SKKN Phát triển năng lực viết sáng tạo cho học sinh qua hệ thống câu hỏi nâng cao trong các dạng bài Nghị luận văn học về các tác phẩm truyện ngắn chương trình Ngữ văn 12
ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá.
Giáo dục phổ thông nước ta đang chuyển từ chương trình định hướng nội
dung sang tiếp cận năng lực của người học. Nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học
sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì và làm như thế
nào. Để đạt được mục đích này, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển
từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận
dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Đồng thời
phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm
tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú trọng kiểm tra
đánh giá trong quá trình dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất
lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. Theo tinh thần ấy, các yếu tố của
quá trình giáo dục trong nhà trường trung học cần được đổi mới tất cả các mặt: nội
dung dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, cách thức đánh giá bài
học… Trong đó đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá của giáo viên
đóng một vai trò quan trọng.
* Vai trò
– KTĐG là công cụ quan trọng, chủ yếu xác định năng lực nhận thức của
người học, điều chỉnh quá trình dạy và học, là động lực để đổi mới PPDH “thi sao
học vậy”, góp phần cải thiện nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu
giáo dục.
– Thông qua KTĐG tạo điều kiện cho GV:
+ Nắm được sự phân hoá về trình độ học lực của HS trong lớp, từ đó có biện
pháp giúp đỡ HS yếu và bồi dưỡng HS giỏi; có cơ sở thực tế để điều chỉnh và hoàn
thiện quá trình dạy học.
+ Giúp cho HS: biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra và
với yêu cầu của chương trình; tìm được nguyên nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt
động của mình; phát triển kĩ năng tự đánh giá.
2
+ Giúp cho cha mẹ HS và cộng đồng biết được kết quả dạy học (Tại chỉ thị
số 47/2008/CT – BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về
nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường
xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2008 – 2009 có nêu năm học 2008 – 2009
thực hiện 3 công khai trong các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập để
người học và xã hội giám sát, đánh giá: (1) công khai chất lượng đào tạo, (2) công
khai các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, (3) công khai thu, chi tài
chính, việc công khai kết quả dạy học góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ
năm học này).
+ Giúp cho cán bộ quản lí giáo dục nắm được các thông tin cơ bản về thực
trạng dạy và học ở đơn vị để có sự chỉ đạo kịp thời, đúng hướng.
Do vậy đổi mới KTĐG là hết sức cần thiết trong quá trình triển khai đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông để đảm bảo và giữ vững quan điểm đổi mới giáo
dục phổ thông, đặc biệt tạo điều kiện thiết yếu cho việc đổi mới PPDH hướng vào
hoạt động học tích cực, chủ động có mục đích rõ ràng của người học. KTĐG kết
quả học tập là sự phân tích đối chiếu thông tin về trình độ kĩ năng học tập của từng
HS so với mục tiêu dạy học được xác định. Thực tiễn thông qua hội thảo “Đổi mới
KTĐG thúc đẩy đổi mới PPDH” ở các địa phương đều làm rõ được vai trò việc đổi
mới KTĐG.
* Nhận dạng dấu hiệu đổi mới KTĐG thúc đẩy đổi mới PPDH
Quá trình dạy học bao gồm các hoạt động giảng dạy và KTĐG kết quả học
tập, rèn luyện của HS. Trong thực tế, việc đổi mới KTĐG của GV biểu hiện qua
một số dấu hiệu sau đây:
Thực hiện đúng, đủ quy định của Quy chế, tiến hành đủ số lần kiểm tra
thường xuyên, kiểm tra định kì, kiểm tra học kì; Bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng
để ra đề kiểm tra, không sử dụng những nội dung xa lạ hoặc xa rời chương trình và
việc KTĐG. Xác định nội dung kiểm tra: dựa trên mục tiêu của từng bài học, từng
chương và toàn bộ chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học; đổi mới
phải được gắn với phong trào hai không và xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
3
Đánh giá sát đúng trình độ HS với thái độ khách quan công bằng, công
minh, động viên tư duy sáng tạo, hướng dẫn HS biết tự đánh giá kết quả học tập,
tạo điều kiện cho HS đánh giá lẫn nhau, phân biệt được đúng, sai và tìm ra nguyên
nhân để từ đó tác động trở lại đến PP học tập, rèn luyện kĩ năng tư duy;
Đánh giá một cách toàn diện cả lí thuyết, năng lực thực hành, lựa chọn tỉ lệ
về kiến thức và kĩ năng phù hợp. Tuỳ theo mục đích đánh giá mà GV lựa chọn
hình thức KTĐG khác nhau (nói, viết, bài tập, phiếu hỏi, quan sát, các bài tập theo
chủ đề, kết hợp giữa kiểm tra tự luận và trắc nghiệm);
Đề KTĐG phải đảm bảo được sự phân hoá HS: HS có trình độ cơ bản, nâng
cao, HS có năng lực trí tuệ và thực hành cao hơn. Kết hợp giữa đánh giá trong và
đánh giá ngoài, lấy ý kiến của đồng nghiệp, lấy đề kiểm tra từ bên ngoài để đánh
giá khách quan hơn.
Coi việc đánh giá là một công cụ học tập chứ không phải là công cụ đo
lường, vì vậy nội dung đánh giá cần hướng tới đầu ra, đánh giá sự tiến bộ của HS
trong quá trình học tập, động viên sự tiến bộ của học sinh, giúp học sinh sửa chữa
thiếu sót; chú ý hơn tới đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh, quan
tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của học sinh trong từng tiết học tiếp
thu tri thức mới, ôn luyện cũng như các tiết thực hành, thí nghiệm. Làm được điều
này chính là chúng ta đang hướng tới phong trào “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực”.
Coi trọng KTĐG kĩ năng diễn đạt các sự vật hiện tượng bằng lời nói, chữ
viết, sơ đồ, biểu đồ, thực hành,…bồi dưỡng tình cảm hứng thú học tập cho HS
KTĐG có tác dụng thúc đẩy quá trình học tập phát triển không ngừng, từ
những thông tin “ngược” HS tự đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức, kĩ năng so với
mục tiêu đặt ra, từ đó HS tự hoàn thiện các kiến thức, kĩ năng bằng việc nâng cao
tinh thần tự học, từ đó góp phần hình thành phương pháp tự học ở HS. Cũng nhờ
thông tin ngược đó GV tự đánh giá quá trình dạy học của mình để điều chỉnh cho
phù hợp và hoàn thiện hơn KT nhằm trực tiếp đánh giá kết quả học tập của HS và
cũng là đánh giá kết quả dạy học của GV, nếu học không phải thực sự là tự học và
dạy không phải là dạy cách học cho HS, KTĐG không phù hợp với cách dạy và
4
cách học thì kết quả đạt được sẽ không cao. Không thể đổi mới toàn diện quá trình
dạy học nếu không đặt Dạy-Học-Kiểm tra vào một quá trình thống nhất. Để đổi
mới KTĐG GV cần xác định được công việc của mình trước khi KT và xử lí kết
quả sau KT: Trước khi ra đề KT GV cần nghiên cứu kĩ chương trình, chuẩn kiến
thức kĩ năng, nắm vững đặc điểm tình hình học tập của HS để yêu cầu KTĐG
không quá khó, không quá dễ và vẫn đảm bảo được mục tiêu của bài, chương, môn
học. Xử lí kết quả sau kiểm tra, phân hoá được trình độ HS, trên cơ sở kết quả KT
coi đó là thông tin phản hồi để tác động trở lại quá trình dạy, học.
Đổi mới phương pháp dạy học là một trọng tâm của đổi mới giáo dục. Việc
đổi mới giáo dục Trung học dựa trên những đường lối, quan điểm chỉ đạo giáo dục
của nhà nước, đó là những định hướng quan trọng về chính sách và quan điểm
trong việc phát triển và đổi mới giáo dục Trung học. Việc đổi mới phương pháp
dạy học cần phù hợp với những định hướng đổi mới chung của chương trình giáo
dục trung học. Trong “Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI” có
viết: “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi,
kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng
giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng
lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã
hội”. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo
quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng chính phủ chỉ rõ: “Tiếp tục
đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người
học”.
Những quan điểm, định hướng nêu trên là cơ sở thực tiễn và môi trường
pháp lí thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới phương
pháp dạy học (viết tắt PPDH) theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học
sinh nói riêng.
2. Xuất phát từ vai trò quan trọng của việc đưa câu hỏi nâng cao vào đề thi.
Ngay từ những năm đầu tiên thi THPT QG là năm 2015 đề thi đã có phần
câu hỏi nhận xét nâng cao. Trong những năm học tiếp theo và mới nhất là năm
5
2021 phần câu hỏi nhận xét nâng cao vẫn là một trong những nội dung quan trọng
của các dạng bài nghị luận văn học. Trích dẫn câu 2 phần Làm văn trong các đề thi
THPT Quốc gia/ tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn từ năm 2015 đến năm 2021 giúp
chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề này.
Trích dẫn 1: Đề thi THPT QG năm 2015.
“Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình:
– Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày
cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển
suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rộng luộc chấm
muối…
– Lão ta hồi bảy nhăm có đi lính ngụy không? – Tôi bỗng hỏi một câu như lạc đề.
– Không chú à, cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính – bỗng mụ đỏ mặt nhưng
cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật.
– Vậy sao không lên bờ mà ở – Đẩu hỏi
– Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? Từ
ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề
được!
– Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không? – Tôi hỏi
– Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền
khác uống rượu… Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn đỡ khổ…. Sau này con cái
lớn lên, tôi mới xin được với lão… đưa tôi lên bờ mà đánh…
– Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! – Đẩu và tôi cùng một lúc
thốt lên
– Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là
nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông…
– Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát
– trên thuyền phải có một người đàn ông… dù hắn man rợ, tàn bạo?
– Phải – Người đàn bà đáp – Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú? Lát lâu sau
mụ lại mới nói tiếp:
6
– Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hành chài ở thuyền chúng
tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi
nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người
đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con, cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái
khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình
như ở trên đất được. Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng
bắt tôi bỏ nó! – Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt sáng lên như một
nụ cười – vả lại , ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống
hòa thuận, vui vẻ.
– Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? – Đột nhiên tôi hỏi
– Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…
(Trích “Chiếc thuyền ngoài xa” –Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12,tập hai, NXB
Giáo dục, 2015, tr. 75 – 76)
Cảm nhận của anh/ chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích
trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người của nhà
văn Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.
Trích dẫn 2: Đề thi THPT QG năm 2017.
“ Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
Không gian mệnh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
7
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuát
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hàng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”
(Trích “Đất nước”, Trường ca “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ
văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr 118-119)
Cảm nhận của Anh/Chị về đoạn thơ trên. Từ đó bình luận về quan niệm về Đất
nước của Nguyễn Khoa Điềm.
Trích dẫn 3: Đề thi THPT QG năm 2018.
Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh
bạo lực ở gia đình hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu). Từ đó,
anh/chị hãy liên hệ với sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh
đoàn tàu (Hai đứa trẻ – Thạch Lam) để nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác
giả.
Trích dẫn 4: Đề thi THPT QG năm 2019.
Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình
như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng
châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây
đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy
vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói
lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống
một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại.
Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong
sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về
8
mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra
khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở
thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm
khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy
đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua,
không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không
muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khoá trong những hang đá d-
ưới chân núi Kim Phụng.
(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.198)
Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ
đó, nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ
Ngọc Tường.
Trích dẫn 5: Đề thi THPT QG năm 2020.
Phân tích tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được nhà thơ Nguyễn Khoa
Điềm thể hiện trong đoạn trích sau:
Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn nghìn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
9
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lửa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyển lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cái
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến đi dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hải trải
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại.
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
(Trích “Đất Nước” – trường ca “Mặt đường khát vọng”, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ
văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 121)
Trích dẫn 6: Đề thi THPT QG năm 2021.
Trong bài thơ “Sóng”, nhà thơ Xuân Quỳnh viết:
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Con sóng dưới lòng sâu
10
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 15)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét vẻ đẹp nữ tính trong
thơ Xuân Quỳnh.
Có thể nói việc đưa câu hỏi nâng cao vào đề thi tốt nghiệp THPT có vai trò,
ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh và giáo viên. Trước hết, câu hỏi có tác
dụng phân hóa học sinh, giúp phát hiện được những học sinh giỏi văn, có tố chất
văn chương, có sự say mê tìm tòi đối với môn học với những học sinh chỉ học tủ,
học vẹt, coi Ngữ văn là một môn xét tốt nghiệp chỉ cần qua điểm liệt, quan niệm
học văn chỉ cần học thuộc là đủ… Câu hỏi nâng cao giúp học sinh phát huy tính
chủ động, sáng tạo, tư duy, được bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình, trở nên tự
tin khi khả năng, năng lực của bản thân được thừa nhận.
Không chỉ quan trọng với người học, câu hỏi năng cao còn giúp người dạy
thay đổi cách dạy, cách truyền thụ kiến thức, cách ra đề kiểm tra đánh giá. Giáo
viên cần chú ý hơn trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi, yêu mến, say mê môn học;
đòi hỏi giáo viên vừa truyền thụ, cung cấp những kiến thức cơ bản của bài học vừa
khơi gợi ở học sinh những suy nghĩ, nhận xét tổng hợp, khái quát, nâng cao về tác
giả, tác phẩm để học sinh có cái nhìn bao quát hơn về các tác giả, tác phẩm được
học trong chương trình.
Đưa câu hỏi nâng cao vào đề thi THPT QG cũng chính là đáp ứng việc đổi
mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong quá trình đổi mới chung của
ngành giáo dục. “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả
giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá
trình với đánh giá cuối kỳ học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền
giáo dục phát triển” (Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 ban hành Chương
11
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng
11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI).
Tuy nhiên, cần phải hiểu đúng, hiểu rõ nâng cao không có nghĩa là đánh đố;
nâng cao là để đánh giá năng lực của người học, giúp người học chủ động tự tin
hơn trong cuộc sống. Bởi vậy những câu hỏi nâng cao cần mang tính vừa sức, bám
sát chương trình, nội dung môn học thì mới thực sự phát huy được hiệu quả.
3. Xuất phát từ vai trò của môn ngữ văn trong trường phổ thông.
Chúng ta đều biết rằng môn ngữ văn là môn học vô cùng quan trọng trong
việc đào tạo con người, bồi dưỡng trí tuệ, tâm hồn và nhân cách cho học sinh. Nhà
văn Nga lỗi lạc M.Go – ro – ki đã từng viết: “Văn học là nhân học”. Giáo sư Hà
Minh Đức từng khẳng định “Văn học không chỉ là một nguồn tri thức mà còn là
nguồn năng lượng tinh thần lớn lao, có ý nghĩa cổ vũ, tiếp sức cho con người trong
cuộc sống”. Điều này đã được thực tế chứng minh từ ngàn năm về trước. Môn học
ngữ văn là bộ môn khoa học dạy về ngôn ngữ và tác phẩm văn chương nhằm hình
thành kĩ năng đọc, viết và hoàn thiện nhân cách nhân phẩm ở con người. Trong
thời đại ngày nay, môn học Ngữ văn càng có vai trò quan trọng hơn trong nhiệm
vụ giữ gìn sự sống cho ngôn ngữ dân tộc và phát huy nó tốt và đẹp hơn nữa trước
đời sống công nghệ ngày đang thay thế dần rất nhiều thứ khác.
Học ngữ văn trước hết là để học có công cụ giao tiếp. Học để biết đọc, biết
viết biết nghe nói có hiệu quả, biết đọc không chỉ là đọc to lên được chữ, từ, câu,
bài mà đọc phải hiểu,phải nắm được thông tin tường minh và phải hiểu cả những ý
nghĩa hàm ẩn giấu kín trong đó. Tính ứng dụng của viết và nghe, nói cũng thế.
Không biết viết chữ thì đã quá rõ. Không biết diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc, tình
cảm và tư tưởng của mình thì sẽ thế nào? Chỉ thử nghĩ, nếu bạn cần có một suất
học bổng để đi du học hoặc muốn chuẩn bị cho cuộc trả lời phỏng vấn xin việc thì
bạn làm gì? Các công thức toán, lí, hóa ra ôn tập chăng? Rõ ràng là không, mà cần
phải biết viết bài bình luận, biết trình bày ý tưởng của mình một cách tự tin, độc
đáo, chặt chẽ, thuyết phục…cả nói lẫn viết. Còn gì buồn hơn nếu bạn rơi vào tình
trạng nghe người ta nói đùa mà lại cứ tưởng là nói thật …Học Ngữ văn tốt, bạn sẽ
vẫn dụng vào việc nói năng, cư xử hằng ngày tế nhị hơn, có văn hóa hơn…Cuối
12
cùng, ngay cả việc học các tác phẩm văn thơ tưởng như khó ứng dụng ấy vẫn rất
cần. Các câu thơ hay, những nhân vật từ trong các tác phẩm cứ dần in sâu vào tâm
hồn, giúp bạn sẽ sống nhân ái, vị tha hơn. Nhà văn M Gorki từng nói: “Mỗi tác
phẩm là một cuộc đời”. Một lúc nào đó bạn sẽ sống, suy nghĩ và hành động như rất
nhiều tình huống đã xảy ra trong tác phẩm văn học.
Văn học có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển
tư duy của con người. Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn văn có
tính thiết yếu trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh.
Trong thời đại hiện nay, khoa học kĩ thuật phát triển nhanh như vũ bão cho nên đôi
lúc con người có thể bị cuốn theo những tri thức khoa học mà quên đi cảm xúc đời
thường. Những lúc như vậy môn văn sẽ giữ lại tâm hồn con người những tình cảm
nhân văn để con người tìm đến với con người, để trái tim hòa cùng nhịp đập với
trái tim. Không chỉ thế học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác
và ngược lại, các môn học khác cũng góp phần học tốt môn văn. Trước hết phải
biết đọc biết viết. Người ta vẫn thường nói phải học đọc trước rồi sau đó học để
đọc là thế. Mỗi cuốn sách giáo khoa là tập hợp các văn bản thông tin khoa học.
Muốn học tốt các môn học khác trước hết phải đọc hiểu văn bản trong SGK mỗi
môn học phải có một cách đọc riêng; nhưng tất cả đều có yêu cầu chung giống
nhau là phải hiểu văn bản đó nói gì. Chính vì thế mà Chuẩn chung cốt lõi của Hoa
Kỳ yêu cầu đọc hiểu không chỉ trong môn ngữ văn (Language arts) mà còn cả
trong môn Lịch sử/ khoa học xã hội, toán và khoa học kĩ thuật.
Tư duy khoa học và tư duy hình tượng có nhiều điểm khác nhau nhưng có
điểm chung là muốn tạo đều cần đến trí tưởng tượng. Học Ngữ văn, đọc và viết
văn chính là rèn luyện để hình thành và phát triển tốt năng lực tưởng tượng ở mỗi
con người, làm cơ sở và cảm hứng sáng tạo cho người học ở các lĩnh vực khác.
4. Xuất phát từ vai trò quan trọng của văn học Việt Nam trong bộ môn Ngữ
văn ở trường phổ thông
Văn học Việt Nam là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong môn học
Ngữ văn ở các trường phổ thông. Các tác phẩm văn học Việt Nam là thước đo
quan trọng để đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá năng lực của học
13
sinh. Các bài kiểm tra, các đề thi phần lớn tập trung vào các tác phẩm văn học Việt
Nam nên trong quá trình truyền thụ và tiếp cận tri thức cả người dạy và người học
đều tập trung vào mảng kiến thức này. Bởi vậy để thỏa mãn đam mê khám phá văn
chương, để tạo ra không khí, không gian lớp học mang đậm sắc màu văn chương,
không có cách nào khác là phải thay đổi cách nhìn, tư duy, định kiến cho người
dạy và người học mà mấu chốt thay đổi PPDH, thay đổi cách kiểm tra đánh giá.
Đây là vấn đề sống còn của dạy Văn – học Văn.
5. Xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi của thời đại
– Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường phổ thông: PPDH phải nhằm
phát triển tối đa sự suy nghĩ độc lập của HS, kĩ năng đạt đến và vận dụng tri thức,
góp phần định hướng nghề nghiệp. Vì vậy, phát triển chương trình giáo dục phổ
thông dựa trên tiếp cận NL: NL nhận thức, NL giải quyết vấn đề, NL hành động,
NL sáng tạo, NL làm việc nhóm, NLthích ứng với môi trường… là một lựa chọn tất
yếu khách quan và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
– Theo tâm lí cha mẹ HS và dư luận xã hội: trông mong ở mỗi con em/ công
dân sự hoạt bát, nhanh nhạy, tinh tường, am hiểu, không rập khuôn, không là bản
sao hay phiên bản sẵn có.
– Theo yêu cầu nghề nghiệp: cần thiết mỗi người lao động chân tay hay trí óc
có khả năng tự học, tự sáng tạo, phát huy sở trường, năng khiếu, làm theo năng lực,
trả lương theo vị trí việc làm.
Như vậy, trong quá trình dạy- học ở trường trung học phổ thông hiện nay,
nhiệm vụ phát triển các NL cốt lõi cho HS trở thành nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Nhiệm vụ đó đòi hỏi tiến hành đồng bộ ở tất cả các cấp học, các môn học trong đó
có bộ môn Ngữ văn. Do đó, việc đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá trong giáo
dục, đào tạo ở nước ta đã trở thành một yêu cầu tất yếu và cấp thiết.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1. Thực trạng kiểm tra đánh giá học sinh của giáo viên trong môn Ngữ văn
Giải pháp cũ thường làm – “kiểm tra đánh giá nội dung kiến thức”
14
1.1.1. Ưu điểm
– GV chủ động trong việc cung cấp kiến thức một cách hệ thống khoa học,
bài bản, sâu sắc bài học trong chương trình giáo dục.
– Các bài kiểm tra trên giấy được thực hiện vào cuối một chủ đề, một
chương, một học kì… chủ yếu dựa trên việc kiểm tra tái hiện tri thức không làm
khó được GV và HS.
– Đánh giá đạo đức học sinh chú trọng đến việc chấp hành nội quy nhà
trường, chăm ngoan, nghe lời.
– Đảm bảo được chất lượng giáo dục ổn định, an toàn.
1.1.2. Nhược điểm
– Ngày nay, tri thức của nhân loại thay đổi và bị lỗi thời rất nhanh, việc GV
ra đề ít hoặc không chú ý việc phát triển năng lực mà thiên về tái hiện kiến thức
dẫn đến tình trạng HS không thể hiện được khả năng linh hoạt, sáng tạo trong thực
tiễn.
– KTĐG còn thiên về kiểm tra học thuộc lòng, kiểm tra trí nhớ một cách máy
móc, đơn điệu, vụn vặt dẫn đến hiện tượng học tủ, học thuộc văn mẫu, sao chép
nguyên si tài liệu trong các bài kiểm tra và thi sẽ là phổ biến.
– Việc KTĐG kết quả học tập còn chưa có tác dụng mạnh mẽ kích thích,
động viên HS, hoặc ra đề quá khó làm cho những HS có học lực trung bình trở lên
thấy quá khó, từ đó sinh ra tâm lí chán nản, hoặc quá dễ sẽ dẫn đến HS chủ quan,
tâm lí thoả mãn, không đánh giá đúng trình độ của mình.
– Chất lượng giáo dục thiếu bước đột phá, cải tiến.
1.2. Thực trạng bài làm của học sinh trong môn Ngữ văn
1.2.1. Ưu điểm
– HS ghi chép bài được, đặc biệt với HS ban A thường có tâm lí “ỷ nại” kiến
thức thầy/ cô đã cung cấp nên đảm bảo độ an toàn kiến thức phục vụ thi cử.
– Theo đó, bộ môn Ngữ văn ít hoặc không làm khó HS đạt được mức điểm
trung bình
15
1.2.2. Nhược điểm
– HS thụ động; thui chột/ làm mất khả năng sáng tạo… không hình thành thói
quen viết văn sáng tạo.
– Thiếu sự hứng thú và đam mê với việc học: HS không có hứng thú, niềm
đam mê với việc viết văn, dẫn đến việc học tập không hiệu quả.
– Bài làm của HS học vì thế tẻ nhạt, thiếu sự sinh động, hấp dẫn.
– Thiếu đi những bài viết chạm vào cảm xúc.
1.3. Thực trạng khác
Bối cảnh của đời sống kinh tế xã hội thời kinh tế thị trường đã tác động
mạnh mẽ đến quan niệm, nhận thức, thái độ và hành động của cha mẹ HS nói riêng
và nhân dân nói chung. Cách nhìn về giáo dục, về bộ môn Ngữ văn có phần thực tế
đến thực dụng. Họ chưa quan tâm nhiều đến chức năng mang tính nhân văn của
việc học tập bộ môn này trong khi rất nặng nề về điểm số. Cùng với đó tâm lí cha
mẹ HS, dư luận xã hội dành cho bộ môn cũng không mấy thiện cảm: giờ học Văn
đọc chép, mệt mỏi, buồn ngủ, ngủ gật, nghe ù tai, chép nhừ tay, không đi học cũng
không lo, vẫn mượn vở bạn chép được đủ kiến thức, không phải động não tư duy.
1.4. Sự cần thiết đề xuất giải pháp mới trước thực trạng KTĐG trong môn
Ngữ văn hiện nay
Xuất phát từ những thực trạng trên, để giúp GV và HS khắc phục được
những hạn chế trong quá trình KTĐG môn Ngữ văn, tôi xin đề xuất giải pháp được
trình bày cụ thể trong sáng kiến sau: Phát triển năng lực viết sáng tạo cho học
sinh qua hệ thống câu hỏi nâng cao trong các dạng bài nghị luận văn học về các
tác phẩm truyện ngắn chương trình Ngữ văn 12.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1. Tìm hiểu chung về KTĐG theo năng lực HS
2.1.1. Khái niệm kiểm tra đánh giá theo năng lực HS
– Kiểm tra: Xem xét việc nắm bắt (hiểu biết) kiến thức của học sinh để đánh
giá năng lực, kết quả học tập của học sinh.
– Đánh giá: Đánh giá được hiểu là quá trình thu thập và xử lí kịp thời, có hệ
thống những thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng,
16
hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo dục làm cơ sở cho những chủ trương,
biện pháp, hành động giáo dục tiếp theo.
– Năng lực: Chuẩn đánh giá là biểu hiện cụ thể mức độ tối thiểu của mục tiêu
giáo dục mà người học phải đạt được. Xác định được chuẩn đánh giá sẽ tạo cơ sở
để định ra cụ thể nội dung, hình thức kiểm tra và cũng là căn cứ để đo mức độ
nhận thức và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh.
2.1.2. Vai trò của kiểm tra, đánh giá và những vấn đề đổi mới kiểm tra, đánh giá
* Đối với giáo viên:
– Kiểm tra, đánh giá giúp giáo viên hiểu rõ việc học tập của học sinh, có cơ
sở thực tiễn để đánh giá kết quả học tập của học sinh, phát hiện ra những thiếu xót
trong kĩ năng cũng như kiến thức của học sinh để có biện pháp khắc phục kịp thời
– Kiểm tra, đánh giá còn giúp cho giáo viên nhận ra những ưu điểm cũng
như những hạn chế của mình trong công tác giáo dục để từ đó có những biện pháp
thích hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
* Đối với học sinh:
– Kiểm tra, đánh giá giúp học sinh biết được kết quả học tập của mình để từ
đó có những biện pháp cũng như thái độ trong học tập. Chẳng hạn như học sinh
phát hiện ra chỗ hạn chế của mình để tích cực hơn trong học tập, rèn luyện hoặc
học sinh thấy được điểm mạnh của mình để có thái độ tự tin hơn trong học tập.
– Kiểm tra, đánh giá còn giúp giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Nó
giúp học sinh hình thành lòng tin, ý chí quyết tâm, sự trung thực, tinh thần tập thể,
ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
* Đối với các cấp quản lí:
– Kiểm tra đánh giá giúp các nhà quản lí biết được mức độ đạt được của học
sinh so với mục tiêu môn học để họ điều chỉnh hoạt động chuyên môn cũng như
các hỗ trợ khác nhằm đạt được những mục tiêu đã xác định.
– Kiểm tra, đánh giá giúp các cơ quan quản lí giáo dục phát hiện ra những ưu
điểm cũng như các hạn chế của chương trình, sách giáo khoa để có những điều
chỉnh cho thích hợp.
17
– Kiểm tra đánh giá giúp cho nhà trường có cơ sở để tư vấn hướng nghiệp
cho học sinh, cha mẹ học sinh.
2.2. Những vấn đề đổi mới trong kiểm tra, đánh giá
2.2.1. Đổi mới mục tiêu đánh giá
Giai đoạn | Chương trình và sách giáo khoa trước đây | Chương trình và sách giáo khoa hiện nay |
Mục tiêu đánh giá | Quan tâm tới kiến thức mà học sinh thu lượm được sau mỗi bài học, mỗi chương, mỗi học kì, mỗi năm | Kiến thức là cần thiết nhưng kĩ năng cũng rất quan trọng hơn. Coi trọng kĩ năng của học sinh là điểm mới của mục tiêu giáo dục |
2.2.2. Đổi mới mục đích kiểm tra, đánh giá
Giai đoạn | Chương trình và sách giáo khoa trước đây | Chương trình và sách giáo khoa hiện nay |
Mục đích của kiểm tra, đánh giá | Nhằm xác định kết quả học tập của học sinh để đánh giá quá trình phấn đấu học tập của học sinh. | Bên cạnh mục đích như trước kia thì thêm mục đích khác. Đó là cung cấp thông tin phản hồi về quá trình dạy – học, về chương trình, về SGK, về nội dung và phương pháp dạy học để giáo viên cũng như các cơ quan chức năng có sự điều chỉnh cho phù hợp nhằm đáp ứng những yêu cầu giáo dục của thời đại mới |
2.2.3. Đổi mới công cụ đánh giá
Công cụ đánh giá: Công cụ đánh giá được hiểu là các phương tiện, kĩ thuật,
phương pháp dùng để đánh giá
18
Giai đoạn | Chương trình và sách giáo khoa trước đây | Chương trình và sách giáo khoa hiện nay |
Công cụ đánh giá chủ yếu | – Kiểm tra vấn đáp – Các loại bài kiểm tra trắc nghiệm tự luân từ 15 phút trở lên | – Kiểm tra vấn đáp – Các bài kiểm tra viết từ 15 phút trở lên với các hình thức kiểm tra + Trắc nghiệm tự luận + Trắc nghiệm khách quan + Kết hợp trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khác quan |
2.2.4. Đổi mới cách đánh giá
Giai đoạn | Chương trình và sách giáo khoa trước đây | Chương trình và sách giáo khoa hiện nay |
Hình thức đánh giá | – Đó là các kiểu đánh giá: đánh giá thường xuyên qua các câu hỏi kiểm tra, các loại bài kiểm tra. Cách đánh giá này thực chất là khá toàn diện và hợp lí nhưng chỉ ở phương diện lí thuyết. – Chỉ có giáo viên đánh giá học sinh. – Đánh giá khả năng của cá thể học sinh. | Đổi mới cách đánh giá ở các khâu, yếu tố như sau: – Đưa câu hỏi trắc nghiệm vào kiểm tra kiến thức (bổ sung thêm hình thức kiểm tra). – Ngoài đánh giá kiến thức lí thuyết còn đánh giá cả kĩ năng thực hành. – Học sinh cùng tham gia vào quá trình đánh giá (nhận xét, đánh giá bài của bạn. – Đánh giá bài thực hành của cả nhóm, đánh giá năng lực hợp tác của học sinh khi được giáo viên giao bài. |
19
2.2.5. Chuẩn đánh giá
Chuẩn đánh giá là mức tối thiểu cần đạt được của người học khi thực hiện
chương trình học tập. Đây chính là biểu hiện cụ thể của mục tiêu giáo dục. Chuẩn
đánh giá được xây dựng cho các đơn vị kiến thức, cho các phân môn, cho các lớp,
các cấp học cụ thể. Mỗi một cấp độ như thế đều qui định những kiến thức cơ bản,
kĩ năng tối thiểu. Kiến thức đi liền với kĩ năng chính là điểm mới của chẩn đánh
giá.
Khi mới đổi mới chương trình chuẩn đánh giá dựa trên lí thuyết của B.S.
Bloom nên được chia làm 6 cấp độ (bậc) từ thấp đến cao như sau:
– Nhận biết
– Thông hiểu
– Vận dụng
– Phân tích
– Tổng hợp
– Đánh giá
Hiện nay người ta vận dụng lí thuyết Nikko của Nhật và chia thành 4 bậc
đánh giá là: Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao
Cấp độ | Mô tả (biểu hiện) |
Nhận biết | Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu. |
Thông hiểu | Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng khi chúng được thể hiện theo các cách tương tự như cách giáo viên đã giảng hoặc như các ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học. |
Vận dụng | Học sinh có thể hiểu được khái niệm ở một cấp độ cao hơn “thông hiểu”, tạo ra được sự liên kết logic giữa các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng để tổ chức lại các thông tin đã được trình bày giống với bài giảng của giáo viên hoặc trong sách giáo khoa. |
20
Vận dụng cao | Học sinh có thể sử dụng các khái niệm về môn học – chủ đề để giải quyết các vấn đề mới, không giống với những điều đã được học hoặc trình bày trong sách giáo khoa nhưng phù hợp khi được giải quyết với kỹ năng và kiến thức được giảng dạy ở mức độ nhận thức này. Đây là những vấn đề giống với các tình huống học sinh sẽ gặp phải ngoài xã hội. |
2.3. Những cơ sở xác định vấn đề được đề cập đến trong phần nhận xét nâng cao
Xuất phát từ vai trò của đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá,
để hướng dẫn học sinh làm tốt các câu hỏi nâng cao trong bài nghị luận văn học
cho các văn bản truyện ngắn Việt Nam hiện đại đọc chính thức trong chương trình
THPT, người giáo viên cần phải:
2.3.1. Căn cứ vào vai trò của đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
môn Ngữ Văn
– Đã 6 – 7 năm qua, Bộ GD&ĐT đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
và kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực. Bài kiểm tra Ngữ văn chủ
yếu là dạng đọc hiểu và viết; tức là xem HS đọc có hiểu không, có biết viết 1 kiểu
văn bản nào đó; chứ không tập trung vào việc nhớ nhiều, thuộc nhiều và chép được
nhiều… Như đã nêu, CT GDPT 2006 đã cho phép thực hiện việc kiểm tra – đánh
giá như yêu cầu của CT GDPT 2018: “Trong việc đánh giá kết quả học tập cuối
năm học, cuối cấp học, cần đổi mới cách thức đánh giá (cấu trúc đề, cách nêu câu
hỏi, độ khó…); sử dụng và khai thác ngữ liệu bảo đảm yêu cầu đánh giá được năng
lực của HS, khắc phục tình trạng chỉ học thuộc bài hoặc sao chép tài liệu có sẵn;
tránh dùng lại các văn bản ngữ liệu đã học để đánh giá được chính xác khả năng
đọc hiểu và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học” (CT GDPT 2018, môn Ngữ văn,
trang 86).
– Cần có nghiên cứu, trao đổi giữa các chuyên gia với cơ quan chỉ đạo dạy
học và khảo thí để có một cấu trúc đề thi hợp lí. Chẳng hạn với Kỳ thi tốt nghiệp
THPT, do thời gian làm bài có hạn, nên đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản văn
21
học cần tích hợp với yêu cầu viết bài NLVH; đánh giá năng lực đọc hiểu các loại
văn bản khác tích hợp với viết NLXH. Về yêu cầu viết, nên cho HS tự chọn: Viết
NLVH hoặc NLXH.
– Trong đó, bài NLVH yêu cầu HS hoặc phải vận dụng tổng hợp kiến thức
văn học để giải quyết vấn đề hoặc yêu cầu phân tích, cảm nhận 1 bài/ đoạn thơ, văn
chưa được học… Cần hiểu ngữ liệu mới là các văn bản tương đương (thể loại, đề
tài, chủ đề, độ khó…) chứ không phải là 1 văn bản hoàn toàn xa lạ với HS.
– Để thực hiện thay đổi này, ngay từ đầu năm học này (tháng 9/2021), Bộ
GD&ĐT cần thông báo ngay về việc thay đổi cách kiểm tra đánh giá với môn Ngữ
văn trên nhiều phương tiện thông tin, ít nhất là trong thông báo triển khai năm học
mới và những điểm thay đổi về thi cử, tuyển sinh đối với HS các cấp, đặc biệt lớp
9 và 12.
– GV toàn quốc cần biết việc thay đổi này và cần làm cho xã hội, nhất là các
bậc cha mẹ HS hiểu. Thay đổi như thế không gây thiệt thòi cho HS mà trái lại hết
sức công bằng: Đánh giá đúng được năng lực của những HS khá giỏi. Thay đổi ấy
sẽ triệt tiêu và hạn chế được nạn chép lại văn mẫu, tổ chức học thêm, dạy tủ, đoán
mò…
– Việc đổi mới cách ra đề trong đánh giá kết quả môn học Ngữ văn đúng
hướng sẽ có tác động rất lớn tới việc dạy và học. Khi đó, GV chủ yếu dạy cho HS
cách học, phương pháp đọc và viết sao cho hiệu quả, chứ không tập trung nhồi
nhét và chuẩn bị các dàn ý và bài văn mẫu như hiện nay. Cũng vì thế đổi mới ra đề
sẽ mang lại một tinh thần và không khí học tập mới trong dạy và học Ngữ văn ở
nhà trường phổ thông.
2.3.2. Căn cứ vào đặc trưng của thể loại truyện
Một trong những căn cứ quan trọng để thiết kế hoạt động khởi động là căn
cứ vào đặc trưng của từng thể loại. Để thiết kế tốt hoạt động khởi động cho các văn
bản truyện và kí phần văn học Việt Nam đọc chính thức trong chương trình THPT,
giáo viên cần nắm vững đặc trưng của hai thể loại này.
22
2.3.2.1. Đặc trưng của truyện
Truyện tiêu biểu cho loại tự sự, phản ánh đời sống trong tính khách quan của
nó. Truyện được kể theo điểm nhìn của người kể chuyện. Người kể chuyện đóng
vai trò là người dẫn dắt, miêu tả, phân tích, bình luận, làm sáng tỏ những gì cần
thiết để người đọc cảm nhận rõ ràng, sâu sắc và đầy đủ nội dung tác phẩm. Truyện
phản ánh đời sống qua cốt truyện. Cốt truyện là chuỗi cách sự kiện biến cố được tổ
chức, sắp xếp một cách hợp logic nhằm phục vụ cho ý đồ tư tưởng nghệ thuật của
nhà văn, trình tự trong truyện có thể bị đảo lộn so với trình tự đời sống. Làm nên
các sự kiện là chi tiết nghệ thuật, có những chi tiết nhỏ nhưng có sức chứa lớn về
nội dung tư tưởng… Trong diễn biến cốt truyện, nhân vật hình thành, tác động qua
lại, bộc lộ đặc điểm, tính cách của mình. Nhân vật được miêu tả trong mối quan hệ
với nhân vật khác một cách cụ thể, qua đó bộc lộ tính cách, số phận nhân vật.
Ngôn ngữ truyện có nhiều hình thức khác nhau: ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn
ngữ nhân vật; lời đối thoại, lời độc thoại nội tâm; Ngôn ngữ truyện gần với ngôn
ngữ đời sống. Có thể nói, tính khách quan trong sự phản ánh, cốt truyện được tổ
chức một cách nghệ thuật, nhân vật được miêu tả chi tiết, cụ thể, sinh động, gắn
với hoàn cảnh, phạm vi miêu tả không bị hạn chế về không gian và thời gian, ngôn
ngữ linh hoạt, gần gũi với đời sống hằng ngày là đăc trưng cơ bản của truyện.
Truyện được chia ra thành một số kiểu loại:
– Trong văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích,
truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ.
– Trong văn học trung đại: truyện văn xuôi chủ yếu viết bằng chữ Hán;
truyện thơ Nôm.
– Trong văn học hiện đại: Truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài.
2.3.2.2. Đặc trưng truyện ngắn hiện đại
Các văn bản truyện phần văn học Việt Nam hiện đại đọc chính thức trong
chương trình Ngữ Văn THPT đều là truyện ngắn thuộc các giai đoạn 1945-1975;
1975 đến hết thế kỉ XX. Do vậy, chúng tôi tập trung trình bày đặc trưng của truyện
ngắn và đặc điểm của truyện ngắn hiện đại ở từng giai đoạn nói trên.
23
Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ: ít nhân vật, ít sự kiện; thể hiện nét riêng
trong cách nắm bắt cuộc sống: hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện nét
bản chất nhất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người; nội dung
của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư,
thế sự hay sử thi… Để thiết kế hoạt động khởi động cho các văn bản truyện ngắn,
giáo viên cần xuất phát từ những số đặc trưng cơ bản của thể loại.
– Nhân vật
Truyện ngắn thường ít nhân vật, nhân vật ít được khắc họa tỉ mỉ, toàn diện,
đầy đặn, thường hiện thân cho một quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái
tồn tại của con người. Nhân vật được coi là linh hồn của truyện ngắn, qua đó, nhà
văn thể hiện những tư tưởng, tình cảm, quan niệm về cuộc đời.
– Cốt truyện
Truyện ngắn phản ánh đời sống qua cốt truyện. Cốt truyện là chuỗi cách sự
kiện biến cố được tổ chức, sắp xếp một cách hợp logic nhằm phục vụ cho ý đồ tư
tưởng nghệ thuật của nhà văn, trình tự trong truyện có thể bị đảo lộn so với trình tự
đời sống. Truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một vài biến cố, mặt nào đó của
đời sống, các sự kiện tập trung trong một không gian, thời gian nhất định.
– Tình huống truyện
Tình huống truyện là hoàn cảnh chứa xung đột được nhà văn tạo lập để triển
khai cốt truyện, đó là những sự kiện đặc biệt của đời sống trong đó chứa đựng
những diễn biến, mâu thuẫn được nhà văn triệt để khai thác làm bật lên ý đồ nghệ
thuật của mình. Trong truyện ngắn tình huống là “cái tình thế xảy ra truyện” để
diễn tả “một khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc”, là cái khoảnh
khắc chứa đựng cả một đời người” (Nguyễn Minh Châu). Tình huống truyện là cơ
sở để cốt truyện phát triển một cách tự nhiên, hợp lí; góp phần thể hiện tư tưởng,
tính cách của nhân vật, thể hiện chủ đề của tác phẩm.
– Kết cấu
Kết cấu là cách tổ chức tác phẩm: thể hiện ở phần mở đầu, kết thúc; sự lựa
chọn, sắp xếp các chi tiết đời sống, sắp xếp các chương đoạn… Trong truyện ngắn
phần mở đầu và kết thúc đóng vai trò quan trọng, nói như A.Sê-khốp, bậc thầy của
24
truyện ngắn thế giới: “Đối với tôi, viết truyện ngắn cốt nhất phải tô đậm cái mở
đầu và kết luận”. Để cho “độ mở” của đoạn kết được rộng, tạo nên độ tin cậy và
quyền chủ động của người đọc theo lí thuyết đồng sáng tạo, trong truyện ngắn hiện
đại thường có một khoảng trống tự do ở cuối truyện. Lối kết thúc mở còn tạo ra sự
bất ngờ làm cho câu truyện vì thế ám ảnh và có dư ba.
– Chi tiết
Chi tiết là những tiểu tiết của tác phẩm có thể là về phong cảnh, môi trường,
chân dung, cử chỉ, phản ứng nội tâm, hành vi, lời nói… Chi tiết nghệ thuật đóng
vai trò quan trọng trong truyện ngắn. Không chỉ mang giá trị tạo hình, chi tiết còn
mang sức khái quát lớn tô đậm tính cách nhân vật, thể hiện điểm nhìn, nghệ thuật
kể chuyện của tác giả… tạo ra những tầng nghĩa sâu xa cho tác phẩm. Chi tiết cô
đúc là bởi đây là những yếu tố nhỏ trong tác phẩm nhưng lại mang sức chứa lớn
về tư tưởng và cảm xúc. Những chi tiết đặc sắc, độc đáo thường làm nên những
truyện ngắn có giá trị, hấp dẫn, nói như M.Gor-ki: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn
lớn”. Để có được những chi tiết nghệ thuật hay nhà văn phải có sự tìm tòi, sáng
tạo, phải có vốn sống thực tế phong phú.
– Điểm nhìn và giọng điệu trần thuật
Truyện ngắn được kể theo điểm nhìn của người kể chuyện. Người kể chuyện
đóng vai trò là người dẫn dắt, miêu tả, phân tích, bình luận, làm sáng tỏ những gì
cần thiết để người đọc cảm nhận rõ ràng, sâu sắc và đầy đủ nội dung tác phẩm.
Điểm nhìn văn bản là phương thức phát ngôn, trình bày, miêu tả phù hợp với cách
nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác giả, chỉ vị trí để quan sát, cảm nhận, đánh giá
(bao gồm cả khoảng cách giữa chủ thể và khách thể, cả phương diện vật lí, tâm lí,
văn hóa…). Giọng kể (hay chính là giọng điệu) là thái độ, tình cảm, lập trường tư
tưởng, đạo đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy
định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, thân
sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm. Giọng điệu trong tác phẩm có
giá trị đa dạng, nhiều sắc thái dựa trên một giọng điệu cơ bản chủ đạo. Giọng kể
(giọng điệu) quan trọng trong tác phẩm văn học vì nó phản ánh lập trường xã hội,
25
thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, là một biểu hiện của phong cách
nhà văn, có tác dụng truyền cảm cho người đọc.
– Ngôn ngữ
Truyện ngắn là một thể loại yêu cầu rất cao về việc tổ chức ngôn ngữ. Ngôn
ngữ truyện ngắn thường mang tính chất đậm đặc, chắt lọc, trong sáng và dễ hiểu,
vừa mang đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi vì đặc trưng phản ánh cuộc sống theo
phương thức tự sự, vừa gần gũi với ngôn ngữ thơ ca, vì đòi hỏi ngắn gọn, do
yêu cầu của thể loại. Ngôn ngữ có nhiều hình thức khác nhau: ngôn ngữ người kể
chuyện, ngôn ngữ nhân vật; lời đối thoại, lời độc thoại nội tâm…
2.3.2.3. Đặc điểm truyện ngắn Việt Nam hiện đại
– Truyện ngắn giai đoạn 1945-1975
Từ năm 1945 đến 1975 trên đất nước ta đã diễn ra nhiều sự kiện lớn lao:
cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dài suốt 30 năm, công cuộc
xây dựng cuộc sống mới, con người mới ở miền Bắc. Những sự kiện đó đã tác
động mạnh mẽ, sâu sắc tới văn học nghệ thuật nói chung và truyện ngắn nói riêng.
Truyện ngắn thời kì này chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng
mạn. Mỗi tác phẩm như một tấm gương phản chiếu những vấn đề lớn lao, trọng đại
của đất nước và cách mạng từ năm 1945 đến năm 1975: đấu tranh thống nhất đất
nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhiều tác phẩm viết về sự đổi đời của con
người, miêu tả sự biến đổi số phận và tính cách nhân vật trong môi trường xã hội
mới. Ngoài ra còn có những truyện ngắn viết về hiện thực đời sống trước cách
mạng với cái nhìn, khả năng phân tích và sức khái quát mới. Nhân vật chính trong
các tác phẩm thường tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận
mình với số phận đất nước, thể hiện và kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả
cộng đồng. Cái riêng tư đời thường ít được đề cập và nếu có cũng chủ yếu để nhấn
mạnh thêm trách nhiệm và tình cảm của cá nhân đối với cộng đồng. Con người
được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ý thức chính trị, ở lẽ
sống lớn và tình cảm lớn. Điểm nhìn của người cầm bút là cái nhìn có tầm bao quát
của lịch sử, dân tộc và thời đại.
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education