dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Nâng cao hiệu quả hoạt động khởi động trong chương trình Giáo dục công dân lớp 11

SKKN Nâng cao hiệu quả hoạt động khởi động trong chương trình Giáo dục công dân lớp 11

Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
3
Trong dạy học nói chung, dạy học môn Giáo dục công dân nói riêng, tiến
trình dạy học bao gồm nhiều hoạt động, mà khởi động chính là bước đầu tiên, có
ý nghĩa mở đường. Hoạt động khởi động là công việc tạo tâm thế nhập cuộc cho
học sinh, mục đích kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh với bài
học. Hoạt động này nhằm giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng,
kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới;
kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tạo tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
Vậy tại sao cần phải khởi động? Bởi lẽ, việc hình thành kiến thức mới bao giờ
cũng dựa trên những kinh nghiệm đã có trước đó của người học. Hoạt động khởi
động giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những
vấn đề có liên quan đến nội dung của bài học, từ đó giúp người học huy động
vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới.
Bước khởi đầu của bài học còn có tác dụng tạo không khí và nêu lên tình huống
có vấn đề cũng như nhiệm vụ trọng tâm của bài học, nhờ đó mà kích thích được
hứng thú và ham muốn đi tìm chân lí của học sinh. Không chỉ có ý nghĩa với
người học, việc tổ chức tốt hoạt động khởi động trong tiến trình dạy học cũng là
cách để người dạy tạo hứng thú cho chính bản thân mình, để bắt vào bài mới
một cách tự nhiên, sinh động, thực hiện tốt những mục tiêu bài học đề ra. Trong
thực tế, những hình thức khởi động bài học hợp lí có thể cùng lúc đáp ứng được
nhiều mục đích khác nhau: vừa khiến học sinh hứng thú, vừa ổn định được lớp,
kiểm tra, ôn tập bài cũ, đồng thời tạo tiền đề cần thiết cho bài mới.
Xuất phát từ vai trò của hoạt động khởi động trong tiến trình dạy học nói
chung và trong dạy học môn Giáo dục công dân nói riêng, có thể thấy, việc thiết
kế hoạt động khởi động cho giờ học cần được giáo viên chú ý đầu tư công phu.
Trong phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm, tôi đưa ra một số kinh nghiệm
“Nâng cao hiệu quả hoạt động khởi động trong chương trình Giáo dục công
dân lớp 11.”
Phần II. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khởi động trong
chương trình Giáo dục công dân lớp 11.
4
2.1. Thực trạng về hoạt động khởi động trong các bài học của môn
Giáo dục công dân lớp 11.
Khởi động là một hoạt động bắt buộc, cần thiết trong tiến trình dạy học, tuy
nhiên trong thực tế giảng dạy môn Giáo dục công dân nói chung và môn Giáo
dục công dân lớp 11 nói riêng, nhiều giáo viên chưa thực hiện đúng và chưa hiệu
quả. Có giáo viên hoàn toàn bỏ qua, thậm chí không giới thiệu, dẫn dắt vào bài
mà bắt đầu ngay bằng việc truyền đạt kiến thức mới cho học sinh. Cũng có
những trường hợp giáo viên có ý thức xây dựng phần khởi động nhưng chưa đáp
ứng được yêu cầu. Đó là việc dẫn dắt bằng một vài câu giới thiệu tên bài học sơ
sài, đơn điệu, mang tính hình thức. Việc dẫn nhập, giới thiệu bằng phương pháp
thuyết trình như vậy đã tồn tại từ rất lâu, giáo viên giống như người “rót” những
kiến thức cần thiết vào “chiếc bình” là học sinh và hậu quả là thủ tiêu sự sáng
tạo, làm mất đi hứng thú khám phá chân lí của học trò. Đó là việc chỉ chú ý tạo
không khí sôi nổi cho giờ học bằng một số hình thức như tham gia trò chơi, xem
phim, nghe nhạc… mà không đưa ra được tình huống có vấn đề đề xuyên suốt
giờ học đề học sinh giải quyết, khiến cho học sinh chỉ hào hứng được mấy phút
đầu giờ học, càng về sau không khí càng trầm xuống, các hoạt động diễn ra rời
rạc, thiếu tính chỉnh thể. Hoặc có khi nêu được tình huống có vấn đề nhưng lại
chưa tạo được không khí cho giờ học, người dạy chỉ chăm chăm để đạt được
mục tiêu của bản thân qua giờ học mà không quan tâm tới cảm xúc của người
học khi tiếp nhận, dẫn tới hiện tượng học sinh bị gò ép, đối phó trong trạng thái
miễn cưỡng. Tất cả những điều đó đều có thể dẫn đến sự thất bại của chuỗi các
hoạt động dạy học tiếp theo.
Có thể nói, trong thực tế giảng dạy môn Giáo dục công dân ở bậc THPT,
vẫn còn hiện tượng nhiều giáo viên đánh giá chưa hết, chưa đủ vai trò của hoạt
động khởi động trong việc khơi mở, hướng dẫn học sinh tự học, tự mình khám
phá và chinh phục tri thức. Người dạy, do đó cũng chưa tận dụng được những
ưu thế của hoạt động này trong việc tổ chức cho học sinh học tập để nâng cao
hiệu quả dạy học.
2.2. Giải pháp chung
5
Xuất phát từ vai trò của hoạt động khởi động và thực trạng nêu trên, để thiết
kế hoạt động khởi động cho chương trình Giáo dục công dân lớp 11, người giáo
viên cần phải:
2.2.1. Sự cần thiết của hoạt động khởi động và một số hình thức khởi
động hiệu quả cho môn Giáo dục công dân
2.2.1.1. Yêu cầu của hoạt động khởi động
Trong một tiết học người dạy không thể dành quá nhiều thời gian cho hoạt
động khởi động. Vậy nên, yêu cầu đầu tiên của phần khởi động là cần ngắn gọn,
nêu ra được tình huống có vấn đề, cũng là nhiệm vụ xuyên suốt của giờ học để
học sinh giải quyết. Theo đó, người dạy phải hướng người học vào bài mới bằng
lời gọn ý sâu, lấy ít dẫn nhiều chứ không dài dòng, tùy tiện. Để đạt được yêu cầu
đó, đòi hỏi sự tinh luyện của nội dung, sự tinh tế của ngôn ngữ, sự sáng tạo
trong hình thức tổ chức. Tất cả hoà quyện thành phần khởi động đầy tự nhiên,
cuốn hút. Bên cạnh đó, hoạt động khởi động thường được tổ chức thông qua
hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp học sinh
hình thành năng lực hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thưc hiện
nhiệm vụ. Chuẩn bị phần khởi động như thế nào cho hiệu quả phải dựa vào nội
dung bài, đối tượng học sinh và cả điều kiện của giáo viên.
2.2.1.2. Một số hình thức khởi động hiệu quả cho giờ dạy môn Giáo dục
công dân
Có rất nhiều hình thức để tiến hành hoạt động khởi động cho giờ dạy môn
Giáo dục công dân, giáo viên có thể vận dụng linh hoạt hình thức phù hợp, hiệu
quả với từng bài học và điều kiện cụ thể của hoạt động dạy học.
– Khởi động bằng cách nêu câu hỏi, bài tập: Trong mỗi bài học, hoạt động
khởi động thường gồm 1-3 câu hỏi, bài tập. Các bài tập này thường là quan sát
tranh/ảnh để trao đổi với nhau về một vấn đề nào đó có liên quan đến bài học.
Cũng có một số bài tập không sử dụng tranh/ảnh mà trực tiếp ôn lại kiến thức đã
học ở cấp/lớp dưới, nhưng thiết kế dưới dạng nhiệm vụ kết nối hoặc những câu
hỏi. Các câu hỏi/bài tập ở hoạt động khởi động không nên mang nặng tính lí
6
thuyết mà cần huy động những kinh nghiệm thực tiễn có liên quan đến nội dung
bài học để tạo sự hứng thú và suy nghĩ tích cực cho người học.
– Khởi động bằng một số cuộc thi, ví dụ thi kể chuyện, hát về chủ đề liên
quan đến bài học. Việc làm này nhằm tạo ra không khí sôi nổi, hứng thú trước
khi tiến hành học bài mới. Nhiệm vụ đặt ra nên gần gũi với đời sống mà học
sinh dễ cảm nhận và đã có ít nhiều những hiểu biết ban đầu về chúng.
– Khởi động bằng việc tổ chức trò chơi: Giờ học môn Giáo dục công dân
thường trầm lắng, học sinh ngồi nghe thụ động – đây là định kiến của không ít
người khi nghĩ về một giờ Giáo dục công dân. Do đó, việc tổ chức một số trò
chơi trong hoạt động khởi động sẽ giúp tạo ra sự sôi nổi, hào hứng cho học sinh
khi vào bài học mới. Các trò chơi này cũng có nội dung gắn với mỗi bài học, tạo
điều kiện cho học sinh có thể huy động được kiến thức đã học để giải quyết, qua
đó giúp học sinh phát hiện vấn đề, kết nối được với nhu cầu học bài mới để giải
quyết vấn đề đã phát hiện.
+ Trò chơi giải ô chữ: Giáo viên chuẩn bị ô chữ trống, học sinh chia ra là
các đội, nhiệm vụ của từng đội là mở các ô chữ hàng ngang để tìm ra từ khóa
hàng dọc. Điểm của từng đội căn cứ vào câu trả lời (đúng/sai) và thời gian đưa
ra câu trả lời đúng.
+ Trò chơi cướp cờ: Giáo viên chuẩn bị nhiều thẻ từ khóa bày ra. Học sinh
chia làm nhiều đội. Giáo viên đọc câu hỏi và phát hiệu lệnh. Đại diện các đội
chạy lên cướp từ khóa là đáp án của câu hỏi. Sau một số câu hỏi nhất định đội
nào có nhiều thẻ đáp án nhất thì đội đó thắng.
+ Trò chơi Domino: Trò chơi này lấy ý tưởng từ các thanh domino. Nhưng
thay vì nối số chấm, giáo viên tạo ra những thanh domino nối câu hỏi – câu trả
lời tương ứng. Thông qua việc nối các thanh Domino, học sinh có thể ôn lại kiến
thức cũ đồng thời khám phá kiến thức mới.
+ Trò chơi giải mật thư: Giáo viên giao cho học sinh tự tổ chức, chuẩn bị
bài tập, câu đố… để làm thành mật thư. Mỗi nhóm phụ trách một chặng. Học
sinh nào giải được tất cả các mật thư thì sẽ chiến thắng. Trò chơi này phù hợp để
7
tổ chức tiết ôn tập, có thể tích hợp với phương pháp nhóm chuyên gia (mỗi
nhóm phụ trách mật thư là một nhóm chuyên gia)
+ Chơi xác định tiến trình: Giáo viên đưa ra một danh sách tiến trình bị sắp
xếp lộn xộn đánh số thứ tự. Giáo viên phát cho học sinh các thẻ số, trong thời
gian quy định học sinh phải chạy lên bảng dán các thẻ số (ứng với các bước bị
sắp xếp lộn xộn) thành trình tự đúng.
+ Trò chơi chuyền banh theo nhạc: Giáo viên đặt câu hỏi rồi mở một đoạn
nhạc. Trong khi nhạc chơi học sinh chuyền 1 đồ vật cho nhau (banh, thú
bông…). Nhạc tắt đồ vật ở trong tay học sinh nào thì học sinh đó trả lời. Trò
chơi đơn giản nhưng cực kì nào động vui vẻ.
+ Trò chơi xem clip tìm thông tin: Giáo viên cho học sinh xem clip (nhạc,
kịch ngắn…), tìm những từ khóa liên quan đến nội dung bài học. Sau trò chơi ai
trả lời đủ hết thì chiến thắng.
2.2.2. Căn cứ vào đặc trưng của môn Giáo dục công dân lớp 11
Một trong những căn cứ quan trọng để thiết kế hoạt động khởi động là căn
cứ vào đặc trưng của từng chủ đề trong môn học là Công dân với kinh tế và chủ
đề Công dân với các vấn đề chính trị -xã hội. Để thiết kế tốt hoạt động khởi
động cho giáo viên cần nắm vững đặc trưng của hai chủ đề này.
Chủ đề Công dân với kinh tế cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản
về một số phạm trù, quy luật kinh tế và phương hướng phát triển kinh tế ở nước
ta. Trên cơ sở đó giúp học sinh xác định phương hướng học tập, lựa chọn ngành
nghề hoặc các lĩnh vực hoạt động khác khi ra trường.
Chủ đề Công dân với các vấn đề chính trị xã hội giúp học sinh có những
hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa xã hội và một số chính sách quan trọng của Đảng
và Nhà nước để học sinh có thể xác định được trách nhiêm công dân đối với xây
dựng và bảo vệ tổ quốc.
2.2.3. Nắm được nguyên tắc sắp xếp các bài học trong sách giáo khoa
8
Ngoài việc nắm vững đặc trưng của từng chủ đề, giáo viên còn phải trả lời
được câu hỏi: Yêu cầu, mục tiêu của chủ đề đó. Trả lời được câu hỏi, giáo viên
sẽ tìm ra được tình huống có vấn đề để học sinh giải quyết.
Bên cạnh đó, việc sắp xếp các đơn vị bài học trong sách giáo khoa môn
Giáo dục công dân lớp 11. Có những vấn đề học sinh đã được tìm hiểu ở các
môn học khác, lại tiếp tục tìm hiểu ở môn Giáo dục công dân. Giáo viên cần dựa
trên những điều học sinh đã biết mà đặt học sinh vào vấn đề mới để giải quyết.
2.2.4. Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng bài học
Muốn xác định mục tiêu trọng tâm, xuyên suốt giờ học, người dạy cần căn
cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng bài học cụ thể. Chuẩn kiến thức, kĩ
năng được chi tiết hoá, tường minh hoá bằng các yêu cầu cụ thể, rõ ràng, đó là
những yêu cầu có tính tối thiểu, nhằm đảm bảo mọi học sinh cần phải và có thể
đạt được. Kiến thức, kĩ năng: phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ học
sinh ở các mức độ, từ đơn giản đến phức tạp, bao hàm các mức độ khác nhau
của nhận thức.
2.3. Giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả của hoạt động khởi động trong
môn Giáo dục công dân lớp 11
Từ những căn cứ nói trên, chúng tôi thiết kế hoạt động khởi động cho các
chủ đề trong chương trình môn Giáo dục công dân lớp 11. Những phần khởi
động có sử dụng video, clip âm thanh, chúng tôi tập hợp trong đĩa CD kèm theo
sáng kiến kinh nghiệm.
2.3.1. Thiết kế hoạt động khởi động cho chủ đề Công dân với kinh tế.
Bài 1. Công dân với sự phát triển kinh tế
Xuất phát từ mục tiêu của bài học, học sinh phải nắm được khái niệm sản
xuất của cải vật chất; vai trò quyết định của sản xuất của cải vật chất đối với đời
sống xã hội; các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và mối quan hệ giữa
chúng. Hiểu được phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế. Từ đó, các
em tích cực tham gia xây dựng kinh tế gia đình, địa phương. Đồng thời nỗ lực
học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản thân, góp phần xây dựng kinh
tế đất nước.
9
Đây là bài học đầu tiên trong chương trình Giáo dục công dân lớp 11 nên
tôi lựa chọn các câu ca dao, tục ngữ, câu đố về sản xuất dễ hiểu, dễ nhớ để tạo
không khí nhẹ nhàng, thoải mái cho học sinh khi bước vào bài học. Qua đó, tôi
muốn khơi gợi tình yêu của học sinh đối với kho tàng ca dao tục ngữ của nước
ta. Vì thế tôi đã lựa chọn hình thức khởi động bằng trò chơi: ”Nông trại vui vẻ”.
Câu 1: Điền vào dấu ba chấm: “Nuôi ….ăn cơm nằm, nuôi … ăn cơm
đứng”
Đáp án: lợn, tằm
Câu 2: Câu tục ngữ nói về các yếu tố quan trọng trong trồng lúa nước?
Đáp án: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
Câu 3: Điền vào dấu ba chấm: … ruộng lạ, … ruộng quen
Đáp án: Khoai – mạ.
Câu 4: Câu tục ngữ nói về độ dài, ngắn của các ngày trong năm?

Đáp án:“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Câu 5: Con gì có cánh
Mà lại biết bơi
10
Ngày tắm ao sâu
Đêm về nằm ngủ?”
Đáp án: Con vịt
Câu 6: Câu tục ngữ nào nói lên vai trò của lương thực
Đáp án: “Có thực mới vực được đạo”
Bài 2: Hàng hóa- Tiền tệ- Thị trường
Thông qua khái niệm hàng hoá và hai thuộc tính của hàng hoá; nguồn gốc,
bản chất, chức năng của tiền tệ; khái niệm và chức năng của thị trường. Từ đó,
các em biết phân biệt giá trị với giả cả hàng hoá; nhận xét tình hình sản xuất và
tiêu thụ một số sản phẩm hàng hóa ở địa phương; coi trọng đúng mức vai trò của
hàng hoá, tiền tệ và sản xuất hàng hóa nên tôi đã chọn hai cách khởi động, Cách
1: Trò chơi “Ai là triệu phú” và cách 2 là trò chơi đoán ô chữ. Với hình thức
này, học sinh vô cùng hào hứng tham gia tạo không khí sôi nổi. Các em củng cố
lại kiến thức của bài trước với tâm thế chủ động chứ không phải bị động hay ép
buộc.
Cách 1: Dựa theo phiên bản chương trình “Ai là triệu phú” trên sóng
truyền hình tôi đã sử dụng phần mềm cắt ghép và tạo video, rồi lồng vào nội
dung là những câu hỏi của bài 1. Công dân với sự phát triển kinh tế. Hệ thống
câu hỏi có số lượng 15 câu hỏi về những nội dung liên quan đến kinh tế, sản
xuất của cải vật chất…đều là kiến thức các em đã được học.
Câu 1: Sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên
để tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình là
A. quá trình độc quyền. B. phương thức cạnh tranh
C. sản xuất của cải vật chất D. hoạt động thúc đẩy đầu cơ.
Câu 2: Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được
vận dụng vào quá trình sản xuất là
A. vốn đầu tư. B. bối cảnh xã hội

C. tư liệu sản xuất.
Câu 3: Tư liệu lao động được chia thành
D. sức lao động.

A. 2 loại. B. 5 loại. C. 4 loại. D. 3 loại
11

Câu 4:“ Trâu ơi ta bảo trâu này.
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.”
Con trâu trong câu ca dao tục ngữ nói đến yếu tố nào trong quá trình sản xuất ?
A. sức lao động.C. đối tượng lao động.

C. hệ thống bình chứa. D. tư liệu lao động.
Câu 5: Một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động
của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành
sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người là khái niệm
A. Tư liệu lao động. B. Công cụ lao động.
C. Đối tượng lao động. D. Sản xuất vật chất.
Câu 6: Xét đến cùng, toàn bộ sự vận động và phát triển của đời sống xã hội là
do yếu tố nào dưới đây quyết định?
A. Chế độ chính trị. B. Sản xuất vật chất.
C. Tư tưởng tôn giáo. D. Chính sách pháp luật.
Câu 7: Một trong những căn cứ cơ bản để phân biệt các thời đại kinh tế là
A. kết cấu hạ tầng. B. công cụ lao động.
C. đối tượng lao động. D. hệ thống bình chứa.
Câu 8: Quá trình lao động sản xuất là sự kết hợp giữa sức lao động với
A. cơ cấu kinh tế. B. đội ngũ nhân công.
C. kiến trúc thượng tầng. D. tư liệu sản xuất.
Câu 9: Khẳng định nào dưới đây không đúng về ý nghĩa của phát triển kinh tế
đối với cá nhân?
A. có điều kiện chăm sóc sức khỏe.
B. chắc chắn có việc làm và thu nhập ổn định.
C. khẳng định vị trí, tầm quan trọng của mình.
D. được đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần.
Câu 10: Trong sản xuất của cải vật chất, yếu tố quan trọng nhất của tư liệu lao
động là
A. sức lao động. B. đối tượng lao động.
C. công cụ lao động. D. người lao động
12
Câu 11: Yếu tố giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản
xuất của cải vật chất là
A. tư liệu lao động. B. đối tượng lao động.
C. công cụ lao động. D. sức lao động.
Câu 12: Vật nào dưới đây là đối tượng lao động của ngành công nghiệp dệt?
A. Máy dệt vải. B. Tủ đựng vải.
C. Kéo cắt vải. D. Sợi để dệt vải.
Câu 13: Sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá
trình sản xuất ra nó được gọi là
A. ổn định xã hội. B. tăng trưởng kinh tế.
C. ổn định sản xuất. D. phát triển kinh tế.
Câu 14: Đối tượng lao động được chia thành mấy loại?
A. 2 loại. B. 3 loại. C. 4 loại. D. 5 loại.
Câu 15: Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những
yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người là khái niệm
A. sản xuất của cải vật chất. B. hoạt động.
C. tác động. D. lao động.
Cách 2: Trò chơi ô chữ với 7 từ hàng ngang, tương ứng với 7 câu hỏi.
13
Câu 1: Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên làm
biến đổi những yếu tố của tự nhiên tạo ra… phù hợp với nhu cầu của mình.
Đáp án: Sản phẩm
Câu 2: Số lượng tiền niêm yết trên hàng hóa gọi là gì?
Đáp án: giá cả
Câu 3: Hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho các hàng
hóa khác gọi là hình thái gì?
Đáp án: Tiền tệ
Câu 4: Số lượng hàng hóa được bày bán trên thị trường được gọi là …
Đáp án: Cung
Câu 5: Nhà sản xuất cần phải đăng ký … để bảo vệ bản quyền của mình?
Đáp án: Nhãn hiệu
Câu 6: Hoạt động bản chất nhất của con người phân biệt với con vật là hoạt
động nào?
Đáp án: Lao động
Câu 7: Trong nền kinh tế của một nước xảy ra tình trạng đồng tiện bị mất giá
gọi là gì?
Đáp án: Lạm phát
Đáp án từ chìa khóa: Hàng hóa

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay