dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Nâng cao hiệu quả phương pháp dạy học Ngữ Văn dựa trên phản hồi của học sinh

SKKN Nâng cao hiệu quả phương pháp dạy học Ngữ Văn dựa trên phản hồi của học sinh

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Xuất phát từ mục tiêu đổi mới giáo dục
Đổi mới giáo dục là một yêu cầu tất yếu đang đặt ra đối với tất cả các ngành
học, cấp học của hệ thống giáo dục hiện nay, đó là “chuyển mạnh quá trình giáo
dục từ chủ yếu chú trọng trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và
phẩm chất người học”, “học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo
dục nhà trường kết hợp với gia đình và giáo dục xã hội”, đáp ứng yêu cầu đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. Để thực hiện tư tưởng
đó, cần “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại;
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của
người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung
dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật
và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. Những định hướng trên đặt ra
cho các nhà quản lí, chỉ đạo giáo dục và đội ngũ GV một yêu cầu và nhiệm vụ quan
trọng là cần có những chuyển biến về nhận thức và hành động trong quá trình quản
lí và dạy học ngay từ bây giờ để chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho công cuộc
đổi mới giáo dục, đặc biệt hướng tới việc triển khai Đề án thực hiện chương trình
mới 2018. Một trong những yêu cầu đổi mới trong dạy học là cần chú trọng phát
huy cao nhất tính tích cực, chủ động của HS trong học tập, để HS có thể trở thành
chủ thể trong việc tiếp nhận tri thức và có năng lực vận dụng các kiến thức, kĩ năng
tiếp nhận được trong học tập vào thực tiễn đời sống.
2. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của cuộc sống
Trong cuộc sống, mỗi con người luôn là một cá thể trong mối quan hệ với
cộng đồng xã hội cũng như với rất nhiều sự vật, hiện tượng xung quanh. Để khám
phá và thích ứng với môi trường, hoàn cảnh, con người luôn có nhu cầu giao tiếp,
đối thoại và phản hồi. Mục tiêu giáo dục của chúng ta hiện nay đang tích cực rèn
luyện kĩ năng sống, phát triển năng lực cho học sinh. Rời ghế nhà trường để bước
vào đời, các em không phải chỉ là những người có trình độ, có kiến thức mà còn
cần là người có kĩ năng sống, có năng lực giải quyết các vấn đề. Đó là “khả năng
thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với
nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày” (WHO). Phản hồi là một hoạt
Nâng cao hiệu quả phương pháp dạy học Ngữ văn dựa trên phản hồi của học sinh
Trang 4
động, nâng cao hiệu quả phương pháp dạy học Ngữ văn dựa trên phản hồi của học
sinh cũng là một trong những yêu cầu, mục tiêu cần hướng tới của chương trình
giáo dục phát triển năng lực.
3. Xuất phát từ thực tế dạy học hiện nay ở bộ môn Ngữ văn.
Thực hiện đổi mới Chương trình và SGK, trong đó có hoạt động dạy học
Ngữ văn theo hướng hình thành và phát triển năng lực, các kĩ năng cho HS,
phần dạy học Đọc – hiểu các văn bản trong Chương trình Ngữ văn sẽ góp phần
hình thành và phát triển những năng lực, kĩ năng nào?
Mục tiêu dạy học văn trong thời đại mới chú trọng ở tính thiết thực. Học sinh
phải biết vận dụng kiến thức được học từ môn Ngữ văn vào giải quyết những vấn
đề, những tình huống cụ thể, gần gũi trong cuộc sống. Mục tiêu đó được cụ thể hóa
trong chương trình ở từng cấp học, bậc học. Các phương pháp dạy học Ngữ Văn
truyền thống không đủ sức để giải quyết vấn đề này. Vì thế vấn đề đổi mới phương
pháp dạy học Ngữ Văn được đặt ra và trở thành mối quan tâm của những người
làm công tác giáo dục mà đặc biệt là những giáo viên (GV) dạy bộ môn Ngữ Văn.
Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) không thể tùy tiện, nó phải
dựa trên mục tiêu, nguyên tắc, chiến lược dạy học cũng như bám sát vào đặc trưng,
bản chất của môn học. Quan điểm dạy học “lấy người học làm trung tâm” là một
quan điểm giáo dục hiện đại, giải phóng và phát triển năng lực sáng tạo cho người
học. Quan điểm dạy học này là một định hướng dạy học tích cực, chi phối việc xác
định mục tiêu dạy học, lựa chọn nội dung và PPDH.
Xuất phát từ những lý do trên cùng mong muốn trong từng bài dạy, trong
từng giờ học, học sinh luôn hứng thú, chủ động, yêu thích môn học, từ đó góp phần
nâng cao hiệu quả học đồng thời là tài liệu tham khảo cho các thầy cô giáo trong
quá trình dạy học Ngữ Văn, tôi chọn phương pháp Nâng cao hiệu quả phương
pháp dạy học Ngữ văn dựa trên phản hồi của học sinh với hi vọng mang đến một
PPDH mới cho việc dạy Đọc – hiểu văn bản, góp thêm một giải pháp cho việc đổi
mới phương pháp dạy học Ngữ Văn trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện
nền giáo dục hiện nay.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1. Yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn
Qua việc khảo sát yêu cầu Chương trình Ngữ văn nói chung, tôi nhận thấy
chương trình giáo dục phổ thông xác định mục tiêu chung của việc dạy học Ngữ
văn như sau:
Nâng cao hiệu quả phương pháp dạy học Ngữ văn dựa trên phản hồi của học sinh
Trang 5
– Có những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, hệ thống về những tác
phẩm tiêu biểu cho các thể loại cơ bản của văn học Việt Nam và một số tác phẩm,
đoạn trích của văn học nước ngoài.
– Hình thành và phát triển các năng lực cơ bản với yêu cầu cao hơn cấp
Trung học cơ sở, bao gồm: năng lực sử dụng tiến Việt thể hiện ở bốn kĩ năng cơ
bản (đọc, viết, nghe, nói), năng lực tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mĩ, năng lực
tự học và năng lực thực hành, ứng dụng.
– Có tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa; tình yêu gia đình, thiên nhiên;
lòng tự hào dân tộc; ý chí tự lập, tự cường; tinh thần dân chủ, nhân văn ; nâng cao ý
thức trách nhiệm công dân; ý thức tôn trọng, phát huy các giá trị văn hóa của dân
tộc và nhân loại.
Tuy nhiên qua tìm hiểu tại một số trường học trên địa bàn, tôi nhận thấy việc
thực hiện giáo dục dạy học phản hồi đã được đề cập tới trong đổi mới phương pháp
và kĩ thuật dạy học ở một số trường THPT. Khi giảng dạy môn Ngữ văn ở trường
THPT Mỹ Tho, tôi và các giáo viên dạy môn Ngữ văn đã áp dụng giải pháp: sử
dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực: khăn trải bàn, thảo luận nhóm, dự
án…đặc biệt đã sử dụng dạy học phản hồi kết hợp với công nghệ thông tin để tăng
tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên chúng tôi vẫn nhận thấy:
– Học sinh vẫn chưa thực sự hứng thú với môn Ngữ văn, chưa chủ động với
việc chiếm lĩnh kiến thức. Trong các tiết đọc hiểu, học sinh chưa tích cực phản hồi.
Việc cảm thụ tác phẩm của học sinh vẫn theo định hướng của giáo viên, học sinh ít
sáng tạo, chất lượng học tập chưa cao.
– Học sinh không vận dụng được những kiến thức liên môn đã học để tìm
hiểu văn bản, thờ ơ và thấy rằng học những tác phẩm văn học là không cần thiết,
không thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống vì thế chưa có những tình huống phản
hồi hiệu quả.
– Giáo viên còn lúng túng trong việc sử dụng công nghệ thông tin và áp dụng
các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong tiết đọc hiểu văn học. Vì thế giờ
học thường trôi qua nặng nề, học sinh chưa hứng thú và rút ra được những bài học
cho riêng mình.
1.2. Thực trạng của việc dạy học Ngữ văn trong trường THPT hiện nay
Để có thêm cơ sở thực tiễn về việc nâng cao hiệu quả dạy học Ngữ Văn theo
định hướng phát triển năng lực cho học sinh thông qua phản hồi của học sinh, tôi tiến
hành điều tra, khảo sát thực trạng dạy học Ngữ văn cho học sinh ở các trường THPT
thuộc địa bàn tỉnh Nam Định thông qua hình thức sử dụng phiếu hỏi đối với giáo viên
của các huyện Ý Yên, Vụ Bản; dùng phiếu thăm dò ý kiến đối với học sinh ở các
Nâng cao hiệu quả phương pháp dạy học Ngữ văn dựa trên phản hồi của học sinh
Trang 6
trường THPT trong huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Đó là THPT Đại An, THPT Mỹ
Tho, THPT Lý Nhân Tông.
a. Khảo sát tình hình giảng dạy chương trình Ngữ văn của GV ở trường THPT
– Số GV được phỏng vấn: 135.
– Thời gian phỏng vấn: 25/10/2020
– Mục đích khảo sát: Tìm hiểu thực tế dạy học Ngữ văn trong chương trình
phổ thông của GV hiện nay ở các trường THPT trong địa bàn tỉnh Nam Định để
làm cơ sở thực tiễn cho Báo cáo Nâng cao hiệu quả phương phápdạy học Ngữ văn
dựa trên phản hồi của học sinhcủa khối học này.
– Nội dung khảo sát:(Phụ lục 2)
– Kết quả khảo sát:
Bảng: 1.3. Kết quả khảo sát GV ở câu hỏi từ 1 – 7

Câu
hỏi
Kết quả đánh giá của GV
ABCD
SL%SL%SL%SL%
1000012391,1128,9
200004533,39066,7
33525,94029,63828,12216,3
4128,93525,95339,24029,6
52014,850374029,62518,5
6004331,88059,25128,9
7128,96044,44331,92014,8

Qua phân tích kết quả khảo sát thực trạng dạy học Ngữ văn trên địa bàn các
huyện Ý Yên, Vụ Bản như trên có thể đưa ra kết luận: hầu hết giáo viên đều ý thức
được tầm quan trọng của việc phản hồi tích cực trong quá trình giảng dạy Ngữ văn
ở trường phổ thông. Vấn đề này đã được các nhà trường chỉ đạo thực hiện song vẫn
mang tính hình thức như chỉ thể hiện trên giáo án hoặc ở các tiết dạy thanh tra, hội
giảng. Học sinh chưa được giáo viên thường xuyên chú trọng đến việc phản hồi
tích cực. Vì vậy các em còn nhút nhát, thiếu tự tin. Khi gặp các tình huống phát
sinh trong thi cử, đời sống hoặc tham gia các hoạt động tập thể, các em bộc lộ rất rõ
điểm yếu này.
b. Khảo sát tình hình học chương trình Ngữ văn qua việc phản hồi tích cực của
học sinh ở trường THPT
Nâng cao hiệu quả phương pháp dạy học Ngữ văn dựa trên phản hồi của học sinh
Trang 7
Tôi sử dụng 242 phiếu điều tra cho 06 lớp 10,11,12 ban khoa học cơ bản của
03 trường THPT trong huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Đó là trường THPT Lý Nhân
Tông, trường THPT Mỹ Tho, trường THPT Đại An, cụ thể như sau:
Bảng: 1.4. Đối tượng khảo sát học sinh

STTTên trườngLớpSố học sinh
1Trường THPT Lý Nhân Tông –
Tỉnh
Nam Định
10 A2
10 A6
40
39
2Trường THPT Mỹ Tho – Tỉnh Nam
Định
11 A4
11 A7
40
41
3Trường THPT Đại An – Tỉnh Nam
Định
12 A3
12 A8
42
40
4Tổng6 lớp242

– Mục đích khảo sát: Tìm hiểu thực tế quá trình dạy học Ngữ văn qua việc
phản hồi tích cực của học sinh ở một số trường THPT hiện nay để làm cơ sở thực
tiễn cho Sáng kiến.
– Nội dung khảo sát: (Phụ lục 3)
– Kết quả điều tra khảo sát:

Câu hỏiKhôngThỉnh thoảngThường
xuyên
1. Em có hiểu thế nào là
“hoạt động phản hồi tích cực”
và các hình thức thức tổ chức
hoạt động phản hồi tích cực
không?
168
(69,4%)
52
(21,5%)
22
(9,1%)
2. Trước khi vào giờ học Ngữ
văn (Ngữ văn 10), các em có
được phản hồi tích cực
không?
18
(7,4%)
150
(62%)
74
(30,6%)
3. Khi chuẩn bị bài ở nhà
(nếu có), em có tìm thêm tài
liệu tham khảo hoặc những
đường link về bài học không?
120
(49,6%)
92
(38%)
30
(12,4%)
4. Khi học Ngữ văn, em có
chú ý các đến kĩ năng giao
22
(9,1%)
89
(36,8%)
131
(54,1%)

Nâng cao hiệu quả phương pháp dạy học Ngữ văn dựa trên phản hồi của học sinh
Trang 8

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
tiếp với thầy cô không?
5. Trong quá trình tổ chức
các hoạt động học, thầy (cô)
có thường đặt các câu hỏi để
khơi gợi cảm xúc và những
liên tưởng, tưởng tượng hoặc
đặt ra những tình huống có
vấn đề cho các em không?
11
(4,5%)
151
(62,4%)
80
(33%)
6. Trong quá trình học Ngữ
văn, em có hay đưa ra nhận
xét, đánh giá của cá nhân về
những vấn đề, những thông
điệp được thể hiện trong bài
học không?
25
(10,3%)
137
56,6%)
88
(36,4%)
7. Khi học Ngữ văn 10, em
có được tham gia các hình
thức như trải nghiệm thực tế
hay diễn hoạt cảnh không?
13
(5,4%)
177
(73,1)
52
(21,5%)
8. Khi học giờ Ngữ văn xong,
em có làm các bài tập vận
dụng trong SGK hoặc thầy
(cô) giao về nhà và cón hững
phản hồi tích cực với thầy cô
không?
67
(27,7%)
130
(53,7%)
45
(18,6%)

Có thể thấy, kết quả khảo sát đã phần nào phác hoạ được bức tranh học tập
môn Ngữ văn, nhất là hoạt động phản hồi tích cực của phân môn này ở nhà trường
phổ thông. Dạy học phản hồi tích cực vừa giúp HS tự tin trong giao tiếp, vừa giúp
GV có thẻ nắm bắt được kiến thức của người học một cách tích cực đồng thời có
thể chủ động điều chỉnh phương pháp của mình cho phù hợp. Song, việc học phân
môn này đang diễn ra một cách tự nhiên, không ý thức, chưa có tính mục đích rõ
ràng, không tạo được hứng thú cho học sinh. Do đó, tôi nhận thấy việc Nâng cao
hiệu quả phương phápdạy học Ngữ văn dựa trên phản hồi của học sinh trong
khuôn khổ thực hiện của sáng kiến là hoàn toàn có cơ sở thuyết phục về mặt thực
tiễn. Điều này rất cần thiết trong việc hình thành cho các em những năng lực cơ
Nâng cao hiệu quả phương pháp dạy học Ngữ văn dựa trên phản hồi của học sinh
Trang 9
bản, thái độ sống nhân văn, sâu sắc của một công dân trong xã hội hiện đại.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1. Xác định rõ mục tiêu
Qua các tài liệu tập huấn, các lớp bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
và thực tế dạy học tôi nhận thấy Nâng cao hiệu quả phương phápdạy học Ngữ văn
dựa trên phản hồi của học sinhcó thể giúp cho học sinh:
– Nắm vững kiến thức đã học, trên cơ sở đó học sinh vận dụng kiến thức để
giải quyết những bài tập hoặc xây dựng kiến thức cho bài học mới; nắm vững kiến
thức đã học, có khả năng liên hệ, liên kết các kiến thức bởi những vấn đề thực tiễn
liên quan
– Vận dụng các kiến thức, kĩ năng vào trong học tập, trong cuộc sống giúp
các em học đi đôi với hành. Giúp học sinh xây dựng thái độ học tập đúng đắn,
phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết,
đặc biệt là năng lực tự học;…
– Hình thành cho học sinh kĩ năng quan sát, thu thập, phân tích và xử lý
thông tin, hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học; hình thành và phát triển kĩ
năng nghiên cứu thực tiễn; có tâm thế luôn luôn chủ động trong việc giải quyết
những vấn đề đặt ra trong thực tiễn.
– Giúp cho học sinh có được những hiểu biết về cuộc sống, những tác động
tích cực cũng như tiêu cực đối với con người cũng như ảnh hưởng của con người
đến cuộc sống.
– Thông qua việc hiểu biết về thế giới quanh mình bằng việc vận dụng kiến
thức đã học để tìm hiểu, các em sẽ ý thức được hoạt động của bản thân, có trách
nhiệm với chính mình, với gia đình, nhà trường và xã hội ngay trong cuộc sống
hiện tại cũng như tương lai sau này của các em.
– Đem lại niềm vui, tạo hứng thú học tập cho học sinh, phát triển ở các em
tính tích cực, tự lập, sáng tạo, khả năng giao tiếp tốt để vượt qua khó khăn trên con
đường dẫn tới thành công.
2.2. Dạy học phản hồi trong môn Ngữ văn ở trường THPT
2.2.1. Khái niệm
Phản hồi là cách thức giao tiếp mà người ta sẽ đưa và nhận thông tin trong
cách ứng xử. Là sự thông báo qua lại giữa học sinh (HS) và giáo viên (GV). Thông
qua sự phản hồi từ HS đến GV, người GV có thể biết mức độ nắm vững kiến thức
và kĩ năng của HS. Bên cạnh đó, GV cũng kiểm nghiệm lại phương pháp dạy học
(PPDH) và hiệu quả dạy học của mình, từ đó kịp thời điều chỉnh PPDH, kế hoạch
dạy học cho phù hợp.
Nâng cao hiệu quả phương pháp dạy học Ngữ văn dựa trên phản hồi của học sinh
Trang 10
Kỹ năng phản hồi được thể hiện qua 2 cách:
+ Phản hồi xây dựng (phản hồi tích cực): là đưa ra những thông tin cụ thể,
trọng tâm vào vấn đề và dựa trên sự quan sát, nêu lên những điểm tích cực và
những điểm cần cải thiện.
+ Phản hồi theo kiểu “khen và chê”: là những đánh giá mang tính cá nhân,
chung chung, không rõ ràng, chú trọng vào con người và dựa trên quan điểm , cảm
nhận của người đưa ý kiến phản hồi.
Trong quá trình học tập, cũng có khi HS là người nhận phản hồi từ các thầy
cô và bạn bè, nhưng cũng có khi HS chính là người đưa ra ý kiến phản hồi cho
chính thầy cô hoặc bạn bè của mình. Nhưng dù ở vai trò nào, chúng ta hãy cố gắng
để đừng bị rơi vào cái bẫy của kiểu phản hồi “khen và chê”. Trong phạm vi sáng
kiến này, tôi đề cập đến Kỹ năng phản hồi xây dựng (phản hồi tích cực).
2.2.2. Kỹ năng phản hồi tích cực
Kỹ năng phản hồi tích cực là kỹ năng người giao tiếp sẽ đưa ra các thông tin
cụ thể về vấn đề căn cứ trên sự quan sát tỉ mỉ, từ đó nêu lên những điểm tích cực và
những điểm cần cải thiện. Phản hồi tích cực được biểu hiện qua việc lắng nghe tích
cực, tóm tắt được những điểm chính trong giờ học, kết hợp hoàn hảo giữa phản hồi
bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
Các loại phản hồi tích cực
– Khuyến khích là sự tác động đến tinh thần để gây phấn khởi, tin tưởng mà
cố gắng hơn.
– Trấn an là làm cho yên lòng, hết hoang mang lo sợ.
– Động viên là tác động đến tinh thần làm cho phấn khởi vươn lên.
– Ca ngợi là nêu lên để khen, để tỏ lòng yêu quý, khâm phục.
Kỹ năng phản hồi là một phần rất quan trọng trong giao tiếp hàng ngày nói chung
và trong môi trường học tập nói riêng. Khi một người nhận được những phản hồi
mang tính xây dựng nó sẽ giúp cho họ sẵn sàng thay đổi để hoàn thiện mình hơn và
tối đa hóa khả năng của mình.
2.2.3. Các nguyên tắc khi đưa ý kiến phản hồi xây dựng
– Chỉ nên đưa ý kiến phản hồi khi có sự chấp thuận của người nhận
– Đưa ý kiến phản hồi càng sớm càng tốt, khi mà sự việc vẫn còn tươi mới
trong đầu của cả người đưa và nhận phản hồi. Tuy nhiên, khi đưa ý kiến phản hồi
những điểm cần cải thiện, cần lưu ý: Nếu ngay khi sự việc xảy ra, tâm trạng của
người đưa hoặc người nhận phản hồi không tốt, hãy giành thời gian để cả hai phía
bình tĩnh trở lại và người đưa phản hồi sắp xếp ý tưởng cho hợp lý, có được giọng
nói, ngữ điệu phù hợp và đã “sẵn sàng” khi đó hãy tiến hành phản hồi.
Nâng cao hiệu quả phương pháp dạy học Ngữ văn dựa trên phản hồi của học sinh
Trang 11
– Chọn địa điểm thích hợp, đặc biệt là khi đưa ý kiến phản hồi những vấn đề
cá nhân cần cải thiện nên chọn chỗ riêng tư.
– Người đưa phản hồi cần dựa trên những hành vi cụ thể, những hiện tượng
vừa quan sát và ghi chép được để phản hồi, không tự đánh giá, áp đặt hoặc suy
diễn.
– Hãy bắt đầu phản hồi bằng cách nêu bật những điểm tích cực trước; Nên
đưa ra những điểm cần cải thiện, không nên xâu chuỗi những lỗi, khuyết điểm
trong quá khứ, trừ trường hợp cần nhấn mạnh hành vi có tính chất hệ thống.
– Không nên đưa ra đưa ra quá 4 điểm cần cải thiện trong một lần phản hồi.
– Khi phản hồi về những điểm cần cải thiện nên chú trọng vào những hành vi
có thể thay đổi, thảo luận giải pháp cải thiện một cách cụ thể.
– Khuyến khích người nhận phản hồi tự đưa ra giải pháp, sử dụng những câu
hỏi mở như: “Anh chị thấy việc này thế nào? Nếu lần sau làm lại việc này, anh/chị
sẽ làm khác đi như thế nào?…
– Phản hồi là vì người nhận, không vì người đưa phản hồi. Do vậy khi đưa
phản hồi, bạn cần nhạy cảm với những tác động của những thông tin mà bạn đưa
ra.
Cần đặc biệt lưu ý: Người nhận phản hồi có sẵn sàng cải thiện hay không lại phụ
thuộc nhiều vào cách thức bạn đưa ý kiến hơn là nội dung bạn phản hồi. Do vậy
trong quá trình đưa phản hồi bạn nên:
+ Đi thẳng vào vấn đề, tránh vòng vo
+ Chân thành, tránh dùng cầu phức. Sự chân thành nói lên mối quan tâm, tôn
trọng của bạn đối với người nhận phản hồi.
+ Chú ý đến giọng nói của bạn: Âm sắc trong giọng nói cũng truyền tải tầm
quan trọng của vấn đề và sự quan tâm của người đưa phản hồi. Giọng nói cáu kỉnh,
thất vọng sẽ dễ chuyển phản hồi tích cực, có tính chất xây dựng thành phê phán.
Phản hồi tích cực thường được sử dụng như một công cụ hữu ích trong môi
trường giáo dục. Trong quá trình học tại trường, bạn sẽ thường xuyên gặp các tình
huống giảng viên đưa phản hồi cho sinh viên, sinh viên phản hồi cho nhau trong
quá trình thực hành, thậm chí sinh viên cũng có thể đưa phản hồi cho giảng viên.
Dù phản hồi được thực hiện trong dưới hình thức nào, nhưng nếu những nguyên tắc
cơ bản trên được sử dụng thường xuyên và bạn nghiêm túc cân nhắc những phản
hồi tích cực để cải thiện mình thì đó sẽ là con đường ngắn nhất đi đến đích hoàn
thiện các kỹ năng của bản thân.
Nâng cao hiệu quả phương pháp dạy học Ngữ văn dựa trên phản hồi của học sinh
Trang 12
2.2.4. Dạy học phản hồi trong môn Ngữ văn
Dạy học phản hồi trong môn Ngữ văn ở trường THPT là một chiến lược dạy
học GV sử dụng để điều chỉnh những kinh nghiệm, kiến thức và những cách thức
dạy học để trợ giúp sự phát triển tư duy cho HS. Mô hình dạy học này được hình
thành từ lý thuyết dạy học văn dựa trên quan điểm của người học. Mô hình này
cũng được xây dựng dựa trên tiến trình hiểu một tác phẩm văn chương. Ngoài việc
người đọc hướng tới việc tạo nghĩa cho văn bản khi họ tham gia vào hoạt động đọc
thì họ còn hướng tới những ý tưởng khác do họ sáng tạo ra. Những câu hỏi và sự
suy đoán lần lượt xuất hiện và trở thành động cơ “trải nghiệm những kinh nghiệm”.
Mô hình dạy đọc văn bản văn học trên cơ sở phản hồi của HS là một mô hình dạy
học mở, đặt trọng tâm vào đối tượng người học, giải phóng tối đa năng lực tư duy
sáng tạo của HS. Trước mắt người học không phải là những bài giảng, những kiến
thức có sẵn, mà là những vấn đề, những tình huống, những mâu thuẫn được gợi ra
từ văn bản mà người học cần vượt qua. Bản chất của mô hình dạy đọc văn bản văn
học trên cơ sở phản hồi của HS là GV sử dụng những chiến lược dạy học để khơi
gợi, khuyến khích HS suy ngẫm và khám phá những cách hiểu có thể về văn bản,
từ đó giúp HS tham gia vào quá trình giải mã và tạo nghĩa cho văn bản.
Trong giờ đọc hiểu văn bản, GV tổ chức những hoạt động như thảo luận
nhóm, đóng vai, phỏng vấn, tranh luận … để hướng dẫn HS đọc và khám phá tác
phẩm trên cơ sở tự giác, tích cực, sáng tạo. Giờ học được tổ chức xoay quanh
những phản hồi của HS về văn bản, về ý kiến của bạn học. GV theo sát các ý
tưởng, câu trả lời của HS và từ những ý tưởng, câu trả lời này GV tiếp tục khơi gợi
để HS khám phá, trải nghiệm chân trời các cách hiểu có thể về văn bản.
Sự phản hồi của HS rất đa dạng, có thể dưới dạng một câu trả lời, một câu
hỏi hoặc một quan điểm, thậm chí đề xuất một cách hiểu hoàn toàn mới dựa trên sự
hiểu biết, kinh nghiệm sống của các em. GV tổ chức cho HS xem xét và phân tích
các quan điểm khác nhau của HS trong lớp học để giúp HS phát triển, mở rộng sự
hiểu biết về văn bản, giúp họ hiểu bạn học và hiểu chính bản thân mình. Giờ học
văn thật sự là một trải nghiệm đầy thú vị và bất ngờ của HS.
Quá trình đọc và trải nghiệm, cho phép người đọc sử dụng các quan điểm
khác, sự hiểu biết về những văn bản có liên quan, kiến thức nền, ngữ cảnh khi văn
bản ra đời và thời điểm đọc, giải mã và tạo nghĩa cho văn bản. Mục đích giờ lên lớp
của GV không phải là để truyền thụ những kiến thức đã được định sẵn trong giáo
án mà đó là một giờ cùng HS trải nghiệm, thám hiểm những chân trời của những
cách hiểu có thể về văn bản. Giờ đọc văn trên lớp được xem là thời điểm để phát
triển sự hiểu biết vì HS đã có một quá trình trải nghiệm trước đó khi HS đọc văn
Nâng cao hiệu quả phương pháp dạy học Ngữ văn dựa trên phản hồi của học sinh
Trang 13
bản một mình ở nhà. Giáo án trong mô hình dạy học trên cơ sở phản hồi của người
học lúc này không phải là bản ghi chi tiết các bước lên lớp, những kiến thức cần
phải truyền thụ cho HS mà là kế hoạch những hoạt động mà GV dự kiến sử dụng
để giúp HS tự khám phá, phát huy vai trò chủ thể học tập. Trong dạy học văn hiện
nay, GV thường chú trọng nhiều đến hai kĩ năng đọc – viết mà ít chú ý đến việc
phát triển hai kỹ năng nghe – nói cho HS. Việc tổ chức giờ dạy học Ngữ Văn trên
cơ sở phản hồi của HS sẽ phát triển song song bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho
HS.
Mô hình dạy đọc văn bản trên cơ sở phản hồi của người đọc – HS khác với
mô hình dạy đọc văn bản truyền thống của Việt Nam. Đặc điểm mô hình dạy học
Văn truyền thống của nước ta là GV tìm hiểu văn bản, xác định mục tiêu bài học,
định trước những hoạt động, lựa chọn những đơn vị kiến thức, soạn giáo án và lên
lớp truyềnthụkiến thức ấy cho HS. Giờ học lặp đi, lặp lại theo một quy trình định
sẵ̃n, áp dụng với mọi giờ học. GV khi lên lớp phải thực hiện đầy đủ các bước từ ổn
định lớp, kiểm tra sĩ số, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, giảng bài, củng cố và
hướng dẫn chuẩn bị bài mới. Thiếu một bước coi như tiết học chưa hoàn thành.
Mọi giờ học đều giống nhau, các bước lên lớp cứ lặp đi lặp lại nhàm chán, tẻ nhạt,
không gây hứng thú đối với HS. SGK và SGV được xem là pháp lệnh. Đặc biệt khi
kiểm tra đánh giá giờ dạy, GV thường bị đánh giá vào các tiêu chí là có thực hiện
đầy đủ các bước lên lớp hay không, có bị “cháy” giáo án không, GV có truyền đạt
đầy đủ kiến thức của bài học hay không. Vì thế, để thực hiện tốt điều này, GV
thường chạy đua với thời gian, không tổ chức được những hoạt động để các em
được trải nghiệm, được bày tỏ những ý kiến cá nhân về văn bản. GV là người nắm
giữ kiến thức nên HS chỉ thụ động tiếp nhận từ GV và táihiện những kiến thức ấy
trong những đợt kiểm tra, thi cử. Đôi lúc HS cũng có những cảm nhận riêng, những
ý kiến sáng tạo nhưng chỉ dừng lại ở sự ghi nhận, tham khảo. Trong giờ học ít có sự
tương tác, đối thoại giữa GV – HS, giữa HS – HS. HS ít đặt câu hỏi, thậm chí
không biết đặt câu hỏi về bài học với GV và các bạn cùng lớp. Mối quan hệ giữa
GV và HS xoay quanh trục: Thầy truyền đạt – trò tiếp nhận. Ta có thể so sánh một
cách khái quát mô hình dạy đọc văn bản truyền thống và mô hình dạy đọc văn bản
dựa trên sự phản hồi của người đọc – HS như sau:

Mô hình dạy đọc văn bản
truyền thống
Mô hình dạy Ngữ Văn trên cơ sở
phản hồi của HS
– GV ở vị trí trung tâm, nắm giữ kiến– HS ở vị trí trung tâm, là chủ thể của hoạt động

Nâng cao hiệu quả phương pháp dạy học Ngữ văn dựa trên phản hồi của học sinh
Trang 14

thức.tiếp nhận.
– HS thụ động tiếp nhận kiến thức.– HS chủ động tìm kiếm kiến thức, ý kiến của
HS được khuyến khích và tôn trọng
– GV quyết định quy trình dạy học,
áp đặt kiến thức cho HS
– GV không áp đặt kiến thức cho HS mà tổ
chức các hoạt động phát triển ý tưởng của HS
– Mối quan hệ giữa GV – HS là mối
quan hệ một chiều
– Mối quan hệ đa chiều, có sự tương tác GV –
HS, HS – HS.

Bảng: Sự khác nhau giữa mô hình dạy học văn truyền thống và mô hình dạy Ngữ Văn
trên cơ sở phản hồi của học sinh.
Mô hình dạy học dựa trên phản hồi của người học là một mô hình mở, đặt
trọng tâm vào đối tượng người học, cho phép giải phóng tối đa năng lực tư duy
sáng tạo của HS. Trong giờ dạy học đọc hiểu, ngoài việc HS góp phần tạo nghĩa
cho văn bản khi tham gia các hoạt động đọc thì họ còn hướng tới những ý tưởng
khác do chính họ sáng tạo ra. Đó là quá trình thăm dò, khám phá những cảm xúc,
những mối quan hệ, gợi nhớ lại những gì người đọc đã biết về nhân vật, tác phẩm
và đặt những gợi nhớ đó trong những kinh nghiệm, trải nghiệm của người đọc về
con người, cuộc sống,… Theo hướng dạy học này, bài học văn không dừng lại ở chỗ
giờ học kết thúc vì giờ học kết thúc nhưng người đọc – người học vẫn tiếp tục suy
ngẫm về những những cách giải thích, cắt nghĩa, về số phận, tính cách nhân vật, về
cách kết thúc hay hàm nghĩa mà các vấn đề trong tác phẩm đặt ra… mở rộng thêm
chân trời cho việc đọc hiểu văn bản.
2.3. Cách thức thực hiện biện pháp
2.3.1. Sử dụng câu hỏi để khơi gợi sự phản hồi của học sinh về văn bản trong
tiến trình đọc hiểu.
Ivan Hannel từng nói “Đặt câu hỏi hiệu quả cao là cách thức giúp HS tham
giatích cực vào các hoạt động học tập”. Khi thiết kế câu hỏi trong dạy học và kiểm
tra đánh giá mức độ nhận thức của HS, các nhà giáo dục thường dựa vào thang
nhận thức của Bloom (1951). Thang nhận thức của Bloom gồm 6 bậc: nhớ, hiểu,
vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Sau đó, thang nhận thức này được
Anderson và Krathwohl (2001) chỉnh sửa lại gồm 6 bậc được sắp xếp theo mức độ
từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất: nhớ, hiểu, vận dụng (mức độ tư duy bậc thấp)
phân tích, đánh giá và sáng tạo (mức độ tư duy bậc cao). Thang nhận thức này được
sử dụng phổ biến trong tất cả các môn học.
Bản chất của mô hình dạy đọc văn bản dựa trên sự phản hồi của HS là dựa
trên câu trả lời của HS; GV nêu câu hỏi tiếp theo để khơi gợi, phát triển sự hiểu biết
của HS về văn bản. Việc sử dụng một hệ thống CH có chức năng kích hoạt kiến
Nâng cao hiệu quả phương pháp dạy học Ngữ văn dựa trên phản hồi của học sinh
Trang 15
thức nền của HS, khơi gợi HS chia sẻ cách hiểu của họ về văn bản, giúp họ phát
triển ý tưởng và cách lý giải về văn bản rất quan trọng. Từ thực tế giảng dạy của
bản thân tôi xin đề xuất một số loại câu hỏi như: câu hỏi tái hiện kiến thức, câu hỏi
giải thích minh họa, câu hỏi tìm tòi, câu hỏi tổng hợp khái quát,… để học sinh chủ
động từng bước mở ra những ô kiến thức về tác giả, tác phẩm một cách hứng thú
nhất. Trong các PPDH thì phương pháp đàm thoại – vấn đáp cùng với kĩ thuật đặt
câu hỏi, đặc biệt là những câu hỏi mở và những câu hỏi có vấn đề để kích thích sự
tương tác từ học sinh sẽ góp phần tạo nên một giờ học văn mở mang tính đối thoại
cao

Loại câu hỏiMục đích vận dụng vào mô hình dạy đọc
văn bản dựa trên sự phản hồi của họ
̣
c sinh
– Cảm nhận đầu tiên của em khi đọc
văn bản là gì?
– Tựa đề văn bản gợi cho em nghĩ đến
điều gì?
– Khơi gợi kiến thức nền của HS, phát triển
năng lực giải mã văn bản.
– Tìm các chi tiết thể hiện tính cách, số
phận, tâm trạng của nhân vật…
– Đây là loại CH hướng dẫn HS tìm các chi
tiết quan trọng, nhận biết thông tin, phát triển
vai trò giải mã văn bản.
– Tìm những câu thơ, hình ảnh thơ
mới lạ của tác phẩm. Tìm các biện
pháp nghệ thuật được sử dụng trong
tác phẩm,…
– Rèn kỹ năng phân tích, giải thích, so sánh,
phát triển năng lực tạo nghĩa cho văn bản

Bảng: Loại câu hỏi trong mô hình dạy đọc văn bản dựa trên sự phản hồi của HS.
Ví dụ khi dạy văn bản Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân, GV có thể sử
dụng hệ thống câu hỏi để khơi gợi sự phản hồi của học sinh như sau:
Câu 1: Điểm nhìn là vị trí, chỗ đứng để xem xét, miêu tả, bình giá sự vật, hiện
tượng là đối tượng trần thuật của VB. Hãy xác định điểm nhìn trần thuật của tác giả
trong VB.
Câu 2: Tại sao tác giả lại đặt tên cho tuỳ bút là Người lái đò Sông Đà? Sông
Đà hay người lái đò sông Đà là nhân vật chính của tuỳ bút?
Câu 3: Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, hình tượng sông Đà hiện lên với
những vẻ đẹp nào?
Câu 4: Tìm những câu văn miêu tả tính cách “hung bạo” và “trữ tình” của
sông Đà. Nhận xét về bút pháp miêu tả của tác giả qua những câu văn ấy.
Câu 5: Em hình dung như thế nào về vẻ đẹp “hung bạo” của sông Đà? Hãy tả
lại cho các bạn cùng nghe.
Nâng cao hiệu quả phương pháp dạy học Ngữ văn dựa trên phản hồi của học sinh
Trang 16
Câu 6: Trong rất nhiều yếu tố làm nên nét tính cách hung bạo và trữ tình của
sông đà, em ấn tượng nhất với yếu tố nào nhất? Tại sao?
Câu 7: Hình tượng Người lái đò sông Đà được tác giả khắc họa bằng những
ấn tượng tiêu biểu nào?
Câu 8: Cảm xúc của em sau khi học xong tùy bút Người lái đò sông Đà của
Nguyễn Tuân.
Câu 9: Nêu một số ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu mà theo em là có
giá trị khi tìm hiểu về tuỳ bút này. Ý kiến của riêng của em khi đọc Người lái đò
sông Đà.
Ngoài việc đặt câu hỏi để chờ sự hồi đáp tích cực của người học, giáo viên
cần chủ động trao đổi, lắng nghe chia sẻ của học sinh về những vấn đề liên quan
đến văn bản. Thường xuyên khích lệ, động viên các em mạnh dạn phản hồi quan
điểm của mình. Thực tế, có nhiều học sinh trong lớp có năng lực Ngữ văn tốt
nhưng bản tính nhút nhát, không thích thể hiện nên còn e ngại. Khi đó, người giáo
viên tinh tế cần biết động viên, khích lệ kịp thời sẽ thúc đẩy tinh thần hăng hái, sự
mạnh dạn trong các em (Ví dụ: Trong bài viết em luôn có những phát hiện rất sắc
sảo, thầy muốn được nghe quan điểm của em về vấn đề này? Em cứ mạnh dạn bày
tỏ ý kiến của mình cho thầy và cả lớp cùng nghe). Nếu ý kiến của học sinh tốt, giáo
viên cần khen ngợi, nếu ý kiến chưa hợp lí, giáo viên không nên phủ đầu mà trân
trọng lắng nghe học sinh trình bày trọn vẹn ý kiến, động viên học sinh cố gắng
trong nhưng câu trả lời sau, đôi khi dùng những lời nhận xét pha chút dí dỏm, hài
hước để học sinh vui vẻ, không rơi vào trạng thái tự ti. Thiết nghĩ, một giờ học
thoải mái, thân thiện, nhân văn như thế sẽ khuyến khích học sinh dám nghĩ và dám
phản hồi những suy nghĩ mới mẻ, riêng biệt.
2.3.2. Các biện pháp sử dụng câu hỏi để khơi gợi sự phản hồi học sinh.
Việc đặt câu hỏi đối với HS trong quá trình tiếp nhận văn học có ý nghĩa
làm thay đổi tình thái của giờ học, hay nói cách khác là mở ra tình huống “có vấn
đề”, xác định tâm thế thực tại và đặt học sinh vào các yêu cầu của việc nhận thức.
Như đã nói, sự phản hồi của HS về văn bản rất đa dạng nên GV cũng cần đa dạng,
linh hoạt, sáng tạo trong việc thiết kế câu hỏi nhằm phát huy tối đa tính tích cực,
chủ động của người học và mở rộng kênh phản hồi của HS về văn bản,khắc phục
tối đa lối dạy học áp đặt một chiều vẫn còn tồn tại xưa nay.
a. Phản hồi bằng hình thức trả lời miệng:
Phản hồi bằng hình thức trả lời miệng là hình thức phản hồi trực tiếp ngay
trong giờ đọc văn bản trên lớp. Có hai hình thức sử dụng câu hỏi cho kiểu phản hồi
này: câu hỏi khơi gợi HS trả lời với tư cách cá nhân và câu hỏi dành cho việc tổ
Nâng cao hiệu quả phương pháp dạy học Ngữ văn dựa trên phản hồi của học sinh
Trang 17
chức hoạt động thảo luận nhóm nhỏ. Trong giờ đọc văn bản, HS có thể phản hồi
trực tiếp qua việc trao đổi đối thoại với GV và bạn học. Sử dụng hình thức câu hỏi
này GV có thể năng kiểm tra và đánh giá được năng lực của cá nhân mà cụ thể là
năng lực cảm thụ, phân tích, phản biện. Hình thức nêu CH này có thể vận dụng
trong cả ba giai đoạn của mô hình dạy đọc văn bản trên cơ sở phản hồi của HS. CH
khơi gợi sự trao đổi, đối thoại trực tiếp giữa GV – HS có thể thiết kế ở mức độ nhớ,
hiểu, vận dụng. Vì lúc này không cho phép HS dừng lại quá lâu để suy nghĩ. Chẳng
hạn, khi dạy bài Vội vàng – Xuân Diệu các câu hỏi sau có thể sử dụng để khơi gợi
sự trao đổi đối thoại trực tiếp của cá nhân HS với GV:
– Từ vội vàng gợi cho em suy nghĩ gì? Với nhan đề này, em có thể dự đoán
xem bài thơ nói về đề tài gì?
– Ngoài từ vội vàng, bài thơ còn những từ ngữ nào nói về thời gian nữa
không?
b. Phản hồi bằng hình thức thảo luận trong nhóm:
Trong mô hình dạy đọc văn bản văn học trên cơ sở phản hồi của HS, sự phản
hồi của HS giữ vai trò quan trọng trong giờ học và trở thành những lí do để giờ học
tiếp tục. Tuy nhiên, không phải bất cứ phát biểu nào của HS về văn bản cũng được
xem là một sự phản hồi tích cực và thuyết phục. Vì thế, tổ chức cho HS thảo luận
nhóm dựa câu trả lời hoặc ý kiến của bạn về văn bản là một biện pháp khơi gợi sự
phản hồi tiếp tục của tất cả các thành viên trong lớp học, làm sáng tỏ mọi hoài nghi
của các cách hiểu, mài sắc thêm cách lí giải của HS về văn bản. Để thu hút sự quan
tâm và khơi gợi hứng thú trao đổi, tranh luận của HS, vai trò của GV hết sức quan
trọng. GV cần tinh nhạy nắm bắt những ý tưởng “có vấn đề” của HS để tổ chức cho
HS “xem xét lại” chính những ý tưởng đó của các em như một cách phản hồi tích
cực về văn bản ngay trong giờ học. Thảo luận trong giờ đọc văn bản, HS phải đồng
thời thực hiện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết,… người học được tạo cơ hội trao
đổi, chia sẻ những hiểu biết và trình bày quan điểm của mình. Theo đó năng lực
giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm cũng phát triển.
Sử dụng câu hỏi (CH) cho học sinh thảo luận nhóm GV có thể kiểm tra kỹ
năng tương tác và làm việc tập thể của HS. Theo thang nhận thức của Bloom thì
việc thiết kế những CH mở, có mức độ tư duy bậc cao (phân tích, đánh giá, sáng
tạo) phù hợp để cho HS thảo luận nhóm. Những CH này có độ phức tạp cao, đòi
hỏi học sinh phải dùng khả năng phân tích, tổng hợp, suy luận để cùng nhau giải
quyết vấn đề.
Nâng cao hiệu quả phương pháp dạy học Ngữ văn dựa trên phản hồi của học sinh
Trang 18
Ví dụ khi dạy đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” của Nguyễn Huy
Tưởng, GV có thể đặt câu hỏi thảo luận để lắng nghe sự phản hồi của HS các
nhóm:
+ Tại sao không để Vũ Như Tô còn sống và Cửu Trùng Đài “vẫn cao cả, huy
hoàng giữa cõi trần lao lực”?Anh/chị hãy đề xuất cách nào đó để có thể giữ được
cả cái đẹp,cả người tài?
+ Kết thúc truyện “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân và “Vĩnh biệt Cửu
Trùng Đài” của Nguyễn Huy Tưởng đều là cái chết của người nghệ sĩ. Theo em, đó
có thể coi là những cái kết tương đồng, là “sự lặp lại người khác” của hai nhà
văn?Tại sao?
c. Phản hồi bằng hình thức viết:
HS viết và sáng tạo bài viết, những bài viết này phải được chính tác giả đọc
hoặc được chia sẻ rộng rãi với những người lớn khác như cha mẹ, thầy cô hoặc với
bạn bè cùng trang lứa trong hoặc ngoài trường học. Nó tạo cơ hội cho HS một cơ
sở vững chắc để khám phá ý tưởng, ghi lại những sự kiện quan trọng, giúp HS tham
gia phản hồi với những gì đã đọc, kiểm tra kiến thức của chính họ và khả năng giải
thích một quan điểm, tổng hợp những gì đã học, đặt vấn đề.
Tinh thần chung của mô hình dạy học mới này là khuyến khích tư duy của
HS. Sự thám hiểm, thăm dò chân trời của những cách hiểu là điểm cốt yếu của
những trải nghiệm văn chương. Chân trời này là vô tận, luôn ở phía trước. Kết thúc
giờ học tác phẩm nhưng không có nghĩa là mọi thứ đã chấm dứt. Hoạt động tư duy
của HS về văn bản tiếp tục được khơi gợi khi GV để ngỏ một số vấn đề. GV cũng
yêu cầu HS xem xét lại những quan điểm đã được trình bày nhưng chưa làm các
em thỏa mãn hoặc các em có cách đánh giá, lí giải khác. Những yêu cầu này là một
dạng câu hỏi và HS trả lời câu hỏi này bằng cách viết phản hồi sau giờ học. Những
phản hồi này tiếp tục được GV xem xét và đem ra cho cả lớp thảo luận trong tiết
học sau.
Một số câu hỏi GV có thể sử dụng để gợi ý cho HS viết phản hồi sau giờ
đọc văn bản: Theo em, những vấn đề nào của tác phẩm chưa được xem xét thỏa
đáng? Em có thể đưa ra cách lý giải của mình? Ngoài những vấn đề mà tác giả
phản ánh trong văn bản, em có nghĩ rằng văn bản còn hướng tớ́i điều gì khác nữa?
Em thích/ không thích nhân vật nào trong tác phẩm? Tóm lại, vấn đề mà hầu hết
GV dạy môn Ngữ văn luôn trăn trở là làm sao để khơi gợi sự hứng thú, yêu thích
của HS đối với môn học này?. Bên cạnh đó, làm sao thông qua môn Ngữ văn để
phát triển năng lực cho HS. Đó vừa là yêu cầu vừa là xu hướng của nền giáo dục
hiện đại.
Nâng cao hiệu quả phương pháp dạy học Ngữ văn dựa trên phản hồi của học sinh
Trang 19
Bản chất của PPDH dựa trên phản hồi của người học được thể hiện ở chỗ:
trong quá trình tổ chức, hướng dẫn HS tiếp nhận tác phẩm văn chương, GV sử
dụng các biện pháp thích hợp để khơi gợi, khuyến khích HS mạnh dạn suy ngẫm và
khám phá những cách hiểu có thể có về văn bản, từ đó giúp HS tham gia vào quá
trình giải mã và tạo nghĩa cho văn bản. Hoạt động trong giờ học chủ yếu được tổ
chức xoay quanh những phản hồi của HS về văn bản cũng như về những phản hồi
khác của những HS khác; khi đó quá trình dạy học đọc hiểu văn bản trên lớp yêu
cầu HS phải huy động tổng hợp kiến thức nền, kiến thức liên văn bản, kiến thức
văn học sử, kĩ năng phát biểu, lập luận, … để giải mã và tạo nghĩa cho văn bản.
Đồng thời, một cách tự nhiên, quá trình đó cũng sẽ trở thành quá trình HS so sánh,
nhận thức và đánh giá lại những gì đã hiểu khi chuẩn bị bài học ở nhà để tầm đón
nhận của mình phát triển toàn diện và sâu sắc hơn.
2.3.3.Thực nghiệm Phương pháp dạy học Ngữ Văn dựa trên phản hồi của học
sinh qua một số tác phẩm văn học chương trình Ngữ văn THPT.
Trên cơ sở tìm hiểu về lí thuyết Phương pháp dạy học Ngữ Văn dựa trên phản
hồi của học sinh, tôi nhận thấy đây là một phương pháp có thể sử dụng rộng rãi ở
các môn- các kiểu bài học đặc biệt với môn Ngữ văn ở trường phổ thông. Bản thân
tôi áp dụng phương pháp này thường xuyên và đã thu được kết quả tích cực, góp
phần giúp các em có tình yêu đối với môn Văn và cải thiện được điểm số trong các
kì thi, kiểm tra. Sau đây, tôi xin được minh họa lý thuyết trên bằng bài dạy cụ thể.
CHÍ PHÈO
(Nam Cao – tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1.Về kiến thức
– Khái quát hoàn cảnh ra đời, nhan đề truyện ngắn Chí Phèo.
– Hình ảnh làng Vũ Đại, nhân vật Bá Kiến.
– Hình tượng nhân vật Chí Phèo trước khi vào tù.
– Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.
– Những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao như điển hình hoá nhân
vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật, …
2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh
* Các năng lực đặc thù
– Đọc
+ Đọc hiểu nắm được cốt truyện, hệ thống nhân vật, các chi tiết tiêu biểu.
+ Thấy được giá trị hiện thực sâu sắc của các tác phẩm.
Nâng cao hiệu quả phương pháp dạy học Ngữ văn dựa trên phản hồi của học sinh
Trang 20
+ Nhận biết và phân tích được các nhân vật.
-Viết
+ Viết được một đoạn văn nghị luận về một vấn đề trong văn bản.
+ Viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh.
– Nói và Nghe
+ Biết sử dụng kết hợp ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ để trình bày ý
kiến.
+ Tạo lập được đoạn văn về vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm hay nghị luận văn học
về tác phẩm.
* Các năng lực chung:
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Nam Cao.
– Năng lực đọc – hiểu truyện ngắn Chí Phèo.
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công, hạn chế, những đóng góp
nổi bật của nhà văn.
– Năng lực phân tích, so sánh các đề tài trong sáng tác của Nam Cao.
– Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
– Năng lực giao tiếp, hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của
văn bản.
3. Phẩm chất: Nhân ái; trách nhiệm
– Có tinh thần nhân ái, cảm thông với cuộc đời người nôn dân, trân trọng với khát
vọng của con người,biết yêu thương đồng cảm với những cảnh ngộ khổ đau trong
cuộc sống.
-Sống có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước; biết
đấu tranh chống lại các thế lực xấu trong xã hội.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– SGK, giáo án word, giáo án powerpoint, tư liệu về bài học; Hướng dẫn thực
hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 11; Định hướng tìm hiểu nội dung bài học
qua hệ thống câu hỏi bài tập; Sưu tầm tranh, ảnh về Nam Cao, phim Làng Vũ Đại
ngày ấy.
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi…
– Các phương tiện dạy học: máy tính, máy chiếu, giấy A0, bút màu…
2. Học sinh: theo hướng dẫn của GV:
Nâng cao hiệu quả phương pháp dạy học Ngữ văn dựa trên phản hồi của học sinh
Trang 21
– Soạn bài theo hướng dẫn học bài Sách giáo khoa.
– Hoàn thành phiếu học tập theo câu hỏi GV giao.
– Chuẩn bị bài soạn hoạt động nhóm.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
a) Mục tiêu:Phản hồi bằng hình thức trả lời miệng
– Tạo mâu thuẫn nhận thức và tâm thế để HS bắt đầu tiết học mới.
– Đánh giá năng lực cảm nhận của học sinh khi phản hồi. Giúp học sinh nhận ra cái
chưa biết là số phận khốn khổ của Chí Phèo và đi tìm câu trả lời cho câu hỏi Tại
sao Chí Phèo rơi vào bi kịch như vậy?
b)Nội dung: GV cho HS xem đoạn video và phát vấn.
c)Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS
d)Tổ chức thực hiện
Bước 1:GV cho HS xem trích đoạn phim Làng Vũ đại ngày ấy.
GV phát vấn:
Nhân vật xuất hiện trong đoạn phim tên là gì? Em biết gì về nhân vật này?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
– HS xem đoạn video.
– Trả lời được câu hỏi.
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
– Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
– Có thái độ tích cực, hứng thú.
Bước 4: GV nhận xét, biểu dương; Giới thiệu bài: Mặc dù có những sáng tác
đăng báo từ 1936 nhưng phải đến ChíPhèo Nam Cao mới thực sự nổi tiếng trên văn
đàn. Trước Nam Cao đã có những nhà văn thành công khi viết về đề tài nông dân
như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng và cũng có những tác phẩm
hấp dẫn viết về đề tài lưu manh hóa như Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, đây thực sự là
thử thách lớn với những cây bút đến sau, trong đó có Nam Cao. Bằng ý thức khơi
những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có và bằng tài năng nghệ thật
độc đáo của mình của mình, Nam Cao đã vượt qua thử thách và khiến cho Chí
Phèo trở thành kiệt tác trong văn xuôi Việt Nam hiện đại.
 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (32 phút)
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CHUNG
a) Mục tiêu:

Nâng cao hiệu quả phương pháp dạy học Ngữ văn dựa trên phản hồi của học sinh
Trang 22

Giúp hình thành trong học sinh những kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức kỹ
năng về tác phẩm Chí Phèo.
b)Nội dung:GV giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh:
– Dựa vào phần tiểu dẫn, tìm hiểu thêm từ tài liệu, internet hãy nêu hoàn cảnh ra đời
của truyện ngắn.
– Giải thích nhan đề của truyện ngắn.
– Tóm tắt truyện ngắn Chí Phèo.
– Chia bố cục.
c) Sản phẩm: Câu trả lời, đóng kịch tại lớp, sơ đồ tư duy, bài chuẩn bị trên
Powerpoint.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HSDự kiến sản phẩm
Thao tác 1: Tìm hiểu chung về
tác phẩm
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV giao nhiệm vụ:GV đặt ra các
câu hỏi, học sinh làm việc nhóm
đôi và phản hồi.
– Học sinh làm việc theo nhóm
đôi.
– Từ những hiểu biết về Nam Cao
và tác phẩm (Hoàn cảnh xuất thân,
những yếu tố liên quan đến tác
phẩm…) hãy tạo một Tình huống
giả định về cuộc trò chuyện giữa
một nhà văn trẻ và Nam Cao, qua
đó vừa giới thiệu được các nhan
đề tác phẩm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
HS làm việc theo nhóm đôi, thời
gian 5 phút.
Bước 3: HS trao đổi, báo cáo kết
quả
– GV mời 02 Hs bất kỳ lên đóng
vai: giả định
I. Tìm hiểu chung
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Ra đời năm 1939 – xã hội Việt Nam ngột
ngạt hơn bao giờ hết, nảy sinh nhiều tấn bi
kịch của cuộc đời.
– Dựa vào những cảnh thật, người thật mà
Nam Cao được chứng kiến và nghe kể về làng
quê mình, có hư cấu.

Nâng cao hiệu quả phương pháp dạy học Ngữ văn dựa trên phản hồi của học sinh
Trang 23

+ Truyện ngắn đã mấy lần đổi
tên, đó là những tên nào?
+ Phát biểu suy nghĩ của em về
những lí do đặt tên, đổi tên và
mức độ phù hợp của từng nhan đề
cụ thể đối với chủ đề tư tưởng của
tác phẩm?
– GV yêu cầu các học sinh khác
đánh giá việc nhập vai của các bạn
và bày tỏ ý kiến của bản thân.
Bước 4: GV chốt kiến thức bằng
sơ đồ trên máy chiếu cho học
sinh ghi bài.
Vừa trình chiếu GV vừa mở rộng
vấn đề, chốt kiến thức.
* GV diễn giảng về các tên gọi
của TP.
– Đầu tiên, tác phẩm được đặt tên
là Cái lò gạch cũ gắn với hình ảnh
xuất hiện của Chí Phèo ở đầu
truyện, nơi người ta nhặt được Chí
trần truồng tím ngắt trong cái váy
đụp vàở phần cuối khi Thị Nở
nhìn xuống bụng mơ hồ lo lắng
cho sự ra đời của Chí Phèo con →
sự xuất hiện của Chí Phèo, sự
quẩn quanh bế tắc (tức là hiện
tượng Chí Phèo sẽ chưa hết nếu
bọn cường hào địa chủ còn tác
oai, tác quái trên đầu dân lành).
Nhan đề vẫn chưa làm nổi bật giá
trị của tác phẩm.
– 1941, lúc in nhà xuất bản Đời
mới tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng
đôi. → nhấn mạnh mối tình Chí
2. Nhan đề
3. Tóm tắt tác phẩm

Nâng cao hiệu quả phương pháp dạy học Ngữ văn dựa trên phản hồi của học sinh
Trang 24

Phèo – Thị Nở (bởi hơn 40 năm
vật lộn với đời, Chí Phèo chỉ được
thực sự sống vỏn vẹn như một con
người trong năm, sáu ngày ngắn
ngủi, ấm áp tình người. Việc gặp
Thị Nở là sự bù đắp cho Chí, bởi
Thị không chỉ là người yêu, hơn
thế còn là chị, là Mẹ) (Tiến sĩ
Nguyễn Thành Thi). Nhưng với
nhan đề này chưa làm bao quát
được chủ đè của tác phẩm.
– Sau cách mạng 1946, tác phẩm
được tái bản và được đổi tên một
lần nữa Chí Phèo, in trong tập
Luống cày → nhấn mạnh nhân vật
Chí Phèo (nhân vật chính của
truyện, mọi tình tiết, sự kiện, đều
xoay quanh số phận bi kịch của
nhân vật này: bi kịch của một
người bị tha hóa thành quỷ dữ, bi
kịch của con người bị từ chối
quyền làm người, bi kịch của một
sự thức tỉnh quá muộn và phải trả
giá bằngc ái chết). Khi đặt tên
nhan đề, tác giả muốn người đọc
tập trung vào nhân vật này chứ
không phải nhân vật khác, và tất
cả nội dung, chủ đề, giá trị của tác
phẩm cũng đều toát lên ở chính
nhân vật này chứ không phải nhân
vật khác.
GV yêu cầu HS tóm tắt tác
phẩm Chí Phèo: (theo sự chuẩn
bị bài đã chia nhóm, HS cử đại
diện lên tóm tắt bằng sơ đồ).
4. Bố cục: 3 phần
– Phần 1: Từ đầu…không ai biết: Nhân vật Chí
Phèo xuất hiện cùng với tiếng chửi.
– Phần 2: Tiếp theo…mau lên:Quá trình tha
hóa của Chí Phèo.
– Phần 3: Còn lại: Quá trình thức tỉnh và bi
kịch bị cự tuyệt quyền làm người của cuộc đời
Chí Phèo.

Nâng cao hiệu quả phương pháp dạy học Ngữ văn dựa trên phản hồi của học sinh
Trang 25

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH ẢNH LÀNG VŨ ĐẠI, NHÂN VẬT BÁ KIẾN
a) Mục tiêu:HS hiểu được hình ảnh làng Vũ Đại, nhân vật Bá Kiến.
b) Nội dung:
– Hình ảnh làng Vũ Đại.
– Nhân vật Bá Kiến
c) Sản phẩm:
1. Hình ảnh làng Vũ Đại
– Làng Vũ Đại – đó là không gian nghệ thuật của truyện, nơi các nhân vật sống và
hoạt động.
– Làng dân không quá hai nghìn, xa phủ, xa tỉnh.
– Tôn ti trật tự trong làng:
– Nơi mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt, âm thầm mà quyết liệt:
2. Nhân vật Bá Kiến:
– Tàn bạo, quỷ quyệt
– Nhân cách bỉ ổi
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HSDự kiến sản phẩm
– Thao tác2: Tìm hiểu hình ảnh
làng Vũ Đại
GV Chia nhóm cặp đôi, đặt câu
hỏi trong từng nội dung và đánh
gái quá trình phản hồi của HS.
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV giao nhiệm vụ: Thảo luận cặp
đôi theo sự chuẩn bị bài ở nhà với
câu hỏi đã được hướng dẫn:
+ Hình ảnh làng Vũ Đại được
miêu tả như thế nào trong tác
phẩm?
+ Trong làng tồn tại những mẫu
thuẫn gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
HS làm việc theo nhóm đôi.
Bước 3: HS trao đổi, báo cáo kết
quả
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Hình ảnh làng Vũ Đại
– Làng Vũ Đại – đó là không gian nghệ thuật
của truyện, nơi các nhân vật sống và hoạt
động.
– Làng dân không quá hai nghìn, xa phủ, xa
tỉnh.
– Tôn ti trật tự trong làng: đứng đầu là bá Kiến,
tiếp đó là bọn kì hào (cánh ông Tư Đạm, Đội
Tảo, Bát Tùng), cuối cùng là nông dân.
– Nơi mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt, âm
thầm mà quyết liệt:
+ Mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp thống trị:
bề ngoài thì tử tế với nhau nhưng bên trong lúc
nào cũng mong cho nhau lụn bại, cho nhau ăn
bùn.
+ Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ: người
nông dân phải è cổ nuôi bọn địa chủ, phong

Nâng cao hiệu quả phương pháp dạy học Ngữ văn dựa trên phản hồi của học sinh
Trang 26

HS cử đại diện nhóm lên trình bày
về phần chuẩn bị.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung
và trình chiếu và đánh giá quá
trình phản hồi của HS.
– Làng Vũ Đại là nguyên mẫu làng
Đại Hoàng, thôn Nhân Hậu, xã
Hòa Hậu, Huyện Lý Nhân, tỉnh
Hà Nam. Dân khoảng 2000, chủ
yếu sống bằng nghề dệt vải, trồng
chuối ngự và làm tá điền cho địa
chủ.
– Thao tác 3: Tìm hiểu nhân vật
Bá Kiến
Sử dụng phản hồi dứoi dạng trả
lời câu hỏi trong trò chơi ô chữ:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
+ GV tổ chức trò chơi Ô chữ bí
mật.
+ GV chia lớp thành 2 nhóm, lần
lượt trả lời các câu hỏi sau:
Hàng thứ 1: Từ ngữ chỉ sự độc ác
và hung bạo. → TÀN BẠO
Hàng thứ 2: Từ ngữ chỉ sự khéo
léo để lừa đảo. → XẢO QUYỆT
Hàng thứ 3: Kiểu nhà nước nào là
kiểu nhà nước thứ hai trong lịch
sử xã hội loài người? → PHONG
KIẾN
Hàng thứ 4: Điền từ còn thiếu
trong câu thơ sau:
Bề ngoài thơn thớt nói cười
Mà trong … giết người không
dao.
→ NHAM HIỂM
kiến.
→ Làng Vũ Đại sống động, tăm tối, ngột ngạt,
khép kín. Đây chính là hình ảnh thu nhỏ của
nông thôn Việt Nam trước cách mạng.
2. Nhân vật Bá Kiến
– Tàn bạo, quỷ quyệt:
+ Phương sách thống trị dân lành: Trị không
được thì dùng, “bám thằng có tóc ai bám thằng
trọc đầu”,…
+ Cách thu phục Chí Phèo:
• Khi Chí Phèo đến nhà Bá Kiến lần thứ nhất,
Bá Kiến nhanh chóng tìm được kế sách thích
hợp để đối phó với Chí Phèo: giải tán đám
đông – động cơ kích thích, hậu thuẫn vững
chắc cho Chí → quát đuổi vợ vào nhà,…
• Tìm cách làm cho lũ đàn em hoặc đám dân
làng sinh chuyện – tức là chém giết, đốt phá
lẫn nhau để hắn có dịp mà ăn.
– Nhân cách bỉ ổi:
+ Ghen tuông với Chí.
+ Gỡ gạc từ người đàn bà vắng chồng là vợ
Binh Chức.
+ Suy nghĩ của Bá Kiến về người vợ thứ 4 trẻ
đẹp: nhìn thì thích nhưng mà tưng tức lạ. Khác
gì nhai miếng thịt bò lựt sựt khi rụng gần hết
răng…

Nâng cao hiệu quả phương pháp dạy học Ngữ văn dựa trên phản hồi của học sinh
Trang 27

Câu hỏi 5: Từ ngữ chỉ sự gian
manh, lừa lọc. → ĐỂU CÁNG
Câu hỏi 6: Từ ngữ chỉ cách hành
động theo chiều hướng chuyển
thiệt hại của người khác thành lợi
ích của mình. → THỦ ĐOẠN
→ Từ ngữ ở ô chữ hàng dọc là:
BÁ KIẾN
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
HS làm việc theo nhóm.
Bước 3: HS trao đổi, báo cáo kết
quả
HS cử đại diện nhóm lên trình bày
về phần chuẩn bị.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung
và trình chiếu chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3: NHÂN VẬT CHÍ PHÈO
a) Mục tiêu:HS hiểu được cuộc đời của nhân vật Chí Phèo trước khi bị đẩy vào tù.
b) Nội dung:Trả lời câu hỏi để làm nổi bật lên cuộc đời của Chí Phèo trước khi vào
tù.
* Sản phẩm:Trước khi vào tù:Chí Phèo là một người nông dân lương thiện:
– Chí là một người nông dân nghèo khổ, lương thiện
– Chí cũng từng có một ước mơ giản dị
– Chí còn là người biết tự trọng
* Tiến trình thực hiện:
Hoạt động của GV và HSDự kiến sản phẩm
Thao tác 4: Tìm hiểu nhân vật
Chí Phèo
Phản hồi bằng việc trả lời câu
hỏi
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV giao nhiệm vụ:
– Học sinh làm việc cá nhân, trả
lời câu hỏi:
Trước khi vào tù, Chí Phèo là một
3. Nhân vật Chí Phèo
3.1 Trước khi vào tù:Chí Phèo là một người
nông dân lương thiện:
+ Chí là một người nông dân nghèo khổ, lương
thiện như nhiều nông dân khác. Chí nguyên là
một đứa trẻ mồ côi, được người dân làng Vũ
Đại đem về nuôi. Năm 20 tuổi, Chí làm canh
điền khỏe mạnh cho nhà Lí Kiến. Khỏe mạnh
nhưng hắn “hiền lành như đất”, thậm chí còn

Nâng cao hiệu quả phương pháp dạy học Ngữ văn dựa trên phản hồi của học sinh
Trang 2

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *