, từ huy chương quy ra giải thưởng.
Như vậy khi đưa ra các tiêu chí thi đấu hs rất hào hứng, tích cực tập luyện.
23
2.3.2.6. Biện pháp thứ sáu: Đánh giá, nhận xét, tuyên dương học sinh
không bằng điểm số mà bằng những hình thức khác nhau.
*Thứ nhất: thực hiện nhận xét, đánh giá học sinh theo TT22/2016 của Bộ GD-
ĐT và TT27/2020 của Bộ GD-ĐT áp dụng với CT GDPT 2018 từ lớp 1 năm học
2020-2021 phát huy hiệu quả việc học sinh tự đánh giá và đánh giá bạn.
Minh hoạ theo Phụ lục II
Thực hiện việc nhận xét, đánh giá học sinh kịp thời từng hoạt động trong suốt
quá trình diễn ra tiết học. Cụ thể tiến hành nhận xét theo thứ tự tăng dần như sau:
THANG BẬC NHẬN XÉT HỌC SINH
*Thứ hai: Tổ chức thi đấu giữa các nhóm, tổ với nhau với các tiêu chí thi đua
rõ ràng được giáo viên cùng với học sinh xây dựng đưa ra bảng tiêu chí đánh giá
thông qua lấy ý kiến biểu quyết của học sinh. Bảng tiêu chí đó không cố định mà
phụ thuộc vào từng nội dung của bài học hôm đó.
Ví dụ minh hoạ việc đánh giá giữa các nhóm khi học sinh học bài 59 – tuần
30: Môn Thể thao tự chọn (môn GDTC lớp 5). Trò chơi “lò cò tiếp sức”.
24
Phiếu học tập này được áp dụng dạy tại lớp 5A2 trường tiểu học Chu Văn An,
tp Nam Định khi tôi thực hiện dạy trong hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh vào
tháng 4/2021.
Minh hoạ theo Phụ lục III
Ví dụ: Ở nội dung tập đội hình đội ngũ, các tiêu chí đưa ra là:
Mỗi tiêu chí đạt được không cho bằng điểm mà bằng ký hiệu biểu tượng.
Ví dụ: Hai nhóm A và B thi đấu, tôi dùng bảng nhận xét, đánh giá là biểu
tượng vẽ đám mây.
Chú thích:
Màu trắng Màu xanh Màu hồng
Đội hình đội ngũ
Tập hợp đội hình
hàng dọc nhanh
Tập hợp đội hình
vòng tròn nhanh
Tập hợp đội hình
hàng ngang nhanh
Dóng hàng điểm
số nhanh
Biết đi đều theo
hai hàng dọc đúng
Biết đi đều vòng
trái vòng phải
Biết đi đều đổi
chân khi đi sai
nhịp
25
– Màu trắng đạt được ở mức độ 1, còn từ 5 – 6 bạn chưa thực hiện được yêu
cầu cần đạt.
– Màu xanh đạt được ở mức độ 2 từ 3 – 4 bạn còn chưa thực hiện được yêu
cầu cần đạt.
-Màu hồng đạt được ở mức độ 3, chỉ còn từ 1 hoặc 2 bạn chưa thực hiện được
yêu cầu cần đạt.
Như vậy khi đưa ra các tiêu chí thi đấu, học sinh rất hào hứng tích cực thi đua
giữa các nhóm.
Khi từng cặp nhóm lên thi đấu, các nhóm còn lại cùng với ban cán sự lớp theo
dõi, đánh giá xếp bảng (hạng) cho từng nhóm theo từng tuần, tháng. Nhóm nào có
nhiều mây màu hồng là nhóm dành huy chương vàng, nhóm nào có nhiều mây màu
xanh là nhóm dành huy chương bạc, nhóm còn lại là huy chương đồng. Giáo viên
chuẩn bị các phần thưởng cho học sinh trên tinh thần hỏi sở thích của học sinh khi
được nhận phần thưởng này là gì? Căn cứ vào nhu cầu chính đáng của học sinh để
giáo viên thưởng có thể là dụng cụ học tập, xem video một câu chuyện cổ tích,
thưởng bằng truyện tranh, sách thiếu nhi….
Qua việc dùng biểu tượng đánh giá, nhận xét học sinh, có phần thưởng kịp
thời học sinh rất vui thích. Các giờ học sau, các em đã hào hứng, chủ động tập
luyện. Như vậy đã phát triển được năng lực chung là năng lực tự chủ, năng lực đặc
thù thứ 3 là năng lực hoạt động TDTT cho các em.
Với một tinh thần sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ và tự giác tập luyện (hình
thành phát triển phẩm chất chăm chỉ, ham học cho học sinh). Trên cơ sở học sinh
chủ động tự tập luyện, vận dụng được các kiến thức, kĩ năng của các động tác, bài
tập đã học, đã thực hiện để giải quyết vấn đề nảy sinh ở gia đình, cuộc sống.
– Đây chính là hoạt động mà giáo viên cần chú trọng hình thành thói quen
ngay từ ban đầu cho học sinh. Hoạt động này được thực hiện ở lớp, ở trường và ở
nhà.
– Với nội dung đội hình, đội ngũ: Thông qua xếp hàng ra vào lớp, chào cờ,
ngoài giờ lên lớp như tập thể dục ca múa hát. Giáo viên còn kết hợp với giáo viên
làm tổng phụ trách Đội trong tập dược nghi thức Đội. Ngoài ra, tôi sử dụng công
nghệ thông tin đó là cho học sinh xem hình ảnh diễu binh, duyệt binh của các cô
chú bộ đội, công an để khơi cho các em ước mơ, ý thức quyết tâm tập luyện.
-Với nội dung bài tập thể dục được thực hiện chủ yếu như sau:
26
+Tập vào giờ ra chơi.
+Tập vào sáng sớm lúc ngủ dậy.
+ Cùng với bố, mẹ , anh chị em tập ở nhà.
Tôi quay video ghi lại hình ảnh tập của các em để gửi về gia đình và để những
ngày mưa không tập được ngoài sân thì cho các em xem lại hình ảnh tập của mình.
– Với nội dung bài tập tư thế và kĩ năng vận động cơ bản.
Đây là hai nội dung khó trong chương trình vì vậy khi tập luyện căn cứ vào tố
chất, khả năng của học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng, phát triển tài năng cho các
em…. Đồng thời gieo vào các em những ước mơ, mong muốn sau này có muốn
làm vận động viên nào không? (như vận động viên điền kinh, vận động viên bóng
đá, vận động viên bơi lội,……) nhiều em tỏ ra khá thích thú, say sưa tích cực tập
luyện.
Minh hoạ theo Phụ lục IV
-Với nội dung môn thể thao tự chọn.
Căn cứ vào cấu trúc nội dung chương trìn h được thiết kế từ dễ đến khó, từ
đơn giản đến phức tạp, khi học sinh học song 3 nội dung trên các em sẽ sang 1 giai
đoạn học nội dung khó hơn đó là nội dung môn thể thao tự chọn.
Qua quá trình tập luyện, giáo viên quan sát, nhận xét phát hiện được năng lực
của từng em để tiến hành dạy phân hoá. Từ đó giáo viên sẽ phân hóa đối tượng học
27
sinh để có những hình thức, yêu cầu tập luyện chuyên biệt với từng nhóm học sinh
trong lớp ở các mức độ khác nhau.
Đây là nội dung chú trọng phát triển học sinh năng khiếu. Thông qua nội dung
này phát triển được năng lực đặc biệt của các em. Trên cơ sở đó giáo viên phối kết
hợp với cha mẹ học sinh để có tiếp tục theo dõi bồi dưỡng sau này khi các em học
lên THCS, THPT có sự định hướng nghề nghiệp cho các em.
Như vậy tôi đã truyền cảm hứng cho các em, phát triển được phẩm chất
chăm học, năng lực tự chủ trong học tập cho các em.
2.3.2.7. Biện pháp thứ bảy: Phối kết hợp với CMHS trong việc giáo dục chế
độ dinh dưỡng nâng cao sức khoẻ cho học sinh.
Thành công trong giảng dạy của người giáo viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố
nhưng không thể không nói đến vai trò của CMHS. Sự kết hợp, đồng hành của
CMHS là một “cú hích” vào ý thức, tư tưởng thái độ, niềm tin động cơ học tập cho
các con. Thông qua việc cha mẹ đồng hành, cùng tập với con, đánh giá nhận xét
con.
Từ hoạt động vận dụng các bài tập ở nhà đã tác động tới tâm lí của CMHS để
hiểu rằng môn học này cũng quan trọng, mỗi môn học có vị trí, tầm quan trọng
khác nhau. Hiểu được lợi ích của tập thể dục thể thao là một nhu cầu không thể
thiếu được qua việc tuyên truyền đó là tư tưởng lớn của Bác Hồ kính yêu: “ Một
người dân yếu ớt làm cho cả nước yếu ớt, một người dân mạnh khỏe tức làm
cho cả nước khỏe mạnh…” và vì thế “Luyện tập thể dục, bồi dưỡng sức khỏe là
bổn phận của người dân yêu nước”.
– Thông qua băng, đĩa hình, giáo viên gửi về cho CMHS, các em sẽ cùng tập
với người thân trong gia đình.
– Khi học bài chủ đề: “Bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản
(bài tập chạy và bật nhảy). Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà chủ động tự tập
luyện ở nhà như sau:
+ Trước khi tắm, em hãy bật nhảy chụm hai chân. Tuỳ theo sức của mình. Sau
đó đi lại hít thở sâu trong vòng 1 phút…để nâng cao sức khoẻ. Hoặc với bài tập rèn
luyện kĩ năng lăn, lộn, yêu cầu khi ngủ dậy, các em hãy co chân lên ngực, hai tay
ôm gối lăn người sang trái và lăn người sang phải 2 – 3 lần, sau đó ngồi khoanh
chân trên giường hít vào thở ra 5 lần.
+ CMHS chú trọng cân bằng theo tháp dinh dưỡng để đảm bảo nâng cao sức
khoẻ, phát triển thể lực là mục tiêu quan trọng xuyên suốt từ tiểu học đến THPT.
28
+ Ngoài việc tham gia đồng hành cùng tập với con, CMHS còn đánh giá nhận
xét con gửi về cho GV thông qua Zalo, tin nhắn điện tử…..
Từ đó giáo dục học sinh, nâng cao nhận thức cho học sinh, biết tự chăm lo
sức khỏe đảm bảo chế độ dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe, tăng cường sức khỏe.
Đây chính là những nội dung mà học sinh cần đạt được ở năng lực đặc thù
thứ nhất trong môn GDTC.
Với việc nâng cao nhận thức của học sinh, sự tác động của CMHS sẽ làm cho
học sinh có thêm một niềm tin vững chắc, là bước đà để thúc đẩy sự hứng khởi cho
29
học sinh trong việc tự chủ, tự giác tập luyệ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay