dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Sử dụng ứng dụng Quizziz, Google Form nhằm nâng cao chất lượng ôn tập và kiểm tra, đánh giá phần Địa lí các vùng kinh tế – Địa lí 12 ở trường THPT

SKKN Sử dụng ứng dụng Quizziz, Google Form nhằm nâng cao chất lượng ôn tập và kiểm tra, đánh giá phần Địa lí các vùng kinh tế – Địa lí 12 ở trường THPT

ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn quan tâm, đề cao vai trò và
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục. Đây cũng
là một trong 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm của ngành để thúc đẩy phát triển Giáo
dục và Đào tạo. Bên cạnh việc thực hiện đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học góp
phần nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng
đến năm 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hằng năm Bộ Giáo dục
và Đào tạo đều có những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai ứng dụng công
nghệ thông tin trong các cơ sở Giáo dục và Đào tạo.
Cùng với xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
tập trung vào tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá: sử
dụng các phần mềm thẩm định các đặc tính đo lường của công cụ (độ tin cậy, độ
khó, độ phân biệt, độ giá trị) và sử dụng các mô hình thống kê vào xử lý phân tích,
lý giải kết quả đánh giá.
Không chỉ trong kỳ thi quốc gia, việc kiểm tra, đánh giá trong nhà trường
cũng bắt đầu chú ý tới ứng dụng của công nghệ. Đáng chú ý, tại Thông tư số
26/2020/TT-BGDĐT, sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại
học sinh THCS và THPT ban hành kèm Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT có đề
cập đến hình thức thi trên máy tính với kiểm tra, đánh giá định kỳ.Việc thay đổi
hình thức cho học sinh kiểm tra, đánh giá trực tuyến trên hệ thống máy tính, điện
thoại là bước cải tiến giúp nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá nói riêng cũng
như cải thiện chất lượng giáo dục nói chung.
Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình
dạy học cũng như đổi mới kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của học sinh.
Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông
tin, giải thích thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra những
quyết định sư phạm giúp học sinh học tập ngày càng tiến bộ. Khi có kế hoạch kiểm
tra , giáo viên phải nắm bắt được đúng đối tượng học sinh để ra đề kiểm tra. Sau
khi có kết quả dựa vào đó mà kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp
với từng học sinh
2
uốn nắn cách học của từng đối tượng học sinh, đối với học sinh phải biết vận dụng
kiến thức mình đã học vào làm bài tập cụ thể để đánh giá đúng thành quả học tập của
mình.Vậy, hình thức kiểm tra như thế nào thì hợp lí? Làm sao để kiểm tra được nhiều
nhất lượng kiến thức các em đã được học? Cách kiểm tra nào giúp giáo viên có kết
quả nhanh và chính xác nhất, đỡ chi phí cho giáo viên và học sinh.
Năm học 2020-2021, khi mà các trường học thực hiện việc giãn cách xã hội
theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch Covid-19, với
phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”, học sinh các cấp học đã
được tiếp cận với kiến thức, với thầy cô qua môi trường mạng, giáo dục trực tuyến
trở thành hình thức học tập được nhắc tới nhiều nhất. Chỉ trong thời gian ngắn, các
bài giảng trực tuyến đã và đang tạo ra những thay đổi lớn đến việc dạy-học của giáo
viên và học sinh.
Thực tế cho thấy, khi học sinh không đến trường thì giải pháp dạy học trực
tuyến là tối ưu để có thể duy trì việc học tập cho học sinh. Đặc biệt, trong bối cảnh
cuộc CMCN 4.0 đang tác động mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực, trong đó có Giáo dục và
Đào tạo thì giáo dục trực tuyến là xu thế tất yếu trong giáo dục hiện đại.
Ở trường Trung học phổ thông C Hải Hậu, thực hiện Công văn số 203 /SGDĐT
ngày 18/ 02/ 2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tổ chức dạy học qua
Internet năm học 2020-2021. Ban giám hiệu nhà trường đã chuẩn bị cơ sở vật chất
thiết bị để giáo viên dạy trực tuyến tại trường; xây dựng thời khóa biểu chung của
nhà trường; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về phương pháp và kỹ năng cần thiết cho
đội ngũ cán bộ, giáo viên. Là giáo viên dạy Địa lí của trường, chúng tôi thường xuyên
trau dồi, bồi dưỡng nghiệp vụ, các kỹ năng ứng dụng công nghệ 4.0 và các công nghệ
khác để hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức trách của mình với tinh thần: Làm chủ được
công nghệ, sử dụng công nghệ hiệu quả và không bị lạm
dụng công nghệ. Để việc ôn tập, trang bị kiến thức chuẩn bị cho kì thi Tốt nghiệp
THPT, xét tuyển đại học của học sinh lớp 12 được diễn ra thường xuyên, liên tục,
đạt kết quả cao.Từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc đi dự giờ đồng
nghiệp tại trường chúng tôi đã thực hiện sáng kiến” Sử dụng ứng dụng Quizizz,
Google form nhằm nâng cao chất lượng ôn tập và kiểm tra, đánh giá phần Địa
lí các vùng kinh tế Địa lí 12 ở Trường THPT C Hải Hậu”. Qua sáng kiến này,
3
chúng tôi rà soát nội dung, nâng cao chất lượng ôn tập môn Địa lí lớp 12 và tạo được
hứng thú cho học sinh trong quá trình ôn tập. Đồng thời, khẳng định phương thức
dạy học trực tuyến không chỉ là giải pháp tạm thời trong mùa dịch mà còn là giải
pháp quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục và chúng ta sẽ có một thế hệ công dân
mới thành thạo công nghệ thông tin – công dân toàn cầu.
II. GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.
*Về phía giáo viên:
Việc dạy – học trực tuyến đặc biệt việc ôn tập và kiểm tra Địa lí cho học sinh
lớp 12 không phải là công việc được thực hiện thường xuyên. Vì thế khi dịch Covid
bùng phát, giáo viên còn lúng túng về kỹ thuật thực hiện. Khả năng ứng dụng công
nghệ thông tin vào dạy học ở nhiều giáo viên còn hạn chế, việc sử dụng các phần
mềm học trực tuyến chưa thông thạo dẫn đến thực hiện chưa hiệu quả. Hơn nữa, giáo
viên đã quen với không gian trực tiếp trước học trò, nay đứng trong không gian trực
tuyến ,nhiều thầy cô sẽ lúng túng hoặc không tự tin khi triển khai ôn tập và kiểm tra,
đánh giá.
*Về phía học sinh:
Mặc dù các em khá năng động trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để
học, ôn tập và kiểm tra nhưng trên thực tế, hoàn cảnh, điều kiện cơ sở vật chất của
gia đình học sinh sẽ chi phối nhiều đến hoạt động học trực tuyến. Bởi lẽ, không phải
gia đình nào cũng trang bị được mạng, máy tính, điện thoại thông minh để cho con
em mình học tập, nhất là ở các gia đình đặc biệt khó khăn. Hơn nữa, do đặc thù của
học trực tuyến nên việc quản lý nề nếp, ý thức học tập của học sinh không được trực
tiếp nên sẽ ảnh hưởng đến kết quả ôn tập và kiểm tra của học sinh.
Kể từ sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chuyển từ hình thức thi tự luận sang
hình thức thi trắc nghiệm đối với các môn thuộc tổ hợp môn thi Khoa học xã hội (
bao gồm Sử, Địa, Giaó dục công dân) thì số lượng thí sinh đăng kí các môn này được
lựa chọn nhiều hơn. Tại trường Trung học phổ thông C Hải Hậu chúng tôi, năm 2020
– 2021 số học sinh đăng kí thi tổ hợp Khoa học xã hội chiếm 39,6% với 161/407 học
sinh. Điều này cho thấy các môn xã hội nói chung và môn Địa lí nói riêng đã được
học sinh quan tâm hơn trong quá trình học tập và thi cử. Vì vậy trong quá trình nghiên
4
cứu, soạn đề, hướng dẫn học sinh ôn tập, bản thân chúng tôi đã rút ra một số biện
pháp để nâng cao chất lượng ôn tập, thi trắc nghiệm khách quan môn Địa lí cho học
sinh lớp 12 nhằm đáp ứng yêu cầu thay đổi đề thi và cách thi hiện nay của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến.
2.1. Sử dụng ứng dụng Quizizz trong ôn tập và kiểm tra, đánh giá.
Game-based learning hay dạy học qua trò chơi là một xu thế của thời đại giúp cho
quá trình học tập trở nên hứng thú và hiệu quả hơn. Một trong số rất nhiều ứng dụng
“trò chơi hóa” nội dung học tập rất phổ biến và được yêu thích là Quizizz.
Quizizz là một ứng dụng được dùng để kiểm tra kiến thức ở các môn học cũng
như kiến thức xã hội thông qua hình thức trả lời trắc nghiệm. Các câu hỏi trắc nghiệm
trong Quizizz thuộc nhiều danh mục với cấp độ khác nhau để học sinh thử sức, đánh
giá trình độ của bản thân; hoặc giáo viên, phụ huynh có thể truy cập bộ câu hỏi do
người khác chia sẻ để sử dụng trong giảng dạy, kèm cặp con em mình. Nhìn chung,
Quizizz phù hợp với cả việc học tại nhà và trên lớp.
* Ưu điểm của Quizizz
Quizizz thiết kế như một Game tạo hứng thú học tập cho học sinh. Đặc biệt,
Quizizz có giao diện trò chơi đẹp, âm thanh phù hợp, mới lạ, khác với các trò chơi
khác. Khi học sinh trả lời câu hỏi (tham gia chơi trò chơi) thứ tự xếp hạng của học
sinh luôn thay đổi có thể nhìn thấy thứ tự của mình ở từng câu. Sau khi kết thúc trò
chơi có bảng xếp thứ hạng người chơi, có các thống kê chi tiết (học sinh biết được câu
nào mình trả lời sai, có thể xem được đáp án đúng nếu giáo viên bật tính năng). Quizizz
cho cơ hội trả lời lại, làm lại nếu học sinh làm sai nên tăng được khả năng ghi nhớ và
tạo được sự hứng thú cho học sinh trong quá trình ôn tập và kiểm tra đánh giá cũng
như niềm đam mê với bộ môn.
Khi học sinh đang tham gia làm bài bị thoát ra do mất điện, lỗi mạng hoặc không
muốn làm nữa thì hệ thống vẫn lưu giữ. Lần sau vào làm lại học sinh chỉ phải làm tiếp
những câu chưa làm.
Với ứng dụng Quizizz có thể cho nhiều học sinh chơi cùng một thời điểm giống
như một cuộc đua trực tiếp hoặc có thể cài đặt thành bài ôn tập, bài kiểm tra nhằm
5
củng cố kiến thức cho học sinh . Đặc biệt ứng dụng Quizizz có hệ thống đảo câu hỏi
và đáp án nên học sinh không thể nhìn bài nhau.
Học sinh tham gia không cần thiết phải dùng máy tính có thể mở trên điện thoại
và cũng không cần phải cài đặt phần mềm. Khi tham gia chơi học sinh được chấm
điểm, có quy định thời gian diễn ra không khác gì so với kiểm tra trắc nghiệm trên
giấy.
Sử dụng ứng dụng Quizizz học sinh sẽ được làm quen với tác phong công nghiệp,
không chỉ rèn luyện được kỹ năng làm bài nhanh cho hình thức trắc nghiệm, làm bài
trực tuyến sẽ giúp các em làm quen và sử dụng thành thạo máy tính, làm quen và biết
cách khai thác được thông tin trên các website, đây là kỹ năng thiết yếu cho sự phát
triển ở thời kỳ 4.0.
2.1.1. Hướng dẫn sử dụng Quizizz.
* Tạo kênh liên lạc
Có nhiều cách để liên lạc với phụ huynh và học sinh nhưng chúng tôi sử dụng
chủ yếu 2 kênh liên lạc là zalo và facebook.
– Thiết lập kênh liên lạc với phụ huynh học sinh.
Giáo viên liên lạc với phụ huynh theo nhóm trên zalo bởi vì các lớp đều có nhóm zalo
của phụ huynh, để thông báo lịch làm bài của học sinh để phụ huynh cùng phối hợp
quản lý, giám sát.
– Thiết lập kênh liên lạc với học sinh.
Giáo viên kết nối với học sinh thông qua nhóm facebook bởi vì các ưu điểm: Phổ thông,
nhanh và hỗ trợ đa nền tảng.
* Hướng dẫn sử dụng Quizizz dành cho giáo viên
– Thiết lập tài khoản Quizizz.
+ Vào trang web quizizz.com và chọn Sign Up
6
Chọn “sign up”, giáo viên nên chọn “sign up with google”
Chọn gmail muốn dùng để đăng ký tài khoản quizizz.
7
Chọn ngành/lĩnh vực mà chúng ta sử dụng ứng dụng.
Chọn vai trò của chúng ta trong quizizz. Giáo viên sẽ chọn “Teacher”, học sinh
sẽ chọn “Student’, phụ huynh sẽ chọn “a parent”
8
Hoàn thiện thiết lập và chúng ta có giao diện của trang chủ:
– Tạo đề kiểm tra trên quizizz.
Trên giao diện của trang chủ, chọn nút Create → Quiz
9
Tại cửa số kế tiếp xuất hiện điền thông tin tên đề kiểm tra, môn … sau đó chọn next.
10
Tại giao diện tiếp theo: Lựa chọn các hình thức câu hỏi trắc nghiệm
▪ Multiple choice: Câu hỏi trắc nghiệm
▪ Checkbox: dạng trắc nghiệm có nhiều phương án trả lời.
▪ Fill – in – the – Blank: Điền vào chỗ trống
▪ Poll: Dạng survey thu thập thông tin, ý kiến học sinh.
▪ Open- Ended: Dạng câu hỏi mở.
Tùy thuộc vào kiểu câu hỏi cần kiểm tra mà các thầy cô có thể lựa chọn các hình
thức khác nhau. Riêng với chương trình Địa lí 12, tôi thường hay chọn hình thức
Multiple Choice (câu hỏi trắc nghiệm) vừa để cho các em làm quen với hình thức thi
trắc nghiệm trong đề thi tốt nghiệp THPT vừa dễ chấm điểm.
Ngoài ra, các thầy cô có thể thay đổi ảnh đại diện cho Quiz, giới hạn thời gian cho
từng câu hỏi, phân định mức độ cho câu hỏi.
11
Lựa chọn xong kiểu câu hỏi xuất hiện giao diện.
12
Giáo viên gõ hoặc coppy nội dung câu hỏi từ nguồn có sẵn, chọn đáp án đúng –
> nhấn nút Save.
Muốn thêm câu hỏi các thầy cô vào “New question”.
13
Chọn “Publish” để lưu lại quiz vừa tạo, ra được giao diện như sau:
14
– Giao bài cho học sinh
+ Nếu muốn cho học sinh chơi trực tiếp, thầy cô chọn “ Start a live quiz”
+ Nếu muốn giao bài cho học sinh làm về nhà, chọn “Assign homework”-> cài
đặt ngày giờ nộp bài cho quiz -> continue -> share link/ copy code gửi vào kênh liên
lạc cho học sinh để học sinh làm bài.
15
– Mời học sinh tham gia
Có 2 cách để mời học sinh tham gia.
1. Yêu cầu học sinh truy cập trang web https://joinmyquiz.com/, sau đó nhập mã code
bên dưới. Khi đã đầy đủ thì ấn nút START để bắt đầu bài quiz.
2. Thầy cô bấm chọn or share via… để chia sẻ đường link với học sinh.
16
Đây là giao diện khi học sinh của bạn đang làm bài quiz. Bên dưới sẽ hiển thị danh sách
các học sinh đang chơi cũng như điểm số mà học sinh đó đạt được.
* Hướng dẫn sử dụng Quizizz dành cho Cha mẹ học sinh và Học sinh
– Dùng trên laptop, trên điện thoại
17
Bước 1: Vào trình duyệt https://quizizz.com/ Ứng dụng dùng được cả trên hệ điều hành
IOS hoăc Android, cha mẹ và học sinh tìm kiếm trong Apps (Ứng dụng): Quizizz: Play
to learn sau đó tải ứng dụng về máy.
Bước 2: Vào phần Join a game trên thanh công cụ, nhập mã do giáo viên cung cấp vào
ô Enter a game code, rồi bắt đầu trả lời câu hỏi.
Nếu điện thoại đã cài ứng dụng Quizizz mở ứng dụng Quizizz đã cài trên điện
thoại, nhập mã do giáo viên cung cấp vào ô Enter a game code, rồi bắt đầu trả lời câu
hỏi.
18
* Phân tích, tổng hợp kết quả sau khi học sinh làm bài xong:
– Các thầy cô vào mục Report trên giao diện chính của Quizizz.
– Chọn Quizizz đã giao cho học sinh -> xuất hiện bảng thống kê tên học sinh làm
bài, số lần làm, số câu đúng, số câu sai.
Ví dụ soạn đề ôn tập cho học sinh bài Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền
núi Bắc Bộ.
19
Khi bài Quizizz kết thúc, ở phần Game Highlight bên trên thầy cô có thể xem phân
tích của Quizizz về phần chơi vừa rồi như tỉ lệ trả lời đúng của cả lớp, câu hỏi nào có
nhiều học sinh chọn sai nhất, câu hỏi nào học sinh trả lời lâu nhất hay trung bình thời
gian trả lời mỗi câu hỏi. Bên dưới thầy cô có thể theo doi tổng quan thống kê tỉ lệ trả
lời đúng/sai của học sinh cả lớp hay thống kê theo từng câu hỏi.
Kết quả sau khi học sinh làm xong
20
21
22
23
– Muốn xem chi tiết hơn số học sinh đúng/sai ở các câu hỏi, các thầy cô chọn
“Overview”.
* Những lưu ý khi sử dụng ứng dụng Quizizz
– Giáo viên cần nghiên cứu trò chơi học tập (chính là hệ thống các câu hỏi để củng cố
kiến thức, kĩ năng), các yêu cầu cũng như nội dung kiến thức cần chuyển tải. Qua đó
học sinh sử dụng ứng dụng Quizizz sẽ được làm quen với tác phong công nghiệp, rèn
24
luyện được kỹ năng làm bài nhanh cho hình thức trắc nghiệm, làm bài trực tuyến sẽ
giúp các em làm quen và sử dụng thành thạo máy tính, làm quen và biết cách khai thác
được thông tin trên các website, đây là kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển ở thời kỳ
cách mạng 4.0.
– Các bài tập gây được hứng thú cho học sinh: những bài tập được đưa ra phải phù hợp
với vùng phát triển gần nhất của từng học sinh để tạo sự hứng thú, kích thích sự tò mò
trong các em vừa giúp các em nắm chắc được kiến thức của môn học, bài học vừa biết
vận dụng linh hoạt các kiến đó vào thực tế một cách hiệu quả nhất.
– Giáo viên chuẩn bị các phiếu theo doi quá trình học tập của học sinh làm cơ sở cho
việc kiểm tra đánh giá được khách quan, tạo động cơ học tập tốt.
– Căn cứ vào nội dung chương trình giảng dạy, giáo viên có thể sưu tầm và thiết kế
các câu hỏi phù hợp cho từng dạng bài thuộc từng phần học, các bài tập gắn nội dung
bài học với thực tiễn, bài tập phát triển năng lực, ôn tập theo tuần, theo chủ đề, ôn tập
theo tích hợp liên môn và nghiên cứu sử dụng phối hợp giữa kỹ thuật sử dụng trò chơi
dạy học và các kỹ thuật dạy học khác.
2.1.2. Hệ thống bài tập trên Quizizz
25
Đường link câu hỏi trắc nghiệm phần Địa lí các vùng kinh tế mà giáo viên soạn thảo
để sử dụng ôn tập trên Quizizz
Bài: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du miền núi Bắc Bộ
https://quizizz.com/admin/quiz/6124fd4688892f001d3e8b9e
Bài: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
https://quizizz.com/admin/quiz/6138b7a1bba99b001d1bcba2
Bài: Vấn đề phát triển kinh tế- xã hội ở Bắc Trung Bộ
https://quizizz.com/admin/quiz/6138bac18a4edc001df6f7fb
Bài: Vấn đề phát triển kinh tế- xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
https://quizizz.com/admin/quiz/6138bd2fe7b8f0001dbf560e
Bài: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
https://quizizz.com/admin/quiz/6138bf03578395001d663d59
Bài: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
https://quizizz.com/admin/quiz/6138c2af0e3b98001d4fc929
Bài: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
https://quizizz.com/admin/quiz/6138c49844eb35001d739349
26
BÀI: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC
BỘ
I. Nhận biết, thông hiểu.
Câu 1: Thế mạnh nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi nước ta là
A. chăn nuôi gia súc lớn và cây lượng thực.
B. cây lương thực và chăn nuôi gia súc nhỏ.
C. cây lâu năm và chăn nuôi gia cầm.
D. cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
Câu 2: Vùng kinh tế nào sau đây của nước ta có duy nhất một tỉnh giáp biển?
A. Đông Nam Bộ. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 3: Nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi nước ta chủ
yếu dựa vào
A. hoa màu lương thực. B. phụ phẩm thủy sản.
C. thức ăn công nghiệp. D. đồng cỏ tự nhiên.
Câu 4: Tỉnh duy nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có biển là
A. Lào Cai. B. Lạng Sơn.
C. Bắc Giang. D. Quảng Ninh.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng với Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Diện tích lớn nhất so với các vùng khác. B. Phân hóa thành hai tiểu vùng.
C. Dân số đông nhất so với các vùng khác. D. Giáp cả Trung Quốc và Lào.
Câu 6: Nguồn than khai thác ở Trung du và miền núi Bắc Bộ được sử dụng chủ yếu
cho
A. nhiệt điện và hóa chất. B. nhiệt điện và xuất khẩu.
C. nhiệt điện và luyện kim. D. luyện kim và xuất khẩu.
Câu 7: Sông có trữ năng thủy điện lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. sông Gâm. B. sông Đà.
C. sông Chảy. D. sông Lô.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng với vị trí địa lí và lãnh thổ vùng Trung du
và miền núi Bắc Bộ?
27
A. Giáp vùng biển giàu tiềm năng. B. Có diện tích tự nhiên lớn nhất.
C. Có biên giới với Trung Quốc và Lào. D. Tiếp giáp với vùng Đông Nam Bộ.
Câu 9: Một trong các thế mạnh về kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
phát triển
A. Cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
B. Cây công nghiệp, cây lương thực, cây rau quả nhiệt đới.
C. Cây lương thực, cây thực phẩm, cây đặc sản vụ đông.
D. Cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả, khai thác gỗ.
Câu 10: Khó khăn chủ yếu làm hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung
du và miền núi Bắc Bộ là
A. cơ sở thức ăn cho phát triển chăn nuôi còn rất hạn chế.
B. dịch bệnh hại gia súc vẫn đe dọa tràn lan trên diện rộng.
C. trình độ chăn nuôi thấp, công nghiệp chế biến hạn chế.
D. công tác vận chuyển sản phẩm chăn nuôi đến thị trường.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng về hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở
Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Việc khai thác đa số các mỏ có chi phí cao.
B. Khai thác than được dành hoàn toàn cho xuất khẩu.
C. Quặng apatit được khai thác để sản xuất phân đạm.
D. Khai thác than tập trung chủ yếu ở Tây Bắc.
Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu để vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng được cây
công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt là do có
A. lao động có truyền thống, kinh nghiệm.
B. khí hậu cận nhiệt đới và có mùa đông lạnh.
C. nhiều bề mặt cao nguyên đá vôi bằng phẳng.
D. đất feralit, đất xám phù sa cổ bạc màu.
Câu 13: Trung du và miền núi Bắc Bộ có nguồn thủy năng lớn là do
A. nhiều sông ngòi, mưa nhiều.
B. đồi núi cao, mặt bằng rộng, mưa nhiều.
C. địa hình dốc, lắm thác ghềnh.
28
D. địa hình dốc và có lưu lượng nước lớn.
Câu 14: Thế mạnh lớn nhất của Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. nuôi trồng, đánh bắt hải sản. B. khai thác khoáng sản và thuỷ điện.
C. chăn nuôi gia súc, gia cầm. D. trồng cây lương thực, rau quả.
Câu 15: Trung du và miền núi Bắc Bộ không có thế mạnh nổi bật nào sau đây?
A. Phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.
B. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch.
C. Khai thác và chế biến khoáng sản, thuỷ điện.
D. Trồng cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.
Câu 16: Đâu không phải là thế mạnh chủ yếu của Trung du miền núi Bắc Bộ?
A. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch.
B. Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện.
C. Phát triển chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê, lợn.
D. Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới.
Câu 17: Cây công nghiệp chính của Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Thuốc lá. B. Cao su. C. Cà phê. D. Chè.
Câu 18:Loại khoáng sản phi kim loại có trữ lượng lớn của vùng là
A. pirit. B. graphit. C. apatit. D. mica.
Câu 19:Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một số
ngành công nghiệp nặng do có
A. nguồn năng lượng và khoáng sản dồi dào.
B. nguồn thuỷ sản và lâm sản to lớn.
C. nguồn lương thực, thực phẩm phong phú.
D. sản phẩm cây công nghiệp đa dạng.
Câu 20: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho Trung du và miền núi Bắc Bộ còn hạn chế
trong việc phát triển công nghiệp?
A. Thiếu tài nguyên khoáng sản. B. Nhiều dân tộc ít người.

C. Diện tích giáp biển ít.
II. Vận dụng, vận dụng cao
D.Giao thông vận tải chưa phát triển.

Câu 21: Khó khăn chủ yếu ảnh hưởng đến việc phát triển ngành chăn nuôi gia súc nhỏ
ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
29
A. kết cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế.
B. công nghiệp chế biến còn lạc hậu.
C. dịch bệnh còn xảy ra ở nhiều nơi.
D. có một mùa đông lạnh và kéo dài.
Câu 22: Khó khăn chủ yếu làm hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung
du và miền núi Bắc Bộ là
A. cơ sở thức ăn cho phát triển chăn nuôi còn rất hạn chế.
B. dịch bệnh hại gia súc vẫn đe dọa tràn lan trên diện rộng.
C. trình độ chăn nuôi thấp, công nghiệp chế biến hạn chế.
D. công tác vận chuyển sản phẩm chăn nuôi đến thị trường.
Câu 23: Thuận lợi chủ yếu của khí hậu đối với phát triển nông nghiệp ở Trung du và
miền núi Bắc Bộ là tạo điều kiện để
A. sản xuất nông sản nhiệt đới. B. đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.
C. nâng cao hệ số sử dụng đất. D. nâng cao trình độ thâm canh.
Câu 24: Yếu tố nào sau đây là chủ yếu làm cho chăn nuôi bò sữa ở Trung du và miền
núi Bắc Bộ gần đây được phát triển?
A. Cơ sở hạ tầng phát triển, nguồn thức ăn được đảm bảo.
B. Nguồn thức ăn được đảm bảo, nhu cầu thị trường tăng.
C. Nhu cầu thị trường tăng, nhiều giống mới năng suất cao.
D. Nhiều giống mới năng suất cao, cơ sở hạ tầng phát triển.
Câu 25: Phát biểu nào sau đây thể hiện ý nghĩa về kinh tế của việc khai thác các thế
mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
B. Tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập.
C. Bảo vệ an ninh quốc phòng biên giới.
D. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Câu 26: Khó khăn chủ yếu ảnh hưởng đến việc mở rộng diện tích và nâng cao năng
suất cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả của vùng Trung du và miền núi Bắc
Bộ là
A. địa hình núi cao nhất nước, khí hậu giá lạnh khó khăn cho phát triển nông nghiệp.
B. hiện tượng rét đậm rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước về mùa đông
30
C. trình độ của người dân còn thấp, hạn chế về lao động lành nghề và thị trường tiêu
thụ.
D. cơ sở vật chất còn nghèo nàn, mạng lưới giao thông chưa được đầu tư nâng cấp.
Câu 27: Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ gặp
khó khăn chủ yếu nào sau đây?
A. Mật độ dân số thấp, phong tục cũ còn nhiều.
B. Nạn du canh, du cư còn xảy ra ở một số nơi.
C. Trình độ thâm canh còn thấp, đầu tư vật tư ít.
D. Công nghiệp chế biến nông sản còn hạn chế.
Câu 28: Khó khăn chủ yếu đối với việc phát triển kinh tế – xã hội của vùng Trung du
và miền núi Bắc Bộ là
A. sự phân hóa địa hình sâu sắc. B. khí hậu phân hoá phức tạp.
C. cơ sở hạ tầng kém phát triển. D. tập trung nhiều dân tộc ít người.
Câu 29: Điều kiện tự nhiên phù hợp để trồng cây thuốc quý ở Trung du và miền núi
Bắc Bộ là
A. khí hậu. B. đất đai.
C. địa hình. D. gió mùa Đông Bắc.
Câu 30: Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến việc hình thành vùng chuyên canh chè ở
vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. địa hình đồi núi, đất feralit giàu dinh dưỡng.
B. nguồn nước dồi dào.
C. địa hình đồi núi và có một mùa đông lạnh.
D. có các cao nguyên lớn.
Câu 31: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây khiến Trung du và miền núi Bắc Bộ có số
lượng đô thị lớn nhất so với các vùng khác trong cả nước?
A. Vùng có diện tích rộng, có số dân đông và có nền kinh tế hàng hóa phát triển sớm.
B. Vùng có diện tích và số lượng tỉnh thành nhiều nhất, dân cư sống phân tán.
C. Vùng có nền kinh tế phát triển, người dân tập trung đông ở các thành phố vừa và
nhỏ.
D. Vùng có vị trí thuận lợi, có diện tích lớn nhất nước ta và số dân đông.
31
Câu 32: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

A. tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng.
B. điều tiết lũ trên các sông và phát triển du lịch.
C. thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa trong vùng.
D. đẩy mạnh khai thác và chế biến khoáng sản.
Câu 33: Giải pháp chủ yếu để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao và
hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản.
B. chăn nuôi gia súc, cải tạo và nâng cao năng suất các đồng cỏ.
C. phát triển du lịch, khai thác khoáng sản, thủy sản và bảo vệ môi trường.
D. thay đổi cơ cấu cây trồng, phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng.
Câu 34: Trâu được nuôi nhiều hơn bò ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là do
A. trâu dễ thuần dưỡng và đảm bảo sức kéo tốt hơn.
B. trâu khoẻ hơn, ưa ẩm và chịu rét tốt.
C. thịt trâu tiêu thụ tốt hơn trên địa bàn của vùng.
D. nguồn thức ăn cho trâu dồi dào hơn.
Câu 35: Trung du và miền núi Bắc Bộ xây dựng được nhiều nhà máy điện lớn là do
A. có nguồn nguyên liệu dồi dào.
B. có trữ lượng lớn về than và thuỷ năng.
C. nhu cầu về năng lượng của vùng rất lớn.

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay