dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Tăng cường kỹ năng nói cho học sinh ở trường THPT theo định hướng bài kiểm tra năng lực tiếng Anh quốc tế IELTS

SKKN Tăng cường kỹ năng nói cho học sinh ở trường THPT theo định hướng bài kiểm tra năng lực tiếng Anh quốc tế IELTS

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Nhận thức được vai trò của môn tiếng Anh và việc dạy học môn tiếng
Anh ở các trường THPT hiện nay
Tiếng Anh là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông từ
lớp 3 đến lớp 12. Là một trong những môn học công cụ ở trường phổ thông,
môn Tiếng Anh không chỉ giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao
tiếp bằng tiếng Anh mà còn góp phần hình thành và phát triển các năng lực
chung, để sống và làm việc hiệu quả hơn, để học tập tốt các môn học khác cũng
như để học suốt đời. Môn Tiếng Anh cung cấp cho học sinh một công cụ giao
tiếp quốc tế quan trọng, giúp các em trao đổi thông tin, tri thức khoa học và kỹ
thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hoá, qua đó góp phần tạo dựng sự hiểu biết
giữa các dân tộc, hình thành ý thức công dân toàn cầu, góp phần vào việc phát
triển phẩm chất và năng lực cá nhân. Thông qua việc học Tiếng Anh và tìm hiểu
các nền văn hóa khác nhau, học sinh có thể hiểu rõ hơn, thêm yêu ngôn ngữ và
nền văn hóa của dân tộc mình.
Với tư cách là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông,
môn Tiếng Anh còn liên quan trực tiếp và có tác động qua lại với nhiều môn
học/nội dung giáo dục khác như Ngữ văn/Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Lịch
sử và Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục thể chất, Tin học, Hoạt động trải nghiệm.
Tiếng Anh còn là công cụ để dạy và học các môn học khác, đặc biệt là môn
Toán và các môn khoa học tự nhiên.
Trong một thế giới ngày càng “phẳng” trước sự chuyển dịch tư duy trong
lĩnh vực hợp tác – hội nhập theo hiệp định TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ mở ra một khu vực mới
về hợp tác kinh tế và thúc đẩy tự do giao thương giữa các nước trên toàn thế
giới, thì ngoại ngữ ngày càng trở nên quan trọng. Chính vì lẽ đó các thách thức
của hội nhập quốc tế đối với khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam chính
là việc giao tiếp. Trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, Tiếng Anh được xem là
ngôn ngữ sử dụng phổ biến nhất thế giới khi mà có gần 60 quốc gia sử dụng
tiếng Anh là ngôn ngữ chính, bên cạnh tiếng mẹ đẻ và gần 100 quốc gia sử dụng
tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Vì vậy, ngoại ngữ này có vai trò rất quan trọng
trong thời kỳ hội nhập toàn cầu hóa hiện nay. Mối quan hệ của con người cũng
như sự hợp tác, đầu tư trong bất kỳ lĩnh vực nào từ kinh doanh, thương mại, giao
2
thông, công nghệ, truyền thông, du lịch…đến những cơ hội trong học tập, làm
việc, mở rộng các mối quan hệ để hợp tác đều không chỉ bó hẹp ở Việt Nam mà
còn mở rộng ra các nước khác trên thế giới. Tiếng Anh chính là một trong
những công cụ hữu hiệu, đóng vai trò to lớn trong việc giúp bạn bè năm châu
hiểu được tiếng nói của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Với việc hội nhập quốc tế, tiếng Anh không còn là yếu tố “cộng điểm” mà là tiêu
chí quan tâm hàng đầu của cộng đồng, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong
thành công của nhiều cá nhân và doanh nghiệp.
Mục tiêu cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh là
giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các
kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp). Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở
các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ điểm và chủ đề phù hợp với
nhu cầu và khả năng của học sinh phổ thông nhằm giúp các em đạt được các yêu
cầu quy định trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (ban
hành theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm
2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ở cấp trung học phổ thông, việc dạy học Tiếng Anh giúp học sinh phát
triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh dựa trên nền tảng chương trình Tiếng
Anh các cấp tiểu học và trung học cơ sở, trang bị cho học sinh kỹ năng học tập
suốt đời để không ngừng học tập và phát triển năng lực làm việc trong tương lai.
Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh giúp học sinh phát triển các
kỹ năng và năng lực cần thiết để trở thành người học độc lập, tận dụng các cơ
hội từ giáo dục chính quy và không chính quy để đáp ứng nhu cầu học tập cá
nhân. Cùng với việc giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực tự đánh giá
những kiến thức và kỹ năng của bản thân để định hướng phát triển trong tương
lai, Chương trình cần trang bị cho học sinh nền tảng vững chắc để hình thành và
phát triển các kỹ năng học tập độc lập, học tập suốt đời, qua đó định hướng nghề
nghiệp trong tương lai để các em có thể đóng góp vào sự phát triển của đất nước
trong suốt cuộc đời của mình.
Chương trình của các cấp quản lý được kỳ vọng cao nhưng thực tế việc dạy
và học tại các cơ sở đào tạo đặc biệt tại các trường THPT chưa được như kỳ vọng.
Bên cạnh một số ít các trường đã chú trọng đến phát huy năng lực phẩm chất
người học, đổi mới phương pháp tăng cường kỹ năng nghe, nói, đọc, viết thì còn
3
có rất nhiều trường đứng trước nguy cơ giáo viên thiếu và yếu. Học ở trường, giáo
viên giảng dạy chỉ chú trọng ngữ pháp, từ vựng và thi viết. Học sinh gần như
không được thực hành nghe, nói, thảo luận, học sinh không có điều kiện luyện tập
kỹ năng như nghe, nói vì không có phòng thực hành. Chương trình học quá nặng
về ngữ pháp, biến các học sinh thành “cuốn ngữ pháp biết đi”.
Một thực trạng đáng lưu tâm là hình thức thi cử, kiểm tra phần lớn dựa
vào đọc, viết, để thực hiện một bài kiểm tra nói chiếm nhiều thời gian trong khi
thời lượng chương trình khá eo hẹp, đội ngũ giáo viên còn mỏng cùng với kiêm
nhiệm quá nhiều công việc một lúc khiến cho việc dạy thực hành nghe nói, việc
kiểm tra đánh giá kỹ năng nghe nói chưa được thực hiện đúng như kỳ vọng. Một
rào cản nữa cần được phá bỏ nếu muốn nâng cao chất lượng dạy và học tiếng
Anh chính là năng lực và thái độ của một bộ phận giáo viên đối với kỹ năng
thực hành tiếng Anh. Một số giáo viên có tâm lý thích dạy ngữ pháp hơn vì có
sẵn tài liệu, học liệu hơn, họ ngại dạy các kỹ năng thực hành vì do năng lực nghe
nói của họ có thể còn chưa thực sự xuất sắc.
Chính vì vậy các nhà trường cần phải nhận thức rõ ràng rằng: giáo viên
cần được xem là quan trọng nhất, mang tính đột phá trong việc tạo ra môi trường
dạy và học ngoại ngữ sinh động trong nhà trường. Muốn đổi mới phương pháp,
muốn nâng cao năng lực, bồi dưỡng phẩm chất cho học sinh, muốn chú trọng
đọc, viết, hay muốn chú trọng nghe nói đều từ chính giáo viên. Khi đã có giáo
viên tốt, chương trình – sách giáo khoa đã được cải tiến, thầy cô cần giúp học
sinh vượt qua nỗi sợ tiếng Anh, giúp các em bỏ qua tâm lý sợ sai, xấu hổ khiến
nhiều em không dám nói, chỉ thích làm bài tập ngữ pháp.
Từ những phân tích đó, có thể khẳng định rằng nhà trường chỉ có thể tạo ra môi
trường dạy và học tiếng Anh năng động khi kết hợp được các yếu tố: Giáo viên
giỏi, nội dung giảng dạy tiên tiến, ưu tiên thực hành và cơ sở vật chất đảm bảo.
2. Một số bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh quốc tế
Bài thi Tiếng Anh TOEIC (Test of English for International
Communication) là bài kiểm tra trình độ giao tiếp tiếng Anh giao tiếp quốc tế.
Chứng chỉ TOEIC có giá trị 2 năm. Bằng ngoại ngữ này thích hợp cho người
muốn làm việc trong môi trường quốc tế hoặc sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp
hàng ngày. Đề thi tiếng Anh TOEIC sẽ được chia thành 4 phần: nghe, nói, đọc,
viết. Trên thực tế, phần thi nghe, đọc là phổ biến nhất và được nhiều thí sinh
4
đăng ký. Kỳ thi TOEIC sẽ diễn ra trong vòng 2 tiếng bao gồm 200 câu hỏi trắc
nghiệm cho hai phần.
Bài thi Tiếng Anh TOEFL (Test Of English as a Foreign Language) là bài thi
đánh giá trình độ tiếng Anh của bạn trong môi trường học thuật, cụ thể là ở các
nước nói tiếng Anh Mỹ. Chứng chỉ TOEFL thích hợp cho những người dùng
tiếng Anh phục vụ mục đích học tập nghiên cứu và mang tính hàn lâm.
Tương tự như các loại chứng chỉ Tiếng Anh khác, bằng TOEFL có thời hạn 2
năm. Bài thi tiếng Anh TOEFL kéo dài trong vòng 4 tiếng và yêu cầu thí sinh
phải thành thạo kỹ năng nghe, nói đọc, viết. Thí sinh có thể tham gia thi kì thi
qua hình thức online (TOEFL iBT) và offline (TOEFL CBT, TOEFL PBT).
Bài thi Tiếng Anh Cambridge ESOL được nhiều trường Đại học và Cao
đẳng sử dụng. Bằng tiếng Anh này có thể phục vụ cho việc học, công việc hoặc
định cư ở nước ngoài. Đây là loại chứng chỉ tiếng anh có giá trị vĩnh viễn, thí
sinh chỉ cần tham gia thi một lần là có thể sử dụng chứng chỉ cả đời.
Bài thi Tiếng Anh CEFR ( Common European Framework of Reference
for Languages ) hay còn gọi là Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của
Châu u. Đây là bài thi quốc tế được sử dụng để đánh giá trình độ ngôn ngữ.
Bài thi Tiếng Anh IELTS, trong số các chứng chỉ tiếng Anh thì IELTS là chứng
chỉ Tiếng Anh phổ biến hàng đầu. IELTS (International English Language
Testing System) là hệ thống bài kiểm tra về mức độ sử dụng thành thạo tiếng
Anh. Academic(học thuật) và General training module (đào tạo chung) là hai
hình thức của bài thi IELTS mà thí sinh có thể lựa chọn. Loại hình Academic sẽ
phù hợp với những người muốn học ở các học viện, trường đại học hoặc các
hình thức đào tạo sau bậc đại học. Trong khi đó, General training module sẽ
dành cho những học sinh mong muốn học nghề, tìm việc hoặc di cư sang nước
ngoài. Chứng chỉ IELTS sẽ có thời hạn sử dụng trong vòng 2 năm. Đề thi
IELTS sẽ bao gồm 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Thí sẽ thi chung phần thi
nghe và nói, trong khi phần thi đọc và viết sẽ tùy thuộc vào hình thức thi mà thi
sinh lựa chọn là Academic hay General.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi thời gian áp dụng đề tài
– Đối tượng nghiên cứu: Là học sinh lớp 11A6, trong đó tôi chia lớp thành
2 nhóm nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
– Thời gian thực hiện: Trong năm học 2021-2022
5
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1. Hiện trạng trước khi áp dụng sáng kiến
1.1.1 Thực trạng dạy và học tiếng Anh tại trường THPT Trần Hưng Đạo
Là một trường nằm ngay giữa trung tâm thành phố Nam Định, với đội ngũ
giáo viên đạt chuẩn, 100% giáo viên đều có chứng chỉ C1, 40% giáo viên đã đạt
trình độ Thạc sĩ, học sinh đầu vào có điểm thi tiếng Anh khá cao, chính vì vậy
trường THPT Trần Hưng Đạo có kết quả giảng dạy tiếng Anh tương đối khả
quan, kết quả các kỳ khảo sát thường nằm trong danh sách các trường có kết quả
cao của tỉnh Nam Định.
Nhà trường và tổ bộ môn luôn thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của cấp
trên, nhà trường luôn quan tâm đến bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiếng Anh, tính
đến năm học 2019-2020 có 9/10 giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng
năng lực do Hội đồng Anh giảng dạy, tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư
phạm, phương pháp giảng dạy do Sở Giáo dục tổ chức. Tổ bộ môn luôn đi đầu
trong các hoạt động chuyên môn của nhà trường, luôn sát sao với các hoạt động
chỉ đạo chuyên môn như tham gia tích cực và đạt kết quả cao trong các lượt sinh
hoạt chuyên môn của Cụm trường, thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hướng
nghiên cứu bài học thiết thực và hiệu quả, thăm lớp, dự giờ thường xuyên,
nghiêm túc, xây dựng ngân hàng câu hỏi cho các kỳ kiểm tra theo đúng ma trận
và bản đặc tả, từ đó giúp giáo viên và học sinh có định hướng rõ ràng trong quá
trình dạy và học. Sau các kỳ kiểm tra hoặc khi tham khảo được đề kiểm tra khảo
sát của các đơn vị bạn, tổ chuyên môn thường họp rút kinh nghiệm về đề kiểm
tra, từ đó từng giáo viên trong tổ tiếp cận với cách ra đề chuẩn, để giúp giáo viên
hiểu rõ yêu cầu của từng đề, giúp giáo viên và học sinh có mục tiêu rõ ràng
trong quá trình lên lớp.
Ngoài ra, được sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên, nhà trường, tổ bộ môn
cũng rất chú trọng đến các hoạt động khác nhằm nâng cao chất lượng học và dạy
tiếng Anh trong nhà trường. Nhà trường phối hợp với trung tâm ngoại ngữ
Sydney tổ chức dạy tiếng Anh nghe nói với người bản ngữ để nâng cao kỹ năng
giao tiếp tiếng Anh cho học sinh. Từ năm học 2021 -2022, nhà trường cùng tổ
bộ môn tuyên truyền, vận động tích cực để phụ huynh và học sinh tham gia vào
kỳ thi IELTS do Sở Giáo dục và đào tạo đồng tổ chức đạt số lượng và chất
lượng tốt.
6
Mỗi giáo viên trong tổ đều nỗ lực, phấn đấu trong việc nâng cao chuyên
môn, giảng dạy theo đúng chuẩn kiến thức kỹ năng. Các giáo viên tham gia các
khóa học, các đợt Hội thảo (bắt buộc và tự nguyện) tích cực, đều đặn nhằm bồi
dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ. Trong từng giờ lên lớp, từng hoạt động
chuyên môn, giáo viên dành nhiều cố gắng trong việc vận dụng phương pháp
giảng dạy theo hướng tích cực hóa các hoạt động của học sinh, rèn luyện kỹ
năng ngôn ngữ cho người học.
Cha mẹ học sinh và học sinh cũng rất quan tâm đến việc học tiếng Anh và
đầu tư tương đối nhiều cho con em học tiếng Anh, đặc biệt rất quan tâm đến các
kỳ thi, bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh quốc tế.
Tuy vậy, cũng cần nhận thấy việc dạy và học hiện đang thiên nhiều hơn
đến việc “luyện thi”, chú trọng đến các bài thi ngữ pháp trên giấy thay vì chú
trọng đến các kỹ năng, đặc biệt kỹ năng nói – trong quá trình giảng dạy các kỹ
năng, giáo viên tuy có nhiều cố gắng trong việc vận dụng phương pháp giảng
dạy theo hướng tích cực hóa các hoạt động của học sinh, nhưng giáo viên chỉ có
thể áp dụng được đối với một số bài, một số tiết và một số bộ phận học sinh.
Nguyên nhân một phần là do sĩ số học sinh đông trong một lớp, một phần do
một số giáo viên còn chưa chịu khó đầu tư vào các tiết dạy, chưa quan tâm tìm
tòi những phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh nên chất
lượng, hiệu quả dạy học cho một số kỹ năng chưa thật sự như mong muốn.
Các đối tượng học sinh yếu kém cần được quan tâm nhiều hơn để tạo điều kiện
cho các em vươn lên. Có nhiều giáo viên trẻ song các thầy, cô còn chưa có nhiều
kinh nghiệm giảng dạy, cần ý thức học hỏi trau dồi kiến thức cao hơn.
1.1.2. Thực trạng dạy và theo định hướng IELTS tại THPT Trần Hưng Đạo
Khi Bộ Giáo dục và đào tạo quy định miễn thi môn ngoại ngữ cho những
thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (có thể trùng hoặc khác với môn ngoại
ngữ đang học ở trường phổ thông), khi đạt mức điểm tối thiểu do Bộ Giáo dục
và đào tạo quy định và một số trường Đại học sử dụng chứng chỉ IELTS là một
trong những tiêu chí xét tuyển sinh thì xu hướng dạy và học và thi chứng chỉ
IELTS không chỉ phát triển tại trường THPT Trần Hưng Đạo mà ở tất cả các cở
sở giáo dục trên phạm vi cả nước. Cha mẹ học sinh nhanh chóng đưa con em
mình tới các trung tâm và thậm chí sang tới các tỉnh có mặt bằng tiếng Anh tốt
để luyện thi IELTS
7
Đứng trước xu thế trên giáo viên tiếng Anh tại nhà trường đã chủ động tự
học, tự nghiên cứu, tham gia các lớp học IELTS có phí cũng như miễn phí bằng
cả hình thưc trực tuyến và trực tiếp nhằm nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức
chuẩn bị tâm thế cùng học sinh trong lộ trình chinh phục các bài thi.
Tuy nhiên, để dạy song hành cùng chương trình giáo dục hiện hành là
điều khó khăn với cả giáo viên và học sinh, đặc biệt là kỹ năng nói. Các tiết học
kỹ năng nói thường không được dành nhiều thời gian vì các kỳ kiểm tra khảo sát
thường không bao gồm kỹ năng nói. Các tiết dạy kỹ năng nói chỉ nằm trong nội
dung sách giáo khoa, không có tính liên thông kết nối với các bài kiểm tra năng
lực tiếng Anh quốc tế. Dạy và học nói theo định hướng bài kiểm tra IELTS còn
ít được thực hiện hơn vì thời lượng eo hẹp, phần kỹ năng nói trong sách giáo
khoa nhiều nội dung chưa trùng khớp với nội dung bài thi IELTS, quan trọng
hơn cả là thái độ, tâm thế của giáo viên chưa thực sự sẵn sàng cho việc dạy các
kỹ năng theo định hướng bài thi kiểm tra năng lực quốc tế và cha mẹ học sinh
còn hoài nghi chất lượng giảng dạy theo đinh hướng bài thi IELTS giữa thầy cô
trong nhà trường và các trung tâm và cơ sở giáo dục ngoài nhà trường.
1.2. Ưu điểm, nhược điểm của giái pháp cũ
– Ưu điểm: tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức của người dạy và người
học. Người dạy không cần mất thời gian biên soạn lại nội dung sách giáo khoa,
sưu tầm tài liệu.
– Nhược điểm: người học không được mở rộng kiến thức, không nắm
được sự liên thông kết nối giữa chương trình học trong sách và các nội dung
đồng tâm trong các bài kiểm tra năng lực quốc tế. Người học không được tiếp
cận với các kiểu bài thi kiểm tra năng lực quốc tế, chưa đạt kết quả cao khi tham
gia thi lấy chứng chỉ.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1. Mục đích nghiên cứu sáng kiến
Đứng trước thực trạng đã trình bày một phần ở trên, tác giả sáng kiến thấy
thực sự băn khoăn khi học sinh và cha mẹ học sinh rất tốn kém thời gian và tiền
bạc để theo đuổi các khóa luyện thi, nhiều gia đình đã chi phí rất tốn kém cho
con em mình nhưng thực sự chưa đạt kết quả như mong muốn còn nhà trường có
đội ngũ chuyên môn tốt, nhiệt tình tâm huyết, cơ sở vật chất đầy đủ, các nội
dung giảng dạy theo yêu cầu đã được soạn giảng khá chi tiết. Chính vì thế, sáng
kiến này ra đời, nhằm giải quyết băn khoăn trên, nhằm bước đầu giúp giáo viên
8
định hình ra các hướng đi để cô trò cùng tiếp cận với bài thi năng lực quốc tế
IELTS, nhằm giúp cha mẹ học sinh bớt phần chi phí cho con em mình, nhằm
giúp tạo niềm tin cho cha mẹ học sinh và học sinh có niềm tin sâu sắc vào các
thầy cô mình trong lĩnh vực chinh phục bài thi IELTS.
2.2. Ưu nhược điểm của sáng kiến
– Ưu điểm: Sáng kiến có tính hoàn toàn mới, cải tiến so với giải pháp cũ
và hiệu quả rất cao, tất cả các giáo viên và học sinh trước đây thấy rất nan giải
cho khi lên kế hoạch cho việc dạy và học theo hướng tiếp cận các bài kiểm tra
năng lực tiếng Anh quốc tế, đặc biệt là bài thi IELTS, sau khi sáng kiến ra đời,
như một kênh để giúp người dạy và người học tháo gỡ khó khăn. Sáng kiến có
tính khả thi cao vì đơn giản khi áp dụng, không cần chi phí nhiều, không cần sự
can thiệp sâu của các cơ quan cấp trên, chỉ cần giáo vên và học sinh có định
hướng. Sáng kiến đã được áp dụng tại trường THPT Trần Hưng Đạo và một số
trường THPT khác và được phản hồi rất tốt.
– Nhược điểm: Vì thời gian áp dụng sáng kiến còn chưa nhiều nên các tài
liệu bổ trợ còn chưa thật sự đa dạng.
2.3. Nội dung sáng kiến
2.3.1. Các khái niệm trong sáng kiến
a) Tăng cường
Theo từ điển Tiếng Việt tăng cường có nghĩa là “làm cho mạnh thêm, làm
cho nhiều thêm”. Cần hiểu rộng ra là căn cứ trên nền tảng đã có sẵn, tăng cường
là làm nhiều hơn về số lượng, mạnh hơn về cường độ, lớn hơn trọng lượng. Khi
người học mới chỉ có kiến thức ở mức độ thấp, người dạy sẽ áp dụng các giải
pháp để nâng cao kiến thức. Cụ thể trong sáng kiến này, khi học sinh mới chỉ
nói tiếng Anh được ở mức độ thấp, giáo viên sẽ áp dụng các giải pháp để giúp
học sinh nâng nói tốt hơn, đạt trình độ cao hơn, đặc biệt đáp ứng các tiêu chí của
một bài thi quốc tế.
b) Kỹ năng nói
Trong giao tiếp thì NOI là quan trọng nhất, nếu không NOI được thì việc
giao tiếp sẽ cực kỳ khó khăn. NOI là một trong những kỹ năng nền tảng đầu tiên
trước khi muốn học tiếng Anh giao tiếp.
Trong môi trường giảng dạy tiếng Anh có ít nhất năm cấp độ nói mà người học
trải qua. Người viết sáng kiến sau khi nghiên cứu thì thấy có các cấp độ sau: cấp
độ một là “imitative” – có nghĩa là “bắt chước”, ở cấp độ này học sinh mới dừng
9
ở bắt chước đọc các từ, cụm từ mà giáo viên cung cấp. Học sinh có thể chưa
hiểu hết các từ mà đơn giản chỉ là nhắc từ theo giáo viên. Cấp độ hai là
“intensive”– có nghĩa là “tăng cường”. Ở cấp độ này học sinh có thể nói lại được
câu dài hơn (đọc một bài hội thoại sẵn có) hoặc trả lời rất ngắn những câu hỏi
sẵn có như “Yes”, “No”. Cấp độ ba là “responsive” – “đáp lại”, “phản hồi”, ở
cấp độ này, mức độ cũng không khác nhiều so với cấp độ ba, người học nói sẽ
bổ sung thêm một lượng ít từ trong câu trả lời ngắn hoặc từ hội thoại mẫu, dựng
nên hội thoại tương tự để nói theo nhưng trong ngữ cảnh rất đơn giản. Cấp độ
tiếp theo là “interactive”- “tương tác, tác động”. Không chỉ dừng ở những câu
trả lời rất ngắn hay bắt chước nói theo nhưng đoạn hội thoại mẫu, trong giai
đoạn này, người học nói tiếng Anh đã diễn đạt được trọn vẹn ý nghĩ, suy nghĩ
của cá nhân với các cụm từ, các tiếng lóng, sự tỉnh lược… để diễn đạt ý theo chủ
đề. Giai đoạn này phức tạp hơn, đòi hỏi sự sử dụng ngôn ngữ ở mức độ cao hơn
rất nhiều so với ba giai đoạn trên. Cấp độ cuối cùng và phức tạp nhất là
“extensive” có nghĩa là “mở rộng, có phạm vi lớn”. Cấp độ này thường thể hiện
trong các bài thuyết trình, phát biểu, kể chuyện, diễn văn, …Cấp độ này đòi hỏi
sự sử dụng ngôn ngữ thành thạo, sự chuẩn bị kỹ kỹ lưỡng khi nói và cả vốn kiến
thức nền bổ trợ. Trên đây là năm cấp độ từ đơn giản đến phức tạp, từ khó đến dễ
khi người học nói nói chung và nói trong lớp học tiếng Anh nói riêng. Trong các
bài thi nói tại trường THPT và bài kiểm tra năng lực tiếng Anh IELTS thì yêu
cầu cần đạt ở mức độ bốn và mức độ năm. Ở hai mức độ cao nhất trong giao
tiếp, chính vì vậy giáo viên cần hiểu rõ các cấp độ, hiểu rõ học sinh mình đang ở
cấp độ nào để bồi dưỡng, tăng cường, để có các hỗ trợ phù hợp giúp các em đạt
mục tiêu.
Bên cạnh việc quan tâm tới các cấp độ trong quá trình giảng dạy, giáo
viên cũng cần quan tâm đến các tiêu chí cần đạt trong quá trình dạy và học nói.
Tiêu chí thứ nhất là độ trôi chảy (FLUENCE). “Độ trôi chảy không chỉ là không
ngắc ngứ, không trúc trắc khi tạo âm mà còn là khi người nói cảm thấy thực sự
tự tin và thoải mái khi nói ”. Có thể người nói nói cả một câu dài, nói cả một bài
dài không vấp váp, nhưng nếu không có sự thoải mái, tự tin thì đó chưa hẳn là
trôi chảy. Người nghe chờ đợi được nghe ngôn ngữ thực từ một người tự tin giao
tiếp, thoải mái khi nói tiếng Anh. Tiêu chí người viết muốn đề cập tiếp theo là từ
vựng (VOCABULARY). Lượng từ vựng phong phú, đa dạng theo chủ đề sẽ
được đánh giá cao, tất nhiên có lượng từ vựng phong phú nhưng dùng đúng ngữ
10
cảnh và điều vô cùng đáng lưu tâm. Do người học có thói quen dịch từ tiếng mẹ
đẻ sang ngôn ngữ đích nên việc sử dụng từ sai ngữ cảnh có thể gây hiểu nhầm,
từ đó giảm mức độ truyền tải thông tin tới người nghe. Tiêu chí thứ ba là ngữ
pháp (GRAMMAR). Khi nói nhiều thời điểm người nói quá tư duy đến cách sử
dụng từ vựng, mặc dù rất giỏi về lý thuyết ngữ pháp nhưng khi tạo âm người nói
lại quên cách dùng thì, chỉ dùng được các câu đơn hay không thể sử dụng linh
hoạt các loại mệnh đề. Tiêu chí tiếp theo là phát âm (PRONUNCIATION). đây
là yếu tố quan trọng nhất nhì trong nói đặc biệt trong bài thi IELTS Speaking, vì
nó để lại ấn tượng đầu tiên của giám khảo về người thi. Tiêu chí này sẽ được
đánh giá dựa trên: các nguyên âm (vowel) và phụ âm (consonant) được phát âm
một cách chính xác; nhấn đúng trọng âm (stress); có ngữ điệu (intonation), nhịp
điệu (rhymth) lên xuống phù hợp. Không nói quá chậm hay quá nhanh, đồng
thời phải ngắt giọng đúng chỗ.
Căn cứ vào các cấp độ nói, các tiêu chí nói mà người dạy sẽ định hướng,
bổ sung, hỗ trợ người học nhằm đạt hiệu quả trong qua trình giảng dạy và kết
quả cao trong quá trình làm các bài thi.
c) Bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh quốc tế (IELTS)
Đặc điểm của bài thi năng lực tiếng Anh quốc tế (IELTS)
IELTS là viết tắt của International English Language Testing System.
IELTS kiểm tra mức độ thông thạo ngôn ngữ tiếng Anh phổ biến nhất trên thế
giới được chấp nhận cho mục đích làm việc, học tập và di trú. Bài thi IELTS
được chia làm 2 loại: “Academic” – IELTS học thuật (dành cho ai muốn đăng kí
học tại các trường đại học, học viên hoặc các chương trình đào tạo sau đại học)
và “General training module” – IELTS tổng quát ( loại hình dành cho ai
muốn học nghề, xin việc hay định cư tại các quốc gia nói tiếng Anh). Một bài thi
IELTS gồm 4 phần: “IELTS Listening” – kiểm tra kỹ năng nghe: 40 phút;
IELTS Speaking: kiểm tra kỹ năng nói: 10-11 phút; IELTS Reading, kiểm tra
kỹ năng đọc: 60 phút; IELTS Writing: kiểm tra kỹ năng viết: 60 phút
Những điều cần biết về IELTS Speaking
Vì khuôn khổ sáng kiến nghiên cứu nội dung kỹ năng nói nên người viết sẽ
đi sâu hơn vào kỹ năng nói để giáo viên và học sinh hiểu rõ hơn về kỹ năng này.
Thi nói “IELTS Speaking” là bài thi mặt đối mặt trực tiếp với người chấm
thi. Cho dù học sinh có thi IELTS trên máy thì phần thi nói vẫn được thực hiện
tương tự. Thi nói “IELTS Speaking” trong IELTS chỉ được thực hiện 1 lần cho 1
11
người thi. Mỗi bài thi nói “IELTS Speaking” đều được thu âm để thí sinh có thể
yêu cầu chấm lại điểm (nếu cần). Người chấm thi cũng là người sẽ trực tiếp nói
chuyện với thí sinh thi. Độ dài của phần thi nói “Speaking IELTS” từ 11 đến 14
phút. Người chấm thi sẽ kiểm soát thời gian cũng như độ dài câu trả lời của thí
sinh nên khi người chấm chuyển ý hay yêu cầu dừng lại thì thí sinh nên nghe
theo. Nội dung bài thi IELTS Speaking bao gồm:
• Phần 1:
Thí sinh sẽ được hỏi những câu hỏi chung về bản thân và vài chủ đề
tương tự như là gia đình, công việc, học tập và sở thích. Phần này kéo dài từ bốn
đến năm phút. các câu hỏi đơn giản liên quan đến giao tiếp thông dụng, thường
là về các vấn đề cá nhân như gia đình, công việc, việc học ở trường, sở thích cá
nhân. Tránh đưa ra các câu trả lời ngắn gọn như “Yes, I do/No, I don’t”.
• Phần 2:
Thí sinh sẽ được trao một mẫu giấy yêu cầu nói về một chủ đề cụ thể. Thí
sinh sẽ có một phút để chuẩn bị trước khi nói tối đa hai phút. Sau đó giám khảo sẽ
hỏi một hoặc hai câu về chủ đề này để kết thúc phần thi. Ở phần thi này, các chủ
đề đưa ra vẫn khá đơn giản, dễ hiểu; và sẽ liên quan trực tiếp tới những trải nghiệm
trong cuộc sống. Tuy nhiên, điều quan trọng là người dự thi phải sắp xếp ý như thế
nào để bài nói của mình có trật tự, rõ ràng và dễ hiểu. Vậy nên hãy trả lời những
đầu câu hỏi như What/ Where/ When/ Why/ How to use/ How often.
• Phần 3:
Trong phần 3, thí sinh sẽ tham gia vào một cuộc bàn luận (discussion) với
giám khảo về các chủ đề mang tính xã hội cao hơn và phức tạp hơn so với đề thi
của các phần trước đó. Ở phần thi này, thí sinh cần thể hiện được các kĩ năng
đưa ra quan điểm, dự đoán và nhận định về các sự kiện có thể xảy ra trong tương
lai, nhận xét về các xu hướng và đưa ra giải pháp cho các vấn đề. Thí sinh nên
sử dụng các cách diễn đạt ý kiến khác nhau trong phần này thay vì sử dụng “ I
think…”. Người dự thi nên dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau như “ In my
opinion,..”, “ It seems to me that…”, “It appears to me that”.
Có 4 tiêu chí chấm điểm IELTS Speaking (tham khảo từ Hội đồng Anh)
12
Bảng 1: Tiêu chí chấm KN nói trong bài thi IELTS (tham khảo từ Hội đồng Anh)
Một số chủ đề thường gặp trong phần kiểm tra kỹ năng nói IELTS
• Phần 1:

Chủ đềCâu hỏi thường hỏi
WORKWhat is your job?
Where do you work?
Why did you choose that job?
Is it a popular job in your country?
Do you like your job?
Do you get on well with your colleagues?
What was your first day like?
What responsibilities do you have at work?
If you had the chance, would you change your job?
Do you plan to continue with your job in the future?
STUDYWhat do you study?
Where do you study that?
Why did you choose that subject?
Is it a popular subject in your country?
Do you like that subject?
Do you get on with your colleagues?
What was your first day like?
What are the main aspects of your subject?

13

If you had the chance, would you change the subject?
Do you plan to get a job in the same field as your
subject?
HOMETOWNWhere is your hometown?
Do you like your hometown?
Do you often visit your hometown?
What is your hometown like?
What is the oldest place in your hometown?
What is there for a foreigner to see in your hometown?
How could your hometown be improved?
Has your hometown changed much since you were a
child?
Is there good public transportation in your hometown?
Do you think your hometown is a good place to bring up
children?
HOMEWhere is your home?
Do you live in a house or a flat?
Who do you live with?
Are there many rooms in your home?
What is your favourite room?
How are the walls decorated?
What would you change about your home?
Do you plan to live there in the future?
What facilities are there near your home?
What is your neighbourhood like?
Do most people live in houses in your country?
BIRTHDAYDo you enjoy your birthdays?
Do you usually celebrate your birthday?
What did you do on your last birthday?
Can you remember a birthday you enjoyed as a child?
Do most people celebrate their birthdays with a party in
your country?
Which birthdays are considered important in your
country?

14

CHILDHOODDid you enjoy your childhood?
What is your first memory of your childhood?
Did you have a lot of friends when you were a child?
What did you enjoy doing as a child?
Do you think it is better for children to grow up in the
city or in the countryside?
DAILY
ROUTINE
When do you usually get up in the morning?
Do you usually have the same routine every day?
What is your daily routine?
Do you ever change your routine?
Is your routine the same today as it was when you were a
child?
Do you think it is important to have a daily routine?
FAMILY &
FRIEND
Do you spend much time with your family?
Who are you closest to in your family?
Do you prefer spending time with your family or friends?
Who is your best friend?
Are you still friends with people from your childhood?
Is family important in your country?
HOBBIESDo you have a hobby?
What equipment do you need for it?
Do you think hobbies should be shared with other
people?
Did you have a hobby as a child?
What hobbies are popular in your country?
Why do you think people have hobbies?
INTERNETHow often do you go online?
What do you use the internet for?
How do you get online?
Do you have your own computer?
What’s your favourite website?
Do you think children should be allowed unsupervised
access to the internet?

Bảng 2: Một số chủ đề thường gặp trong phần kiểm tra kỹ năng nói IELTS (P1)
15
Phần 2:

Chủ đềCâu hỏi thường hỏi
CommunicationDescribe a piece of advice you recently received.
Daily RoutineDescribe a time of the day you like.
ExerciseDescribe an exercise you know.
FamilyDescribe a member of your family you get on well with.
HobbyDescribe an interesting hobby.
InternetDescribe a useful website.
LanguageDescribe a language you have learned.
SportDescribe a sport you would like to learn.
TravelDescribe a place you have recently visited.
VocationDescribe a vocation you think is useful to society.

Bảng 3: Một số chủ đề thường gặp trong phần kiểm tra kỹ năng nói IELTS (P2)
Phần 3:

Chủ đềCâu hỏi thường hỏi
EDUCATIONWhat makes a good student?
What role should the teacher have in the classroom?
Do you think computers will one day replace teachers in
the classroom?
How has teaching changed in your country in the last
few decades?
What is the difference between the way children learn
and the way adults learn?
How can a teacher make lessons for children more
interesting?
FAMILYIs family important in your country?
How has the size of the family changed in the last few
decades in your country?
How do you think the family will change in the future?
What role do grandparents play in the family in your
country?
Who do you think should be responsible for the care of
the elderly, the
HEALTHHow can people improve their health?

16

Do elderly people do much exercise in your country?
Do you think all illness can be prevented?
Do you think there will be less illness in the future?
Do you think health care should be free?
What makes a good doctor?
INTERNETDo most people have a computer at home in your
country?
Do you think all the information on the internet is true?
How can people find reliable information on the
internet?
How has the internet changed the way we live?
How has the internet changed the way we work?
Do you think the internet is safe for children to use
unsupervised?
MEDIA & NEWSDo you believe everything you read in the newspapers?
How do most people get their news in your country?
How do you think people will get their news in the
future?
How has TV changed our lives?
Do you think TV influences the way we think?
Should children be allowed to watch a lot of TVs?
Are all people on TV famous?
Do you think famous people have a responsibility to act
as role models
NATUREWhat are the main environmental problems in your
country?
Why should people be concerned about the
environment?
How can people protect the environment?
Do you think money should be spent on protecting
animals?
Do you think more should be done to protect natural
beauty spots in your
SOCIETYWhat social problems are there in your country?

17

What can be done to alleviate poverty?
Are there any charities in your country?
What is the difference between major crime and minor
crime?
Do you think all criminals should go to prison?
Why do so many people move to live in cities?
What problems does overpopulation cause?
TRAVELWhy do some people prefer to travel abroad rather than
in their own country?
Do you think travelling to another country can change
the way people think?
WORKDo you think job satisfaction is more important than
salary when choosing a job?
What skills do you think are needed to get a good job
these days?
Do you think women should be able to do all the same
jobs that men do?
How has technology changed the way we work?
What is the difference between white-collar and blue
collar jobs?
What jobs do you think are most valuable to society?

Bảng 4: Một số chủ đề thường gặp trong phần kiểm tra kỹ năng nói IELTS (P3)
Lợi ích của việc sở hữu chứng chỉ IELTS
+ Miễn thi tiếng Anh THPT và được tặng Giấy khen của Giám đốc Sở
Giáo dục và đào tạo Nam Định.
Kể từ năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép quy đổi IELTS theo
thang điểm 10 và miễn thi tốt nghiệp ngoại ngữ với học sinh có chứng chỉ
IELTS 4.0. Quy định quy đổi điểm này được nhiều trường đại học áp dụng vào
xét tuyển.
Việc sở hữu IELTS >5.0 và điểm trung bình các năm THPT từ 8,5 trở lên năm
2020-2021 đã mở ra cơ hội rất lớn vào những trường đại học Top đầu Việt Nam.
Những học sinh trên địa bàn tỉnh Nam Định sẽ được Giám đốc Sở Sở
Giáo dục và đào tạo Nam Định tặng Giấy khen khi các em thi và đạt chứng chỉ
IELTS với mức điểm cao.
18
+ Tìm học bổng du học
IELTS là một trong những điều kiện bắt buộc giúp mở rộng cánh cửa du
học. IELTS được coi là một trong những bài thi phổ biến nhất dành cho học sinh
có ý định du học, định cư ở nước ngoài, ở một số quốc gia như Úc, Canada,
New Zealand và Vương quốc Anh. Mức điểm IELTS là khác nhau đối với từng
nước, từng ngành học, nhưng nếu không có chứng chỉ IELTS thì khó có thể
hoàn thành hồ sơ du học.

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: 

Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay