dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Một số phương pháp dạy học giúp học sinh lớp 10 tiếp cận và chuẩn bị tốt cho kỳ thi Đánh giá năng lực của các trường Đại học

SKKN Một số phương pháp dạy học giúp học sinh lớp 10 tiếp cận và chuẩn bị tốt cho kỳ thi Đánh giá năng lực của các trường Đại học

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết số 29-NQ/TW năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển
từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt
động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi
mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận
thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát
triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng này.
Thông tư 32/2018/TT/ – BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ giáo
dục và Đào tạo đã ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới. Ban hành
kèm theo thông tư là Chương trình giáo dục phổ thông, chương trình tổng thể
các môn trong đó có môn Địa lí. Chương trình tổng thể đưa ra với rất nhiều yêu
cầu cần đạt cho học sinh trong đó đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo
của học sinh. Chương trình môn Địa lí giúp học sinh hình thành, phát triển năng
lực địa lí – một biểu hiện của năng lực khoa học; đồng thời góp phần cùng các
môn học và hoạt động giáo dục khác phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ
yếu và năng lực chung đã được hình thành trong giai đoạn giáo dục cơ bản, đặc
biệt là tình yêu quê hương đất nước; thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường tự
nhiên, xã hội; khả năng định hướng nghề nghiệp; để hình thành nhân cách công
dân, sẵn sang đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 24 luật Giáo dục Việt Nam yêu cầu: “Phương pháp giáo dục phổ
thông phải biết phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh;
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự
học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú của học sinh”. Theo đó cách đánh giá học sinh cũng
thay đổi nhiều, hướng tới đánh giá theo yêu cầu cần đạt của môn học, không còn
nặng nề đánh giá kiến thức, kĩ năng thay vào đó là đánh giá năng lực của học
sinh mà theo lộ trình sẽ bắt đầu áp dụng vào năm học 2021 – 2022.
Đứng trước sự thay đổi của Bộ GD ĐT về nội dung, mục tiêu thì cách
tuyển sinh của các trường Đại học cũng đã thay đổi, bên cạnh việc tuyển sinh
4
dựa vào kết quả của kì thi TNTHPT thì các trường đại học còn tuyển sinh dựa
vào kết quả của kì thi ĐGNL học sinh lớp 12 của các trường ĐHQG TPHCM,
ĐHQG HN.
Như vậy nội dung, mục tiêu đã không đổi, kết quả không đổi vậy thì chỉ còn
phương pháp cần phải đổi mới… Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo, giảm thiểu lối học vẹt, máy móc, thiếu suy
luận, thụ động … của học sinh và truyền thụ một chiều của giáo viên luôn là
mục tiêu hàng đầu trong những năm gần đây đối với công tác dạy học nói chung
và với môn Địa lý THPT nói riêng. Chính vì những lí do trên mà tôi chọn đề tài
“Một số phương pháp dạy học giúp học sinh lớp 10 tiếp cận và chuẩn bị tốt cho
kì thi Đánh giá năng lực của các trường đại học.” để nghiên cứu và ứng dụng
vào dạy học.
2. Đối tƣợng và phạm vi.
Trước hết tôi tiến hành thực nghiệm đề tài này ở trường THPT Nam Trực
(Huyện Nam Trực – Nam Định). Tôi tiến hành trên cả 7 lớp 10 mà tôi phụ trách
năm học 2020-2021 vì tôi nghĩ các em cần được đối xử công bằng, có thể các
em có trình độ và điểm xuất phát không bằng nhau nhưng đề tài của tôi muốn
hướng tới đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong cả thái độ học tập, phương
pháp học tập, năng lực chứ không đơn giản là các em đạt kiến thức và kĩ năng
gì.
Sau đó tôi nhờ đồng nghiệp của tôi ứng dụng đề tài này với các lớp 10 của cô ấy
phụ trách, là cô giáo: Vũ Thị Hảo, trường THPT Mỹ Lộc – huyện Mỹ Lộc – TP
Nam Định.
3. Mục đích nghiên cứu: Mục đích của đề tài là để học sinh trƣờng THPT
Nam Trực có thể thích ứng với kì thi đánh giá năng lực trong vài năm tới.
Giúp GV và HS có cách nhìn đúng đắn về kì thi ĐGNL của các trường Đại học.
Giúp GV có được phương pháp dạy tốt hơn, HS có phương pháp học tập và rèn
luyện để tham gia và thành công trong kì thi này.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP.
1. Giải pháp trƣớc khi có sáng kiến:
Thực tế học sinh trường THPT Nam Trực với kì thi Đánh giá năng lực và khả
năng học địa lý của học sinh lớp 12 đáp ứng yêu cầu của kì thi này như thế nào.
a. Thực tế là cho đến nay, kết thúc năm học 2020 – 2021 thì học sinh trường
THPT Nam Trực chưa hề biết đến và có ý định tham gia kì thi này, 100% HS
lớp 12 vẫn chỉ tham gia kì thi TNTHPT quốc gia để lấy kết quả đó xét vào các
trường ĐH. Vì sao lại vậy? Tôi nghĩ đây là thực tế của nhiều trường vùng quê
chứ không riêng ở trường tôi. Bởi vì mặc dù Chương trình giáo dục phổ thông
mới ra đời được mấy năm rồi nhưng thực tế thì giáo viên chưa áp dụng dạy mà
chỉ mới là tiếp cận qua một số lần tập huấn và dạy mẫu còn về phía học sinh thì
các em cũng chưa trải qua một kì thi nào mà sử dụng hết các câu hỏi đánh giá
năng lực. Trong các lần tổ chức kiểm tra tại trường thì các em cũng chỉ mới làm
quen với khoảng 10% câu hỏi là dạng câu hỏi kiểm tra năng lực. Với lại quan
trọng hơn là các em chưa biết, chưa hiểu gì về kì thi này vì vậy trong suốt quá
5
trình học phổ thông các em hầu hết có xu hướng học lệch, học tủ, học để đáp
ứng việc kiểm tra kiến thức, kĩ năng chứ không phải để đánh giá năng lực.
b. Về sự đam mê và ý thức với môn địa lý: Chính vì thực tế trên nên phần
lớn các em coi môn Địa lý là “môn phụ” nên ý thức dành thời gian và công sức
cho nó là rất ít. Đam mê cho một môn học không thuộc khối của mình lại càng
hiếm hoi. Đôi khi cũng có một số em nói là thích học địa lý nhưng không còn
thời gian nào để học. Tuy nhiên theo cấu trúc đề thi mẫu để thi năng lực thì các
em không thể không học Địa lý.
c. Về thời gian, vì sự sai lầm trong quan điểm dẫn đến các em thực sự đầu tư
rất ít thời gian cho môn Địa lý ngoài thời gian phân phối tiết học trên lớp. Phần
lớn thời gian học ở nhà là dành cho các môn mà các em cho là quan trọng vì vậy
học bài và chuẩn bị bài ở nhà với môn Địa lý gần như bằng 0. Vì vậy trong
phương pháp dạy học mình cần chú ý đến hoạt động giao nhiệm vụ về nhà hợp
lý để các em có ý thức đầu tư cho môn Địa lý.
d. Về năng lực vốn có từ các lớp dưới tích lũy được, cũng từ hai thực tế trên
và kì thi tuyển sinh vào 10 không có môn Địa lí mà vốn kiến thức và kĩ năng
tích lũy từ lớp dưới lên là rất ít.

2.
2.1.
Giải pháp sau khi có sáng kiến:
Những yêu cầu chung với học sinh có ý định thi ĐGNL:

2.1.1. Học sinh cần phải hiểu thế nào là năng lực của một con ngƣời ?
Theo Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018: “ Năng lực là
thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình
học tập rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng
và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,…thực hiện thành
công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều
kiện cụ thể”.
Năng lực gồm 10 NL cốt lõi (trong đó lại chia thành 3 năng lực chung và
7 năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mĩ,
thể chất) và các năng lực đặc thù theo từng môn học và hoạt động giáo dục.
Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể
sống và làm việc bình thường trong xã hội; được hình thành, phát triển thông
qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng
lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Năng lực đặc thù là những năng lực được hình thành, phát triển chủ yếu
thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định, như: năng lực ngôn
ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin
hoc, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.
2.1.2. Học sinh cần hiểu thi đánh giá năng lực là gì?
Thi năng lực và lấy kết quả thi năng lực để xét tuyển sinh là việc làm đang
dần khá phổ biến của các trường đại học trên thế giới, hiện nay ở nước ta cũng
đang dần phát triển nhằm tìm ra các sinh viên có năng lực toàn diện nhất.
Thi ĐGNL là một kỳ thi có bài thi (môn thi) tổng hợp thường gồm các
câu hỏi để kiểm tra trình độ ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic và phân tích số
liệu; và giải quyết vấn đề. Mục đích của việc tham gia kỳ thi này là để Xét tuyển
đại học, đánh giá năng lực của học sinh THPT theo chuẩn đầu ra của chương
6
trình giáo dục phổ thông mới; Định hướng nghề nghiệp cho người học trên nền
tảng kiến thức và năng lực cá nhân; Kiểm tra kiến thức tự nhiên, xã hội, tư duy,
kỹ năng, thái độ của người học…
Xét về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh
giá kiến thức, kĩ năng, đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so
với đánh giá kiến thức, kĩ năng. Để chứng minh học sinh có năng lực ở một mức
độ nào đó, phải tạo cơ hội cho học sinh được giải quyết vấn đề trong tình huống
mang tính thực tiễn. Khi đó học sinh vừa phải vận dụng những kiến thức, kĩ
năng đã được học ở nhà trường, vừa sử dụng những kinh nghiệm của bản thân
thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã
hội) để giải quyết vấn đề của thực tiễn. Như vậy, thông qua việc hoàn thành một
nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồng thời đánh giá được cả khả
năng nhận thức, kĩ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của người học. Mặt
khác, đánh giá năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chương trình giáo dục
của từng môn học như đánh giá kiến thức, kĩ năng, bởi năng lực là tổng hóa, kết
tinh kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức,… được
hình thành từ nhiều môn học, lĩnh vực học tập khác nhau, và từ sự phát triển tự
nhiên về mặt xã hội của một con người.
Có thể tổng hợp một số dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa đánh giá năng lực
người học và đánh giá kiến thức, kĩ năng của người học như sau:

STTĐánh giá theo hƣớng
tiếp cận nội dung
Đánh giá theo hƣớng
tiếp cận năng lực
1Các bài kiểm tra trên giấy được
thực hiện vào cuối một chủ đề,
một chương, một học kì,…
Nhiều bài kiểm tra đa dạng (giấy, thực
hành, sản phẩm dự án, cá nhân,
nhóm…) trong suốt quá trình học tập
2Nhấn mạnh sự cạnh tranhNhấn mạnh sự hợp tác
3Quan tâm đến mục tiêu cuối cùng
của việc dạy học
Quan tâm đến đến phương pháp học
tập, phương pháp rèn luyện của học
sinh
4Chú trọng vào điểm sốChú trọng vào quá trình tạo ra sản
phẩm, chú ý đến ý tưởng sáng tạo, đến
các chi tiết của sản phẩm để nhận xét
5Tập trung vào kiến thức hàn lâmTập trung vào năng lực thực tế và sáng
tạo
6Đánh giá được thực hiện bởi các
cấp quản lí và do giáo viên là chủ
yếu, còn tự đánh giá của học sinh
không hoặc ít được công nhận
Giáo viên và học sinh chủ động trong
đánh giá, khuyến khích tự đánh giá và
đánh giá chéo của học sinh
7Đánh giá đạo đức học sinh chú
trọng đến việc chấp hành nội quy
Đánh giá phẩm chất của học sinh toàn
diện, chú trọng đến năng lực cá nhân,

7

STTĐánh giá theo hƣớng
tiếp cận nội dung
Đánh giá theo hƣớng
tiếp cận năng lực
nhà trường, tham gia phong trào
thi đua…
khuyến khích học sinh thể hiện cá tính
và năng lực bản thân

2.1.3. Các trƣờng ĐH có tuyển sinh bằng kết quả thi ĐGNL:
Hiện có khoảng 70 trường ĐH, CĐ đăng ký tuyển sinh từ kết quả kỳ thi
này, trong đó 10 trường thuộc hệ thống ĐHQG TPHCM, 60 trường ngoài hệ
thống. Đặc biệt, chỉ tiêu tuyển sinh bằng đánh giá năng lực năm 2021 của các
trường thành viên ĐHQG TPHCM năm 2021 đều tăng lên. Trong đó, Trường
ĐH KHXH&NV với mức chỉ tiêu tối đa 50%, Trường ĐH Bách khoa dành tối
đa 70% chỉ tiêu xét tuyển cho phương thức này… Với học sinh các khối 10,11
Bộ giáo dục khuyến khích đưa các câu hỏi kiểm tra năng lực vào suốt quá trình
học, kiểm tra, đánh giá trong năm học.
2.1.4. Vì sao kỳ thi đánh giá năng lực của các trƣờng đại học ngày càng thu
hút thí sinh?
Mùa tuyển sinh 2020 – 2021 ghi nhận một sự dịch chuyển rõ nét của thí
sinh cũng như của các trường đại học. Xu hướng tham gia Kỳ thi đánh giá năng
lực của ĐHQG TPHCM đang là lựa chọn của rất nhiều em. Vì sao vậy? TS
Nguyễn Vũ Quỳnh – PHT trường ĐH Lạc Hồng– một trong những trường có sử
dụng kết quả kỳ thi ĐGNL làm phương thức tuyển sinh đầu vào – đã đưa ra
nguyên nhân cơ bản là vì tính toàn diện của kiến thức, cụ thể là:
+ Khác với kỳ thi thông thường – yêu cầu thí sinh tham gia phải nắm được kiến
thức đã được cung cấp trong chương trình đạo tạo, thì các kỳ thi đánh giá năng
lực thường có xu hướng kiểm tra năng lực toàn diện của thí sinh. Cách thức và
nội dung đề thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP Hồ Chí Minh công bố trong
những năm qua cũng thể hiện rõ điều đó.
+ Điều này mang lại nhiều lợi ích cho các thí sinh và các trường ĐH có sử dụng
kết quả của kỳ thi này. Các trường ĐH – đặc biệt là các trường đào tạo đa ngành
thì có thêm một phương thức để tuyển sinh bên cạnh các phương thức tuyển sinh
truyền thống khác và như vậy, có nghĩa là mở thêm ra cho thí sinh cơ hội lựa
chọn được trường, ngành mà các em yêu thích bên cạnh cơ hội được thử sức và
có thêm minh chứng về năng lực, sở trường của bản thân.
+ Nói về lợ ích của kỳ thi đánh giá năng lực đối với các bên, TS Nguyễn Vũ
Quỳnh nêu quan điểm: “ Bản chất của các kỳ thi ĐGNL là không đánh giá nhiều
về khả năng ghi nhớ mà tập trung đánh giá nhiều về khả năng áp dụng kiến thức.
Do đó, nó góp phần đánh giá kiến thức tổng quan, hiểu biết của các thí sinh ở tất
cả các mặt, hạn chế việc học lệch, học tủ của thí sinh. Nó cũng là tạo thêm cơ
hội cho các em vào trường đại học mà các em thích. Tôi cho rằng đây là xu
hướng tất yếu. Tuy ở Việt Nam chưa phổ biến nhưng ở nước ngoài thì họ đã làm
từ lâu, không còn xa lạ nữa”
8
+ “Trong bối cảnh phát triển của cách mạng 4.0, các ngành nghề trong tương lai
đòi hỏi người ta phải có nhiều kiến thức tổng hợp, hiểu biết toàn diện. Trường
ĐH Lạc Hồng là trường đạo tạo đa ngành, gồm các khối kĩ thuật, ngôn ngữ, kinh
tế,….do đó việc sử dụng kết quả của kỳ thi ĐGNL là nhằm tìm kiếm thí sinh
phù hợp nhất”- TS Quỳnh nói thêm.
Theo TS Trần Định Lý – PHT Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, thành công của
kỳ thi ĐGNL ĐHQGTPHCM đến từ 3 yếu tố:
+ Thứ nhất, là xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
đã chuyển từ kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực của người học. Tức là
chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức… sang năng lực
vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các
năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo. Trong đó, việc đánh giá kết quả
học tập cuối môn học, khóa học (đánh giá tổng kết) nhằm mục đích xếp hạng,
phân loại đã chuyển sang sử dụng các hình thức đánh giá thường xuyên, định kỳ
sau từng chủ đề, từng chương nhằm mục đích phản hồi, điều chỉnh quá trình dạy
học (đánh giá quá trình). Đặc biệt, với xu hướng dạy học tích hợp, các hoạt động
đánh giá quá trình học tập của sinh viên đã chuyển từ hoạt động gần như độc lập
với quá trình dạy học sang việc tích hợp vào quá trình dạy học, xem đánh giá
như là một phương pháp dạy học.
+ Thứ hai, theo TS Trần Đình Lý, việc sử dụng kết quả Kỳ thi THPT quốc
gia giảm dần và sẽ kết thúc vào năm 2021 theo lộ trình đã tác động ít nhiều đến
lựa chọn của thí sinh. Điều này cũng nói lên cam kết của cơ quan quản lý ngành
– Bộ GD& ĐT khi đưa ra lộ trình chuẩn cho cả hệ thống có sự chuẩn bị tốt. Từ
khi công bố lộ trình, đã có nhiều phương thức khác nhau từ cơ sở, thậm chí cả
những sự thử nghiệm, được có, mất cũng có nhưng đều hướng đến một cột mốc
đích đến là tự chủ và tự chịu trách nhiệm sau khi Bộ GD&ĐT có những định
hướng quan trọng.
+ Cuối cùng là uy tín và tính chuyên nghiệp trong khâu tổ chức tác động rất lớn
đến sự lựa chọn của người học cũng như của các cơ sở giáo dục. Tiện ích, tiện
lợi, giảm tốn kém, sẽ làm gia tăng sự tham gia. Ngay cả thời điểm hiện tại, khi
đang còn Kỳ thi THPT quốc gia, kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM
được tổ chức và thời gian rất thích hợp và nằm trong bối cảnh đa dạng hoá sự
lựa chọn của học sinh.
ThS Nguyễn Xuân Dung – Phó trưởng phòng Truyền thông và Tuyển sinh
(Trường ĐH Công nghệ TPHCM – HUTECH) đánh giá: Bài thi đánh giá năng
lực của ĐHQG TPHCM được xây dựng theo cùng cách tiếp cận với các bài thi
đánh giá năng lực phổ biến trên thế giới như SAT (Scholastic Assessment Test)
của Hoa Kỳ và TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh, cũng như không
yêu cầu học thuộc lòng, không quá phụ thuộc vào kiến thức trong sách giáo
khoa và khả năng ghi nhớ của thí sinh khiến học sinh thích thú.
9
Là người trực tiếp giảng dạy, định hướng nghề nghiệp cho học sinh của mình
trước mỗi Kỳ thi THPT quốc gia, tuyển sinh đại học, cô Trần Phương LoanGiáo viên Trường THPT Gò Vấp, quận Gò Vấp, TPHCM cho biết: Số lượng
học sinh của cô lựa chọn đăng ký dự kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG
TPHCM tăng dần qua mỗi năm. Tất nhiên nó không chỉ đến từ sự lựa chọn của
chính học sinh, mà đội ngũ thầy cô giáo cũng là người phải chỉ ra cho học sinh
của mình thấy được cái lợi khi tham gia dự tuyển kỳ thi này: “Rõ ràng khi tham
dự kỳ thi đánh giá năng lực, cơ hội trúng tuyển của các em được rộng mở hơn.
Các em không chỉ được thử sức, rà soát khối lượng kiến thức, kỹ năng mình đã
được rèn dũa trong 3 năm tại trường phổ thông. Quan trọng hơn, các em sẽ có
được sự tự tin trước khi bước vào kỳ thi lớn là Kỳ thi THPT quốc gia. Thực tế,
số lượng học sinh của tôi đăng ký dự thi kỳ thi trên đều có học lực khá đến giỏi.
Bởi với đề thi minh họa mà ĐHQG TPHCM đã công bố, tính sàng lọc về kỹ
năng và tư duy, vốn kiến thức xã hội đều phủ rộng nên các em cũng cân nhắc rất
kỹ khả năng của mình trước khi tham dự. Thực tế, phương thức thi này phù hợp
với bối cảnh hiện nay và có thể sẽ là xu hướng tuyển sinh mới trong tương lai
khi Kỳ thi THPT quốc gia không còn”, cô Loan nói.
Như vậy, từ thực tế trên thế giới cũng như trên cả nước chúng ta có thể
nhận ra học sinh của các khối tự nhiên rất có lợi trong kì thi này vì các em có tố
chất tư duy sáng tạo chỉ có vấn đề là các em cần phải đầu tư thêm chút thời gian
và công sức để học các môn xã hội trong đó có Địa lý. Thực tế học sinh trường
THPT Nam Trực cũng có thiên hướng học các môn khối tự nhiên nhiều hơn xã
hội nên tôi nghĩ sẽ rất phù hợp để chúng ta tư vấn giúp các em hiểu về kì thi
đánh giá năng lực cũng như cách học các môn học nói chung và môn Địa lý nói
riêng để giúp các em tiếp cận tốt với kì thi này kể từ năm học 2021 – 2022. Nói
như vậy không có nghĩa là bài viết này của tôi loại ra các em học tốt khối xã hội
bởi vì giải pháp để học tốt các môn xã hội vẫn hữu dụng với các em có điều các
em sẽ cần có giải pháp để học tốt các môn tự nhiên thì bài viết này tôi chưa thể
đề cập.
2.1.5. Bài thi đánh giá năng lực có cấu trúc và nội dung nhƣ thế nào?
Gần đây nhất, năm 2021, Ngày 24-2, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức hội nghị
khảo thí trực tuyến ‘Giới thiệu các bài thi đánh giá năng lực ở Việt Nam năm
2021′. Hội nghị giới thiệu bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH
Quốc gia TP.HCM và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Không kiểm tra trí nhớ
Năm 2021, ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tổ chức kỳ thi đánh
giá năng lực ở miền Bắc và miền Nam. Riêng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội gọi
kỳ thi này là kỳ thi đánh giá tư duy. Đề thi của ĐH Quốc gia Hà Nội dài 195 phút
với 150 câu hỏi.
Còn bài thi của ĐH Quốc gia TP.HCM dài 150 phút với 120 câu hỏi. Bài thi kiểm
tra tư duy của Trường ĐH Bách khoa dài 180 phút gồm phần bắt buộc, gồm toán
(trắc nghiệm, tự luận) và đọc hiểu (trắc nghiệm); phần tự chọn (trắc nghiệm).
10
Hiện chỉ có ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức thi trên máy. Còn ĐH Quốc gia
TP.HCM và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức thi trên giấy. Tham gia kỳ thi
của ba đơn vị nói trên, thí sinh được đăng ký dự thi và nộp lệ phí online. Thí sinh
có thể biết kết quả ngay sau khi thi.
Các đơn vị đều chuẩn bị sẵn ngân hàng đề thi với hàng ngàn câu hỏi. ĐH Quốc gia
Hà Nội với ngân hàng đề thi lên tới 12.000 – 15.000 câu hỏi có khả năng tổ chức
bốn đợt thi trong năm. Trong mỗi đợt thi, mỗi thí sinh sẽ thi một đề riêng.
Đề thi kiểm tra năng lực của các trường sẽ bao quát kiến thức của ba năm THPT
và kiến thức của lớp 12 sẽ được kiểm tra nhiều hơn. Mỗi câu hỏi cung cấp đủ kiến
thức để kiểm tra năng lực, tư duy phân tích của thí sinh chứ không thiên về kiểm
tra trí nhớ, khả năng học thuộc của thí sinh.
Đừng mất thời gian vào lò luyện
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo – giám đốc Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội –
cho biết: “Bài thi nhằm kiểm tra năng lực tư duy của học sinh, do đó sẽ cung cấp
đủ thông tin để các em có thể phân tích, trả lời. Bài thi này nhằm chống lại cách
học thuộc lòng, cũng như học gì thi nấy. Vì ngân hàng đề rất lớn nên các lò luyện
thi không thể bao quát hết được. Chúng tôi khuyên thí sinh không nên mất thời
gian đầu tư tiền bạc, thời gian vào lò luyện thi”
Đề thi năng lực của ĐHQG TP Hồ Chí Minh dành ra 10/ 120 câu hỏi cho phân
môn địa lý, ngoài ra với một số câu hỏi yêu cầu kĩ năng tính toán, phân tích
bảng số liệu hay tư duy logic thì Địa lý cũng góp phần cho học sinh dễ ghi điểm
hơn.
Đề thi mẫu:
Năm 2020 của trường ĐHQG TPHCM:

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÀI THI MẪU – KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NĂM 2020
Thời gian làm bài:150 phút (không kể thời gian phát đề)
Tổng số câu hỏi:120 câu
Dạng câu hỏi:Trắc nghiệm 4 lựa chọn (Chỉ có duy nhất 1 phương án đúng)
Cách làm bài:Làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm

CẤU TRÚC BÀI THI

Nội dungSố câuNội dungSố câu
Phần 1: Ngôn ngữPhần 3: Giải quyết vấn đề
1.1. Tiếng Việt203.1. Hóa học10
1.2. Tiếng Anh203.2. Vật lí10
Phần 2: Toán học, tƣ duy logic, phân tích số liệu3.3. Sinh học10
2.1. Toán học103.4. Địa lí10
2.2. Tư duy logic103.5. Lịch sử10
2.3. Phân tích số liệu10

11
NỘI DUNG BÀI THI
PHẦN 1. NGÔN NGỮ
1.1. TIẾNG VIỆT
1. Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống: “Trăng quầng thì hạn, trăng… thì mưa.”
A. tỏ B. sáng C. mờ D. tán
2. Truyện cổ tích Tấm Cám thể hiện nhiều mối quan hệ. Câu nào bên dưới đây không thể hiện
mối quan hệ chính?

A. Mối quan hệ giữa mẹ ghẻ và con chồng.
đình.
B. Mối quan hệ giữa chị và em trong gia
C. Mối quan hệ giữa thiện và ác.
chúng.
D. Mối quan hệ giữa nhà vua và dân

3. “Thuở trời đất nổi cơn gió bụi/ Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên/ Xanh kia thăm
thẳm từng trên/ Vì ai gây dựng cho nên nỗi này.” (Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn – Đoàn
Thị Điểm)
Đoạn thơ được viết theo thể thơ:
A. Lục bát. B. Ngũ ngôn. C. Song thất lục bát. D. Tự do.

4.“Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng
Nách tường bông liễu bay sang láng giềng.”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
A. Bông liễu. B. Nách tường. C. Láng giềng. D. Oanh vàng.
5. Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Đưa người ta không đưa qua sông/ Sao có tiếng… ở
trong lòng.” (Tống biệt hành – Thâm Tâm)
A. khóc B. gió C. sóng D. hát
6. “Anh dắt em qua cầu/ Cởi áo đưa cho nhau/ Nhớ về nhà dối mẹ/ Gió bay rồi còn đâu.”
(Làng quan họ, Nguyễn Phan Hách).
Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:
A. dân gian. B. trung đại. C. thơ Mới. D. thơ hiện đại.
7. Qua tác phẩm Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi đã thể hiện rõ điều nào dưới
đây?
A. Sức sống tiềm tàng của những con người Tây Bắc
B. Vẻ đẹp của thiên nhiên Nam Bộ
C. Vẻ đẹp tâm hồn của người Nam Bộ
D. Lòng yêu nước của những con người làng Xô Man
8. Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
A. Chất phát. B. Trau chuốc. C. Bàng hoàng. D. Lãng mạng.
9. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Anh tôi là một người…”
A. Chính trực, thẳn thắng. B. Trính trực, thẳn thắng.
C. Trính trực, thẳng thắn. D. Chính trực, thẳng thắn.
10. Từ nào bị sử dụng sai trong câu sau: “Mặc cho bom rơi đạn lạc, người chiến sĩ vẫn ngang
nhiên cầm súng xông ra chiến trường.”
A. xông ra. B. người chiến sĩ. C. ngang nhiên. D. đạn lạc.
11. Các từ nhỏ mọn, xe cộ, chợ búa, chùa chiền, muông thú là:
A. từ ghép dựa trên 2 từ tố có nghĩa giống nhau. B. từ ghép dựa trên 2 từ tố có nghĩa khác
nhau.
C. từ láy toàn thể. D. từ láy bộ phận.
12. “Nhìn chung, Nguyễn Tuân là một người lắm tài mà cũng nhiều tật (1). Ngay những độc
giả hâm mộ anh cũng cứ thấy lắm lúc vướng mắc khó chịu (2). Nhưng để bù lại, Nguyễn Tuân
12
lại muốn dựa vào cái duyên khá mặn mà của mình chăng? (3). Cái duyên “tài tử” rất trẻ, rất
vui, với những cách ăn nói suy nghĩ vừa tài hoa vừa độc đáo, vừa hóm hỉnh nghịch ngợm làm
cho người đọc phải bật cười mà thể tất cho những cái “khó chịu” gai góc của phong cách
anh” (4).
(Con đường Nguyễn Tuân đi đến bút kí chống Mĩ, Nguyễn Đăng Mạnh)
Đặt trong ngữ cảnh của cả đoạn, chữ “tài tử” trong câu 4 có nghĩa là:
A. một thể loại âm nhạc của Nam Bộ. B. tư chất nghệ sĩ.
C. sự không chuyên, thiếu cố gắng. D. diễn viên điện ảnh nổi tiếng.
13. “Rõ ràng là bằng mắt phải anh vẫn thấy hiện lên một cánh chim én chao đi chao lại. Mùa
xuân đã đến rồi.” (Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, Nguyễn Trung Thành)
Nhận xét về phép liên kết của hai câu văn trên.
A. Hai câu trên sử dụng phép liên tưởng. B. Hai câu trên không sử dụng phép liên
kết.
C. Hai câu trên sử dụng phép liên kết đối. D. Hai câu trên sử dụng phép liên kết lặp.
14. “Nhân dịp ông đi công tác ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên để chuẩn bị cho việc xây
dựng một số tuyến đường giao thông theo dự án.” Đây là câu:
A. thiếu chủ ngữ. B. thiếu vị ngữ.C. thiếu chủ ngữ và vị ngữ. D. sai logic.
15. Trong các câu sau:
I. Trong ba ngày, lượng mưa kéo dài gây ra hiện tượng ngập úng ở nhiều khu vực.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
II.Chí Phèo là hình tượng điển hình cho người nông dân bị tha hóa do nhà văn Nam Cao
xây dựng trong tác phẩm cùng tên.
III.
IV.
Ông lão nhìn con chó, đuôi vẫy lia lịa.
Tối hôm ấy, theo đúng hẹn, tôi đến nhà anh ấy chơi.
Những câu nào mắc lỗi?
A. I và II.B. III và IV.C. I và III.D. II và IV.

Dựa vào các thông tin đƣợc cung cấp dƣới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20
“Bạn cũ ngồi than thở, nói ghét Sài Gòn lắm, chán Sài Gòn lắm, trời ơi, thèm ngồi giữa rơm
rạ quê nhà lắm, nhớ Bé Năm Bé Chín lắm. Lần nào gặp nhau thì cũng nói nội dung đó, có lúc
người nghe bực quá bèn hỏi vặt vẹo, nhớ sao không về. Bạn tròn mắt, về sao được, con cái
học hành ở đây, công việc ở đây, miếng ăn ở đây.
Nghĩ, thương thành phố, thấy thành phố sao giống cô vợ dại dột, sống với anh chồng thẳng
thừng tôi không yêu cô, nhưng rồi đến bữa cơm, anh ta lại về nhà với vẻ mặt quạu đeo, đói
meo, vợ vẫn mỉm cười dọn lên những món ăn ngon nhất mà cô có. Vừa ăn chồng vừa nói tôi
không yêu cô. Ăn no anh chồng vẫn nói tôi không yêu cô. Cô nàng mù quáng chỉ thản nhiên
mỉm cười, lo toan nấu nướng cho bữa chiều, bữa tối.
Bằng cách đó, thành phố yêu anh. Phố cũng không cần anh đáp lại tình yêu, không cần tìm
cách xóa sạch đi quá khứ, bởi cũng chẳng cách nào người ta quên bỏ được thời thơ ấu, mối
tình đầu. Của rạ của rơm, của khói đốt đồng, vườn cau, rặng bần… bên mé rạch. Lũ cá rúc
vào những cái vũng nước quánh đi dưới nắng. Bầy chim trao trảo lao xao kêu quanh quầy
chuối chín cây. Ai đó cất tiếng gọi trẻ con về bữa cơm chiều, chén đũa khua trong cái mùi
thơm quặn của nồi kho quẹt. Xao động đến từng chi tiết nhỏ”.
(Trích Yêu người ngóng núi, Nguyễn Ngọc Tư)
16. Phong cách ngôn ngữ của văn bản là:
A. Sinh hoạt. B. Chính luận. C. Nghệ thuật. D. Báo chí.
17. Từ “quạu đeo” ở dòng thứ 2 trong đoạn văn thứ 2 có nghĩa là:
A. bi lụy. B. hạnh phúc. C. cau có. D. vô cảm.
18. Phương thức biểu đạt chủ yếu của những câu văn: “Lũ cá rúc vào những cái vũng nước
quánh đi dưới nắng. Bầy chim trao trảo lao xao kêu quanh quầy chuối chín cây…” là:
A. tự sự. B. thuyết minh. C. nghị luận. D. miêu tả.
19. Trong đoạn văn thứ 3, “mối tình đầu” của “anh” là:
13
A. thành phố. B. thị trấn trong sương.
C. vùng rơm rạ thanh bình, hồn hậu. D. làng chài ven biển.
20. Chủ đề chính của đoạn văn là:
A. Nỗi nhớ quê của kẻ tha hương.
B. Sự cưu mang của mảnh đất Sài Gòn.
C. Niềm chán ghét khi phải tha phương cầu thực của người xa quê.
D. Người chồng bạc bẽo.
1.2. TIẾNG ANH
Questions 21 – 25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each
blank.
21. The cutting or replacement of trees downtown _____ arguments recently.
A. has caused B. have caused C. are causing D. caused
22. Many places _____ our city are heavily polluted.
A. on B. in C. at D. upon
23. There were so _____ negative comments on Tom‟s post that he had to remove it.
A. much B. many C. a lot of D. plenty
24. His mother is _____ mine, but he is younger than me.
A. more old than B. old as C. not as older as D. older than
25. You‟re driving _____! It is really dangerous in this snowy weather.
A. carelessly B. careless C. carelessness D. carefulness
Questions 26 – 30: Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and
blacken your choice on your answer sheet.
26. There were too many participants in the event, so each of them were asked just one

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ