dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng và phát triển phong trào tập luyện môn Cầu lông cho học sinh và Câu lạc bộ cầu lông khu vực Trường THPT

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng và phát triển phong trào tập luyện môn Cầu lông cho học sinh và Câu lạc bộ cầu lông khu vực Trường THPT

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Bác Hồ đã khẳng định mục đích của rèn luyện sức khoẻ dưới chế độ mới là để xây
dựng một xã hội văn minh. Mục đích của GDTC là phát triển toàn diện thế hệ trẻ
Việt Nam, thế hệ trẻ đó phải được phát triển thể chất có chủ đích để thực hiện mục
tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước.
Các nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X của Đảng đã
xác định những quan điểm cơ bản và chủ trương lớn để chỉ đạo công tác TDTT trong
sự nghiệp đổi mới trong đó: Phát triển TDTT là một Giải pháp tích cực để giữ gìn và
nâng cao sức khoẻ, làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, góp
phần mở rộng giao lưu quốc tế, phục vụ tích cực các nhiệm vụ kinh tế xã hội, an ninh
và quốc phòng của đất nước
Trong hệ thống Giáo dục – Đào tạo của nước ta. Giáo dục thể chất là một bộ phận
quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ nhằm đào tạo cho họ
thành những chủ nhân tương lai của đất nước có nhân cách đạo đức tốt, trình độ
chuyên môn cao, có sức khoẻ dồi dào, có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.
Những năm qua công tác giáo dục thể chất trong các nhà trường luôn được Đảng,
Nhà nước quan tâm cả về vật chẫn lẫn tinh thần thông qua việc đầu tư, tăng cường
cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, cải tiến chương trình giảng dạy nhằm đáp ứng những
yêu cầu trong thời đại mới. Trong các môn thể thao, Cầu lông là một môn thể thao
có sức hấp dẫn, thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia tập luyện và
thi đấu, từ lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh cho đến người cao tuổi. Thậm chí cả
những người khuyết tật cũng có thể tham gia tập luyện môn thể thao này
Trong những năm gần đây sự phát triển của TDTT nước nhà đã và đang lớn mạnh
không ngừng. Song song với những môn thể thao khác thì môn thể thao Cầu lông
cũng được chú trọng và phát triển. Cầu lông là một môn thể thao rất dễ chơi và nhiều
đối tượng có thể tham gia. Cầu lông là môn thể thao đối kháng gián tiếp không va
chạm trực tiếp bởi quy luật ngăn cách lưới, sân và không gian trên lưới, tính đối
kháng cũng như căng thẳng, gay cấn qua từng quả cầu đánh trả. Bởi vậy phong trào
cầu lông nước ta ngày nay đã phát triển sâu rộng từ thành thị đến nông thôn, trung
du và miền núi, ở mọi lứa tuổi đều tham gia. Phong trào cầu lông đã có những bước
phát triển mạnh mẽ và có nhiều tiến bộ về trình độ và môn Cầu lông đã được Bộ
Giáo dục và Đào tạo đưa vào chương trình giảng dạy chính thức trong các nhà trường
THPT.
Hiện nay phong trào tập luyện và thi đấu môn Cầu lông trong trường THPT B Nghĩa
Hưng vẫn được duy trì thông qua các giờ học chính khóa của môn Thể dục, các buổi
ngoại khóa, thậm chí ngay trong các giờ giải lao trong các buổi học. Tuy nhiên thực
tế hiện tại cho thấy số lượng tham gia còn hạn chế nguyên nhân là do tác động của
xã hội cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các trò chơi công nghệ số đang
4
thu hút hầu hết các em học sinh tham gia. Mặt khác, nhiều học sinh tập trung học văn
hoá nhiều, lười vận động làm ảnh hưởng rất lớn đến phong trào tập luyện và thi đấu
của các môn thể thao nói chung và môn Cầu lông nói riêng. Do đó phong trào tập
luyện môn thể thao này vẫn chưa phát huy được trong trường THPT B Nghĩa Hưng
Xuất phát từ thực tế nêu trên, với mong muốn đẩy mạnh phong trào tập luyện môn
Cầu lông cho học sinh trường THPT B Nghĩa hưng nói chung cũng như CLB và quần
chúng khu vực trường nói riêng, tôi tiến hành nghiên cứu và áp dụng “Một số giải
pháp nâng cao chất lượng và phát triển phong trào tập luyện môn Cầu lông cho học
sinh và CLB Cầu lông khu vực trường THPT B Nghĩa hưng”. Nhằm mục đích duy
trì và nâng cao chất lượng học tập môn GDTC của học sinh nói chung và CLB Cầu
lông nói riêng trong nhà trường.
Mục đích của sáng kiến:
Thông qua việc phân tích lý luận và đánh giá thực trạng phong trào tập luyện môn
Cầu lông của học sinh trường THPT B Nghĩa hưng, sáng kiến xây dựng và áp dụng
thực tế các nhóm Giải pháp thích hợp, có tính khả thi theo hướng nhằm phát triển
phong trào tập luyện môn Cầu lông cho học sinh cũng như CLB Cầu lông trường
THPT B Nghĩa Hưng.
Mục tiêu của sáng kiến:
Căn cứ vào mục đích đã đặt ra, sáng kiến giải quyết 2 mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng phong trào tập luyện môn Cầu lông của học sinh và
CLB Cầu lông trường THPT B Nghĩa hưng
Mục tiêu 2: Xây dựng và áp dụng thực tế một số giải pháp nhắm phát triển phong
trào tập luyện môn Cầu lông cho học sinh cũng như phát triển CLB Cầu lông khu
vực trường THPT B Nghĩa Hưng
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các cấp về công tác GDTC trong
trường học
GDTC trong nhà trường là một bộ phận không thể thiếu được của nền giáo dục xã
hội chủ nghĩa. GDTC có tác dụng tích cực đối với sự hoàn thiện cá tính, nhân cách,
những phẩm chất cần thiết và hoàn thiện thể chất của học sinh nhằm đào tạo con
người phát triển, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước giữ vững an ninh quốc phòng.
Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ
đại, phát triển phong trào thể thao trường học; thường xuyên tập luyện và thi đấu các
môn thể thao trong cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh trong trường học
để nâng cao sức khoẻ, thể chất góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
5
– Góp phần thực hiện mục tiêu Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; thực hiện Quyết định
1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án
tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020 và
định hướng đến năm 2025, Quyết định số 641/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
ngày 28 tháng 4 năm 2011 về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm
vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030
Trong giai đoạn hiện nay mục tiêu của GDTC trong nhà trường các cấp là gắn
liền và góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục và đào tạo theo tinh thần nghị quyết
Đại Hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VII, nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng
nhân lực, đào tạo nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có
năng lực thực hành, tự chủ và năng động sáng tạo.
Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác GDTC, coi như một mặt trong
mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường xã hội chủ nghĩa. GDTC trong nhà trường
các cấp còn giữ vị trí quan trọng và then chốt trong chiến lược phát triển sự nghiệp
TDTT.
GDTC là bộ phận hữu cơ của mục tiêu Giáo dục và Đào tạo, đồng thời là bộ
phận quan trọng của nền Giáo dục Việt Nam. GDTC trong trường học, đang cùng
với thể thao thành tích cao, thể thao cho mọi người và các bộ phận thể dục thể thao
khác, đảm bảo cho nền thể dục thể thao phát triển cân đối và đồng bộ, góp phần thực
hiện kế hoạch củng cố, xây dựng và phát triển TDTT Việt Nam.
Các quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác xã hội hoá thể
dục thể thao là:
+ Thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng của xã hội. phát triển thể dục thể thao
là một phương tiện hữu hiệu để phát triển con người toàn diện – đây vừa là mục tiêu,
vừa là động lực phát triển xã hội. Thể dục thể thao góp phần tích cực nâng cao sức
khoẻ, phát triển nhân cách con người, tạo ra lối sống lành mạnh, văn minh trong xã
hội.
+ Thể dục thể thao Việt Nam phải là một nền thể thao phát triển và tiến bộ, có tính
độc lập, khoa học và mang tính toàn dân.
+ Thể dục thể thao là sự nghiệp của quần chúng, là trách nhiệm của toàn xã hội. Mọi
tổ chức Đảng, Chính quyền, Tổ chức xã hội ở các cấp phải coi trọng, có trách nhiệm
phát triển thể dục thể thao.
6
Những quan điểm trên là căn cứ, cơ sở giúp cho việc hoạch định có hiệu quả trong
mọi phạm vi hoạt động của thể dục thể thao, trong đó bao gồm cả hoạt động tổ chức,
xây dựng quản lý các tổ chức xã hội về thể dục thể thao.
1.2. Mục tiêu của công tác GDTC cho học sinh phổ thông.
Mục tiêu của công tác GDTC cho học sinh phổ thông trong thời gian tới là:
Góp phần phát triển hài hoà thể chất, sức khoẻ nâng cao thể lực, bồi dưỡng năng lực
và kỹ năng vận động nhằm tăng cường hiệu quả học tập, lao động và sẵn sàng bảo
vệ Tổ quốc của thế hệ trẻ Việt Nam.
Góp phần tạo dựng cuộc sống văn hoá, tinh thần lành mạnh, hạn chế các tệ nạn xã
hội, đào tạo và bồi dưỡng tài năng TDTT cho đất nước.
Phấn đấu đưa việc dạy học thể dục nội khóa vào nề nếp và có hiệu quả trong nhà
trường phổ thông.
Tăng cường rèn luyện thể chất và đẩy mạnh công tác y tế học đường, giáo dục sức
khoẻ và vệ sinh môi trường nhằm tích cực tạo điều kiện nâng cao sức khoẻ cho học
sinh.
Giáo dục và bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phát hiện tài năng và phấn đấu nâng cao
một bước thành tích thể thao học sinh phổ thông.
GDTC là một trong năm mặt giáo dục toàn diện cho học sinh. Mặt khác, bản thân
GDTC đã bao hàm các nội dung của giáo dục toàn diện, bởi vậy công tác GDTC
trong nhà trường các cấp phải hướng vào thực hiện các nhiệm vụ chính sau:
– Góp phần phát triển đúng đắn thể chất và củng cố sức khoẻ.
– Phát triển tố chất thể lực.
– Hình thành hứng thú bền vững và nhu cầu luyện tập một cách có hệ thống.
Tuổi học sinh phổ thông vốn có những nét đặc thù, vì vậy trong việc chăm sóc
và giáo dục học sinh nói chung cũng như trong GDTC nói riêng cho lứa tuổi này cần
có những đặc trưng riêng: Học tập, vui chơi và vận động là hoạt động chủ đạo. Đó
là những nhu cầu không thể thiếu được của học sinh phổ thông. Do vậy trong nội
dung GDTC cho học sinh phổ thông cần ưu tiên trước hết cho các bài tập phát triển
chung, bài tập phát triển sức bền, điền kinh (chạy, nhảy), các bài tập trò chơi vận
động và một số môn thể thao như: Cầu lông, Đá cầu Bóng đá, Bóng bàn, Bóng rổ, …
1.3. Công tác GDTC trong nhà trường THPT hiện nay.
1.3.1. Nội dung chương trình môn học thể dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Có thể nói, từ lâu công tác GDTC trong nhà trường phổ thông đã trở thành
mối quan tâm của Đảng, Nhà nước ta. Điều 20 của luật TDTT ghi rõ: “GDTC là môn
học chính khoá thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận
7
động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần
thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường”. Trên thực tế, cán bộ ban
ngành cùng các nhà trường đã tích cực xây dựng cơ sở vật chất, chuẩn hoá đội ngũ
giáo viên thể dục, đưa việc nâng cao sức khoẻ, thể lực của học sinh trở thành mục
tiêu quan trọng, xuyên suốt từ bậc tiểu học đến hết THPT. Theo quy định hiện nay
đối với bậc THPT, môn thể dục có thời lượng là 02 tiết/tuần, mỗi tiết 45 phút, tổng
cộng số thời gian là 70 tiết/năm học cho mỗi khối.
1.3.2. Thực trạng công tác GDTC nói chung và công tác giảng dạy môn Cầu lông
cũng như sự phát triển phong trào CLB Cầu lông tại trường THPT B Nghĩa hưng
1.3.2.1. Thực trạng công tác GDTC của trường THPT B Nghĩa Hưng
Trong những năm qua trường THPT B Nghĩa hưng thực hiện nghiêm túc quy
định của Bộ Giáo dục Đào tạo về phân phối chương trình môn thể dục. Đội ngũ giáo
viên TDTT thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn nâng cao kiến thức để phục
vụ cho nhiệm vụ giảng dạy, đã từng bước đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn
nghiệp vụ.
Đến nay nhà trường thực hiện tốt chương trình GDTC chính khoá có nề nếp
theo quy định; thường xuyên có hoạt động TDTT ngoại khoá có nề nếp nhất là tổ
chức các hoạt động thi đấu thể thao cho học sinh (Hội khỏe Phù Đổng cấp trường
hằng năm và hoạt động giao lưu các CLB Cầu lông trong toàn tỉnh)
Hình thức tổ chức và nội dung tập luyện TDTT của học sinh ngày càng đa
dạng và dần đi vào nề nếp. Trong đó các sinh hoạt dưới hình thức nhóm TDTT có tổ
chức, có người hướng dẫn ngày càng được phát triển.
Công tác chỉ đạo điều hành tiếp tục được tăng cường, sát với thực tế, thể hiện
ở việc lãnh đạo nhà trường thường xuyên kiểm tra giờ dạy của giáo viên, triển khai
cho các ban dự giờ, rút kinh nghiệm, kiểm tra hồ sơ giáo án… đồng thời luôn cập
nhật, quán triệt các văn bản về công tác GDTC và hoạt động TDTT trường học nhằm
thúc đẩy lực lượng giáo viên chủ động trong công tác chuyên môn.
1.3.2.2. Thực trạng công tác giảng dạy môn Cầu lông tại trường THPT B Nghĩa
Hưng
Cầu lông là môn thể thao được đưa vào chương trình THPT . Khi thực hiện
theo phân phối chương trình, thời gian học môn Cầu lông chỉ vào khoảng 6-8 tiết cho
cả 3 khối và một trong các khối có thêm nội dung Chạy bền. Mặc dù đã cố gắng tận
dụng thời gian nhưng thời gian để các em tập luyện vẫn chưa được nhiều.
Nhiều em học sinh đam mê môn học nhưng cũng chỉ có một số ít có điều kiện
tập luyện. Tuy nhiên các em tập luyện đều vào thời gian ngoài giờ học ở trường và
chủ yếu các em tập luyện là tự tập không có sự kèm cặp của các thầy cô, các huấn
luyện viên nên các kĩ thuật động tác vẫn còn thiếu chính xác.
8
Có nhiều nguyên nhân khiến cho việc tập luyện môn Cầu lông chưa được phát
triển như:
– Do môn Cầu lông cần có dụng cụ cá nhân nên nhiều học sinh không có điều
kiện để mua sắm dụng cụ tập luyện
– Thời lượng học môn cầu lông chưa đủ để học sinh đủ trình độ tham gia đấu
tập và thi đấu với nhau
– Do điều kiện nhà trường chưa hỗ trợ được nhiều kinh phí để mua dụng cụ cho
học sinh tập luyện
– Giáo viên chuyên sâu chưa đủ đáp ứng được số lượng học sinh
– Một số ít học sinh nữ còn ngại luyện tập với môn Cầu lông
1.3.3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc phát triển phong trào tập luyện
Cầu lông của học sinh và phát triển CLB Cầu lông trường THPT B Nghĩa hưng
1.3.3.1. Nhận thức của cấp uỷ Đảng, Ban giám hiệu, các ban ngành đoàn thể, các
CB – GV – CNV trong trường THPT B Nghĩa Hưng đối với công tác Giáo dục thể
chất.
Trong nhiều năm qua công tác Giáo dục thể chất ở trường THPT B Nghĩa Hưng
luôn được chi bộ Đảng, ban Giám hiệu và các ban ngành đoàn thể trong nhà trường
quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện tích cực về cả vật chất và tinh thần. Quán triệt nghị
quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước đối với công tác TDTT nói chung, công tác
Giáo dục thể chất nói riêng, cấp uỷ Đảng, ban Giám hiệu và các ban ngành đoàn thể
trong nhà trường đã khẳng định xây dựng và phát triển phong trào TDTT là một bộ
phận trong chiến lược phát triển nhà trường.
Trong những năm qua cấp ủy, ban Giám hiệu trong nhà trường đã quán triệt đường
lối đổi mới của Đảng, của ngành, vận dụng vào thực tiễn nhà trường với các nhiệm
vụ cụ thể sau:
+ Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền để không ngừng nâng cao nhận thức của
các tổ chức đoàn thể, CB – GV – CNV và học sinh về nhiệm vụ duy trì và phát triển
phong trào tập luyện và thi đấu các môn thể thao trong nhà trường để đáp ứng nhu
cầu, nhiệm vụ mới.
+ Hoàn thành xây dựng quy hoạch phát triển các công trình phục vụ cho công tác
Giáo dục thể chất. Đẩy mạnh xã hội hoá phục vụ cho các hoạt động TDTT. Huy
động các nguồn lực đầu tư cho công tác TDTT, đa dạng hoá các loại hình hoạt động
thể thao trong nhà trường, duy trì và phát triển đa dạng các môn thể thao học sinh,
đặc biệt là những môn thể thao thế mạnh của nhà trường, của địa bàn dân cư nơi
trường đặt địa điểm như Cầu lông, Điền kinh, Bóng chuyền, Bóng đá…
+ Phát triển mạnh, sâu rộng phong trào Thể thao học đường, đẩy mạnh thực hiện
9
cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Đặc biệt
nâng cao chất lưọng giáo dục thể chất góp phần đào tạo con người mới phát triển
toàn diện về Đức – Trí – Thể – Mĩ. Thông qua các hoạt động của thể thao trong nhà
trường phát hiện và bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho đội tuyển TDTT của nhà trường,
của ngành GD&ĐT Nam Định.
Đối với trường THPT B Nghĩa Hưng các môn thể thao nói chung và môn Cầu lông
nói riêng dành cho CB – GV – CNV và học sinh đều được Chi bộ – BGH, Công
đoàn, Đoàn Thanh niên đặc biệt quan tâm, thường xuyên tổ chức các giải thi đấu
động viên khen thưởng kịp thời, tạo không khí sôi nổi trong tập luyện và thi đấu
trong nhà trường.
1.3.3.2. Công tác tổ chức quản lí.
Đây là một nhân tố hết sức quan trọng, tổ chức quản lí không tốt sẽ không phát huy
được hiệu quả. Khâu tổ chức quản lí chủ yếu về ba lĩnh vực:
+ Tổ chức quản lí con người
+ Tổ chức quản lí vật chất, dụng cụ sân bãi.
+ Phát huy sự hợp đồng hỗ trợ của nguồn lực bên trong và bên ngoài nhà trường
Trong đó chủ yếu là đội ngũ cán bộ, giáo viên giáo dục thể chất, ngoài ra còn có
đội ngũ hướng dẫn, BCH Công đoàn, BCH Đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm…Nếu
công tác tổ chức quản lí có sự phối hợp rộng rãi thì sẽ phát huy được sức mạnh cộng
đồng.
Vấn đề này đã được lãnh đạo của nhà trường chủ yếu là tạo điều kiện về thời gian
và cơ sở vật chất cho việc tập luyện và công tác tổ chức các giải thi đấu và giao lưu
giữa các CLB
1.3.3.3. Trình độ và năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên GDTC trường THPT
B Nghĩa hưng
Trong thời đại ngày nay khi thế giới bùng nổ cuộc cách mạng thông tin cũng như
khoa học công nghệ phát triển với tốc độ chóng mặt đã ảnh hưởng đến sự phát triển
của TDTT làm cho sự tiếp cận trình độ của nhau ngày càng gần hơn. Sự đua tranh
trên sàn đấu ngày càng căng thẳng và gay cấn hơn. đứng trước tình hình đó, nhiều
nhà khoa học của các nước có nền thể thao tiên tiến như Trung Quốc, Nga, Mỹ,
Inđônêsia, Malaisia, Singapore, Nhật… đã cho rằng các cuộc tranh tài thể thao ở
thế kỉ XXI không chỉ còn là sự đua tranh về kĩ chiến thuật thể lực mà còn là sự đua
tranh về trình độ trí tuệ của các vận động viên, huấn luyện viên.
10
Khoa học TDTT là một môn khoa học đã can thiệp, chịu ảnh hưởng hàng loạt các
ngành khoa học khác như Sinh lí, Sinh học, Sinh cơ, Tâm lí, Quản lí… Đồng thời
các môn khoa học này cũng không ngừng tiến bộ và phát triển. Đối mặt với tri thức,
khoa học tiến bộ như vậy, nếu người giáo viên GDTC không chịu đổi mới, nâng
cao trình độ tri thức thì khó có thể đào tạo được những tài năng trong lĩnh vực thể
thao.
Trường THPT B Nghĩa Hưng hiện có 8 giáo viên bộ môn GDTC – QPAN hiện
đang sinh hoạt trong tổ Thể dục – QPAN – GDCD, tất cả đều đạt trình độ chuẩn.
Lực lượng này là một yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển phong trào tập
luyện TDTT nói chung và phong trào tập luyện CLB Cầu lông nói riêng của trường
THPT B Nghĩa Hưng.
1.4. Định hướng phát triển phong trào tập luyện môn Cầu lông của học sinh nói chung
và CLB Cầu lông trường THPT B Nghĩa Hưng
Trường THPT B Nghĩa hưng có những tiềm năng rất thuận lợi để phát triển phong
trào tập luyện và thi đấu môn Cầu lông đó là:
Cấp uỷ Đảng, Ban giám hiệu và các ban ngành đoàn thể trong nhà trường đều rất
quan tâm đến việc phát triển TDTT nhằm nâng cao sức khoẻ cho học sinh, CBGV
và quần chúng nhân dân. Điều này được thể hiện qua việc xây dựng, đầu tư cơ sở
vật chất phục vụ cho tập luyện và thi đấu TDTT. Hàng năm có sự kiểm kê, duy tu,
sửa chữa, bổ sung cơ sở vật chất phục vụ tốt nhất cho học sinh tập luyện. Hàng năm
nhà trường đều dành một khoản tài chính lớn để tổ chức Hội khoẻ Phù Đổng cấp
trường và tham gia các giải thi đấu thể thao học sinh cấp tỉnh. Nhà trường còn đưa
công tác rèn luyện thân thể, công tác tham gia các cuộc thi đấu trong nhà trường trở
thành một tiêu chí thi đua đối với học sinh và cán bộ giáo viên. Các cá nhân có thành
tích thi đấu cao tại các giải đều được khen thưởng động viên kịp thời. Điều đó đã
khích lệ tinh thần tập luyện và thi đấu của các em học sinh. Tuy nhiên số lượng học
sinh tham gia vẫn chưa được nhiều như mục tiêu đặt ra mặc dù môn Cầu lông phù
hợp với sự phát triển thể chất và thể lực của học sinh.
Cầu lông là một môn thể thao quần chúng, dễ học, dễ chơi, nên số lượng người chơi
từ già đến trẻ khá nhiều. Vì vậy đã tạo ra một lực lượng huấn luyện viên, hướng dẫn
viên, vận động viên nghiệp dư rất lớn. Trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng nói chung,
địa bàn trường nói riêng phong trào tập luyện và thi đấu môn Cầu lông diễn ra khá
sôi nổi nên cũng đã thu hút được học sinh tham gia tập luyện và thi đấu nhằm rèn
luyện thể chất và giải trí sau những giờ học căng thẳng.
Môn Cầu lông là môn thể thao đòi hỏi trí thông minh, tính sáng tạo, sự quyết
đoán và khả năng xử lý tình huống nhanh, chính xác. Những tố chất này lại rất phù
hợp với sự phát triển về thể chất và tinh thần ở lứa tuổi học sinh, đặc biệt là lứa tuổi
11
học sinh THPT.
Từ việc nghiên cứu, phân tích những cơ sở lý luận và các điều kiện thực tế, sáng
kiến đã hình thành nên những cơ sở lý luận quan trọng trong việc tổ chức, quản lý
phong trào tập luyện môn Cầu lông của học sinh trường THPT B Nghĩa hưng, định
hướng cho các bước nghiên cứu tiếp theo của sáng kiến. Vấn đề này được thực hiện
theo các bước sau:
Bước 1: Phân tích, đánh giá thực trạng phong trào tập luyện môn Cầu lông
của học sinh và CLB Cầu lông trường THPT B Nghĩa hưng bao gồm các yếu tố:
+ Truyền thống của trường THPT B Nghĩa hưng
+ Thực trạng phong trào TDTT Và Cầu lông nói riêng của học sinh trường
THPT B Nghĩa hưng
+ Thực trạng cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ phục vụ cho phong trào tập
luyện và thi đấu môn Cầu lông của học sinh.
+ Thực trạng đội ngũ giáo viên GDTC trong trường THPT B Nghĩa hưng
+ Sự phát triển của CLB và số lượng học sinh thường xuyên tham gia tập
luyện trong CLB Cầu lông
Bước 2: Để nâng cao hiệu quả phong trào tập luyện môn Cầu lông của học
sinh trường THPT B Nghĩa hưng, cần nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cũng
như khảo sát thực trạng công tác tổ chức, quản lý, tập luyện và nhu cầu, sự ham
thích tập luyện TDTT nói chung và môn Cầu lông nói riêng của học sinh. Đồng thời
thông qua việc tham khảo ý kiến của các cán bộ quản lý, các giáo viên để xây dựng
các Giải pháp một cách có hiệu quả nhằm phát triển phong trào tập luyện môn Cầu
lông và CLB Cầu lông đối với học sinh trường THPT B Nghĩa hưng đồng thời trong
giai đoạn nghiên cứu này sáng kiến cũng tiến hành khảo sát, phỏng vấn các cán bộ
quản lý, các giáo viên, trong và ngoài nhà trường. Xây dựng kế hoạch thực nghiệm
và tiến hành thực nghiệm sư phạm một số giải pháp lựa chọn. Kết quả nghiên cứu
của giai đoạn này là xác định được cơ sở lý luận, luận cứ khoa học cho việc lựa
chọn, ứng dụng các Giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn Cầu lông của
học sinh trường THPT B Nghĩa hưng
2. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến
2.1. Phân tích, đánh giá thực trạng phong trào tập luyện môn Cầu lông của học sinh
và CLB Cầu lông trường THPT B Nghĩa hưng
Để đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển phong trào tập luyện
môn Cầu lông của học sinh trường THPT B Nghĩa hưng, sáng kiến đã tiến hành
12
khảo sát các yếu tố liên quan chủ yếu chi phối hiệu quả phát triển phong trào tập
luyện môn Cầu lông của học sinh trường THPT B Nghĩa hưng đó là:
1. Truyền thống về trường THPT B Nghĩa hưng
2. Phong trào TDTT học sinh trường THPT B Nghĩa hưng nói chung và môn Cầu
lông nói riêng
3. Cơ sở vật chất, dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho phong trào tập luyện môn Cầu
lông của học sinh và CLB Cầu lông trường THPT B Nghĩa hưng
4. Đội ngũ giáo viên GDTC trường THPT B Nghĩa hưng
5. Triển khai các hoạt động thi đấu Cầu lông cấp trường được tổ chức hàng năm .
6. Sự phát triển của CLB, đối tượng tham gia tập luyện và số học sinh thường xuyên
tham gia tập luyện môn Cầu lông trong trường THPT B Nghĩa hưng
2.1.1. Truyền thống trường THPT B Nghĩa hưng
Trường THPT B Nghĩa Hưng ngày nay tiền thân là trường cấp 3B Nghĩa Hưng
được thành lập ngày 17 tháng 9 năm 1971 theo quyết định của Ủy ban quản lý tỉnh
Nam Hà cũ.
Khi đó, trường chỉ có 10 10/10 lớp. Khoá học 1971-1974 là khoá đầu tiên của trường,
với 5 lớp trong 2 năm đầu.
Đến nay, trường có tổng số 30 lớp ở ba khối 10, 11 và 12, mỗi khối 10 lớp. Tổng
diện tích khu đất là 23.000 mét vuông. Năm học 2021-2022, toàn trường có khoảng
1.118 học sinh.
Trường tuyển sinh thông qua thi tuyển đầu vào. Học sinh phải thi đầu vào gồm 3
môn theo quy định là Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh. Trong năm học 2021 – 2022,
Trường THPT B Nghĩa Hưng thông báo tuyển sinh 462 tiêu chí. Số điểm chuẩn là
29,00. Đây là số điểm khá cao trong số các trường THPT top đầu thuộc tỉnh Nam
Định.
Cơ sở vật chất của trường đã có nhiều thay đổi trong những năm gần đây. Đến nay,
trường đã xây mới một dãy phòng học 3 tầng khang trang, hơn 30 phòng học chính
thể chất, 3 phòng thiết bị thí nghiệm, 2 giảng đường, 2 phòng máy tính công nghệ
thông tin có truy cập Internet. Rất nhiều sách và một phòng y tế học đường. Ngoài
ra, trường có một khu nhà ba tầng là nơi làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
và các bộ phận văn phòng khác.
Cơ sở vật chất đang phát triển nhanh chóng: đến nay trường có 2 dãy phòng học
cao tầng, hàng chục phòng học kiên cố, 3 phòng thiết bị thí nghiệm, 2 phòng máy
13
tính truy cập Internet, 1 thư viện, 1 phòng y tế học đường khang trang, sạch đẹp và
nhà hàng hiệu đẹp.
Không chỉ hoàn thiện về cơ sở vật chất, những năm qua nhà trường còn không
ngừng đầu tư xây dựng các công trình thể thao học sinh như:
Nhà đa năng: nằm phía sau lớp học, các môn thể thao như cầu lông, bóng bàn, đá
cầu, thể dục nhịp điệu… tổ chức nhiều hoạt động của trường.
Sân bóng rổ: nằm ở phía đông của tòa nhà dạy học.
2 sân cỏ nhân tạo: Năm học 2018-2019, trường cho phép xây dựng 2 sân bóng đá cỏ
nhân tạo.
Hình ảnh trường THPT B Nghĩa Hưng( năm 2022)
Năm học 2007-2008: Lần đầu tiên trường đứng thứ 176 trong 200 trường THPT dẫn
đầu cả nước về điểm thi đại học.
Năm học 2010-2011: Quyết định số 1898 của Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định ngày
31 tháng 10 năm 2011 chính thức công nhận trường THCS B Yixiong là trường đạt
chuẩn Quốc gia.
14
Năm học 2015-2016 và năm học 2020-2021: Đoàn HSG nhà trường đạt giải Nhì kỳ
thi HSG cấp THPT hàng năm do Sở GD & ĐT tỉnh Nam Định tổ chức.
Năm học 2020-2021: Cờ thi đua được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Ngoài
ra, 1 sản phẩm của trường đã đạt giải nhì cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi
đồng tỉnh Nam Định lần thứ VII, giải nhì cuộc thi thể dục thể thao cấp tỉnh. Nhiều
CBGV được nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng bộ GD&ĐT, Chủ
tịch UBND tỉnh Nam Định, Giám đốc Sở GD & ĐT Nam Định và nhiều đồng chí
được công nhận là CSTĐ cấp tỉnh, CSTĐ cấp cơ sở, giáo viên giỏi cấp tỉnh.
Những năm gần đây, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của trường luôn đạt hơn 99%, năm học 2016
– 2017 và 2019 – 2020 tỷ lệ đỗ tốt nghiệp là 100%. Trong khi đó, tỷ lệ trúng tuyển
nguyện vọng 1 vào các trường đại học công lập 5 năm qua là trên 81%, năm học
2019-2020 là 88,7%. Chính điều đó đã góp phần nâng cao dân trí, ươm mầm nhân
tài cho địa phương, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.1.2. Phong trào tập luyện TDTT học sinh nói chung và CLB trường THPT B Nghĩa
hưng
Thực hiện chủ trương giáo dục toàn diện cho học sinh trong những năm qua công
tác TDTT cho học sinh ở trường THPT B Nghĩa hưng luôn được sự quan tâm của
cấp ủy Đảng, BGH và các đoàn thể trong nhà trường. Điều đó được thể hiện qua
việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho các giờ học Giáo dục thể chất
chính khoá và các hoạt động TDTT ngoại khoá. Trường THPT B Nghĩa hưng cũng
đã có CLB Cầu lông hoạt động thường xuyên, là một trường có phong trào TDTT
học sinh mạnh trong toàn tỉnh, điều đó được thể hiện qua kết quả của đội tuyển
TDTT tham gia các kì Hội khỏe Phù Đổng, Đại hội TDTT ngành GD&ĐT tỉnh Nam
Định, các kỳ thi học sinh giỏi TDTT tỉnh Nam Định, đội tuyển của nhà trường luôn
đạt cờ toàn đoàn, nhiều học sinh đạt giải nhất, nhì, ba: Nguyễn Mai Hiếu, Nguyễn
Hà Trung, Lê thị Thuý Hoà, Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Thị Hằng, Vũ Văn
Khiết…
15
Hình ảnh phong trào tập luyện Cầu lông của học sinh và CLB Cầu lông của
trường (năm 2018- 2019 trở về trước)
16
2.1.3. Cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ phục vụ cho phong trào tập luyện môn Cầu
lông của học sinh và CLB Cầu lông trường THPT B Nghĩa Hưng
Cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng
trong việc phát triển và nâng cao thành tích thể thao. Như đã trình bày ở trên với sự
quan tâm của cấp ủy Đảng, Ban giám hiệu nhà trường nên việc xây dựng và trang
bị sân tập và cơ sở vật chất cho việc tập luyện môn Cầu lông hết sức thuận lợi nên
đã thu hút được học sinh tham gia tập luyện và phát triển CLB
Để có thể thống kê lại số liệu đánh giá thực trạng số lượng cơ sở vật chất,
thiết bị, đề tài đã tiến hành thống kê số lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
cho công tác tập luyện và thi đấu môn Cầu lông. Kết quả thu được qua khảo sát
được trình bày qua bảng

STTCơ sở vật chất, trang thiết bịSố lượng
1Nhà đa năng (4 sân)04
2Cột tự chế04
3Cầu, vợt tập luyện0
4Số sân thảm01

Bảng 1: Kết quả khảo sát thực trạng cơ sở vật chất, dụng cụ, sân bãi phục vụ tập
luyện môn Cầu lông trong trường THPT B Nghĩa Hưng (năm 2018- 2019)
17
Qua số liệu khảo sát ở bảng 1 và thực tế, có thể rút ra một số nhận xét sau:
Về số lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ bản đã có nhưng chưa đáp ứng
được nhu cầu tập luyện và thi đấu của học sinh, 04 sân tập chất lượng không an toàn
và chưa có cầu vợt để cho học sinh hoạt động tập luyện
Từ thực trạng cơ sở vật chất trên có thể rút ra một nhận xét chung là muốn duy
trì và phát triển phong trào tập luyện môn Cầu lông của học sinh và CLB Cầu lông
trường THPT thì cần phải có giải pháp phát triển về số lượng, nâng cấp về chất
lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tập luyện phù hợp với tình hình thực tế,
nhu cầu của học sinh và xu hướng hiện đại hoá.
2.1.4. Thực trạng đội ngũ giáo viên GDTC, cộng tác viên trong trường THPT
Có thể nói trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực thể thao người thầy
hoặc huấn luyện viên đóng vai trò vô cùng quan trọng “Thầy giỏi mới có trò giỏi”.
Điều đó đã được thực tế khẳng định.
Như đã trình bày thì đội ngũ giáo viên GDTC của nhà trường đủ về số lượng và
đều đạt chuẩn trong chuyên ngành GDTC, đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới
sự phát triển phong trào tập luyện môn của học sinh trường THPT. Kết quả khảo sát
thu được ở bảng 2.

Giáo viên GDTC trong nhà trườngĐội ngũ cộng tác viên tham gia
công tác hướng dẫn tập luyện và thi
đấu Cầu lông
Số
lượng
Chuyên sâu
Cầu lông
Chuyên sâu
khác
Cộng tác viênCộng tác viên
(Học sinh)
8SLTrình
độ
SLTrình
độ
SLTrình
độ
SLTrình
độ
01ĐH7ĐH04Quần
chúng
TTC
02Nổi
bật

(Thành viên
CLB)
Bảng 2: Đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên và cộng tác viên trong trường
THPT (số liệu năm 2019)
18
Qua số liệu trên cho thấy về lực lượng giáo viên, cộng tác viên là khá đông.
Nhưng một bất cập là trong số đó có 01 giáo viên tốt nghiệp chuyên ngành Cầu lông
còn lại chỉ học Cầu lông trong chương trình đại học dưới hình thức phổ tu và tự
nâng cao trình độ trong quá trình giảng dạy, thi đấu. Một thực tế nữa là số lượng
cộng tác viên hướng dẫn được là khá đông nhưng những người này không qua
trường lớp chính quy nào, tuy nhiên là những người yêu thích và đam mê môn Cầu
lông tự tập luyện thường xuyên và tích luỹ được khá nhiều kinh nghiệm. Lực lượng
này đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn những học sinh mới tập chơi Cầu
lông
Từ thực tế trên có thể nhận thấy, để khai thác tốt nguồn nhân lực giáo viên,
cộng tác viên hướng dẫn thì cần phải quan tâm tạo điều kiện cho họ để họ có điều
kiện phát huy khả năng đã có của mình. Như vậy mới góp phần phát triển phong
trào tập luyện môn Cầu lông của học sinh và CLB Cầu lông trường THPT B Nghĩa
hưng
2.1.5. Triển khai các hoạt động thi đấu TDTT nói chung và Cầu lông cấp trường
được tổ chức hàng năm.
Vì là trường có phong trào học tập văn hoá khá tốt nên các giải thi đấu cũng
chưa được tổ chức nhiều mà chỉ tổ chức giải Cầu lông trong khuôn khổ Hội khỏe
Phù Đổng cấp trường cho học sinh, 20/11 cho CBGV, nhân viên
Tuy nhiên số lượng các giải đấu chính thức trong nhà trường như vậy là quá
ít, bên cạnh đó mặc dù là môn thể thao được lựa chọn giảng trong chương trình
môn học Thể dục cấp THPT trong tỉnh Nam Định nhưng với số lượng tiết học quá
ít, chưa đủ để học sinh tham gia thi đấu đạt hiệu quả cao nên những vấn đề nêu
trên làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển phong trào tập luyện CLB Cầu
lông trong nhà trường.

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: 

Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay