dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh để giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ qua môn GDCD

SKKN Tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh để giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ qua môn GDCD

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
* Chủ tịch Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa
kiệt xuất, đồng thời cũng là nhà giáo dục vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời
của Người là tấm gương sáng cho các thế hệ muôn đời noi theo. Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn đánh giá cao vai trò của thanh niên, đối với sự nghiệp cách mạng của
Đảng và dân tộc ta. Người cho rằng: “Thanh niên là người chủ của nước nhà. Nước
nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh phần lớn là do các thanh niên”, trước lúc đi xa
Người căn dặn “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan
trọng và rất cần thiết”.Trong nội dung bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Hồ
Chí Minh đặt lên hàng đầu vấn đề bồi dưỡng lý tưởng và đạo đức cách mạng. Đó
là phấn đấu cho đất nước hoàn toàn độc lập, làm cho chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
cộng sản thắng lợi hoàn toàn ở nước ta và trên thế giới…
* Mặt khác trong thời điểm đặc biệt này, Việt nam nói riêng và cả thế giới
nói chung đang phải đối mặt với đại dịch toàn cầu – Covid 19. Hơn lúc nào hết tinh
thần đoàn kết, tự lực tự cường, giúp đỡ cưu mang, lá lành đùm lá rách, hi sinh vì
nhau, vì dân tộc Việt Nam cần được thể hiện và cần thiết phải giáo dục cho thế hệ
trẻ.
* Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông luôn có nhu cầu khẳng định mạnh
mẽ về cá tính, thích những hoạt động tập thể, ham học hỏi, nhưng cũng dễ bị ảnh
hưởng các thói hư tật xấu ngoài xã hội.
*Trong trường học phổ thông môn GDCD là môn học có vai trò và nhiệm
vụ hết sức quan trọng, định hướng cho các em học sinh những giá trị tình cảm,
chuẩn mực đạo đức, thái độ niềm tin, hình thành hệ thống tư tưởng nhân sinh quan,
thế giới quan đúng đắn cho mỗi học sinh. Chương trình GDCD THPT được sắp
xếp thành 5 phần: Thứ nhất: Công dân với thế giới quan- phương pháp luận, Thứ
2
hai: Công dân với đạo đức, Thứ ba: Công dân với kinh tế, Thứ tư: Công dân với
các vấn đề chính trị-xã hội, Thứ năm: Công dân với pháp luật.
“Công dân với đạo đức” là đơn vị kiến thức thứ hai được sắp xếp ở lớp 10,
khi giảng dạy phần kiến thức này, giáo viên có nhiệm vụ giúp các em học sinh lĩnh
hội được các giá trị đạo đức, truyền thống đạo đức dân tộc, để từ đó xây dựng khơi
gợi ý thức, tình cảm đạo đức đẹp đẽ cho các em.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân
tộc Việt Nam đã được hình thành, phát triển trong suốt quá trình đấu tranh dựng
nước và giữ nước; là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đạo đức cách
mạng của chủ nghĩa Mác- Lênin. Đó là sự tiếp thu có chọn lọc và phát triển những
tinh hoa văn hóa, đạo đức nhân loại, cả phương Đông và phương Tây, mà Người
đã tiếp thu được trong quá trình hoạt động cách mạng đầy gian lao thử thách và vô
cùng phong phú vì mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng
con người… Như vậy, việc lồng ghép tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để giáo dục
lòng yêu nước cho thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay trong môn học GDCD là
việc làm hết sức cần thiết.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Thực trạng trước khi tạo ra sáng kiến
* Trong bối cảnh Việt Nam và cả thế giới đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại
dịch Covid. Hằng ngày, có biết bao người bị nhiễm loại virut nguy hiểm đáng sợ
này, nó đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người, làm đổ mồ hôi và nước mắt
của hàng triệu triệu con người. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của nhân
dân, đến nền kinh tế – xã hội của đất nước. Đảng và Nhà nước dốc toàn lực để chỉ
đạo và đưa ra quyết sách để cùng nhân dân cả nước đương đầu chống dịch, tuy
nhiên kết quả thành công lại phụ thuộc phần lớp vào ý thức tuân thủ và thực hiện
của toàn dân đặc biệt là hệ thanh niên của đất nước. Là người con của dân tộc Việt
Nam, tôi mong muốn được góp sức mình vào khó khăn chung này, chính vì vậy
trong công việc giảng dạy của mình, tôi đã cố gắng tuyên truyền và giáo dục để
mỗi thanh niên Việt Nam hiểu được tầm quan trọng, cần thiết của sự đoàn kết, giúp
đỡ lẫn nhau và khơi dậy truyền thống yêu nước đang tiềm tàng trong huyết quản
3
của người Việt.
Điều đáng nói ở đây là bên cạnh tinh thần thiện nguyện, xả thân vì dịch bệnh
của thanh niên Việt Nam, thì còn không ít các bạn thanh niên còn đang có tư tưởng
thờ ơ, vô tâm coi đó không phải là việc của mình, ở đâu có dịch bệnh thì kệ nơi
đó…. Đặc biệt, phần nhiều giới trẻ còn chưa thực hiện đúng 5K của Bộ Y tế, không
đeo khẩu trang hoặc đeo khi bị kiểm tra, các bạn ấy còn chưa ý thức được tầm
quan trọng của tuân thủ y tế, để biến hành động thành thói quen thường ngày. Do
đó cần giáo dục tinh thần đoàn kết, sát cánh cùng Tổ quốc dẫn đến thành công.
* Nhiều học sinh ít hứng thú với môn GDCD. Sở dĩ học sinh chưa tìm thấy
niềm vui, sự hứng thú trong học tập GDCD là do chưa được rèn luyện những kĩ
năng, cũng như khả năng vận dụng tri thức của GDCD vào trong đời sống hằng
ngày.
Nội dung kiến thức của GDCD nói chung và đặc biệt là GDCD lớp 10 còn
nặng về lý luận, cụ thể: Phần 1 là công dân với việc hình thành thế giới quan,
phương pháp luận khoa học – một màn hình thu nhỏ của môn Triết học Mác- Lê-
nin với những nguyên lý, phạm trù, quy luật mang tính trừu tượng; phần 2 công
dân với đạo đức là những khái niệm về đạo đức, về tình yêu, hôn nhân, gia đình….
.
Phần công dân với đạo đức được phân phối trong sách giáo khoa như sau:

Tên bài họcSố tiết
Quan niệm về đạo đức1
Một số phạm trù của đạo đức học2
Công dân với tình yêu hôn nhân gia đình3
Công dân với cộng đồng2
Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc2
Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại2
Tự hoàn thiện bản thân1

Theo phân phối trên, số tiết để dạy và học phần công dân với đạo đức là 13
tiết, rất phù hợp để lồng ghép thêm tư tưởng đạo đức của Hồ chí Minh vào trong
4
giảng dạy
Ở một khía cạnh khác, các tài liệu tham khảo đóng vai trò là một kênh thông
tin quan trọng, tuy nhiên các tài liệu tham khảo dành cho nội dung này chưa được
phong phú và ở nhận thức của học sinh lớp 10 – vừa mới trải qua quá trình học tập
ở THCS thì khả năng tự học, tự đọc tài liệu, tự tổng hợp kiến thức để củng cố kiến
thức bài học còn chưa cao.
* Những khó khăn nảy sinh khi học tập môn GDCD và cốt lõi là phần công
dân với đạo đức : Học sinh phải nắm bắt và ghi nhớ khá nhiều khái niệm, thời gian
thực hành còn ít, dẫn đến lối học tập thụ động. Để góp phần giải quyết những khó
khăn trên, dựa trên thực tiễn đã giảng dạy, trong báo cáo này tác giả trình bày một
số kinh nghiệm tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để giáo dục tinh thần
truyền thống yêu nước cho thế hệ thanh niên Việt Nam thông qua dạy học GDCD
phần công dân với đạo đức nhằm làm phong phú thêm nội dung bài giảng, tạo
thêm niềm say mê, hấp dẫn học sinh học tập.
2. Giải pháp sau khi có sáng kiến
A. TÓM TẮT NỘI DUNG GIẢI PHÁP
* Các nội dung cơ bản được đưa ra là:
Đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho thanh
niên học sinh theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong trường THPT hiện nay.
– Nhóm giải pháp đối với các cấp quản lý
– Nhóm giải pháp đối với nhà trường
– Nhóm giải pháp đối với giáo viên bộ môn
* Điểm mới- sáng tạo của giải pháp:
– Các cấp quản lý cần nhanh chóng chuẩn hóa, sinh động nội dung giáo dục
các giá trị đạo đức trong chương trình
– Giáo viên mạnh dạn đưa nội dung giáo dục các giá trị đạo đức mới vào
giảng dạy trong thực tế. Tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giáo dục
đạo đức cho học sinh
5
B. NỘI DUNG GIẢI PHÁP:
Chương 1
CƠ SỞ DẠY HỌC TÍCH HỢP TƯ TƯỞNG
ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH ĐỂ GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC TRONG DẠY HỌC
GDCD Ở TRƯỜNG THPT
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, cả cuộc đời
vĩ đại của Người là tấm gương sáng ngời cho chí khí cách mạng kiên cường, lòng
yêu nhân dân thắm thiết, đạo đức chí công vô tư, tác phong khiêm tốn, giản dị. Tấm
gương đạo đức trong sáng, mẫu mực của Người là sự kết tinh những giá trị truyền
thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại. Tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh
là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng, một người cộng sản vĩ đại,
nhưng đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một người bình thường ai cũng có
thể học theo, làm theo để trở thành một người cách mạng, một người công dân tốt
trong xã hội.
Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành, phát triển trên cơ sở kế thừa, chọn
lọc những tư tưởng, giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, phù hợp với thực
tiễn hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam. Cùng với đó là sự tiếp thu, tiếp biến và vận
dụng sáng tạo tinh hoa văn hóa nhân loại mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác- Lênin. Tư
tưởng Hồ Chí Minh được hình thành bởi tư duy, trí tuệ, phẩm chất đạo đức và năng
lực hoạt động thực tiễn của Người.
Đó cũng là quá trình tiếp thu, làm giàu, rèn luyện từ học tập, nghiên cứu, trải
nghiệm thực tiễn, khám phá các quy luật vận động, đời sống văn hóa, xã hội và
cuộc đấu tranh của các dân tộc vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội để khái quát thành
lý luận, đem lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn, kiểm nghiệm trong thực tiễn nên
mang giá trị khách quan, cách mạng và khoa học.
Quan điểm đạo đức Hồ Chí Minh bao quát những mối quan hệ cơ bản của
con người trong xã hội, mà trước hết là với đất nước, với nhân dân – “Trung với
6
nước, hiếu với dân”. Đây chính là điều chủ chốt của đạo đức cách mạng. Trung với
nước là trung thành vô hạn với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, đấu tranh giành
độc lập dân tộc và làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh. Hiếu với dân tức là mọi
cán bộ phải là “đầy tớ trung thành của dân”, “bao nhiêu quyền hạn đều của dân”,
“bao nhiêu lợi ích đều vì dân”; gắn bó với dân, gần dân, tin dân, dựa vào dân, lấy
dân làm gốc. Phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, quan tâm cải thiện dân sinh,
nâng cao dân trí, làm cho dân hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi của người làm chủ
đất nước.
Thứ hai, trong tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đối với con
người, hay nói chính xác chính là ”yêu thương con người”. Yêu thương con người
là làm mọi việc vì con người; dám hy sinh, dám dấn thân để đấu tranh giải phóng
con người. Yêu thương con người tin vào con người. Với mình thì nghiêm khắc;
với người thì độ lượng, vị tha, kể cả với người lầm đường, lạc lối, mắc sai lầm,
khuyết điểm. Yêu thương con người phải thực hiện tự phê bình, phê bình chân
thành, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, giúp cho mỗi người ngày càng tiến bộ, tốt
đẹp hơn.
Tiếp theo là đối với mình phải thực sự “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô
tư”. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính cần có
của con người, mang một lẽ tự nhiên, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương. Cần,
kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với nhau và với chí công vô tư. Cần, kiệm,
liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư. Ngược lại, đã chí công vô tư, một lòng vì
nước, vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính.
Đối với toàn nhân loại, người cách mạng phải có ”tinh thần quốc tế trong
sáng”. Đoàn kết quốc tế trong sáng theo Hồ Chí Minh trước hết là đoàn kết với
nhân dân lao động các nước vì mục tiêu chung: đấu tranh giải phóng con người
khỏi ách áp bức, bóc lột; là đoàn kết với các dân tộc vì hoà bình, công lý và tiến bộ
xã hội. Đoàn kết quốc tế gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước chân
chính sẽ dẫn đến chủ nghĩa quốc tế trong sáng.
7
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự hội tụ đẹp nhất, tuyệt vời nhất và trọn
vẹn nhất về phẩm chất đạo đức cách mạng. Đó là “cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư”, là cả đời phấn đấu hy sinh, tất cả vì dân, vì nước, vì hạnh phúc con người.
Dù ở đâu, làm bất cứ việc gì dù nhỏ hay lớn đều thể hiện phẩm chất cao đẹp của
người cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho
quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi ẩn nấp nơi núi non,
hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo – là vì mục đích đó. Đến lúc nhờ
quốc dân đoàn kết, tranh được chính quyền, ủy thác cho tôi gánh việc Chính phủ,
tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục cố gắng – cũng vì mục đích đó… Bất kỳ bao giờ,
bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ đeo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân.
Về các đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã thực hành triệt để tất cả những gì Người quan niệm, thậm chí Người còn
làm nhiều hơn những gì Người nói. Người là tấm gương sáng về thực hành tiết
kiệm trong ăn, mặc, ở, đi lại… Giữ mình liêm khiết, trong sạch, Hồ Chí Minh sống
trung thực, chân thành với chính mình và với người khác. Người biết nâng con
người lên, khuyến khích, động viên để con người thấy rõ giá trị đích thực của cuộc
sống, có khát vọng sống.
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là một tấm gương đấu tranh không mệt mỏi chống
lại cái ác, cái xấu trong xã hội, trong mỗi con người, những biểu hiện tiêu cực, nhất
là căn bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu trong bộ máy tổ chức của Đảng, Nhà nước.
Người đã trực tiếp chỉ đạo xét xử những vụ án lớn; phân tích thấu tình đạt lý những
nguyên nhân dẫn đến lỗi lầm của cán bộ, đảng viên, trong đó có đảng viên có chức
có quyền, qua đó củng cố niềm tin của nhân dân vào cán cân công lý của luật pháp,
vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và bản chất tốt đẹp của chế độ…
Đã có hàng nghìn trang sách, hàng nghìn câu chuyện cảm động về cuộc đời
và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tên gọi Hồ Chí Minh đã trở thành một hình
mẫu về đạo đức. Đạo đức ấy không chỉ tỏa sáng trong lòng nhân dân Việt Nam mà
còn được thế giới ca ngợi bằng những lời đẹp đẽ và cao quý – Người Anh hùng giải
8
phóng dân tộc Việt Nam, Danh nhân văn hóa kiệt xuất. Đồng chí Phiđen Caxtơrô
từng viết: cuộc đời của Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng chói những phẩm chất
cách mạng và cao cả nhất… Đồng chí Hồ Chí Minh thuộc lớp những người đặc biệt
mà cái chết là mầm mống của sự sống và là nguồn cổ vũ đời đời bất diệt…
1.1.2. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Lịch
sử của dân tộc Việt Nam đã được viết bằng máu và mồ hôi của nhiều thế hệ ông
cha đã làm nên biết bao kỳ tích anh hùng, những trang sử vẻ vang đầy khí thế.
Chính những điều đó đã tạo nên truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
mà trong đó nổi bật nhất là lòng yêu nước – một truyền thống cao quý vừa được
hun đúc và phát huy suốt trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt
Nam. Mỗi người Việt Nam đều có quyền tự hào về những trang sử hào hùng của
dân tộc, những người đã hy sinh để bảo vệ mảnh đất quê hương. Những người đã
viết nên thiên sử của dân tộc và sẽ luôn là hành trang của các thế hệ người Việt
Nam.
V.I.Lênin từng nói “Lòng yêu nước là một trong những tình cảm sâu sắc
nhất được củng cố hàng trăm năm, hàng nghìn năm tồn tại của các tổ quốc biệt
lập”. Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam được hình thành từ đó và đã trở thành
điểm cốt lõi của bản sắc văn hóa Việt Nam, là sợ dây bền chặt gắn bó, cố kết con
người Việt Nam tạo thành sức mạnh chống giặc ngoại xâm, giữ gìn bảo vệ non
sông bờ cõi, đó chính là nét đặc trưng của truyền thống dân tộc Việt Nam. Chính
nhờ sức mạnh diệu kỳ ấy mà dưới ách đô hộ hơn một nghìn năm của phong kiến
phương Bắc, dân tộc ta đã không bị khuất phục, không bị đồng hóa mà liên tiếp
dựng cờ khởi nghĩa chống quân xâm lược. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã mở
ra thời kỳ độc lập thật sự cho dân tộc, với tinh thần bất khuất và ý chí kiên cường
ông cha ta đã nhiều lần đánh thắng những kẻ thù xâm lược lớn mạnh hơn nhiều lần
như: nhà Tiền Lê, nhà Lý chống quân xâm lược Tống, nhà Trần ba lần chống quân
Mông – Nguyên,… thông qua các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm, lòng
9
yêu nước đã trở thành sợ dây kết nối toàn dân tộc, gắn bó cộng đồng để cùng nhau
bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ nền độc lập của dân tộc, không chịu khuất phục trước quân
thù. Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn
“Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không
chịu làm nô lệ”.
Lịch sử thành văn của dân tộc Việt Nam rất hiếm hoi, nhưng không vì thế
mà các vua Hùng, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, các triều đại: Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý,
Trần… bị lãng quên trong mỗi người dân Việt Nam. Trái lại, càng ít sử liệu thì
những quá khứ hào hùng ấy càng bám sâu vào tâm trí của các thế hệ người Việt
Nam và được truyền từ đời này sang đời khác. Trong mỗi thời kỳ lịch sử, lòng yêu
nước luôn có những biểu hiện riêng, do điều kiện lịch sử cụ thể và hệ tư tưởng quy
định nhưng mục đích duy nhất là bảo vệ và gìn giữ bờ cõi non sông đất nước, bảo
vệ nền độc lập dân tộc.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, để giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ,
chúng ta không chỉ ghi lại những trang sử hào hùng của dân tộc để biết những
chuyện đời xưa một cách máy móc, mà thông qua những sự kiện, hiện tượng lịch
sử để làm nổi bật thêm phẩm chất, đạo đức, tình cảm của dân tộc Việt Nam. Giáo
dục lòng yêu nước như một vũ khí sắc bén trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước
trong giai đoạn hiện nay. Giáo dục cho thế hệ trẻ lòng yêu nước cũng chính là giáo
dục thái độ đúng đắn đối với các bậc ông cha đã đi trước. Giáo dục lòng yêu nước
là một hoạt động mang tính nguyên lý, đạo đức của người Việt Nam qua các thời
kỳ lịch sử, các thời đại. Lòng yêu nước cũng là những nguyên lý đạo đức tìm ẩn
trong tâm trí sâu xa của mọi người dân Việt Nam, khiến cho họ tự nhiên phản ứng
đúng với lẽ phải, đúng với quyền lợi và danh dự của dân tộc, khi đụng chạm đến sự
cố nào đó. Lòng yêu nước không có sẵn khi dân tộc xuất hiện, đó là tất cả những
giá trị tinh thần được hình thành và phát triển cùng với lịch sử của dân tộc. Ngày
nay giáo dục lòng yêu nước là phải giáo dục niềm tự hào chính đáng về dân tộc và
10
truyền thống dân tộc, giáo dục lòng trung thành và đức hy sinh vì Đảng, vì Tổ
quốc, dân tộc và Nhân dân.
V.I.Lênin đã từng cảnh báo: “quên quá khứ là phản bội”, nhân thức sâu sắc
đều đó, chúng ta luôn coi trọng việc đưa tuổi trẻ quay về với lịch sử dân tộc, với
những gì cao đẹp và hào hùng của ông cha ta, đó là quá khứ của một dân tộc anh
hùng với những chiến công hiển hách, những trang sử chói ngời ấy sẽ không bao
giờ phai theo thời gian. Nó sẽ được sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Phải làm cho quá khứ ấy được khơi dậy trong lòng mỗi người – Chúng ta khơi dậy
lịch sử, quay lại quá khứ không phải để tự mãn về những gì ông cha ta đã làm
được, không phải để khoét sâu thêm mâu thuẫn và thù hằn dân tộc, mà chính qua
đó để giáo dục cho thế hệ trẻ biết được thế nào là lòng yêu nước, tình yêu Tổ quốc.
Nếu chúng ta không hiểu đúng về quá khứ, cội nguồn của dân tộc thì khó có thể có
lòng yêu nước, một tình yêu Tổ quốc đúng nghĩa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn
yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ
quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sống vô cùng
mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ
bán nước và lũ cướp nước”[1]. Biểu hiện cao nhất của lòng yêu nước là có ý thức
rõ ràng, sâu sắc về nền độc lập dân tộc, coi độc lập dân tộc là thiêng liêng bất khả
xâm phạm. Yêu nước là phải giữ gìn nền độc lập, tự do của dân tộc.
1.1.3. Tầm quan trọng của việc tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
để giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ thanh niên
Hiện nay ở nước ta đời sống xã hội có những biểu hiện coi nhẹ những giá trị
truyền thống, chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Đáng chú ý là, “tệ sùng bái”
nước ngoài, coi thường những giá trị văn hoá dân tộc, chạy theo lối sống th

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ