dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và học bài thể dục phát triển chung lớp 5

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và học bài thể dục phát triển chung lớp 5

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Môn Thể dục ở cấp Tiểu học là một trong những phương tiện, cách thức
để giáo dục thể chất trong nhà trường nhằm giúp học sinh: Biết được một số
kiến thức kỹ năng để luyện tập giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực, giúp các em
có sự tăng tiến về sức khoẻ, thể lực, đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa
tuổi, giới tính; rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, nếp sống lành mạnh, thói
quen tự giác tập luyện thể dục thể thao và giữ gìn vệ sinh; biết vận dụng ở mức
độ nhất định những điều đã học vào nếp sinh hoạt trong và ngoài nhà trường;
góp phần hình thành và rèn luyện phẩm chất, đạo đức của người lao động đáp
ứng yêu cầu nguồn nhân lực cao trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước, hội nhập khu vực quốc tế và xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chương trình môn Thể dục Tiểu học là một trong 11 môn học chính khóa
đang được giảng dạy trong kế hoạch giáo dục ở cấp Tiểu học được thực
hiện dạy học từ lớp 1 đến lớp 5 với thời lượng gồm 350 tiết chiếm 7,96% so với
tổng thời lượng các môn học. Nội dung cốt yếu của môn học nhằm rèn luyện sức
khỏe, thể lực, tư thế kỹ năng vận động cơ bản đúng cho học sinh, góp phần thực
hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng
lực người học.
Học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng là lứa tuổi đang
phát triển và hoàn thiện thể chất, hệ cơ, hệ xương của các em đang phát triển
mạnh mẽ, đặc biệt là mặt tâm sinh lý của các em có nhiều thay đổi lớn, các em
rất hiếu động, thích tìm tòi, sáng tạo.Vì vậy, trong quá trình dạy học môn Thể
dục, giáo viên phải tạo cho giờ học sôi nổi, hấp dẫn, kích thích, tác động toàn
diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự thu hút và hứng thú của học
sinh, giúp các em yêu thích, tập luyện tự giác, tích cực hơn góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục cũng như phát triển tầm vóc, thể lực và trí tuệ cho các em.
Bài thể dục phát triển chung được coi là nội dung trọng tâm của môn Thể
dục ở tiểu học. Xuyên suốt cấp học, ở mỗi khối lớp có một bài thể dục phát triển
chung khác nhau được xây dụng theo mức độ khó tăng dần phù hợp với từng lứa
tuổi nhằm hoàn thiện thể chất, hệ cơ, hệ xương đang phát triển mạnh mẽ ở các
em. Trong chương trình môn Thể dục lớp 5, bài Thể dục phát triển chung thời
gian học là 9 tuần/35 tuần chiếm 25,7% tổng thời lượng môn học.
Mục tiêu của các bài Thể dục phát triển chung là: Học sinh biết và thực
hiện từng động tác chính xác, đúng nhịp, đúng phương hướng và biên độ; biết
vận dụng tự tập luyện hàng ngày để rèn luyện sức khỏe. Học sinh tập đúng các
động tác của bài thể dục phát triển chung không những giúp các em có sức khỏe
tốt cho bản thân mà còn giúp các em bộc lộ nhiều phẩm chất năng lực, thói quen
4
như hợp tác, sáng tạo và một số tư duy khác nhằm hình thành năng khiếu cho
những học sinh có tố chất. Song thực tế việc học tập của học sinh trong các giờ
học bài Thể dục chung chưa hào hứng, tâm lí học sinh ở lứa tuổi này thường
thích vận động, chạy nhảy, trong khi đó bài thể dục phát triển chung lại thiên về
động tác và có phần gò bó, cứng nhắc nên nhiều học sinh chưa tập trung học,
nhanh chán, tập đối phó, tư tưởng uể oải, khó nhớ động tác, thực hiện các động
tác chưa đúng kĩ thuật, chất lượng giờ học chưa đáp ứng yêu cầu mục tiêu bộ
môn.
Để nâng cao chất lượng môn Thể dục nói chung và bài thể dục phát triển
chung lớp 5 nói riêng, là người giáo viên được phân công dạy môn Thể dục lớp
5, tôi không khỏi băn khoăn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng bài thể
dục phát triển chung ở lớp 5 góp phần đạt yêu cầu mục tiêu của bộ môn Thể
dục; đồng thời giúp học sinh tiếp cận chương trình đổi mới giáo dục phổ thông
theo lộ trình khi lên lớp 6 bậc học THCS năm học 2021-2022.
Chính vì vị trí, tầm quan trọng của bài thể dục phát triển chung ở lớp 5
đối với công tác giáo dục toàn diện học sinh nên tôi đã tiến hành nghiên cứu đưa
ra: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học bài thể dục phát triển
chung lớp 5” với mong muốn nâng cao chất lượng giảng dạy bài thể dục phát
triển chung nói riêng và môn học Thể dục nói chung.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1. Thuận lợi
Trường Tiểu học Liêm Hải luôn nhận được sự chỉ đạo kịp thời của Phòng
Giáo dục – Đào tạo Trực Ninh, nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp uỷ
Đảng, chính quyền địa phương. Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2, kiểm
định chất lượng mức độ 3, Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn.
Trường học có sân tập Thể dục riêng biệt, cơ sở vật chất, trang thiết bị
dạy học môn Thể dục tương đối đầy đủ.
Lớp học được nhà trường và phụ huynh quan tâm lắp đặt máy tính kết
nối mạng, màn hình tivi lớn, máy chiếu, hệ thống âm thanh di động tạo điều kiện
thuận lợi cho việc dạy và học đạt kết quả cao. Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh
quan tâm, phối kết hợp cùng giáo viên và tạo điều kiện cho con em mình được
trải nghiệm bộ môn Thể dục tại gia đình.
Giáo viên Thể dục có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiều kinh
nghiệm trong giảng dạy, nhiệt huyết với công việc.
5
Học sinh chăm ngoan, có tinh thần tự giác tích cực trong học tập, rèn
luyện. Học sinh khối 5 phát triển đồng đều về trí tuệ và thể lực.
Chương trình bài thể dục phát triển chung lớp 5 được giảng dạy từ tuần 8
đến hết tuần 16 và được ôn lại vào hoạt động khởi động trong tất cả các tiết dạy
Thể dục xuyên suốt năm học. Nội dung học này được trang bị đầy đủ tranh ảnh
minh họa chi tiết cho từng động tác của mỗi bài.
1.2. Khó khăn
– Về phía cha mẹ học sinh:
Một số phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan trọng của bộ môn Thể dục,
chưa nhận thức được ý nghĩa, tác dụng của việc tập luyện thể dục thể thao đối
với sự phát triển tầm vóc và tăng cường sức khoẻ đối với con em mình. Chính vì
thế, họ chưa quan tâm, nhắc nhở, động viên các em tích cực trong quá trình học
tập ở trường cũng như việc luyện tập, ứng dụng ở nhà.
– Về cơ sở vật chất:
Diện tích sân tập thể dục còn hẹp, không bằng phẳng, mùa mưa hay bị
đọng nước, mùa nắng ít bóng râm chưa đáp ứng yêu cầu môn học. Sân tập được
bố trí gần với các lớp học nên khi dạy và học Thể dục cô trò luôn phải chú ý
không làm ồn làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học của các lớp. Điều đó
làm cho việc giảng dạy của giáo viên cũng như việc tập luyện của học sinh còn
gặp nhiều khó khăn.
Đồ dùng, thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập môn Thể dục của
học sinh còn hạn chế; một số đồ dùng được cấp phát lâu năm đã xuống cấp,
chưa đáp ứng hết được yêu cầu dạy và học.
– Về năng lực chuyên môn:
Trong quá trình giảng dạy môn Thể dục giáo viên đôi khi còn cứng nhắc,
chưa linh hoạt trong việc sử dụng phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học
cũng như ứng dụng công nghệ thông tin để tạo hứng thú cho học sinh nên hiệu
quả của tiết dạy còn hạn chế.
– Về phía học sinh:
Một số học sinh chưa ý thức được tác dụng của việc tập luyện thể dục thể
thao đối với sức khỏe. Tâm lí học sinh ở lứa tuổi này thường thích vận động,
chạy nhảy, trong khi đó bài thể dục phát triển chung lại thiên về động tác và có
phần gò bó, cứng nhắc nên nhiều học sinh chưa yêu thích nội dung học bài thể
dục phát triển chung như các nội dung học khác của môn học, không chú ý,
chưa tự giác tích cực tập luyện, tập luyện với tư tưởng đối phó.
6
1.3. Khảo sát chất lượng bài thể dục phát triển chung đối với học sinh
lớp 5 đầu năm học 2020 – 2021.
Đầu năm học 2020 – 2021, tôi tiến hành khảo sát học sinh hai lớp 5 do tôi
trực tiếp giảng dạy với 2 nội dung:
Nội dung 1: Tìm hiểu sự yêu thích và hứng thú học bài thể dục phát triển
chung.
Nội dung 2: Khảo sát chất lượng học tập bài thể dục phát triển chung
– Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 5D và 5E
– Thời gian khảo sát: Tháng 9/2020
– Mục đích khảo sát: Tìm hiểu thực trạng về sự yêu thích học tập bài thể
dục phát triển chung lớp 5 và chất lượng học tập bài thể dục phát triển chung của
học sinh và rút ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Từ đó, tìm ra biện pháp
nâng cao chất lượng dạy và học
bài thể dục phát triển chung lớp 5 nói riêng và môn Thể dục lớp 5 nói
chung.
+ Nội dung 1: Tìm hiểu sự yêu thích học bài thể dục phát triển chung của học
sinh.
 Tiêu chí đánh giá:
Học sinh thích học bài thể dục phát triển chung.
Học sinh không thích học bài thể dục phát triển chung.
Học sinh còn phân vân chưa thể hiện rõ quan điểm.
 Hình thức khảo sát: Thông qua phiếu khảo sát tìm hiểu sự yêu thích
của học sinh khi học bài thể dục phát triển chung bằng cách đánh dấu x vào ô
trống tương ứng.
 Kết quả khảo sát:

LớpTổng số HSHọc sinh thích học bài
TD phát triển chung
Học sinh không
thích học bài TD
phát triển chung
Học sinh còn phân vân
(Chưa thể hiện rõ
quan điểm)
Số lượngTỉ lệ %Số lượngTỉ lệ %Số lượngTỉ lệ %
5D351131,4%2160%38,6%
5E351234,3%1954,3%411,4%

7
+ Nội dung 2: Khảo sát chất lượng học tập bài thể dục phát triển chung.
 Tiêu chí đánh giá:
Thực hiện đúng kĩ thuật động tác, đếm nhịp to, rõ ràng, đúng tốc độ, đúng
thứ tự và đủ các động tác trong bài: Hoàn thành tốt
Thực hiện cơ bản đúng từ 5-8 động tác trong bài: Hoàn thành
Thực hiện cơ bản đúng dưới 5 động tác: Chưa hoàn thành
 Hình thức khảo sát: Học sinh thực hiện bài thể dục phát triển chung
 Kết quả khảo sát:
Nhận xét: Qua 2 bảng khảo sát trên ta thấy:
– Với cùng giáo viên dạy với đối tượng học sinh hai lớp có trình độ tương
đương, môi trường học tập, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng
dạy học như nhau. Kết quả khảo sát của 2 lớp tương đối đồng đều.
– Nhiều học sinh chưa hứng thú, không yêu thích học bài thể dục phát
triển chung.
– Nhiều học sinh thuộc bài thể dục phát triển chung đạt mức hoàn thành,
nhưng các em lại mắc nhiều lỗi kĩ thuật như:
+ Học sinh chưa thực hiện đúng phương hướng, biên độ động tác, khi tập
luyện các em thiếu sự căng cơ cần thiết của các bộ phận cơ thể.
+ Còn nhiều học sinh chưa tập đúng tốc độ động tác, đặc biệt ở những
động tác khó. Khi đếm nhịp, nhiều em còn rụt rè đếm nhịp bé hoặc không đúng
tốc độ.
– Tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt nội dung học tập bài thể dục phát triển
chung còn thấp.

LớpTổng số HSHoàn thành tốt
(Tập đúng kĩ thuật 8 động
tác, đếm nhịp to, rõ ràng)
Hoàn thành
( Tập cơ bản đúng từ
5-8 động tác)
Chưa hoàn thành
(Tập cơ bản đúng dưới
5 động tác)
Số lượngTỉ lệ %Số lượngTỉ lệ %Số lượngTỉ lệ %
5D351028,6%2365,7%25,7%
5E351131,4%2262,9%25,7%

8
Trước thực tế trên, làm thế nào để nâng cao chất lượng cho học sinh học
tập và yêu thích nội dung học tập bài Thể dục phát triển chung ở lớp 5, tôi đã đi
sâu tìm hiểu cụ thể nguyên nhân của từng nội dung thực trạng trên.
* Nguyên nhân
Một số cha mẹ học sinh nhận thức chưa đầy đủ và có tư tưởng xem trọng
các môn văn hóa như môn tiếng Việt, môn Toán; chưa hiểu hết tầm quan trọng
của bộ môn Thể dục; chưa nhận thức được ý nghĩa, tác dụng của việc tập luyện
thể dục thể thao đối với sự phát triển tầm vóc và tăng cường sức khoẻ đối với
con em mình. Chính vì thế, họ chưa quan tâm, nhắc nhở, động viên các em tích
cực trong quá trình học tập ở trường cũng như việc luyện tập ứng dụng bài học ở
nhà.
Giáo viên khi tổ chức các hoạt động học tập chưa áp dụng linh hoạt các
biện pháp dạy học tích cực để tạo cho học sinh sự say mê, yêu thích môn học.
Bài thể dục phát triển chung các động tác, khẩu lệnh mang tính chất
mệnh lệnh, khô khan gò bó, không tạo sự hấp dẫn thu hút học sinh tập trung học
tập.
Học sinh chưa hứng thú với nội dung bài thể dục phát triển chung. Không
khí tiết học chưa sinh động, học sinh học tập thụ động, chưa tích cực, chưa chủ
động khám phá kiến thức và tập luyện.
Môn học không có sách giáo khoa nên còn khó khăn đối với một số học
sinh trong việc tìm hiểu bài và ôn lại các động tác khi cần thiết.
Vậy việc nâng cao chất lượng môn Thể dục nói chung và bài thể dục phát
triển chung lớp 5 nói riêng là điều mà mỗi giáo viên thể dục cần suy ngẫm, làm
thế nào để bộ môn này phát triển ngày một rộng rãi hơn, được học sinh yêu thích
nhiều hơn và đạt kết quả cao hơn.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Từ những thực trạng nêu trên, ngay từ đầu năm học 2020-2021 tôi đã suy
nghĩ và tìm ra một số biện pháp bước đầu áp dụng thành công trong việc dạy
học bài thể dục phát triển chung lớp 5.
Tôi chọn lớp 5D làm lớp thực nghiệm. Trong quá trình giảng dạy bài thể
dục phát triển chung, tôi áp dụng “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và
học bài thể dục phát triển chung lớp 5” thiết kế bài theo hướng phát huy phẩm
chất năng lực học sinh, sử dụng các phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học
để tạo hứng thú cho học sinh để thực nghiệm.
9
Chọn lớp 5E làm lớp đối chứng. Lớp này tôi không áp dụng “Biện pháp
nâng cao chất lượng dạy và học bài thể dục phát triển chung lớp 5” chỉ dạy theo
các phương pháp và hình thức giảng dạy thông thường như hướng dẫn trong
sách giáo viên xuất bản năm 2012.
Để nâng cao chất lượng bài thể dục phát triển chung, đòi hỏi người giáo
viên phải linh hoạt trong việc phối kết hợp các phương pháp và hình thức kĩ
thuật dạy học tích cực. Để giải quyết những khó khăn, thực trạng nêu trên, tôi đã
áp dụng các biện pháp đối với lớp thực nghiệm như sau:
2.1. Rèn kĩ năng thực hiện đúng phương hướng biên độ động tác
Để giúp học sinh hình thành thói quen thực hiện đúng phương hướng biên
độ các động tác, trước tiên giáo viên phải hình thành cho các em kiến thức đúng
ngay từ ban đầu đối với các động tác cơ bản của tay và của chân bằng cách cho
các em luyện tập các bài tập bổ trợ sau:
Bài 1: Tư thế vận động của tay gồm các động tác:
+ Động tác hai tay thẳng phía trước
+ Động tác hai tay dang ngang
+ Động tác hai tay thẳng trên cao
+ Động tác hai tay chếch chữ V trên cao
Giáo viên hướng dẫn học sinh tập riêng lẻ từng động tác và hướng dẫn tỉ
mỉ về tư thế, biên độ của tay: tay thực hiện phải có sự căng cơ cần thiết, đủ lực,
khuỷu tay, cổ tay luôn thẳng, các ngón tay phải khép vào nhau và phối hợp nhịp
nhàng giữa hướng nhìn, tư thế của đầu và vận động của tay.
Bài 2: Tư thế vận động của chân
+ Bài 1: Chân đưa ra trước
+ Bài 2: Chân đưa sang ngang
+ Bài 3: Chân đưa ra sau
Khi thực hiện từng động tác, phải duỗi thẳng chân, cổ chân, không thực
hiện quá nhanh nếu không sẽ bị mất thăng bằng do chuyển trọng tâm cơ thể không
hợp lí.
2.2. Rèn kĩ năng đếm nhịp (hô nhịp)
Để thực hiện bài thể dục đúng đẹp thì cần đếm nhịp đúng tốc độ, đếm
nhịp to, rõ ràng dứt khoát. Vì vậy khi bắt đầu học một động tác mới, giáo viên
10
cần hướng dẫn cho học sinh biết với động tác này thì cầm đếm nhịp với tốc độ
nào, chậm, trung bình hay nhanh, giọng đếm nhịp phải thể hiện ra sao như:
+ Động tác: Vươn thở, Điều hoà nhịp hô phải chậm.
+ Động tác: Chân, lưng bụng, toàn thân nhịp hô phải trung bình.
+ Động tác: Tay, nhảy nhịp hô hơi nhanh
Sau đó, giáo viên làm mẫu cách đếm nhịp cho học sinh nghe và cho các
em đếm nhịp theo giáo viên, khi các em đã nắm được cách đếm nhịp, giáo viên
tổ chức cho các em luyện đếm nhịp theo cặp đôi, theo nhóm để các em có thể
học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau.
Trong quá trình thực hiện các động tác, yêu cầu học sinh hô nhịp cùng
giáo viên hoặc cán sự lớp nhằm bồi dưỡng thường xuyên kĩ năng đếm nhịp của
học sinh.
2.3. Rèn kĩ năng thực hiện đúng tốc độ động tác
– Để các em thực hiện động tác đúng tốc độ, tôi yêu cầu các em phải thực
hiện động tác đúng với nhịp đếm, không thực hiện nhanh hơn hay chậm hơn
nhịp đếm, cụ thể:
+ Cho các em thực hiện từng nhịp riêng lẻ theo nhịp đếm của giáo viên,
trước tiên giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện động tác theo nhịp đếm một nhịp
một với các tốc độ khác nhau sau đó giữ nguyên động tác ở nhịp đó, rồi thực
hiện động tác với 2-3 nhịp đếm, thực hiện bài tập lặp lại nhiều lần như vậy với
tất cả các tư thế cơ bản nhằm rèn cho các em thói quen tập đúng nhịp đếm dù
nhịp đếm là nhanh hay chậm.
2.4. Biện pháp “Phân tích làm mẫu của giáo viên và bồi dưỡng đội
ngũ cán sự lớp”
* Bồi dưỡng đội ngũ cán sự lớp
Dạy học phát huy phẩm chất và năng lực cho học sinh đang là cái đích mà
chương trình giáo dục phổ thông mới đang hướng tới. Thực tế đã cho thấy nếu trong
lớp có được đội ngũ cán sự thể dục làm tốt vai trò của mình thì nề nếp cũng như việc
thực hiện các hoạt động trong giờ học của lớp đó tốt hơn hẳn. Đối với bài thể dục
phát triển chung các con cũng nhanh chóng thuộc bài và tập đều đẹp hơn.
Vì vậy phát huy vai trò của đội ngũ cán sự thể dục vừa là cánh tay nối dài
của giáo viên, vừa tạo điều kiện cho các em có cơ hội để thể hiện bản thân, để tự
tin, mạnh dạn và sáng tạo.
11
– Mục tiêu: Phát huy tính tích cực của người học, giúp cho học sinh tiếp
thu kiến thức tốt nhất, hình thành tích tích cực tự giác tập luyện, biết hợp tác,
chia sẻ và giúp đỡ bạn bè trong tập luyện, đặc biệt trong hoạt động học tập theo
nhóm.
– Cách thực hiện: Ngay từ đầu năm học giáo viên tiến hành lựa chọn
những em có trình độ thể lực tốt, tiếp thu động tác nhanh, chính xác, có khả
năng bao quát và quan sát tốt, tích cực gương mẫu trong học tập, có uy tín trong tổ
làm cán sự nhóm.
– Ban cán sự gồm: 1 lớp trưởng, mỗi tổ chọn một tổ trưởng và một tổ phó.
– Nhiệm vụ ban cán sự:
+ Lớp trưởng hỗ trợ điều khiển hoạt động học cả lớp, có trách nhiệm đôn
đốc, giúp đỡ các bạn trong lớp tập luyện.
+ Tổ trưởng, tổ phó điều khiển hoạt động của nhóm, có trách nhiệm đôn
đốc, giúp đỡ các bạn trong nhóm tập luyện.
– Cách thức đào tạo ban cán sự: Giáo viên hướng dẫn các em cán sự
cách tổ chức quản lý khi tập luyện nhóm, các bước học tập khi hoạt động
nhóm, biết phát hiện những lỗi sai của từng động tác và biết giúp đỡ bạn sửa
sai hoặc báo cáo với giáo viên để sửa sai kịp thời.
* “Giáo viên phân tích và làm mẫu động tác”
12
Như chúng ta đã biết, trẻ nhỏ là bậc thầy trong việc bắt chước, cách
thu hút tốt nhất với học sinh là tạo cho các con sự ngạc nhiên, thích thú và
mong muốn đạt được điều các con đang tận mắt thấy. Vì vậy ngoài việc
khai thác triệt để bộ tranh, các video về bài thể dục phát triển chung, giáo
viên chính là tấm gương, là bức tranh chân thật nhất, sống động nhất giúp
các con hình dung chính xác nhất về động tác.
Phương pháp này ưu tiên sử dụng cho những bài học có động tác
mới, đặc biệt là những động tác khó như động tác chân ở bài 17, động tác
toàn thân ở bài 21, động tác thăng bằng ở bài 25.
– Yêu cầu khi làm mẫu: Giáo viên làm mẫu động tác phải đạt yêu cầu
chính xác, đẹp, đúng kỹ thuật, vì những động tác ban đầu dễ gây ấn tượng sâu
trong trí nhớ các em.
– Yêu cầu khi phân tích: Giáo viên phải phân tích tỉ mỉ từng nhịp, cần nói
ngắn gọn sao cho học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu, nắm được kỹ thuật từng nhịp của
động tác, tạo điều kiện cho học sinh tiếp nhận bài tập chính xác về mặt kỹ thuật,
đồng thời giúp học sinh nhớ và khắc sâu để từ đó hình thành biểu tượng chung
về động tác.
Giáo viên tập mẫu động tác “Thăng bằng” của bài thể dục phát triển chung
2.5. Biện pháp “Tạo hứng thú học tập cho học sinh”
Để học sinh có thể chủ động lĩnh hội, khám phá và chiếm lĩnh kiến thức,
giáo viên phải thường xuyên có những biện pháp kích thích học sinh, tạo hứng
13
thú học tập cho học sinh. Đây là biện pháp có vai trò rất quan trọng trong quá
trình dạy học các môn học trong nhà trường nói chung, trong giảng dạy môn Thể
dục nói riêng.
Bởi vì, học tập hay làm bất kỳ một công việc gì mà không có sự yêu thích
không có hứng thú thì không thể đem lại kết quả cao được. Khi học sinh đã có
sự say mê, yêu thích môn học thì các con sẽ hình thành được tính tự giác, tích
cực trong học tập cũng như luôn có sự hào hứng, sôi nổi và chờ đợi mỗi khi có
tiết học thể dục. Để tạo được hứng thú học tập cho học sinh, tôi áp dụng những
việc làm sau:
– Tạo không khí vui vẻ, thoải mái, không áp lực cho học sinh ngay từ đầu
giờ học thông qua trò chơi, kể chuyện, vận động theo nhạc
+ Bước vào lớp, giáo viên phải thể hiện được nét mặt niềm nở, tươi cười, tạo
cho học sinh tâm lí thoải mái, không căng thẳng, sợ sệt tạo tiền đề tốt nhất cho học
sinh bước vào các hoạt động học tập và rèn luyện.
+ Hoạt động mở đầu là hoạt động đầu tiên có giá trị tiên quyết, quyết định
hiệu quả của giờ dạy. Vì vậy tôi thường tổ chức cho học sinh hát múa hoặc nhảy các
bài dân vũ trên nền nhạc mà các em yêu thích, kể một mẩu chuyện hài hước, kể
chuyện về các vận động viên tài năng hoặc thế hệ học sinh đã đạt được được thành
tích cao của nhà trường những năm học trước với học sinh để thu hút sự chú ý và tạo
tâm thế phấn khởi trước khi bước vào phần cơ bản.
+ Trò chơi cũng được tôi ưu tiên sử dụng. Các trò chơi trong phần này
chủ yếu là những trò chơi tập thể nhẹ nhàng, dễ làm, dễ nhớ không mang tính thi
đua quá cao để tránh mất thời gian như: Trò chơi “Hộp quà bí mật”, “Kết bạn”,
“Xì điện”, “Tìm người chỉ huy”, “Rồng rắn lên mây” và rất nhiều các trò chơi
khác.
Tùy từng nội dung bài học tôi lựa chọn phương pháp tạo hứng thú cho
học sinh đầu giờ học một cách khác nhau, song cần tránh dập khuôn máy móc
hay lặp lại tạo sự nhàm chán.
Bài 16: Hoạt động mở đầu tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Hộp quà
bí mật”; Bài 18: Hoạt động mở đầu cho học sinh vận động trên nền nhạc bài
“Hân hoan em đến trường”; Bài 19: Hoạt động mở đầu, giáo viên cùng học sinh
vận động trên nền nhạc bài Doraemon, Bài 27: Hoạt động mở đầu tổ chức cho
học sinh chơi trò “Kết bạn”.
14
– Sử dụng âm nhạc, công cụ hỗ trợ trong tập luyện
Âm nhạc luôn là nguồn cảm hứng bất tận đối với con người, âm nhạc
mang đến cho chúng ta không khí vui tươi và thư thái. Nắm bắt được điều này,
tôi đã ưu tiên đưa âm nhạc vào trong các giờ học để mang lại cảm giác tươi mới
cũng như tinh thần hưng phấn học tập cho học sinh, cụ thể như:
+ Ở hoạt động khởi động, tôi thường bắt đầu bằng việc cùng học sinh vận
động và khởi động trên nền những bài hát vui tươi phù hợp lứa tuổi học sinh như
bài hát: Khỏe vì nước, Bài ca đi học, Tiếng chuông và ngọn cờ, Con cào cào,
Thật đáng yêu, Khăn quàng thắp sáng bình minh, Đội kèn tí hon,.. Hoặc những
nền nhạc đang thịnh hành thu hút giới trẻ như Pokemon go, Baby shark, hay các
bài nhạc trong chương trình tuổi trẻ học đường phòng tránh covid…
15
+ Những tiết có nội dung ôn luyện bài thể dục phát triển chung, tôi sử
dụng âm nhạc để tạo nền cho quá trình ôn luyện bài thể dục phát triển chung làm
cho các giờ học thể dục không còn khô cứng mà trở nên nhẹ nhàng, giúp các em
tập luyện sôi nổi hơn.
Bước đầu khi các con chưa quen, tôi kết hợp với nhịp hô, hiệu lệnh còi,
kết hợp từ ít đến nhiều động tác trong một bài nhạc. Tôi lựa chọn những bài hát
gần gũi, phù hợp lứa tuổi học sinh như: Trái đất này là của chúng mình, Đi ta đi
lên, Con cào cào, Em yêu trường em.
Ngoài việc sử dụng âm nhạc trong phần đầu tạo hứng thú, hay làm nhạc
nền cho bài thể dục, tôi còn sử dụng âm nhạc để thả lỏng khi kết thúc bài học để
tạo trạng thái tâm lý thoải mái nhất, tốt nhất để các con không cảm thấy mệt mỏi
căng thẳng, tiếp tục mong chờ các giờ học tiếp theo. Các bài nhạc được ưu tiên
lựa chọn là các bài nhạc không lời kinh điển, nhạc thiền, nhạc yoga có giai điệu
du dương đi vào lòng người.
Giáo viên cùng học sinh thả lỏng dưới nền nhạc bài Titanic
+ Bên cạnh đó, tôi còn phát động và hướng dẫn học sinh làm hoa cài tay,
cờ cầm tay, sử dụng để thực hiện các động tác thể dục sẽ tạo được hiệu ứng
đồng đều, đẹp mắt hơn, kích thích các em tích cực tự giác tập luyện hơn.
Bài 23: Động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân – Trò chơi “Ai
nhanh và khéo hơn”, Bài 28: Ôn bài thể dục phát triển chung – Trò chơi “Thăng
bằng”; giáo viên sử dụng nền nhạc bài hát “Đi ta đi lên” cho học sinh tập luyện
ôn lại các động tác của bài thể dục phát triển chung.
16
Học sinh tập bài thể dục kết hợp với hoa, cờ cài tay
– Phối hợp linh hoạt nhiều phương pháp và hình thức luyện tập
Trong giờ học để tránh tình trạng nhàm chán, tôi tổ chức cho học sinh tập
luyện với nhiều hình thức khác nhau: Tập cá nhân, tập theo cặp đôi, tập theo
nhóm, tập theo cả lớp. Thay đổi cách chia nhóm theo nhiều hình thức khác nhau
để tạo hứng thú cho học sinh tích cực trong hoạt động nhóm.
Trong quá trình luyện tập tập thể, không nhất thiết lúc nào cũng cho học
sinh tập luyện theo đội hình 3-4 hàng ngang mà phải thường xuyên thay đổi theo
các đội hình khác nhau để tạo hứng thú cho học sinh: Đội hình vòng tròn, hình
vuông, đội hình đồng diễn,…
Học sinh tập luyện theo đội hình đồng diễn và đội hình vòng tròn
17
Học sinh tập luyện theo đội hình hàng ngang
– Sử dụng trò chơi học tập vào các bài ôn tập
Nghiên cứu cho thấy, trò chơi học tập có khả năng kích thích hứng thú và
trí tưởng tượng của trẻ em, kích thích sự phát triển trí tuệ của các em.
Như vậy nếu giáo viên biết chọn và tổ chức các trò chơi hợp lý với nội
dung bài học sẽ giúp bổ trợ các kiến thức tốt hơn. Ở những bài ôn tập, ngoài hình
thức tập luyện thông thường, để ôn lại động tác bài thể dục phát triển chung tôi còn
cho các em ôn lại kiến thức bằng cách áp dụng trò chơi học tập để giúp các em dễ
ghi nhớ kiến thức bài học hơn. Đồng thời tạo được không khí vui tươi trong giờ
học, giờ học không còn nặng nề, gượng ép, từ đó sẽ truyền cảm hứng và nảy
sinh sự yêu thích môn học ở các em.
18
Một số trò chơi học tập tôi thường áp dụng như: “Đuổi hình bắt chữ”,
“Tìm đúng số”, “Nghe miêu tả đọc đúng tên”, “Hái hoa dân chủ”, “Nặn tượng”
và nhiều trò chơi học tập khác với mục đích giúp các em củng cố và ghi nhớ các
động tác tốt nhất mà không bị gượng ép, căng thẳng.
Học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi khi chơi trò “Tìm đúng số”
– Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
Công nghệ thông tin ngày càng được ưu tiên sử dụng trong dạy học, cả
môn Thể dục cũng không ngoại lệ. Mặt khác, học sinh tiểu học rất thích xem
tranh, ảnh, tivi, nên ngoài khoảng thời gian tập luyện trên sân thì tôi còn tổ chức
cho các em được xem các đoạn video về động tác mẫu, đặc biệt là những động
tác khó, tôi tiến hành tua chậm kết hợp với phân tích để các em ghi nhớ và nắm
bắt được kĩ thuật động tác tốt nhất. Hoặc cho các em xem những động tác do
chính các em thực hiện trong giờ học mà tôi ghi lại sẽ được trình chiếu trước lớp
để các em nhìn nhận rút kinh nghiệm cho bản thân.
Điều này làm cho các em rất thích thú, các em đều muốn được cô giáo ghi
hình và phát lại video trước lớp nên trong các buổi học các em tập luyện tích cực
hơn, động tác chuẩn chỉ hơn.
Đặc biệt trong thời gian dịch bệnh covid hoành hành, việc tập luyện thể
dục thể thao để nâng cao sức khỏe là rất cần thiết, tôi đã thực hiện, lập nhóm
zalo, quay video, tổ chức thi đua, khuấy động phong trào để cùng các em tập
luyện tại nhà, nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật tốt hơn.
19

Học sinh học Thể dục ngoại khóa trên
ứng dụng Room
Học sinh quay lại hoạt động tập luyện
ở nhà gửi qua nhóm Zalo

– Tăng cường kiểm tra, đánh giá; tổ chức cho học sinh thi đua, động
viên, khuyến khích học sinh kịp thời.
Ngoài việc kiểm tra, đánh giá học sinh theo Thông tư 22/TT-BGDĐT
ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, giáo viên còn
đánh giá học sinh bằng hình thức: quay video các động tác học sinh tập luyện
trong giờ học và tiến hành trình chiếu cho cả lớp cùng xem, cùng đánh giá nhận
xét bản thân và đánh giá bạn. Từ đó các em rất hào hứng, tích cực và nghiêm túc
trong quá trình tập luyện.
Một phần không thể thiếu trong mỗi tiết học thể dục đó chính là tổ chức
cho học sinh thi đua giữa các tổ, nhóm trong lớp, tổ chức cho các em thi đua
dưới nhiều hình thức khác nhau: khi thì từng tổ lên tập cả bài thể dục, khi thì các
tổ tập nối tiếp nhau, khi thì các tổ tập dưới hình thức thách đố, đồng diễn. Từ đó
tạo ra sự quyết tâm, tích cực tập luyện của mỗi cá nhân học sinh.
Bên cạnh đó, giáo viên còn phối kết hợp với phụ huynh học sinh cùng
tham gia đánh giá, khuyến khích các em tập luyện ở nhà thông qua nhóm zalo
với sự tham gia của các phụ huynh trong lớp. Từ đó, lan tỏa tới các bậc phụ
huynh tinh thần rèn luyện thể dục thể thao cùng con em tại gia đình.
Vào cuối tuần, sau khi học xong các Bài 18, bài 20, bài 22, bài 26, bài 28,
bài 30, giáo viên khuyến khích các con tập cùng người thân của mình ở nhà.
Trong khi tập luyện, mỗi học sinh sẽ quay lại video tập luyện theo yêu cầu của
20
giáo viên và gửi vào Zalo nhóm. Học sinh cùng giáo viên đ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay