dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Nghiên cứu ứng dụng trò chơi Gíao dục quốc phòng vào  hoạt động ngoại khoá cho học sinh lớp 12 nhằm nâng cao chất lượng môn quốc phòng an ninh

SKKN Nghiên cứu ứng dụng trò chơi Gíao dục quốc phòng vào  hoạt động ngoại khoá cho học sinh lớp 12 nhằm nâng cao chất lượng môn quốc phòng an ninh

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình
hình mới đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với công tác
GDQP,AN cho toàn dân nói chung, và việc đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học
môn GDQP,AN cho HS ở các trường THPT nói riêng. Nghị định số 116/ 2007/NĐ
– CP của Chính phủ nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ GDQP&AN là: “Nhằm góp phần
đào tạo con người phát triển toàn diện, hiểu biết một số nội dung cơ bản về quốc
phòng, an ninh; truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, trách nhiệm
nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc; nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa
xã hội, có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; có
kiến thức cơ bản về đường lối quốc phòng, an ninh; có kỹ năng quân sự, an ninh
cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân,
an ninh nhân dân, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Để thực
hiện được mục tiêu, nhiệm vụ nói trên thì công tác dạy học môn GDQP, AN cho
học sinh hiện nay phải thường xuyên đổi mới theo hướng đa dạng, hiện đại, sát
thực tiễn nhằm không ngừng phát huy tối đa tính tích cực, khả năng sáng tạo; rèn
luyện năng lực tư duy, kỹ năng, kỹ xảo thực hành, khả năng vận dụng kiến thức về
công tác quốc phòng và an ninh linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả vào trong thực tiễn
cho học sinh. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) của Đảng đã
nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác giáo dục, bồi
dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ, công chức và toàn dân, có nội
dung phù hợp với từng đối tượng và đưa vào chương trình chính khoá trong các
Trung tâm theo cấp học, bậc học”.
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ
quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được
2
cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành
công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang
dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực
và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về
kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết
vấn đề, chú trọng kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học để có thể tác động
kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.
Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI:“Đổi mới chương
trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng
hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng,
giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ
năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”.
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo
Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã khẳng
định: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn
luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự
học của người học”.
Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hiện nay
đứng trước những vận hội, thời cơ, thuận lợi và không ít khó khăn, thách thức
đan xen. Tình hình thế giới, khu vực tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định, khó
lường. Trong nước, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chống phá bằng âm
mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ ta, kích động tư tưởng ly khai, bạo loạn lật đổ,…. Bối cảnh đó, đặt
ra cho công tác giáo dục quốc phòng và an ninh những nội dung, yêu cầu mới,
rất cao. Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện hơn nữa về nhận thức, ý
thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, của cả hệ thống chính trị và toàn dân đối
với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao
chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng và an ninh.
3
Khi nói về giáo dục, Đảng ta khẳng định: Giáo dục là quốc sách hàng đầu,
đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Các trường THPT là cái nôi trực
tiếp đào tạo thế hệ trẻ vừa “hồng” vừa “chuyên”. Trang bị cho học sinh đầy đủ
hành trang trí tuệ để học sinh bước vào đời, trở thành công dân có ích cho quê
hương, đất nước.
Môn học GDQP,AN bậc trung học phổ thông với mục đích góp phần giáo
dục toàn diện cho học sinh về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào
và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân
tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; có ý thức cảnh giác trước
âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, có kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết
để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh
nhân dân. Với mục tiêu giáo dục đó, môn học đã cung cấp cho học sinh những
kiến thức và kỹ năng cơ bản như:
– Hiểu được lịch sử truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta,
của quân đội và công an nhân dân…. Giúp các em có những hiểu biết chung về
Quốc phòng và An ninh.
– Có kỹ năng tối thiểu về điều lệnh đội ngũ, thực hiện được các động
tác từng người không có súng, biết điều khiển (chỉ huy) tập hợp các đội hình cơ
bản của tiểu đội, trung đội. Biết xử lý đơn giản ban đầu các tai nạn thông
thường, băng bó vết thương, cấp cứu chuyển thương…. Thông qua đó các em
hiểu và thực hiện được các điều lệnh đội ngũ và chiến thuật bộ binh; hiểu biết
thế nào là phòng thủ dân sự….
Những kiến thức đó có thể áp dụng vào thực tế cuộc sống thông qua tổ
chức một số trò chơi trong các buổi ngoại khóa, nên tôi lựa chọn sáng kiến:
“Nghiên cứu ứng dụng trò chơi giáo dục quốc phòng vào hoạt động ngoại
khóa cho học sinh khối 12 nhằm nâng cao chất lƣợng môn học Giáo Dục
Quốc Phòng, An Ninh”.
Với sáng kiến này, tôi mong muốn sẽ góp phần vào việc giúp giáo viên
giảng dạy môn GDQP, AN được hiệu quả hơn, học sinh tích cực chủ động trong
4
việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của môn học. Đây cũng là lý do tôi chọn sáng
kiến này.
II. Mô tả giải pháp
1. Giải pháp trƣớc khi tạo ra sáng kiến
1.1. Cơ sở lý luận:
Phát triển giáo dục là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con
người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền
vững. Muốn đào tạo nguồn lực con người đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã
hội cần phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học
sinh.
Nói về giáo dục toàn diện, Rabơle (1494 – 1553) nhà tư tưởng, nhà giáo
dục thời kỳ Phục Hưng đã từng nhấn mạnh: “Việc giáo dục phải bao hàm các
nội dung trí dục, đạo đức, thể chất, thẩm mỹ… ngoài việc học ở nhà, còn có các
buổi tham quan các xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc với các nhà văn, các nghị
sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy và trò về sống ở nông thôn một ngày.”
Trong phương pháp giáo dục hiện đại, trò chơi là một môn huấn luyện quan
trọng. Nước Bỉ cũng đã thấy rõ sự quan trọng và ích lợi của trò chơi trong công
tác giáo dục, nên đã đưa bộ môn trò chơi vào trong chương trình giáo dục quốc
gia.
Nền giáo dục Việt nam từ sau Cách mạng Tháng tám 1945 đến nay rất quan
tâm đến vấn đề giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó hoạt động ngoài giờ
lên lớp là một bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo dục. Hoạt động ngoại
khoá là một hình thức hoạt động dạy học ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục
cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức, được tiến
hành xen kẽ với chương trình dạy học và diễn ra trong suốt năm học kể cả thời
gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục. Hoạt động dạy học ngoại khoá giúp
học sinh biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết các vấn đề do thực
tiễn đời sống đặt ra; biết điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp, biết
nắm bắt những định hướng chính trị, xã hội, biết được những truyền thống đấu
5
tranh cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống văn
hoá tốt đẹp của đất nước và những vấn đề nóng bỏng của thời đại như hoà bình,
hữu nghị, hợp tác, dân số… Từ đó, rèn luyện cho mình những kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng ứng xử có văn hoá, những thói quen trong học tập, lao động; kỹ năng tự
quản, tự tổ chức, điều khiển, nhận xét, đánh giá, hoà nhập và thực hiện một số
hoạt động tập thể có hiệu quả khác.
1.2. Cơ sở khoa học:
1.2.1. Các khái niệm có liên quan đến sáng kiến:
* Trò chơi nói chung:
Chơi là một hoạt động hấp dẫn, phù hợp với sự phát triển tự nhiên của tâm
lí và sinh lí tuổi trẻ (từ nhi đồng qua thiếu niên đến lứa tuổi thanh niên bước vào
đời sống xã hội).
Trò chơi nói chung là những hoạt động tích cực và tự giác của con người
thông qua những luật lệ nhất định nhằm mục đích trước hết là chiến thắng.
Trò chơi là một hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thỏa mãn những nhu
cầu giải trí đa dạng của con người…, là một phương tiện giáo dục giúp cho cá
nhân được rèn luyện giác quan, luyện ý chí và ý thức, tinh thần, tính tình… giúp
cho tập thể có bầu không khí vui vẻ, thân ái…
Hoạt động trò chơi đối với tuổi trẻ không chỉ là một cách giải trí, một cách
thư giãn thần kinh sau những giờ học căng thẳng,…mà chính là một nhu cầu của
tuổi trẻ ưa hoạt động, thích vui vẻ và giao tiếp, tiếp nhận sự hiểu biết kĩ năng
qua hành động. Đó là biện pháp của tự bản thân thanh thiếu niên luôn luôn vươn
tới sự hoàn thiện về hiểu biết, về tính cách để tự khẳng định mình. Đó thực chất
là sự tự nguyện rèn luyện hết sức sinh động, không cảm thấy khó nhọc bị gò bó.
Trò chơi là một trong những phương thức tổ chức hoạt động được sử dụng
trong thực tiễn dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp các phương thức như: Thảo luận
nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, giao nhiệm vụ, hoạt động nhóm nhỏ, diễn
đàn.
Như vậy, nội dung của trò chơi là vô cùng rộng lớn và phong phú. Nó bao
gồm tất cả mọi hoạt động của con người thoả mãn những điều kiện kể trên. Với
6
khái niệm này chúng ta cũng có thể dễ dàng phân biệt được trò chơi với các hoạt
động thể dục thể thao hoặc lao động sản xuất hay trò chơi hóa môn GDQP.
Những yêu cầu của Giáo dục có tính hệ thống, trình tự trong nhà trường
các cấp, môn Giáo dục quốc phòng sẽ được tuổi trẻ học sinh tiếp nhận, tự rèn
luyện một cách thoải mái qua hoạt động “chơi”. Trò chơi hóa môn giáo dục
quốc phòng là một việc làm tích cực góp phần giúp tuổi trẻ bước vào nhiệm vụ
bảo vệ Tổ quốc một cách nhẹ nhàng, hiệu quả.
* Trò chơi giáo dục quốc phòng bao gồm: Trò chơi rèn luyện lòng
yêu nước, ý thức quốc phòng cho học sinh, sinh viên; Trò chơi rèn luyện tinh
thần và các giác quan; Trò chơi rèn luyện sức khỏe và một số trò chơi quân sự
ứng dụng trong nhà trường.
– Mục đích, yêu cầu của trò chơi giáo dục quốc phòng là gì?
Trò chơi giáo dục quốc phòng có mục đích rèn luyện lòng yêu nước, giáo
dục ý thức quốc phòng dưới dạng vui chơi bằng các trò chơi nhỏ, trò chơi lớn và
cuộc chơi tổng hợp dưới hình thức “hội trại thi tài” (cuộc chơi có tính tổng kết
từng đợt huấn luyện môn học hay từng thời gian một vài năm nhất định).
Trò chơi GDQP làm cho tuổi trẻ tự nguyện rèn luyện một số kỹ năng quân
sự và tự rèn luyện tính cách cá nhân của từng học sinh, sinh viên, để tạo lập một
nếp sống có tác phong quân sự: Luôn luôn sẵn sàng hành động. Hành động đó
qua vui chơi mà thấm nhuần từ lòng yêu nước của truyền thống lịch sử dân tộc
và lịch sử cách mạng bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, kết hợp với các
bài học chính khóa nên hành động có tính toán, có ý thức, có hiệu quả.
– Phƣơng pháp “trò chơi hóa”: Là phần chương trình hoạt động ngoại
khóa của chương trình môn học chính khóa giáo dục quốc phòng. Hoạt động
ngoại khóa “trò chơi hóa” có một chương trình kĩ năng làm “cột sống” cho việc
tổ chức các trò chơi, đảm bảo xuất phát từ sự tự nguyện hoàn toàn. Hiệu quả của
nó tạo nên một tác phong quân sự: Có trật tự, có kỉ luật khi tuân theo luật chơi
và chơi thật thà, có sự tháo vát, nhanh nhạy trong cách xử lí tình huống khi chơi,
có tình bạn, đoàn kết hợp đồng trong sự phối hợp hành động, từ đó mà hướng
7
theo tinh thần “thượng võ” về lòng nhân ái trong cách ứng xử ngoài xã hội,
trong trường học và gia đình.
Phương pháp rèn luyện trong “trò chơi hóa” là sự tự giác rèn luyện thành
thói quen bằng sự ham thích và tình cảm, do chơi đi chơi lại nhiều lần (qua sự
luôn luôn đổi mới chủ đề của một cách chơi, hay thay đổi chút ít). Những thói
quen tốt là những thuộc tính của quá trình hình thành phẩm chất của tính cách cá
nhân, hình thành ý thức yêu nước, bảo vệ tổ quốc,…một cách tự nhiên và bền
vững. Thói quen tốt là điều rất cơ bản cho việc hình thành dần ý thức và phát
triển trí tuệ. Thói quen là kết quả của sự phản xạ có điều kiện. Điều kiện đó là
hành động và các vật chứng về địa lí, về xã hội, về lịch sử, về sự giao tiếp, về
thiên nhiên, môi trường,…
– Nội dung các “trò chơi hóa”: “Trò chơi hóa” chương trình môn học GDQP
có ba loại:
+ Loại trò chơi hóa một số môn tập trong chương trình chính khóa:
Trong chương trình môn học GDQP có một số bài tập có thể “trò chơi
hóa” thành hoạt động ngoại khóa để hỗ trợ cho các buổi giảng trên lớp.
Ví dụ: Trò chơi: Khám phá sự tích anh hùng của các vị thánh thờ trong
các đình, chùa, đền ở các địa phương (hỗ trợ cho bài giảng: Việt Nam đánh giặc
giữ nước).
Trò chơi: Cứu thương và chuyển thương (hỗ trợ cho bài: Kĩ thuật cấp cứu
và chuyển thương)…
Mỗi bài giảng hay bài tập đều có thể “trò chơi hóa” thành nhiều trò chơi
khác nhau.
+ Loại trò chơi tập một số kĩ năng quân sự không có trong chương trình
chính khóa nhưng có tác dụng bổ sung cho việc hình thành tác phong quân sự:
Trò chơi tổng hợp tổ chức đi cắm trại một ngày và qua đêm.
Các trò chơi: Sử dụng các cách buộc nút, điều tra địa hình, vùng dân cư, vẽ
bản đồ, đọc và sử dụng bản đồ quân sự, sưu tầm cây cỏ, tìm phương hướng, ước
lượng khoảng cách, số lượng, cách hành quân vừa đi vừa chạy, sử dụng thông
tin mooc xơ, sê ma pho,…
8
Các loại trò chơi kĩ năng, khi thực hiện có phần tập kĩ năng và có phần chơi,
vừa tập vừa chơi, chơi mà tập.
+ Loại trò chơi rèn luyện các giác quan và phát triển trí tuệ:
Loại trò chơi có mục đích rèn luyện sự nhanh nhẹn, tháo vát, nhạy cảm,
khéo léo và phát triển trí thông minh.
Ví dụ: Trò chơi quan sát. Trò chơi bóng chuyền 6, trò chơi giải mã các mật
thư, trò chơi “ai nhanh tay hơn”, trò chơi “câu nói của Bác Hồ”,…
– Hƣớng dẫn chơi có tính nghệ thuật:
Hướng dẫn chơi là cả một nghệ thuật về tâm lí và thực hành sao cho vui,
hấp dẫn người chơi ngay khi mới nêu chủ đề và luật chơi, không phức tạp, dễ
tham gia. Khi chơi không gây căng thẳng mệt nhọc mà thấy bổ ích. Chơi đi chơi
lại một kiểu trò chơi có vẻ cũ nhưng vẫn giữ được tính hấp dẫn của nó, vì chủ đề
luôn luôn mới. Người hướng dẫn chơi phải hiểu đối tượng, hiểu tình hình là chơi
trên địa điểm rộng hay hẹp, trong nhà hay ngoài trời, chơi lúc mưa hay lúc nắng,
có thể chơi lâu hay ngắn thời gian, chơi xen kẽ trò chơi cơ bắp với trò chơi trí
tuệ,… Người hướng dẫn chơi phải rất nhạy cảm với các vấn đề trên như một bản
năng nghề nghiệp. Ngoài chương trình chơi được định trước, có thể bất chợt cho
chơi ngay đúng yêu cầu cần thiết. Như thế người hướng dẫn chơi phải có “vốn”
trò chơi phong phú, có khả năng tạo ra trò chơi mới hoặc sáng tạo ra chủ đề chơi
lôi cuốn được người chơi.
⃰ Hoạt động ngoại khóa là gì?
Hoạt động ngoại khóa hay còn gọi là (hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp)
là một trong những mảng hoạt động giáo dục quan trọng ở nhà trường phổ
thông. Ngoại khoá là hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp, không quy định bắt
buộc trong chương trình, là hình thức tổ chức dựa trên sự tự nguyện tham gia
của những HS có hứng thú, yêu thích bộ môn và ham muốn tìm tòi, sáng tạo các
nội dung học tập, dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm bổ sung, củng cố, mở
rộng và nâng cao những kiến thức – kĩ năng bộ môn (ở đây là những tri thức
GDQP, AN) đã được học trong chương trình nội khoá, đồng thời góp phần giáo
dục học sinh một cách toàn diện. Chính vì vậy hoạt động ngoại khoá được xem
9
là một hình thức dạy học quan trọng, mang lại hiệu quả cao, là một trong những
con đường để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho
người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí
vươn lên” (theo điều 5, khoản 2, chương 1 Luật Giáo dục Việt Nam – 2005).
* Mục đích của ngoại khóa:
– Hàng ngày, các em học sinh phải chịu áp lực rất nhiều từ việc học tập, rèn
luyện nên ngoại khóa không chỉ là sân chơi giúp học sinh thư giãn, giải tỏa căng
thẳng, tạo tinh thần thoải mái cho những giờ học tiếp theo mà bên cạnh đó còn
giúp các em học sinh phát triển các kỹ năng, có thêm những bài học kinh
nghiệm, có cơ hội thể hiện bản thân. Các hoạt động ngoại khóa mang lại nhiều
lợi ích cho sức khỏe, giúp các em năng động hơn cả về thể chất lẫn tinh thần,
tăng khả năng thích nghi với môi trường, có cơ hội rèn luyện tất cả các kỹ năng
cần thiết trong quá trình học tập cũng như củng cố và bổ sung những kỹ năng
thực hành xã hội. Đặc biệt, kỹ năng giao tiếp, ứng xử và giải quyết tình huống
của các em học sinh được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh đó, ngoại khóa còn tăng khả
năng gắn kết, nêu cao tinh thần tương thân tương ái, ngoại khóa luôn khiến cho
con người với con người gần nhau hơn. Còn giúp cho học sinh rút ngắn được
khoảng cách giữa lí thuyết đã học trên lớp với động tác thực hành ngoài thao
trường và biết vận dụng vào lĩnh vực công việc thực tế sau này, giúp học sinh
củng cố, mở rộng các kiến thức đã học, tìm kiếm các kiến thức mới, phát triển
hứng thú nhận thức môn học, do đó kiến thức, kỹ năng của các em vững chắc
hơn, sâu hơn và rộng hơn, giúp học sinh tự học, tự rèn trong môi trường quân sự
và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời đại mới.
– Chính vì vậy, song song với các hoạt động học tập chính khóa thì hoạt
động ngoại khóa cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Nếu xem nhẹ hoạt
động ngoại khóa không những nhà quản lý đánh mất đi tính toàn diện của quá
trình giáo dục mà còn làm cho hoạt động dạy học trở nên đơn điệu, làm giảm đi
hứng thú học tập của học sinh đối với môn học, kiến thức và kĩ năng của các em
hình thành thiếu sâu sắc, không đủ độ rộng và tính vững chắc. Vì vậy, quản lý
10
và tổ chức các hoạt động ngoại khóa hiện nay cần phải được chú trọng cả về lý
luận và thực tiễn, cần phải có những biện pháp quản lý đúng và phù hợp. Nhận
thức rõ vai trò và ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa nên đây là hoạt động luôn
được Ban Giám Hiệu Trường chú trọng và coi đó là hoạt động không thể thiếu
trong công tác quản lý, giảng dạy cho học sinh khi học tập tại trường.Tham gia
hoạt động ngoại khóa có vai trò quan trọng và tác động tích cực đến học sinh.
Việc thực hiện tốt hoạt động ngoại khóa sẽ giúp trường không ngừng cải tiến
chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn mục tiêu GDQP, AN đã đề ra.
1.2.2. Đặc điểm tâm, sinh lý cơ bản của lứa tuổi 17-18.
Ở lứa tuổi này, cơ thể các em đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ trưởng thành,
sự phát triển các chức năng sinh lý, tâm lý đã tương đối hoàn thiện, tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển các năng lực hoạt động thể lực cũng như năng lực
hoạt động tư duy.
* Đặc điểm sinh lý cơ bản của lứa tuổi 17-18:
Học sinh các trường phổ thông trung học thường ở lứa tuổi 17 -18, cơ thể
các em đã phát triển. Sự phát triển thể chất đã bước vào thời kì phát triển bình
thường, hài hòa cân đối, cơ thể của các em đã đạt tới mức phát triển của người
trưởng thành. Nhìn chung ở tuổi này các em có sức khỏe và sức chịu đựng tốt
hơn tuổi thiếu niên. Thể chất của các em đang ở độ tuổi phát triển mạnh mẽ rất
sung sức, nên người ta hay nói: „„Tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”. Sự phát triển thể
chất ở lứa tuổi này sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và nhân cách của
các em, đồng thời nó còn ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề nghiệp sau này của
các em
* Đặc điểm tâm lý cơ bản của lứa tuổi 17-18 :
Các em ở lứa tuổi này luôn tỏ ra mình đã lớn, đòi hỏi mọi người xung
quanh coi trọng mình. Các em đã có sự hiểu biết, ưa hoạt động, có hoài bão ước
mơ. Do quá trình hưng phấn chiếm ưu thế hơn quá trình ức chế nên các em tiếp
thu cái mới nhanh nhưng lại dễ chán nản. Khi đạt được một số kết quả nào đó,
các em dễ tỏ ra tự mãn, kiêu ngạo ít chịu học hỏi đến nơi đến chốn để nâng cao
kiến thức và điều đó sẽ tác động không tốt đến việc học tập. Trong quá trình học
11
cần nhắc nhở, chỉ bảo tận tình, ân cần, nhẹ nhàng động viên, khen thưởng kịp
thời. Những em tiếp thu chậm thường hay tự ti, từ đó các em tỏ ra chán nản. Vì
vậy, cần động viên khích lệ ngay, có định hướng để hiệu quả học tập được nâng
lên. Một số em còn có thái độ coi thường lao động chân tay, thích cuộc sống xa
hoa lãng phí, ăn chơi, đua đòi theo bạn bè…. Các em thích hướng đến tương lai,
ít chú ý đến hiện tại và dễ quên quá khứ. Cần phải nhắc nhở, phê bình, trấn
chỉnh kịp thời, tạo điều kiện nâng cao tinh thần trách nhiệm của các em.
1.3. Cơ sở thực tiễn:

1.3.1.
nghiệp giáo dục.
Vị trí, vai trò của giáo dục quốc phòng, an ninh đối với sự

Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục quốc phòng, an ninh “là bộ phận
của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc
phòng toàn dân, an ninh nhân dân; là môn học chính khoá trong chương trình
giáo dục, đào tạo trung học phổ thông đến đại học và các trường chính trị, hành
chính, đoàn thể. Việc học tập, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh là
quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, công chức và của toàn dân…”. Trên thực tế bộ
môn GDQP, AN là nội dung học tập đặc thù trong các trường học nhằm nâng
cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc. Tầm quan trọng của giáo dục GDQP, AN trong trường phổ thông là ở
chỗ đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu
giáo dục toàn diện, tạo cho thế hệ trẻ có điều kiện tu dưỡng phẩm chất, rèn luyện
năng lực, góp phần giáo dục thế hệ tương lai của đất nước có đạo đức trong
sáng, có ý chí kiên cường. Môn học này còn có tác dụng rèn luyện tác phong
nghiêm túc, tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật trong học sinh. Thông qua
các giờ học lí luận, học sinh, sinh viên đã nhận thức đầy đủ hơn quan điểm,
đường lối quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân của Đảng, có nhận thức rõ
hơn về âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Bên cạnh đó,
những giờ học thực hành lại trang bị cho các em những hiểu biết và những kỹ
năng về đội ngũ đội hình, các chiến thuật cũng như một số loại vũ khí, khí tài,
thông qua đó có thể biết cách phân biệt, sử dụng và trang bị cho mình những kỹ
12
thuật cơ bản để sử dụng được một số loại vũ khí thông thường và biết cách
phòng tránh khi kẻ thù sử dụng vũ khí tấn công. Cùng với đó môn học
GDQP,AN còn rèn luyện cho cho các em học sinh một số kỷ luật trong môi
trường quân đội, hướng cho các em làm việc theo nguyên tắc, kỷ cương. Tạo cơ
sở cho các em tu dưỡng và hoàn thiện kỹ năng sống của bản thân…
Thực tế tại trường THPT Lý Nhân Tông tỉnh Nam Định trong những năm
qua, công tác giáo dục Quốc phòng, an ninh cũng đã được các cấp, ngành và
lãnh đạo nhà trường quan tâm, về cơ sở vật chất, trang thiết bị, quần áo quốc
phòng lẫn tài liệu tham khảo… Với đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, không
ngừng học hỏi, đổi mới, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, đổi mới trong
kiểm tra đánh giá, xây dựng hệ thống câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm khách quan,
đánh giá một cách trung thực, nhằm mục đích nâng cao chất lượng học tập của
học sinh nói chung và môn học GDQP, AN nói riêng của học sinh trong nhà
trường. Thông qua những kiến thức được các thầy cô trang bị từ môn học, học
sinh từ đó nhận ra ý thức, trách nhiệm của bản thân, của công dân đối với việc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong phong trào “Thanh niên yêu Tổ quốc” trong
những năm Trường Sa, Hoàng Sa dậy sóng 2015, học sinh toàn trường đã có
những hoạt động thiết thực khẳng định chủ quyền biển đảo trong buổi lễ tổng
kết và bế giảng năm học.
Bên cạnh những thành tích đạt được, chúng ta cũng phải thẳng thắn nhìn
nhận những khó khăn, hạn chế mà bộ môn GDQP, AN trong các nhà trường
đang gặp phải. Mặc dù có vai trò, vị trí quan trọng như vậy nhưng do nhiều
nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, chất lượng dạy và học môn
giáo dục quốc phòng trong nhà trường THPT thời gian qua còn bị xem nhẹ.
Trong những năm học trước, thường thì môn giáo dục quốc phòng được các
trường tổ chức dạy học tập trung trong thời gian ngắn vào đầu học kỳ 1, đầu học
kỳ 2. Lý do nhà trường đưa ra khi chọn giải pháp học tập trung là để tạo điều
kiện về mặt thời gian cho những môn học chính khóa. Giáo viên giảng dạy cả
phần thực hành lẫn lý thuyết là các thầy cô giảng dạy môn giáo dục thể chất đảm
nhiệm. Một số trường gần các Doanh trại quân đội thì mời giảng viên đến huấn
13
luyện, giảng dạy một số buổi… Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất
lượng giáo dục đối với bộ môn này. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng giảng
dạy bộ môn giáo dục quốc phòng an ninh trong các nhà trường theo tôi cần tập
trung giải quyết các vấn đề sau:
– Cần có đội ngũ giáo viên được đào tạo chuyên sâu về quốc phòng an ninh
để trực tiếp giảng dạy bộ môn này.
– Sắp xếp thời khóa biểu cho bộ môn này như các môn học khác trong các
trường THPT.
– Nhà nước cần đầu tư nguồn kinh phí cho môn học để tăng cường cơ sở
vật chất, thiết bị dạy học theo hướng thực hành là chính.
– Cần biên soạn nội dung về quốc phòng an ninh thật khoa học để tránh
chồng chéo, trùng lặp với một số bộ môn khác trong nhà trường như môn lịch
sử, địa lý hay giáo dục công dân.
1.3.2. Tầm quan trọng của GDQP trong trƣờng phổ thông.
Giáo dục quốc phòng trong trường phổ thông góp phần giáo dục thế hệ
tương lai của đất nước có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường trong xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục quốc phòng là môn học nằm trong chương
trình dạy học của các trường THPT và là một bộ phận quan trọng của công tác
giáo dục quốc phòng toàn dân. Tầm quan trọng của môn học này là ở chỗ góp
phần giáo dục thế hệ tương lai của đất nước có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên
cường trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Những năm qua, cùng với những thành tựu vượt bậc của công cuộc đổi mới
đất nước, công tác giáo dục quốc phòng, an ninh nước ta nhất là việc giảng dạy
môn học này trong trường phổ thông luôn được Ðảng, Nhà nước, nhân dân
chăm lo xây dựng, củng cố. Vì vậy, tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân
gắn với thế trận an ninh nhân dân được giữ vững, công tác giáo dục quốc phòng,
an ninh ngày càng được tăng cường, củng cố. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
đã khẳng định: “Tăng cường quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường
xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân”. Tư duy mới của Đảng ta về xây dựng
nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trong giai đoạn hiện nay được thể
14
hiện rõ ở việc tăng cường bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, làm cho
mọi người hiểu rõ những thách thức lớn tác động trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ
Tổ quốc trong điều kiện mới.
Có thể nói rằng, môn học giáo dục quốc phòng có một vai trò và ý nghĩa rất
to lớn trong việc giáo dục và nâng cao ý thức, phẩm chất đạo đức của con người
đặc biệt là học sinh – thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Trong điều
kiện đất nước hội nhập và phát triển, việc nâng cao ý thức, trách nhiệm và hiểu
biết về kiến thức quốc phòng-an ninh là một nhiệm vụ thiết thực hơn bao giờ
hết. Việc giảng dạy cho học sinh những kiến thức về quốc phòng – an ninh là
một việc làm đúng đắn và rất có ý nghĩa. Nó sẽ giúp cho khối đại đoàn kết toàn
dân và sức mạnh dân tộc không ngừng được củng cố và lớn mạnh, đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục quốc phòng nói
chung, môn giáo dục quốc phòng trong nhà trường nói riêng, trong thời gian
qua, các cấp, các ngành đã có nhiều văn bản, Chỉ thị về việc nâng cao chất lượng
dạy và học môn học này.
Chẳng hạn như: Chỉ thị 12 CT/TW ngày 3/5/2007 của Bộ Chính trị về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quốc phòng – an ninh trong tình
hình mới; Nghị định 116/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/7/2007 về công
tác giáo dục quốc phòng, an ninh; Chỉ thị số 57/2007/BGD&ĐT ngày 4/10/2007
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc tăng cường công tác giáo dục
quốc phòng, an ninh trong ngành giáo dục. Thông tư số 02/2017 TT-BGDĐT
ngày 13/1/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Chỉ thị 2018 thông tư 46/2020 và
có hiệu lực ngày 11/1/2021.
Để nâng cao chất lượng dạy và học môn giáo dục quốc phòng trong nhà
trường, các đơn vị trường học và Sở giáo dục cần nghiêm túc thực hiện các văn
bản, Chỉ thị trên bắt đầu từ việc xác định đúng đắn vai trò, vị trí của môn học
này trong nhà trường.
1.3.3. Thực trạng động cơ học tập môn GDQP,AN của học sinh
khối 12 các trƣờng THPT hiện nay.
15
* Để điều tra tầm quan trọng của việc học môn GDQP,AN đối với học sinh
khối 12 ở các trường THPT, tôi đã đưa ra câu hỏi số 1 như sau: „„Bạn có thích
học môn GDQP,AN không?”
* Để điều tra mục đích và nguyên nhân thúc đẩy việc học môn GDQP,AN đối
với học sinh khối 12 ở các trường THPT, tôi đã đưa ra câu hỏi số 2 như sau:
„„Mục đích học môn GDQP, AN của bạn để làm gì?”
– Tôi in ra 280 phiếu phát cho học sinh lớp 12 để phỏng vấn ở các trường
THPT khác nhau và kết quả thu về được 278 phiếu, cụ thể như sau:
+ Trường THPT Lý Nhân Tông – Yên Lợi – Ý Yên – Nam Định, là nơi tôi
trực tiếp giảng dạy nên tôi trực tiếp phỏng vấn các em học sinh 12 qua phiếu
phỏng vấn. Tôi phát ra 120 phiếu và thu về được 118 phiếu trả lời.
+ Trường THPT Mỹ Tho – Yên Chính – Ý Yên – Nam Định, tôi trực tiếp
phỏng vấn các em học sinh 12 qua phiếu phỏng vấn. Tôi phát ra 80 phiếu và thu
về được 80 phiếu trả lời.
+ Trường THPT Đỗ Huy Liêu – Yên Thắng – Ý Yên – Nam Định, tôi trực
tiếp phỏng vấn các em học sinh 12 qua phiếu phỏng vấn. Tôi phát ra 80 phiếu và
thu về được 80 phiếu trả lời.
– Mẫu phiếu phỏng vấn được trình bày ở phụ lục 1 của sáng kiến.

Nội dungTHPT Lý
Nhân
Tông
(n = 118)
THPT Mỹ
Tho
(n = 80)
THPT Đỗ
Huy Liêu
(n = 80)
Tổng số học
sinh trả lời
(n = 278)
HS
trả
lời
Tỉ lệ
%
HS
trả
lời
Tỉ lệ
%
HS
trả
lời
Tỉ lệ
%
HS
trả
lời
Tỉ lệ
%
I, Bạn có thích học
môn GDQP,AN
không?
Rất thích.075,9312151518,753412,23
Thích.2622,0320251822,56423,02
Bình thường do hình
thức học tập không
hấp dẫn.
3529,663037,5405010537,77
Không thích.5042,371822,5078,757526,98

16

II, Mục đích học môn
GDQP,AN của bạn
để làm gì?
Học để tiếp thu kiến
thức, có sự hiểu biết
rộng hơn.
2117,81518,751012,54616,04
Học vì tương lai của
bạn.
108,4712151316,253512,59
Học để sẵn sàng bảo
vệ quê hương, đất
nước khi cần thiết.
119,3212151721,254014,39
Học để qua môn.7664,414151,25405015756,47

– Nhận xét: Nhìn chung, tỷ lệ học sinh rất thích và thích học môn GDQP,
AN chiếm tỷ lệ rất thấp là 35,25%, cụ thể như sau: Trường THPT Lý Nhân
Tông chiếm 28,23%, trường THPT Mỹ Tho chiếm 40%, trường THPT Đỗ Huy
Liêu chiếm 41,25%. Tỷ lệ học sinh bình thường do hình thức học tập không hấp
dẫn và không thích học chiếm tỷ lệ rất cao là 64,75%, cụ thể như sau: Trường
THPT Lý Nhân Tông chiếm tỷ lệ 72,03%, trường THPT Mỹ Tho chiếm tỷ lệ
60%, trường THPT Đỗ Huy Liêu chiếm tỷ lệ 58,75%.
+ Các em còn chưa chú trọng vào việc học môn GDQP. Thực tế hiện tại
cho thấy do tác động của xã hội cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin,
các trò chơi công nghệ số đang thu hút hầu hết các em học sinh tham gia qua đó
làm ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của các em học sinh. Tỷ lệ các em học
chỉ nhằm mục đích để qua được môn học còn chiếm tỷ lệ cao 56,47%, cụ thể
như sau: Trường THPT Lý Nhân Tông chiếm 64,41%, trường THPT Mỹ Tho
chiếm 51,25%, trường THPT Đỗ Huy Liêu chiếm 50%. Còn học để tiếp thu kiến
thức, có sự hiểu biết rộng hơn, học vì tương lai của các em hay học để sẵn sàng
bảo vệ quê hương, đất nước khi cần thiết. thì chưa cao chiếm tỷ lệ 43,03%, cụ
thể như sau: Trường THPT Lý Nhân Tông chiếm tỷ lệ 35,59%, trường THPT
Mỹ Tho chiếm tỷ lệ 48,75%, trường THPT Đỗ Huy Liêu chiếm tỷ lệ 50%.
Qua đó chứng tỏ đa số các em chưa nhận thức được mục đích học tập chủ
yếu của mình.
17
* Đồng thời để điều tra những nguyên nhân khiến học sinh khối 12 ở các
trường THPT chán, lười học môn GDQP, AN, tôi đã đưa ra câu hỏi như sau:
“Những nguyên nhân nào khiến bạn chán, lười học môn GDQP, AN?”, tôi cũng
thu được kết quả như sau:
– Tôi in ra 280 phiếu phát cho học sinh lớp 12 để phỏng vấn ở các trường
THPT khác nhau và kết quả thu về được 278 phiếu, cụ thể như sau:
+ Trường THPT Lý Nhân Tông – Yên Lợi – Ý Yên – Nam Định, là nơi
tôi trực tiếp giảng dạy nên tôi trực tiếp phỏng vấn các em học sinh 12 qua
phiếu phỏng vấn. Tôi phát ra 120 phiếu và thu về được 118 phiếu trả lời.
+ Trường THPT Mỹ Tho – Yên Chính – Ý Yên – Nam Định, tôi trực
tiếp phỏng vấn các em học sinh 12 qua phiếu phỏng vấn. Tôi phát ra 80 phiếu và
thu về được 80 phiếu trả lời.
+ Trường THPT Đỗ Huy Liêu – Yên Thắng – Ý Yên – Nam Định, tôi
trực tiếp phỏng vấn các em học sinh 12 qua phiếu phỏng vấn. Tôi phát ra 80
phiếu và thu về được 80 phiếu trả lời.
– Mẫu phiếu phỏng vấn được trình bày ở phụ lục 1 của sáng kiến.

Nội dungTHPT Lý
Nhân Tông
(n = 118)
THPT Mỹ
Tho (n = 80)
THPT Đỗ
Huy Liêu
(n = 80)
Tổng số
học sinh
trả lời
(n = 278)
HS
trả
lời
Tỉ lệ
%
HS
trả
lời
Tỉ lệ
%
HS
trả
lời
Tỉ lệ
%
HS
trả
lời
Tỉ lệ
%
Do cảm thấy môn
học quá khó
4033,9032403037,510236,69
Do kết quả học
không như mong
đợi
75,931012,5810258,99
Do môi trường xã
hội tác động
65,084545145,04
Do hoàn cảnh gia
đình tác động
21,6911,2522,551,79
Do ham chơi6050,8528352632,511441,01
Ý kiến khác32,5456,251012,5186,47

18
Nhận xét: Nhìn chung, nguyên nhân chủ yếu của sự chán, lười học của học
sinh là do ham chơi còn chiếm tỷ lệ cao 41,01%, cụ thể như sau: Trường THPT
Lý Nhân Tông chiếm 50,85%, trường THPT Mỹ Tho chiếm 35%, trường THPT
Đỗ Huy Liêu chiếm 32,5%. Rồi đến lý do cảm thấy môn học khó rồi đến kết quả
không như mong muốn và sự tác động của môi trường. Điều đó chứng tỏ: hiện
tượng chán học, lười học nhìn chung xuất phát từ chính bản thân các em (dễ bị
lôi kéo, dụ dỗ; chưa quyết tâm, kiên trì và chưa quan tâm thực sự đến học tập).
Ngoài ra, rất nhiều học sinh đưa ra ý kiến khác về nguyên nhân gây chán,
lười học. Dưới đây là thống kê số ý kiến khác:
+ Do không có khả năng đối với môn học.
+ Do gia đình, thầy cô đặt quá nhiều hy vọng tạo áp lực lớn cho học sinh.
+ Do không giữ được ý chí quyết tâm học tập.
+ Khó tập trung học tập do nhiều yếu tố bên ngoài tác động.
+ Do môn học không đủ sức hấp dẫn với học sinh.
+ Do cuối cấp cần tập trung nhiều thời gian vào việc ôn luyện các môn tốt
nghiệp, các môn thi đại học.
+ Do hình thức dạy học không hấp dẫn, không tạo ra hứng thú để học
tập…
1.3.4. Ƣu điểm, khuyết điểm của giải pháp trong sáng kiến :
* Ưu điểm của giải pháp :
Giải pháp là học mà chơi chơi mà học không tạo ra áp lực học tập về mặt
tâm lý đối với học sinh nên học sinh có hứng thú hơn với môn học.
Lượng kiến thức phong phú bao gồm cả lý thuyết và thực hành
Giải pháp giúp học sinh tích cực , hào hứng hơn trong môn học cũng như
các công tác ngoại khóa của trường đồng thời được rèn luyện tinh thần đoàn kết
trong hoạt động nhóm và kỹ năng thăm quan,dã ngoại…
* Khuyết điểm của giải pháp
Kỹ năng giải mật thư hay các kỹ năng về Moree hay Simpore của học sinh
còn yếu.
Hoạt động nhóm ở học sinh còn chưa hết công suất .
19
– Do vậy thực hiện giải pháp này trong công việc giảng dạy cũng như hoạt
động ngoại khóa là rất cần thiết tạo cho học sinh hứng thú và tích cực hơn với
môn học, tăng khả năng làm việc nhóm cho học sinh, đồng thời các hoạt động
tập trung, giúp học sinh nắm kiến thức nhanh và sâu hơn.
* Điều kiện áp dụng giải pháp này là:
+ Về con người: được sự ủng hộ và tham gia tích cực các hoạt động giáo
dục của các em học sinh khối 12, sự giúp đỡ đóng góp ý kiến, kinh nghiệm của
Ban giám hiệu, đồng nghiệp giúp cho hoạt động thành công rực rỡ.
+ Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Sử dụng không gian sân trường cũng
như sân thể dục của nhà trường, phòng đa thiết bị, nhà đa năng và một số dụng
cụ của nhóm thể dục.
1.4. Chỉ ra tính mới của giải pháp trong sáng kiến.
Giải pháp mà sáng kiến đưa ra là một hình thức học tập trong đó kết hợp
học mà chơi chơi mà học, tạo không khí thoải mái không gò bó trong môn học,
nhưng ngược lại lượng kiến thức các em tiếp thu và ghi nhớ được rất rộng và
sâu. Cộng thêm với việc thi thoảng giáo viên có những món quà nho nhỏ như
chiếc bút bi có hình con thú xinh sắn, quyển sổ ghi nhớ, tập giấy ghi nhớ, kẹp
tóc mái nho nhỏ xinh xinh…. hay các món quà nho nhỏ khác động viên khích lệ
những bạn tích cực, những bạn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Do đó
hiệu quả đạt được ở các buổi ngoại khóa là cực kỳ tốt.
Giải pháp này được thiết kế kiểu chiều ngang theo hai hướng song hành
giữa hoạt động học môn giáo dục quốc phòng an ninh và hoạt động ngoại khóa.
Ưu điểm của giải pháp này là rất chú trọng đến khả năng thoạt động nhóm, kỹ
năng giao tiếp, làm chủ đám đông, làm chủ vấn đề, kĩ năng thực hành, vận dụng
giải quyết các vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện . Đặc điểm của giải pháp này
là giảm bớt thuyết trình, diễn giải; tăng cường dẫn dắt, điều khiển, tổ chức, xử lý
tình huống.
Nên với giải pháp này đã phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, ở
đó giáo viên là người giữ vài trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho người học
tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới theo kiểu tranh luận, hội thảo theo
20
nhóm. Người thầy có vai trò là trọng tài, cố vấn điều khiển tiến trình giờ dạy.
Giải pháp này rất đáng chú ý đến đối tượng học sinh, coi trọng việc nâng cao
quyền năng cho người học. Giáo viên là người nêu tình huống, kích thích hứng
thú, suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập của học sinh; từ đó hệ thống hoá các
vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm vững.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, trong quá trình nghiên
cứu sáng kiến đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
Đây là phương pháp được sử dụng nhằm hệ thống hoá các kiến thức có
liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, sáng kiến đã phân tích và tổng hợp các sách
và tham khảo tài liệu chuyên môn gồm: các chỉ thị, văn bản, quyết định của
đảng và nhà nước về GDQP, AN…; Thông qua nghiên cứu tổng hợp các nguồn
tài liệu khác nhau giúp sáng kiến xác định được những vấn đề khách quan và
chủ quan cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Giúp sáng kiến khái quát có
tính tổng hợp để tiến tới phát hiện những vấn đề có tính quy luật, tạo cơ sở cho
sự sáng tạo lý luận và những luận cứ khoa học theo hướng tiến bộ phù hợp với
thực tiễn của các trường trung học phổ thông. Các sách gồm có: Sách lý luận và
phương pháp luận GDQP, AN, tâm lý học GDQP, AN, sinh lý học GDQP, AN,
các tài liệu nghiên cứu khoa học GDQP, AN…thuộc thư viện Trường Đại học
Vinh, thư viện một số trường trong tỉnh Nam Định, sách giáo trình Thể Thao
Quốc Phòng và Trò Chơi GDQP của khoa GDQP, AN trường đại học Vinh.
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm.
Được sử dụng trong quá trình tham khảo ý kiến nhằm thu thập thông tin
phục vụ cho điều tra thực trạng, từ đó xác định, lựa chọn và xây dựng các
phương pháp tổ chức, quản lý, giảng dạy cho học sinh các trường THPT. Thông
qua phiếu hỏi và toạ đàm để tìm ra các biện pháp phù hợp nhất nhằm nâng cao

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: 

Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay