SKKN Một số kinh nghiệm tuyển chọn và huấn luyện nhảy cao lưng qua xà cho các vận động viên đổi tuyển học sinh giỏi TDTT các trường THPT
ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Nhảy cao thuộc nhóm các môn nhảy, là một trong những nội dung cơ bản của môn
Điền kinh. Sử dụng chủ yếu năng lực của bản thân thông qua một số hình thức vận
động phù hợp với luật quy định trong thi đấu nhằm vượt qua mức xà ở độ cao khác
nhau.
Đây là môn thể thao có lịch sử lâu đời và được phát triển rộng rãi. Đặc biệt là môn
thể thao được tổ chức học tập trong các nhà trường phổ thông, trong đó đối với cấp
học trung học phổ thông (THPT) nhảy cao là nội dung bắt buộc trong chương trình
học môn Thể Dục lớp 10, 11.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển kỹ thuật qua xà trong nhảy cao đã 5 lần
biến đổi. Ngày nay kỹ thuật nhảy cao lưng qua xà được coi là kỹ thuật hiện đại nhất
và giúp cho vận động viên ( VĐV) đạt được thành tích cao nhất.
Hải Hậu là một huyện ven biển phía nam của tỉnh Nam Định có truyền thống hiếu
học, có phong trào văn hóa – văn nghệ – thể dục thể thao phát triển mạnh mẽ, đóng
góp nhiều VĐV cho các đội tuyển quốc gia, tiêu biểu như VĐV Nguyễn Thị Mến –
môn Điền Kinh; Đinh Quang Linh – môn Bóng Bàn đã từng dành được HCV
Seagames, các VĐV này đều xuất thân từ phong trào thể dục thể thao học đường,
được phát hiện và bồi dưỡng thông qua các kỳ Hội khỏe Phù Đổng (HKPĐ) huyện
Hải Hậu, HKPĐ tỉnh Nam Định.
Trong những năm qua đội tuyển Thể dục thể thao (TDTT) của các trường THPT
huyện Hải Hậu khi tham gia các giải thể thao học sinh ngành Giáo dục và Đào tạo
tỉnh Nam Định cũng như các kỳ HKPĐ tỉnh Nam Định đều giành được thành tích tốt,
xếp ở tốp đầu các trường THPT trong toàn tỉnh. Thành tích đó có được là sự đóng
góp của nhiều nội dung, trong đó môn nhảy cao luôn được coi là thế mạnh của các
nhà trường.
Để nâng cao hơn nữa thành tích của các VĐV nhảy cao khi tham gia các giải thi đấu
thể thao học sinh do Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ
chức. Trong thời gian qua tôi đã nghiên cứu và áp dụng “Một số kinh nghiệm tuyển
2
chọn và huấn luyện nhảy cao lưng qua xà cho các VĐV đội tuyển học sinh giỏi TDTT
các trường THPT huyện Hải Hậu”.
Mục đích của sáng kiến này là góp phần làm cho phong trào tập luyện TDTT nói
chung và nội dung nhảy cao trong học sinh trong các trường THPT trên địa bàn
huyện Hải Hậu trở nên sôi nổi, thu hút được nhiều học sinh tích cực tham gia tập
luyện, rèn luyện sức khỏe, tăng cường thể chất…Đặc biệt việc áp dụng sáng kiến này
giúp cho bản thân và các đồng nghiệp tại các trường áp dụng sáng kiến nâng cao chất
lượng tuyển chọn và huấn luyện các em học sinh trong đội tuyển nhảy cao của các
nhà trường nói riêng, đội tuyển TDTT nói chung, hướng tới thành tích tốt tại các kỳ
thi thể thao học sinh. Đồng thời có thể là nguồn tư liệu bổ ích để các đồng nghiệp
khác tham khảo, áp dụng vào thực tế giảng dạy, huấn luyện, công tác bồi dưỡng
thường xuyên, cùng nhau nâng cao trình độ chuyên môn.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1.Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
Giải thể thao học sinh phổ thông là hoạt động diễn ra thường xuyên trong các năm
học do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức, ngoài ra cứ 4 năm 1 lần, tỉnh Nam Định lại
tổ chức HKPĐ cấp tỉnh nhằm phát triển phong trào tập luyện TDTT học đường đảm
bảo sự phát triển giáo dục một cách toàn diện, phát hiện các tài năng thể thao trong
lứa tuổi học sinh, bồi dưỡng, tham gia thi đấu các giải thể thao.
Trong các kỳ thi TDTT do Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định, UBND tỉnh Nam
Định tổ chức nhảy cao là một nội dung thi đấu chính thức trong môn Điền Kinh thu
hút được nhiều đơn vị, nhiều VĐV tham gia thi đấu. Tuy nhiên do kỹ thuật nhảy cao
khó, trình độ kỹ thuật thực hiện động tác của giáo viên khi giảng dạy và huấn luyện
nhảy cao còn hạn chế do hầu như toàn bộ các giáo viên giáo dục thể chất chưa được
học về kỹ thuật nhảy cao lưng qua xà trên các trường đào tạo. Tài liệu tham khảo cho
việc giảng dạy kỹ thuật nhảy cao lưng qua xà còn quá ít. Chưa có giáo viên trong các
cấp học trên địa bàn tỉnh Nam Định nghiên cứu và áp dụng các biện pháp, bài tập ứng
dụng trong việc giảng dạy, huấn luyện nội dung nhảy cao lưng qua xà.
Từ những yếu tố trên hiệu quả của công tác giảng dạy và huấn luyện nhảy cao
lưng qua xà không cao, thành tích của VĐV học sinh kém. Tại các giải thi đấu thể
thao học sinh trong các năm học trước chỉ có một vài trường THPT trong tỉnh có học
sinh tham gia thi đấu nhảy cao với kỹ thuật lưng qua xà như THPT Trần Hưng Đạo,
3
THPT Thịnh Long, THPT Nguyễn Huệ, THPT Nguyễn Khuyến, trong đó chủ yếu là
các học sinh đang tập luyệntại trung tâm huấn luyện TDTT tỉnh Nam Định.
2.Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Sau khi sáng kiến “Một số kinh nghiệm tuyển chọn và huấn luyện nhảy cao lưng
qua xà cho các VĐV đội tuyển học sinh giỏi TDTT các trường THPT huyện Hải
Hậu” ra đời và đưa vào trải nghiệm thực tế trong công tác giảng dạy và huấn luyện đã
tạo được làn sóng tích cực trong các nhà trường. Tại HKPĐ tỉnh Nam Định lần thứ X
– Năm 2021 vừa qua, VĐV nhảy cao của các trường THPT trên địa bàn huyện Hải
Hậu đã đều áp dụng kỹ thuật lưng qua xà khi tham gia thi đấu, thành tích nhảy cao
được cải thiện rõ nét, mặc dù có nhiều VĐV học sinh lớp 10 mới tham gia tập luyện
kỹ thuật này.
Các em học sinh khi tham gia tập luyện rất hứng thú với kỹ thuật và các bài tập bổ
trợ của kiểu nhảy lưng qua xà, kỹ năng, kỹ xảo thực hiện động tác của giáo viên thể
chất và các em học sinh trong đội tuyển TDTTtrong các nhà trường phát triển mạnh
mẽ, hình thành tâm thế chuyên nghiệp hơn trong giảng dạy, tập luyện và thi đấu.
Đối với bản thân tác giả sáng kiến cảm thấy hứng thú, tự tin hơn trong các giờ
giảng dạy, huấn luyện, hiệu quả công tác nâng cao một cách rõ rệt. Đồng thời thông
qua sáng kiến của bản thân đã tác động nhiều đến tính sáng tạo trong công việc của
các đồng nghiệp, Sáng kiến là nguồn tư liệu bổ ích cho các đồng nghiệp trong các
trường THPT trên địa bàn huyện Hải Hậu và có thể áp dụng đạt hiệu quả cao đối với
giáo viên giáo dục thể chất trong toàn tỉnh.
4
NỘI DUNG CHÍNH CỦA SÁNG KIẾN
1.Một số vấn đề cơ bản về công tác tuyển chọn, huấn luyện tài năng thể thao và
áp dụng vào thực tế trong công tác tuyển chọn, huấn luyện đội tuyển học sinh
giỏi TDTT nói chung, huấn luyện nội dung nhảy cao nói riêng tại các trường
THPT huyện Hải Hậu.
1.1. Một số vấn đề cơ bản về công tác tuyển chọn tài năng thể thao:
Điểm mấu chốt của thành tích thể thao là sự kết hợp giữa tuyển chọn và huấn
luyện. Trong đó hệ thống tuyển chọn hoàn hảo là điều kiện đầu tiên để có thể có được
những vận động viên thể thao tài năng trong tương lai.
Về bản chất khoa học tuyển chọn và khoa học huấn luyện là một thể thống nhất có
mối quan hệ hết sức mật thiết. Mục đích của công tác tuyển chọn là nhằm dự đoán và
phát huy tiềm năng của con người, nâng cao hiệu quả khi huấn luyện TDTT. Ngược
lại hiệu quả của công tác huấn luyện lại không ngừng kiểm nghiệm và phản hồi về
cho công tác tuyển chọn, xác định lại công tác tuyển chọn có thành công, chính xác
hay không? Hai nhân tố này luôn song hành và có mối quan hệ tương hỗ, thúc lẫn
đẩy nhau.
Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, phương pháp tuyển chọn truyền
thống chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và sự đào thải tự nhiên đã không còn phù hợp
với nhu cầu của sự phát triển thể thao thành tích cao mà đòi hỏi mỗi người làm công
tác huấn luyện thể thao phải tìm tòi, học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật để đánh giá
chính xác được sự phát triển năng lực vận động của con người. Qua đó tuyển chọn và
đưa vào huấn luyện nhằm đảm bảo chắc chắn những cá nhân được tuyển chọn và
huấn luyện sẽ đạt thành tích cao trong tương lai.
So với nhiều nước trên thế giới thể thao Việt Nam hoà nhập và phát triển tương
đối chậm do nhiều yếu tố lịch sử, khách quan. Chúng ta đã trải qua hai cuộc kháng
chiến trong suốt 30 năm gian khổ, sự ảnh hưởng nặng nề của thời kì bao cấp, sự phát
triển kinh tế chậm chạp trong thời kì cấm vận. Tới năm 1980 tại Thế vận hội Olimpic
Matxcơva, thể thao Việt Nam XHCN mới lần đầu tiên tham gia một kì Thế vận hội.
Tuy nhiên trong thời kì hội nhập đã có những bước tiến thần kỳ trong lĩnh vực thể
thao nói chung và lĩnh vực tuyển chọn tài năng thể thao nói riêng. Đó là thành tựu
của sự nỗ lực không ngừng của những người làm công tác TDTT trên cả nước. Thành
tựu đó được ghi dấu bởi tấm HCB của vận động viên Trần Hiếu Ngân ở Olimpic
Sydney – 2000 và Hoàng Anh Tuấn ở Olimpic Bắc Kinh – 2008, Hoàng Xuân Vinh 1
HCV, 1 HCB tại Olimpic Rio De Janeiro – 2016,đồng thời đã có nhiều vận động viên
5
đạt trình độ kiện tướng quốc tế. Đó là những kỳ tích, trong đó công tác nghiên cứu về
khoa học tuyển chọn thể thao có đóng góp rất lớn.
Với sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, Nhà nước. Đặc biệt ngành TDTT, hệ
thống HLV – Giáo viên thể chất trong các nhà trường ngày càng nhận thức sâu sắc
được vai trò và ý nghĩa của công tác nghiên cứu khoa học về vấn đề tuyển chọn tài
năng nên sự phát triển của công tác này đã có những bước tiến quan trọng. Việc áp
dụng những tiến bộ của khoa học kĩ thuật đã cho ra nhiều kết quả nghiên cứu. Các
trung tâm thể dục thể thao đã đầu tư nhiều vào công tác nghiên cứu tìm ra những
hướng đi mới trong công tác tuyển chọn, việc trang bị máy móc hiện đại trợ giúp cho
công tác tuyển chọn cũng đã đem lại nhiều thành tựu, qua đó giúp cho công tác tuyển
chọn và đào tạo phát hiện nhiều vận động viên tài năng cho đất nước.
Những thành tựu trong công tác tuyển chọn và đào tạo vận động viên là rất lớn,
trong đó phải kể đến thành tựu đầu tiên đó là các nhà nghiên cứu đã đưa ra được định
nghĩa về năng lực thể thao.
Năng lực thể thao đã được con người bàn luận đến từ thế kỉ XVIII, XIX khi đó
người ta cho rằng năng lực thể thao là sự thiên định ở mỗi con người và coi đó là lực
lượng siêu nhân. Tuy nhiên trải qua quá trình nghiên cứu các nhà khoa học về tuyển
chọn đã đưa ra được quan điểm thống nhất về năng lực thể thao, đó là khả năng của
con người trong hoạt động thể thao. Khả năng này làm cho con người tập luyện có
hiệu quả cao và thi đấu đạt thành tích cao trong môn thể thao chuyên sâu. Ở một góc
độ hẹp hơn năng lực thể thao là sự phù hợp của những đặc điểm cá nhân với yêu cầu
môn thể thao. Trong đó khả năng là căn cứ vào cái có sẵn trong sự vận hiện tượng để
dự báo, tiên đoán sự phát triển trong tương lai.
Theo mức độ phát triển của năng lực người ta chia thành các cấp độ:
Năng lực là cái có sẵn, khi nó phát triển và mang ý nghĩa xã hội to lớn nó sẽ
chuyển thành cấp độ tài năng. Nói một cách khác tài năng là bước phát triển cao hơn
của năng lực.
Năng lực là cái dễ nhận biết bởi vì những biểu hiện đầu tiên của năng lực có thể
quan sát thấy trong những lần tham gia hoạt động hoặc các cuộc thi đấu vui chơi, thử
sức đầu tiên. Để phát triển năng lực các nhà nghiên cứu đã đưa ra 3 quan điểm, đó là
Năng lực Tài năng Thiên tài
6
quan điểm về năng lực di truyền, năng lực được đào tạo và quan điểm dung hoà
(quan điểm của những nhà tâm lý học Mác-xít).
Cơ sở phát triển của năng lực là đặc điểm cấu tạo đặc biệt của não
Ví dụ: Ai cũng có thể chơi bóng đá nhưng không nhiều người có thể chuyền
bóng, tạt bóng, đánh đầu, ghi bàn chính xác nhưCristiano Ronaldo. Cầu thủ này khác
với những người bình thường là trong tư duy của não có những năng lực đặc biệt về
bóng đá.
Tuy nhiên để chuyển từ năng lực thành tài năng là cả một quá trình phụ thuộc vào
nhiều yếu tố.
Bước phát triển cao hơn của tài năng là thiên tài. Khi đã trở thành thiên tài tức là
năng lực của con người phát triển một cách cao nhất. Đây là sự cá biệt và chỉ có một
số ít người đạt được. Trong lĩnh vực thể thao thiên tài là những người có thể tiếp cận
được tới danh hiệu kiện tướng quốc tế, có khả năng giành huy chương tại đại hội
Olimpic, có thể đạt và phá vỡ các kỷ lục thế giới.
Ví dụ: Trong môn cử tạ của thể thao Việt Nam có rất nhiều vận động viên tài
năng nhưng cho tới nay chỉ có thể có vận động viên Trần Lê Quốc Toàn, Thạch Kim
Tuấn và Hoàng Thị Duyên được coi là thiên tài trong môn thể thao này. Bởi vì chỉ có
những vận động viên này mới có khả năng tranh tài và giành được huy chương ở Thế
vận hội Olimpic với những vận động viên hàng đầu thế giới trong thời điểm hiện nay.
Con người chỉ có thể có năng lực thể thao ở một hoặc một số môn thể thao hoặc
nội dung nào đó trong một môn thể thao chứ không thể có năng lực trong tất cả mọi
môn thể thao.
Ví dụ: Vận động viên chạy ngắn chỉ có thể có năng lực ở các cự li ngắn, có thể
đạt huy chương ở các nội dung thuộc cự li ngắn chứ không thể vô địch cả chạy ngắn,
cả chạy bền, cả nhảy cao…. Hoặc một người không thể tham gia và đạt kết quả cao ở
thế vận hội Olimpic với cả Điền kinh, Bơi, Vật, Cầu lông, Cử tạ….
Như vậy chứng tỏ rằng người có năng lực thể thao không phải là siêu nhân, thần
thánh như những nhận định từ xa xưa.
Cùng với định nghĩa về năng lực thể thao, các nhà nghiên cứu đã đưa ra định
nghĩa về năng khiếu thể thao, tài năng thể thao.
Thành tựu nghiên cứu lớn tiếp theo của các nhà nghiên cứu về công tác tuyển
chọn tài năng thể thao là xây dựng nên hệ thống tuyển chọn thể thao. Quá trình tuyển
chọn thể thao được các nhà nghiên cứu xác định và chia ra làm 2 giai đoạn cụ thể:
+ Giai đoạn tuyển chọn định hướng
7
+ Giai đoạn tuyển chọn chọn lọc.
1.1.1 Giai đoạn tuyển chọn định hướng
Ở giai đoạn này các nhà nghiên cứu đã đưa ra các bước cần thiết khi thực hiện
công việc như sau:
– Sơ tuyển
– Dự tuyển
– Tuyển sinh vào các trường năng khiếu.
Khi thực hiện công việc sơ tuyển cần chú ý thu hút và xem xét năng lực vận động
của đối tượng cần tuyển, tổ chức tập luyện và thi đấu ban đầu để nhìn nhận và có
những đánh giá đầu tiên về tổng thể và bước đầu hình thành trong tâm trí của những
người làm công tác tuyển chọn về sự đánh giá, phân tích những đối tượng tuyển
chọn, dự báo và đưa ra những quyết định đầu tiên về tuyển chọn. Đối với công tác sơ
tuyển không cần thiết quá nhiều thời gian và kỹ lưỡng mà chủ yếu sử dụng phương
pháp quan sát sư phạm để đánh giá.
Sau khi tổ chức sơ tuyển các nhà tuyển chọn lập danh sách những đối tượng được
tham gia dự tuyển.
Dự tuyển là bước quan trọng trong công tác tuyển chọn định hướng. Trong công
việc này người tuyển chọn cần vận dụng tất cả những vấn đề có liên quan để tham gia
công việc từ kinh nghiệm thực tiễn trong công tác, sự tham khảo ý kiến đồng nghiệp,
cho đến việc áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại, sự hỗ trợ của máy móc thiết bị trong
công việc. Yêu cầu đầu tiên trong công tác này là phải thành lập hội đồng tuyển chọn
và phải thực hiện đúng quy trình tuyển chọn, thi tuyển. Phải nhìn nhận một cách
khách quan, công bằng, chính xác và thông qua ý kiến tập thể, có như vậy mới tuyển
chọn được những vận động viên tốt nhất để đào tạo.
Kết quả tuyển chọn sẽ được công bố, những đối tượng đạt yêu cầu sẽ chính thức
được đưa vào các trường năng khiếu thể thao để bắt đầu quá trình đào tạo bài bản.
Đây là bước quan trọng nhất trong giai đoạn tuyển chọn định hướng vì kết quả sẽ là
sự phản ánh chính xác các quá trình trước đó.
Ở giai đoạn này trẻ em sẽ được làm quen dần và tiếp thu những kĩ thuật ở một
môn thể thao nào đó theo thiên hướng của đối tượng đó. Sự sáng đẹp của viên ngọc
thô sẽ qua bàn tay của những người thợ, còn năng lực thể thao sẽ được phát triển và
thể hiện rõ dưới sự quan sát và giảng dạy của các giáo viên, huấn luyện viên.
Trong giai đoạn đào tạo tại các trường năng khiếu phải đặc biệt quan tâm đến vấn
đề lựa chọn môn chuyên sâu, thậm chí một nội dung chuyên sâu mà cá nhân đó có thể
8
phát triển tốt nhất. Đây là cốt lõi của vấn đề “Định hướng”, làm như vậy mới phát
huy tối đa được năng lực nổi trội của mỗi cá nhân
Ví dụ: Cùng một nhóm vận động viên trẻ tập điền kinh ở nội dung chạy cự li ngắn
sau khi quan sát, kiểm tra, đánh giá huấn luyện viên định hướng cho từng em một vào
nội dung cụ thể như 100m, 200m, 400m hoặc chạy vượt rào, tiếp sức….
Ở thời kì này tố chất vận động của cá nhân được thể hiện tương đối rõ tuy nhiên
chưa hẳn đã chính xác hoàn toàn. Nguyên nhân do nhiều yếu tố như hình thể chưa
phát triển hết, thể lực chưa hoàn hảo, kĩ thuật chưa thuần thục hoặc do đặc thù của
các nội dung khác nhau trong cùng một lứa tuổi biểu hiện chưa rõ ràng. Người huấn
luyện viên, giáo viên cần quan sát đánh giá và đưa ra những dự báo trên cơ sở khoa
học và kinh nghiệm thực tế để tránh loại sớm những tài năng thực sự nhưng phát triển
chậm.
Ví dụ:Đối với vận động viên chạy ngắn thường biểu hiện khả năng sớm hơn các
vận động viên ở cự li dài.
Một trong những đặc điểm nổi bật của phương pháp tuyển chọn trong giai đoạn
này là phải kiểm tra đánh giá sự phát triển năng lực thể thao qua từng năm, từng giai
đoạn huấn luyện. Những cá nhân không đạt tiêu chuẩn kiểm tra sẽ bị loại dần. Trải
qua một thời kì huấn luyện sơ bộ và chuyên môn hoá sâu, khi đã xác định được
những vận động viên có năng lực, có thể đạt được thành tích cao, có năng lực hoàn
thiện thể thao hiệu quả thì cần thiết phải đưa lực lượng này vào các trường chuyên
thể thao hoặc các trung tâm huấn luyện thể thao cấp cao để có đủ điều kiện huấn
luyện đạt thành tích cao.
Trong thời kì này đặc biệt chú ý tới thành tích thể thao, khả năng thích nghi với
lượng vận động lớn, tuổi sinh học, sự ổn định tâm lý trong tập luyện và thi đấu, ý chí
tiến thủ…..Ưu điểm của thời kì này là số lượng vận động viên còn ít cho nên dễ quan
sát, kiểm tra, phân tích đánh giá.
Đặc điểm cần lưu ý trong quá trình tuyển chọn định hướng là sự so sánh về mức độ
phát triển về mọi mặt của vận động viên triển vọng với modern của vận động viên
cấp cao. Triển vọng của vận động viên trẻ có liên quan rất nhiều với hoàn thiện tri
giác chuyên môn, tổ hợp đặc tính tâm sinh lý gắn với cảm giác thời gian, nhịp độ,
cảm giác dùng sức….Vì vậy ý nghĩa của các chỉ số tâm lí, nhân cách không ngừng
tăng lên. Vận động viên có triển vọng là những vận động viên có ý chí tiến thủ, khát
vọng chiến thắng, kiên trì tập luyện, quyết đoán và có tinh thần dũng cảm. Nên chú ý
tới những biểu hiện tự tin vào sức lực bản thân, vững vàng trong những tình huống
9
tập luyện và thi đấu quá căng thẳng, năng lực và nguyện vọng thi đấu. Đặc biệt đánh
giá cao những vận động viên có nhu cầu, nguyện vọng tập luyện với các đồng đội
mạnh hơn, thi đấu với những đối thủ có đẳng cấp cao hơn.
1.1.2 Giai đoạn tuyển chọn chọn lọc
Từ giai đoạn chuyên môn hoá sâu chọn lọc các vận động viên ưu tú đạt trình độ
caođể đào tạo các vận động viên đạt đẳng cấp kiện tướng quốc tế (Kiện tướng quốc tế
là các vận động viên đạt thành tích xếp hạng từ 1 đến 6 trong các kì Thế vận hội
Olimpic hoặc các giải đấu có tính chất quan trọng tương tự).
Mục đích cao nhất của giai đoạn này là chọn lọc để thành lập các đội tuyển quốc
gia tham dự các giải đấu lớn trên đấu trường quốc tế. Đặc điểm tuyển chọn của giai
đoạn này là các bước tuyển chọn đơn giản và dễ dàng hơn so với các bậc tuyển chọn
trước. Chỉ cần chọn lọc các vận động viên đạt thành tích cao ở các giải thi đấu để
tham gia đội tuyển quốc gia. Nói cách khác trong giai đoạn này chỉ cần chạm trổ
những hoa văn trên nền các viên ngọc sáng đã được mài giũa để tăng giá trị cho viên
ngọc đó mà thôi.
Trong giai đoạn tuyển chọn chọn lọc việc đánh giá phẩm chất nhân cách và tâm lí
vận động viên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ở đây người giáo viên, huấn luyện viên
cần đánh giá sự ổn đinh tâm lí của vận động viên trong các tình huống thi đấu căng
thẳng, khả năng chịu đựng áp lực tâm lí lớn, kéo dài, kỹ năng huy động tổng sức lực,
sự ổn định tâm lí khi tập luyện với lượng vận động căng thẳng, năng lực kiểm tra
nhịp độ, tốc độ, sự phân phối sức lực, bản lĩnh thi đấu…
Quá trình tuyển chọn tài năng thể thao là sự đánh giá cao về tố chất vận động và
năng lực vận động của vận động viên, tinh thần tập luyện và thi đấu hết mình.
Mô hình tuyển chọn và đào tạo vận động viên ở Việt Nam
10
Những năm gần đây đã có những mô hình mới cho thấy hiệu quả trong công tác
tuyển chọn đào tạo tài năng thể thao và chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong
công tác tuyển chọn và đào tạo so với mô hình chung hiện nay.
Ví dụ: Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai – JMC do câu lạc bộ bóng đá Hoàng
Anh Gia Lai liên kết với CLB Arsenal – Vương quốc Anh đã tiến hành tuyển chọn tài
năng bóng đá cho câu lạc bộ theo mô hình được tổng quát như sau:
Mô hình tuyển chọn cầu thủ bóng đá
của học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai JMG
HKPĐ cấp cơ sở |
Tuyển chọn vào các TT, trường nghiệp vụ tại các tỉnh, Thành phố |
Tuyển chọnđội tuyển trẻ Quốc gia |
Tuyển chọn về các TT huấn luyện
thể thao Quốc gia
11
Nhìn chung cơ bản giống các bước của mô hình tuyển chọn chung nhưng quá trình
thực hiện cụ thể và khoa học hơn.
– Công tác tuyên truyền: Tuyên truyền rộng rãi trên khắp cả nước bằng nhiều
kênh thông tin. Chi tiết về kế hoạch tuyển chọn (Yêu cầu về độ tuổi, nội dung tuyển
chọn, chế độ của học viên nếu được tuyển chọn, quá trình đào tạo sau khi tuyển chọn,
thời gian tuyển chọn….)
– Sơ tuyển: Tổ chức sơ tuyển tại các vùng miền, phân tích đánh giá lập danh
sách và thông báo cho những thí sinh được dự thi tuyển theo khu vực các miền.
– Tuyển chọn theo khu vực: Tổ chức thi tuyển dưới sự quan sát của các huấn
luyện viên uy tín, các chuyên gia nước ngoài bằng những test kiểm tra khoa học kết
hợp với những bài tập thô sơ, mang tính bản năng, lựa chọn ra những thí sinh ưu tú
có triển vọng nhất.
– Tập trung đào tạo: Tập trung các thi sinh lọt qua vòng thi tuyển về trung tâm
đào tạo của CLB, tập luỵên dưới sự hướng dẫn của các HLV, chuyên gia nổi tiếng
theo mô hình đào tạo chuyên nghiệp, có đánh giá kiểm tra và đào thải. Quá trình đào
tạo luôn được hỗ trợ bởi nguồn kinh phí dồi dào, với những điều kiện tốt nhất dành
cho học viên và sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại nhất.
Đây là một mô hình mang tính đột phá và chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao
bởi đây là một quá trình tuyển chọn đào tạo khép kín được đáp ứng tối đa các yêu cầu
Tuyên truyền về công tác tuyển sinh |
Sơ tuyển |
Tuyển chọn theo khu vực |
Đào tạo tập trung
12
cần thiết. Nó phản ánh xu thế của thời đại, sức mạnh của công tác xã hội hoá và sức
mạnh của kinh tế trong tuyển chọn và đào tạo tài năng thể thao.
Tuyển chọn VĐV là tuyển chọn từ nhỏ, các nhân tài có các điều kiện bẩm sinh ưu
việt phù hợp với môn thể thao nào đó để tiến hành bồi dưỡng có hệ thống, có mục
đích nhằm đạt được những thành tích thể thao xuất sắc. Tuyển chọn nhằm kiểm tra
trực tiếp, căn cứ vào kết quả kiểm tra để đưa ra những dự đoán khả năng thể thao
thành tích cao trong tương lai. Nếu không dựa trên những cơ sở khoa học để tuyển
chọn thì công tác huấn luyện chỉ tốn công sức, kinh phí mà sẽ không đem lại kết quả.
1.2. Các phương pháp để tuyển chọn tài năng thể thao
Các phương pháp để tuyển chọn tài năng thể thao bao gồm: Phương pháp sư
phạm, tâm lí học, y sinh học. Sử dụng các phương pháp này để xác định phù hợp đặc
điểm cá nhân với yêu cầu của môn thể thao chuyên sâu. Trong đó cơ sở y sinh học là
phạm trù cơ bản của tuyển chọn VĐV.
1.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm trong tuyển chọn tài năng thể thao
Giáo viên, Huấn luyện viên cần quan sát về ý chí tập luyện và thi đấu của VĐV, quan
sát và tổng kết thành tích trong tập luyện và thi đấu để tuyển chọn. Có thể sử dụng
test để đánh giá khả năng tiếp thu kĩ thuật (sử dụng chủ yếu trong giai đoạn chuyên
môn hoá sâu).
1.2.2 Phương pháp kiểm tra sư phạm
Phương pháp kiểm tra sư phạm thường được dùng để đánh giá về tố chất thể lực
qua các test sư phạm. Kiểm tra sư phạm là kiểm tra về khả năng thực hiện các kĩ xảo
vận động, kết quả kiểm tra này thông qua thành tích mà người được kiểm tra đạt
được qua các test.
1.2.3 Phương pháp quan sát và kiểm tra y học
Khi sử dụng phương pháp quan sát và kiểm tra y học, huấn luyện viên cần quan
sát sắc mặt, lượng mồ hôi, hiện tượng ói mửa, hiện tượng khó thở, mạch đập ngay
sau khi VĐV thực hiện lượng vận động lớn để theo dõi khả năng chịu đựng lượng
vận động…. Kiểm tra y học được tiến hành nhờ các thiết bị đánh giá chức năng sinh
lý của VĐV.
Sử dụng phương pháp kiểm tra y học với mục đích tìm hiểu về đặc điểm cấu trúc
và chức năng các cơ quan của cơ thể thông qua đó đánh giá được sự phát triển thể
chất của con người. Trong thể thao kiểm tra y học là nhằm đánh giá khả năng hoạt
động thể lực của VĐV, có 2 phương pháp kiểm tra y học:
13
+ Phương pháp kiểm tra y học ở trạng thái nghỉ bao gồm: Phương pháp thẩm vẩn,
quan sát, sờ nắn, gõ, nghe. Các chỉ tiêu cần kiểm tra bao gồm: Chiều cao đứng, chỉ số
cân nặng, chỉ số BMT.
+ Phương pháp kiểm tra chức năng của các cơ quan trong cơ thể: Đo dung tích
sống (VC), VO2max, chỉ số công năng tim, hồng cầu và huyết sắc tố, mạch và huyết
áp, chỉ số cấu trúc hình thái tim, các chỉ số chức năng tim, chỉ số chức năng thăng
bằng.
1.2.4 Phương pháp kiểm tra chức năng thần kinh tâm lý
Các phương pháp cơ bản, thông dụng trong kiểm tra chức năng thần kinh tâm lý là
các trắc nghiệm tâm lý từ đơn giản đến phức tạp. Cho phép gián tiếp đánh giá khả
năng tiếp thu kĩ thuật và các thuộc tính thần kinh của VĐV. Một số chỉ tiêu thông
thường như: Loại hình thần kinh, khả năng phản xạ, khả năng quan sát, cảm giác
dùng lực và cảm giác không gian, khả năng tập trung chú ý, năng lực xử lý thông
tin…
1.2.5 Phương pháp so sánh thông kê và phương pháp tính chỉ số
Phương pháp so sánh thông kê là phương pháp so sánh các số liệu thu được qua
kiểm tra với tiêu chuẩn đã có sẵn. Qua đó rút ra kết luận về mức độ đạt được của chỉ
số theo dõi.
Phương pháp thứ 2 dùng để đánh giá các số đo là phương pháp tính các chỉ số
hình thái, thể lực trong quá trình đánh giá sự phát triển thể chất thông qua các số đo
riêng lẻ.
Ngoài các phương pháp nêu trên trong tuyển chọn tài năng thể thao còn sử dụng
các phương pháp khác như phương pháp giám sinh hoá, phương pháp sinh cơ,
phương pháp giám định dựa trên cơ sở trình độ phát triển.
1.3. Áp dụng trong thực tiễn tuyển chọn VĐV cho đội tuyển nhảy cao tại các
trường THPT huyện Hải Hậu.
1.3.1. Giai đoạn tuyển chọn định hướng
Quan sát thường xuyên trong các giờ học ở các lớp dạy, trao đổi với đồng nghiệp
cùng bộ môn để tìm hiểu các học sinh có năng lực ở các lớp khác.
Đối với vấn đề này trong các giờ dạy trên lớp thường xuyên quan sát động tác,
cách thực hiện, khả năng tiếp thu, phân tích và thực hiện động tác của những học sinh
có năng lực đặc biệt, từ đó ghi nhớ và có kế hoạch bồi dưỡng thêm để kiểm tra, đánh
giá, có biện pháp phát triển năng lực tối đa của học sinh đó
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education