SKKN Những kinh nghiệm dạy lý luận văn học cho HSG môn Ngữ văn THPT
Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
Trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn THPT những năm gần đây,
đề bài thường đề cập đến các vấn đề thuộc lĩnh vực Lí luận văn học để đánh giá
kiến thức và kĩ năng của học sinh giỏi. Trường THPT Nguyễn Huệ mặc dù đứng
trong tốp 10 trường THPT có điểm tuyển sinh vào lớp 10 cao nhất tỉnh nhưng
thường không có mũi nhọn. Vì vậy các em được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi
của nhà trường dự thi cấp tỉnh cũng chưa từng đi thi học sinh giỏi ở cấp dưới.
Kiến thức Lí luận văn học của các em rất ít , chỉ được học qua một số bài trong
sách giáo khoa:
– Lớp 10 :
+ Văn bản văn học.
+ Nội dung và hình thức của văn bản văn học.
– Lớp 11:
+ Một số thể loại văn học: Thơ, truyện
+ Một số thể loại văn học : Kịch, nghị luận
– Lớp 12:
+ Quá trình văn học và phong cách văn học
+ Giá trị văn học và tiếp nhận văn học
Với một lượng kiến thức lí luận văn học quá ít mà học sinh được học trong
chương trình, giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn gặp nhất nhiều khó
khăn trong quá trình giảng dạy cho các em trong đội tuyển. Giáo viên phải mất
rất nhiều thời gian để trang bị cho các em những kiến thức lí luận văn học cơ bản.
Sau đó, từ kiến thức lí luận phải luyện cho các em cách đưa những kiến thức ấy
vào bài viết như thế nào cho hiệu quả…
Xuất phát từ những điều kiện, hoàn cảnh, lí do trên, tôi xin đưa ra “Những
kinh nghiệm dạy Lí luận văn học trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn
Ngữ văn- Trung học phổ thông” , nhằm tìm ra phương pháp hiệu quả nhất trong
quá trình bồi dưỡng Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn lớp 12.
4
II. Mô tả giải pháp
1.Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
– Nhiều năm gần đây, đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh thường bàn về vấn đề Lí
luận văn học. Trước khi thực hiện đề tài này tôi thấy các em học sinh có tâm lí
lúng túng, chưa có kỹ năng giải quyết các đề bài liên quan đến vấn đề Lí luận văn
học. Các giáo viên được giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi cũng khó khăn
trong việc trang bị kiến thức và kĩ năng cho học sinh.
– Đây là dạng đề yêu cầu học sinh phải có kiến thức Lí luận văn học và kĩ
năng đưa Lí luận văn học vào bài viết. Dạng đề này cũng giúp phát hiện ra những
học sinh thực sự có tố chất văn học và kĩ năng làm bài.
2. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến:
– Sáng kiến đã hệ thống đầy đủ và chi tiết các kiến thức lí luận văn học cơ
bản cần cung cấp cho học sinh, kĩ năng đưa lí luận văn học vào bài viết, một số
dạng đề về lí luận văn học thường gặp, một số đề tham khảo có hướng dẫn chi
tiết…
– Với việc hệ thống các kiến thức lí luận cơ bản, học sinh sẽ nắm được lí
thuyết một cách dễ dàng, có kĩ năng xử lý những đề bài về lí luận văn học . Các
em có thêm nguồn tài liệu tham khảo và rèn luyện.
3. Những kinh nghiệm dạy Lí luận văn học trong công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi môn Ngữ văn- Trung học phổ thông.
3.1.Các kiến thức Lí luận văn học cơ bản cần dạy cho học sinh
3.1.1.TÁC PHẨM VĂN HỌC
3.1.1.1.Khái niệm.
– Tác phẩm văn học là một công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hay
một tập thể sáng tạo nên nhằm thể hiện những khái quát về cuộc sống, con người
và biểu hiện tâm tư, tình cảm, thái độ của chủ thể trước thực tại bằng hình tượng
nghệ thuật.
– Tác phẩm văn học bao giờ cũng là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan.
– Tác phẩm văn học không phải là một sản phẩm cố định. Nó mang tính lịch
5
sử, đa nghĩa, nó có sự biến đổi về văn bản và có sự khác nhau trong cảm thụ của
người đọc ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau.
3.1.1.2.Tác phẩm văn học là một hệ thống chỉnh thể
– Tính chỉnh thể của tác phẩm văn học được xem xét chủ yếu trong mối quan
hệ giữa nội dung và hình thức.
– Nội dung và hình thức của tác phẩm văn học có quan hệ mật thiết như tâm
hồn và thể xác.
– Nội dung bao gồm: đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đạo được biểu hiện qua nhân vật.
– Hình thức: ngôn ngữ, kết cấu, thể loại.
3.1.1.3.Nội dung và hình thức của tác phẩm văn học
3.1.1.3.1.Nội dung của tác phẩm văn học.
*Khái niệm.
– Nội dung của tác phẩm bắt nguồn từ mối quan hệ giữa văn học và hiện thực.
Đó là mối quan hệ nhất định của con người đối với hiện tượng đời sống được phản
ánh. Đó vừa là cuộc sống được ý thức, vừa là đánh giá – cảm xúc đối với cuộc
sống đó.
*Các khái niệm thuộc về nội dung.
– Đề tài: Là phạm vi cuộc sống được nhà văn lựa chọn, khái quát, bình giá và
thể hiện trong văn bản
Ví dụ: “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố viết về đề tài người nông dân.
– Chủ đề: Là nội dung cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm.
Ví dụ: “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố có chủ đề: Miêu tả nỗi thống khổ của người
nông dân dưới chế độ sưu cao thuế nặng của bọn thực dân và phong kiến địa chủ.
Đồng thời miêu tả mâu thuẫn giữa nông dân với bọn cường hào, quan lại.
Chủ đề không lệ thuộc vào độ dài ngắn của văn bản và mỗi văn bản có thể có
nhiều chủ đề.
– Tư tưởng chủ đề: Là thái độ, tư tưởng, tình cảm của nhà văn đối với cuộc
sống, con người được thể hiện trong tác phẩm.
Ví dụ: “Tắt đèn” thể hiện sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc và gắn bó máu thịt
với người nông dân của Ngô Tất Tố. Đồng thời tác phẩm thể hiện thái độ của nhà
6
văn với bọn quan lại, địa chủ.
– Cảm hứng nghệ thuật: Là tình cảm chủ yếu của văn bản. Đó là những
trạng thái tâm hồn, cảm xúc được thể hiện đậm đà, nhuần nhuyễn trong văn bản.
Ví dụ: “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố có cảm hứng yêu thương, căm giận
3.1.1.3.2. Hình thức tác phẩm.
* Khái niệm.
– Hình thức là sự biểu hiện của nội dung, là cách thể hiện nội dung.
– Hình thức được xây dựng dựa trên chất liệu là ngôn ngữ đời sống kết hợp
với sự sáng tạo độc đáo của nhà văn.
– Hình thức của tác phẩm văn học được xây dựng bằng sự tổng hợp sinh động
của một hệ thống những phương tiện thể hiện nhằm diễn đạt cả về bên ngoài lẫn
tổ chức bên trong của nội dung tác phẩm trong một quan hệ chỉnh thể thống nhất.
* Các khái niệm về hình thức của tác phẩm văn học.
– Ngôn từ: Là yếu tố thứ nhất của văn bản văn học. Nhờ ngôn từ tạo nên chi
tiết, hình ảnh, nhân vật trong văn bản.
Ngôn từ hiện diện trong câu, hình ảnh, giọng điệu và mang tính cá thể. Có
ngôn từ tài hoa của Nguyễn Tuân; trong sáng, tinh tế của Thạch Lam; chân quê
của Nguyễn Bính…
– Kết cấu: Là sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị
thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.
Bất kể văn bản văn học nào cũng đều phải có một kết cấu nhất định. Kết cấu
phải phù hợp với nội dung.
+ Có kết cấu hoành tráng của sử thi.
+ Có kết cấu đầy bất ngờ của truyện cười.
+ Có kết cấu mở theo dòng suy nghĩ của tùy bút, tạp văn.
– Thể loại: Là quy tắc tổ chức hình thức văn bản sao cho phù hợp với nội
dung văn bản.
Ví dụ: Diễn tả cảm xúc có thể loại thơ; Kể diễn biến, mối quan hệ của cuộc
sống, con người có thể loại truyện; Miêu tả xung đột gay gắt có thể loại kịch; Thể
hiện suy nghĩ trước cuộc sống, con người có thể loại kí…
7
3.1.1.4.Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức tác phẩm văn học.
– Văn bản văn học cần có sự thống nhất cao giữa nội dung và hình thức, nội
dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mĩ. Đây là ý nghĩa vô cùng
quan trọng và cũng là tiêu chuẩn để đánh giá một tác phẩm.
– Trong quá trình phân tích, ta không chỉ chú trọng nội dung mà bỏ rơi hình
thức. Phân tích bao giờ cũng phải kết hợp giữa nội dung và hình thức.
3.1.1.5. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức tác phẩm văn học
– Nội dung và hình thức vốn là một phạm trù triết học có liên quan đến
mọi hiện tượng trong đời sống. Hình thức tất yếu phải là hình thức của một nội
dung nhất định và nội dung bao giờ cũng là nội dung được thể hiện qua một hình
thức. Không thể có cái này mà không có cái kia hoặc ngược lại. Tác phẩm nghệ
thuật là một hiện tượng xã hội, cho nên trong những tác phẩm nghệ thuật có
giá trị, nội dung và hình thức luôn luôn thống nhất khắng khít với nhau.
Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức được biểu hiên ở 2 mặt: nội dung
quyết định hình thức và hình thức phù hợp nội dung.
Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức thể hiện ở mọi phương diện của tác
phẩm văn học: ngữ âm, từ vựng, cú pháp, nhân vật, kết cấu, thể loại,…. (số từ trong
văn Nam Cao, từ chỉ cảm giác trong văn Thạch Lam).
Trong quan hệ nội dung – hình thức ở tác phẩm văn học thì nội dung bao giờ
cũng quyết định hình thức, quyết định sự lựa chọn phương tiện, phương thức sáng
tạo tác phẩm. Tất cả những yếu tố hình thức như ngôn ngữ kết cấu, thể loại,… đều
nhằm phục vụ tốt nhất cho chức năng bộc lộ sinh động và sâu sắc của nội dung tác
phẩm.
Tuy nhiên, hình thức cũng có tính độc lập nhất định. Nó tác động trở lại với
nội dung. Nó đòi hỏi nhà văn phải có sự tìm tòi, trăn trở để sáng tạo nên những gì
có giá trị nghệ thuật cao nhất. Và một khi tìm được phương tiện và phương thức
phù hợp nhất thì những phương tiện, phương thức này phát huy tối đa giá trị của
chúng và mang lại giá trị vô giá cho tác phẩm.
Sự sáng tạo trong văn chương không cho phép người nghê sĩ chân chính dẫm
lên đường mòn hay đi theo con đường của người khác. Nam Cao đã từng nói “
8
Văn chương…chưa có”. “Văn học nằm ngoài những định luật của sự băng hoại. Chỉ
mình nó không thừa nhận cái chết” (Sê đrin). Tác phẩm văn học đã ghi nhận những
sáng tạo của người nghệ sĩ và khẳng định nó bằng những giá trị bất tử của mình.
3.1.2 BẢN CHẤT CỦA VĂN HỌC.
3.1.2.1.Văn chương bao giờ cũng phải bắt nguồn từ cuộc sống.
Grandi từng khẳng định: “Không có nghệ thuật nào là không hiện thực”. Cuộc
sống là nơi bắt đầu và là nơi đi tới của văn chương. Hơn bất cứ một loại hình nghệ
thuật nào, văn học gắn chặt với hiện thực cuộc sống và hút mật ngọt từ nguồn sống
dồi dào đó. Ai đó đã từng ví văn học và cuộc sống như thần Ăng Tê và Đất Mẹ.
Thần trở nên vô địch khi đặt hai chân lên Đất Mẹ cũng như văn học chỉ cường
tráng và dũng mãnh khi gắn liền với hiện thực đời sống. Đầu tiên và trên hết, văn
chương đòi hỏi tác phẩm nghệ thuật chất hiện thực.
Hiện thực xã hội là mảnh đất sống của văn chương, là chất mật làm nên tính
chân thực, tính tự nhiên, tính đúng đắn, tính thực tế của tác phẩm văn học. Một tác
phẩm có giá trị hiện thực baọ giờ cũng giúp người ta nhận thức được tính quy luật
của hiện thực và chân lý đời sống.
Những tác phẩm kinh điển bao giờ chở đi được những tư tưởng lớn của thời
đại trên đôi cánh của hiện thực cuộc sống. Cánh diều văn học dù bay cao bay xa
đến đâu vẫn gắn với mảnh đất cuộc sống bằng sợi dây hiện thực mỏng manh mà
vô cùng bền chắc.
Lê Quý Đôn từng nói: “Trong bụng không có ba vạn quyển sách, trong mắt
không có cảnh núi sông kì lạ của thiên hạ thì không thể làm thơ được” chính là
khẳng định vai trò của hiện thực cuộc sống đối với thơ nói riêng vả văn học nói
chung. Nếu văn chương tách rời khỏi dòng chảy cuộc đời sẽ không thể vươn tới
giá trị đích thực của nó, không còn là nghệ thuật vị nhân sinh được nữa. Chế Lan
Viên đã từng thấm thía vấn đề này: “Tôi đóng cửa phòng văn hì hục viết. Nắng
trôi đi oan uổng biết bao ngày”
Văn chương của người nghệ sĩ sẽ có gì nếu nó không mang dáng dấp cuộc
đời? Có chăng chỉ là những dòng chữ rời rạc bị bẻ vụn mà thôi. Song có phải
người nghệ sĩ phản ánh toàn bộ những biến đổi, những sự việc của nhân tình thế
9
thái vào tác phẩm thì tác phẩm sẽ trở thành kiệt tác? Thành tác phẩm chân chính
giữa cuộc đời? Không phải như vậy.
3.1.2.2.Văn chương cần phải có sự sáng tạo.
Bởi sáng tạo là quy luật đặc thù của văn học, là điều kiện tiên quyết của
văn học. Theo Tề Bạch Thạch: “Nghệ thuật vừa giống vừa không giống với
cuộc đời. Nếu hoàn toàn giống cuộc đời thì đó là nghệ thuật mị đời. Còn nếu
hoàn toàn không giống cuộc đời thì đó là nghệ thuật dối đời”. Nghệ thuật thường
vừa hư vừa thực, vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa bình thường vừa phi thường.
Mỗi tác phẩm văn học, mỗi nhân vật, mỗi câu chữ trong tác phẩm phải tạo được
sự bất ngờ, lý thú đối với người đọc.
Tác phẩm văn học là tấm gương soi chiếu hiện thực cuộc sống nhưng phải
qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Chính vì vậy, hiện thực trong tác phẩm
còn thực hơn hiện thực ngoài đời sống vì nó đã được nhào nặn qua bàn tay nghệ
thuật của người nghệ sĩ, được thổi vào đó không chỉ hơi thở của thời đại mà cả sức
sống tư tưởng và tâm hồn người viết.
Hiện thực đời sống không phải chỉ là những hiện tượng, những sự kiện nằm
thẳng đơ trên trang giấy mà phải hòa tan vào trong câu chữ, trở thành máu thịt
của tác phẩm. Chất hiện thực làm nên sức sống cho tác phẩm và chính tài năng
người nghệ sĩ đã bất tử hóa sức sống ấy.
*Chú ý: Trong sáng tạo văn học, nhà văn luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng
bởi văn học không chỉ phản ánh đời sống mà còn biểu hiện thế giới quan của nhà
văn: “Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”. Tất cả những gì
hiện diện trong sáng tác của nhà văn dường như đều được lọc qua lăng kính chủ
quan của họ.
3.1.3 CHỨC NĂNG CỦA VĂN HỌC.
Có rất nhiều tiêu chí phân biệt sự khác nhau giữa văn học và các môn khoa
học khác. Nhưng có lẽ M. Gorki đã từng nói rất đứng đặc thù của bộ môn: “Văn
học là nhân học”. Văn học là khoa học, khám phá thế giới tâm hồn, tính cách con
người, văn học có chức năng riêng, biểu hiện trên ba mặt chính : nhận thức – giáo
dục – thẩm mỹ.
10
3.1.3.1.Chức năng nhận thức.
Văn học có chức năng khám phá những quy luật khách quan của đời sống
xã hội và đời sống tâm hồn của con người. Nó có khả năng đáp ứng nhu cầu của
con người muốn hiểu biết về thế giới xung quanh và chính bản thân mình. Không
phải ngẫu nhiên đã có người cho rằng: “Văn học là cuốn sách giáo khoa của đời
sống”. Chính cuốn sách ấy đã thể hiện một cách tinh tế và sắc sảo từng đổi thay,
từng bước vận động của xã hội. Nó tựa như “chiếc chìa khoá vàng mở ra muôn
cánh cửa bí ẩn, đưa con người tới ngưỡng cửa mới của sự hiểu biết thế giới xung
quanh”
3.1.3.2.Chức năng giáo dục.
Nghệ thuật là hình thái đặc trưng, hình thành từ những tìm tòi, khám phá của
người nghệ sĩ về hiện thực đời sống. Nghệ thuật mang đến cái nhìn toàn diện và
đầy đủ hơn về xã hội, thể hiện những quan điểm của người nghệ sĩ, từ đó tác động
mạnh mẽ đến nhận thức, tình cảm, cảm xúc của người tiếp nhận.
Chính vì vậy, nghệ thuật luôn ẩn chứa sứ mệnh cao cả và thiêng liêng, góp
phần làm đẹp cho cuộc đời. Tố Hữu đã từng phát biểu: “Nghệ thuật là câu trả lời
đầy thẩm mĩ cho con người; thay đổi, cải thiện thế giới tinh thần của con người,
nâng con người lên”. Còn Nguyên Ngọc thì khẳng định: “Nghệ thuật là sự vươn
tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người”
3.1.3.3.Chức năng thẩm mĩ .
Văn học đem đến cho con người những cảm nhận chân thực, sâu sắc và tinh
tế nhất. Nghệ thuật sáng tạo trên nguyên tắc cái đẹp, vì thế không thể thoát khỏi
quy luật của cái đẹp.
Văn học luôn khai thác cái đẹp ở nhiều góc độ: thiên nhiên, đất nước, con
người, dân tộc. Giá trị thẩm mĩ của tác phẩm ẩn chứa cả nội dung và hình thức
nghệ thuật. Nó đem đến cho người đọc cảm nhận, rung cảm về những nét đẹp giản
dị, gần gũi ở cả cuộc đời thường lẫn những nét đẹp tượng trưng, mới lạ. Cách thức
xây dựng ngôn từ của mỗi nhà văn, nhà thơ cũng đem lại nét đẹp cho tác phẩm.
3.1.3.4. Mối quan hệ giữa các chức năng văn học.
Bên cạnh việc chuyển tải nội dung thẩm mĩ, tác phẩm nghệ thuật còn tác
11
động đến nhận thức của con người, đánh thức những tình cảm, cảm xúc, bản
năng của con người, khơi dậy sức sống và niềm tin yêu, hi vọng vào thế giới ấy.
=> Một tác phẩm văn chương đích thực bao giờ cũng là sự hòa quyện của các
chức năng. Chức năng thẩm mỹ là đặc trưng của nghệ thuật. Chức năng giáo dục
là nhiệm vụ của nghệ thuật. Chức năng nhận thức là bản chất của văn chương.
Ba chức năng của văn chương có quan hệ khăng khít và xuyên thấu vào nhau
để cùng tác động vào con ngươi. Chức năng này đồng thời biểu hiện chức năng kia
và ngược lại.
3.1.4.CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC.
3.1.4.1.Đối tượng phản ánh của văn học.
3.1.4.1.1.Đối tượng trung tâm của văn học là con người.
Theo M. Gorki, “văn học là nhân học” có nghĩa là: văn học là khoa học về
con người. Trong bất kì thời đại nào, con người vẫn trở thành đối tượng trung tâm
của văn học. Các Mác cũng đã từng nói: “Lấy con người làm đối tượng miêu tả
chủ yếu, văn học có được một điểm tựa để nhìn ra toàn thế giới”.
3.1.4.1.2.Những phương diện phản ánh con người trong văn học.
*Con người tính cách.
Con người trong văn học là con người được nhận thức với toàn bộ tính tổng
hợp, toàn vẹn và sinh động trong các mối quan hệ đời sống phong phú, phức tạp
nhất. Nó khác với con người sinh học, khác với con người tâm lý.
Con người trong văn học là con người tính cách: cả con người cá nhân và con
người xã hội, cả con người sinh lý và tâm lý, con người ý thức và vô thức.
Ta bắt gặp một Lão Hạc tưởng như gàn dở nhưng lại sâu sắc biết bao; một
Chí Phèo mất trí nhưng lại tỉnh táo nhất làng Vũ Đại; một anh Tràng ngật ngưỡng
“thỉnh thoảng ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch” nhưng đầy nhân hậu, yêu thương,
quên sự sống đang bên bờ vực thẳm để đón nhận một con người… Tất cả điều đó
khiến con người trong văn học trở nên vô cùng sinh động và hấp dẫn.
*Con người tâm trạng.
Điều đặc biệt, con người trong văn học có khả năng cảm nhận được những
gì vô cùng tinh tế, phức tạp trong đời sống và trong thế giới tâm hồn, tư tưởng,
12
tình cảm của chính con người.
Tiếng thở dài chua chát của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Tự tình” của
Hồ Xuân Hương được cất lên là từ sự thấu cảm trước thân phận làm lẽ của kiếp
người phụ nữ trong xã hội phong kiến; Tiếng thét đớn đau của Chí Phèo cuối
truyện “Chí Phèo” là kết quả của bao đắng cay, bao uất hận ở người nông dân
trước cách mạng bị tước đi quyền làm người; tiếng gọi “A Phủ cho tôi đi với!”
của Mị trong “Vợ chồng A Phủ” là dấu chấm than chấm dứt bao năm tháng làm
kiếp súc nô để mở đường đến chân trời mói của người nông dân miền núi…
Tất cả những con người ấy trong văn học là biểu hiện cao nhất cho những
nỗi đau, niềm khát khao và sự mạnh mẽ của con người trong cuộc sống. Bất chợt,
ta tự hỏi, nếu không có những con người trong văn học ấy thì liệu nhân loại có
tiên bộ như ngày nay chăng?
3.1.4.2.Hình tượng văn học.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định, đại ý: Văn học bao giờ cũng phải
trả lời câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Thực chất, mục đích cuối cùng của
văn học là viết cho con người nhằm giúp con người nhận thức, khám phá đời sống,
khái quát những vấn đề, những quy luật cơ bản của đời sống.
Nhưng khác với các hình thái ý thức khác, tất cả những gì văn học cần khái
quát đều phải thông qua việc mô tả, khắc họa những nhân vật điển hình:
+ Hình tượng Chí Phèo là điển hình cho nỗi thống khổ của người nông dân
trước Cách mạng tháng Tám;+ Hình tượng nhân vật Hộ (Đời thừa), Điền (Trăng
sáng) là điển hình cho gương mặt của người trí thức vật vã, đớn đau trước cảnh
sống thừa của chính mình trong những năm 30 – 45;
+ Hình tượng nhân vật Mị (trong Vợ chồng A Phủ) là điển hình cho người
lao động miền núi từ trong đau thương đã nhận thức, đấu tranh, giải phóng để đưa
cuộc đời đến cánh đồng hoa,…
Như vậy, hình tượng văn học là một phương thức đặc thù trong phản ánh của
văn chương. Hình tượng văn học vừa mang đặc trưng cụ thể, cá biệt vừa mang
tính khái quát, vừa phải có tính thẩm mỹ cao. Bởi Theo Bê- lin- xki: “Cái đẹp là
điều kiện không thể thiếu của nghệ thuật. Nếu thiếu cái đẹp thì sẽ không có và
13
không thể có nghệ thuật”.
Hình tượng lôi cuốn người đọc trước hết phải đẹp, phải mang tính thẩm mĩ
thật sự. Và nó phải chứa đựng nhiều nội dung đời sống và ý nghĩa nhân sinh sâu
sắc.
Ý nghĩa mà hình tượng mang lại cho người đọc bao giờ cũng vượt ra ngoài
những gì mà nó mô tả trực tiếp, vượt qua không gian, thời gian, thời đại,… Những
hình tượng văn học tiêu biểu thường “không đáy” về ý nghĩa. Nó giống như “tảng
băng trôi”, chỉ có 1 phần nổi, 7 phần chìm.
Tóm lại, văn học luôn là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt bởi nó hướng
tới một đối tượng nhận thức riêng, mang nội dung nhận thức riêng và sử dụng một
phương thức khám phá đời sống riêng. “Văn học là loại hình nghệ thuật sáng tạo
bằng ngôn từ, phản ánh đời sống xã hội và thể hiện sự nhận thức, sáng tạo của con
người” (Từ điển thuật ngữ văn học).
3.1.5.YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHỆ SĨ
3.1.5.1.Yêu cầu thứ nhất: Người nghệ sĩ phải luôn sáng tạo, tìm tòi những
đề tài mới, hình thức mới.
Nam Cao đã từng khẳng định: “Văn chương không cần đến những người thợ
khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được
những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo
những cái gì chưa có”. Shê- khốp cũng cho rằng: “Nếu nhà văn không có một lối
đi riêng của mình thì người đó chẳng bao giờ là nhà văn”
Người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo phải là người trinh sát, với chiếc cần
ăng ten nhanh nhạy để nhận mọi tín hiệu, mọi làn sóng; phải biết tổng hợp, đánh
giá, phân tích để phát đi một tiếng nói duy nhất, đúng đắn, sâu sắc. Mỗi bài thơ,
câu văn đều là kết quả quá trình sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ sau khi đã
công phu chọn lựa và nhào nặn chất liệu hiện thực. Do vậy, khi một nhà văn mới
xuất hiện, câu hỏi của chúng ta về anh ta là: Anh ta là thế nào? Liệu anh ta có thể
đem lại cho chúng ta điều gì mới mẻ trong cách nhìn cuộc sống?
=> Như vậy sáng tạo là yếu tố then chốt quyết định sự sống còn của nhà văn
trong quy luật phát triển chung của văn học.
14
3.1.5.2.Yêu cầu thứ hai: Người nghệ sĩ phải biết rung cảm trước cuộc
đời.
Tâm hồn nhạy cảm là sự thể hiện trái tim giàu tình cảm của nhà văn. Đó là
lúc nhà văn thâm nhập vào đối tượng với một con tim nóng hổi, chuyển hóa cái
đối tượng khách quan thành cái chủ quan đến mức “tưởng như chính mình sinh
ra cái khách quan ấy”. Để từ đó, khi viết, họ dùng cái vốn bản thân sống sâu nhất
để cảm nhận cuộc đời.
Tình cảm là yếu tố quyết định sự sinh thành, giá trị và tầm cỡ của tác phẩm
nghệ thuật. Khi Lê Quý Đôn khẳng định: “Thơ khởi phát từ trong lòng người”
là có ý nói tình cảm quyết định đến sự sinh thành của thơ. Ngô Thì Nhậm thì
nhấn mạnh: “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”, nghĩa là tình cảm
quyết định đến chất lượng thơ. Còn Nguyễn Đình Thi lại đúc kết: “Hình ảnh
trong thơ phải là hình ảnh thực, nảy sinh trong tâm hồn ta khi ta đứng trước trước
cảnh huống, một trạng thái nào đó”.
=> Như vậy, gốc của văn chương nói chung, tác phẩm nói riêng là tình cảm,
nghĩa là người nghệ sĩ phải biết rung cảm trước hiện thực của đời sống thì mới
sáng tạo nên nghệ thuật.
3.1.5.3.Yêu cầu thứ 3: Nhà văn phải có phong cách riêng.
Bởi đặc trưng của văn học là hoạt động sáng tạo có tính chất cá thể. Nếu cá
tính nhà văn mờ nhạt, không tạo được tiếng nói riêng, giọng điệu riêng thì đó
là sự tự sát trong văn chương.
Phong cách chính là nhà văn phải đem lại một tiếng nói mới cho văn học,
đó là sự độc đáo mà đa dạng, bền vững mà luôn đổi mới. Đặc biệt, nó phải có
tính chất thẩm mĩ, nghĩa là đem lại cho người đọc sự hưởng thụ thẩm mĩ dồi dào.
Phong cách không chỉ là dấu hiệu trưởng thành của một nhà văn mà khi đã nở
rộ thì nó còn là bằng chứng của một nền văn học đã trưởng thành.
Nhà văn Tuocghenhev khẳng định: “Cái quan trọng trong tài năng văn học
là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy
trong cổ họng của bất kì một người nào khác”.
Nguyễn Tuân cũng từng nhấn mạnh: “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo.
15
Vì vậy, nó đòi hỏi phải có phong cách, tức là phải có nét gì đó rất mới, rất riêng
thể hiện trong tác phẩm của mình.”
Cùng quan điểm ấy, nhà văn Lê- ô- nốp viết: “Không có tiếng nói riêng,
không mang lại những điều mới mẻ cho văn chương mà chỉ biết dẫm theo đường
mòn thì tác phẩm nghệ thuật sẽ chết ”
Phong cách nghệ thuật có cội nguồn từ cá tính sáng tạo của nhà văn. Cá tính
sáng tạo là sự hợp thành của những yếu tố như thế giới quan, tâm lí, khí chất,
cá tính sinh hoạt… Phong cách của nhà văn cũng mang dấu ấn của dân tộc và thời
đại.
Có thể nhận ra phong cách của nhà văn trong tác phẩm. Có bao nhiêu yếu
tố trong tác phẩm thì có bấy nhiêu chỗ cho phong cách nhà văn thể hiện.
Cụ thể:
+ Qua cái nhìn, cách cảm thụ giàu tính khám phá nghệ thuật, đối với cuộc
đời.
+ Qua giọng điệu riêng, gắn liền với cảm hứng sáng tác.
+ Nét riêng trong sự lựa chọn, xử lý đề tài, xác định chủ đề, xác định đối
tượng miêu tả…
+ Tính thống nhất, ổn định trong cách sử dụng các phương thức và phương
tiện nghệ thuật.
Các biểu hiện của phong cách văn học không tồn tại tách rời mà bao hàm
lẫn nhau hay tồn tại thông qua nhau. Tất cả tạo thành một nguyên tắc xuyên
suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho hiện tượng văn học
một tính chỉnh thể toàn vẹn.
Thời gian cứ trôi đi lặng lẽ mà vô tình nhưng thời gian cũng chính là thứ
nước rửa ảnh làm nổi bật lên những tác phẩm hay, độc đáo. Có một nữ văn sĩ
từng nói đại ý rằng: “Sẽ không bao giờ chúng ta gặp lại mình như chiều nay”.
Cũng như một triết gia từng đúc rút: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng
sông”. Mỗi khoảnh khắc trôi đi không bao giờ trở lại. Sẽ chẳng bao giờ ta gặp lại
một Nam Cao, một Nguyễn Tuân, Xuân Diệu hay Thạch Lam,… thứ hai trên cõi
đời này nữa. Bởi lẽ văn chương không bao giờ là sự lặp lại và mỗi nhà văn có
16
một tạng riêng, một phong, cách riêng:
“Mỗi công dân có một dạng vân tay
Mỗi nghệ sĩ thứ thiệt đều có một dạng vân chữ
Không trộn lẫn”
(Lê Đạt)
3.1.6. PHONG CÁCH SÁNG TÁC.
3.1.6.1.Khái niệm phong cách sáng tác
Phong cách sáng tác (phong cách nghệ thuật) là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ
sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện
biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn,
trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc. (Trong nghĩa
rộng: Phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ
thuật, đem lại cho tác phẩm một tính chỉnh thể có thể cảm nhận được, một giọng
điệu và một sắc thái thống nhất).(Từ điển thuật ngữ văn học – Lê Bá Hán – Trần
Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, NXB Giáo dục, 2004. Tr. 255, 256).
3.1.6.2.Đặc điểm của phong cách nghệ thuật
Đặc điểm 1:Phong cách chính là con người nhà văn.
Nhà văn Pháp Buy phông nói: “Phong cách ấy là con người”. Nó hình
thành từ thế giới quan, nhân sinh quan, chiều sâu và sự phong phú của tâm hồn,
của vốn sống, sở thích, cá tính cũng như biệt tài trong sử dụng cách hình thức,
phương tiện nghệ thuật của nhà văn
Ví dụ: Nguyễn Tuân là người nhìn đời bằng nhãn quan của cái tôi kiêu bạc,
đầy tự hào, tự tin, tự trọng, cùng với lòng ngưỡng mộ cái Đẹp trong đời. Nguyễn
Tuân là người từng trải, đi nhiều, biết rộng, sống phóng khoáng, thích tự do, thích
thú với những cảm giác mãnh liệt trong cuộc sống… Những yếu tố ấy trong con
người nhà văn bộc lộ ra thành một phong cách nghệ thuật: Độc đáo, tài hoa và
uyên bác. Nét phong cách này khá nhất quán trong cả hai giai đoạn sáng tác trước
và sau cách mạng tháng Tám.
Đặc điểm 2 : Phong cách nghệ thuật không đơn thuần chỉ là những
nét lặp đi lặp lại thành quen thuộc của nhà văn. Đó phải là sự lặp lại một
17
cách hệ thống, thống nhất cách cảm nhận độc đáo về thế giới và hệ thống bút
pháp nghệ thuật phù hợp với cách cảm nhận ấy.
Cho nên, không phải bất kỳ nhà văn nào cũng có phong cách, tạo được
phong cách. Phong cách thường được tạo nên bởi một cây bút sâu sắc trên nhiều
phương diện: thế giới quan, nhân sinh quan, vốn sống, kinh nghiệm… tài năng về
nghệ thuật và có bản lĩnh.
Cái nét riêng (ở cách cảm nhận độc đáo về thế giới và hệ thống bút pháp
nghệ thuật phù hợp với cách cảm nhận) ấy thể hiện nổi bật, có giá trị và khá nhất
quán trong hầu hết các tác phẩm của họ, lặp đi lặp lại làm cho người đọc nhận
ra sự khác biệt với tác phẩm của các nhà văn khác.
Chẳng hạn, giữa Nguyễn Công Hoan và Nam Cao, Xuân Diệu và Chế Lan
Viên, Nguyễn Tuân và Nguyễn Minh Châu…
Đặc điểm 3 : Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Phong cách là nét
riêng không trùng lặp.
Sự thật có thể là một, nhưng cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của nhà văn
phải có màu sắc khác nhau và độc đáo. L. Tônxtôi nói: “Khi ta đọc hoặc quan
sát một tác phẩm văn học nghệ thuật của một tác giả mới, thì câu hỏi chủ yếu
nảy ra trong lòng chúng ta bao giờ cũng là như sau: Nào, anh ta là con người
thế nào đây nhỉ? Anh ta có gì khác với tất cả những người mà tôi đã biết, và
anh ta có thể nói cho tôi thêm một điều gì mới mẻ về việc vần phải nhìn cuộc
sống của chúng ta như thế nào?”(L. Tônxtôi toàn tập).
Ví dụ:
Cùng thể hiện khả năng trào phúng, hai nhà văn cùng thời Nguyễn Công
Hoan và Vũ Trọng Phụng vẫn tạo được những phong cách khác nhau:
+ Nguyễn Công Hoan cười nhẹ nhàng, thâm thúy bằng cách dựng lên
những tình huống trớ trêu, nghịch lý (kiểu Kép Tư Bền, Người ngựa, ngựa
người…);
+ Vũ Trọng Phụng cười chua chát, sâu cay, quyết liệt, như muốn ném
thẳng lời nguyền rủa vào mặt người ta (kiểu Số Đỏ).
Đặc điểm 4 :
18
Phong cách nghệ thuật là sự ổn định, nhất quán (đương nhiên không phải
tuyệt đối).
Ví dụ: Nguyễn Tuân, trải qua hai thời kỳ sáng tác, có những chuyển biến
về tư tưởng sáng tác khá rõ nét, nhưng vẫn giữ một phong cách độc đáo, tài hoa,
uyên bác. Có khác:
+ Trước cách mạng, ông ưa viết theo cách ngông, nổi loạn chống lại
cái tầm thường, phàm tục ở đời. Cái Đẹp nhiều khi phóng túng.
+ Còn sau cách mạng: ông ưa viết theo cách tự tin, tự hào, tự trọng về tài
năng và bản lĩnh của mình. Cái Đẹp vẫn được đặt trong tư thế thử thách gai
góc nhưng bình dị, chân thực hơn.
Đặc điểm 5 :
Phong cách nghệ thuật biểu hiện rất phong phú, đa dạng. Điều này tùy
thuộc vào tài năng, sở trường của mỗi nhà văn.
– Có thể biểu hiện ở việc chọn đề tài
(có nhà văn chỉ thích đề tài nông thôn, có người lại ưa và chỉ chọn đề tài
thành thị, có người thích những hiện thực mang tính chất nhẹ nhàng, giản dị,
thâm trầm, cũng có người lại thích khai thác những chuyện dữ dội, đau đớn,
ám ảnh mãnh liệt đối với con người…).
– Có thể biểu hiện ở việc chọn thể loại
(mỗi nhà văn chỉ viết thành công nhất ở một thể loại, thể loại ấy chính là
phong cách của họ).
– Có thể biểu hiện ở sự vận dụng ngôn ngữ
(có nhà văn ưa dùng thứ văn nhẹ nhàng, êm đềm, sâu lắng, nhưng có người
lại luôn tỉnh táo, sắc lạnh đến tàn nhẫn; có người ưa lối nói dí dỏm mà thâm
thúy, người lại thích lối nói sắc sảo, dữ dội, sâu cay…).
– Có thể biểu hiện ở giọng điệu
(Có nhà văn thường tạo nên một giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, ân nghĩa;
trong khi người khác lại thành công với giọng điệu thấm đẫm chất triết luận…).
– Có thể biểu hiện ở cách xây dựng hình tượng nhân vật trung tâm
19
(kiểu nhân vật chân dung – Nguyễn Tuân; kiểu nhân vật tâm lý – Nam
Cao; kiểu nhân vật cảm giác – Thạch Lam, kiểu nhân vật đấu tranh – Nguyễn
Minh Châu (trong sáng tác sau năm 1975), kiểu nhân vật CON – NGƯỜI –
Nguyễn Huy Thiệp…).
Đặc điểm 6 : Phong cách nghệ thuật là nét riêng, đậm tính cá thể, nhưng
phải có liên hệ mật thiết với hệ thống chung các phong cách của một thời đại
văn học.
Ví dụ: Phong cách của các nhà thơ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên…
trước cách mạng tháng Tám đều nằm trong phong cách lãng mạn của trào lưu Thơ
mới lãng mạn Việt Nam 1932 – 1945.
Đồng thời, phong cách nghệ thuật chỉ có giá trị khi nó thực sự cống hiến cho
sự tồn tại và phát triển phong phú, đa dạng của văn học dân tộc nói chung.
Đặc điểm 7 : Phong cách sáng tác chịu ảnh hưởng của những phương
diện tinh thần khác nhau như tâm lý, khí chất, cá tính của người sáng tác.
Đồng thời, nó cũng mang dấu ấn của dân tộc và thời đại.
Mỗi một thời đại lịch sử và thời đại văn học tương ứng có thể tạo ra những
phong cách sáng tác mang đặc trưng riêng:+ chẳng hạn phong cách Hồ Xuân
Hương trong thời Trung đại còn nặng nề ý thức hệ phong kiến, văn học chịu ảnh
hưởng sâu sắc của quan điểm phi ngã;
+ phong cách Nguyễn Tuân trong thời Pháp thuộc, phát triển một khuynh
hướng văn học – văn học lãng mạn, bộc lộ đầy đủ, sâu sắc cái tôi nghệ sĩ tài hoa,
phóng khoáng….
3.1.7.THƠ
3.1.7.1.Thơ là gì?
Thơ ca là tiếng nói của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người. Thuộc
phương thức trữ tình, thơ lấy điểm tựa là sự bộc lộ thế giới nội cảm của nhà thơ,
những rung động mãnh liệt của trái tim sĩ trước cuộc đời. Cảm xúc đóng vai trò
quyết định, là nguồn cội của mọi sáng tạo nghệ thuật.
3.1.7.2.Đặc trưng của thơ.
Cũng như văn học, thơ phản ánh cuộc sống bằng hình tượng. Nhưng hình
20
tượng trong thơ không phải được xây dựng nên từ óc quan sát, chiều sâu nhận
thức, tư duy lô gic của lý trí mà nó gắn với cảm xúc, với tâm hồn. Thơ sinh ra từ
tình cảm: “Thơ là người thư ký trung thành của những trái tim” (Đuybray)
3.1.7.2.1.Một tác phẩm thơ có giá trị
Một tác phẩm thơ đích thực có giá trị phải đạt đến đỉnh cao cả nội dung lẫn
hỉnh thức: cả lời (ngôn từ, hình thức nghệ thuật), cả tư tưởng, cảm xúc phải đạt
đển độ chín muồi, đẹp đẽ nhất, mãnh liệt nhất (chín đỏ). Xuân Diệu cho rằng: “Thơ
hay, lời thơ chín đỏ trong cảm xúc”
=> Như vậy, một tác phẩm thơ hay yêu cầu:
+ Lời thơ phải đẹp (giàu hình ảnh, tinh tuý, hàm súc, có âm thanh nhịp điệu
rõ rệt…)
+ Lời thơ phải chứa đựng cảm xúc mãnh liệt, cao đẹp, những suy ngẫm sâu
sắc về con người cuộc đời.
+ Những lời đẹp đẽ ấy chính là sự thăng hoa cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ
trước cuộc đời. Ngược lại, cảm xúc mãnh liệt, suy ngẫm sâu sắc phải được thể
hiện qua lời đẹp. “Tài gia tình chi phát” (tài do tình mà ra). Chỉ khi cái đẹp của
ngôn từ của hình thức nghệ thuật chứa đựng, thể hiện cảm xúc, suy ngẫm mãnh
liệt sâu sắc của nhà thơ trước cuộc sống thì mới có thơ đích thực – thơ hay.
3.1.7.2.2. Tình cảm trong thơ.
Phải chăng, từ bao giờ người ta luôn bằng lòng với việc quan niệm: thi sĩ
suốt đời đi tìm cái đẹp và chỉ đi tìm cái đẹp? Thơ luôn bắt nguồn từ một men
say, một tia chớp lóe sáng, một mạch nước ngầm âm ỉ từ bao giờ? Vì thế thi sĩ
Hàn Mặc Tử cũng từng tự nhận xét “Tôi làm thơ? Nghĩa là tôi mất trí. Tôi phát
điên”. Với ai kia, thơ tôn sùng nghệ thuật trong sự thăng hoa của cảm xúc. Với
ai kia, thơ là sự say đắm trong một thế giới vô thức – thế giới của thi sĩ.
Sinh ra từ tâm hồn và trái tim con người, thơ đã trở thành tri âm của nhân
loại từ bao thế kỷ qua. Thơ là một phần của thế giới nội tâm, của đời sống tâm
linh con người. Yêu thơ và coi thơ như người bạn tri kỷ của mình, người ta đã
tìm cho thơ nhiều cách lý giải, định nghĩa. Ai đó đã từng coi thơ là “rượu của
quỷ sa tăng”, “thơ là địa hạt huyền bí và thần thánh”. Cũng có người cho rằng
21
“thơ là lửa”, “thơ là sự sung mãn của tình cảm mãnh liệt” (Ban zắc)
Nói đến Thơ, người đọc không quên thơ là cảm xúc, là tâm hồn. Trong thơ,
“tình là gốc” ( Bạch Cư Dị), thơ phải sinh ra từ sự thôi thúc mạnh mẽ của tâm
hồn. Đồng thời, cảm xúc trong thơ ở dạng tính chất chọn lọc. Ngôn ngữ thơ hàm
súc và đa nghĩa. “Thơ là rượu của thế gian” (Huy Trụ). Thơ thăng hoa và xuất
thần từ đống tài liệu thực tế, như một thanh kim loại sáng bóng được gạn ra từ
hàng tấn quặng ủ trong lòng đất bao nhiêu tháng năm…
3.1.7.3.Thơ trong mối quan hệ hiện thực.
Đặc trưng của thơ là gì ? Cũng như văn học, thơ ca phản ánh cuộc sống
bằng hình tượng. Nhưng hình tượng trong thơ không phải được xây nên từ óc
quan sát, chiều sâu nhận thức, tư duy lôgic của lý trí, mà nó gắn với cảm xúc, với
tâm hồn.
Cuộc sống bao giờ cũng là nguồn cảm hứng mênh mông bất tận của tâm hồn
người nghệ sĩ. Thơ ca nói riêng và nghệ thuật nói chung bao giờ cũng đi ra từ
cuộc đời, cũng lớn lên từ hiện thực và rồi từ đó cánh diều nghệ thuật sẽ nhờ gió
đời mà cất cánh bay cao. Sẽ “chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép” (Chế Lan
Viên); “sẽ chẳng có thơ khi người làm thơ không tìm được sợi dây giao cảm
đối với cuộc đời, không tìm đến những cánh đồng phì nhiêu để từ đấy hạt giống
thơ ca được ươm trồng, nảy nở.” Lục Du đời Tống người đã viết hàng trăm câu
thơ, lúc sắp mất đã tâm sự với con, lời tâm sự của một hồn thơ đi trọn cuộc đời
mới hiểu cái lẽ “công phu của thơ là ở ngoài thơ”.
Sức nặng của những trang thơ chính từ cuộc đời đầy nắng gió ngoài kia.
Nhà thơ phải đến đó để viết lên từ thứ mực được chưng cất từ chính cuộc sống.
Gắn với cuộc sống, đấy là đặc trưng thẩm mĩ của văn học, của tác phẩm văn
chương mà nhịp nối là nhà văn.
Cuộc sống với những hiện tượng phong phú, phức tạp vừa là đối tượng
hướng tới, vừa là nguồn mạch nuôi dưỡng văn học. Quay lưng lại với cuộc
sống, mải mê với chuyện đúc chữ, luyện câu, mọi giá trị văn chương chỉ còn là
kỹ xảo. Cuộc sống mênh mông vô tận sẽ là nơi cung cấp chất liệu cho Thơ.
Cuộc sống với hơi thở ấm nóng sẽ tô điểm cho những câu thơ, cho nghệ thuật:
22
“Hãy nhặt lấy chữ đời mà góp nên trang” (Chế Lan Viên). Thơ ca khơi nguồn
từ cuộc sống nên thơ bao giờ cũng chứa đựng bóng hình cuộc đời, bóng dáng
con người. Thơ mang trong mình những buồn vui đau khổ, rạo rực đắm say. Thơ
nói riêng và văn chương nói chung sẽ làm nên nhịp cầu nối trái tim trở về với
trái tim, đưa tâm hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu. Thơ ca là cuộc đời nhưng
thơ ca không phải là những trang giấy in nguyên vẹn bóng hình cuộc sống
3.1.7.4. Sáng tạo trong thơ.
Sáng tạo là kết quả của quá trình dấn thân, nhập cuộc, tích lũy, hun đúc, một
tiến trình cọ xát dữ dội. Sáng tạo không có nghĩa là bịa đặt. Sáng tạo nghệ thuật
giống như sáng tạo cuộc sống, cần có yếu tố thẩm mỹ, tính chân thực cao, có khả
năng tác động mạnh mẽ vào nhận thức của người đọc.
Bản chất của lao động nghệ thuật là sáng tạo, một sự lao động miệt mài
không ngừng nghỉ. Văn chương sẽ ra sao nếu tác phẩm này là bản sao của tác
phẩm kia? Nếu mỗi người nghệ sĩ đều bằng lòng với những điều có sẵn? Câu
chữ mòn sáo, lời văn đơn điệu, quen nhàm? Ấy là cái chết của nghệ thuật, cái
chết của người nghệ sĩ trong mỗi nhà văn. Bởi “Văn chương không cần đến
những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương
chỉ dung nạp những ai biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và
sáng tạo những gì chưa có” (Nam Cao)
Khi tìm đến yêu cầu sáng tạo đối với nghệ thuật, đã có người băn khoăn tự
hỏi: Văn học cùng bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, vậy tại sao không có sự
gặp gỡ, trùng lặp? Thật vậy, cuộc đời là lạch ngầm nơi dòng sông văn chương
bắt nước. Thế nhưng hiện thực ấy được chảy qua bầu cảm xúc mãnh liệt của mỗi
nhà thơ, nhà văn.
Mỗi người nghệ sĩ là một tiểu vũ trụ, tác phẩm văn học là sự phản ánh tiểu
vũ trụ ấy. Vì vậy, không có những tác phẩm “song sinh” dù tâm hồn anh cùng
đồng điệu, tri kỷ với tâm hồn tôi.
Mặt khác, người đọc tìm đến với văn học nói chung, thơ ca nói riêng để đắm
mình trong vẻ đẹp của sự sáng tạo. Có ai yêu những áng thơ mòn cũ, quen nhàm;
có ai nhớ những vần điệu nhạt nhẽo, sáo rỗng. Không đi theo con đường sáng
23
tạo, nhà thơ sẽ chỉ còn lại một mình giữa sự thờ ơ, quên lãng của người đọc.
Như thế, cuộc đời cầm bút của anh trở nên vô nghĩa. Bởi “điều còn lại đối với
mỗi nhà văn chính là cái giọng nói riêng của mình”. Yêu cầu về sáng tạo ấy
gợi nhắc trong lòng người đọc nỗi nhớ khôn nguôi về những nhà thơ đã dành
trọn cuộc đời mình cho văn chương, nghệ thuật.
Như vậy, mỗi người nghệ sĩ trong quá trình cầm bút cần phải tạo được tiếng
nói riêng, âm sắc riêng. Nó đòi hỏi anh phải miệt mài trên con đường sáng tạo,
không ngừng nghỉ, không lùi bước. Một âm vang tha thiết, đặc sắc giữa cõi văn
chương, ấy là sức sống của anh, là ấn tượng của anh trong lòng người đọc muôn
đời.
Để sáng tạo và lưu giữ một bài thơ hay.
– Đối với nhà thơ: Để sáng tạo nên những vần thơ đích thực, để vươn tới
đỉnh cao của nghệ thuật chân chính, người nghệ sĩ không những phải có tài mà
cần phải có tâm, có tình cảm mãnh liệt, sống hết mình với cuộc đời, biết xúc động
nhạy cảm trước mọi niềm vui nỗi buồn của con người. Đồng thời, nhà văn cũng
phải biết làm lây lan tình cảm, gửi đến bạn đọc những thông điệp sâu sắc qua các
phương tiện, hình thức nghệ thuật đẹp đẽ.
– Đối với người đọc: Để đánh giá một tác phẩm, không chỉ chú ý đến hình
thức ngôn từ mà phải khám phá ra chiều sâu tư tưởng, tình cảm mãnh liệt mà tác
giả gửi gắm.
– Đối với lịch sử văn học: Để đánh giá giá trị một tác phẩm thơ ca đích
thực phải xem xét tác phẩm có sự hài hòa giữa nội dung và hình thức.
3.1.8.TÍNH NHẠC, HỌA, ĐIỆN ẢNH, CHẠM KHẮC TRONG THƠ
3.1.8.1.Tính nhạc.
Văn là họa, bởi vậy đi vào thế giới văn chương cũng là đặt chân vào một thế
giới tràn đầy đường nét, rực rỡ sắc màu, đẹp và sinh động như chính cuộc đời
thực tại. Nhưng làm nên thơ văn không chỉ có họa mà còn là nhạc. Âm nhạc
với những thanh âm, giai điệu, tiết tấu,… luôn có khả năng cuốn hút, gọi dậy
những cảm xúc trong lòng người. Nhưng nhạc tính không chỉ thuộc quyền sở
hữu của âm thanh mà còn ở trong thơ văn như một phần đặc biệt.
24
Đọc thơ, ta luôn cảm nhận được một sự réo rắt gọi lên từ câu chữ âm vần.
Từ xưa đến nay, các nghệ sĩ đã khai thác các đặc tính này góp phần không nhỏ
vào việc chuyển tải nhịp điệu của cảm xúc và ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác
độc giả. Thế giới âm thanh vì thế mà thả sức ùa vào khuôn khổ của câu từ chật
hẹp. Thế giới âm thanh cũng là sự biểu đạt khá rõ nét thế giới tâm hồn và nhịp
cảm xúc của chính người nghệ sĩ. “Thơ ca là nhạc của tâm hồn” (Vôn – te). Vậy
thì tiếp cận thế giới tràn đầy âm thanh, khuôn nhạc trong mỗi tác phẩm văn
chương cũng là một cách tiếp cận, nắm bắt những cảm xúc mà nhà thơ, nhà văn
mang lại. Bên cạnh hội họa, âm nhạc vì thế mà đem một sức gợi, một linh hồn
cho các tác phẩm văn chương. Văn có họa nhưng trong văn cũng đầy nét nhạc.
“Thi trung hữu nhạc”.
3.1.8.2.Tính họa.
Người xưa thường nói “thi trung hữu họa”. Đó chính là khẳng định mối quan
hệ giữa văn chương và hội họa. Hội họa lấy những đường nét thô sơ hay uyển
chuyển, những gam màu đậm nhạt, sáng tối khác nhau để mô tả hiện thực đời
sống. Bởi thế, nó có khả năng tác động mạnh mẽ đến thị giác người xem, mở
được cửa sổ tâm hồn con người. Hội họa có ưu thế trong việc đem lại những cảm
xúc thẩm mỹ mới mẻ, tinh tế. Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng,
nó đòi hỏi phải tái hiện được bức tranh đời sống giàu có và sinh động. Nhưng
ngôn ngữ văn chương lại mang tính phi vật thể. Vì vậy, muốn tác động trực quan
đến người đọc, ngôn ngữ ấy phải giàu có về hình ảnh, phong phú về màu sắc,
đường nét. Và những yếu tố trên đã tạo ra chất hội họa trong văn, làm hiển hiện
trước mắt người đọc bức tranh tươi đẹp về cuộc sống. Những lúc ấy, nhà văn
giống như người nghệ sĩ tài ba đem ngôn ngữ, những đường nét và gam màu tinh
tế để vẽ nên những tuyệt tác bằng ngôn từ.
Sự kết hợp giữa họa và văn đã làm thỏa mãn cả con mắt và cái tâm của
người thưởng thức. Mới hay sự kết hợp ấy đôi khi nâng cả họa cả văn lên đến
đỉnh cao. Chất họa đi vào văn chương qua bàn tay sáng tạo của người nghệ sĩ
được thể hiện bằng những bút pháp riêng như chấm phá, phác họa, điểm nhãn,
tả cảnh ngụ tình,… tạo nên sự sống động cho tác phẩm.
25
3.1.8.3. Điện ảnh.
Người ta hay ví những nhà thơ, nhà văn như những nhà quay phim tài ba.
Khéo léo nhất đó là khi họ chớp được những pha thần tình trong cảm xúc, hành
động của nhân vật, ghi lại những sự kiện, cảnh huống nóng bỏng nhất của thời
đại xã hội, những vấn đề đáng được đưa lên phim ảnh.
Khi nguyễn Đình thi viết những câu kết lại bài “Đất nước”:
“Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sang lòa”
Có thể thấy ông đã ghi lại những thước phim tư liệu chân thực về một thời
oanh liệt đã qua. Bốn câu thơ có thể được coi là những cảnh quay hoành tráng,
mang tầm vóc, quy mô lớn. Nó dựng lại được không khí ác liệt, hào hùng của
cả một thời đại. Những cảnh quay lúc ra xa, lúc đưa về gần đã tái hiện lại bức
tranh chiến trận khá toàn diện và sinh động. Giữa khung cảnh rộng lớn, có âm
thanh tiếng súng, có hình ảnh người lên, có ánh sáng rực rỡ của lửa cháy,…. Tất
cả đều ở trong thế vận động đi lên từ bóng tối ra ánh sáng, từ nỗi buồn tới niềm
vui, từ nô lệ đến tự do, hạnh phúc. Có thể xem đó như cuộn phim ghi lại cả một
quá trình chiến đấu và chiến thắng của dân tộc.
3.1.8.4.Điêu khắc.
Văn học tái hiện đời sống bằng hình tượng nhưng đó không phải là những
hình tượng thực có khả năng tác động trực tiếp đến giác quan của người đọc.
Do vậy, ngôn ngữ văn học phải có khả năng khắc tạc những hình tượng đậm nét,
cụ thể để người đọc có thể hình dung, tưởng tượng ra nó một cách rõ nét. Nghệ
thuật điêu khắc với những đặc trưng về mảng, hình khối dễ dàng kích thích trí
tưởng tượng, óc sáng tạo của độc giả.
3.1.9. VẺ ĐẸP CỦA NGÔN NGỮ THƠ CA
Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện để biểu hiện mang tính đặc trưng của
văn chương. M. Gorki từng viết: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ – công
cụ chủ yếu của nó – và cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống – là
chất liệu của văn học”.
26
Đặc điểm chung của văn học là tính chính xác, tính hàm súc và tính hình
tượng. Tuy nhiên, ở mỗi thể loại, những đặc điểm ấy lại biểu hiện dưới những sắc
thái và mức độ khác nhau. Đồng thời, mỗi tác phẩm cũng có những vẻ đẹp riêng
về ngôn ngữ.
Ngôn ngữ thơ ca có thể xem là tiêu biểu cho ngôn ngữ văn học bởi các đặc
điểm như tính chính xác, tính hàm súc, tính hình tượng được thể hiện một cách tập
trung với yêu cầu cao nhất trong ngôn ngữ thơ ca.
Ngôn ngữ thơ ca không phải là vẻ đẹp của đồ trang sức hay trò chơi phù
phiếm mà là vẻ đẹp tỏa ra từ tâm hồn và ánh lên từ cuộc sống thông qua sự mài
giũa và tinh luyện của nhà thơ.
Xuất phát từ một yêu cầu rất quan trọng đối với văn học là phải phản ánh hiện
thực một cách chân thực, vẻ đẹp ngôn ngữ thơ ca cũng được hình thành từ sự trong
sáng và chính xác. Đó chính là khả năng biểu hiện đúng điều thi nhân muốn nói,
miêu tả đúng cái mà tác giả cần tái hiện.
– Đọc tác phẩm “Tây Tiến” của Quang Dũng, tuy không xuất hiện từ “chết”
nhưng ta vẫn gặp rất nhiều khái niệm chỉ cái chết:
“Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ”
“Áo bào thay chiếu anh về đất”
“Tây Tiến người đi không hẹn ước”
Có lẽ ta ít bắt gặp trong thơ ca kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954)
những thi phẩm nói về cái chết. Có một thời người ta phê phán Quang Dũng “bi
lụy, sầu não” mà ít ai để ý đến những giá trị đích thực của bài thơ.
Những khái niệm về cái chết mà thi nhân sử dụng cho ta cảm nhận được
những gì tác giả muốn miêu tả về hiện thực. Hơn nữa, mỗi lần sử dụng khái
niệm này, tác giả đều cho ta thấy sự điêu luyện trong việc dùng ngôn ngữ. Hình
ảnh người lính “gục bên súng mũ bỏ quên đời” nhưng tựa như vẫn đang làm
nhiệm vụ canh gác giữa đất trời. Với những chàng trai ấy “sống đánh giặc, thác
cũng đánh giặc”. Bởi vậy, cái chết đối với họ là sự trở về nơi bắt đầu để chuẩn bị
cho một con đường mới. Cụm từ “anh về đất” nhẹ nhàng, thiêng liêng, trân trọng.
– Đọc tác phẩm “Sóng” của Xuân Quỳnh, ta bắt gặp một thứ ngôn ngữ dạt
27
dào của một trái tim rạo rực, cháy bỏng với những khát khao trong tình yêu:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Còn gì có thể mãnh liệt hơn thế. Sóng nhớ bờ trong chiều rộng không gian:
“lòng sâu – mặt nước”; trong chiều dài thời gian: “ngày – đêm”. Em cũng thế.
Nhưng sóng nhớ bờ vẫn còn có giới hạn “lòng sâu – mặt nước”, “ngày – đêm” ,
còn em nhớ anh xuyên qua không gian, thời gian thực tại để đến với cõi tâm thức
“trong mơ”. Ngôn ngữ thơ ca đã giúp trái tim Xuân Quỳnh biểu hiện đến độ sâu
nhất của nỗi nhớ. Đó chẳng phải là sự kì diệu của ngôn ngữ thơ ?
3.1.9.1.Trong ngôn ngữ thơ ca, việc dùng từ trong sáng, chính xác cũng
là sự sáng tạo, sự phát hiện độc đáo của tác giả.
– Trong tác phẩm “Tây Tiến”, Quang Dũng đã sử dụng nhiều từ ngữ chính
xác, đem lại hiệu quả nghệ thuật cao.
Miêu tả thời gian, Quang Dũng không sử dụng khái niệm mùa quen thuộc,
ông đã sáng tạo hình ảnh “mùa em”. Xuân, hạ, thu, đông là mùa của cả đất trời,
của tất cả mọi người. Nhưng “mùa em” thì chỉ có của riêng Quang Dũng mà thôi.
“Mùa em” là mùa ta gặp em, mùa gắn với hương nếp Mai Châu hay nghĩa tình
người Tây Bắc.
Không viết “hoa nở” mà viết “hoa về”. “Hoa nở” thì tỉnh quá, thường quá. “
Hoa về” còn ẩn chứa niềm vui hân hoan của hoa, của lòng người.
Sử dụng từ thích hợp với đối tượng được miêu tả hoặc tạo ra ngữ cảnh
thích hợp để từ ngữ lộ đúng nghĩa của nó là bản chất của tính chính xác.
Trong bài “Tây Tiến”, Quang Dũng cũng từng viết:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
Hai từ “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” đặt gần nhau trong một câu thơ là điều
28
khó gặp. Người đọc cảm giác dốc lên cao, cao mãi như dựng đứng giữa đất trời
rồi đột nhiên chạm vào mây xanh. Dường như đất và trời gặp nhau nhờ dấu chân
người lính.
3.1.9.2.Không chỉ chính xác, vẻ đẹp ngôn ngữ thơ ca còn toát lên từ sự
cô đọng, hàm súc (ý tại ngôn ngoại).
– Nhà văn Hê- ming- uê đã từng đưa ra nguyên lý “Tảng băng trôi”. Tác
phẩm văn chương phải là “một tảng băng trôi” bảy phần chìm, một phần nổi.
Người nghệ sĩ không phải là cái loa phát thanh cho ý tưởng của mình mà nói lên
bằng ngôn từ có nhiều sức gợi. Lời chật mà ý rộng, lời đã hết mà ý khôn cùng.
Đây là cách dùng từ sao cho “ đắt” nhất, phù hợp nhất.
Họa sĩ Van Gốc đã để lại cho nhân loại yêu nghệ thuật bức họa “Hoa hướng
dương”. Chất liệu hội họa và tài năng nghệ thuật đã giúp ông làm điều đó. Nhưng
hội họa không thể vẽ được hình ảnh “hoa đong đưa” như trong thơ Quang
Dũng: “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. Bông hoa ở đây không phải là bông
hoa vô tri giữa dòng nước đang chuyển động. Ta bắt gặp ở câu thơ Quang Dũng
một linh hồn hoa bé bỏng như đang làm duyên trên sông nước.
3.1.9.3. Ngôn ngữ thơ ca là ngôn ngữ có nhịp điệu, không có nhịp điệu
thì không thành thơ.
– Người ta thường nói thơ là tình cảm, là tiếng nói của trái tim. Do đó, ngôn
ngữ thơ ca có tác dụng gợi cảm đặc biệt. Ngôn ngữ thơ ca là ngôn ngữ có nhịp
điệu, không có nhịp điệu thì không thành thơ. Ta dễ hiểu vì sao rất nhiều bài thơ
đã được phổ nhạc.
– Nhịp điệu của bài thơ “Sóng” là nhịp điệu của con sóng ngoài đại dương,
cũng là nhịp điệu sóng lòng của người phụ nữ khi yêu:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
– Nhịp điệu của “Tây Tiến” là nhịp điệu của một khúc nhạc quân hành một
thời binh lửa: “ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”
– Nhịp điệu trong “Việt Bắc” là nhịp điệu của tiếng lòng sâu nặng, gắn bó của
kẻ ở – người đi, của tình quân – dân thắm thiết: “Mình về mình có nhớ ta – Mười
29
lăm năm ấy thiết tha mặn nồng – Mình về mình có nhớ không – Nhìn cây nhớ núi
nhìn sông nhớ nguồn”.
3.1.9.4.Ngôn ngữ thơ ca không đối lập với ngôn ngữ toàn dân. Nó tiếp
thu tinh hoa của ngôn ngừ thường nhật không ngừng nâng cao, làm giàu thêm
ngôn ngữ toàn dân.
Vẻ đẹp ngôn ngữ thơ ca tựa như cô bé Lọ Lem trong truyện cổ tích. Lúc đi
dự hội thì như một nàng tiên đầy duyên dáng nhưng thường ngày lại tất bật với
những giặt giũ áo quần, người vương mùi hành, mùi khoai mới gọt. Ngôn ngữ
thơ ca không đối lập với ngôn ngữ toàn dân. Nó tiếp thu tinh hoa của ngôn ngừ
thường nhật không ngừng nâng cao, làm giàu thêm ngôn ngữ toàn dân. Chính vì
vậy, nhà thơ không ngừng sáng tạo như người thợ tài năng gọt giũa, nhào luyện
để tạo nên giá trị về nghệ thuật ngôn từ.
Tạo hóa tạo cho con người ngôn ngữ để sáng tạo thơ ca. Từ những lời hát
trong bài ca lao động của người nguyên thủy, những lời cầu nguyện, mong ước
điều tốt lành cho mùa màng đến lời niệm chú, có thể coi như hình thức đầu tiên
của thơ. Trải qua thời gian, vẻ đẹp ngôn ngữ thơ ca ngày càng phát triển và
hoàn thiện tựa như những nguồn nước mát trong nảy sinh từ cội nguồn sáng tạo
sâu thẳm vô tận của con người.
3.1.10. CHI TIẾT NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN
CHƯƠNG TỰ SỰ
3.1.10.1. Mở đầu
Chi tiết nghệ thuật là một yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của
tác phẩm văn chương tự sự. Người đọc có thể yêu thích say mê tác phẩm nhờ một
vài chi tiết rất nhỏ. Có khi chỉ qua vài chi tiết nghệ thuật người đọc đã thấy được
tầm cỡ của nhà văn và tầm vóc tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm. Đây thực sự là
một vấn đề quan trọng của lí luận văn học cả trong quá trình sáng tác và tiếp nhận.
Đối với quá trình bồi dưỡng và rèn luyện học sinh giỏi ở THPT đây cũng là một
vấn đề rất cần được quan tâm. Muốn hiểu hết được cái hay cái đẹp của một tác
phẩm tự sự người đọc không chỉ cần quan tâm đến cốt truyện, nhân vật, kết cấu,
tình huống…mà còn cần giải mã các chi tiết nghệ thuật. Vấn đề này ngày cà
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education