SKKN Phát triển phẩm chất, năng lực học sinh lớp 11 theo hướng tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018 thông qua các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, và tổ chức sinh hoạt tại CLB STEM
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
ĐIỀU KIỆN TẠO RA SÁNG KIẾN
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp THPT là giai đoạn định hướng
nghề nghiệp, giúp các HS có khả năng thích ứng với các điều kiện sống, học tập
và làm việc khác nhau; thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại; có khả
năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân; có khả năng phát triển hứng
thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai; xây dựng
được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân
có ích. Đó là mục tiêu hướng đến của chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ được áp dụng tại khối lớp 11
THPT từ năm học 2023-2024, để chuẩn bị cho việc triển khai chương trình mới
giáo viên được tập huấn theo các Modul, giáo viên đã được tiếp cận, học tập và
hoàn thành các yêu cầu đề ra của chương trình bồi dưỡng giáo viên;
Phát huy tính tính kế thừa có chọn lọc chương trình giáo dục phổ thông hiện
hành, tiếp cận và chuẩn bị tốt các điều kiện cho việc triển khai chương trình giáo
dục phổ thông 2018 có hiệu quả, tác giả sáng kiến đã lựa chọn các đề tài hoạt động
trải nghiệm, hướng nghiệp định hướng cho học sinh nghiên cứu ngoài thời gian
chính khoá, hay tổ chức hoạt động tại câu lạc bộ STEM của nhà trường trong các
năm học 2020-2021, 2021-2022 tạo tiền đề chương trình giáo dục phổ thông 2018
được triển khai đồng bộ đủ đến các khối lớp trong các năm học tiếp theo;
Báo cáo sáng kiến “Phát triển phẩm chất, năng lực học sinh lớp 11 theo
hướng tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018 thông qua các hoạt động
trải nghiệm, hướng nghiệp, và tổ chức sinh hoạt tại CLB STEM” là kết quả thực
hiện khi giảng dạy môn vật lí tai nhà trường các năm học 2020-2021, 2021-2022,
là nguồn tài liệu tham khảo cho việc thực hiện chương trình cũ cho các năm học
còn lại, và khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đồng đối với cấp
THPT.
2
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Chương trình giáo dục hiện hành (GDPT 2006) chú trọng xây dựng chương
trình học về nội dung, nặng nề về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng giúp học
sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Tập trnng vào đánh giá, nhận xét phẩm chất
năng lực học sinh, chưa chú trọng giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm
chất, năng lực của bản thân.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1. Nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông 2018
Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, những phẩm chất, năng lực của
học sinh được hình thành thông qua hình ảnh:
Hình 1. Mô tả các thành tố về phẩm chất, năng lực chung
của học sinh cần đạt theo chương trình giáo dục phổ thống 2018
3
2.1.1. Mô tả những yếu cầu chủ yếu cần đạt về phẩm chất của học sinh:
* Yêu nước:
– Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ
thiên nhiên;
– Tự giác thực hiện và vận động người khác thực hiện các quy định của pháp
luật, góp phần bảo vệ và xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động
bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hoá.
– Đấu tranh với các âm mưu, hành động xâm phạm lãnh thổ, biên giới quốc
gia, các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia bằng thái độ
và việc làm phù hợp với lứa tuổi, với quy định của pháp luật; Sẵn sàng thực hiện
nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
* Nhân ái:
– Yêu quý mọi người: Quan tâm đến mối quan hệ hài hoà với những người
khác; Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người, đấu tranh với những
hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Chủ động, tích
cực vận động người khác tham gia các hoạt động từ thiện và hoạt động phục vụ
cộng đồng;
– Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người: Tôn trọng sự khác biệt về lựa chọn
nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, sự đa dạng văn hoá cá nhân; Có ý thức học hỏi các
nền văn hoá trên thế giới; cảm thông, độ lượng với những hành vi, thái độ có lỗi
của người khác.
* Chăm chỉ:
– Ham học: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi,
khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập; Tích cực tìm tòi và sáng tạo
trong học tập; Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
– Chăm làm: Tích cực tham gia và vận động mọi người tham gia các công việc
phục vụ cộng đồng; Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong lao động;
Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
* Trung thực:
– Nhận thức và hành động theo lẽ phải;
– Sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt, điều tốt;
4
– Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với
các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống, các hành vi vi phạm
chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.
* Trách nhiệm:
– Với bản thân: Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức
của bản thân; Có ý thức sử dụng tiền hợp lí khi ăn uống, mua sắm đồ dùng học tập,
sinh hoạt; Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản thân.
– Với gia đình: Có ý thức làm tròn bổn phận với người thân và gia đình; Quan
tâm bàn bạc với người thân, xây dựng và thực hiện kế hoạch chi tiêu hợp lí trong
gia đình.
– Vơi nhà trường và xã hội: Tích cực tham gia và vận động người khác tham
gia các hoạt động công ích; Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia
các hoạt động tuyên truyền pháp luật; Đánh giá được hành vi chấp hành kỉ luật,
pháp luật của bản thân và người khác; Đấu tranh phê bình các hành vi vô kỉ luật, vi
phạm pháp luật.
– Với môi trường sống: Hiểu rõ ý nghĩa của tiết kiệm đối với sự phát triển bền
vững; có ý thức tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; đấu tranh ngăn chặn các hành vi
sử dụng bừa bãi, lãng phí vật dụng, tài nguyên; Chủ động, tích cực tham gia và vận
động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên
nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
2.1.2. Những yêu cầu cần đạt về năng lực chung của học sinh:
* Năng lực tự chủ và tự học:
– Tự lực: Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân
trong học tập và trong cuộc sống; biết giúp đỡ người sống ỷ lại vươn lên để có lối
sống tự lực;
– Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng: Biết khẳng định và bảo
vệ quyền, nhu cầu cá nhân phù hợp với đạo đức và pháp luật;
– Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình: Đánh giá được những ưu
điểm và hạn chế về tình cảm, cảm xúc của bản thân; tự tin, lạc quan; Biết tự điều
chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của bản thân; Luôn bình tĩnh và có cách cư xử
đúng; Sẵn sàng đón nhận và quyết tâm vượt qua thử thách trong học tập và đời
sống; Biết tránh các tệ nạn xã hội.
– Thích ứng với cuộc sống: Điều chỉnh được hiểu biết, kĩ năng, kinh nghiệm
của cá nhân cần cho hoạt động mới, môi trường sống mới; Thay đổi được cách tư
5
duy, cách biểu hiện thái độ, cảm xúc của bản thân để đáp ứng với yêu cầu mới,
hoàn cảnh mới.
– Định hướng nghề nghiệp: Nhận thức được cá tính và giá trị sống của bản
thân; Nắm được những thông tin chính về thị trường lao động, về yêu cầu và triển
vọng của các ngành nghề; Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học
phổ thông; lập được kế hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng
nghề nghiệp của bản thân.
– Tự học, tự hoàn thiện: Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã
đạt được; biết đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những hạn chế; Đánh
giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng của bản thân;
tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm
vụ học tập khác nhau; ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho
việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết; Tự nhận ra và điều chỉnh được những
sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình,
rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác; biết tự điều chỉnh
cách học; Biết thường xuyên tu dưỡng theo mục tiêu phấn đấu cá nhân và các giá
trị công dân.
* Năng lực giao tiếp và hợp tác:
– Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp: Xác định
được mục đích giao tiếp phù hợp với đối tượng và ngữ cảnh giao tiếp; dự kiến được
thuận lợi, khó khăn để đạt được mục đích trong giao tiếp; Biết lựa chọn nội dung,
kiểu loại văn bản, ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp khác phù hợp với ngữ
cảnh và đối tượng giao tiếp; Tiếp nhận được các văn bản về những vấn đề khoa
học, nghệ thuật phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp của bản thân, có
sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng; Biết sử
dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày
thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá về các vấn đề trong khoa học,
nghệ thuật phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp; Biết chủ động trong
giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
– Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội; điều chỉnh và hoá giải các mâu
thuẫn: Nhận biết và thấu cảm được suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người khác;
Xác định đúng nguyên nhân mâu thuẫn giữa bản thân với người khác hoặc giữa
những người khác với nhau và biết cách hoá giải mâu thuẫn.
– Xác định mục đích và phương thức hợp tác: Biết chủ động đề xuất mục đích
hợp tác để giải quyết một vấn đề do bản thân và những người khác đề xuất; Biết
lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ.
6
– Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân: Phân tích được các công
việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm; sẵn sàng nhận công việc khó
khăn của nhóm.
– Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác: Qua theo dõi, đánh giá
được khả năng hoàn thành công việc của từng thành viên trong nhóm để đề xuất
điều chỉnh phương án phân công công việc và tổ chức hoạt động hợp tác.
– Tổ chức và thuyết phục người khác: Biết theo dõi tiến độ hoàn thành công
việc của từng thành viên và cả nhóm để điều hoà hoạt động phối hợp; biết khiêm
tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm.
– Đánh giá hoạt động hợp tác: Căn cứ vào mục đích hoạt động của các nhóm,
đánh giá được mức độ đạt mục đích của cá nhân, của nhóm và nhóm khác; rút kinh
nghiệm cho bản thân và góp ý được cho từng người trong nhóm.
– Hội nhập quốc tế: Có hiểu biết cơ bản về hội nhập quốc tế; Biết chủ động,
tự tin trong giao tiếp với bạn bè quốc tế; biết chủ động, tích cực tham gia một số
hoạt động hội nhập quốc tế phù hợp với bản thân và đặc điểm của nhà trường, địa
phương; Biết tìm đọc tài liệu nước ngoài phục vụ công việc học tập và định hướng
nghề nghiệp của mình và bạn bè.
* Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo:
– Nhận ra ý tưởng mới: Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức
tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; biết phân tích các nguồn thông tin độc lập để
thấy được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới.
– Phát hiện và làm rõ vấn đề: Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và
cuộc sống; suy nghĩ không theo lối mòn; tạo ra yếu tố mới dựa trên những ý tưởng
khác nhau; hình thành và kết nối các ý tưởng; nghiên cứu để thay đổi giải pháp
trước sự thay đổi của bối cảnh; đánh giá rủi ro và có dự phòng.
– Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên
quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề;
lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất.
– Thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập được kế hoạch hoạt động có mục tiêu,
nội dung, hình thức, phương tiện hoạt động phù hợp; Tập hợp và điều phối được
nguồn lực (nhân lực, vật lực) cần thiết cho hoạt động; Biết điều chỉnh kế hoạch và
việc thực hiện kế hoạch, cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề cho phù hợp với
hoàn cảnh để đạt hiệu quả cao; Đánh giá được hiệu quả của giải pháp và hoạt động
7
– Tư duy độc lập: Biết đặt nhiều câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấp nhận
thông tin một chiều; không thành kiến khi xem xét, đánh giá vấn đề; biết quan tâm
tới các lập luận và minh chứng thuyết phục; sẵn sàng xem xét, đánh giá lại vấn đề
Những yêu cầu cần đạt về các năng lực chuyên môn (Năng lực đặc thù):
– Năng lực khoa học: Nhận thức khoa học; Tìm hiểu tự nhiên, tìm hiểu xã
hội; Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Năng lực khoa học được hình thành, phát
triển ở nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học
và hoạt động giáo dục.
– Năng lực công nghệ Năng lực công nghệ: Nhận thức công nghệ; giao tiếp
công nghệ; sử dụng công nghệ; đánh giá công nghệ; thiết kế kĩ thuật.
– Năng lực thẩm mĩ:: Nhận thức các yếu tố thẩm mĩ; phân tích, đánh giá các
yếu tố thẩm mĩ; tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mĩ.
– Năng lực thể chất: Chăm sóc sức khỏe; vận động cơ bản; hoạt động thể dục
thể thao.
– Năng lực tin học: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin
và truyền thông; ứng xử phù hợp trong môi trường số; giải quyết vấn đề với sự hỗ
trợ của công nghệ thông tin và truyền thông; ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong học và tự học; hợp tác trong môi trường số.
– Năng lực tính toán: Nhận thức kiến thức toán học; tư duy toán học; vận dụng
kiến thức, kĩ năng đã học. Năng lực tính toán được hình thành, phát triển ở nhiều
môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động
giáo dục. Biểu hiện tập trung nhất của năng lực tính toán là năng lực toán học, được
hình thành và phát triển chủ yếu ở môn Toán.
– Năng lực ngôn ngữ: Các hoạt động nghe, nói, đọc, viết.
2.2. Phân tích chương trình môn Vật lí lớp 11 GDPT hiện hành:
Gồm 7 chương, 35 bài học, phân phối thành 70 tiết học (gồm cả các tiết kiểm
tra định kỳ):
Học kỳ I: 18 tuần học x 2 tiết/tuần = 36 tiết
Học kỳ: II: 17 tuần x 2 tiết/tuần = 34 tiết
Ở một số lớp, một số giai đoạn có thêm 1 tiết học tự chọn/tuần
Như vậy, việc triển khai các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo hình
thức chính vẫn là GV định hướng cho HS tìm tòi, khám phá, nghiên cứu ngoài thời
8
gian chính khoá; trao đổi thảo luận thông qua nhóm riêng trên các ứng dụng mạng
xã hội, và thông qua sinh hoạt CLB.
2.3. Lựa chon phương pháp hình thưc tổ chức các hoạt động trải nghiệm
hướng nghiệp:
Trên cơ sở nghiên cứu phẩm chất năng lực theo chương trình giáo dục phổ
thông tổng thể 2018, và việc thực hiện kế hoạch giảng dạy chương trình vật lí 11
hiện hành, kết hợp với điều kiện hoàn cảnh của nhà trường, tác gỉả chọn lựa hai
hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm chính, nhằm phát triển phẩm chất, năng
lực của học sinh, tiếp cận dần với yêu cầu cần đạt về phẩm chất năng lực của học
sinh trong thời gian chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để thực hiện chương trình giáo
dục phổ thông 2018 cho học sinh lớp 11 từ năm học 2023-2024, đó là:
2.3.1. Phương pháp tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học tìm tòi khám phá:
Với những yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh có thể tóm tắt theo
hình ảnh sau
Hình 2. Phẩm chất, năng lực của học sinh cần đạt trong HĐ NCKH
9
2.3.2. Phương pháp tổ chức hoạt động thực hiện dự án: Với những yêu cầu
cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh có thể tóm tắt theo hình ảnh sau
Hình 3. Phẩm chất, năng lực của học sinh cần đạt trong HĐ dự án
2.4. Hình thức nghiên cứu:
2.4.1. Phương pháp tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học
Mực đích của phương pháp tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học là rèn
luyện cho học sinh phẩm chất trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực,…, phát triển năng
lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học, thích ứng với cuộc sống nhiều
biến động, giáo viên định hướng học sinh nghiên cứu các vấn đề có ý nghĩa thực
tiễn, gắn với vốn kinh nghiệm sẵn có của học sinh về thế giới xung quanh, các hiện
tượng, sự việc nảy sinh trong các hoạt động và cuộc sống hàng ngày.
Thời gian tổ chức hoạt nghiên cứu khoa học ngoài thời gian học tập chính
khóa của học sinh.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Chọn đề tài nghiên cứu
Trên cơ sở giáo viên và học sinh cùng nhau chia sẻ, thảo luận, trao đổi và đưa
ra nhận định các vấn đề, các câu hỏi, các hiện trạng cần nghiên cứu, nếu có thể tìm
kiếm và phân tích tổng quan các nghiên cứu (ưu tiên các vấn đề có tính thời sự gắn
với tình hình địa phương) từ đó đánh giá sơ lược nguyên nhân cũng như ý tưởng
tác động vào vấn đề nghiên cứu, học sinh lựa chọn đề tài nghiên cứu cho cá nhân
hoặc nhóm (có thể nhờ sự tư vấn hay định hướng của giáo viên).
Bước 2: Xây dựng đề cương nghiên cứu
10
Đề cương NCKH cần làm rõ các vấn đề: xác định mục tiêu; nội dung và nhiệm
vụ; phương pháp và phương tiện thực hiện; các đề mục nội dung và nguồn học liệu
phục vụ cho nghiên cứu.
Tên đề tài:
1. Lí do lựa chọn chủ đề nghiên cứu, tìm tòi, khám phá
– Nêu ngắn gọn lí do chọn đề tài nghiên cứu, tìm tòi khám phá, thực
hiện dự án ….?
2. Mục đích nghiên cứu
– Mô tả những gì sẽ làm như thế nào để thực hiện và những kết quả
gì được mong đợi
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Chỉ rõ được đối tượng nghiên cứu là gì?
– Phạm vi nghiên cứu là giới hạn của nghiên cứu, kết quả nghiên
cứu có thể áp dụng như thế nào, có tính có tính giáo dục ra sao?
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu cơ sở lí luận, nghiên cứu thực tiễn, thực hiện điều xa,
lấy phiếu hỏi, tổng hợp thông tin …
– Cần khảo sát thông tin trong mạng Internet để biết nội dung nghiên
cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu lí luận: …
– Phương pháp nghiên cứ thực tiễn: …
– Phương pháp nghiên cứu điều tra thực tế: …
– Phương pháp thông kê toán học: …
6. Dự kiến đóng góp mới của đề tài
Dự kiến đặt ra phải liên hệ với mục tiêu nghiên cứu, có thể chứng minh
bằng điều tra, khảo sát, điều tra làm thí nghiệm, sản phẩm dự thi …
7. Thời gian thực hiện:
Từ ngày … tháng … năm …. đên ngày … tháng … năm ….
8. Dự trù kính phí cho hoạt động nghiên cứu (thực hiện dự án): ….
11
Bước 3: Xây dựng kế hoạch nghiên cứu
Nội dung trình bày của bản kế hoạch, thông qua hỗ trợ của giáo viên, học sinh
phải xác định rõ các mốc thời gian, nội dung công việc phải làm hay biện pháp thực
hiện, các điều kiện hỗ trợ (vật lực, nhân lực, tài lực) và dự kiến sản phẩm phải đạt
cho từng giai đoạn.
Thiết kế mẫu kế hoạch hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT ……. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP Tên đề tài: …. (Hoạt động nghiên cứu khoa học, tìm tòi, khám phá…) Mạch nội dung: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Hình thức hoạt động: Nghiên cứu, tìm tòi, khám phá Thời gian: Từ ….. đến ….. Đối tượng tham gia: Học sinh lớp 11 Người phụ trách: GV hướng dẫn 1. MỤC TIÊU | |
Phẩm chất, năng lực | Yêu cầu cần đạt |
1.1. Phẩm chất chủ yếu | |
Chăm chỉ | Tích cực tham gia các hoạt động hướng nghiệp |
Nhân ái | Có trách nhiệm, tôn trọng ý kiến người khác |
… | |
1.2. Năng lực chung | |
Năng lực giao tiếp và hợp tác | Sử dụng ngôn ngữ (lí lẽ) và các yếu tố phi ngôn ngữ để thể hiện quan điểm của bản thân về việc chọn nghề; |
12
1.3. Năng lực đặc thù
Năng lực định hướng nghề
nghiệp
Xác định được vai trò, nội dung, cách thức của
việc tìm hiểu bản thân, nhu cầu xã hội và các yếu
tố tác động đến việc chọn nghề;
Vận dụng một số cách thức tìm hiểu bản thân,
nhu cầu xã hội, các yếu tố tác động đến việc chọn
nghề
….
2. CHUẨN BỊ: – Thời gian: ….. – Địa điểm: ….. – Phân công cụ thể cho các thành viên | ||||
STT | Nội dung công việc chuẩn bị | Phân công nhiệm vụ | ||
Phụ trách chính | Hỗ trợ | |||
1 | ||||
2 | ||||
3 | ||||
4 | ||||
5 | ||||
… | …. | … | .. | .. |
3. TIÊN TRÌNH THU THẬP, XỬ LÍ THÔNG TIN | ||||
Nội dung thu thập thông tin | Mục tiêu, mô tả hoạt động | Đánh giá hoạt động | ||
Hoạt động 1: ……….. | 1. Mục tiêu hoạt động: …………. 2. Cách thức hoạt động |
Ghi chú
13
Thời gian: Từ … Đến ……….. | ………. | ||
Hoạt động 2: ……….. Thời gian: Từ … Đến ……….. | 1. Mục tiêu hoạt động: …………. 2. Cách thức hoạt động ………. | ||
Hoạt động 3: ……….. Thời gian: Từ … Đến ……….. | 1. Mục tiêu hoạt động: …………. 2. Cách thức hoạt động ………. | ||
4. HỒ SƠ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU, TÌM TÒI, KHÁM PHÁ 4.1. Nội dung: 4.1.1. 4.1.2. 4.1.3. Phiếu thu thập, xử lí thông tin của các thành viên 4.2. Hồ sơ khác: – Phiếu khảo sát. phiếu hỏi, .. – Phiếu đánh tự đánh giá của cá nhân (ví dụ mẫu phiếu): PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ (CÁ NHÂN) Thông tin cá nhân – Họ tên: …………………………………………… – Nhiệm vụ trong nhóm: …………………………… – Điện thoại: …………………… gmail: …………………………; Nội dung tự đánh giá + Quy ước mức độ: Thấp nhất (không có): 0 → Cao nhất 10 + Ghi minh chứng, ngắn gọn, thể hiện được mức độ đánh giá | |||
STT | Tiêu chí | Mức độ | Minh chứng |
1 | Tích cực tham gia cá hoạt động hướng nghiệp |
14
2 | Có trách nhiệm, tôn trọng ý kiến của người khác; | ||
3 | Sử dụng ngôn ngữ (lí lẽ) và các yếu tố phi ngôn ngữ để thể hiện quan điểm của bản thân về việc chọn nghề; | ||
4 | Xác định được vai trò của việc tìm hiểu bản thân, nhu cầu xã hội và các yếu tố tác động đến việc chọn nghề; | ||
5 | Phân tích nội dung tìm hiểu bản thân, nhu cầu xã hội, các yếu tố tác động đến việc chọn nghề; | ||
6 | Vận dụng một số cách thức tìm hiểu bản thân, nhu cầu xã hội, các yếu tố tác động đến việc chọn nghề | ||
.. | .. | .. | .. |
Bước 4: Thu thập, xử lí thông tin lí luận
Trong bước 4 này, học sinh cần lập thư mục tài liệu liên quan đến đề tài, đọc
tài liệu theo thư mục và từ nhiều nguồn, chọn lọc thông tin cần thiết, sắp xếp theo
vấn đề, chủ đề, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa thông tin lí luận theo yêu cầu của
đề tài.
Bước 5: Thu thập, xử lí thông tin thực tiễn
Thông qua sử dụng các phương pháp nghiên cứu như quan sát, phỏng vấn,
khảo sát bằng phiếu,… học sinh tiến hành xử lí, sàng lọc số liệu thu nhận được sao
cho khách quan và đáng tin cậy nhất để tiến hành phân tích thông tin thu nhận được
từ thực tiễn.
Bước 6: Đề xuất giải pháp hoặc tác động
Căn cứ vào cơ sở lí luận và thực tiễn từ bước 4 và bước 5, HS đưa ra các giải
pháp để tác động và cải tạo thực tiễn. Ở bước 6 này, học sinh đưa ra các tác động
(hoặc can thiệp) vào thực tiễn; giám sát và thu thập số liệu trước và sau tác động,
từ số liệu thu được, tiến hành phân tích kết quả từ dữ liệu.
15
Bước 7: Viết báo cáo
Đây là bước chuyển tải kết quả nghiên cứu bằng văn bản, quy trình viết báo
cáo gồm: viết nháp; viết bản thảo; viết bản chính và viết tóm tắt kết quả nghiên
cứu. Nhóm học sinh cần viết rõ ràng và phản ảnh chính xác những thành quả mà
hoạt động nghiên cứu khoa học của cá nhân hay nhóm đạt được. Trong đó, cần
nhấn mạnh đến những kết quả mới mà đề tài đã thực hiện được so với những công
bố trước đây.
Báo cáo nội dung của HĐ NCKH, đảm bảo đủ các yêu cầu theo mẫu:
Tên đề tài:
Họ tên nhóm tác giả đề tài:
1. Nguyễn Văn A ; học sinh lớp … trường THPT …
Điện thoại: ………………….; gmail: ……………………..
2. Nguyễn Văn A ; học sinh lớp … trường THPT …
Điện thoại: ………………….; gmail: ……………………..
……………
Giáo viên hướng dẫn nghiên cứu:
…..
1. Lý do chọn đề tài
…
2. Mục đích của nghiên cứu
…
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng:
Phạm vị nghiên cứu:
4. Giả thuyết khoa học
…
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
…
6. Phương pháp nghiên cứu
….
7. Dự kiến đóng góp của nghiên cứu
16
8. Nội dung nghiên cứu
…
Bước 8: Nghiệm thu và triển khai ứng dụng
Đây là bước công bố kết quả nghiên cứu, yêu cầu học sinh trình bày khái quát
toàn bộ sự kiện, thành tựu và vấn đề liên quan tới vấn đề nghiên cứu, yêu cầu cần
đạt ở bước này là HS trình bày và giải thích được các nội dung cơ bản trong tiến
hành và các sản phẩm đã đạt được. Ở bước, này cần thực hiện các công việc như:
báo cáo kết quả nghiên cứu trước lớp, trước câu lạc bộ, trao đổi, thảo luận, nhận
xét, giáo viên sẽ tổng kết chung, kết luận cuối cùng.
2.4.2. Phương pháp thực hiện dự án
Mục đích cơ bản của phương pháp tổ chức thực hiện dự án trong hoạt động
trải nghiệm, hướng nghiệp là nhằm phát triển những phẩm chất của học sinh như
trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực…; phát triển cho học sinh những năng lực: NL
thiết kế, NL tổ chức giải quyết vấn đề trong thực tiễn và định hướng nghề nghiệp.
Các bước tiến hành phương pháp tổ chức thực hiện dự án:
Bước 1: Chọn chủ đề và xác định mục đích của dự án
Giáo viên có thể đề xuất các chủ đề của dự án hay cùng học sinh đề xuất, xác
định chủ đề, đề tài và mục đích của dự án, đó là một tình huống có vấn đề chứa
đựng một nhiệm vụ cần giải quyết liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời
sống.
Các chủ đề, đề tài có thể lựa chọn từ các ý tưởng của học sinh.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch dự án
Trong bước này, học sinh với sự hướng dẫn của giáo viên xây dựng kế hoạch
dự án gồm: mục tiêu dự án, xác định những nội dung công việc cần làm, nhiệm vụ
cụ thể thực hiện các nội dung, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phân công công
việc cho các thành viên trong trong nhóm.
Bước 3: Thực hiện dự án
Trong bước thực hiện dự án này, các nhóm học sinh tiến hành thực hiện kế
hoạch dự án đã đề ra cho nhóm và cá nhân. Các HĐ trí tuệ và HĐ thực hành, thực
tiễn xen kẽ và tác động qua lại với nhau. Kiến thức lí thuyết, phương án giải quyết
vấn đề được thử nghiệm qua thực tiễn và sản phẩm được tạo ra.
17
Bước 4: Tổng hợp kết quả và công bố sản phẩm
GV và nhóm HS đánh giá quá trình thực hiện và kết quả dự án, từ đó rút ra
những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án tiếp theo.
Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng bài thu hoạch, bài báo
cáo, trình diễn,… Sản phẩm của dự án có thể được trình bày trên PowerPoint, dạng
ấn phẩm (bản tin, báo, áp phích) hoặc thiết kế trang Web… Sản phẩm của dự án có
thể được trình bày giữa các nhóm HS, giới thiệu trên trang Wed của trường hay
ngoài xã hội.
2.5. Một số ví dụ báo cáo tóm tắt đề tài của các nhóm học sinh lớp 11 khi
thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp:
2.5.1. VD1 đề tài “Tìm hiểu các phương pháp quan trắc nguồn nước ngầm
bằng việc ghi nhận hạt tải điện được tạo ra trong môi trường nước, khảo sát thực
trạng việc khai thác, sử dụng và nhận thức của người dân về nguồn nước ngầm ở
các xã, thị trấn khu vực ven biển của tỉnh Nam Định”
Tên đề tài:
“Tìm hiểu các phương pháp quan trắc nguồn nước ngầm bằng việc ghi
nhận hạt tải điện được tạo ra trong môi trường nước, khảo sát thực trạng việc
khai thác, sử dụng và nhận thức của người dân về nguồn nước ngầm ở các xã,
thị trấn khu vực ven biển của tỉnh Nam Định”
Nhóm tác giả:
1. Lã Quỳnh Anh Giới tính: Nữ
Học sinh: Lớp 11A5 – Trường THPT Nguyễn Khuyến
Gmail: quynhanh140105@gmail.com
2. Vũ Thị Minh Quý | Giới tinh: Nữ |
Học sinh: Lớp 11A5 – Trường THPT Nguyễn Khuyến Gmail: vuminhquy111@gmail.com | |
3.. Nguyễn Việt Tuấn | Giới tính: Nam |
Học sinh: Lớp 11A1 – Trường THPT Nguyễn Khuyến
Gmail: nguyenthanhluan31052903@gmail.com
4. Hà Thanh Vân Giới tính: Nữ
Học sinh: Lớp 11A3 – Trường THPT Nguyễn Khuyến
18
Gmail: vanha2372004@gmail.com
5. Nguyễn Hiền Hảo Giới tính: Nữ
Học sinh: Lớp 11A3 – Trường THPT Nguyễn Khuyến
Gmail: hienhao18092004@gmail.com
GVHD: Lã Văn Thanh
1. Lý do chọn đề tài
Chương 3 vật lí lớp 11 nghiên cứu về “Dòng điện trong các môi trường”
chúng em đã nắm được kiến thức về dòng điện trong các môi trường, về các loại
hạt tải điện và bản chất dòng điện trong các môi trường, giải thích được các hiện
tượng tự nhiên như sự hình thành sấm, sét khi có mưa giông; ứng dụng hiện tượng
mạ, đúc kim loại quý bằng phương pháp điện phân dung dịch quý; công nghệ bán
dẫn…
Một nguồn vật chất không thể thiếu cho cuộc sống, đó là nguồn nước, với
môi trường nước có các loại hạt tải điện nào được tạo ra? Có thể dựa vào đặc tính
của loại hạt tải điện sinh ra này để quan trắc nguồn nước không, hay khảo sát địa
tầng địa lí, phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của môi trường đến nguồn nước ngầm
như thế nào? …
Với những băn khoăn và ý tưởng trên, kết thúc học chương 3 nhóm chúng
em được sự hướng dẫn của thầy giáo bộ môn, tiến hành chọn đề tài “Tìm hiểu các
phương pháp quan trắc nguồn nước ngầm bằng việc ghi nhận hạt tải điện được
tạo ra trong môi trường nước, khảo sát thực trạng việc khai thác, sử dụng và
nhận thức của người dân về nguồn nước ngầm ở các xã, thị trấn khu vực ven
biển của tỉnh Nam Định”
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu nghiên cứu đặc tính của các loại hạt tải điện sinh ra trong mạch
nước ngầm, ghi nhận những kết luận có giá trị khoa học của các nghiên cứu về sự
bổ cập nước ngầm và vai trò của nước ngầm với kết cấu hạ tầng của vùng địa lí
khu vực tỉnh Nam Đinh.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu: Hạt tải điện được tạo ra trong môi trường nước,
nghiên cứu thời gian hình thành để chỉ ra nguồn gốc bổ cập của nước ngầm, ảnh
hưởng của mạch nước ngầm đến cấu trúc địa tầng.
19
– Phạm vi nghiên cứu: Ảnh hưởng của nước bề mặt đến sự khai thác và sử
dùng nguồn đến nước ngầm.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu các nghiên cứu khoa học, kết luận đã được thẩm định tin cậy về thời
gian, lượng nước bổ cập từ nước bề mặt cho nước ngầm có thể đưa ra các khuyến
cáo, tuyên truyền về việc sử dụng nước ngầm có mục đích, tích kiệm, an toàn trách
các rủi ro cần thiết, và bảo vệ nguồn nước ngầm bằng việc bảo vệ môi trường, bảo
vệ nước bề mặt.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu các nghiên cứu quan trắc nước ngầm bằng phương pháp ghi nhận
hạt tải điện được tạo ra;
Tìm hiểu phương pháp ghi nhận hạt tải điện và phương pháp đo thời gian
tính tốc độ bổ cập nước bề mặt cho nước ngầm;
Khảo sát thực tế việc khai thác và sử dụng nước ngầm tại địa bàn thị trấn
Thịnh Long, Hải Hậu, Nam Đinh.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lí luận tìm hiểu các phương pháp về
quan trắc nước ngầm bằng phương pháp ghi nhận hạt tải điện;
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực trạng việc sử dụng nguồn
nước và nhận thức của người dân về nguồn nước ngầm;
Phương pháp thống kê, toán học: Tổng hợp tính toán lập biểu đồ về kết quả
các phiếu hỏi, phiếu điều tra thông tin thực trạng sử dụng nguồn nước tại các nơi
nước sử dụng chủ yếu được khai thác từ mạch nước ngầm (như các xã ven biển
Hải Châu, Hải Hoà, Thịnh Long, …)
7. Giả thiết đóng góp mới của nghiên cứu:
Nghiên cứu tìm hiểu vai trò hạt tải điện tạo ra trong nước ngầm có thể ứng
dụng trong việc quan trắc nước và nghiên cứu kết cấu địa tầng;
Ghi nhận thực trạng việc sử dụng nước ngầm tại các xã, thị trấn ven biển,
đưa ra các đánh giá, khuyến cáo về việc khai thác, sử dụng nước ngầm có hiểu quả,
tránh lãng phí.
8. Báo cáo tóm tắt nội dung nghiên cứu:
1. Hạt tải điện electron
Hạt tải điện electron, trong hạt nhân còn được ký hiệu theo ký hiệu của hạt
20
nhân ( -10e hay – ), mang điện tích âm;
Các nghiên cứu khoa học, chỉ ra nguồn gốc hạt mang điện -10e được tạo ra
trong nước ngầm chủ yếu là do sự phân rã phóng xạ của các đồng vị 13H và14 6C [1]
1.1. Nguồn gốc của đồng vị phóng xạ 14 6C
Đồng vị 14 6C được sinh ra trong vùng giữa tầng bình lưu và tầng đối lưu do
phản ứng hạt nhân của nơtron thứ cấp trong vũ trụ với hạt nhân nitơ:
14 1 14 1
7 0 6 1 N n C p + → +
(1.1) |
Nguyên tử 14 6C bị ôxi hóa tạo thành phân tử khí cacbonic (14CO2 ). Các phân
tử khí 14
CO2 này sẽ trộn với các phân tử khí 14CO2 không phóng xạ đi vào môi
trường nước theo các quá trình với hàm lượng phần trăm các bon hiện đại theo sơ
đồ (hình vẽ) sau [1]:
Nước ngầm |
Nước ngầm TDIC 65-85% |
từ phản ứng hạt nhân của tia vũ trụ
Khí quyển |
Quá trình |
Thực vật mùn | |
100% | Đất |
Mùn 100% | |
hòa tan |
Đại dương 100% thuần túy |
Quá trình hóa học |
Trầm tích 100% |
10 | 0% |
trong đất 0% |
hòa tan trong nước mưa |
Sói mòn/Sa lắng
21
Đồng vị 14C phân rã phóng xạ theo phương trình sau:
14 14 0
6 7 1 C N e → + –
(1.2) |
Chu kỳ bán rã của 14C là T1/2 =5730 năm (trong phép tính toán sai số 40
năm), năng lượng lớn nhất của bức xạ - là 156keV. Xác định độ phóng xạ của
14C qua việc đo bức xạ của - . Theo phương trình (1.2) một bức xạ -10e ghi nhận
được chính là độ phóng xạ 14C , theo lý thuyết về phóng xạ vật lí 12 thì tính được
tuổi của nước ngầm theo hàm lượng của 14C theo công thức sau:
0
t
H H e t = - (1.3)
1/2
0
ln
ln 2
T Ht
t
H
=
(1.4) |
Với: H0; Ht là độ phóng xạ riêng của 14C trong nước ngầm ở thời điểm ban
đầu và ở thời điểm t bất kỳ khi lấy mẫu nước;
là hằng số phân rã, lien hệ với chu kỳ bán rã theo công thức
1/2
ln 2
T
=
(1.5) |
1.2. Đồng vị phóng xạ Triti
Triti là đồng vị phóng xạ của Hydrô, có chu kỳ bán rã là 12,43 năm. Triti
phóng xạ hạt beta - (hạt -10e ) có năng lượng thấp E keV max =18 . Người ta dùng
đơn vị TU để chỉ hàm lượng của Triti trong nước. 1TU bằng tỷ số đồng vị 3H 1
H
trong nước, tương đương là 10-18; 1 lít nước có hàm lượng 1TU sẽ tạo ra 7,2dpm
(bằng 0,12Bq).
Nguồn gốc của triti trong nước
-Thứ nhất: Do tương tác của nơtron được tạo ra từ tia vũ trụ, ở tầng trên của
khí quyển với hạt nhân Nitơ theo phản ứng:
1 14 12 3
0 7 6 1 n N C H + → +
(1.6.) |
Tốc độ của phản ứng trong phương trình (1.6) trong bầu khí quyển của trái
đất cỡ 0,25/nguyên tử/cm3/s. Đồng vị triti (13H ) được hình thành bị Ôxi hóa bởi
Oxi của tầng bình lưu để tạo thành nước theo phương trình:
3 1 3
1 2 H O H HO + →
(1.7) |
Triti phân rã phóng xạ tạo thành đồng vị của alpha
22
3 3 0
1 2 1 H He e → + –
(1.8) |
– Nguồn gốc thứ hai: Triti được tạo ra ngay trong lòng đất, nơtron được sinh
ra trong các phản ứng tự phát của Uranium và Th theo phương trình. Đồng thời,
trong vỏ trái đất cũng có một đáng kể hạt nhân Li, cũng tạo ra 13H theo phản ứng
1 7 3 3
0 3 2 1 n Li He H + → +
(1.9) |
Triti phân rã phóng xạ tạo thành đồng vị của alpha teo phương trình (1.8)
3 3 0
1 2 1 H He e → + –
(1.10) |
Bằng việc xác định hàm lượng electron bằng buồng ion và đầu đo (detector)
hiện đại, xác định được H0; Ht xác định được tuổi của nước ngầm thông qua cá
định tuổi của các đồng vị 13H và 14 6C
* Ghi nhận kết quả từ các công trình khoa học:
Theo các công thức (1.4) cùng các nghiên cứu thực hiện phép đo thực hiện
trong nước và gửi mẫu ra nước ngoài đo, kết hợp với các phần mềm tin học như
Multis [1] ở các tài liệu [1, 2], các nhà khoa học xác định được:
+ Mô hình dòng chảy ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ nói chung, khu
vực Hà Nội nói riêng;
+ Nước ngầm được bổ cấp chủ yếu bởi nước bề mặt (sông, hồ, ao, đại
dương) và nước mưa;
+ Thời gian nước ngầm được bổ cấp từ nước bề mặt và nước mưa vào
khoảng cỡ 2 chu kỳ bán rã của Triti (khoảng 20 – 30 năm).
2. Tìm hiểu về các kết quả nghiên cứu nguồn nước ngầm tại khu vực
tỉnh Nam Định
– Phòng thủy văn đồng vị, thuộc Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân Hà
Nội có đặt 2 công trình quan trắc tại TT. Liễu Đề (huyện Nghĩa Hưng) và tịa UBND
xã Hải Tây (huyện Hải Hậu) đã tiến hành thu mẫu để phân tích tìm quy luật của
dòng chảy và tuổi của nước ngầm, đánh giá chung vào đặc trưng của nước ngầm
khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
– Ngày 28/11/2009 Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước (QH
& ĐTTNN) đã tiến hành xây dựng mạng quan trắc nước duới đất tại xã Hải Bắc,
huyện Hải Hậu (Nam Định). Công trình thuộc dự án hỗ trợ kỹ thuật nguồn vốn
23
ODA của Chính phủ CHLB Đức “Tăng cường năng lực quy hoạch và điều tra nước
ngầm tại các khu đô thị Việt Nam” do Trung tâm QH & ĐTTNN (CWRPI) và Viện
Liên bang Khoa học Địa chất và Tài nguyên thiên nhiên CHLB Đức (BGR) thực
hiện. Đó là các xã Yên Chính (huyện Ý Yên), Mỹ Thịnh (huyện Mỹ Lộc), Điền
Xá, Bình Minh (huyện Nam Trực), Phương Định (huyện Trực Ninh), Giao Xuân,
Giao Yến (huyện Giao Thủy), Hải Bắc, Hải Giang (huyện Hải Hậu) và Nghĩa
Thành (huyện Nghĩa Hưng). Mỗi điểm quan trắc có 1 đến 3 công trình quan trắc.
Các công trình quan trắc chủ yếu vào tầng chứa nước Holocen, Pleistocen và
Neogen [2].
Các kết quả quan trắc đã chỉ ra rằng, tình trạng khai thác và sử dụng nước
ngầm ở Nam Định đang tiềm ẩn nhiều yếu tố không bền vững. Đó là hiện tượng
nhiễm bẩn do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và nước thải làng nghề.
Cũng trong quá trình khảo sát thực tế, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra, ở nhiều
địa phương của tỉnh Nam Định xuất hiện tình trạng khai thác quá mức nước ngầm
dưới độ sâu trên 100m dẫn đến tình trạng hạ thấp mực nước ngầm và đã có hiện
tượng nhiễm mặn trong nước ngầm tại huyện Giao Thủy và Hải Hậu, Nghĩa Hưng
Các chuyên gia và cố vấn của dự án đã kết luận hiện tượng suy thoái nước
ngầm chỉ có thể được ngăn chặn nếu việc khai thác nước ngầm được duy trì ở mức
ổn định.
Đối với hiện tượng nhiễm mặn, phân tích của các chuyên gia đã đi đến thống
nhất phương pháp cân bằng nước cho tầng chứa nước dưới sâu. Theo đó, khoảng
42% lượng nước khai thác được thay thế bởi nước ngầm nhạt từ tầng chứa nước
phía dưới và từ ranh giới phía Tây tỉnh Nam Định. 22% lượng nước khai thác được
thay thế bởi nước ngầm từ biển và 36% lượng nước khai thác được thay thế bởi
nước ngầm lợ/mặn từ tầng chứa nước phía trên mặt và từ ranh giới phía Đông Bắc.
Đồng thời, cũng đưa ra khuyến cáo trong việc bảo vệ nước ngầm. Như vậy,
vấn đề quản lý nước ngầm ở tỉnh Nam Định không còn đơn giản mà đã trở thành
vấn đề cần hành động ngay, không chỉ khuyến cáo mà các chuyên gia Đức đưa ra
cảnh báo rằng: Nam Định đang phải đối mặt với các thách thức trong quản lý nước
ngầm. Trước hết là vấn đề kiểm soát được hoạt động khai thác nước ngầm. Muốn
vậy cần kiểm soát hoạt động ngay từ cấp đăng ký và kiểm tra các giếng khoan khai
24
thác, Giấy phép khai thác không chỉ của hộ gia đình mà cả các doanh nghiệp khai
thác nước ngầm phục vụ cho mục đích thương mại, công nghiệp.
3. Nghiên cứu, điều tra việc khai thác và sử dụng nước ngầm TT. Thịnh
Long huyện Hải Hậu
Nhóm chúng em lựa chọn mẫu khảo sát là thị trấn Thịnh Long, bởi vì tại các
xã Hải Hoà, Hải Châu, thị trấn Thịnh Long chưa có hệ thống nước sạch (chưa sử
dụng khai thác nước bề mặt thay thế nươc ngầm) mà chủ yếu nguồn nước sử dụng
trong nông nghiệp (trồng màu) và sinh hoạt là khai thác mạch nước ngầm, thông
qua các giếng khoan sâu.
3.1. Đặc điểm địa lí của khu vực thị trấn Thịnh Long
– Bản đồ huyện Hải Hậu (thị trấn Thịnh Long)
Hình 4. Bản đồ huyện Hải Hậu
25
-Tổng diện tích là: 1568ha;
– Dân số khoảng: 16560 người;
– Số hộ gia đình: 4910 hộ.
Phía tây của thị trấn tiếp giáp với sông Ninh cơ, phía Nam và Đông Nam
tiếp giáp với biển, phía Bắc giáp với Hải Châu, phía Đông và Đông Bắc tiếp giáp
Hải Hòa. Phủ khắp thị trấn là hệ thống ao hồ dày đặc, do kế hoạch phát triển của
địa phương, thị trấn tiến hành dồn điền đổi thửa, người dân vượt ruộng thành vườn
và ao thuận lợi cho việc chăn nuôi canh tác.
Trong tổng dân số của thị trấn có 6% là cán bộ, công chức người hưởng
lương; 32% là đánh bắt hải sản xa bờ và đi biển; còn trên 40% là người làm nông
nghiệp, có hai nghề chính là trồng lúa và trồng màu.
Khu công nghiệp có nhà máy đóng tàu Thịnh Long, có các khu chế biến hải
sản như Nước mắm Ninh Cơ; Nước mắm Phú Thịnh; Khu chế xuất sứa biển …và
các khu chế xuất hạt cước nhựa.
Trên tổng số 1568ha, thì có 180ha đất thổ cư (chiếm 11,3%); 1223ha đất
vườn màu và ruộng lúa (chiếm 78%) còn lại diện tích mặt nước là 165ha (chiếm
0,7%).
Như vậy, nước ngầm được bổ cấp trực tiếp từ nước bề mặt (gồm nước biển,
nước sông, nước ao hồ,và nước mưa) thời gian bổ cấp khoảng 20 năm, nước ngầm
cổ có niên đại vào khoảng 300 – 400 năm [5, 6].
3.2. Việc khai thác, sử dụng và quản lí nước ngầm tại thị trấn
– Tại thị trấn đến nay, nước dùng cho sinh hoạt 100% là nước khai thác từ
nước ngầm qua các lỗ khoan, trong số 4910 hộ thì còn có 200 hộ có nhà nghỉ tại
khu du lịch, như vậy tổng số giếng khoan khai thác nước cho sinh hoạt là khoảng
5000 giếng;
Với nhu cầu sử dụng nước trung bình trong một ngày là 220 lít/ người, thì
tổng khối lượng nước dùng cho sinh hoạt là 3570m3/ngày.
26
– Do đặc điểm của địa phương, thị trấn còn gần 3000 hộ có vườn màu, mỗi
vườn màu có từ một đến hai lỗ giếng khoan chờ sẵn, khi bơm chỉ gắn máy vào
bơm; các cây trồng tại đây chủ yếu là các cây ngắn ngày như dưa, các loại rau quả
… nên việc tưới tiêu thường xuyên, nhiều giai đoạn trong năm do điện yếu nhiều
hộ gia đình trong số này còn tưới nước cho cây trồng từ 1 giờ sáng; do việc tưới
tiêu đã chuyển hoàn toàn từ sử dụng nước bề mặt (nước ao, hồ, sông) sang nước
ngầm thông qua việc khai thác từ các giếng khoan với một số lượng lớn khoảng
30.000m3/ngày.
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: