SKKN Ứng dụng lý thuyết Holland trong công tác tư vấn định hướng nghề nghiệp đối với học sinh THPT
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
“Hƣớng nghiệp” không còn là cụm từ quá xa lạ với chúng ta, nhất là
trong bối cảnh xã hội hiện nay. Năm học 2022- 2023, là năm đầu tiên thực hiện
chƣơng trình giáo dục phổ thông mới đối với khối THPT. Trong chƣơng trình
này, hoạt động trải nghiệm, hƣớng nghiệp thuộc hoạt động giáo dục bắt buộc
đƣợc tổ chức học từ lớp 6 đến lớp 12 với thời lƣợng 105 tiết/năm cho thấy tầm
quan trọng của hoạt động này.
Có thể nói, công tác hƣớng nghiệp nhằm phân luồng học sinh sau tốt
nghiệp và định hƣớng nghề nghiệp cho các em rất quan trọng, đặc biệt là ở bậc
THPT. Tuy nhiên, học ngành gì, học trƣờng nào để chọn đƣợc nghề nghiệp phù
hợp với bản thân? là một câu hỏi lớn, trăn trở của nhiều học sinh và phụ huynh.
Là một ngôi trƣờng ở địa bàn nông thôn, điều kiện tiếp cận với những kiến
thức và thông tin về hƣớng nghiệp rất hạn chế thì câu hỏi này thực sự rất khó
với gia đình và các em học sinh. Các em ít nhận đƣợc sự trợ giúp về phía gia
đình, mà chủ yếu tự thân vận động. Sự đồng hành từ phía nhà trƣờng và thầy
có thực sự là rất ý nghĩa, và đó cũng là trách nhiệm của mỗi giáo viên
Mỗi mùa tốt nghiệp không chỉ lo bài vở mà học sinh của chúng tôi còn
phải đối mặt với vấn đề lớn quyết định tƣơng lai, số phận của mình đó là chọn
ngành, chọn nghề,… Trên thực tế nhiều em giải bài toán này sai ngay từ ban
đầu. Thật xót xa khi học trò của mình sau khi ra trƣờng lại quay lại ôn tập để
sang năm thi trƣờng khác, ngành khác vì lý do ngành đó không phù hợp với
em. Thời gian của các em, tiền bạc của bố mẹ và quan trọng hơn là cơ hội của
các em bị lãng phí. Đó là các em phát hiện mình sai sớm để sửa, thử hỏi nếu sai
mà không kịp sửa thì sao? Ra trƣờng thất nghiệp, làm trái nghề, thậm chí mệt
mỏi khi làm những công việc mà mình không đam mê, không yêu thích hoặc
công việc đó không đảm bảo đƣợc cuộc sống cho mình
Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, có khoảng 60% sinh viên ra trƣờng
làm việc trái với ngành đã đƣợc đào tạo, trong số đó có 47,6% làm trái ngành
2
vì không thích ngành mình đã học, điều này chứng tỏ công tác hƣớng nghiệp
đã bị “bỏ quên” hoặc không mang lại hiệu quả nhƣ mong đợi.
Chƣa kể những trƣờng hợp các em có năng khiếu, đam mê với những
lĩnh vực của riêng mình nhƣng chƣa dám mạnh dạn chọn nghề phù hợp vì
nhiều lí do nhƣ học lực, kinh tế. Hoặc đơn cử chọn đƣợc nghề phù hợp với bản
thân nhƣng không biết lƣợng sức lên mất cơ hội vào đại học.
Trong những năm gần đây, nhà trƣờng cùng ban lãnh đạo đã vào cnhữ,
đã có nhiều giải pháp, nhiều hành động quyết liệt nhƣ mời chuyên gia về tƣ
vấn hƣớng nghiệp cho các em, lồng ghép hoạt động hƣớng nghiệp vào hoạt
động ngoại khóa và giảng dạy.
Song ngƣời trực tiếp gần gũi và hiểu các em hơn cả là giáo viên. Hƣớng
nghiệp sẽ hiệu quả hơn rất nhiều với sự tận tình, tâm huyết và hƣớng dẫn của
thầy cô. Theo thông tƣ 28 ban hành 21/10/2009 hoạt động hƣớng nghiệp cũng
là một trong những nhiệm vụ của mỗi giáo viên.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ này đòi hỏi chúng ta phải thực sự tâm huyết,
có trách nhiệm. Vì bản thân giáo viên chúng ta không có chuyên môn, nghiệp
vụ, không đƣợc đào tạo bài bản về lính vực này. Chúng ta phải nghiêm túc phát
huy tinh thần tự học hỏi của mình.
Có nhiều học thuyết đƣợc áp dụng trong hƣớng nghiệp dạy nghề nhƣ:
Thuyết Mallow, thuyết cầu vồng, thuyết ngẫu nhiên có kế hoạch, thuyết kiến
tạo nghề nghiệp…
Thực tế, qua nhiều năm giảng dạy và làm công tác công tác chủ nhiệm,
chúng tôi thấy lý thuyết Holland thực sự có hiệu quả cao trong công tác hƣớng
nghiệp đối với học sinh THPT. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài: “Ứng dụng
lý thuyết Holland trong công tác tƣ vấn, định hƣớng nghề nghiệp đối với
học sinh THPT”
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trƣớc khi tạo ra sáng kiến
1.1. Lý thuyết Holland
3
John L.Holland (1919 – 2008) là tiến sỹ tâm lý học ngƣời Mỹ. Holland
nổi tiếng nhất và biết đến rộng rãi nhất qua nghiên cứu lý thuyết lựa chọn nghề
nghiệp. Bằng việc phân loại tính cách con ngƣời thành các nhóm cá tính khác
nhau, TS.Holland đã cung cấp cho chúng ta một công cụ để lựa chọn nghề
nghiệp phù hợp với sở thích, vừa giúp chúng ta định hƣớng công việc hiện tại
để đạt đƣợc sự hài lòng.
Học thuyết của Holland đã lập luận rằng: “Thiên hƣớng nghề nghiệp
chính là sự biểu hiện cá tính của mỗi con ngƣời” và nó đƣợc phân loại thành 6
nhóm ứng 6 loại cá tính, thƣờng đƣợc viết tắt là RIASEC, đƣợc gọi là Mã
Holland (Holland codes), đƣợc diễn tả ở hai phƣơng diện: tính cách con ngƣời
và môi truờng làm việc. Phân loại của ông đã đƣợc dùng để giải thích cấu trúc
của cuộc sống, nghiên cứu về định hƣớng nghề khác nhau dựa trên 2 thang đo
mà ông đã phát triển.
6 loại tính cách và các kiểu môi trƣờng làm việc theo học thuyết của
Holland đƣợc chúng tôi áp dụng phân tích trong tƣ vấn hƣớng nghiệp cho các
em học sinh trong trƣờng THPT
Theo Holland, tính cách con ngƣời đƣợc phân làm 6 nhóm, mỗi nhóm sẽ
có ƣu điểm nhất định và có cơ hội phát triển tốt nhất khi đƣợc làm việc ở môi
trƣờng tƣơng ứng, gọi tắt là RIASEC (những chữ cái viết đầu của 6 loại tính
cách)
R (Realistic: Thực tế) Ngành nghề phù hợp với nhóm này gồm: Các
nghề về kiến trúc, an toàn lao động, nghề mộc, xây dựng, thủy sản, kỹ thuật,
máy tàu thủy, lái xe, huấn luyện viên, nông – lâm nghiệp.
I (Investigative: Có khả năng về quan sát, khám phá, phân tích đánh
giá và giải quyết các vấn đề)Ngành nghề phù hợp với nhóm này gồm: Các
ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên; khoa học xã hội; Y – dƣợc; khoa học
công nghệ.
A (Artistic: Có khả năng về nghệ thuật) Ngành nghề phù hợp với
nhóm này gồm: Các ngành về văn chƣơng; báo chí; điện ảnh; sân khấu; mỹ
4
thuật; ca nhạc; múa; kiến trúc; thời trang; hội họa, giáo viên dạy Sử/Anh văn,
bảo tàng, bảo tồn, …
S (Social: Có khả năng về ngôn ngữ, giảng giải, thích làm những việc
nhƣ giảng giải, cung cấp thông tin, sự chăm sóc, giúp đỡ, hoặc huấn luyện
cho các ngƣời khác) Ngành nghề phù hợp với nhóm này gồm: Sƣ phạm; giảng
viên, huấn luyện viên điền kinh; tƣ vấn – hƣớng nghiệp; công tác xã hội, sức
khỏe cộng đồng, thuyền trƣởng, thầy tu, thƣ viện, bác sĩ chuyên khoa, thẩm
định giá, nghiên cứu quy hoạch đô thị, kinh tế gia đình, tuyển dụng nhân sự,
cảnh sát, xã hội học, bà đỡ, chuyên gia về X – quang, chuyên gia dinh dƣỡng…
5
E (Enterprise: Có khả năng về kinh doanh, mạnh bạo, dám nghĩ
dám làm, có thể gây ảnh hƣởng, thuyết phục ngƣời khác; có khả năng
quản lý) Ngành nghề phù hợp với nhóm này gồm: Các ngành về quản trị kinh
doanh, thƣơng mại, marketing, kế toán – tài chính, luật sƣ, dịch vụ khách hàng,
tiếp viên hàng không, thông dịch viên, pha chế rƣợu.
C (Conventional: Có khả năng về số học, thích thực hiện những
công việc chí tiết, thích làm việc với dữ liệu, theo chỉ dẫn của ngƣời khác
hoặc các công việc văn phòng) Ngành nghề phù hợp với nhóm này gồm: Các
ngành nghề về hành chính, quản trị văn phòng, kế toán, kiểm toán, thƣ ký,
thống kê, thanh tra ngành, ngƣời giữ trẻ, điện thoại viên…
Mỗi nhóm tính cách lại đƣợc Holand phân tích kĩ để tìm đƣợc công việc
cũng nhƣ môi trƣờng làm việc tốt nhất
Nhóm 1: NHÓM KỸ THUẬT (Kiểu thực tế cụ thể – thao tác kỹ thuật )
* Đặc điểm.
Những ngƣời ở nhóm kỹ thuật có sở thích và khả năng khám phá, sử
dụng máy móc, làm những công việc sử dụng thao tác tay chân nhƣ các ngành
nghề thuộc về cơ khí, ô tô, điện, tin học hoặc các ngành nghề đòi hỏi sự khéo
léo của tay chân nhƣ thể thao, nấu nƣớng, chăm sóc cây xanh, thủ công mỹ
nghệ…
Khả năng của những ngƣời thuộc nhóm này cần phải đáp ứng các yêu
cầu:
– Thực tế – cụ thể
– Thể lực tốt – suy nghĩ thực tế
– Tƣ duy – trí nhớ tốt
– Say mê, nghiêm túc thực hiện các quy trình kỹ thuật
– Sáng tạo, khéo tay, tỉ mỉ.
– Năng lực chú ý vững vàng.
– Thị lực tốt.
– Trí tƣởng tƣợng không gian tốt.
6
– Phản ứng cảm giác / vận động nhanh, chính xác.
– Chịu đựng trạng thái căng thẳng.
– Kiên trì, nhạy cảm.
– Khí chất thần kinh ổn định.
*Môi trƣờng làm việc tƣơng ứng.
Các công việc liên quan đến điều khiển máy móc, đồ vật hoặc chăm sóc,
bảo vệ vật nuôi, cây trồng; làm việc ngoài trời, đòi hỏi sự khéo léo chân tay khi
sử dụng các công cụ, máy móc hoặc trong hoạt động thể thao.
Nghề phù hợp điển hình: chăm sóc cây – con; điều khiển, sử dụng, sửa
chữa máy móc; nghề thủ công; huấn luyện viên thể hình, cảnh sát, cứu hỏa…
*Những người không phù hợp với công việc trên:
– Dị ứng dầu mỡ, hóa chất.
– Lao, hen, hẹp van tim, viêm thận.
– Loạn thị, loạn sắc, mù màu.
– Run tay và mồ hôi quá nhiều.
– Tâm lý không ổn định.
* Các ngành nghề đào tạo.
Vận hành máy, chế tạo máy, cơ khí ứng dụng, tự động, bảo trì và sửa
chữa ô tô, thiết bị điện, lắp đặt điện, bảo hành, sửa chữa điện, điện tử, tin học,
xây dựng, trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, mộc dân dụng,
mộc mỹ nghệ, thể thao, nấu ăn, làm vƣờn và chăm sóc cây xanh, may mặc,
thêu nghệ thuật, đan, móc, điêu khắc, nhân viên kỹ thuật phòng lab, tài xế, lái
tàu…
Điện, cơ khí, ô tô, công nghệ thông tin, kĩ thuật nấu ăn, kĩ thuật cảnh quan và
môi trƣờng, kĩ thuật chăm sóc cây cảnh, may dân dụng, may công nghiệp, kĩ
thuật làm vƣờn, kĩ thuật nuôi trồng thủy sản…
Các công việc hoạt động thuộc nhóm kĩ thuật có từ công nhân bậc 2/7,
3/7, công nhân kĩ thuật trình độ trung cấp nghề, kĩ sƣ thực hành, chế tạo, sản
xuất, kiểm tra, điều khiển hệ thống, gia công, chế biến cơ hóa điện – điện tử, ô
7
tô, đầu bếp…
Hiện nay, tất cả các ngành nghề này đều có đào tạo tại các trung tâm
Kĩ thuật tổng hợp hƣớng nghiệp, trung tâm dạy nghề của địa phƣơng, các
trƣờng trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, các trƣờng cao đẳng nghề, đại
học vùng và Trung ƣơng
Hiện nay, tất cả các ngành nghề này đều có đào tạo tại các trung tâm Kĩ
thuật tổng hợp hƣớng nghiệp, trung tâm dạy nghề của địa phƣơng, các trƣờng
trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, các trƣờng cao đẳng nghề, đại học
vùng và Trung ƣơng
Nhóm 2: NHÓM NGHIÊN CỨU
* Đặc điểm.
Những ngƣời thuộc nhóm này có khả năng phân tích, nghiên cứu rất sâu
một vấn đề phức tạp. Họ luôn thích khám phá, tìm tòi, điều tra và tò mò về mọi
thứ xung quanh đến mức phải tìm ra nguồn gốc và nguyên nhân của chúng.
Thƣờng họ là những ngƣời hƣớng nội, không thích giao tiếp rộng.
Những ngƣời thuộc nhóm này có khả năng phân tích, nghiên cứu rất sâu một
vấn đề phức tạp. Họ luôn thích khám phá, tìm tòi, điều tra và tò mò về mọi thứ
xung quanh đến mức phải tìm ra nguồn gốc và nguyên nhân của chúng.
Thƣờng họ là những ngƣời hƣớng nội, không thích giao tiếp rộng
– Có kỹ năng phân tích
– Điềm tĩnh khi giải quyết công việc
– Có thể tin tƣởng khi giao việc
– Tò mò
– Suy nghĩ độc lập
– Hiểu biết rộng
– Có óc sáng tạo
– Làm việc lôgic
– Chính xác
– Sẵn sàng nhận công việc đƣợc phân công
8
– Đƣợc công nhận và kiến thức
– Đóng góp kiến thức mới vào một lĩnh vực
– Thể hiện trình độ kỹ năng cao
– Thực hiện vấn đề phức tạp và nhiệm vụ đòi hỏi cao
*Họ thƣờng thích làm những công việc nhƣ: Lập trình viên, kĩ thuật viên y
tế, kĩ thuật viên phòng thí nghiệm, chăn nuôi, thú y, kỹ thuật viên phục hồi
răng, chuyên viên nghiên cứu thị trƣờng, chuyên viên nghiên cứu các lĩnh vực
khoa học tự nhiên, khoa học xã hội…
Các ngành nghề trên đƣợc đào tạo tại các cơ sở dạy nghề, các trƣờng
trung cấp nghề, các trung tâm kĩ thuật tổng hợp – hƣớng nghiệp của địa
phƣơng. Các ngành nghề này cũng đƣợc đào tạo trực tiếp tại đơn vị tuyển dụng
sau một thời gian thực hành và làm việc trực tiếp tại đơn vị đó.
* Các nghề nghiệp phổ biến phù hợp với nhóm này:
| Nhà sinh vật học. Nha sĩ/Dƣợc sĩ. Kĩ sƣ phần mềm. Nhà khảo cổ học. Nhà hóa học/vật lí học/địa lí học, nhà nghiên cứu (địa chất, sử, dân tộc học..), Bác sĩ, giảng viên đại học, thạc sĩ, tiến sĩ các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội… |
|
Các công việc này đƣợc đào tạo tại các trƣờng đại học, cao đẳng và các học
viện trên toàn quốc.
Nhóm 3: NHÓM NGHỆ THUẬT (Kiểu ngƣời sáng tạo, tự do, văn học,
nghệ thuật )
* Đặc điểm.
Những ngƣời ở nhóm nghệ thuật rất thích và có khả năng làm việc thiên
về tính chất nghệ thuật nhƣ văn chƣơng, vẽ, thiết kế mĩ thuật, đạo diễn, nghệ
sĩ…
9
Đây là dạng nghề đang phát triển mạnh theo nhu cầu xã hội. Cùng trong nhóm
này là các nhà văn, các biên kịch, nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ…
Khả năng của ngƣời thuộc nhóm này cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau
(Sáng tạo – Tự do):
– Sáng tạo, linh hoạt và thông minh.
– Kiên trì, nhạy cảm.
– Tinh thần phục vụ tự nguyện.
– Có tính tƣởng tƣợng không gian và nhận biết tốt hình dạng vật thể.
– Có khả năng sống thích ứng.
– Diễn tả ngôn từ lịch sự, rõ ràng.
– Hiểu biết về lịch sử, văn hóa, chính trị.
*Môi trƣờng làm việc tƣơng ứng.
Sáng tác trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, hội họa, thủ
công mĩ nghệ; biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, dẫn chƣơng trình.
Nghề phù hợp điển hình: viết văn, nghệ sĩ nhiếp ảnh, nghệ sĩ biểu diễn (nhạc,
kịch, hát múa.), hoạ sĩ, nhạc sĩ, nhà điêu khắc hay nhà thiết kế mẫu, giảng viên
văn học…
*Những người không phù hợp với công việc trên:
– Bệnh lao, truyền nhiễm.
– Dị tật, nói ngọng, điếc.
* Các ngành nghề đào tạo.
Nhà văn, kiến trúc sƣ, họa sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên (điện ảnh, kịch,
chèo, cải lƣơng, tuồng…) thợ thủ công mĩ nghệ (chạm khắc gỗ, thêu tranh, làm
đồ gốm sứ, chạm bạc…), nhà báo, bình luận viên, dẫn chƣơng trình, ngƣời
mẫu, nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ, đạo diễn, chuyên viên trang điểm, thiết kế thời
trang, kiến trúc sƣ…
Hiện nay,có tất cả các ngành nghề này đều có đào tạo tại các trung tâm
kĩ thuật tổng hợp hƣớng nghiệp của địa phƣơng, các trƣờng trung cấp chuyên
nghiệp, các trƣờng đại học vùng và đại học trên toàn quốc.
10
Nhóm 4: NHÓM XÃ HỘI (Kiểu ngƣời linh hoạt, quảng giao – phục vụ xã
hội)
*Đặc điểm.
Những ngƣời ở nhóm xã hội có sở thích và có khả năng làm việc, giao
tiếp ngƣời với ngƣời, thích đi đây, đi đó. Cùng trong nhóm này là giáo viên, tƣ
vấn viên, bác sĩ, luật sƣ…
Khả năng của những ngƣời thuộc nhóm này cần phải thỏa mãn các yêu cầu
(Quảng giao – Linh hoạt):
– Có khả năng tổng kết, quy nạp, diễn dịch.
– Biết lắng nghe, lắng nghe tích cực, có phản hồi.
– Sáng tạo, linh hoạt, thông minh.
– Tuyệt đối tôn trọng ý kiến thân chủ.
– Năng lực chú ý vững vàng.
– Kiên trì, nhạy cảm.
– Lịch thiệp.
– Thần kinh vững mạnh, tự kiềm chế tốt.
– Tôn trọng mọi ngƣời.
– Sức khỏe tốt, bền bỉ.
– Có tính sáng tạo.
– Tinh thần phục vụ tự ngnguyện
*Môi trƣờng làm việc tƣơng ứng.
Làm các công việc trong môi trƣờng mang tính xã hội cao, thƣờng xuyên
giao tiếp với ngƣời khác hoặc có nhiều cơ hội giúp đỡ, huấn luyện, chỉ dẫn
ngƣời khác.
Nghề phù hợp điển hình: sƣ phạm, y khoa, dƣợc khoa, luật sƣ, tâm lí –
giáo dục, du lịch, xã hội học…
*Những người không phù hợp với công việc trên:
– Lao.
– Thiếu máu.
11
– Tâm thần không ổn định.
– Bệnh truyền nhiễm.
*Các ngành nghề đào tạo.
Giáo viên các cấp, tƣ vấn viên, bác sĩ, dƣợc sĩ, y tá, dƣợc tá, nhân viên
các công ty du lịch, hƣớng dẫn viên du lịch, luật sƣ, huấn luyện viên, tƣ vấn
hƣớng nghiệp, dịch vụ khách hàng, cán bộ xã hội, cán bộ Hội Phụ nữ, nhân
viên khách sạn/ Resort…
Hiện nay tất cả các ngành nghề này đều có đào tạo tại các trung tâm kĩ
thuật tổng hợp hƣớng nghiệp, trung tâm dạy nghề của địa phƣơng, các trƣờng
trung cấp chuyên nghiệp và các trƣờng đại học vùng và Trung ƣơng
Nhóm 5: NHÓM QUẢN LÝ (Kiểu ngƣời chủ động uy quyền – dựng nghiệp
quản lý)
* Đặc điểm.
Những ngƣời ở nhóm quản lí có sở thích và khả năng làm việc thiên về ra
lệnh cho ngƣời khác và lãnh đạo một nhóm ngƣời hay cả một tập thể lớn. Nghề
thuộc nhóm này mang tính chất quản lí nhƣ công an, sĩ quan, quản trị kinh
doanh, kĩ thuật công nghệ, quản lí chuyên nghiệp, điều hành hoạt động hệ thống
có tầm cỡ ảnh hƣởng rộng lớn với nhiều con ngƣời, nhiều vấn đề ở cấp kinh tế,
vĩ mô.
Khả năng của những ngƣời thuộc nhóm này cần phải thỏa mãn các yêu cầu
sau:
– Chủ nghĩa – Uy quyền:
– Nhà quản trị theo quan niệm mới, tránh đặc quyền, độc quyền.
– Trí tuệ là một quyền lực.
– Tính cách cƣơng nghị, biểu hiện từ vóc dáng đến tƣ thế đi đứng, ăn nói.
– Là ngƣời có kĩ năng sống: hài hòa, thích ứng, sáng suốt, tỉnh táo, có hệ thần
kinh vững , bình tĩnh xét đoán tình hình, đối tƣợng, có trí nhớ tốt, tập trung sâu,
bền vững.
* Đòi hỏi phải có các kĩ năng:
12
– Kiến tạo tổ chức.
– Xây dựng giá trị mới cho tổ chức.
– Tạo ra động lực hoạt động.
– Không ngừng tự giáo dục và giáo dục thuộc cấp, xây dựng tổ chức học tập.
*Môi trƣờng làm việc tƣơng ứng: Môi trƣờng làm việc mang tính chất quản
lí, lãnh đạo, ra lệnh cho ngƣời khác và thực hiện các chức năng:
– Điều hành chung.
– Chủ trì sản xuất.
– Điều phối thông tin, chiến lƣợc giao tiếp.
– Giám sát từng giai đoạn; trợ giáo.
– Tạo điều kiện hòa hợp và hội nhập.
Nghề phù hợp điển hình: nhà lãnh đạo, chủ doanh nghiệp, giám đốc điều hành,
hiệu trƣởng, luật sƣ…
*Các ngành nghề đào tạo.
Công an, sĩ quan quân đội, quản trị kinh doanh, kĩ thuật công nghệ,
chủ doanh nghiệp, chuyên viên PR (pi-a), quản lí khách sạn, bếp trƣởng khách
sạn cao cấp, quản lí giáo dục các cấp…
Hiện nay tất cả các ngành nghề này đều có đào tạo tại các trung tâm kĩ thuật
tổng hợp hƣớng nghiệp, trung tâm dạy nghề của địa phƣơng, các trƣờng trung
cấp chuyên nghiệp, các trƣờng đại học vùng và đại học trên toàn quốc.
Nhóm 6: NHÓM NGHIỆP VỤ (Kiểu ngƣời thận trọng, nề nếp – nghiệp
vụ quy củ)
*Đặc điểm.
Những ngƣời ở nhóm nghiệp vụ có sở thích và có khả năng làm việc ở
văn phòng, làm các công việc sổ sách nhƣ các ngành nghề về văn thƣ, hành
chính, tài vụ, bƣu điện, tiếp tân….
Nhóm nghề này đòi hỏi phải có hoạt động giao tiếp với nhiều ngƣời, với
nhiều công việc, có nghiệp vụ, đƣợc huấn luyện từ trung cấp đến đại học
trong doanh nghiệp, trong hoạt động phục vụ công cộng…
13
Khả năng của những ngƣời thuộc nhóm này cần phải thỏa mãn các yêu
cầu sau:
– Nền nếp – thận trọng
– Lĩnh hội diễn tả ngôn từ lịch sự, hấp dẫn, rõ ràng.
– Thận trọng nhƣng nhanh nhẹn.
– Ứng xử kịp thời, siêng năng.
– Hiểu biết về lịch sử, chính trị, văn hoá, nghệ thuật…
– Hiểu rõ ngƣời đối thoại.
– Làm việc ngăn nắp, điều độ, không nhầm lẫn.
– Có trí nhớ tốt.
– Tự tin, biết điều tiết, kiềm chế. – Có khả năng hoạt động độc lập.
– Giỏi ngoại ngữ và tâm lí ứng xử.
– Xử lí thông tin tốt.
*Môi trƣờng làm việc tƣơng ứng.
Môi trƣờng làm việc mang tính chất giao tiếp sự việc với nhiều
ngƣời, nhiều công việc, đòi hỏi có tính nghiệp vụ nhƣ lƣu trữ văn thƣ, kế
toán, tài chính, tín dụng…
Nghề phù hợp điển hình: nhân viên ngân hàng, kế toán, thƣ kí văn phòng,
biên tập viên…
* Những ngƣời không có khả năng làm công việc này:
– Bệnh lao, bệnh truyền nhiễm.
– Dị tật, nói ngọng, điếc.
*Các ngành nghề đào tạo.
Thƣ kí, nhân viên lƣu trữ, thƣ viện, nhân viên văn phòng, chuyên viên
thuế, thủ quỹ, kế toán viên, tiếp tân, bƣu điện, nhân viên ngân hàng…
Hiện nay tất cả các ngành nghề này đều có đào tạo tại trung tâm kĩ thuật tổng
hợp hƣớng nghiệp, trung tâm dạy nghề của địa phƣơng, các trƣờng trung cấp
chuyên nghiệp và các trƣờng đại học vùng, Trung ƣơng.
14
*Có thể tóm tắt lý thuyết Holland dựa trên phân tích tính cách, kĩ năng
của cá nhân để đề xuất những ngành nghề phù hợp
NHÓM | MÃ | TÍNH CÁCH / KỸ NĂNG | NGHỀ NGHIỆP | HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP | HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÍ |
Kỹ thuật (Realisti c) | R | Thực tế, đáng tin cậy, đơn giản, coi trọng truyền thống, kiên gan, thao tác vận động khéo léo | Thiên nhiên và Nông nghiệp Cơ khí, xây dựng, kỹ thuật, công nghệ Thể thao, quân sự,dịch vụbảo vệ Nghề thủ công | Vận hành máy móc, sử dụng công cụ, xây dựng, sửa chữa | Có hứng thú với máy móc, thiết bị, thao tác vận động, xây dựng, sửa chữa, cắm trại, lái xe, làm việc ngoài trời |
Nghiên cứu (Investi gative) | I | Độc lập, sâu sắc, ham hiểu biết. Khả năng định hƣớng, khả năng tự học, tự tổ chức nghiên cứu, khả năng phân tích, viết, toán học. | Nghiên cứu khoa học Toán học Vật lý, tự nhiên Y khoa | Tiến hành nghiên cứu, thí nghiệm, khám phá, giải quyết các vấn đề trừu tƣợng. | Có hứng thú với khoa học, y học, toán học, nghiên cứu, đọc sách, làm ô chữ, câu đố, khai thác internet. |
15
Nghệ thuật (Artistic) | A | Sáng tạo, độc lập, độc đáo, sức tƣởng tƣợng phong phú, khả năng âm nhạc, biểu diễn nghệ thuật. | Viết và Truyền thông Nghệ thuật biểu diễn Nghệ thuật hình ảnh và tạo hình Nghệ thuật ẩm thực | Soạn nhạc, biểu diễn, sáng tác, nghệ thuật tạo hình | Thích tự thể hiện, thu thập các tác phẩm nghệ thuật, tham dự các buổi biểu diễn, tham quan bảo tàng, chơi các nhạc cụ, quan tâm đến truyền thông, văn hóa. |
Xã hội (Social) | S | Thích hợp tác, rộng lƣợng, phục vụ ngƣời khác. Kỹ năng nói, nghe, giảng giải và các kỹ năng làm việc với ngƣời khác | Khoa học xã hội Tƣ vấn và Giúp đỡ Nhân sự và Đào tạo Giảng dạy và Giáo dục Dịch vụ chăm sóc sức khỏe Tôn giáo và Tâm linh | Giảng dạy, chỉ dẫn, đào tạo, chăm sóc, giúp đỡ, hỗ trợ | Thích làm việc với con ngƣời, tham gia các hoạt động tình nguyện, đọc các sách hoàn thiện bản thân. |
16
Mạnh bạo (Enterp rising) | E | Quyết đoán, tự tin, năng động, thích giao lƣu, ƣa mạo hiểm, cạnh tranh, địa vị, có khả năng gây ảnh hƣởng, thuyết phục và chỉ đạo ngƣời khác. | Quản lý, kinh doanh Marketing và Bán hàng Chính trị và Diễn thuyết Luật | Quản lý, bán hàng, thuyết phục | Có hứng thú với lĩnh vực kinh doanh, chính trị, lãnh đạo, doanh nhân |
Tổ chức (Conve ntional) | C | Sống thực tế, có tổ chức, ngăn nắp, tỉ mỉ, chính xác, tin cậy, ổn định, hiệu quả. Có khả năng làm việc với các dữ liệu, số liệu | Quản trị văn phòng Tài chính, kế toán, đầu tƣ Công chức nhà nƣớc Phát triển phần mềm | Thiết lập các thủ tục và hệ thống, tổ chức lƣu giữ tài liệu, sử dụng các phần mềm ứng dụng. | Có hứng thú trong lĩnh vực tổ chức, quản lý dữ liệu, kế toán, đầu tƣ, hệ thống thông tin |
1.2. Bài trắc nghiệm của Holland sử dụng trong tƣ vấn hƣớng nghiệp cho
học sinh
– Bài trắc nghiệm của Holland gồm các câu hỏi ứng với 6 nhóm tính
cách. Sau khi trả lời điểm số nhóm nào cao nhất đó chính là tính cách của
ngƣời làm trắc nghiệm. Dựa vào phân tích chọn nhóm nghề phù hợp với mình.
Bƣớc 1: Các ý liệt kê trong mỗi bảng hƣớng đến các tố chất và năng lực cá
nhân. Với mỗi ý sẽ có nhiều mức độ phù hợp, tƣơng ứng với mỗi mức độ phù
17
hợp, sẽ đƣợc quy định một điểm số tƣơng ứng. Điểm số tƣơng ứng này do
ngƣời làm trắc nghiệm đánh giá và tự cho điểm theo quy ƣớc sau.
1. Bạn thấy ý đó chƣa bao giờ đúng với bạn – tƣơng ứng 0 đ
2. Chỉ thấy ý đó chỉ đúng trong một vài trƣờng hợp – tƣơng ứng 1 đ
3. Bạn thấy ý đó chỉ một nửa là đúng với bạn – tƣơng ứng 2 đ
4. Bạn thấy ý đó gần nhƣ là đúng với bạn trong hầu hết mọi trƣờng hợp, chỉ có
một vài trƣờng hợp là chƣa đúng lắm – tƣơng ứng 3đ
5. Bạn thấy ý đó là hoàn toàn đúng với bạn, không thể nào khác đi đƣợc tƣơng
ứng 4 đ
Bƣớc 2: Cho điểm vào từng ý trong mỗi bảng, và cộng tổng điểm của từng
bảng
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: