SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập thông qua tổ chức dạy học theo chủ đề Lịch sử Việt Nam 1945 1954 Lớp 12 chương trình cơ bản
. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Lịch sử (LS) là môn học có vai trò, tác động to lớn trong việc giáo dục thế
hệ trẻ những phẩm chất, nhân cách của một con người phát triển toàn diện. Các
nhà sử học cổ đại đã khẳng định “Lịch sử là cô giáo của cuộc sống”, “Lịch sử
là bó đuốc soi đường đi đến tương lai” [32, tr.95]. Nhà văn dân chủ Nga thế kỉ
XIX, Tsecnưsépxki đã từng viết: “Có thể không biết, không cảm thấy say mê
học Toán, tiếng Hilạp hoặc chữ Latinh, Hóa học, có thể không biết hàng nghìn
môn học khác, nhưng dù sao đã là người có giáo dục mà không yêu thích LS thì
chỉ có thể là một con người không phát triển đầy đủ trí tuệ” [39, tr.72].
Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn hiện nay phần lớn học sinh (HS)
không thích tìm hiểu về lịch sử dân tộc (LSDT), ngày càng nhiều em cho rằng
học Sử chỉ là thuộc lòng mất nhiều thời gian, coi đó là môn học của các sự kiện
ghi nhớ khô khan, nhàm chán. Sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại với
xu thế hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng mạnh mẽ, những tác động của cơ
chế thị trường, lối sống thực dụng… đã dẫn đến một bộ phận không nhỏ phụ
huynh, HS không coi trọng môn học LS, lựa chọn môn học, ngành học nào có
thu nhập cao. Điều này được thể hiện rõ trong quá trình dạy học môn học LS ở
các nhà trường và nhất là qua kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) để
đăng kí xét tuyển vào các trường Cao đẳng và Đại học. Các nhà giáo dục đã đi
tìm nguyên nhân, xác định các giải pháp giúp HS yêu thích môn học LS, trong
đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) của thầy
- trò theo hướng phát triển năng lực của các em.
Đổi mới PPDH được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của
cải cách giáo dục sau 2015 ở Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW
ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
2
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực chuyển
từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt
động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy và học”[2].
Thực hiện chủ trương trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức triển khai
tập huấn đổi mới cách dạy học theo chủ đề/chuyên đề cho giáo viên (GV) toàn
quốc từ năm học 2014-2015 nhằm giúp họ nhận thức và thực hiện tốt hơn việc
đổi mới để từng bước nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Dạy học theo chủ đề
có nhiều điểm mới so với cách dạy truyền thống: các nhiệm vụ học tập được
giao cho HS, các em chủ động tìm hướng giải quyết vấn đề; kiến thức không
vụn vặt, riêng lẻ mà được tổ chức lại thành hệ thống, có quan hệ chặt chẽ; HS
sau phần học không chỉ là hiểu, biết, vận dụng mà còn biết phân tích, tổng hợp,
đánh giá.
Thực tế việc vận dụng dạy học theo chủ đề hiện nay ở trường phổ thông
còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao. Một số GV chưa nhận thức đúng tầm quan
trọng của việc triển khai bài học theo chủ đề để phát huy vai trò tích cực, chủ
động, sáng tạo của HS, nên chưa thật sự quan tâm tổ chức dạy học theo chủ đề
trong các giờ học LS. Phần lớn việc dạy học đã có những đổi mới tích cực
nhưng vẫn còn có những hạn chế. Tình trạng dạy học theo kiểu tóm tắt sách giáo
khoa (SGK), nặng về truyền thụ kiến thức vẫn còn khá phổ biến. HS thụ động và
phụ thuộc nhiều vào GV trong quá trình tiếp nhận kiến thức. Nếu có thực hiện
dạy học theo chủ đề thì GV vẫn chủ yếu sử dụng một số PPDH như vấn đáp,
thuyết trình, thảo luận nhóm… chưa vận dụng nhiều các PPDH hiện đại vào
trong giờ học LS. Vì vậy, việc tổ chức dạy học theo chủ đề chưa thực sự phát
huy được vai trò vốn có của nó. Cho nên HS cảm thấy giờ học LS còn nặng nề,
nhàm chán, nhiều em không hứng thú với bộ môn LS, làm cho chất lượng dạy
học bộ môn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến 1954, lớp 12 THPT giữ một vị trí quan
trọng trong tiến trình phát triển của dân tộc. Đó là lịch sử của cuộc đấu tranh
kiên cường của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng để giữ vững nền độc lập.
3
Đó là lịch sử của nghệ thuật giành, xây dựng và bảo vệ chính quyền dân chủ
nhân dân của Đảng ta, là lịch sử của công cuộc kháng chiến và kiến quốc…
Chặng đường lịch sử đó đã in đậm bao chiến công oanh liệt của dân tộc cũng
như đã để lại biết bao bài học quý báu cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
Quốc hiện nay.
Xuất phát từ yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra,
đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, từ thực tiễn giảng dạy ở trường
THPT, chúng tôi đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC
CỦA HỌC SINH TRONG HỌC TẬP THÔNG QUA TỔ CHỨC DẠY HỌC
THEO CHỦ ĐỀ “LỊCH SỬ VIỆT NAM 1945 – 1954” – LỚP 12 CHƯƠNG
TRÌNH CƠ BẢN làm báo cáo sáng kiến.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
- Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Thực trạng dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay đang tồn tại nhiều vấn
đề có những mặt tích cực và cũng có những mặt tiêu cực.
Về phía giáo viên, về cơ bản giáo viên giảng dạy môn lịch sử ở trường
THPT đều có kiến thức chuyên môn đạt chuẩn, nhận thức đúng đắn về vai trò
của bộ môn trong trường THPT, đã có xu hướng đổi mới phương pháp dạy học
sao cho thu hút hấp dẫn và thực tế hơn. Các cấp quản lý có quan tâm và chỉ đạo
thường xuyên việc dạy và học bộ môn. Học sinh học bộ môn lịch sử đã có phần
yêu thích hơn, hứng thú hơn và có kết quả học tập tốt hơn. Chương trình học tập
phù hợp, sách giáo khoa được biên soạn tương đối quy củ có hệ thống, hình ảnh
đẹp hơn in ấn sinh động hơn.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế như việc dạy học lịch sử vẫn
hướng tới việc cung cấp các sự kiện lịch sử có sẵn trong sách giáo khoa, bài
giảng của giáo viên chủ yếu hướng tới việc giúp học sinh ghi nhớ kiến thức mà
chưa chú ý tới phát triển tư duy, năng lực cho học sinh. Việc đổi mới phương
pháp dạy học tuy được đặt ra, được quan tâm, giáo viên nhận thức được tầm
quan trọng nhưng tiến hành lại chưa được thực sự hiệu quả. Học sinh chưa thực
sự hứng thú đối với môn học, kết quả thi môn lịch sử thi THPT quốc gia vẫn còn
4
thấp so với các môn khác … Trong thực tế cuộc sống, học sinh ít hiểu biết về
lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương dẫn tới thái độ, nhận thức chưa đúng đắn, dễ
bị lung lay bởi các tác động từ bên ngoài.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này thì rất nhiều. Song với tư cách của
người dạy học, chúng ta cần nhìn nhận một cách thẳng thắn và nghiêm túc vào
những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía người dạy như chậm đổi mới
phương pháp dạy học. Nhiều giáo viên vẫn chọn phương pháp thuyết trình, tư
duy dạy học theo lối cũ, lấy người dạy làm trung tâm truyền đạt kiến thức một
chiều, sơ cứng. Môn học lịch sử vốn là một môn học hấp dẫn vì nó chính là thực
tế đời sống. nhưng đã bị kinh viện hóa, biến thành một môn học với các con số,
sự kiện “chết cứng”. Chính những điều này đã khiến việc giảng dạy môn học trở
nên kém hiểu quả. Giáo viên đôi khi quá chú tâm tới việc truyền đạt kiến thức
mà quên đi nhiệm vụ bồi đắp những nhận thức, tình cảm đúng đắn cho cho học
sinh trước quá khứ, hiện tai và tương lai.
Ngoài ra cũng có những nguyên nhân khách quan như những quan niệm
chưa đúng về bộ môn từ các cấp quản lý, từ xã hội, tới cha mẹ học sinh và cả
học sinh coi đây là một môn phụ, ít tính ứng dụng vào đời sống và gắn liền việc
học tập với mục đích thi cử nên không coi trọng bộ môn. Từ đó dẫn tới thái độ
dạy và học chưa phù hợp hạn chế phần nào việc tiếp thu, tìm hiểu các kiến thức
bộ môn cũng như lòng yêu thích say mê đối với môn học. Cũng không thể
không nhắc tới nền kinh tế thị trường, xã hội phát triển với nhiều mặt tác động
không nhỏ tới tâm lý của giáo viên và học sinh từ đó không còn coi trọng môn
lịch sử một cách đúng mức.
Tiếp theo, có thể kể tới khung chương trình còn nặng nề nội dung kiến thức
nhiều mà thời gian dạy và học lại ít khiến giáo viên đổi khi chưa dám mạnh dạn
đổi mới, sử dụng phương pháp truyền thống cho an toàn, cho đảm bảo tiến độ
chương trình. Cơ sở vật chất cũng chưa đảm bảo cho việc tiến hành dạy học
môn lịch sử một cách thuận tiện và sinh động hơn.
Riêng về vấn đề xây dựng bài tập lịch sử tự luận hay trắc nghiệm khách
theo hướng phát triển năng lực người học, đại đa số thầy, cô dạy lịch sử ở các
5
trường THPT đều thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng bài tập lịch sử
trong quá trình giảng dạy do đó các thầy, cô đã thiết kế và sử dụng bài tập trong
dạy học. Tuy nhiên, do gặp phải nhiều khó khăn như chương trình quy định số
giờ làm bài tập ít, lượng kiến thức trên lớp nhiều không đủ để học sinh có thời
gian làm bài tập… do vậy mà mức độ sử dụng bài tập của thầy, cô còn hạn chế,
lượng bài tập chưa phù hợp, mức độ bài tập chưa đáp ứng đúng mục tiêu bài
dạy, các bài tập chưa phong phú đa dạng bám sát năng lực học sinh.
Mặt khác mục đích sử dụng bài tập của thầy, cô chủ yếu là dùng để củng cố
bài học hoặc kiểm tra. Việc sử dụng bài tập để dạy kiến thức mới, để phát triển
các năng lực cho học sinh chưa được chú trọng.
Về phía học sinh, học sinh ở các trường THPT đều thích được làm bài tập
lịch sử, các em đều có nhận thức đúng về vai trò của bài tập trong quá trình học
lịch sử. Bài tập mà các em thích được sử dụng chủ yếu là bài tập trắc nghiệm và
bài tập nhận thức. Tuy nhiên kĩ năng làm bài của các em còn kém, chưa đầu tư
nhiều công sức và thời gian cho bài tập. Nhiều học sinh còn khó khăn, lúng túng
khi giải quyết bài tập nhất là các bài tập thực hành bộ môn như vẽ biểu đồ, bản
đồ, sơ đồ… Nhận thức của các em về việc làm bài tập để phát triển các năng lực
chưa được rõ ràng, đầy đủ.
Với các nguyên nhân như vậy thì kết quả học tập và giảng dạy môn lịch sử
chưa đạt yêu cầu là điều hoàn toàn có thể lí giải được. Từ đó, càng đặt ra vấn đề
: mỗi người dạy cần thay đổi một cách tích cực, hướng tới việc nâng cao chất
lượng giảng dạy, đồng thời giúp học sinh phát huy những năng lực của bản thân
ứng dụng vào thực tế hoạt động xã hội sau này. - Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY
HỌC LỊCH SỬ THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1. Cơ sở xuất phát
- Mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo
6
Luật giáo dục Việt Nam năm 2005 (sửa đổi 2009) đã xác định rõ mục tiêu
chung của giáo dục là“đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo
đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất
và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc” [20, tr.8]. Trên cơ sở mục tiêu chung, mục tiêu giáo dục THPT được
xác định là: “Giáo dục phổ thông nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết
quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết
thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá
nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp,
học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [20, tr.14]. Mục tiêu giáo dục môn
học LS ở trường phổ thông được cụ thể hóa “nhằm giúp cho HS có được những
kiến thức cơ bản, cần thiết về LSDT và LS thế giới, góp phần hình thành ở HS
quan điểm chung một cách khoa học, biện chứng; giáo dục lòng yêu quê hương,
đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy,
hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội” [57, tr. 68].
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương
Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ việc đổi mới
chương trình giáo dục sau 2015 phải chuyển từ định hướng nội dung sang định
hướng phát triển năng lực. Từ chỗ chỉ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến
cần phải quan tâm xem HS vận dụng được cái gì qua việc học, thực hiện mục
tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học, chú trọng năng lực thực hành vào
thực tiễn. Trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện, giáo dục Việt Nam
đang hướng tới những nguyên tắc chung của giáo dục thế kỉ XXI là học để học
cách học, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mìn
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: