dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Vận dụng linh hoạt bài tập tình huống vào giảng dạy môn GDCD ở trường THPT

SKKN Vận dụng linh hoạt bài tập tình huống vào giảng dạy môn GDCD ở trường THPT

ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.
Hiện nay, Giáo dục nước ta đang trong giai đoạn chuyển mình, Bộ giáo dục
và đào tạo đang tiến hành đổi mới toàn diện để hướng tới xây dựng một chương
trình chuẩn nhất, hiện đại và phù hợp với thực tiễn đất nước. Nội dung các
chương trình học đang hướng tới đưa người học giữ vai trò trung tâm, xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực, sản phẩm cuối cùng là những con
người phát triển toàn diện, những công dân toàn cầu.
Cùng với các môn học khác thì môn Giáo dục công dân (GDCD) giữ vai
trò chủ đạo trong việc giúp học sinh hình thành, phát triển ý thức và hành vi của
người công dân. Thông qua các bài học về lối sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế,
môn GDCD góp phần bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất chủ yếu là yêu
nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực và chăm chỉ. Môn học này còn bồi dưỡng
cho học sinh những năng lực đặc thù là: Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực
phát triển bản thân và năng lực tìm hiểu tham gia các vấn đề kinh tế xã hội. Từ
đó giúp học sinh có niềm tin, nhận thức, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực
đạo đức và quy định của pháp luật, có kĩ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm
việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của môn học nên từ năm 2017, Bộ GD-ĐT
đã lựa chọn môn GDCD vào tổ hợp môn thi khoa học xã hội trong kỳ thi trung
học phổ thông quốc gia. Việc này thực sự là niềm vui của các thầy cô giáo dạy
bộ môn GDCD, bởi nó góp phần to lớn trong việc nâng tầm vị thế môn học
trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đồng thời vị thế thầy cô giáo dạy bộ môn
GDCD cũng được xã hội nhìn nhận một cách tích cực hơn. Vậy làm thế nào để
dạy và học tốt môn GDCD?
Là giáo viên dạy bộ môn Giáo dục công dân trong trường THPT, chúng
tôi luôn suy nghĩ, trăn trở trước các bài dạy của mình, làm thế nào để học sinh
có thể hứng thú học tập tiếp thu, lĩnh hội được kiến thức cơ bản cũng như mở
rộng. Từ những yêu cầu thực tiễn trên thì mục tiêu của môn GDCD hiện nay
6
không chỉ tập trung vào việc hình thành và rèn luyện cho học sinh các phẩm
chất và năng lực cần thiết, mà còn phải trang bị cho các em kĩ năng giải quyết
các tình huống từ thực tiễn. Với đề tài: “Vận dụng linh hoạt bài tập tình
huống vào giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trƣờng trung học phổ
thông” nhằm một phần thực hiện theo các mục tiêu trên.
Thực tế, sự hào hứng của một bộ phận học sinh trong môn học GDCD còn
chưa cao. Các em học thụ động những kiến thức hàn lâm trong sách vở quá
nhiều nhưng thiếu kinh nghiệm sống, không khéo léo trong đối nhân xử thế hay
xử lí tình huống, đặc biệt là những tình huống bất ngờ, phức tạp. Việc dạy của
giáo viên còn tình trạng nặng về lý thuyết là chủ yếu. Nói về học, ông cha ta từ
xưa có câu: “học và hành, học phải đi đôi với hành” hay “trăm nghe không
bằng một thấy”. Ngày nay, các nghiên cứu về năng lực nhận thức của con
người cũng chỉ ra quan hệ mật thiết giữa thực hành và khả năng ghi nhớ

Khả năng thu nhận tri thứcKhả năng ghi nhớ
Vị giác1%Nghe20%
Xúc giác1.5%Nhìn30%
Khứu giác3.5%Nghe và nhìn50%
Thính giác11%Tự trình bày80%
Thị giác83%Tự trình bày và làm90%

So với nhiều nước trong khu vực, Giáo dục và đào tạo nước ta theo hướng
tiếp cận cũ, học sinh chủ yếu chỉ NGHE mà không được LÀM. Điều này dẫn
đến năng lực người học yếu kém, đào tạo không đáp ứng nhu cầu xã hội. Thống
kê cho thấy năng suất lao động của nước ta thấp hơn nhiều các nước trong khu
vực và châu Á : thấp hơn Indonesia 10 lần, Thái Lan gần 30 lần và Nhật Bản
135 lần. Thay đổi và đổi mới căn bản , toàn diện giáo dục và đào tạo đang trở
thành một yêu cầu khách quan , cấp bách trong giai đoạn hội nhập quốc tế mạnh
mẽ hiện nay.
Đổi mới căn bản toàn diện trước hết cần đổi mới hình thức tổ chức dạy
học, chuyển dần hình thức dạy học từ NGHE, NHÌN sang TỰ TRÌNH BÀY và
7
LÀM. Chính Khổng Tử (551 – 479 TCN) – một người thầy lỗi lạc của Trung
Hoa và thế giới đã nói cách đây hơn 2000 năm: Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên;
những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ; những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu. Nếu giáo viên cứ
mải mê thuyết trình thì học sinh nhớ được rất ít còn để học sinh tăng cường tính
thực hành, hoạt động tương tác, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, đánh giá
chính xác, học tập thực địa, tự đọc, tự mổ xẻ vấn đề thì các em sẽ nhớ lâu hơn.
Nếu giáo viên tạo điều kiện cho các em đóng vai để xử lí tình huống thì hiệu
quả càng tuyệt vời hơn. Các em sẽ hiểu sâu sắc vấn đề và sẽ biết cách giải quyết
khi gặp phải tình huống đó ngoài đời. Giờ học sẽ trở nên thú vị, có nhiều tiếng
cười và học sinh phát huy được hết năng lực, sở trường, tăng thêm tính bạo dạn
tự tin.
Nhà tâm lí học Ba Lan Kryna Skarzyska đã nói: “Chất lượng cuộc sống
của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào việc xung quanh chúng ta có nhiều
người thấu hiểu chúng ta hay không” và học giả Mỹ – Kinixti cũng nói : “Sự
thành công của mỗi người chỉ có 15% là dựa vào kĩ thuật chuyên ngành, còn
85% là dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người đó”.
S.B. Robisohl 1967: “Giáo dục là việc chuẩn bị cho người học vào việc giải
quyết các tình huống của cuộc sống”
Môn GDCD trong nhà trường trung học phổ thông có rất nhiều kiến thức
thực tế liên quan đến đời sống hàng ngày như: vấn đề đạo đức, kinh tế, chính trị,
xã hội và pháp luật. Học sinh có thể đặt nhiều câu hỏi, gặp nhiều tình huống
trong cuộc sống nhưng chưa biết cách ứng xử và giải quyết như thế nào cho
thấu tình đạt lý, thế nào là không vi phạm pháp luật. Các em chưa chủ động vận
dụng kiến thức môn GDCD để giải quyết các tình huống trong thực tế cuộc
sống. Dạy học tình huống là một hình thức dạy học gây hứng thú và có tính
thực tiễn cao. Đây là phương pháp dạy học hữu hiệu nhằm mang lại niềm vui,
hứng thú, thắp lên ngọn lửa say mê, tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức, phát triển tư
duy, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; từ đó hình thành ở học sinh nhân
cách của người lao động mới: tự chủ, sáng tạo, có khả năng giải quyết tốt các
tình huống do cuộc sống đặt ra. Để tăng thêm giá trị của bộ môn GDCD, bồi
8
dưỡng các kiến thức và kĩ năng xử lí tình huống cho các em, đồng thời tăng
thêm sự thú vị hấp dẫn trong các giờ học GDCD, chúng tôi xin mạnh dạn chia
sẻ kinh nghiệm của mình về việc “Vận dụng linh hoạt bài tập tình huống vào
giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trƣờng trung học phổ thông”
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
II.1. Mô tả giải pháp trƣớc khi tạo ra sáng kiến
Môn GDCD từ lớp 10 đến lớp 12 có nội dung kiến thức đa dạng, phong
phú và khoa học nhằm cung cấp cho các em thế giới quan đúng đắn, những
phẩm chất cao đẹp, những hiểu biết nhất định về nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, về nền chính trị và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam. Và đặc biệt, toàn bộ nội dung lớp 12 sẽ trang bị cho các em các kiến
thức cơ bản về pháp luật, các quyền tự do, dân chủ cơ bản của công dân giúp
các em biết sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, biết cách thực hiện
và tự bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Mục đích của môn GDCD
bên cạnh việc trang bị tri thức về đạo đức, pháp luật, kinh tế, chính trị … còn
góp phần quan trọng trong việc giáo dục thái độ, ý thức, hành vi cho học sinh.
Vai trò của môn GDCD là rất quan trọng, rất hữu ích. Kiến thức trong bộ
môn có tính tích hợp cao nhưng hiện nay ở phần lớn các trường trung học phổ
thông thì môn học này chưa thực sự được xem trọng.
Bộ môn này mang tính khoa học, tích hợp cao, chủ đề rất rộng, có nhiều
vấn đề nhạy cảm nên đòi hỏi giáo viên dạy phải có một kiến thức phong phú, có
hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực. Đồng thời mỗi giáo viên phải luôn cập
nhật thông tin thời sự, các điều luật được sửa đổi bổ sung hoặc xây dựng mới để
minh hoạ cho bài giảng và giải đáp kịp thời các thắc mắc của học sinh chứ
không phải chỉ cần dạy qua loa, đến cuối kì thì cho học sinh một vài bài tập về
nhà, kiểm tra lý thuyết chép trong sách, chép của nhau là xong.
Nếu chỉ dùng phương pháp truyền thống vấn đáp và thuyết trình các khái
niệm đạo đức, kinh tế, pháp luật thì các em sẽ rất khó hiểu được sâu sắc vấn đề
và dễ dẫn đến tình trạng học vẹt, rất mau quên. Còn khi giảng dạy và có bài
kiểm tra bằng việc sử dụng bài tập tình huống, lại in cả hình ảnh hoặc trình
9
chiếu sẽ giúp các em dễ hiểu, ghi nhớ lâu, các kiến thức phức tạp sẽ trở nên đơn
giản và hữu ích hơn. Sự sáng tạo, óc tư duy của các em sẽ được khơi dậy và
phát huy cùng với trí tuệ của nhóm học sinh sẽ làm cho bài học có sức hấp dẫn
hơn rất nhiều.
Mặc dù vậy trên thực tế dạy và học, không phải ai cũng thành công trong
việc xây dựng các bài tập tình huống để đạt được các mục tiêu về kiến thức, kĩ
năng, thái độ. Khi nào thì áp dụng, nội dung cần chọn lọc như thế nào, câu hỏi
ra sao để phù hợp với từng đối tượng học sinh, đồng thời lồng ghép giáo dục tư
tưởng đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh luôn là điều mà bản thân chúng tôi
luôn trăn trở. Đề tài này sẽ góp phần gợi mở, chia sẻ kinh nghiệm của chúng tôi
trong việc xây dựng, áp dụng các bài tập tình huống một cách có hiệu quả vào
việc dạy học môn GDCD.
II.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1. Khái niệm về bài tập tình huống
Tình huống là toàn thể những sự việc xảy ra tại một nơi, trong một thời
gian hoặc một thời điểm.
Bản chất của dạy học có bài tập tình huống là dạy học gắn liền với thực
tiễn, dạy học trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể và luôn biến động. Học đi
đôi với hành, khi chúng ta thực hành càng nhiều thì kiến thức được học sẽ được
vận dụng ngay vào thực tiễn.
Trong môn GDCD, những tình huống được đưa ra có thể là tình huống giả
định hay cũng có thể là tình huống thực tế đã xảy ra trong thực tiễn. Học sinh
phân tích, tìm ra lời giải cho tình huống sẽ tự mình hiểu ra vấn đề, sẽ rút ra kinh
nghiệm cho bản thân và khi gặp phải tình huống đó sẽ biết cách xử lí nhanh
hoặc tư vấn cho người khác hỗ trợ mình. Mục đích lớn nhất của xây dựng các
bài tập tình huống là giúp các em được trải nghiệm cuộc sống muôn màu trong
và ngoài nhà trường, biết cách bình tĩnh chủ động ứng xử trong mọi tình huống
có thể xảy ra ở độ tuổi các em; giúp các em tự tin, trưởng thành và trở thành
những công dân gương mẫu, tôn trọng và thực hiện tốt pháp luật. Câu hỏi cần
10
phải được diễn đạt đúng văn phạm, ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, khoa học. Câu
hỏi phù hợp trình độ người học, không quá đơn giản hay quá phức tạp
có thể gây hứng thú nhận thức, kích thích người học tư duy, tìm câu trả lời.
2.2. Cấu trúc của một bài tập tình huống
Một bài tập tình huống thường có 2 phần: nội dung tình huống và những
yêu cầu đưa ra để giải quyết tình huống. Một số yêu cầu cần chú ý trong xây
dựng cấu trúc bài tập tình huống là:
– Tình huống phải có độ dài vừa phải, không quá dài và phức tạp, phù hợp
với nhận thức của học sinh.
– Giữa tình huống và câu hỏi phải ăn khớp với nhau và cùng hướng vào nội
dung bài học.
Muốn làm việc có hiệu quả, người dạy phải hiểu được nhu cầu, nguyện
vọng, hoàn cảnh, điều kiện học tập của học sinh, phải theo dõi sự chú ý và hứng
thú của các em. Lớp nào học sinh tích cực, năng động, có nhu cầu học hỏi trải
nghiệm thực tế, có sự tập trung chú ý thì đưa ra tình huống khó hơn, nhiều hơn
các lớp khác để các em phát huy được năng lực sở trường của mình. Để khắc
sâu kiến thức hơn sẽ phân vai cho các em đóng kịch để dựng lại tình huống và
tự giải quyết tình huống đó. Lời thoại các em có thể sáng tạo mới, hoặc dựa trên
sự gợi ý của giáo viên, các em có thể thêm bớt tuỳ theo sự hiểu biết và tính cách
của các em. Khi các em học sinh được tham gia vào đóng vai trong các tình
huống như các diễn viên, được trải nghiệm, được thể hiện quan điểm cá nhân,
được bạn bè ngưỡng mộ, chắc chắn học sinh sẽ rất hăng hái tham gia. Giờ học
không còn nặng về kiến thức hàn lâm, khô khan, gò bó nhàm chán mà trở nên
hấp dẫn sôi nổi, vui vẻ, các em luôn mong chờ được học tiết học GDCD.
Ngược lại, đối với những lớp hơi trầm thì không nên đưa nhiều tình huống
vì các em hay ngại phát biểu ý kiến, giáo viên đưa ra lại phải tự mình giải đáp
thì hiệu quả không cao. Lớp có nhiều học sinh cá biệt, ý thức chưa tốt thì phải
hết sức cẩn trọng khi đưa tình huống vào bài giảng vì các em hay lấy đề tài tình
huống, gán ghép các bạn trong lớp vào nhân vật trong tình huống để trêu chọc
nhau, rồi có những phát ngôn chưa chuẩn, hướng đến các vấn đề tiêu cực trong
11
xã hội, có khi lại phản tác dụng. Những lớp này cũng cần thận trọng cân nhắc,
có những quy định thật rõ ràng khi cho các em đóng vai xử lí tình huống, bởi
nếu quản lí lớp không tốt, học sinh đùa nghịch, nô đùa quá trớn sẽ ảnh hưởng
đến các lớp khác.
Việc xây dựng bài tập tình huống có thể diễn ra trước giờ lên lớp, trong khi
dạy hoặc sau khi kết thúc bài giảng dành ra một vài phút để cho học sinh làm
bài tập về nhà. Việc đưa ra các tình huống trong giờ học cùng với sự tâm huyết,
nhiệt tình, giọng nói lên bổng xuống trầm, phong thái thay đổi linh hoạt của
người thầy sẽ có tác dụng lớn nhất.
Ví dụ: Khi dạy bài 10, lớp 10: “Quan niệm về đạo đức”, có một tình
huống được đưa ra như sau:
Trên đường đi học về, cách nhà 1 km thì H nhìn thấy mấy viên gạch vỡ
nằm lăn lóc ngay ở lòng đường, có viên còn rơi ra giữa đường mà mọi người
vẫn vô tư qua lại. Có lẽ là gạch rơi ra từ xe chở vật liệu xây dựng của một ai
đó. H trộm nghĩ: trên đoạn đường này có rất nhiều xe thường xuyên qua lại,
có cả xe đạp và xe máy, học sinh tiểu học đi về cũng đông, nếu để gạch nằm ở
đó sẽ không an toàn vì dễ bị ngã xe khi xô vào gạch. Nhiều đứa học sinh nhỏ
cứ cắm cổ đạp xe không nhìn đường thì rất dễ bị ngã đau. H nói với mấy bạn
cùng đi dừng lại để nhặt gạch thì các bạn đều bảo không phải chuyện của
mình và đạp xe đi thẳng. Có đứa bảo H là con dở hơi, dỗi việc. H không nói
gì, lặng lẽ dừng lại, dựng xe bên lề đường rồi nhặt mấy viên gạch vỡ xếp gọn
vào ven đường. Xong việc, H nóng quá liền tìm quán nước ven đường uống
cốc nước trà đá rồi mới về. Dù muộn một chút nhưng trong lòng H rất vui vì
đã giúp được người khác.
Câu hỏi:
Câu 1: Nhặt gạch rơi trong khi có nhiều người qua lại trên đường có nguy hiểm
gì cho H không?
Câu 2: H vui vì lý do gì? Tại sao các bạn không dừng lại nhặt gạch cùng H?
Các bạn có đạo đức tốt không?
12
Bài tập trên có nhiều vấn đề chưa hợp lí. Nội dung chính còn nhiều chi tiết
thừa, không thật sự cần thiết. Câu hỏi thứ nhất đi hơi xa với nội dung cần giáo
dục. Câu hỏi thứ hai còn khó giải thích với học sinh, các em ít giơ tay để trả lời.
Bài tập có thể đƣợc sửa lại như sau:
Trên đường đi học về gần đến nhà thì H nhìn thấy mấy viên gạch vỡ
nằm ngổn ngang trên đường. Có lẽ gạch rơi ra từ xe chở vật liệu xây dựng. H
chợt nghĩ: trên đoạn đường này rất đông người qua lại, đặc biệt là trẻ em tan
học hay phóng nhanh không nhìn đường, va vào gạch rất dễ bị ngã.
H nói với mấy bạn đi cùng dừng lại để nhặt gạch cho an toàn thì đều
nhận được những cái lắc đầu và nói rằng đó không phải nghĩa vụ cuả các
bạn và đi thẳng. H dừng lại, lặng lẽ nhặt từng viên gạch và xếp gọn vào lề
đường. Xong việc, H đạp xe về mà thấy trong lòng thật vui.
Câu hỏi:
Câu 1: Tại sao H thấy vui khi nhặt xong những viên gạch vỡ xếp vào ven
đường?
Câu 2: Mấy bạn trong lớp không hưởng ứng lời đề nghị của H vì lý do gì?
Câu 3: Nếu có mặt ở đó, em sẽ xử sự như thế nào?
Đây là tình huống có thể xảy ra nhiều trong thực tế. Có thể gợi ý trả
lời nhƣ sau:
Câu 1: H vui vì nghĩ rằng mình làm được một việc nhỏ nhưng có thể giúp đỡ
được người khác, đảm bảo an toàn cho những người đi đường. Việc làm xuất
phát từ lòng thương người, long nhân ái của một người có tư cách đạo đức tốt,
tự nguyện làm việc tốt không hề tính toán thiệt hơn.
Câu 2: Mấy bạn trong lớp không hưởng ứng lời đề nghị của H vì các bạn nghĩ
đi học về phải về nhà cho nhanh, đang đói, đang khát thì không muốn làm gì.
Việc nhặt gạch là việc của mấy bác lao công. Đường đang đông mà ra giữa
đường nhặt gạch sợ sẽ nguy hiểm cho mình,… Và còn rất nhiều lý do khác. Nói
chung mấy bạn đó khá tính toán thiệt hơn, chưa thật sự là người có đạo đức tốt.
13
Câu 3: Giả định em có mặt ở đó thì em sẽ làm gì? Có hưởng ứng lời đề nghị
của H hay không? Tuỳ theo cách giải thích và suy nghĩ của các em, để các em
thoải mái phát biểu ý kiến.
2. 3. Nội dung của tình huống
2.3.1.Tình huống nêu ra phải là một tình huống có vấn đề
Vấn đề là điều cần phải xem xét, nghiên cứu, giải quyết.
Tình huống có vấn đề là tình huống trong đó có điều gì đó được đặt ra
nhưng chưa sáng tỏ, không xác định được trước đó mà chỉ đặt ra mối quan hệ
của nó tới những gì có trong tình huống. Tình huống có vấn đề là một tình
huống gợi cho học sinh những khó khăn về lí luận hay thực tiễn mà họ thấy cần
thiết và có khả năng vượt qua. Điều đó có nghĩa là các em phải vận dụng các
thao tác tư duy để phân tích, mổ xẻ, thảo luận và thống nhất ý kiến; nghĩa là
phải trải qua một quá trình suy nghĩ tích cực mới có thể giải quyết được vấn đề
chứ không đơn giản, dễ dàng.
2.3.2. Tình huống phải gắn với thực tế của đời sống.
Các tình huống phải mang tính thời sự, là những tin tức nóng được cập
nhật nhiều lần trong ngày, có sự quan tâm chú ý đặc biệt của nhiều người. Nhờ
đó mà các em quan tâm hơn tới các chương trình thời sự, đến đời sống chính trị
– kinh tế – xã hội của đất nước, đến đời sống muôn màu. Giá trị đích thực của
tình huống là ở nội dung tình huống. Tình huống phải đảm bảo tính khoa học,
bám sát kiến thức chuẩn sách giáo khoa, có tính thực tế, gắn với các sự kiện liên
quan đến đời sống hàng ngày, càng gần gũi với học sinh càng tốt.
Khi dạy bài 12 lớp 11: “Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng”
có thể đưa ra tình huống như sau:
Công ty gang thép Fomosa ( do người Đài Loan làm chủ) kinh doanh ở
tỉnh Hà Tĩnh đã xả thải trái phép ra môi trường. Chất độc mà công ty thải ra
đã làm cá chết hàng loạt, lên tới hàng trăm tấn trên địa bàn 4 tỉnh miền
Trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Công ty này
đã bị xử phạt hành chính, buộc phải bồi thường cho dân 500 triệu USD và đã
khắc phục được 53 trên tổng số
14
56 lỗi vi phạm.
Hình ảnh cá chết hàng loạt ở bờ biển tại Hà Tĩnh
Câu hỏi:
Câu 1: Suy nghĩ của em như thế nào về việc xả thải trái phép của công ty
Fomosa? Việc làm đó có tác động xấu như thế nào đến môi trường và cuộc sống
của người dân xung quanh khu vực đó?
Câu 2: Cách xử lí và khắc phục sự cố này của chính phủ Việt Nam đã thoả đáng
chưa?
Câu 3: Em có thể nêu một số giải pháp để bảo vệ môi trường biển an toàn một
cách bền vững?
Gợi ý trả lời:
Câu 1: Việc xả thải trái phép của công ty là xâm hại nghiêm trọng môi trường
biển Việt Nam. Chỉ vì lợi ích kinh tế trước mắt của công ty mà làm ảnh hưởng
đến cuộc sống của nhiều người: việc đánh bắt cá của ngư dân bị ngưng trệ;
ngành du lịch vắng khách, nhiều người thất nghiệp, nguồn nước bị nhiễm độc
nặng nề, …Đây là hành vi vô đạo đức và vi phạm pháp luật Việt Nam.
Câu 2: Cách xử lí của chính phủ Việt Nam đã phần nào giúp người dân vơi bớt
khó khăn. Người dân được trả tiền đền bù để chuyển đổi nghề nghiệp, vượt qua
nỗi đau, ổn định tâm lí.
15
Công ty Fomosa đã cố gắng trả tiền đền bù đầy đủ và nhanh chóng khắc
phục các sự cố. Điều đó thể hiện thiện chí hợp tác với chính phủ Việt Nam để
giải quyết vấn đề, muốn tiếp tục kinh doanh ở Việt Nam.
Câu 3: Việc cần làm để bảo vệ môi trường biển bền vững:
+ kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc cho các doanh nghiệp thuê đất, việc cấp
giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm dễ gây ô nhiễm
môi trường.;
+ thường xuyên kiểm tra hệ thống xử lí nước thải xem họ có vận hành
không, có tốt thật không, nhất quyết không đổi lợi ích kinh tế trước mắt với môi
trường;
+ xử lí thật nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về phá hoại môi
trường;
+ tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của mọi người dân về bảo vệ
tài nguyên và môi trường.
Khi dạy hoặc ôn tập thi tốt nghiệp về các loại vi phạm pháp luật và
trách nhiệm pháp lí tại bài 2: Thực hiện pháp luật (GDCD 12), có thể đƣa
ra tình huống và cho học sinh đóng vai tình huống: Người phụ nữ F1 lấy lí
do phải ở nhà cầu nguyện đã cố thủ nhiều giờ trên tầng 3 không đi cách li
tập trung để phòng chống COVID 19 tại Bắc Giang khiến cho lực lượng
chức năng phải dùng xe thang đột nhập, phá cửa, cưỡng chế người phụ nữ
đi cách li.
Câu hỏi:
Câu 1. Hành vi chống đối việc cách li của người phụ nữ này có vi phạm pháp
luật không? Nếu có vi phạm sẽ bị xử lí như thế nào?
Câu 2. Thái độ của em như thế nào đối với hành vi chống đối của người phụ nữ
này? Nếu là một tuyên truyền viên, em sẽ nêu thông điệp gì để nâng cao ý thức
của mọi người trong cuộc chiến với đại dịch COVID 19?
Gợi ý trả lời:
Câu 1: Hành vi chống đối của người phụ nữ trên có vi phạm pháp luật, vì có thể
làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm. Hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính ( cụ thể
16
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Giang đã quyết định xử phạt hành
chính đối với bà Phạm Thị Q ( 44 tuổi, ở tổ 6, phường Trần Nguyên Hãn) 10
triệu đồng về hành vi trốn tránh áp dụng biện pháp cách li y tế, quy định tại
điểm b, khoản 1, điều 11 Nghị định 117.
Câu 2: Thái độ lên án, không đồng tình với hành vi trên.
Nếu là tuyên truyền viên em sẽ giải thích cho mọi người biết về sự nguy
hiểm của dịch bệnh, hậu quả của việc thiếu ý thức sẽ làm tăng thêm nguy cơ lây
lan dịch bệnh. Mỗi người cần phải đặt lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích cá
nhân, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, khuyến cáo của Bộ
Y tế để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, gia đình và mọi người xung quanh….
2.3.3. Tình huống phải phù hợp với chủ đề bài học ngày hôm đó, tránh sáo
rỗng hoặc lạc đề. Nội dung tình huống xoáy sâu vào các kiến thức trọng
tâm cần làm rõ
2.3.3.1. Giảng dạy kiến thức về triết học
Khi dạy bài 1 Giáo dục công dân 10: Thế giới quan duy vật và phương
pháp luận biện chứng, có thể đưa ra tình huống sau.
Có nhà khoa học đang đi trên một con tàu. Ông ta hỏi người lái tàu:
– “Anh có học ngữ pháp không”?
Người lái tàu đáp:

“Không”.
Nhà khoa học nói:

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay