dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Sử dụng công nghệ thông tin và học liệu số trong giảng dạy để nâng cao chất lượng hiệu quả bộ môn lịch sử cấp THPT

SKKN Sử dụng công nghệ thông tin và học liệu số trong giảng dạy để nâng cao chất lượng hiệu quả bộ môn lịch sử cấp THPT

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

  1. Lí do chọn đề tài
    Môn Lịch sử là một môn học có vai trò quan trọng góp phần hình thành những
    phẩm chất và năng lực học sinh. Môn Lịch sử giúp học sinh nhận thức được giá trị khoa
    học và giá trị thực tiễn của sử học trong đời sống xã hội hiện đại, phát triển cho HS tư
    duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn
    sử liệu. Ngoài những năng lực chung như : giao tiếp và hợp tác,tự chủ và tự học, giải
    quyết vấn đề và sáng tạo , chương trình môn Lịch sử góp phần hình thành cho học sinh
    những thành phần năng lực đặc thù sau:
    Tìm hiểu lịch sử: Học sinh bước đầu nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử;
    hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập.
    Tái hiện và trình bày được dưới hình thức nói hoặc viết diễn trình của các sự kiện, nhân
    vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong
    không gian và thời gian cụ thể.
    Nhận thức và tư duy lịch sử: Học sinh giải thích được nguồn gốc, sự vận động của
    các sự kiện lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; chỉ ra được quá trình phát triển của lịch
    sử theo lịch đại và đồng đại; so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các sự kiện lịch
    sử, lí giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử. Đưa ra được những ý
    kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử trên cơ
    sở nhận thức và tư duy lịch sử; hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của lịch sử; biết suy
    nghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời
    về một sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử.
    Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Học sinh bước đầu có thể rút ra được bài học
    lịch sử và vận dụng được kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc
    sống; trên nền tảng đó, có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng
    lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý
    thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.
    2
    Môn Lịch sử được coi là “cô giáo của cuộc sống” bởi học sinh học tập Lịch sử là để
    học tất cả những gì đã diễn ra trong quá khử như bản chất vốn có của nó. Học sinh học
    tập Lịch sử là để nhìn về quá khứ mà rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai.
    Những sự việc xảy ra trong quá khứ của Lịch sử dân tộc và xảy ra ở nhiều quốc gia
    trên thế giới sẽ trở nên cứng nhắc và khiên cưỡng, khó hình dung nếu như giáo viên
    lịch sử không biết khai thác và sử dụng các tư liệu lịch sử. Cách tốt nhất chính là biết
    khai thác và sử dụng tư liệu bằng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy.
    Môn Lịch sử từ xưa đến nay luôn bị coi là một môn học khó và khô khan cũng chính
    bởi nhiều lí do khác nhau: từ phiá giáo viên dạy chưa biết đổi mới về phương pháp dạy
    còn nặng về truyền thụ theo lối “thầy đọc, trò chép”, hoặc nặng về ngày tháng năm xảy
    ra sự kiện, ít dùng tới hình ảnh trực qua sinh động khiến học sinh thấy nhàm chán, chán
    học.
    Tuy nhiên, mỗi một dân tộc hay mỗi một quốc gia muốn phát triển lại không thể trân
    trọng quá khứ và nhìn vào quá khứ của những lớp người đi trước để rút ra quy luật của
    sự sinh tồn. Có lẽ chính vì lẽ đó mà hiện nay Bộ giáo dục đào tạo đưa lịch sử trở thành
    một môn học bắt buộc trong các nhà trường THPT.
    Ngày nay với sự bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ thì công nghệ thông tin
    là một phương tiện hữu hiệu và không thể thiếu trong quá trình dạy học trong tất cả các
    nhà trường từ tiểu học cho đến cấp THCS, THPT, và đại học. Công nghệ thông tin
    không chỉ giúp cho môn Lịch sử khám phá “Bầu trời tri thức” mà còn giúp ích rất nhiều
    cho giáo viên trong quá trình giảng dạy, giúp học sinh yêu thích hơn bộ môn Lịch sử,
    xóa tan cảm giác cho rằng Lịch sử là môn học khô khan cứng nhắc
    Việc ứng dụng CNTT và học liệu số trong dạy học, giáo dục có một số lợi ích sau
    Dạy học bằng phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin thể hiện nhiều ưu điểm vượt
    trội, bỏ xa phương pháp giáo dục truyền thống “thầy đọc trò chép”. Một số ưu điểm có
    thể kể đến như:
    Tối ưu hóa các bài giảng bằng các chương trình học được lập trình sẵn, kích thích đa
    giác quan, tạo sự hứng thú cho học viên,tăng khả năng tư duy, tưởng tượng, thúc đẩy
    tính chủ động cho các em học sinh
    Hạn chế lối giảng dạy “thầy ghi trò chép”, tạo ra quá trình tương tác qua lại giữa người
    dạy và người học. Học sinh có thể liên lạc, tương tác và hỗ trợ học tập trực tuyến thông
    3
    qua mạng xã hội và Internet,dễ dàng tiếp cận với kiến thức mới, linh hoạt hơn trong
    quá trình nghiên cứu, tìm tài liệu,khơi gợi hứng thú, trí tò mò và khả năng tự giác học
    tập.Kích thích sự phát triển đa giác quan của học sinh bằng các chương trình học được
    lập trình sẵn trên máy tính, với nhiều phương tiện như: hình ảnh, video, âm thanh, biểu
    đồ minh họa,…
    Công văn 4096/BGDĐT – CNTT V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT
    và thống kê giáo dục năm học 2021 – 2022 ngày 20 tháng 9 năm 2021, BGDĐT nhấn
    mạnh : “Ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy
    học và kiểm tra đánh giá”.Thực hiện theo sự chỉ đạo chung của Bộ giáo dục đào tạo
    nhằm nâng cao chất lượng dạy và học theo đúng mục tiêu của nghành giáo dục đào tạo
    đề ra, giáo viên dạy các môn học nói chung và dạy học nói riêng cần biết sử dụng Công
    nghệ thông tin vào bài giảng, như vậy bài giảng mới đem lại hiệu quả cao hơn.
    Theo thông tư mới nhất , thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT ngày 3 tháng 8 năm
    2022, môn Lịch sử được quyết định ban hành trở thành môn học bắt buộc trong các
    nhà trường THPT với thời lượng 52 tiết, điều đó khẳng định về vai trò và sứ mệnh to
    lớn của bộ môn Lịch sử trong việc hình thành nhân cách và phẩm chất, năng lực của
    học sinh trong các nhà trường nói chung và trường THPT nói riêng.
    Xuất phát từ nhận thức về vai trò quan trọng của bộ môn Lịch sử trong các nhà trường
    phổ thông hiện nay và tình hình thực tiễn giảng dạy bộ môn Lịch sử những năm qua,
    4
    tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
    THÔNG TIN VÀ HỌC LIỆU SỐ TRONG GIẢNG DẠY ĐỂ NÂNG CAO CHẤT
    LƯỢNG MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT .
    Tôi cho rằng đây là một đề tài sáng kiến kinh nghiệm có tính thực tiễn cao, có thể được
    áp dụng hiệu quả trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử ở các tỉnh thành trên cả nước
  2. Mục đích của sáng kiến
  • Đánh giá thực trạng việc sử dụng công nghệ thông tin dạy học môn Lịch sử hiện nay
    ở các nhà trường nói chung và Trường THPT C Hải Hậu nói riêng.
  • Nêu ra một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin đã được thực hiện trong
    giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT C Hải Hậu nhằm nâng cao chất lượng giảng
    dạy và học tập môn Lịch sử trong các nhà trường cấp THPT hiện nay.
  • Chia sẻ với đồng nghiệp về một số giải pháp sử dụng công nghệ thông tin ở một
    số bài trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử cấp THPT
  1. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
    -Đưa ra một số giải pháp kinh nghiệm về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình
    giảng dạy môn Lịch sử nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Lịch sử ở trường
    THPT theo tinh thần đổi mới chương trình GDPT 2018.
  • Phát triển cho học sinh các phẩm chất, năng lực môn Lịch sử trong chương trình Lịch sử ở
    trường THPT thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin.
  1. Đóng góp của sáng kiến
    Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp giảng dạy môn Lịch
    sử nói riêng ở trường THPT, sáng kiến “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ
    HỌC LIỆU SỐ TRONG GIẢNG DẠY ĐỂ NÂNG CAO CHÂT LƯỢNG MÔN
    LỊCH SỬ CẤP THPT” là một đề tài SKKN có tính thực tiễn cao, có thể được áp dụng
    hiệu quả trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử ở các tỉnh thành trên cả nước, xóa tan
    tâm lý cho rằng Lịch sử là môn học khô khan cứng nhắc, giúp học sinh yêu thích và
    hứng thú hơn.
    II: GIẢI PHÁP
  2. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.
    5
    Thuận lợi: Trong các năm học gần đây , tình trạng dạy học môn Lịch sử có sự chuyển
    biến, số lượng học sinh yêu thích và lựa chọn tổ hợp KHXH (Khoa học xã học) ngày
    càng tăng. Năm học 2021-2022 trường có 4/10 lớp học sinh khối 12 theo tổ hợp KHXH.
    Năm học 2022-2023 nhà trường có 5/10 lớp 12 theo tổ hợp KHXH.
    Đối với phương pháp giảng dạy truyền thống, học sinh chỉ được học qua sách vở và
    kiến thức mà giáo viên truyền tải. Khi ứng dụng công nghệ thông tin, việc học của học
    sinh sẽ trở nên chủ động hơn khi các em có thể tự tìm kiếm tư liệu kiến thức cho mình.
    Việc kết hợp giữa giảng dạy truyền thống và ứng dụng công nghệ thông tin tạo ra môi
    trường học tập có tính tương tác cao, tăng hiệu quả truyền tải kiến thức, nhờ đó học
    sinh sẽ tiến bộ rõ rệt, nâng cao chất lượng về phẩm chất và năng lực học sinh, bởi vì
    sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học có một số đặc điểm sau:
  • Tính hiệu quả: tương xứng với chi phí đầu tư ban đầu, việc ứng dụng CNTT giúp quá
    trình dạy học, giáo dục trở nên thuận tiện hơn, hướng đến hiệu quả mong đợi, lâu dài.
    Học sinh có thể chủ động tìm kiếm, thu thập, xử lí dữ liệu để hoàn thành các nhiệm vụ
    học tập.
  • Tính thông minh: không chỉ hỗ trợ GV, HS tìm kiếm, xử lí thông tin, việc ứng dụng
    CNTT còn cho phép tạo ra các sản phẩm hỗ trợ, thay thế các mô hình động, các thí
    nghiệm ảo, các chuyến du hành khám phá ảo mà việc thực hiện trực tiếp có nhiều khó
    khăn. Các sản phẩm công nghệ mới không ngừng được cải tiến, cập nhật, dễ khai thác
    hơn, nhiều chức năng hơn. Từ đó, đặc tính này đáp ứng nhu cầu hiện tại, định hình xu
    hướng phát triển về mục tiêu, nội dung, hình thức, cách thức tổ chức các hoạt động dạy
    học, giáo dục ở tương lai để đáp ứng nhu cầu phát triển không ngừng của con người.
  • Tính đa phương tiện: những thiết bị công nghệ khai thác các phần mềm để trình diễn
    các dữ liệu và thông tin, sử dụng đồng thời các hình thức chữ viết, âm thanh, hình ảnh
    qua hệ thống máy vi tính một cách tích hợp có thể tạo ra khả năng tương tác giữa người
    sử dụng và hệ thống điều hành thiết bị, kích thích và tạo hứng thú nhận thức của HS
    cũng như hỗ trợ HS tích cực khám phá và thực hành.
  • Tính trực quan: thiết bị công nghệ được sử dụng nhằm hỗ trợ thu, phát thông tin, tổ
    chức các hoạt động dạy học, giáo dục. Tiếp xúc một cách trực quan mô phỏng một phần
    hay toàn phần thực tiễn, HS có thể lĩnh hội được chân thật, sống động các biểu tượng,
    6
    định hướng thực hành dựa trên khả năng làm chủ cấu trúc, thực hiện các thao tác, qui
    trình cơ bản.
    Từ việc quan sát các hình ảnh lịch sử, các video trực quan sinh động, chân thực,
    học sinh sẽ không chỉ khắc sâu, nhớ lâu kiến thức mà còn có thể giúp học sinh phát
    triển kĩ năng quan sát khai thác hình ảnh một cách khách quan hình thành các phẩm
    chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm, biết trân trọng các giá trị lịch sử của nhân loại.
    Khó khăn: Tuy nhiên, trong nhà trường THPT C Hải Hậu nói riêng và các trường
    THPT nói chung vẫn tồn tại tình trạng nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc đổi
    mới phương pháp, kĩ thuật dạy học, chưa chú trọng đến việc phát triển phẩm chất và
    năng lực học sinh, còn nặng về dạy học theo lối truyền thống, khiến giờ học Lịch sử trở
    nên khô khan cứng nhắc, kém hứng thú đối với học sinh. Đặc biệt là việc ứng dụng
    Công nghệ thông tin vào dạy các môn học và dạy lịch sử chưa nhiều. Giáo viên chỉ
    mới sử dụng công nghệ thông tin trong các tiết thao giảng.
    Một số giáo viên chưa chịu khó tự học, tự tìm hiểu để thực hiện việc thao tác xây
    dựng các giáo án điện tử và tìm hiểu kiến thức trên mạng Internet còn hạn chế.
    Cơ sở vật chất , phương tiện dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương
    pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá, thiếu phòng dạy học bằng Công
    nghệ thông tin gây nên sự khó khăn cho giáo viên.
    Về phía học sinh:
    Đa số các em học Lịch sử còn là do yêu cầu bắt buộc của việc thi tốt nghiệp, thực
    sự bản thân chưa có sự yêu thích đối với bộ môn, nhiều học sinh có tư tưởng học một
    cách miễn cưỡng do vậy học sinh chưa phát huy được những phẩm chất và năng lực
    của bộ môn . Ví dụ như: Năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử; Năng lực nhận thức và
    tư duy lịch sử; Năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn…
    Do vậy, thông qua bộ môn Lịch sử, học sinh chưa có định hướng lựa chọn nghề
    nghiệp, trân trọng những di sản lịch sử, văn hóa của đất nước, khu vực và thế giới và
    cũng chưa thể hiện được những phẩm chất và năng lực của bản thân. Vậy làm thế nào
    để trong quá trình giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường THPT, thầy cô giáo có thể khơi
    dậy được ngọn lửa đam mê, phát triển được cao nhất phẩm chất và năng lực của học
    sinh và chất lượng của bộ môn ?
  1. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến.
    7
    2.1. Ứng dụng công nghệ thông tin và học liệu số để thiết kế bài giảng điện tử
    2.1.1. Mục đích sử dụng
    Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy
    học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học. Hiện nay,
    việc trang bị các phương tiện dạy học mới cho các trường phổ thông từng bước được
    tăng cường. Tuy nhiên các phương tiện dạy học tự làm của giáo viên luôn có ý nghĩa
    quan trọng, cần được phát huy. Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung
    dạy học vừa là phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại, là công cụ hỗ trợ đắc lực
    cho giáo viên trong các giờ lên lớp.
    Học liệu số là tập hợp các phương tiện điện tử phục vụ dạy và học, gồm: giáo
    trình điện tử, sách giáo khoa (SGK) điện tử, tài liệu tham khảo điện tử, bài kiểm tra
    đánh giá điện tử, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài
    giảng điện tử, phần mềm dạy học, thí nghiệm mô phỏng và các học liệu được số hóa
    khác. Những học liệu này được số hóa theo kiến trúc định dạng và kịch bản nhất định,
    được lưu trữ trên các thiết bị công nghệ, điện tử như CD, USB, máy tính, mạng máy
    tính nhằm phục vụ cho việc dạy và học. Sử dụng học liệu số sẽ mang lại các hiệu quả
    sau:
  • Tính đa dạng: học liệu số tồn tại dưới nhiều dạng thức khác nhau như phần mềm máy
    tính, văn bản (text), bảng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, video, bài trình chiếu….
  • Tính động: nhờ khả năng phóng to, thu nhỏ, thay đổi màu sắc, thay đổi hướng, cách
    di chuyển hay xuất hiện, nhiều học liệu số tạo hứng thú trong dạy học, giáo dục, phù
    hợp với hoạt động nhận thức, khám phá và vận dụng trong quá trình tổ chức hoạt động
    học. Việc tìm kiếm thông tin trên các sách, tài liệu điện tử được thực hiện dễ dàng hơn,
    nhanh chóng với các siêu liên kết, các tính năng của phần mềm. Tính động của học liệu
    số còn thể hiện ở khả năng lưu trữ, chuyển đổi giữa các dạng thức khác nhau, các hình
    thức khác nhau tùy theo ý tưởng dạy học, giáo dục và những điều kiện vận dụng cụ thể.
    Ngoài ra, tính động còn cho phép sử dụng học liệu số một cách linh hoạt và hướng đến
    sự tương tác một cách chủ động giữa người học và học liệu số cũng như giữa người học
    và người dạy.
  • Tính cập nhật: nhờ khai thác ưu điểm tức thời và tốc độ của CNTT, việc phát hành,
    cập nhật nguồn học liệu số thường thuận tiện hơn, nhanh chóng hơn, khó bị giới hạn

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: 

Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay